NẾU CHÚNG TA ĐỐI VỚI NGƯỜI, SỰ, VẬT LƯU LUYẾN THƯƠNG YÊU QUÁ MỨC THÌ RẤT CÓ THỂ SẼ TRỞ THÀNH MỘT ĐIỂM CHÍ MẠNG CỦA CHÍNH TA VÀO GIỜ PHÚT LÂM CHUNG.
Trong Kinh Luận đức Phật thường nhắc nhở chúng ta:
_ ” Đối với tất cả sự vật trên thế gian này cần phải xem nhẹ đi, đừng quá chấp chước, nếu chấp chước quá thì nhất định sẽ có hại”.
Hai chữ “Chấp chước” ở đây nếu nói một cách đơn giản thì chính là sự lưu luyến. Chúng ta đối với tất cả người, sự, vật đều không được lưu luyến, nếu lưu luyến thì liền trở thành chướng ngại cho chính mình. Chướng ngại gì vậy? Khi còn sống chính cái tâm lưu luyến yêu thích này sẽ chướng ngại sự thanh tịnh của nội tâm, chướng ngại công phu Thiền-Định của chính mình. Đến lúc lầm chung, chính cái tâm lưu luyến này lại là một đòn chí mạng đóng bít đi con đường vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, con đường siêu phàm nhập Thánh của mình. Chúng ta ở đây đưa ra ví dụ như sau:
Người này lúc sanh tiền rất yêu thích hoa thì sau khi chết sẽ làm thần hoa. Hoa vốn không có thần, là do hồn quỷ nhập vào hoa, họ không nỡ rời xa cây hoa này nên làm thần hoa. Cho đến các loài cỏ cây cũng cũng như vậy.
Hoặc nếu như ngôi nhà quý vị rất đẹp, thường này quý vị rất yêu thích nó, từ sáng đến tối đều rất để tâm lo giữ gìn, lo chăm chút cho nó. Sau khi quý vị chết đi thì như thế nào? Nếu con cái trong nhà quý vị không có ai sanh em bé, thì quý vị không thể đến đầu thai làm người trong gia đình được, vậy thì trong nhà những con như: gián, kiến, chuột…quý vị liền đầu thai làm một trong những con này để tiếp tục quanh quẫn trong ngôi nhà này.
Hoặc có nhiều người sinh thời rất quý tiếc sách, có thể nói họ xem sách như sinh mạng của mình. Vậy thì sau khi chết đi họ liền đầu thai làm con mọt sách, ngày ngày bò qua bò lại trong quyển sách đó không rời khỏi.
Ngày nay chúng ta thấy có rất nhiều gia đình nuôi thú cưng, trong quá khứ mà nói thì những con thú cưng này đều là chủ nhân của căn nhà mà mọi người đang ở.
Có một năm tôi giảng Kinh ở Cao Hùng, có một ngôi chùa nhỏ nuôi một chú chó, chú chó này rất kỳ lạ trong chùa một ngày tụng hai thời công phu nó đều tham gia không bỏ xót thời công phu nào cả, nhưng khi tụng đến phần Tam Quy Y thì nó liều ngoe ngoẩy đi ra ngoài, mọi người cảm thấy rất kỳ lạ. Về sau có một pháp sư đến đó trông thấy cái tình hình này thì liền kêu con chó này lại mắng cho một trận. Vì trong lòng vị pháp sư này biết rõ, thông thường hai thời công phu đến phần Tam Quy Y mà liền đi ra ngoài thì đều là Hoà Thượng Trụ Trì, nên ông nói với con chó đó:
_ ” Bây giờ mi là súc sanh, không phải là trụ trì. Cho nên tụng hai thời công phu phải xong xuôi hết thì mới được đi ra”.
Sau khi mắng xong thì quả nhiên sau hai thời công phu con chó này mới đi ra cùng một lượt với đại chúng. Ông ta biết chú chó này chính là Hoà Thượng Trụ Trì đời trước của ngôi chùa này đầu thai, nên liền khai thị nói pháp cho nó, nói với nó:
_ ” Mi sai rồi, hoàn toàn sai. Mi cần phải niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ”.
Hình như chưa tới 2, 3 tháng thì chú chó này chết. Đây là người quá cố tiếc không bỏ được đạo tràng. Do đạo tràng này không có vợ chồng, không thể sanh con cái, nên ông không thể đến đầu thai làm quyến thuộc trong đạo tràng được, cho nên khi gặp chó thì liền đầu thai làm chó để tiếp tục ở trong đạo tràng này.
Những chuyện này xưa nay trong và ngoài nước có rất nhiều. Do đó, chúng ta cần phải nghe lời Phật dạy chính mình không được tham luyến bất cứ thứ gì cả, trong tâm phải xả bỏ cho thật sạch sẽ, đừng để tâm còn một chút vướng mắc nào thì khi ra đi chính mình mới được tự tại. Đối với thế gian này, chổ ở, ẩm thực, áo quần, vật dụng, tiền tài, danh lợi mọi thứ đều phải nên tuỳ duyên, duyên đến thì ta dụng, duyên đi thì cứ để nó đi trong tâm đừng tham tiếc, đừng lưu luyến, đừng cưỡng cầu, như vậy thì cuộc sống mới được thanh thản yên bình.
A Di Đà Phật!
_ Tài liệu tham khảo: Pháp ngữ của pháp sư Tịnh Không_
Hoan nghinh lưu thông, công đức vô lượng!!! Xem nguồn