Tổng hợp về Tứ Vô Lượng Tâm Từ – Bi – Hỷ – Xả hay Bác Ái – Tình Thương – An Vui – Buông Xả

TỔNG HỢP
VỀ TỪ BI HỶ XẢ HAY BÁC ÁITÌNH THƯƠNG – AN VUI – BUÔNG XẢ
A- VỚI PHẬT PHÁP
I- Đức Phật dạy người Phật tử phải tu tập tứ vô lượng tâm:
Tâm Từ là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác.
Tâm Bi là khả năng làm vơi đi nỗi khổ đang có mặt.
Tâm Hỷ là niềm vui, lòng thanh thản do từ bi đem tới.
Tâm Xả là thư thái nhẹ nhàng, tự do, không kỳ thị. Xả có bốn thứ:
Xả Tài/ Thí Tài: Đem cho người ta đồ vật, của cải thời gọi là “tài xả”;
Xả pháp/ Thí Pháp: Đem giáo phápgiáo lý cho người thời gọi là “pháp xả.
Xả vô úy/ Thí vô úy: Đem đức không sợ hãi cho người thời gọi là “vô uý xả”.
Xả phiền não: Còn tự mình xả bỏ tất cả các mối phiền não thời gọi là phiền não xả”.
+ Tâm từ bi, dùng lời hiện tại mà nói là lòng yêu thương…Pháp Sư Tịnh Không (Lòng yêu thương một chiều, như Mẹ yêu con, không có vấn vương, đòi hỏi, mưu cầu ……)
Xem Tứ vô lượng tâm;
+ Bi nghĩa là thương xót và cứu giúp. Chư Phật và Bồ tát không nỡ thấy chúng sinh đau khổ nên mở lòng thương rộng lớn cứu vớt.
Cũng có thuyết cho Đại bi là một trong bốn tâm Vô lượng, như 10 tâm đại bi nói trong kinh Hoa nghiêm và 32 tâm đại bi nói trong kinh Bảo vũ.
Ngoài raĐại bi thường được dùng song song với Đại từ mà phổ thông nhất là để biểu thị lòng từ bi của bồ tát Quan thế âm. Nhưng, về danh từ đại bi các kinh giải thích có hơi khác nhau.
II – Đại Từ Đại Bi: Tâm từ bi rộng lớn của chư PhậtBồ tát cứu độ tất cả chúng sinh.
– Luận Đại trí độ quyển 27 nói: Đại từ là ban vui cho tất cả chúng sinhĐại bi là cứu khổ cho tất cả chúng sinh.
– Kinh Quán vô lượng thọ (Đại 12, 343 hạ), nói: Tâm Phật là đại từ bi. Phật đem tâm đại từ bi vô duyên nhiếp thụ tất cả chúng sinh.

– Luận Đại trí độ quyển 27 (Đại 25, 256 trung), nói: Đại từ của Bồ tát đối với Phật là nhỏ, đối với Nhị thừa là lớn, nên tạm gọi là đại. Đại từ đại bi của Phật mới thực là đại. [X. luận Phật địa Q.5]. (xt. Từ Bi).

* Đức từ bi rộng lớn, những đặc tính của chư Phật và chư Bồ Tát; ban vui cứu khổĐặc biệt ám chỉ Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát. Xem nguồn
II. Theo thuyết của Tiểu thừa: Luận Đại tì bà sa quyển 31, quyển 38, luận Câu xá quyển 27 cho rằng, Đại bi là trí thế tục của Phật duyên với tất cả hữu tình trong ba cõi mà khởi, có 5 nghĩa:
1. Tư lương đại: Do nhiều phúc đức và trí tuệ tạo thành.
2. Hành tướng đại: Sức đại bi có khả năng nhổ tận gốc ba thứ khổ (khổ khổhoại khổhành khổ).
3. Sở duyên đại: Lấy hữu tình trong ba cõi làm sở duyên.
4. Bình đẳng đại: Lòng bình đẳng mang lại lợi ích, yên vui cho tất cả hữu tình, không phân biệt kẻ oán người thân.
5. Thượng phẩm đại: Đại bi là phẩm hạnh cao nhất trong các pháp, không có lòng thương nào khác sánh kịp.
Nếu lại đem so sánh giữa Đại bi và Bi thì có tám sự khác nhau:
1. Tự tính dị (Khác về tính chất): Đại bi lấy trí tuệ làm thể, còn Bi thì lấy không sân hận làm thể.
2. Hành tướng dị(Hành tướng khác): Đại bi duyên theo hành tướng của Ba khổ, còn Bi thì chỉ duyên theo hành tướng khổ khổ.
3. Sở duyên dị (Sở duyên khác): Đại bi duyên chung cả ba cõi, Bi chỉ duyên ở cõi Dục.
4. Y địa dị (Chỗ nương khác): Đại bi nương vào thiền thứ tư, Bi nương chung cả bốn thiền.
5. Y thân dị (Thân nương khác): Đại bi nương vào thân Phật, Bi nương vào thân Thanh vănDuyên giác.
6. Chứng đắc dị (Chứng đắc khác): Đại bi xa lìa phiền não ở cõi trời Hữu đính mà chứng đắc, còn Bi thì chỉ dứt trừ phiền não của cõi Dục mà chứng đắc.
7. Cứu tế dị (Cứu độ khác): Đại bi có năng lực thành tựu việc cứu độ, còn Bi thì chỉ hi vọng cứu độ.
8. Ai mẫn dị(Thương xót khác): Đại bi thì lòng thương xót bình đẳng, còn Bi thì chỉ cứu các nỗi khổ của hữu tình ở cõi Dục, cho nên lòng thương không bình đẳng.
Ngoài ra, luận Thành thực quyển 12 cũng giải thích rõ về Đại bi của Phật, sự giải thích này đại khái cũng giống với thuyết của Hữu bộ, nhưng luận Thành thực nhấn mạnh: Trước hết nói về pháp không, sau mới bàn đến đại bi, đó là điểm bất đồng rõ rệt giữa hai bên. II. Thuyết của Đại thừa: Trong 2.000 hành pháp của ngài Phổ hiền nói trong kinh Hoa nghiêm quyển 53 (bản dịch mới), Đại bi được phối hợp với giai vị Thập trụ để nêu ra 10 nguyên do phát khởi đại bi của Bồ tát.
1. Do quán xét nơi chúng sinh nương tựa (mà phát khởi đại bi).
2. Do quán xét căn tính của chúng sinh không điều thuận.
3. Do quán xét thấy chúng sinh thiếu thiện căn.
4. Do quán xét chúng sinh còn mãi trong đêm dài tối tăm.
5. Do quán xét chúng sinh làm các việc bất thiện.
6. Do quán xét chúng sinh bị lòng tham muốn trói buộc.
7. Do quán xét chúng sinh mãi chìm đắm trong bể khổ sống chết.
8. Do quán xét chúng sinh bị bệnh khổ triền miên.
9. Do quán xét chúng sinh không muốn làm các việc thiện.
10. Do quán xét chúng sinh không biết đến Phật pháp.
Ngoài ra, kinh Bảo vũ quyển 5, kinh Tư ích quyển 3, kinh Đại tát già ni kiền tử quyển 6, kinh Trừ cái chướng bồ tát quyển 8 v.v… đều có nêu ra thuyết Như lai tam thập nhị đại bi (Phạm: dvātriṃśat tathāgatasya mahākaruṇāḥ) tức là các hữu tình không thấy rõ được thực tướng của các pháp, lại vì vọng chấp nên cứ chìm đắm mãi trong đêm dài vô minhđức Như lai rất thương xót và khởi tâm đại bi nhiếp hóa chỉ dạy họ. Kinh Tư ích nói: Thuyết pháptùy nghiphương tiệnpháp mônđại bi là năm lực của đức Như lai và là chỗ mà tất cả hàng Nhị thừa không thể đạt đến được. Luận Du già sư địa quyển 44, quyển 49 thì đặc biệt nhấn mạnh sự sai khác giữa Bi và Đại bi là ở điểm cực thanh tịnh. Tức là cho từ bi của Phật và của các vị Bồ tát Thập địa là Đại bi, còn từ bi của các bậc khác thì chỉ gọi là Bi, là vì các bậc ấy vẫn chưa đạt đến cảnh địa cực thanh tịnh. Bởi thế, trong tám pháp của Bồ tát nói trong luận Thập trụ tì ba sa quyển 1 mới có cái gọi là cao đê đại tiểu (cao thấp lớn nhỏ), đồng thờiđề ra thuyết Tam duyên từ bi, nghĩa là: Từ bi duyên theo các hữu tình là Tiểu bitừ bi duyên pháp là Trung bi, còn từ bi không có năng duyên và sở duyên là Đại bi. [X. luận Phật tính Q.2; Pháp hoa huyền tán Q.9; Phiên dịch danh nghĩa đại tập chương 10]. (xt. Từ Bi).

Mahakaruna (skt)—Most pitiful—Great pity— Lòng từ bi rộng lớn hay tâm đầy lòng từ biĐại bi là lòng thương xót vĩ đại của chư Phật và chư Bồ TátĐại bi còn có nghĩa là lòng cứu độ chúng sanh đau khổ, chỉ chư Phật và chư Bồ Tátđặc biệt ám chỉ Phật Quán Âm, vì bổn nguyện của các ngài phát sinh từ lòng đại bi rộng lớn—To be full of compassion (greatly pitiful). Mahakaruna means the Great Compassion of the Buddhas and Bodhisattvas. Also means a heart that seeks to save the suffering (great compassion), applied to all Buddhas and Bodhisattvas, especially to Kuan-Yin, for their original vows growing out of a great compassionate heart.

B – VỚI MINH TRIẾT MỚI

1. Tình thương (Từ Tooltip trang nhantrachoc.vn)

+ Tình thương (Love, còn gọi Bác ái, Thuật ngữ bác Khá):
+ Tình thươngbiểu lộ của Minh Triết trên cõi cảm dục.(KCVTT,  244)
+ Tình thương về thực chất, là một mãnh lực hay năng lượng khách quan vì hiệu quả của nó tùy thuộc vào loại hình thức mà nó tiếp xúc và tùy thuộc vào những gì mà nó đang tác động. (SHLCTĐ, 265)
+ Tình thương không phải là xúc cảm hay tình cảm và không có liên quan gì với thương cảm (vốn là sự lệch lạc của tình thương đích thực) mà là sự quyết tâm không lay chuyển để làm những gì lợi ích nhất cho toàn thể nhân loại hay cho tập thể (nếu bạn không thể có được ý niệm rộng lớn hơn) và làm điều này với bất cứ giá nào của riêng mình và bằng cách hy sinh tối đa. (SHLCTĐ, 277)
+ Tình thươngnăng lượng và đó là một chất có thật như vật chất trọng trược. Chất đó có thể được dùng để xua đuổi mô bị bệnh và cung cấp chất thay thế lành mạnh vào chỗ của chất liệu nhiễm bệnh để chất này bị loại ra.(CTNM, 102)
+ Tình thươngbiểu hiện sự sống của chính Thượng Đế, tình thươngmãnh lực kết hợp làm cho mọi vật thành tổng thể (Tôi muốn bạn suy gẫm câu này) và tình thương là tất cả những gì hiện hữu.(CTNM, 356)
+ Nói về mặt huyền bí và trong thực tế, tình thương là sự cảm thông tinh tế, năng lực để nhận thức những gì đã tạo ra tình trạng hiện tại và do đó, không có sự chỉ trích; nó bao hàm sự im lặng do từ tâm vốn dĩ đưa tới việc sẵn sàng hàn gắn và chỉ biểu lộ khi không có trạng thái gò bó của sự im lặng và con người không còn phải làm tĩnh lặng bản chất thấp của mình nữa và làm êm dịu tiếng nói của ý kiến riêng của mình ngõ hầu cảm thông và đạt được sự đồng nhất hóa với những gì phải được yêu thương. (SHLCTĐ, 99)
+ Tình thương không phải là một tình cảm hay một cảm xúc, nó cũng không phải là một dục vọng hay một động cơ ích kỷ để làm điều phải trong đời sống hàng ngày. Tình thương là sự phát động một sức mạnh nó làm vận chuyển bầu thế giới, nó đưa đến sự hội, sự kết hợp sự đoàn kết, chính nó là cái động lực thúc đẩy Thượng Đế hành động, sáng tạo. Tình thương là một vật khó vun trồng, vì tính chất con người vốn ích kỷ…(Huấn thị đầu tiên của Chân Sư DK)
+ Tình thương của Thượng Đế: Thực ra, đó là mãnh lực thu hút bằng từ điện, đang đưa mỗi kẻ hành hương hướng về Ngôi Nhà của Từ Phụ. Chính mãnh lực này được khơi dậy (stir) trong tâm nhân loại và biểu hiện qua trung gian các Đấng Hóa Thân của thế gian, qua sự khát khao huyền bí học hiện hữu nơi mọi người, qua mọi phong trào nhắm mục tiêu tạo phúc lợi cho nhân loại, qua các khuynh hướng từ thiện và giáo dục đủ loại và (trong điều được gọi là thế giới tự nhiên) qua bản năng che chở của tình mẫu tử. (LVHLT, 321)
Xem Tứ vô lượng tâm;
Xem: TH về Từ Bi Hỷ XảTình thương Bác Ái

2. Bài viết về Luật Tình Thương do Chương Soi (MFVN dịch)

usr-sri Conference presentation

Michael Stacy

Blessings! This reading is essentially a meditation on the Law of LOVE.

Gửi phúc lành đến các bạn! Bài phát biểu này thực chất là một bài thiền về Định Luật TÌNH THƯƠNG

What is a Law? Definitions given by the Tibetan include the thoughts that it is a mode of expression, a life impulse, a thought, and/or a manner of activity of some greater Existence. It is uncreated and eternal, at least for the duration of that Existence. We can say that there are a variety of Existences which embody and express laws, suggesting, as Blavatsky wrote in Volume I of The Secret Doctrine, that “Deity is Law, and vice versa.”. Note that there is no denying or avoiding these higher laws, as they govern and control all happening in time and space.

Một Định Luật là gì? Các định nghĩa được đưa ra bởi Chân Sư Tây Tạng bao gồm những tư tưởng cho rằng đó là một phương thức biểu đạt, một xung lực sống, một tư tưởng, và/hoặc kiểu hoạt động của một số Đấng Hiện Tồn Cao Cả. Nó không được tạo và bất diệt, ít nhất là trong suốt thời gian của Đấng Hiện Tồn đó. Chúng ta có thể nói rằng có nhiều đấng Hiện Tồn mà chính các Ngài là sự biểu lộ và hiện thân của những định luật, gợi ý như Blavatsky đã viết trong Tập I của” Giáo Lý Bí Nhiệm”, rằng “Thượng đếĐịnh Luật, và ngược lại”. Lưu ý là bạn không thể phủ nhận hoặc tránh né các định luật cao hơn này, vì chúng chi phối và kiểm soát tất cả những gì xảy ra trong không gianthời gian.

So, what is said about the Law of Love? Naught is but Life Itself, manifesting through myriads of forms on all levels of existence. My studies suggest that this law originates beyond the cosmic planes, with its effects flowing through all the cosmic planes. As it manifests on the astral plane, transmuting desire and linking with the buddhic love aspect, it is a law of the system. But it is also a law of the soul. On page 380 of Externalization of the Hierarchy, we are told thatlove is the very law of life itself”, and we must learn to recognize this in ourselves and our environment. Some other names by which it has been called include the ‘Law of Cosmic Love’, the ‘Divine Law of Love’, and the ‘Law of Christ, which is love’.

Vậy, Định Luật Tình Thương là gì? Không gì khác ngoài Chính Sự Sống, biểu hiện qua vô số hình tướng trên tất cả các cấp độ tồn tại. Các nghiên cứu của tôi cho thấy định luật này bắt nguồn từ bên ngoài các cõi vũ trụ, dòng ảnh hưởng của nó chảy qua tất cả các cõi vũ trụ. Khi nó biểu hiện trên cõi trung giới, nó chuyển đổi ham muốn và liên kết với khía cạnh tình thương ở cõi Bồ Đề, đó là một định luật của hệ thống. Nhưng đó cũng là một định luật của linh hồn. Ở trang 380 của sách “Sự Hiển lộ của Thánh Đoàn”, chúng ta được biết rằng “Tình thươngđịnh luật của Chính Sự Sống”, và chúng ta phải học cách nhận ra điều này trong chính chúng ta và môi trường của chúng ta. Nó được gọi bằng nhiều cái tên khác là “Luật Tình thương Vũ trụ”, “Luật thiêng về Tình thương”, và “Luật của Đức Christ vốn là Tình thương”.

As the outstanding essence of Source, or by whatever name you may choose to use, this is the fundamental principle of the universe, seeing only unity, synthesis, brotherhood, and interrelation. It functions as the Law of Attraction, is expressed as the Law of Karma (as it is called in the East), and demonstrates the Law of Vibration. It relates to the divine feminine, being the Mother or Matter aspect of Source, infusing all manifestation. Interestingly, “Fohat”, the electrical nature of manifestation, is identified as ‘divine love’. Perhaps a key phrase for this law could be Love is All.

Là bản chất nổi bật của Nguồn Cội, hoặc theo bất kỳ tên gọi nào bạn có thể chọn sử dụng, đây là nguyên lý cơ bản của vũ trụ, chỉ nhìn thấy sự thống nhất, tổng hợp, tình huynh đệ và sự tương hỗ. Nó có chức năng như Định Luật Hấp Dẫn, được thể hiện qua Luật Nhân Quả (như được gọi ở phương Đông), và thể hiện Luật Rung động. Nó liên quan đến tính nữ thiêng liêng, là khía cạnh Mẹ hoặc Vật chất của Nguồn Cội, truyền vào tất cả các biểu lộ. Điều thú vị là, Fohat, một bản chất điện của sự biểu lộ, được xác định là “tình thương thiêng liêng”. Có lẽ một cụm từ quan trọng cho luật này có thể là “Tình thương là Tất cả”.

For some time, there has been circulating around the internet a letter regarding love purported to be from Albert Einstein to his daughter Lieserl. It contains great esoteric wisdom. Please note that some sources have declared this letter to be fictitious, since there are few references to his daughter Lieserl.

Có một thời, trên internet lan truyền một bức thư về tình thương được cho là của Albert Einstein gửi đến con gái ông, Lieserl. Nó chứa đựng minh triết bí truyền vĩ đại. Xin lưu ý rằng một số nguồn đã tuyên bố bức thư này là hư cấu, vì có rất ít tài liệu tham khảo về con gái Lieserl của ông.

Portions of this letter read:

“There is an extremely powerful force that, so far, science has not found a formal explanation to. It is a force that includes and governs all others, and is even behind any phenomenon operating in the universe and has not yet been identified by us. This universal force is LOVE.

“When scientists looked for a unified theory of the universe they forgot the most powerful unseen force.

Xin phép đọc một phần bức thư này:

“Có một lực cực kỳ mạnh mẽ mà cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm được lời giải thích chính thức. Đó là một lực bao gồm và chi phối mọi thứ khác, và thậm chí đứng sau bất kỳ hiện tượng nào hoạt động trong vũ trụ mà chúng ta chưa xác định được. Lực phổ quát này là TÌNH THƯƠNG.

“Khi các nhà khoa học tìm kiếm một lý thuyết thống nhất về vũ trụ, họ đã quên mất lực vô hình mạnh nhất này.

Love is Light, that enlightens those who give and receive it.

Love is gravity, because it makes some people feel attracted to others.

Love is power, because it multiplies the best we have, and allows humanity not to be extinguished in their blind selfishness. Love unfolds and reveals.

Love is God and God is Love.

Tình thương là ánh sáng, soi sáng những người cho và nhận nó.

Tình thươnglực hấp dẫn, bởi vì nó làm cho một số người cảm thấy bị thu hút bởi những người khác.

Tình thương là sức mạnh, bởi vì nó nhân lên những gì tốt đẹp nhất của chúng ta, và giúp nhân loại không bị huỷ diệt trong sự ích kỷ mù quáng của mình. Tình thương mở ra và tiết lộ.

Tình thương là Thiên Chúa và Thiên Chúa là Tình thương.

“This force explains everything and gives meaning to life. This is the variable that we have ignored for too long, maybe because we are afraid of love because it is the only energy in the universe that man has not learned to drive at will.

“If we want our species to survive, if we are to find meaning in life, if we want to save the world and every sentient being that inhabits it, love is the one and only answer.

“Perhaps we are not yet ready to make a bomb of love, a device powerful enough to entirely destroy the hate, selfishness and greed that devastate the planet.

Lực này giải thích mọi thứ và mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Đây là biến số mà chúng ta đã bỏ qua bấy lâu nay, có thể là do chúng ta sợ tình thương bởi vì đó là năng lượng duy nhất trong vũ trụcon người chưa học được cách điều khiển theo ý muốn.

“Nếu chúng ta muốn muôn loài tồn tại, nếu chúng ta tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống, nếu chúng ta muốn cứu thế giới và mọi chúng sinh, tình thương là lời giải duy nhất.

“Có lẽ chúng ta chưa sẵn sàng để tạo ra một quả bom tình thương, một thiết bị đủ mạnh để tiêu diệt hoàn toàn sự thù ghét, ích kỷ và tham lam đang tàn phá hành tinh này.

“When we learn to give and receive this universal energy, dear Lieserl, we will have affirmed that love conquers all, is able to transcend everything and anything, because love is the quintessence of life.”

There are some quotations about love and law actually attributable to Einstein, which I have gleaned from the quotes compiled by Michael Robbins and are found on the makara.us website.

Gravitation is not responsible for people falling in love.

Love is a better teacher than duty.

“Khi chúng ta học cách cho và nhận năng lượng phổ quát này, Lieserl yêu quý, chúng ta sẽ khẳng định rằng tình thương chinh phục tất cả, có thể vượt qua mọi thứ và bất cứ điều gì, bởi vì tình thương là tinh hoa của cuộc sống.”

Có một số trích dẫn về tình yêuđịnh luật thực tế được cho là của Einstein, mà tôi đã lượm lặt được từ các trích dẫn do thầy Michael Robbins biên soạn trên trang web makara.us.

“Sự hấp dẫn không chịu trách nhiệm cho những người đang yêu.”

Tình thương là một người thầy tốt hơn bổn phận.”

Nothing is more destructive of respect for the government and the law of the land than passing laws that cannot be enforced.

There is no logical way to the discovery of these elemental laws. There is only the way of intuition, which is helped by a feeling for the order lying behind the appearance.

“Không có gì phá hoại sự tôn trọng đối với chính phủ và luật đất đai hơn là việc thông qua các đạo luật không thể thi hành.”

“Không có cách logic nào để khám phá ra các định luật cơ bản này. Chỉ có một cách duy nhất là thông qua trực giác, được hỗ trợ bởi cảm giác về một trật tự nằm đằng sau vẻ bề ngoài.”

In an article for The World Bank dated January 8, 2016, Leszek J. Sibilski, a professor of sociology, wrote regarding the purported Einstein letter: “By sharing this letter with friends, colleagues, students, and loyal readers, I anticipate that we will be able to ignite a debate about love in the humdrum of daily life that is sometimes felt at the end of the honeymoon. I hope that we will learn how to incubate the most formidable, but also most fragile of unseen universal forces that distinguish us from other inhabitants of Earth. I wonder what the stats of mainstream media coverage are on Kardashian’s love life versus the coverage of the loving acts of ordinary people who struggle to keep their families together in developing countries.

Trong một bài viết cho Ngân hàng Thế giới ngày 8 tháng 1 năm 2016, Leszek J. Sibilski, giáo sư xã hội học, đã viết một cách có chủ đích về bức thư của Einstein: “Bằng cách chia sẻ bức thư này với bạn bè, đồng nghiệp, sinh viên và độc giả trung thành, tôi dự đoán rằng chúng ta sẽ có thể châm ngòi cho một cuộc tranh luận về tình yêu trong cuộc sống thường ngày tẻ nhạt giống như đôi khi được cảm nhận vào ngày cuối của tuần trăng mật. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ học được cách ấp ủ những nguồn lực mạnh mẽ nhất, nhưng cũng mong manh nhất của những lực phổ quát chưa từng thấy để phân biệt chúng ta với những cư dân khác trên Trái đất. Tôi tự hỏi những thống kê về lượng theo dõi trên kênh truyền thông chính thống là gì về cuộc sống tình yêu của Kardashian, so với lượng theo dõi những hành động yêu thương của những người bình thường, những người phải vất vả nuôi sống gia đình của họ tại các nước đang phát triển.

I would like us to close this meditation with a sounding of the Mantram of Unification, using the pronoun “I” identifying as the worldwide group of servers, and not as an individual, and with the understanding that the term “men” refers to the human evolution and not to the gender, and then sound the Sacred Word three times:

Tôi muốn chúng ta kết thúc buổi thiền này bằng âm thanh của Bài chú nguyện hợp nhất, sử dụng đại từ chỉ định “Tôi” đồng nhất với nhóm những người phụng sự trên toàn thế giới chứ không phải với tư cách cá nhân, và với cách hiểu rằng thuật ngữ “người con của nhân loại” ám chỉ sự tiến hóa chung của con người, không phân biệt giới tính, và sau đó phát ra Linh từ thiêng liêng OM ba lần:

 

The sons of men are one, and I am one with them.

I seek to love, not hate;

I seek to serve and not exact due service;

I seek to heal, not hurt.

Let pain bring due reward of light and love.

Let the soul control the outer form,

And life, and all events,

And bring to light the Love

That underlies the happenings of the time.

Let vision come and insight.

Let the future stand revealed.

Let inner union demonstrate and outer cleavages be gone.

Let love prevail.

Let all men love.

OM      OM      OM

 

Những người con của nhân loại là một và tôi là một với họ.

Tôi tìm cách yêu thương, không thù ghét;

Tôi tìm cách phụng sự, và không đòi hỏi công việc thích hợp;

Tôi tìm cách chữa lành, không gây đau khổ.

 

Cầu xin sự khổ đau đem lại phần thưởng thích đáng của ánh sáng và tình thương.

Cầu xin linh hồn chế ngự ngoại thể,

Và cuộc sống và mọi biến cố,

Và làm hiển lộ tình Thương,

Đang ẩn trong các diễn tiến hiện thời.

 

Cầu xin tầm nhìn tinh thần đến cùng với sự thông hiểu.

Cầu xin tương lai tỏ rõ.

Cầu xin sự kết hợp nội tâm biểu dương và các chia rẽ bên ngoài tan biến.

Cầu xin tình thương chế ngự.

Cầu xin mọi người yêu thương.

OM   OM   OM

C- VỚI ĐẠO NHO – GIÁO – KHỔNG