Tổng Hợp Về Cung Hai – Bác ái Và Minh triết

TỔNG HỢP VỀ CUNG HAIBÁC ÁIMINH TRIẾT

I- Tổng hợp các từ có Thích nghĩa (Tooltip)

1. Lòng Bác ái (love) X: Tình thương (TN bác Khá)

+ Trạng thái Bác ái: Linh hồn tức là trạng thái Bác ái (LVHLT, 382)
+ Bác ÁiMinh TriếtCung 2 – Cung Âm chủ THU HÚT
Bác ái, nhấn mạnh về phương diện “Tâm, Chữa lành, Cứu Rỗi”
Minh triết nhấn mạnh phương diện “Trí”, giáo dục, chân lý thuần khiết (Tâm lý học NM 1 – Cung mềm):
+ Định luật Bác Ái: Thực ra chỉ là định luật của Thái Dương Hệ đang biểu hiện trên tất cả các cõi.
+ Ý chí Bác ái (ý muốn thương yêu): Ý chí bác ái tự biểu lộ bằng năng lực hấp thu rộng rãi các yếu tố khác nhau, tuy nhiên, vẫn đưa ra cơ hội đồng đều cho tất cả.(SHLCTĐ, 131)
Xem Tứ vô lượng tâm;
Xem: TH về TừBiHỷXảTình thương Bác Ái

+ Ý chí bác ái (Will-to-love, ý muốn thương yêu): Ý chí bác ái tự biểu lộ bằng năng lực hấp thu rộng rãi các yếu tố khác nhau, tuy nhiên, vẫn đưa ra cơ hội đồng đều cho tất cả.(SHLCTĐ, 131)

2. Tình thương:

+ Tình thươngbiểu lộ của Minh Triết trên cõi cảm dục.(KCVTT,  244)
+ Tình thương về thực chất, là một mãnh lực hay năng lượng khách quan vì hiệu quả của nó tùy thuộc vào loại hình thức mà nó tiếp xúc và tùy thuộc vào những gì mà nó đang tác động. (SHLCTĐ, 265)
+ Tình thương không phải là xúc cảm hay tình cảm và không có liên quan gì với thương cảm (vốn là sự lệch lạc của tình thương đích thực) mà là sự quyết tâm không lay chuyển để làm những gì lợi ích nhất cho toàn thể nhân loại hay cho tập thể (nếu bạn không thể có được ý niệm rộng lớn hơn) và làm điều này với bất cứ giá nào của riêng mình và bằng cách hy sinh tối đa. (SHLCTĐ, 277)
+ Tình thươngnăng lượng và đó là một chất có thật như vật chất trọng trược. Chất đó có thể được dùng để xua đuổi mô bị bệnh và cung cấp chất thay thế lành mạnh vào chỗ của chất liệu nhiễm bệnh để chất này bị loại ra.(CTNM, 102)
+ Tình thươngbiểu hiện sự sống của chính Thượng Đế, tình thươngmãnh lực kết hợp làm cho mọi vật thành tổng thể (Tôi muốn bạn suy gẫm câu này) và tình thương là tất cả những gì hiện hữu.(CTNM, 356)
+ Nói về mặt huyền bí và trong thực tế, tình thương là sự cảm thông tinh tế, năng lực để nhận thức những gì đã tạo ra tình trạng hiện tại và do đó, không có sự chỉ trích; nó bao hàm sự im lặng do từ tâm vốn dĩ đưa tới việc sẵn sàng hàn gắn và chỉ biểu lộ khi không có trạng thái gò bó của sự im lặng và con người không còn phải làm tĩnh lặng bản chất thấp của mình nữa và làm êm dịu tiếng nói của ý kiến riêng của mình ngõ hầu cảm thông và đạt được sự đồng nhất hóa với những gì phải được yêu thương. (SHLCTĐ, 99)
+ Tình thương không phải là một tình cảm hay một cảm xúc, nó cũng không phải là một dục vọng hay một động cơ ích kỷ để làm điều phải trong đời sống hàng ngày. Tình thương là sự phát động một sức mạnh nó làm vận chuyển bầu thế giới, nó đưa đến sự hội, sự kết hợp sự đoàn kết, chính nó là cái động lực thúc đẩy Thượng Đế hành động, sáng tạo. Tình thương là một vật khó vun trồng, vì tính chất con người vốn ích kỷ…(Huấn thị đầu tiên của Chân Sư DK)
+ Tình thương của Thượng Đế: Thực ra, đó là mãnh lực thu hút bằng từ điện, đang đưa mỗi kẻ hành hương hướng về Ngôi Nhà của Từ Phụ. Chính mãnh lực này được khơi dậy (stir) trong tâm nhân loại và biểu hiện qua trung gian các Đấng Hóa Thân của thế gian, qua sự khát khao huyền bí học hiện hữu nơi mọi người, qua mọi phong trào nhắm mục tiêu tạo phúc lợi cho nhân loại, qua các khuynh hướng từ thiện và giáo dục đủ loại và (trong điều được gọi là thế giới tự nhiên) qua bản năng che chở của tình mẫu tử. (LVHLT, 321)

3. Minh triết (wisdom, Jnana):

+ Minh triết nhấn mạnh phương diện “Trí”, giáo dục, chân lý thuần khiết (TLHNM 1)
+   Minh triết tức là tri thức cao siêu.(GLTNVT, 328)
+   Minh triết là sự thăng hoa của trí tuệ, nhưng minh triết bao hàm sự thăng hoa của các khía cạnh cao cũng như thấp của thể trí. Đó là sự pha trộn của trực giác, nhận thức tâm linh, hợp tác với thiên cơ và hiểu biết tự phát bằng trí tuệ đối với những gì được tiếp xúc, và tất cả đều dung hợp và pha trộn với tình thương và bằng tình thương mà tôi đã định nghĩa ở trên, cộng thêm với nhận thức huyền bí vốn phải được khai mở trước khi được điểm đạo lần 2.(SHLCTĐ, 99)
+   Minh triết là việc áp dụng kiến thức đã được soi sáng, nhờ tình thương, vào các sự việc của con người. Đó là sự am hiểu tuôn chảy ra khắp nơi như là kết quả của kinh nghiệm. (SHLCTĐ, 467)
+   Minh triếtkhoa học về tinh thần, cũng như tri thứckhoa học về vật chất. Tri thức có tính phân tích và thuộc ngoại cảnh, trong khi minh triết có tính tổng hợp và thuộc nội tâm. Tri thức thì phân chia; minh triết thì kết hợp. Tri thức thì tách ra, trong khi minh triết thì hòa hợp lại. (ĐĐNLVTD, 11)
–   Minh triết liên quan đến Bản Ngã duy nhất, tri thức liên quan đến Phi Ngã, trong khi thông hiểu là quan điểm của Chân Ngã (Ego) hay Chủ thể Tư tưởng (Thinker) hay là liên hệ của Chân Ngã với Bản Ngã duy nhất và Phi Ngã. (ĐĐNLVTD, 12)
+   Minh triết sẽ thay thế kiến thức, tuy nhiên, ở giai đoạn đầu cần phải có kiến thức. Bạn nên nhớ rằng kẻ phụng sự phải vượt qua Phòng Học tập trước khi tiến vào Phòng Minh triết.(TVTTHL, 346–347)
Xem thêm: Minh Triết

4. Minh triết cổ đại (Vidya): Bốn minh triết cổ đại của triết học Ấn Độ có thể được liệt kê như sau:

1. Yajna Vidya (Minh triết nghi lễ). Cách cử hành các nghi thức tôn giáo với mục đích tạo ra một số kết quả. Nghi lễ pháp thuật. Nó có liên quan tới âm thanh, do đó liên quan với tiên thiên khí hay là chất dĩ thái của không gian. “Yajna” là thiên tính vô hình thấm nhuần không gian.
2. Mahavidya (Đại minh triết pháp thuật). Tri thức vĩ đại về pháp thuật. Nó thoái hóa thành việc thờ cúng của Vạn Pháp Kỳ môn (Tantrika). Có liên quan với trạng thái nữ (feminine aspect) hay trạng thái vật chất (mẹ). Nền tảng của hắc thuật. Maha–vidya chân chính có liên quan với hình tướng (trạng thái thứ hai) cũng như nó thích ứng với Tinh thần và nhu cầu của nó.
3. Guhya Vidya (Minh triết thần chú). Môn học về các thần chú. Tri thức bí mật về các thần chú huyền bí. Sức mạnh bí nhiệm của âm thanh, của Linh từ.
4. Atman Vidya (Minh triết tinh thần). Minh triết tinh thần chân chính (true spiritual wisdom).(ASCLH, 140–141)

5. Minh Triết Tinh Thần hay Minh Triết Thiêng LiêngTri thức

+ Trong “Giáo Lý Bí Nhiệm”, chúng ta được dạy rằng có bảy nhánh tri thức được nói đến trong Kinh Puranas –SD I, 192. Ở đây, các tương ứng có thể nêu ra liên quan với:
1. Bảy Cung, các Tinh quân Hy sinh, Bác áiTri thức.
2. Bảy trạng thái ý thức (States of consciousness)
3. Bảy trạng thái vật chất hay cảnh giới.
4. Bảy loại thần lực.
5. Bảy cuộc điểm đạo và nhiều thất bộ (septenates) khác.
6. Tri thức thuần túy (Gnosis),
7. Tri thức ẩn tàng là Nguyên Lý (Principle) thứ bảy,
+ Sáu triết phái Ấn Độ là sáu nguyên lý – SD I, 299. Sáu trường phái này là:
a/ Trường phái Luận lý …Bằng chứng của tri giác đúng đắn
b/ Trường phái nguyên tử. Hệ thống các sự kiện. Các bản tố. Luyện đan và hóa học.
c/ Trường phái số luận. Hệ thống các số. Trường phái duy vật. Lý thuyết về 7 trạng thái vật chất hay prakriti.
d/ Trường phái Yoga. Sự hợp nhất. Quy tắc của đời sống hằng ngày. Thần bí học.
e/ Trường phái tôn giáo nghi lễ. Nghi thức. Thờ phụng thiên thần hay các thần
f/ Trường phái Vedanta có liên quan đến phi nhị nguyên bàn về liên hệ của atma nơi người với Thượng Đế.
Tri thức thuần túy hay tri thức ẩn tàng thì tương tự như Atma Vidya (Minh triết Tinh thần) hay Minh Triết Thiêng Liêng (Theosophy) và bao gồm 6 trường phái kia. (LVLCK, 285)

6. Phòng Minh triết (Hall of Wisdom):

– Sự nhận thức, sự mở rộng tâm thức và sự đồng nhất hóa với Chân Nhân bao gồm thời kỳ được trải qua trong Phòng Minh triết  (cõi Thượng Trí và cõi Bồ Đề).
– Các thuật ngữ sự sống nhân loại (human life), sự sống thần bí (mystic life) và sự sống huyền linh (occult life) được áp dụng cho ba giai đoạn này. (ASCLH, 169)
– Theo ý nghĩa nội môn, nhóm từPhòng Minh triết” mô tả một giai đoạn tâm thức (stage of consciousness) chứ không phải một vị trí (location).(LVLCK, 534)

7. Minh Triết: Là sản phẩm của Phòng Minh triết (Hall of Wisdom). Nó có liên quan đến cách phát triển sự sống bên trong hình hài, liên quan đến sự tiến bộ của tinh thần qua các hiện thể vô thường (ever–changing vehicles) và liên quan đến các phát triển của tâm thức kế tiếp nhau từ kiếp này đến kiếp khác. Nó liên quan đến khía cạnh tiến hóa của sự sống. Vì lẽ minh triết liên quan đến tinh hoa của sự vật chứ không liên quan đến chính sự vật nên đó là cách thấu hiểu chân lý bằng trực giác, khác với khả năng lý luận và là nhận thức vốn có sẵn để phân biệt giữa sai với đúng, giữa chân với giả. Thêm nữa, vì minh triết cũng là khả năng ngày càng phát triển của Chủ thể Tư tưởng để ngày càng thấu nhập vào Thiên trí hầu nhận thức được giá trị tinh thần đích thực của cái huy hoàng to tát của vũ trụ, để hình dung ra được mục tiêu và để ngày càng hài hòa với nhịp điệu cao siêu hơn. Đối với mục tiêu hiện tại của chúng ta (tức là nghiên cứu ít nhiều về Thánh đạo và các giai đoạn khác nhau của nó), có thể mô tả minh triết là sự nhận thức về “Thiên giới bên trong” và hiểu được “Thiên giới bên ngoài” trong Thái Dương Hệ. Có thể nói minh triết là sự phối hợp từ từ con đường của nhà thần bí học và nhà huyền linh học (mystic and occultist) – xây dựng đền minh triết dựa vào nền tảng của tri thức (knowledge) (Nguồn: Thuật Ngữ Huyền Môn_Bác Khá)

8. Minh triết toàn tri (Omnicient wisdom): X. Cách chỉ đạo của các Đấng Cầm Cân Nghiệp Quả.

I- Đắc Điểm Của Cung Hai:

+   Cung HaiBác ái-Minh triết

Ưu điểm: Điềm tĩnh, mạnh mẽ, kiên nhẫn và chịu đựng, yêu mến sự thật, trung thực, trực giác, trí thông minh sáng tỏ, và tính khí điềm đạm.

Nhược điểm: Quá cuốn hút vào học hỏi, lạnh lùng, lãnh đạm với người khác, rụt rè, dễ bị chi phối.

+ Cung HaiBác ái-Minh triết: Vị Chúa Bác Ái này là vị uy lực nhất trong bảy cung, bởi vì Ngài ở trên cùng cung vũ trụ với Thái Dương Thượng Đế. Ngài tự biểu lộ chủ yếu qua Mộc Tinh, vốn là thể biểu lộ của Ngài
+ Biểu tượng của Ngài là sấm sétLinh từ vốn quay theo chu kỳ xuống các thời đại. Cung này được gọi là cung minh triết do ham muốn đặc trưng của nó đối với tri thức thuần túy và chân lý tuyệt đối – lạnh lùng và ích kỷ, nếu không có bác ái, và thụ động nếu không có nghị lực. Khi cả quyền lực và bác ái đều có mặt, bấy giờ bạn có cung của chư Phật và của tất cả các đại huấn sư của nhân loại
+ Các Đức tinh và Tật Xấu EPI 202-4:
–   Các Đức Tính đặc biệt: Bình tĩnh, sức mạnh, sự kiên nhẫn và sức chịu đựng, tình yêu chân lý, lòng trung thành, trực giác, trí thông minh rõ ràng, và tính khí thanh thản.
–   Các Tật Xấu của Cung: Quá miệt mài học hỏi, sự lạnh lùng, thờ ơ với những người khác, coi thường những hạn chế về trí tuệ ở những người khác.
–   Các Đức Tính cần cóLòng bác ái, lòng từ bi, vị tha, nghị lực.  (Xem Bảy đấng kiến tạo bảy cung GQ1….)
+ Đặc Điểm – Mầu SắcÂm Thanh – Độ rung động của Cung
Xem: Bảng 5 – Kiểu người theo 7 cung
Xem: tóm lược về bảy cung 
Xem: Đặc tính năng lượng các Cung Phần 1phần 2
Xem: Cung Thể XácCảm dục – Trí – Phàm NgãLinh hồn