TỔNG HỢP CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHU KỲ
I- Các Tooltip (Đến ngày 18/10/2018)
+ Manvantara (Chu kỳ sinh hoá, chu kỳ khai nguyên):
– Thời kỳ hoạt động được xem như tương phản với thời kỳ ngơi nghỉ (rest), không nói tới độ dài đặc biệt nào của chu kỳ (cycle). Thường được dùng để diễn tả một giai đoạn hoạt động của hành tinh và 7 giống dân trên hành tinh đó. (ĐĐNLVTD, 221)
– Bảy manvantaras tức là bảy cuộc Tuần Hoàn (7 rounds). (MTNX, 351)
– Vào mỗi chu kỳ khai nguyên có hàng triệu và hàng tỷ thế giới (worlds) được tạo ra. (GLBN I, 199)
– Một chu kỳ quy nguyên (Pralaya) dài bằng một chu kỳ khai nguyên, tức là một Đêm của Brahma bằng một Ngày của Brahma. (GLBN I, 285)
+ Mahamanvantara (Đại Chu kỳ khai nguyên hay sinh hóa):
Một giai đoạn dài của toàn thể Thái Dương Hệ. Thuật ngữ này được dùng cho các đại chu kỳ Thái Dương Hệ. Nó hàm ý một thời kỳ hoạt động của vũ trụ. (TVTTHL, 355)
+ Kali Yuga (Chu kỳ mạt pháp): “Yuga” là kỷ nguyên (age) hay chu kỳ (cycle). Theo triết học Ấn Độ, cuộc tiến hóa của chúng ta được chia thành 4 yugas hay chu kỳ. Kali–yuga là thời hiện tại. Nó có nghĩa là “kỷ nguyên Hắc Ám” (“Black Age”), một giai đoạn dài 432.000 năm. (ĐĐNLVTD, 219)
– Chu kỳ mạt pháp đã bắt đầu cách nay gần 5.000 năm.(GLBN III, 301)
+ Định luật Chu Kỳ (Law of Cycles): Định luật Chu Kỳ định đoạt thủy triều, kiểm soát các biến cố trên thế gian và cũng sẽ chi phối cá nhân và như thế thiết lập các thói quen của cuộc sống có tiết điệu – một trong các động cơ chính yếu được định trước để có được sức khỏe tráng kiện. (CTNM, 89)
+ Đại chu kỳ khai nguyên : X. Mahamanvantara.
+ Đại Chu Kỳ (Maha Yuga):
Có 4.320.000 năm của con người. Gồm có 4 chu kỳ sau:
– Krita yuga ..… 1.728.000 năm thế tục (mortal year)
– Treta yuga ….. 1.296.000 năm thế tục.
– Dwapora yuga….. 864.000 năm thế tục.
– Kali yuga ….. 432.000 năm thế tục. (LVLCK, 39)
+ Chu kỳ Qui nguyên : X. Qui nguyên.
+ Chu kỳ khai nguyên : X. Manvantara.
+ Chu kỳ mạt pháp : X. Kali Yuga.
+ Chu kỳ thế giới (World period):
– Ring (Thư của Ch, S., 160)
– Bảy căn chủng hợp thành một chu kỳ thế giới. (LVLCK, 62)
– Bảy chu kỳ thế giới tạo thành một cuộc tuần hoàn (round). (LVLCK, 63)
+ Biểu lộ theo chu kỳ
1/ Một chu kỳ thái dương (solar cycle) như chu kỳ hiện nay, trong đó Cung 2, Cung Bác ái – Minh Triết là cung chính, còn tất cả các cung khác chỉ phụ thuộc cung này.
2/ Chu kỳ hành tinh, như là các chu kỳ mà chúng ta vừa xem xét liên quan đến các giống dân, năm giống dân được liệt kê ở trên và năm cung đang chi phối của các giống dân này.
3/ Các chu kỳ liên quan đến 12 cung Hoàng đạo cơ bản, các chu kỳ này có hai:
a– Các chu kỳ có liên quan với một vòng Hoàng đạo đầy đủ, vào khoảng 25.000 năm.
b– Các chu kỳ có liên quan với mỗi một trong 12 cung đi vào và chấm dứt biểu lộ vào khoảng mỗi 2.100 năm.
4/ Các chu kỳ mà một số cung chiếm ưu thế trong một giai đoạn tiến hóa của nhân loại, đó là năm giai đoạn thuộc giống dân chính mà chúng ta đã thấy ở trên.
5/ Chu kỳ nhỏ diễn ra trong và ngoài lúc biểu lộ như có đề cập đến trước đây trong quyển này.
6/ Các chu kỳ hoạt động của cung được xác định bằng các con số của chúng. (TLHNM I, 265)
II- Tổng hợp khác
+ Điểm thứ nhì là những ảnh hưởng này (biểu lộ thành màu sắc khi chúng tiếp xúc với vật chất) vận chuyển theo những chu kỳ có trật tự riêng biệt. Chúng ta mô tả những chu kỳ vừa kể là sự nhập cuộc hay ra đi của một cung. Trong cuộc tuần hoàn thứ tư này thường có 4 cung thay đổi nhau tác động trong bất cứ thời gian nào. Nói điều này là tôi muốn các bạn ghi nhớ rằng dù tất cả các cung đều biểu hiện trong thái dương hệ, nhưng ít nhiều gì cũng có những cung đồng thời nổi bật vào những giai đoạn biểu hiện nhất định.(TTHM, 233)