Chia sẻ:
PHẦN A – CÁC TƯƠNG ỨNG CẦN LƯU Ý
(KHÔNG BAO GỒM CHỦ ĐỀ LỬA CÀN KHÔNG CÓ Ở PHẦN B)
CÁC KHẨU HIỆU Chiêm tinh CỦA PHÀM NGÃ VÀ LINH HỒN VỚI CUNG HOÀNG ĐẠO
STT | Cung H.Đạo | PHÀM NGÃ | LINH HỒN |
01 | Bạch Dương | “Hãy để cho hình tướng được tìm kiếm lần nữa.” | “Tôi tiến tới và từ cõi trí, tôi chi phối”. |
02 | Kim Ngưu | “Hãy để cho sự đấu tranh không nao núng.” | “Tôi thấy, và khi con Mắt được mở ra, tất cả được sáng tỏ”. |
03 | Song Tử | “Hãy để tính bất ổn thực hiện công việc của nó”. | “Tôi thấy cái ngã khác của tôi và trong sự suy tàn của cái ngã đó, tôi tăng trưởng và bừng sáng.” |
04 | Cự Giải | “Quy tắc là sự cô lập và tuy vậy đám đông vẫn tồn tại”. | “Tôi xây dựng một ngôi nhà được thắp sáng và ngụ trong đó”. |
05 | Hải Sư | “Hãy để cho các hình tướng khác tồn tại. Tôi cai trị”. | “Tôi là Cái Đó và Cái Đó là tôi”. |
06 | Xử Nữ | “Hãy để cho vật chất ngự trị”. | “Christ trong bạn, niềm hy vọng vinh quang”. |
07 | Thiên Bình | “Hãy để sự lựa chọn được thực hiện”. | “Tôi chọn con đường dẫn giữa hai đường lực lớn”. |
08 | |||
09 | |||
10 | |||
11 | |||
12 | |||
………. | ………………………. | ………………………………………………………………………………………………….. | ………………………………………………………………………………………………….. |
CÁC ĐẶC TÍNH QUÂN BÌNH ĐỐI ỨNG QUA CÁC CUNG HOÀNG ĐẠO HAY HÀNH TINH
STT | Cung H.Đạo | CHƯA QUÂN BÌNH | QUÂN BÌNH |
01 | CUNG THIÊN XỨNG ( Chính sự quân bình giữa các cặp đối ứng làm cho con người trong Thiên Xứng đôi khi thành khó hiểu; y dường như dao động nhưng không bao giờ lâu và thường không thể thấy rõ, vì luôn luôn có sự quân bình cuối cùng của các tính chất mà y được trang bị; CTHNM, 283) | Tính bất thường và hay thay đổi | Một vị thế an toàn và ổn định |
Không thăng bằng (Imbalance) | Thăng bằng | ||
Thiên Kiến (bias) – Định Kiến (Prejudice) | Công lý, Phán đoán | ||
Ngớ ngẩn tối dạ (dull stupidity) | Minh triết nhiệt tình | ||
Dối trá, sự sống sắc tướng phô trương ra ngoài | Biểu lộ chính xác trung thực | ||
Mưu mô (intrigue) | Ứng xử thẳng thắn chân thực | ||
Các quan điểm duy vật | Các quan điểm tâm linh | ||
……….. | ………………………………………………………………………………….. | ……………………………………………………………………………. | …………..……………………………………………………….. |
PHẦN B – SÁCH LUẬN VỀ LỬA CÀN KHÔN
+ Chủ đề: Luận về lửa càn khôn xem xét chủ đề lửa về cả hai phương diện đại và tiểu thiên địa, như vậy bàn đến Lửa theo quan điểm Thái Dương hệ và con người (LVLCK, 50)
+ Nội hàm: Toàn thể vấn đề được bàn đến trong Bộ Luận về lửa càn khôn liên quan đến nguyên thể bên trong (subjective essence) của Thái dương hệ, chủ yếu không phải về khía cạnh bên ngoài cũng không phải về khía cạnh tâm linh. Nó liên quan đến các Đấng Cao Cả ngự trong hình hài sắc tướng, các Ngài biểu lộ dưới hình thức các yếu tố sống động qua trung gian vật chất và trước nhất thông qua chất dĩ thái. Các Ngài đang phát triển (LVLCK, 67)
THÁI DƯƠNG HỆ TAM PHÂN VÀ LỬA TRONG ĐẠI – TIỂU THIÊN ĐỊA
+ Trong toàn thể Vũ Trụ biểu lộ này, có 3 trạng thái được nhận thức.
1. Vũ Trụ Thượng Đế Ngôi Một, vô ngã và vô hiện, có trước Vũ Trụ Biểu Lộ.
2. Vũ Trụ Thượng Đế Ngôi Hai, Tinh Thần -Vật Chất, Sự Sống, Tinh Thần của Vũ Trụ.
3. Vũ Trụ Thượng Đế Ngôi Ba, Thiên Ý Hồng Nguyên Vũ Trụ, Linh Hồn Vũ Trụ Đại Đồng.
Từ các nguyên lý sáng tạo căn bản này, trong phát triển kế tiếp, có xuất phát theo trình tự được an bài. Vô số Vũ Trụ gồm hằng hà sa số các Tinh Tú Biểu Lộ và các Thái Dương Hệ.
Mỗi Thái Dương hệ là sự biểu lộ của năng lượng và sự sống của một Đấng Vũ Trụ vĩ đại, Đấng mà vì thiếu một danh xưng hoàn hảo hơn, chúng ta gọi là Thái Dương Thượng Đế.
Thái Dương Thượng đế lâm phàm hay biểu lộ qua trung gian của một Thái Dương Hệ.
Thái Dương hệ này là xác thể hay sắc tướng của Đấng Vũ Trụ và chính Đấng này tam phân (itself triple).
Thái Dương hệ tam phân này có thể được mô tả bằng tên gọi có 3 trạng thái (three aspects), hay là (theo như Thần học Cơ Đốc giáo) là 3 Ngôi (three Persons).
+ Ba trạng thái này của Thượng Đế, tức Thái Dương Thượng Đế, và Năng Lượng Trung Ương hay Thần Lực (vì các tên gọi đều đồng nghĩa về phương diện huyền linh) biểu lộ xuyên qua bảy trung tâm lực – 3 trung tâm lực chính yếu và 4 trung tâm lực thứ yếu. Bảy trung tâm này của Thiên Lực được tạo nên để hợp thành các Thực Thể Thông Linh kết hợp. Các Đấng này được biết dưới danh xưng:
a. Bảy Hành Tinh Thượng Đế.
b. Bảy Tinh Quân trước Thiên Toà.
c. Bảy Cung (Rays).
d. Bảy Thiên Đế (Heavenly Men).
THÁI DƯƠNG HỆ TAM PHÂN
( LỬA TRONG ĐẠI THIÊN ĐỊA VÀ TIỂU THIÊN ĐỊA )
+ Giống như Thượng Đế là Đại thiên địa đối với mọi giới trong thiên nhiên, cũng thế con người là Đại thiên địa đối với mọi giới dưới nhân loại.
+ Chủ đề: Xem xét lửa về đại và tiểu thiên địa, tức Lửa Thái Dương hệ và con người (LVLCK, 50)
+ Nội hàm: Toàn thể vấn đề liên quan đến nguyên thể bên trong của Thái dương hệ, chủ yếu không phải về khía cạnh bên ngoài hay tâm linh. Nó liên quan đến các Đấng Cao Cả ngự trong hình hài sắc tướng, các Ngài biểu lộ qua trung gian vật chất và trước nhất thông qua chất dĩ thái. Các Ngài đang phát triển (LVLCK, 67)
STT | Nội dung | Ngôi 1 | Ngôi 2 | Ngôi 3 | Nguồn |
I | ĐẠI THIÊN ĐỊA (Thái Dương Thượng Đế hay Thượng Đế của Thái Dương Hệ. Thái Dương hệ là thể xác của Thái Dương Thượng Đế). THÁI DƯƠNG HỆ TAM PHÂN | LỬA ĐIỆN hay TINH THẦN Ngôi Một: Chúa Cha, Sự Sống. Ý chí. Thiên Ý. Năng lượng dương | LỬA THÁI DƯƠNG hay LINH HỒN Ngôi Hai: Chúa Con. Tâm Thức. Bác Ái Minh Triết. Năng lượng thăng bằng. | LỬA do Ma Sát/ Xác Thể & Vật Chất. Ngôi Ba: Chúa Thánh Thần. Sắc tướng. Thông tuệ hoạt động. Năng lượng âm. | LVLCK, 29 LVLCK, 32 |
1 | Mỗi Ngôi lại biểu lộ tam phân, tạo ra 9 mỗi loại | 3 tiềm lực (potencies) hay Phân thân. 3 Sephiroth. 3 nguyên nhân Điểm Đạo | 3 tiềm lực (potencies) hay Phân thân. 3 Sephiroth. 3 nguyên nhân Điểm Đạo | 3 tiềm lực (potencies) hay Phân thân. 3 Sephiroth. 3 nguyên nhân Điểm Đạo | LVLCK, 29 |
2 | Ba trạng thái biểu lộ qua 7 trung tâm lực gồm 3 Chính yếu và 4 thứ yếu – Bảy trung tâm thiên lực này được tạo lên để hợp thành các thực thể thông linh kết hợp, có danh xưng a. Bảy Hành Tinh Thượng Đế. | ||||
II | TIỂU THIÊN ĐỊA (Con Người là Tiểu thiên địa) CON NGƯỜI CŨNG TAM PHÂN | Tinh Thần | Linh Hồn | Xác thể | LVLCK, 29 LVLCK, 32 |
Chân Thần | Chân Ngã | Phàm Ngã. | LVLCK, 29 | ||
III | Nguyên Tử của nhà khoa học cũng tam phân | một nhân dương | các âm điện tử | toàn thể sự biểu lộ bên ngoài kết quả của sự liên lạc của hai thành phần kia | LVLCK, 29 |
……. | ……………………………………………………………………….. | …………………………………………………. | ………………………………………………… | ……………………………………………………. | ………………… |
LỬA TRONG ĐẠI THIÊN ĐỊA VÀ TIỂU THIÊN ĐỊA
+ Trong bản chất cốt yếu của nó, lửa có 3 phần (threefold), nhưng khi biểu lộ ra, lửa có thể được coi như có 5 phần (fivefold) và được lý giải như sau (LVLCK, 50)
+ Ba biểu lộ này của Sự Sống thiêng liêng có thể được xem như diễn đạt 3 cách biểu lộ (LVLCK, 56).
– Thứ nhất, vũ trụ biểu lộ hay hữu hình;
– Thứ hai, thế giới nội tâm hay sắc tướng;
– Thứ ba, trạng thái tinh thần phải được tìm thấy ở tâm mọi vật
+ TIÊN THIÊN KHÍ VÀ HẬU THIÊN KHÍ (LVLCK, 58): Trên cõi cao nhất, sự phối hợp của 3 yếu tố (Xem Bảng về hoạt nhiệt, tiềm nhiệt và chất liệu nguyên thuỷ mà chúng làm cho linh động) được biết dưới dạng thức ‘biển lửa’, trong đó tiên thiên khí (akasha) là biến phân thứ nhất của vật chất tiền căn nguyên (pregenetic matter). Trong lúc biểu lộ, Akasha tự biểu hiện ra dưới hình thức Fohat hay năng lượng thiêng liêng (divine Energy) và Fohat trên các cõi khác nhau được biết như là hậu thiên khí (aether), không khí (air), lửa, nước, điện, dĩ thái, sinh khí và các tên gọi đại loại như vậy.
+ Akasha : Định nghĩa (GLBN II, 538):
– Đó là tổng hợp của dĩ thái GLBN I, 353, 354
– Đó là nguyên thể (essence) của dĩ thái GLBN I, 366
– Đó là dĩ thái nguyên thuỷ (primordial ether) GLBN I, 585
– Đó là Thượng Đế Ngôi Ba đang biểu lộ GLBN I, 377
H.P.B. định nghĩa Akasha theo các thuật ngữ sau GLBN II, 538
– Akasha – tinh tú quang có thể được định nghĩa bằng vài từ ngữ: đó là Linh hồn vũ trụ (Universal soul), cái Khuôn (Matrix) của vũ trụ, Bí Nhiệm Huyền Linh (Mysterium Magicum) từ đó mọi vật vốn hiện tồn được sinh ra do sự phân ly hay biến phân. Trong các sách huyền học khác, nó được gọi bằng các danh xưng khác nhau và có lẽ là sẽ có giá trị nếu chúng ta kê khai ra đây một vài trong số các danh xưng đó: có 2 yếu tố chung duy nhất với các biến phân của nó, gồm: (LVLCK, 58)
Đồng nhất (homogeneous) ………………… Phân hoá (differentiated)
1) Vật chất nguyên thuỷ vũ trụ chưa phân hoá 1) Tinh tú quang (astral Light)
2) Dĩ thái nguyên thuỷ 2) Biển lửa (Sea of fire)
3) Thực thể nguyên thuỷ có mang điện 3) Điện năng (electricity)
4) Akasha 4) Prakriti
5) Siêu tinh quang 5) Vật chất nguyên tử
6) Hoả xà (Fiery serpent) 6) Tà xà (Serpent of evil)
7) Mulaprakriti 7) Dĩ thái với 4 tiểu phân của nó: Phong, hoả, thuỷ, địa
8) Vật chất tiền căn nguyên
+ Fohat (Hậu Thiên Khí) là tư tưởng thiêng liêng hay năng lượng (Shakti) khi đã biểu lộ trên bất cứ cõi vũ trụ nào. Đó là tác dụng hỗ tương giữa tinh thần và vật chất. Bảy biến phân của Fohat là (LVLCK, 59):
1. Cõi của sự sống thiêng liêng ……….. Adi…………………..… Bể lửa
2. Cõi của sự sống Chân Thần ………Anupadaka…………..… Akasha (Tiên Thiên Khí)
3. Cõi của Tinh thần .…………………..…..Atma……………….…… Aether
4. Cõi của trực giác …………………………Bồ đề……………..… Phong (Air)
5. Cõi của Trí tuệ ……………………….…..Trí tuệ…………………..… Hoả
6. Cõi của dục vọng …………………..….Cảm dục…………..… Tinh tú quang
7. Cõi trọng trược ………………………..…Hồng trần……………….… Dĩ thái
GLBN I, 105, 134, 135, 136.
+ Ở đây có lẽ sẽ hữu ích khi chỉ ra rằng từ lực là hiệu quả của cung thiêng liêng khi biểu lộ, với cùng ý nghĩa rằng điện năng là hiệu quả biểu lộ của cung nguyên thuỷ của thông tuệ linh hoạt. Nên ngẫm nghĩ kỹ về điều này vì nó nắm giữ một bí nhiệm (LVLCK, 59)
+ Một lời cảnh báo nên được đưa vào ở đây: Giống như trên cõi trần, hiện thể vật chất, không thể biểu hiện đầy đủ toàn thể trình độ phát triển của chân ngã hay thượng ngã, cũng vậy, ngay cả chân ngã cũng không thể cảm nhận đầy đủ và biểu hiện được tính chất của tinh thần. Vì vậy, tâm thức con người hoàn toàn không thể đánh giá được một cách đúng đắn sự sống của tinh thần hay Chân Thần (LVLCK, 67).
Bảng Lửa trong Đại thiên địa và Tiểu thiên địa
STT | Nội dung | Ba loại lửa (cốt yếu) trong Đại thiên địa, khi biểu lộ thanh 5 loại lửa | Nguồn | ||||
I | LỬA ĐẠI THIÊN ĐỊA Lửa có 3 phần, khi biểu lộ = 5 phần | + Chủ đề: Xem xét lửa về đại và tiểu thiên địa, tức Lửa Thái Dương hệ và con người (LVLCK, 50) + Nội hàm: Toàn thể vấn đề liên quan đến nguyên thể bên trong của Thái dương hệ, chủ yếu không phải về khía cạnh bên ngoài hay tâm linh. Nó liên quan đến các Đấng Cao Cả ngự trong hình hài sắc tướng, các Ngài biểu lộ qua trung gian vật chất và trước nhất thông qua chất dĩ thái. Các Ngài đang phát triển (LVLCK, 67) | |||||
Ba ngôi tương ứng với các thượng đế vũ trụ | Ngôi 1 | Ngôi 2 | Ngôi 3 | ||||
1 | Tên gọi | Ngọn lửa thiêng | Về Trí Tuệ | Lửa nội tại (Lửa bên trong vật chất) | |||
2 | Tính chất | Lửa điện hay Lửa thiêng của Thượng Đế | Lửa Thái Dương hay Lửa cõi trí vũ trụ | Lửa do ma sát (Cọ sát) hay Lửa sinh động nội tại | LVLCK, 51 | ||
* | Bản chất của 3 loại lửa cốt yếu khi chưa biểu lộ ở các Thái dương hệ | Lửa này phân biệt, làm cho Ngài khác với tất cả các Thượng Đế khác; đó là đặc điểm nổi bật, vị trí của Ngài trong cơ tiến hoá vũ trụ | Đây là phần của cõi trí vũ trụ vốn được dùng làm sinh động thể trí của Thượng Đế. Lửa này có thể được xem như là toàn bộ các tia lửa của trí tuệ, các lửa của hạ trí và nguyên khí sinh động của các đơn vị tiến hoá của nhân loại trong ba cõi thấp. | Các lửa này làm linh hoạt và đem lại sức sống cho Thái Dương hệ đang biểu lộ. Là Hoả xà của Thượng Đế khi hoạt động của Thái Dương hệ được đầy đủ; | LVLCK, 51 | ||
2 | Cung | Cung Ý chí vũ trụ (Cung Ý chí Tinh thần) | Cung Thiêng Liêng (Cung Bác Ái Minh triết) | Cung nguyên thủy (Trí tuệ hoạt động/ Vật chất linh động sáng suốt) | LVLCK, 51 | ||
3 | Tên khác 3 cung vũ trụ đang biểu lộ | Ý chí thông tuệ hay Ý chí sáng suốt | Bác ái thông tuệ hay Trí tuệ sáng suốt | H.Động thông tuệ hay Hoạt động sáng suốt | |||
Trạng thái | Mahadeva | Vishnu | Brahma | ||||
4 | Chuyển động | Thái DH tiến tới qua không gian hay lũy tiến (Kiểm soát vòng giới hạn đến tâm vũ trụ) | Soắn ốc theo chu kỳ của cơ thể Thượng Đế (Là sự chuyển động của tự thân của Thái Dương hệ) | Lửa nội tại Chuyển động quay (Dạng thức gần như hình cầu) | LVLCK, 54 | ||
5 | Định luật | Tổng hợp | Hấp dẫn | Tiết kiệm | |||
6 | Ba biểu lộ của Sự Sống thiêng liêng | Trạng thái tinh thần phải được tìm thấy ở tâm mọi vật | Thế giới nội tâm hay sắc tướng; | Vũ trụ biểu lộ hay hữu hình | |||
* | Sử dụng | Cung cho đến nay rất ít được nói đến | LVLCK, 55 | ||||
+ | BIỂU LỘ NHỊ NGUYÊN | Cung 1 – Điểm Linh quang (Hiện chưa biểu lộ nhị nguyên) | Cung 2 – Lửa trí tuệ (Tự chúng lộ ra theo 2 cách/ Nhị nguyên) | Cung 3 – Lửa Nội tại (Tự chúng lộ ra theo 2 cách/ Nhị nguyên) | LVLCK, 60 | ||
Ta có 5 loại Lửa sau khi 2 loại lửa biểu lộ nhị nguyên | Lửa Ý chí | Lửa trí tuệ | Hành Khí của lửa | Tiềm Nhiệt | Hoạt Nhiệt | LVLCK, 58 | |
II | LỬA TIỂU THIÊN ĐỊA (Tương ứng với Đại Thiên Địa, tức về cơ bản cũng có 3 phần và biểu lộ làm 5 loại lửa) | Ngọn Lửa này biểu hiện rung động cao nhất mà Chân Thần có thể có được, là nguyên nhân của chuyển động luỹ tiến của Nguyên sinh khí (Jiva) đang tiến hoá. | Lửa này tạo thành đơn vị suy tư hữu ngã thức hay là linh hồn…. Nó nối liền Chân Thần/ Tinh thần với phàm ngã…, Đến nay, rất ít người được giao tiếp chặt chẽ với thượng ngã hay Chân ngã của họ…, qua bộ óc hồng trần. Lửa này trong con người, biểu lộ như hoạt động xoắn ốc có chu kỳ, đưa đến sự bành trướng và trở về trung tâm, tức Chân Thần | Nó nắm giữ phàm ngã hay con người vật chất hạ đẳng biểu lộ ra bên ngoài, nó cho phép đơn vị tinh thần (Chân Thần) tiếp xúc với cõi vật chất trọng trược nhất. Lửa này là sự rung động cơ bản của hệ thống nhỏ trong đó Chân Thần hay Tinh Thần nhân loại là Thượng Đế, và nó nắm giữ phàm ngã hay con người vật chất hạ đẳng biểu lộ ra bên ngoài; như vậy | LVLCK, 61 | ||
Tên gọi tương ứng | Lửa Chân Thần Thiêng Liêng | Lửa hay Tia Lửa của Trí Tuệ | Lửa Nội Tại truyền sinh lực | LVLCK, 61 | |||
Tương ứng trong con người (Khi cả 3 toả chiếu như một lửa duy nhất, sự giải thoát khỏi vật chất hay khỏi hình hài được thành tựu) | Khi hợp nhất 2 lửa kia, chúng ta sẽ đạt đến sự toàn mỹ của thành tựu của con người | Tương ứng với cung Trí tuệ sáng suốt Tương ứng với Lửa Thái dương ( Biểu hiện trong con người). Lửa này tạo thành đơn vị suy tư hữu ngã thức hay là linh hồn | Tương ứng cung hoạt động sáng suốt. Tương ứng với lửa do ma sát (Biểu hiện trong con người). Là toàn bộ của hoả xà cá nhân | LVLCK, 63 | |||
Định luật chế ngự tương ứng | Định luật tổng hợp | Định luật hút | Định luật tiết kiệm | ||||
1 | Nhị phân của Lửa trong Tiểu Thiên Địa với Cung 2 và 3 | Ngọn Lửa Chân Thần Thiêng Liêng | Lửa linh hoạt hay prana (Tiềm nhiệt hay thân nhiệt) | Năng lượng trí tuệ trong Thể trí | Nhiệt tiềm ẩn (Tiềm nhiệt) | Hoạt nhiệt hay prana | LVLCK, 63 |
(” Nhị nguyên của Cung 2 và 3″ hợp thành, cộng với điểm linh quang của ý chí sáng suốt, tạo thành 5 lửa “Biểu lộ Chân Thần” – Có nghĩa là một biểu lộ nội tâm thuần tuý vì không hẳn là tinh thần, cũng không hẳn là vật chất (LVLCK, 63) | (Các hình tư tưởng thuần tuý của thể trí, được làm cho sống động bởi lửa tự phát sinh, là một phần của Chân Thần kiểm soát) | * Nó là căn bản của sự sống của tế bào tựa hình cầu, hay nguyên tử, và điều chỉnh sự quay của tế bào này so với tất cả tế bào khác | * Làm linh hoạt vạn vật và là lực phát động hình hài. Tự biểu lộ 4 loại dĩ thái và trong trạng thái hơi, nó tương ứng (Ở cõi trần) với Akasha biểu lộ ngũ phân trên cõi của Thái dương hệ. | ||||
III | LỬA BIỂU LỘ (Lửa tương ứng) | Lửa thứ nhất Lửa Thiêng – Ý chí ( Lửa Điện) | Lửa thứ hai Lửa Trí Tuệ – Bác Ái (Lửa Thái Dương) | Lửa thứ ba Lửa Nội tại – Cung Nguyên Thủy Lửa Ma sát | LVLCK, 64 | ||
Hình thành và tồn tại lửa bên trong vật chất (Ba lửa mà bộ Luận về lửa càn khôn bàn đến đều là lửa bên trong vật chất, (LVLCK, 50 & 67) | * Lửa được tạo ra bởi lửa điện và lửa thái dương tiếp xúc với nhau qua trung gian vật chất (VD: Trong mặt trời và các hành tinh, con người). Lửa ma sát chỉ tồn tại khi 2 thứ lửa kia được kết hợp lại và nó không tồn tại khi chính nó tách ra khỏi chính vật chất | LVLCK, 68 | |||||
1 | Sự liên quan của 3 loại lửa (Toàn thể vấn đề được bàn đến trong Bộ Luận này liên quan đến nguyên thể bên trong của Thái dương hệ, chủ yếu không phải về khía cạnh bên ngoài hay về tâm linh, nó liên quan đến các Đấng ngự trong hình, sắc tướng (LVLCK, 67) | Lửa thiêng liên quan: a. Tiến hoá của tinh thần b. Tác động của ngọn lửa thiêng theo định luật Tổng Hợp c. Kết quả theo sau của chuyển động luỹ tiến – Một chuyển động quay tròn, theo chu kỳ và tiến tới | Lửa từ cõi trí vũ trụ, liên quan tới: a. Sự biểu lộ tiến hoá của trí tuệ tức manas. b. Sinh khí của linh hồn. c. Sự biểu lộ tiến hoá của linh hồn khi nó biểu hiện – Tâm thức xuất hiện d. Lửa này vận hành theo Định Luật Hút. e. Kết quả chuyển động xoắn ốc có chu kỳ, nhưng nó là sự tiệm tiến, theo thời gian | + Lửa Nội tại (Ma sát) liên quan đến: a. Hoạt động của vật chất. b. Chuyển động quay của vật chất. c. Sự phát triển của vật chất bằng ma sát, theo định luật tiết kiệm (* Lửa ma sát chỉ tồn tại khi 2 thứ lửa kia (Lửa điện và lửa thái dương) được kết hợp lại và nó không tồn tại khi chính nó tách ra khỏi vật chất (LVLCK, 68) | LVLCK, 67 | ||
2 | Lửa bên trong Thái dương hệ, Hành tinh, và của con người có 3 (Nhiệt và phát xạ là các tên có từ hiệu quả biểu lộ các hỏa thực thể với môi trường bao quanh) | Lửa thiết yếu hay là hoả hành khí, là tinh hoa của lửa. Có 2 nhóm chính:a. Hoả thiên thần – Tiến hoá thăng thượng.b. Hoả tinh linh hay tiến hoá giáng hạ. | Lửa bức xạ: Loại lửa này có thể được diễn tả dưới tên là điện của cõi trần, các tia sáng, và năng lượng dĩ thái. Đây là lửa linh hoạt | Tiềm hỏa: Lửa bên trong ở trung tâm của khối cầu, các lò lửa bên trong này tạo nên sự ấm áp. Đây là tiềm hoả | LVLCK, 70 | ||
Hiệu quả(Nhiệt hay phát xạ) tạo ra các hiện tượng khác nhau; (Của Thái dương hệ hay Đại thiên địa và Nhân loại, con người tiểu thiên địa như dưới đây) | Lửa phát xạ gây nên sự tăng trưởng liên tục của những gì đã đang phát triển, dưới ảnh hưởng của tiềm hoả, tới một mức độ có thể tiếp nhận được lửa bức xạ. | Tiềm hoả gây nên sự tăng trưởng tích cực của những gì mà nó được lồng vào trong đó, và gây nên sự thúc đẩy hướng thượng, sức thúc đẩy này đưa vào biểu lộ tất cả những gì được tìm thấy trong các giới của thiên nhiên | |||||
a | Thái dương hệ hay Đại thiên địa (TDTĐ hay Đại Thiên Đế); Hành Tinh Thượng Đế: Những gì có ở thái dương hệ, có thể được khẳng định với tất cả các hành tinh mà trong bản chất của chúng phản ảnh cho vầng Thái Dương, huynh trưởng của chúng | Lửa linh hoạt hay lửa bức xạ vẫn có trong sự sống và tạo ra sự tiến hoá của mọi vật vốn đã phát triển thành biểu lộ ngoại cảnh bằng tiềm hoả | Tiềm hoả hay nội hoả tạo ra nhiệt bên trong nó làm cho Thái dương hệ sản sinh ra mọi hình thái của sự sống. Đó là hơi ấm có sẵn gây nên mọi sự thụ tinh dù là nơi người, động vật hoặc thực vật | ||||
b | Nhân loại hay Con Người Tiểu Thiên Địa (Phải phân biệt giữa bức xạ từ thể dĩ thái là bức xạ của prana với từ điển. Xem ghi chú ở dưới | Bức xạ của con người hay lửa linh hoạt, cho đến nay vẫn là một yếu tố ít được hiểu biết nhất. Nó liên quan tới hào quang sức khoẻ và liên quan tới bức xạ từ thể dĩ thái vốn làm cho một người thành một kẻ chữa bệnh và có thể truyền nhiệt linh hoạt (hoạt nhiệt). | Tìềm hoả của nhân loại, là nhiệt ở bên trong thân người, tạo ra các hình thức khác của sự sống: 1. Các tế bào của thể xác. 2. Các cơ quan được nuôi dưỡng bởi tiềm nhiệt. 3. Sự sinh sôi nảy nở của chính nó trong các hình hài con người khác, tức cơ bản của chức năng tính dục | ||||
……. | …………………………………………….. | ……………………………………….. | ………………………………. | ……………………………………… | …………………………………. | …………………………………… | …………….. |
1. GHI CHÚ VỀ BIỂU LỘ CỦA LỬA (MỤC III) VÀ CẦN NGHIÊN CỨU KÝ VỀ MỤC III – LỬA BIỂU LỘ (VỀ VIỆC CÓ HAY KHÔNG SỰ TƯƠNG ỨNG VỚI LỬA VŨ TRỤ
+ Cần phân biệt rõ: Tuy nhiên, bức xạ của con người hay lửa linh hoạt, cho đến nay vẫn là một yếu tố ít được hiểu biết nhất. Nó liên quan tới hào quang sức khoẻ và liên quan tới bức xạ từ thể dĩ thái vốn làm cho một người thành một kẻ chữa bệnh và có thể truyền nhiệt linh hoạt (hoạt nhiệt). Cần phải phân biệt rất rõ giữa bức xạ từ thể dĩ thái vốn là một bức xạ của prana với từ điển, vốn là một sự phóng phát từ một thể tinh anh (thường là thể cảm dục) và có liên quan với sự biểu lộ của Ngọn Lửa Thiêng trong lớp vỏ vật chất. Ngọn Lửa Thiêng được tạo ra trên cõi thứ hai, tức cõi Chân Thần, và từ điển (vốn là một phương pháp để giải thích lửa bức xạ), do đó được cảm nhận một cách tối thượng trên cõi thứ tư và thứ sáu hay là xuyên qua thể Bồ Đề và thể cảm dục.(Các cõi này có liên quan chặt chẽ với cõi thứ nhì), LVLCK, 71;
+ Lửa bên trong vật chất (lửa do ma sát) – TÁC DỤNG CỦA CHÚNG_LVLCK, 70
– Trước nhất, chúng ta có thể nói rằng lửa bên trong vừa tiềm tàng vừa linh động, tự nó biểu lộ như là cái tổng hợp của các lửa được thừa nhận của Thái dương hệ, và thí dụ, biểu lộ dưới hình thức bức xạ mặt trời và sự cháy bên trong hành tinh
– Thứ hai: Lửa bên trong là căn bản của sự sống trong 3 giới thấp của thiên nhiên, và trong giới thứ 4 hay giới nhân loại có liên quan tới hai hiện thể thấp. Lửa của trí tuệ, khi phối hợp với các lửa bên trong, là căn bản của sự sống trong giới thứ tư, và khi được phối hợp (hiện nay chỉ mới một phần, còn sau này sẽ toàn thể), chúng sẽ kiểm soát con người tam phân hạ đẳng hay là phàm ngã; sự kiểm soát này kéo dài cho đến cuộc điểm đạo thứ nhất.
– Cuối cùng là lửa Tinh thần, khi được phối trộn với hai lửa kia (sự phối trộn bắt đầu trong con người ở lần điểm đạo thứ nhất), hợp thành một căn bản của sự sống tinh thần. Khi cuộc tiến hoá nối tiếp trong giới thứ năm hay giới tinh thần, ba lửa này bùng cháy cùng lúc, tạo ra sự toàn giác.
* Diễn tả hiệu quả các hỏa thực thể (Lửa bên trong) với môi trường bao quanh là: NHIỆT VÀ PHÁT XẠ
+ Lửa bên trong của Thái dương hệ, của hành tinh, và của con người gồm có 3 (LVLCK, 68; 70):
1. Lửa bên trong ở trung tâm của khối cầu, các lò lửa bên trong này tạo nên sự ấm áp. Đây là tiềm hoả.
2. Lửa bức xạ: Loại lửa này có thể được diễn tả dưới tên là điện của cõi trần, các tia sáng, và năng lượng dĩ thái. Đây là lửa linh hoạt.
3. Lửa thiết yếu hay là hoả hành khí, chính chúng sẽ là tinh hoa của lửa. Phần lớn, chúng được chia thành 2 nhóm:
a. Hoả thiên thần (Fire devas) hay các thực thể tiến hoá thăng thượng.
b. Hoả tinh linh (Fire elementals) hay các thực thể tiến hoá giáng hạ
* Tất cả các hành khí và thiên thần này đều ở dưới sự kiểm soát của Hoả Tinh Quân (the Fire Lord), tức là Agni
Chia sẻ: