Webinar Tâm Lý Học Nội môn 3


Chia sẻ:

Bài sau đây là phần biên dịch từ webinar số 3 về Tâm lý học Nội môn do Leoni Hodgson, giảng viên trường Morya Federation trình bày, dành cho các học viên của Trường và Công chúng. Đây là webinar cuối cùng trong loạt 3 webinar trình bày các nét chính của Tâm lý học Nội môn, chuyên học hỏi về bảy cung. Học trình này dựa vào quyển sách Esoteric Psychology I và II của đức DK. Phần tiếng Việt lược dịch những gì Bà Leoni Hodgson diễn giảng trong webinar. Các bạn có thể download các video trên từ website www.makara.us.

Khi bạn bắt đầu thiết lập biểu đồ cung của bạn, bạn nên bắt đầu từ ngoài vào trong, từ thể hồng trần tiến đến phàm ngãlinh hồn. Và bạn cũng lưu ý trên slide 2 liệt kê hai hoặc ba cung cho mỗi thể của hạ thể. Đây là hướng dẫn quan trọng của Chân sư DK và nó giúp chúng ta đơn giản hóa vấn đề. Ví dụ bạn thấy trên slide 2, thể hồng trần thông thường chỉ nằm trong hai cung 3 và 7, thể cảm xúc chỉ trong hai cung 2 và 6, còn hạ trí nằm trong 3 cung 1, 4, và 5. Riêng phàm ngãlinh hồnthể ở bất kỳ cung nào. Ngoại lệ là khi bạn là đệ tử hoặc điểm đạo đồ, là người tiến hóa cao thì ba hạ thể của bạn có thể khoác lấy bất kỳ cung nào trong bảy cung, nhưng khi bạn nghĩ rằng bạn nằm trong ngoại lệ đó, bạn phải chắc chắn rằng bạn đã thỏa mãn điều kiện đó. Kinh nghiệm của Bà Leoni khi khảo sát các cung của các đệ tử của Chân sư DK (như được nêu ra trong quyển Đường Đạo trong Kỷ Nguyên Mới) là rất hiếm khi các đệ tử của Ngài có cung của các hạ thể nằm ngoài qui luật đó.

Một điểm khác cần lưu ý là cung phàm ngã chỉ xuất hiện rõ rệt khi thể trí của một người đã phát triển mạnh mẽ, con người trở thành một cá thể biết tư duy, biết phân biện, không còn chịu sự chi phối của cảm xúc hay dục vọng nhiều, mà ngược lại, biết kiểm soát và kềm chế dục vọng, cảm xúc để phục vụ cho bản thân mình. Khi đó, con người trở thành một phàm ngã mạnh mẽ, ích kỷ, tập trung tất cả năng lực của mình để phục vụ cho mục tiêu của mình.

Khi con người đã đạt đến giai đoạn đó (trở thành một phàm ngã tích hợp – integrated personality), khi đó tiếng nói của linh hồn mới bắt đầu có ảnh hưởng đến phàm ngã, cung Linh hồn dần xuất hiện. Theo thời gian, khi linh hồn càng ảnh hưởng đến phàm ngã thì cung linh hồn càng rõ nét, cho đến lúc nào đó con người trở thành phàm ngã hòa nhập với linh hồn.

Slide 6 mô tả các đặc tính đối nghịch của thể hồng trần cung 3cung 6. Về dóc váng, người có thể hồng trần cung 7 nhỏ nhắn, xương nhỏ, thanh mảnh, còn người cung 3 xương to, chắc nịch, vai to thịt bắp. Người cung 7 đi đứng nhẹ nhàng, khi đi như lướt. Người cung 3 nặng nề.

Về nhà cửa, người cung 7 thích sự trật tự, ngăn nắp, trong khi người cung 3 bề bộn, hỗn độn. Người cung 7 không thể làm việc được khi bàn làm việc của họ lộn xộn, ngăn nắp, và họ phải sắp xếp lại gọn gàng trước khi làm việc. Trái lại người cung 3thể ngủ trong tiếng ồn hoặc bất kỳ đâu.

Bàn tay người cung 7 uyển chuyển. Khi họ diễn thuyết, họ dùng động tác của bàn tay để hỗ trợ cho lời nói và tư tưởng của họ. Bàn tay người cung 3 to chắc, khỏe mạnh.

Người cung 3 chịu đựng được sự đau đớn trong khi người cung 7 rất dở trong khi chịu đựng sự đau đớn. Cung 3 thể xácthể làm việc bền bĩ, dẻo dai, trong khi cung 7 làm việc có giờ có giấc. Bà Leoni hài hước kể Bà ước gì Bà có một thể xác cung 3 (Bà có thể xác cung 7), bởi vì khi đó bạn có thể khiến nó chịu khó làm việc như bạn mong muốn. Nó sẽ bền bĩ, tiếp tục làm việc cho bạn. Trường hợp của thể xác cung 7, khi nó không chịu làm việc, Bà phải dùng ý chí mạnh mẽ thúc đẩy làm việc, ngoài ra còn phải cho nó ăn và uống cà phê… ????

Như vậy, có những thỏa hiệp mà chúng ta phải chấp nhận và chúng ta phải chăm sóc thể hồng trần của chúng ta một cách hợp lý, bởi vì sau rốt, nếu chúng ta không chăm sóc nó cẩn thận khiến nó đau ốm và chết, chúng ta phải chờ đợi cho đến khi một cơ hội khác để tiếp tục Công việc của chúng ta trên cõi trần.

Tóm lại: cung 7 là cung của sự tiết điệu, trật tự, nghi lễ, và những gì họ thích phản ảnh điều này. Sống trật tự, có giờ giấc ổn định, ngăn nắp, bề ngoài gọn gàng. Còn cung 3 ngược lại cung 7 ở những đặc tính trên.

Trên Slide 8 là 2 mẫu người tiêu biểu của cung 3cung 7 thể xác. Tất cả đều là vận động viên quần vợt nổi tiếng. Bên phải các bạn thấy Serena Williams, thân hình rất rắn chắc, mạnh mẽ. Khi chơi, Cô dựa vào sức mạnh để đè bẹp đối thủ. Một vận động viên khác là Rafael Nadal. Các bạn có thể xem lại các video của 2 vận đồng viên này để thấy điều đó. Ngược lại bên phải là hai động viên tiêu biểu cho cung 7, mảnh mai, khéo léo, nhanh nhẹn: Roger Federer và Daniela Hantuchová. Daniela Hantuchová được cho là mắc bệnh biếng ăn (anorexia) và Bà Leoni cho rằng đây là rối loạn thông thường với người có thể xác cung 7. Tuy nhiên Daniela Hantuchová vẫn còn chơi tennis.

Đặc điểm nổi bật giữa hai loại là thể cảm xúc cung 2 thường lạnh lùng và nhạy cảm, còn cung 6 thì nóng nảy. Vì vậy, Cung 6 cảm xúc cứng rắn, đam mê, ghen tuông. Nếu bạn đã từng cảm nhận sự ganh tị trong lòng bạn thì bạn có một thể cảm xúc cung 6, ngay cả khi bạn đã thanh luyện nó và bạn nghĩ rằng bạn không còn ghen tị nữa. Bà Leoni nói rằng đa phần con người hiện nay có thể cảm xúc cung 6 và rất ít người có cung 2 cảm xúc. Nhiều người nói rằng họ có cảm xúc cung 2 nhưng khi phân tích kỹ, họ có biểu hiện của tính “nóng”, ghen tuông, ganh tị, thì rõ ràng họ có thể cảm xúc cung 6. Nhưng đặc điểm của cung 6 cảm xúc là: khát khao, đam mê cháy bỏng để sở hữu những gì mà y thương yêu. Hoặc có tất cả hoặc không có gì cả. Người cung 2 cảm xúc thì không có sức mạnh, động lực, “sức nóng” để đạt những gì mình muốn, mà họ đạt đến những điều đó bằng thủ thuật, bằng sự thu hút. Một điểm tiêu cực lớn của Cung 2 cảm xúc là họ rất khéo trong việc khiến người khác cảm thấy bị phạm tội, khinh rẻ, và từ đó thu hút người đó làm những việc mà họ mong muốn. Người cung 6 thì khi đã ham muốn thì sự ham muốn mãnh liệt che mất lí trí, dục vọng thu hút thể trí để làm những gì mà nó ham muốn. Đây là điểm tiêu cực lớn của cung 6 cảm xúc. Thể trí bị thể cảm xúc lôi cuốn, gắn chặt với nó và phục vụ nó, và Thông Thiên Học gọi đó là kama-manas (thể trí-cảm). Nhiệm vụ của người học đạo chúng ta là biến thể trí thành khí cụ của linh hồn, dùng thể trí để kiểm soát thể cảm xúc chứ không phải để thể trí thành nô lệ của dục vọng.

14

 

15

Trên slide 14 và 15 mô tả hai phản ứng khác nhau của người cung 2 xúc cảmcung 6 xúc cảm khi bị người yêu từ chối. Khi người cung 2 bị người yêu từ chối, Cô nàng chỉ buồn bã, thụ động, cầu van người yêu trở lại (slide 14). Trong khi Cô nàng cung 6 cảm xúc sẽ phản ứng dữ dội, tràn ngập sự ghen tuôn, oán thù, trả thù … (slide 15). Dường như ai cũng trải qua những cảm xúc của slide 15 khi còn trẻ, còn tuổi teen, chỉ đến khi đã đạt đến mức trưởng thành về tình cảm (năm 28 tuổi) thì phản ứng sẽ chín chắn hơn.

Trên Slide 17 là một số nhân vật có thể cảm xúc cung 2 và 6 ở mặt tích cực. Bên trên hình, các bạn thấy đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài là một linh hồn tiến hóa cao cung 2, và chắc chắn có một thể cảm xúc cung 2. Bên góc phải trên bạn thấy hình mục sư Martin Luther King với câu nói nổi tiếng của Ông: “Tôi có một giấc mơ, một ngày nào đó bốn đứa con của tôi sẽ được sống trong một đất nước mà chúng không bị phán xét bởi màu da, mà bời tính cách của chúng.” Cách mà mục sư Luther King diễn thuyết khác hẳn với cách mà đức Đạt Lai Lạt Ma diễn thuyết. Mục sư Luther King dường như muốn truyền những cảm hứng bốc cháy của mình đến khán giả, còn đức Đạt Lai Lạt Ma thì nhẹ nhàng, minh triết gieo ấn tượng vào người nghe.

Các bạn cũng thấy hình của Jane Fonda, một người cung 6 cảm xúc, và khi bà nói chuyện thì dường như muốn truyền cảm xúc bốc lửa của mình cho khán giả. Người cung 6 cảm xúc rất hay bảo vệ niềm tin, tín ngưỡng, bậc thầy của mình. Khi ai đụng chạm đến đực tin, người mình tôn sùng thì họ sẽ phản ứng mạnh bạo.

Chúng ta đã thấy mặt tiêu cực của cung 6 cảm xúc, nhưng mặt tích cực của nó “khát vọng nhiệt thành” , “khát vọng cháy bỏng” (fiery aspiration) mà Patanjali có nói đến trong Yoga Sutra. Chính lòng khát vọng nhiệt thành sẽ đưa chúng ta tiến nhanh trên đường đạo, nó là nguồn nhiên liệu không bao giờ cạn để chúng ta rong ruổi trên đó.

Trên slide 20 và 21, các bạn thấy liệt kê các đặc tính của 3 cung thông thường của thể trí, và các nhân vật tiêu biểu cho chúng. Thể trí cung 1 có tính chất kiên cường, cứng cỏi. Hilary Bill Clinton có một thể trí cung 1 như thế. Các bạn nhìn bức hình bà Hilary Clinton với ngón tay chỉ lên trên khi đang nói, và trên bức hình là lời phê bình của đảng Cộng Hòa về bà: “Sự khăng khăng ngoan cố của Bà Clinton, cho rằng bà hiểu sự khó khăn của nền kinh tế.”

Thể trí cung 4 có tính chất trực quan, sáng tạo, nghệ thuật, nhưng dao động và thiếu quyết đoán. Ý tưởng và ngôn từ sử dụng đầy màu sắc, hài hước. Thể trí này không trật tự lắm, trừ phi chịu ảnh hưởng của cung cao hơn khắc phục điểm yếu này. Ở giữa slide 21 là hình Billy Connolly (sinh 1942) một diễn viên hài, nhạc Công Scotland. Công việc đầu tiên của ông vào đầu thập niên 1960 là làm thợ hàn (đặc biệt là thợ nồi hơi) ở các xưởng đóng tàu Glasgow, nhưng sau này ông đã bỏ các Cô ng việc này vào cuối thập kỷ để theo đuổi nghề ca sĩ nhạc dân ca ở Humblebums và sau đó là người hát solo. Đầu thập niên 1970s, ông chuyển đổi từ ca sĩ hát nhạc dân ca diễn xuất hài hước thành viên hài chính thức. Cung 4 là cung của nghệ thuật, nghệ sĩ, và các nhà nghệ sĩ lớn đều có cung 4 trong bản đồ cung của mình. Các bạn có thể xem video của Billy Connolly để thấy hg cung 4 ở ông. Ở đây ta đang bàn về thể trí cung 4. Bà Leoni có một thể trí cung 4 nên các bạn thấy cách trình bày của Bà cũng đặc trưng cho cung 4, dung nhiều hình ảnh minh họa, đôi khi hài hước.

Khi trình bày, đầu họ thường dao động qua lại.

Cuối cùng là thể trí cung 5, khoa học, chi li, quan tâm quá mức đến chi tiết, chính xác.

Trình bày các sự kiện bằng một giọng đều đều, khô khan. Điểm yếu là hay phê phán, hạn hẹp, không cảm xúc. HÌnh cuối của Slide 21 là Berners-Lee, người sáng tạo ra WWW, tiêu biểu cho thể trí cung 5.

Các bạn thấy trên slide dòng chữ định nghĩa cung Phàm ngã như sau:

Cung Phàm ngã (nếu tồn tại)
thể là bất kỳ cung nào. Đó là cách mà một người khẳng định uy quyền, cách mà y ta kiểm soát hoàn cảnh và những người khác.

Trong một người sơ khai, chưa tiến hóa, phàm ngã chưa xuất hiện. Khi thể trí đã bắt đầu hoạt động, con người biết tư duy và làm chủ cảm xúc, kiểm soát cảm xúc và dục vọng của mình, khi đó phàm ngã mới dần xuất hiện. Khi con người trở thành một phàm ngã tích hợp, các bạn có một nhà độc tài, một lãnh tụ. Chân sư DK có nói khi phàm ngã hiện hữu, con người đang hoặc đã ở trên đường đạo, chỉ cần ánh sáng linh hồn soi sáng họ, họ sẽ trở thành nhà lãnh đạo anh minh, nhưng trong giai đoạn đầu, họ có thể là những con người ác độc. Mussolini, Stalin, Hitler đều là những phàm ngã tích hợp mạnh mẽ và đường bước vào đường đạo. Riêng Hitler đã xoay chuyển vào tà đạo.

Khi phàm ngã đã xuất hiện thì cung của phàm ngã quyết định cách mà con người khẳng định uy quyền, cách mà y ta kiểm soát hoàn cảnh và những người khác.

Để có thể tìm cung phàm ngã một cách thuận lợi, Bà Leoni chia 7 cung của phàm ngã theo 3 đường hướng chính: đường hướng Ý Chí – Quyền lực, đường hướng Cảm xúc – Trực Giác, và đường hướng Trí tuệ như trên Slide 26.

Người cung 1 và 7 đều thể hiện thẩm quyền của mình thông qua áp đặt quyền lực, luật lệ lên người khác, nhưng cung 1 áp đặt quyền lực không kềm chế và sự tàn nhẫn trong khi cung 7 áp đặt nó thông qua phương thức văn minh, qua kỷ năng xã hội và tổ chức siêu đẳng.

Người cung 3 và 5 là những nhà tư tưởng, nhà khoa học, khẳng định sự vượt trội hay thẩm quyền của mình bằng cách lôi kéo khôn khéo (cung 3), hoặc bằng “sự kiện” để chứng minh mình đúng.

Người cung 2, 4, 6 khẳng định uy quyền bằng:

Cung 2: qua sự thu hút (ví dụ Bill Clinton);
Cung 4: thông qua chiến tranh + kịch tính;
Cung 6: qua lòng sùng tính và thuyết giảng những lí tưởng hạn hẹp.

Trên slide 29 các bạn thấy những nhân vật tiêu tiểu cho 3 đường hướng cung khác nhau. Ở giữa các bạn thấy Bill Clinton và George T. Clooney và nụ cười của họ, rất quyến rũ.Họ có sức thu hút mạnh mọi người xung quanh bằng sự quyến rũ tỏa ra từ họ. Bạn thấy họ tiêu biểu cho đường lối cung mềm, rất mềm mại, ít khi nổi giận. Người phàm ngã cung 2 ngại va chạm, ngại làm người khác tổn thương bởi vì họ không muốn làm mất sự thu hút và được yêu mến của họ, và đây cũng là điểm yếu của phàm ngã cung 2.

George Timothy Clooney (sinh ngày 6 tháng 5 năm 1961) là một diễn viên từng đoạt Giải Oscar và Giải thưởng Quả Cầu Vàng đồng thời còn là một đạo diễn, nhà sản xuất phim và tác giả kịch bản phim. Clooney thể hiện sự cân bằng tuyệt vời giữa nội dung, nghệ thuật và tính thương mại; cùng những giải pháp thông minh trong nhiều dự án phim có ngân sách lớn. Clooney có được cảm tình của Công chúng; thậm chí ngày 31 tháng 1 năm 2008, Liên hợp quốc còn định danh Clooney là “Người mang thông điệp hòa bình” (Messenger of peace).

Người Phàm ngã cung 1 hay tạo ra rắc rối xung quanh mình, Cô lập. Người cung 4 hãy ở trong sự xung khắc, nghịch cảnh, thăng giáng của cuộc đời. Trong hình bạn thấy Sally Field và Judy Garland là những phàm ngã cung 4, đầy màu sắc và đẹp đẽ, nhưng cuộc đời cũng đầy những xung đột, trắc trở.

Judy Garland (1922 – 1969) là một ca sỹ, diễn viên, và người biểu diễn kịch vui. Bà nổi tiếng với giọng hát trầm và đạt được trở thành ngôi sao quốc tế tiếp tục trong suốt sự nghiệp kéo dài hơn 40 năm như là một nữ diễn viên trong vai trò nhạc và kịch tính, như một nghệ sĩ thu âm, và trên các sân khấu concert. Garland đã nhận được một giải thưởng Quả cầu vàng, giải thưởng Juvenile Academy Award, và một giải Tony đặc biệt, và ở tuổi 39, trở thành người phụ nữ nhỏ tuổi nhất nhận giải thưởng B. DeMille Cecil thành tựu trọn đời trong ngành Công nghiệp điện ảnh.. Năm 1997, Garland đã được truy tặng giải thưởng Grammy Thành tựu trọn đời. Nhiều bản thu âm của Bà đã được giới thiệu vào Grammy Hall of Fame. Năm 1999, Viện phim Mỹ đặt Bà nằm trong số 10 ngôi sao nữ vĩ đại nhất của điện ảnh cổ điển của Mỹ. Garland vật lộn trong cuộc sống cá nhân của bà từ khi còn trẻ, vì hình ảnh bản thân của bà bị ảnh hưởng bởi những người điều hành hãng phim nói bà không hấp dẫn. Bà kết hôn năm lần, với bốn cuộc hôn nhân đầu tiên kết thúc bằng ly dị. Bà cũng đã có một cuộc chiến dài với ma túy và rượu, mà cuối cùng dẫn đến cái chết của bà do sử dụng quá liều thuốc an thần ở tuổi 47.

Sally Margaret Field (1946) là nữ diễn viên, nữ ca sĩ, người viết kịch bản, nhà sản xuất phim và đạo diễn người Mỹ.

Field đã đoạt 2 giải Oscar, đoạt 3 giải Emmy, 2 Giải Quả cầu vàng, và một Giải của nghiệp đoàn diễn viên màn ảnh cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Bà cũng đoạt Giải cho nữ diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes năm (1979).

Field kết hôn với Steven Craig năm 1968. Họ có 2 con trai, Peter Craig, tiểu thuyết gia, và Eli, đạo diễn kiêm diễn viên. Họ ly dị năm 1975. Sally Field sau đó có quan hệ tình ái lãng mạn với Burt Reynolds trong nhiều năm, trong thời gian đó họ cùng diễn vai chính với nhau trong nhiều phim. Năm 1984, bà tái hôn với nhà sản xuất phim Alan Greisman. Bà có thêm một con trai – Sam – trong cuộc hôn nhân thứ hai. Field và Greisman ly dị năm 1993.

Ngày 29.10.1988, bà và gia đình đã sống sót trong vụ tai nạn máy bay họ thuê bao bị rớt khi cất cánh, họ chỉ bị thương nhẹ. Field bị bệnh osteoporosis (xương giòn dễ gãy).

Phàm ngã cung 6 thể hiện tính chất nhiệt thành bốc lửa của họ. Trên hình bạn thấy Martin Luther King và Ian Paisley.

Ian Richard Kyle Paisley, (1926 – 2014) là một chính trị gia trung thành và lãnh đạo tôn giáo Tin Lành từ Bắc Ireland. Ông trở thành mục sư Tin Lành năm 1946 cho đến khi mất. Trong năm 1951, ông đồng sáng lập Giáo Hội Tự Do Presbyterian Ulster và là nhà lãnh đạo của nó cho đến năm 2008. Paisley nổi tiếng với các bài giảng bốc lửa của mình và thường xuyên rao giảng và phản đối chống lại đạo Công giáo và đồng tính luyến ái.

Vào giữa những năm 1960, ông đã dẫn dắt và xúi giục phe đối lập trung thành với phong trào dân quyền Công giáo ở Bắc Ireland. Điều này dẫn đến sự bùng nổ các cuộc rối loạn cuối thập niên 1960, một cuộc xung đột nhấn chìm Bắc Ireland trong suốt ba mươi năm tiếp theo. Paisley đã được xem như người xúi dục bạo loạn và khuôn mặt của chủ nghĩa thống nhất theo đường lối cứng rắn. Ông phản đối mọi nỗ lực để giải quyết xung đột thông qua chia sẻ quyền lực.

Martin Luther King tiêu biểu cho phàm ngã cung 6 tiến hóa. Các bạn có thể xem video của hai nhân vật trên diễn thuyết để thấy tính chất bốc lửa trong các bài giảng của họ.

Phàm ngã Cung 3 nếu không chịu ảnh hưởng của cung Linh hồn kiểm soát sẽ là bậc thầy về gian xảo, thủ đoạn, điển hình như Bernard Madoff. Ở mặt tích cực các bạn thấy Steve Jobs, cha đẻ của Công ty Apple, một bộ óc lỗi lạc về sáng tạo.

Cung 5 Khoa học cụ thể, các bạn thấy Tim Berners Lee cho đẻ của internet và Joseph Medele, khoa học gia của Đức Quốc xã, tiêu biểu cho hai thái cực khác nhau của Phàm ngã cung 5.

Về phía phàm ngã cung 1 các bạn thấy Jim Jones và Hilary Clinton đại diện cho phương diện thấp và cào của phàm ngã cung 1. Kofi Annan và tổng thống Obama đại diện cho phàm ngã cung 7. Tổng thống là đại biểu rõ rệt của cung 7 phàm ngã, thích làm việc nhóm.

Bà Leoni cũng nói thêm phàm ngã cung 6 nếu chưa chịu sự kiểm soát từ cung linh hồn sẽ rất nguy hiểm vì sự cuồng tín.

Theo Bà Leoni khảo sát thì trên đường hướng cung mềm, Bill Clinton có Linh hồn ở trên cung 1 nhưng phàm ngã cung 2. Hilary Clinton có phàm ngã cung 1 nhưng cung Linh hồn ở cung khác. Tổng thống Obama có linh hồn cung 1phàm ngã cung 7. Churchill và Winson cũng là linh hồn cung 1. Tim Berners Lee có cung 5 trong bản đồ cung của mình, và có thể là một linh hồn cung 5. Những linh hồn cung 5 sử dụng trí thông tuệ sáng chói của mình để giúp đỡ nhân loại, làm nhẹ những khổ đau của con người.

 

Các bạn có thể xem hoặc downloaf file pdf ở đây

5358 — Tổng số lần đọc 4 — Hôm nay

Chia sẻ: