Con người nghĩ trong Tâm như thế nào thì y sẽ như thế ấy
Số Mệnh là có, đó là Luật Nhân Qủa, biểu hiện qua quy luật Thời gian, đến thời điểm hội tụ đủ Nhân Duyên, là lúc Bạn nhận lãnh Quả báo, dù là Quả tốt hay xấu bạn buộc phải nhận nếu bạn không Tu Tâm Dưỡng Tánh như Đức Phật dạy - Sách Liễu Phàm Tứ Huấn là nghiệm chứng học Phật sửa Mệnh tuyệt đỉnh nhân gian
Căn cứ ngày, tháng, năm sinh người ta có thể dự đoán được Vận Mệnh mỗi người. Số Mệnh có thể thay đổi được
Cải Mệnh đỉnh nhất= Xin thường niệm: Nam Mô A Di Đà Phật, do đó nói Đức năng thắng Số Mệnh= Luôn đúng
Chết không phải là hết, Linh hồn luôn luân hồi và Trường tồn =>
Rất cần luôn vui vẻ nhận lãnh Quả báo dù tốt hay xấu đến đâu và chuẩn bị tốt cho cái chết để Tái sinh hiển nhiên có được kiếp sau tốt đẹp hơn.
ĐỐI TRỊ NĂM TRIỀN CÁI TRONG THIỀN ĐỊNH Thích Giác Chinh
Đầu tiên, thiền sinh bước vào giai đoạn hành thiền là tạm thời đè nén chúng để đắc thiền-na và phát Tuệ minh sát, là 2 yếu tốthen chốt cho việc đoạn trừ Năm triền cái, bước tiếp theothiền sinhdần dần chế ngự chúng một cách vĩnh viễn qua công phu phát triển BátChánh Đạo.
Triền Cái tức là ngăn che.Năm chướng ngại ngăn che làm cho hành giảthực hành thiền không thấy được tâm an tịnh, xả ly và giải thoát. Theo kinh nghiệm của Đức Thế Tôn thông qua bài KinhTứ Niệm Xứ, toàn bộpháp hành đưa đến Giác ngộ có thể được diễn tả như một nỗ lực để vượt qua năm chướng ngại này. Năm chướng ngại đó là:
1. Tham dục (Kamachanda),
2. Sân hận (Vyapada),
3. Hôn trầm (Thiramiddha),
4. Trạo cử (Udhaccakukucca),
5. Nghi ngờ (Vicikiccha).
Khi tâm không được tu tập nghiêm túc và không an tịnh thì thường bị Năm triền cái này chi phối, và không thểtiến bộ trong công phuthiền quán. Hành thiền là tu tập đoạn trừ Năm triền cái và thay thế bằng Năm thiền chi (Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc và Nhất tâm).
+ Nhờ Tầm (duy trìtỉnh thức nơi đối tượng) đối trị được Hôn trầm – Thụy miên;
+ Nhờ Tứ (an trúvững chắc nơi đối tượng) đối trị được Nghi;
+ Nhờ Hỷ(hân hoan, vui mừng) đối trị được Sân;
+ Nhờ Lạc (an lạc) đối trị được Trạo cử
+ Nhờ Nhất tâm(an định) đối trị được Tham dục.
Vì vậy, trọng việc thực hành Thiền định, đoạn trừ Năm triền cái tức là đã chặn đứng một cách vĩnh viễnchướng ngại chính cản trở sự thành tựu Thiền-na và phát triển Tuệ giác. Lộ trình tu tập giải thoát là sự trải qua của những quá trình thấy rõ các khía cạnh vô thường của Năm chướng ngại, chúng nguy hiểm, khổ đau và không có tự ngã.
2. Đối tượng của tu thiền là loại bỏnăm triền cái
2.1.Tham dục:
Đối tượng thứ nhất của hành thiền là Tham dục, là sự tham muốn các tham ưu ở đời. Tu tập đoạn trừ Tham dục là đi ra khỏi các tham ưu ở đời. Dục(kāma) này gồm có năm loại:
(i)- Sắc dục, tức là tham đắm về nét đẹp liên hệ đến thân vật lý hoặc cảnh trần; (ii)- Thanh dục: Tham đắm âm thanh như du dương trầm bổng hoặc tiếng vừa ýliên hệ đến nhĩ căn; (iii)- Hương dục: Tham đắm về mùi liên hệ đến tỷ căn; (iv)- Vị dục: Tham đắm về vị ngọt liên hệ đến thiệt căn; (v)- Xúc dục: Tham đắm về xúc chạm liên hệ đến thân căn.
Theo Kinh Ví Dụ Con Rắn (số 22) trongTrung Bộ Kinh, Đức Thế Tôn đã khẳng định “các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, do vậy nguy hiểm càng nhiều hơn” và đưa ra 10 ảnh dụ về sự nguy hiểm của dục:
“... (i) ví như khúc xương; (ii) ví như một miếng thịt; (iii) ví như bó đuốc cỏ khô; (iv) ví như hố than hừng; (v) ví như cơn mộng (vi) ví nhưvật dụng cho mượn; (vii) ví như trái cây (viii) ví như lò thịt; (ix) ví như gậy nhọn; (x) ví như đầu rắn, vui ít khổ nhiều, não nhiều và do vậy, nguy hiểm càng nhiều hơn“.
Những ức chế, lòng ham muốn, sự sinh ra những cảm giácmong ướctìm kiếm khoái lạc trong những hoạt độngsắc dục hoặc và bao gồmlòng ham muốn thay thế các cảm giác khó chịu, đau đớn bằng các cảm giácdễ chịu; sự nảy sinh theo sau dục khởi này là lòng ham muốn được có cảm giácthoải mái. Trong một quá trình nảy sinh và biến thiên của các hoạt động tâm tiêu cực như thế, những cảm giác, cảm xúc dấy lên trong tâm, hành giảnhiệt tâm, tinh cần, tỉnh giác trong hơi thở: thở ra, thở vàobiết chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính, nhận biết chúng là thế gian hay xuất thế, biết tính vô thườngcủa chúng, hành giả vượt ra các tham ưu ở đời.
Vì sao thiền sinh không nếm được hỷ, lạc của thiền vị? Vì các dục khởi lên bên trong các hoạt động của tâm và quấy nhiễu làm cho tâm và thân xao động, cuốn theo các cảm thọ. Vì vậy trong khi hành thiền là hành giả đang đối diện với tâm của mình. Quán Tâm là chú ý đến các tâm pháp đang hiện hành, biết nó là tham hay vô tham, sân hay vô sân, si hay vô si (các hoạt động của Tâm sở), để chặn đứng các tâm hành; ở đây là những tâm hànhTham dục.
Khi thực tập, định sẽ có mặt do quán hơi thở, khi được tu tập, được làm cho sung mãn tức là an tịnh. Sự tỉnh giác trong hơi thở: thở ra, thở vào, cũng như tỉnh giác trong bốn oai nghi của thân (đi, đứng, nằm, ngồi). Tỉnh giác trong mọi hoạt động của thân thể, quán sát 32 phần thân thể, quán sátyếu tố tạo thành thân cũng như quán tử thi. Thiền sinh trú chánh niệm, tỉnh giác. Thiền sinh khi đi tới, khi đi lui, đều tỉnh giác; khi nhìn tới, khi nhìn lui, đều tỉnh giác; khi co cánh tay, duỗi cánh tay, đều tỉnh giác; khi đắp y, khi mang y bát, đều tỉnh giác; khi ăn uống, nhai nếm, đều tỉnh giác; khi đi tiểu tiện, đại tiện, đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, đều tỉnh giác. Thiền sinhvượt qua lòng tham dục bằng cách buông xả mọi quan tâm về thân thể và hoạt động của năm giác quan, biết rõ sự nguy hiểm của dục. Đến đây thiền sinh nên khéo léo phát khởiý niệm về hạnh phúc, an lạc của Thiền định và sự cần thiết của một căn bản Thiền định để đi sâu vào tuệ giác; chính trạng tháitâm hànhtích cực này là niềm phấn khởi hân hoanđi vàoThiền định, dễ dàng buông thả dục lạc rơi lại phía sau.
Như vậy, trong một quá trình kiểm soát thân-tâm có mặt của thiền lực và chánh niệmthiền sinh nếm được hỷ-lạc nhờ có tỉnh giác. Đến đây, thiền sinhvui hưởnghạnh phúchỷ lạc của Thiền-na (jhana)nhờ biết xả ly các quan tâm về thân và năm giác quan của nó. Sự nảy sinh tuệ giáctheo saupháp vị Thiền-na. Vì vậy, trong bài KinhTứ Niệm Xứ, Đức Thế Tôn nói tu tập đoạn trừ Tham dục là đi ra khỏi các tham ưu ở đời, nghĩa là “ly dục, ly ác phápbất thiện pháp”.
2.2.Sân hận
Chức năng của việc đem tâm an trú vào các tầng thiền-na (jhana), một chi phầnChánh Định của Bát Chánh Đạo là để đoạn tận tất cả năm Triền cái để giúp triển khaituệ giác của thiền lực trong quá trình thực hành. Nhưng vì định lực và thiền lực không mạnh mẽ và đầy đủ nên tâm hướng theo các hoạt độnghướng ngoại, gây nên sự tham ưu và thù oán hoặc nảy sinh ý niệm tự ngã, làm cho sân phiền nãoxâm chiếm tâm.
Đến đây, thiền sinh đối mặt với Sân hậntriền cái, là bức màn của sân nhuế ngăn che thiền hỷ dẫn đến sự phát khởi sự tham ưu ở đời. Chỉ cho trạng thái mong muốn và khao khát báo thù, gây khổ hoặc thù ghét một người hoặc một hoàn cảnh nào đó, ở mức vi tế của nó là đề cao bản thân, lòng tự ngã, tự ti hoặc mặc cảm của mình. Thiền sinh liền bị vướng vào vòng xoáy của nóng giận, bứt rứt và khó chịu, các cảm thọ này tiêu diệt sự an tịnh và mát mẻ của thân tâm. Một biểu hiện tâm sân hận thứ hai, song song hoặc tìm ẩn với trạng thái trên trong khi hành thiền chính là tâm hành chối bỏ, sự chán ghét vào chính đối tượng thiền quán; vì sân nhuếchế ngự tâm tạo ra một năng lực mãnh liệt, mê hoặc và hấp dẫntâm hành giả lang thang qua các nơi khác hoặc bỏ rơi sự chú tâm của ta vào đề mục chính.
Chính lúc hành thiền chưa đủ thiền lực hoặc trong các hoạt động đi, đứng, nằm, ngồi hàng ngày chưa dồi dàochánh niệm làm phát sinh một loạt tâm lý vội vã, nôn nóng, nóng giận và ghét bỏ, v.v… Hãy cẩn thận, khéo léo định tâm vào hơi thở, hơi thở vào, hơi thở ra một cách điều hòa, an tịnh, từtừsân nhuế được nhìn thấy rõ ràng hơn và hành giảnhận thấy được sự nguy hiểm của sân phiền não, hành giải phát khởitâm từ và chánh niệmquán chiếu tham ưu của các tướng trạng tâm lý chúng vô ngã, vô thường. Tiếp theo, thiền sinhchú tâm vào hơi thở có tầm có tứ thì thiền hỷ sẽ phát sinh. Như thế, khi có sân hận trỗi dậy, sự quán chiếu bi mẫn sẽ giúp ta thấy được lỗi lầm của chính mình, khuyến khích ta tự tha thứ cho chính mình, giúp ta học được bài học đó rồi buông xả chúng. Sự từ bỏ đến ngay sau khi thấy rõ sự nguy hiểm của những gì đang ràng buộcchúng ta, đang trói buộctâm thứcchúng ta. Chính lúc thiền sinh luôn luôn giữ chánh niệmtỉnh giác trên ý niệm của hiện tại lại chính là thiền lực để nuôi dưỡng niềm vui hỷ thiền nhằm đối trịsân nhuếphiền não.
Nghệ thuật của sự chế ngựcơn giận để có an bình, tự do và hạnh phúc đích thực chính là sự nhận diện, chuyển hóa, buông xả và phát khởitình thương. Sự nảy sinh tuệ giáctheo saupháp vịbi mẫn trong thiền vị, đi ra khỏi các tham ưu ở đời.
2.3. Hôn trầm
Hành Thiền, nếu bạn không giữ được chánh niệm, tỉnh giác thì bạn sẽ rơi vào một trong ba trạng tháitâm lý: trạo cử, hôn trầm và vô ký.Trạng tháitâm lýmệt mỏi, uể oải, lười biếng, buồn ngủ khi ngồi Thiền gọi là trạng tháihôn trầm thụy miên, trong một vài trường hợpthiền sinh ngủ hẳn đi một lát. Ở giai đoạn này, khi Thiền sinhtheo dõi một đối tượng trong khoảngthời gian khá lâu, sự theo dõi có thể lơi dần, yếu dần, rồi mất dần luôn sự kiểm soát. Khi ấy, tâm lý của hành giả chìm vào hôn trầm. Trạng tháitâm lý này sẽ ngăn trở bước tiến thực hành Thiền định, vì tuệ tri và tuệ giác không có mặt, lâu dần bào mòn sự an tịnh của thân tâm. Vượt qua đối tượng này, thiền sinh cần nỗ lực đi ra khỏi hôn trầm.
Cần một chút tỉnh giác và tinh tấn để nhận diện ra được cơn hôn trầm đang diễn ra. Trong khi hành thiền, nó làm cho ta chỉ có những giác niệm rời rạc, yếu ớt và từ đó đưa đến sự ngủ gục trong lúc thiền mà ta lại không biết. Khi biết mình đang bị hôn trầm, thiền sinh liền thức tỉnhtìm cách đi ra. Đừng lo lắng hoặc chán nản, hãy theo dõi và quán niệm hơi thở, thiền lực sẽ dần có mặt nhờ sự theo dõichú tâm và chánh niệm; để sự chú ý ngay trên đỉnh đầu một lát cho đủ tỉnh táo, rồi tự đánh thức mình ngay, khởi niệm nỗ lực ngay, trở vềtheo dõi chuyên sâu vào hơi thở vào ra một cách đều đặn.
Trong quá trình hành thiền và phát triển tuệ giác, các thiền sinh không chỉ cố mà hành thiền là sẽ hiệu quả, kinh nghiệm cho thấy cần một số tham khảotừ các bậc thầy Thiền sư hoặc các bài kinhliên quan đếnthiền định mà Đức Phật đã giảng dạy, đó là con đườngthiền định mà Thế Tôn đã đi qua. Ở đây, Một số phương phápđối trịhôn trầm màThế Tôn đã dạy cho Tôn giả Mục-kiền-liên trong Tăng Chi 3A, tr 85-86, bản dịch của HT. Minh Châu, 1981, có thể tham khảo và vận dụng như sau:
i. Khi hành thiền đang ở tưởng nào mà thụy miên kéo đến thì rời khỏi tưởng ấy, đừng tác ý đến tưởng ấy, thụy miên sẽ tan đi.
ii. Nếu rời khỏi tưởng ấy mà thụy miên vẫn còn, thì tư duy các giáo lý đã nghe, đã học thuộc. Thụy miên sẽ bị loại trừ.
iii. Nếu tư duy như thế mà thụy miên vẫn không tan, thì đọc tụngPháp như đã nghe, đã học thuộc. Thụy miên sẽ bị loại trừ.
iv. Nếu thực hiện như vậy màthụy miên vẫn chưa tiêu, thì sẽ kéo mạnh hai lỗ tai và lấy hai tay xoa bóp tay, chân cho tỉnh.
v. Nếu làm như thế mà thụy miên vẫn tồn tại, thì sẽ rời khỏi chỗ ngồi Thiền, ra ngoài lấy nước mát rửa mặt, nhìn về phía phương trời xa xăm sáng sủa, hay nhìn lên các vì sao (nếu về đêm), thụy miên sẽ tan mất.
vi. Nhưng nếu các biện pháp trên không có kết quả, thì hãy tác ý tưởng đến ánh sáng, tưởng ban ngày. Như thế, với tâm mở rộng, không hạn chế, tu tập tâm chói sáng, sẽ là tiêu tanhôn trầm.
vii. Nếu tưởng ánh sáng… không có kết quả, thì hãy đi kinh hành, tác tưởng trước mặt và sau lưng, để tâm hướng nội, thụy miên sẽ bị loại trừ.
viii. Nếu các biện phápđối trị khi ngồi, khi đứng, khi đi không có hiệu quả, thì hãy nằm theo dáng nằm của sư tử, nghiêng về hông phải, đôi chân gác lên nhau, giữ chánh niệm các tưởng thức dậy thật mau, không khởi niệm ham thíchnằm ngủ, an trú như vậy, thụy miên sẽ tiêu tán.
Một đoạn tóm lược ngắn kinh nghiệmđối trịhôn trầm mà Đức Thế Tôn đã dạy cho Tôn giả Mục-kiền-liên hầu hết được các trường thiền ứng dụng, với mỗi hành giảđộc lập cũng có thểứng dụngphương pháp này.
Đó là một quá trình nhận diện, chuyển hóa và thoát ra khỏi cơn hôn trầm của một thiền sinhthiện xảo. Khi đang theo dõi một đối tượng, nhưng đối tượng không được liên tục bỗng lững quên đi một chốc, đánh mất sự kiểm soát của thân và tâm, không nhận diện được đề mục là lúc hành giả bị rơi vào hôn trầm. Chỉ cần tỉnh giác, định tâm vào hơi thở. Hơi thở chạm xúc vào lỗ mũi hay môi trên là nơi dễ theo dõi nhất. Ở đây, chúng tachỉ quán niệm vào hơi thở, hơi thở có chạm xúc, mà không quán vào sự chạm xúc. Quán niệm hơi thở nầy đưa thiền sinh đến chánh niệm vững mạnh và có tuệ giác tri, liền đi ra khỏi hôn trầm ấy ngay.
Mặt khác, trong khi hành thiền sự vi tế của các trạng thái tâm cũng có thể đưa hành giả đến trạng tháivô ký. Nó là một trạng tháitâm lý không phải là tỉnh giác, không phải trạo cử, cũng không phải là hôn trầm mà chỉ hơi ngã về hôn trầm gọi là trạng tháivô ký. Không khéo tỉnh thức và chú ý đến niệm lực thì trạng tháitâm lý khờ khờ mà tâm không có khả năng ghi nhận vì có thể ngỡ là đang tỉnh táo, thiền sinh cần quán niệmtỉnh giácđánh thức mình đi ra khỏi trạng thái ấy ngay, đừng lầm lẫn nó với trạng tháitâm lý lắng đứng, an tỉnh. Vì Vô ký là biểu hiện của si tâm, tướng biểu hiện bên ngoài của hành giả là tướng trơ lặng hay thân tướng lắc lư. Chỉ cần tỉnh giáctheo dõihơi thở vào ra thì tâm lývô ký lặn mất ngay.
Theo kinh nghiệm của Đức Thế Tôndựa trênbài KinhTứ Niệm Xứ, hành giả cần nhận thức rằng: Với ai khi trú, quán thân trên thân mà hoặc thân sở duyên khởi lên, hoặc thân nhiệt não, hoặc tâm thụ động, hoặc tâm phân tán hướng ngoại, đó là vị ấy không biết nơi trú, không biết quán thân trên thân, đưa đến kết quả tệ hại; do vậy, vị ấy cần phải hướng tâm đến một tướng tịnh tín. Do vị ấy hướng tâm đến một tướng tịnh tín, hân hoan (trong Tứ Niệm Xứ Kinhghi nhận đó là: Thắng hỷ: pàmujjam) sinh ra. Người có lòng hân hoan, hỷ sinh ra. Người có lòng hỷ, thân được khinh an. Người có lòng khinh an, lạc thụ sinh. Người có lòng lạc thụ, tâm được định tĩnh. Vị ấy tư sát như sau: “Mục đích mà ta hướng tâm đến, mục đích ấy đã đạt được. Nay ta rút lui (patisamharàmi) khỏi đối tượng tịnh tín”. Vị ấy rút lui, không tầm, không tứ. Vị ấy rõ biết: “Không tầm, không tứ, nội tâmchính niệm, ta được an lạc”.
Nghệ thuật nhận diện sự an tịnh của cái thấy và cái biết trong khi hành thiền để làm cho cái tâm trở nên tinh nhuệ chính là sự nhận diện được tác nhân và biết được đối tượng của chúng một cách rõ ràng, tu tậpchánh niệmtỉnh giác nhiếp phục tham ưu ở đời.
2.4. Trạo cử (Giao động)
Nếu trong khi hành thiền, thiền sinh không thể dừng tâm vào một đối tượng đã chọn như ý muốn, tâm cứ chạy dài từ đối tượng này qua đối tượng khác, thì đấy là trạng tháitâm lýdao động, hay gọi là trạo cử. Cũng cần biết thêm ở đây là có khi thiền sinh không thể nhận rõ được năm thiền chi (ở đây là thiền chi Lạc, vì nhờ Lạc đối trị được Trạo cử), là vì lúc đó, thiền sinh vẫn còn bị các triền cái(nivarana) ngăn che trong giai đoạn này đó là trạo cử. Trạo cử là một tâm lý, gây trở ngại, ngăn cách với Thiền định. Nó là một tâm hành tiêu tốn nhiều năng lượng, vì nó diễn ra bên trong các hoạt động của tâm lẫn sự khuấy động của thân, thiền sinh cần nỗ lựcvượt quatrạng tháitâm lý này.
Khi vừa nhận ra mình đang trạo cử, liền dừng suy tư, để sự chú ý theo dõihơi thở vào ra một cách chuyên chúcho đến khi cảm thấy vừa ổn và nhận biếthơi thở một cách rõ ràng, tâm ghi nhận các hoạt động của hiện tại có mặt thiền sinhnhận diện sự có mặt của trạo cử; đến đây, thiền sinh có thểtiếp tục theo dõihơi thở, Thiền chỉ hay trở ngại tư duy nếu thấy cần thiết. Lúc này, niệm lực của chánh niệm đã trở về lại, làm cho hành giảý thức, ghi nhận được sự lay động của thân tâm. Với những ai bị dao động nhiều bởi tư duylúng túng của mình, thì chỉ nên theo dõihơi thở hay hành Thiền chỉ trong một thời giankhá lâu trước khi có thểđi vàoThiền quán, hay chỉ quán song tu.
Đến đây, niệm lực và tâm ghi nhận vẫn chưa mạnh mẽ, dẫn đến sự xuất hiện của tâm hànhvi tếtrạo cử bên trong dòng tâm thức. Khi kiểm soát được sự trạo cử thô bên ngoài hành giảtrở vềđề mụcthiền định, những lo nghĩ, ưu tư của khởi lên tìm cách đi ra khỏi các kiết sử (thân, kiến, nghi, giới cấm thủ, dục, sân, hữu ái, vô hữu ái, mạn, trạo cử, vô minh) là một hình thứctrạo cửvi tế bên trong tâm hành. Theo nhưKinh Đại Niệm Xứ thì trạng tháitâm lýtrạo cử nào dù thô hay tế cũng chướng đạo, cũng ngăn che giải thoát cả, hành giả cần nhiếp tâm chánh niệm, tỉnh giác để đi ra. Theo dõi một cách chuyên chú vào hơi thở vào ra, đình chỉ các ý niệmlao xao và chánh niệmtỉnh giác là biện phápđối trịtrạo cử một cách hữu hiệu.
Một lối sốngthiểu dục, tri túc và biết ơntrong đời sống hàng ngày giúp ích nhiều cho việc hành thiền và cắt đứt trạo hối. Sự trạo cử do lương tâmcắn rứt là vì hành nghiệp của lối sốngkhông giới đức, các thiền sinh tập sống tử tế, khôn ngoan và dịu dàng sẽ làm cho thực lực của hỷlạc nhanh chóng có mặt trong lúc hành thiền. Một người không có đạo đức hoặc sống buông lung thì không thể nào có được các kết quả sâu sắc trong khi hành thiền.
Nuôi dưỡng và biết trân quý giây phút hiện tại chính là nghệ thuật của sự biết ơn. Lòng biết đủ và biết quý trong lúc này giúp cho thiền sinhnhận diện được thiền chi Lạc thiền, là thiền lực trong giai đoạn tiếp theo cho mỗi hành giả đoạn trừ sự lang thang trôi nổi.
2.5. Nghi ngờ
Vì sao thiền sinh hành thiền lúc thì biết rằng thực tậpliên tục sẽ đưa tớitrí tuệ và giải thoát; nhưng có lúc cũng nghĩ rằng không biết tu tập sẽ được gì, đó chính là sự xuất hiện của Nghi triền cái. Sự nghi ngờ ngăn che và vây phủ tuệ tri của thiền giả. Vì không nhận ra được mục tiêu và con đường của hành thiền nên hành giả không thể nào có sự tập trung tư tưởng. Một câu hỏi được đặt ra: Lý do tại sao nghi ngờ triền cái có mặt? Vì trong quá trình học Pháp, nghe Pháp và hành Pháp thiếu vắng sự tư duy chân chánh và Chánh kiến về Pháp; chỉ khi nào có Chánh kiến và nếm được Pháp vị thắng hỷ, tức là tịnh tín, hân hoan (đã được Đức Phật đề cập trong Tứ Niệm Xứ Kinh), lưới nghi sẽ được tháo bỏ.
Khi hành giảnhận diện được nghi ngờtriền cái đó chính là lúc sự từ bỏ đến ngay sau khi thấy rõ sự nguy hiểm của những gì đang trói buộctâm thứcchúng ta. Sự phát triển tư duy chân chánh và Chánh kiến có mặt cao lớn hơn lại đến ngay sau sự từ bỏ các ý niệm và hiện tại đang là. Trong lúc này, thiền sinhan trú tâm vào đối tượng và đi sâu, suy xét kỹ đối tượng, nhờ đó không còn nghi hoặc. Tâm cần quán sát và ghi nhận rằng sự tư duy được kéo dài ra hay tư duy được duy trì tức là sự có mặt của thiền chi Tứ; nhờ sự duy trìliên tục lên đối tượng, trú trên đối tượng nên niệm lực được rõ ràng và dứt trừ lưới nghi.
Trong khi hành thiền, nghi ngờhoàn toàn tan biến khi tâm thức có đối tượng để ghi nhận, tin tưởng vào sự vắng lặng là không còn gây rối loạn với các đối thoại, tạp niệm bên trong. Kinh nghiệm của tuệ tri chỉ ra rằng những gì hiện hành ra bên ngoài hoặc trong tâm thức chính là kết quả của sự thấy sâu sắc cái nguy hiểm của cảnh giới vừa đi ra. Nghi ngờ cũng có tướng trạng của một quá trình của các khía cạnh vô thường, quan trọng là sự ghi nhận sự biểu hiện của các tâm hành trong giây phút hiện tại. Hành giả không mệt mỏi, bước đi những bước đi đầy tỉnh giác, hứng khởi, an tịnh và giải thoát trên con đường thiền định.
Ở giai đoạn này, hành giả cần có sự học Pháp một cách sâu sắc, bằng cách học và thực tập hai chi phần quan trọng trong Bát chánh đạo, đó là Chánh kiến và Chánh tư duy để nhận ra được sự an tịnh và giải thoát. Trong Kinh Tương Ưng Bộ, Thiên Đại Phẩm, Tương Ưng Đạo, Đức Phật định nghĩa Chánh tri kiến và Chánh tư duy như sau: “Thế nào là chánh tri kiến? Này các Tỷ-kheo, chính là trí về khổ, trí về khổ tập, trí về khổ diệt, trí về con đường đưa đến khổ diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tri kiến. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy? Này các Tỷ-kheo, chính là xuất lytư duy, vô sântư duy, vô hạitư duy. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tư duy”.
Ứng dụng hai chi phần này trong lúc hành thiền tức là thiền sinh cần ổn định dứt khoát rằng pháp Niệm hơi thở vào hơi thở ra tự nó đã là pháp đối trị với các thứ vọng động, loạn tưởng (theo nhưkinh nghiệm của Đức Thế Tôn trong bài KinhTứ Niệm Xứ); đó chính là chánh niệm, pháp tu ấy dẫn đến định, có nghĩa là đi ra khỏi mọi thứ loạn động, loạn tưởng.
Nghệ thuật của sự an lạc và hạnh phúc chính là sự ghi nhận và buông xả. Nói cách khác, buông xả là buông xả tham ái và chấp trước mọi pháp được tác thành, được làm ra. Không còn nghi ngờgì nữa hành giả đang bước đi trên con đường đạo, con đường đó là sự tự do đích thực.
3. Kết quả và lợi ích
Thực tậpthiền định bằng phương phápQuán niệm hơi thở là phương phápđi thẳng vào tâm thức bằng nghị lực và ý chí của chính mình. Đó là con đường của sự nhận diện các tâm hành trong giây phút hiện tại, nó rất thiết thực và rất hiện tại. Khi tham dục và chấp thủ được buông xả, định lực và tuệ giác tự có mặt. Một khi từ bỏ năm triền cái và duy trì được sự an định này trong khoảngthời gian đủ dài thì thiền sinh sẽ vào Cận định (upacāra); và sẽ vào An chỉ định (appanā) khi đã làm cho sung mãn (phát triển dồi dào) năm thiền chi:
+ Tầm (duy trìtỉnh thức nơi đối tượng),
+ Tứ (an trúvững chắc nơi đối tượng),
+ Hỷ (hân hoan, vui mừng),
+ Lạc (an lạc)
+ Nhất tâm (an định).
Thiền sinh không thể nhận rõ được năm thiền chi trên, là vì lúc đó thiền sinh vẫn còn bị các triền cái (nivarana) ngăn che. Thiền sinh phải xét duyệt từng triền cái một, để xem chúng còn vương vấn trong tâm trong lúc hành thiền hay không. Chúng cần phải được loại bỏ thì việc đắc thiền mới thành tựu.
Chúng ta có thể rút ra từkinh nghiệmtu tập đối tượng của thiền một bài học vô vàn quý giá rằng: nếu hành giả luôn luôn giữ chánh niệmtỉnh giác trên ý nghĩanhư thật của các đối tượng; chúng có tướng trạng, chúng vô thường và tướng trạng đó luôn luôn không có tự ngã, chúng tập nghiệpkhổ đau, hành giả sẽ vượt nhanh qua được các ngăn cản trong Thiền định, sẽ hoàn toàn đoạn trừ được các cảm thọlạc, khổ và các tưởng đi đến các cảm thọ lạc, khổ, sẽ hoàn toàn được tịnh chỉ.
Một kết quả thiết thực trong việc đối trị năm triền cái đó là việc tu tập nằm ở chỗ an trú trong chánh niệm về Khổ, Vô thường, Vô ngã của các pháp để xảly tham ái và chấp thủ. Nghệ thuật của hạnh phúc là sự giải thoátkhổ đau có mặt ngay trong sự buông xả.
(Bài pháp học và pháp hànhứng dụng trong Thiền định được học và ứng dụng tại Pháp ThuậnThiền Viện – Dharma Meditation Temple, Valley Center, San Diego County, California, USA).
GQ1.7 Hướng dẫn viết luận văn DHY: hồ sơ nội môn của một nhân vật nổi tiếng
BÀI LUẬN VĂN CẦN VIẾT TRONG “NỬA TỐI CỦA NĂM” (DHY)
Nhiệm vụ của bạn là viết một bài luận văn – một hồ sơ tâm lý họcnội mônvề một người nổi tiếng mà bạn chọn. Cơ bản, bài viết của bạn phải bao gồm có năm phần sau, nhưng vui lòng bao gồm thêm các phần bổ sung nếu bạn thấy cần thiết. Hãy làm cho bài viết của bạn đầy màu sắc, sử dụng các hình ảnh, các liên kết video, sơ đồ, v.v… Hãy yêu cầu trợ giúp từ mentor của bạn nếu bạn không chắc chắn làm thế nào để chèn hình ảnh hoặc liên kết video. Hãy làm cho bài viết của bạn gọn gàng, sử dụng các tiêu đề rõ ràng để độc giả cảm thấy dễ dàng khi đọc luận án của bạn. Tất cả các bài văn được chấp nhận được post lên cho mọi người đọc. Điều này có nghĩa rằng bạn không nên bao gồm trong bài văn của bạn nguyên văn của bất kỳ một trong các hướng dẫn dưới đây.
Hãy sử dụng năm tiêu đề dưới đây trong bài viết của bạn.
Các gợi ý được thực hiện để giúp bạn hình thành bài viết của bạn. Đây chỉ là những gợi ý.
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ ĐỂ LÀM BÀI
(Các kiến thức Một người bình thường hay người tiến hóa chưa bước vào đường Đạo:: Về Bảy Cung, các Cung Hoàng Đạo, Hành tinh; Cấu tạo con người qua thể xác, thể trí, thểcảm dục; kiến thức về Tâm thức, Phàm ngã, Linh Hồn, Tinh Thần và sự tiến hóatinh thần)
BÀI LÀM
” TƯỞNG GIỚI THẠCH LÀ NHÀ NGUYÊN THỦ QUỐC GIA (CÁC NGUYÊN THỦ QUỐC GIA LUÔN LÀ NGƯỜI CÓ PHÀM NGÃHỢP NHẤT)
I- Tiểu sử (Biography): TƯỞNG GIỚI THẠCH – Đài Loan – Trung Quốc (Tóm tắt tiều sử của nhân vật (ít nhất một trang giấy), bao gồm những chi tiết khiến nhân vật đó nổi tiếng. Thêm một hình ảnh của nhân vật)
Tưởng Trung Chính còn gọi là Tưởng Giới Thạch, là nhà chính trị và nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc cận đại. Ông sinh vào giờ Ngọ ngày 15 tháng 9 năm Quang Tự thứ 39 (tức ngày 31 tháng 10 năm 1887) tại hiệu muối Ngọc Thái, trấn Khê Khẩu, huyện Phụng Hóa, tỉnh Chiết Giang, mất tại Đài Bắc, đảo Đài Loan.
Tuổi thơ đã sớm thể hiện sự thông minh, thích hoạt động bạo lực và năng khiếu lãnh đạo. Biểu hiện là thích múa nghịch dao gậy, gọi con nhà hàng xóm đến chơi trò chiến đấu, tự phong mình làm đại tướng chỉ huy, lên bục kể chuyện xưa, lấy đó làm niềm vui.
Thiếu thời: Tưởng Giới Thạch là người ham học, học rộng, hiểu nhiều. Lúc được 5 tuổi ( năm 1892 ) ông đã đi học trường tư. Ông còn đọc các sách giành cho người thành niên như “Đại Học“, “Trung Dung“, “Luận ngữ“, “Mạnh Tử“, “Lễ ký“. Từ năm 1896 ( 9 tuổi ), lần lượt đọc “Hiếu Kinh“, “Xuân Thu“, “Tả truyện“, “Thi kinh“, “Thượng thư“, “Dịch Kinh“. Thời kỳ thanh niên và trung niên, Tưởng Giới Thạch học tập giáo lý Trung Quốc, việc tiếp nhận tri thứchiện đại là rất ít. Sớm biểu lộ lòng yêu nước và sớm phát khởi lòng yêu nước bằng con đường vũ trang, đấu tranh giải phóng quần chúng khỏi lầm than. Năm 1906, ông đã có ham muốn được học tập quân sự tại Nhật Bản, nhưng phải đến năm 1908, ông mới chính thức được sang Nhật Bản học tập quân sự tại trường Shinbu Tokyo. Ngoài ra, ông cũng luôn học về quân sự khi có điều kiện. Do học giáo dục quân sự khiến cho Tưởng Giới Thạch có tư duy quân sự hóa cao.
Tham gia quân đội năm 22 tuổi (1909), Tưởng Giới Thạch lần đầu gặp Tôn Trung Sơn, đàm luận quốc sự. Đây là sự kiện lớn đánh dấu sự khởi đầu binh nghiệp trai trẻ rất hợp thời vận của ông, giúp ông phát huy được năng lực, sở trường với ý chí mạnh mẽ là cần phải làm Cách mạng chống lại áp bức trong nước của chính quyền đang trên đà mục nát, và sự xâm lược của Nhật Bản, Anh, Pháp. Liên tục gặp quá trình khủng hoảng quốc gia, dẫn thới các thành bại niên tiếp trong binh nghiệp của ông, có vài lần phải trốn tránh lánh nạn bắt bớ vì xa cơ lỡ vận.
Tham gia chính trị và nổi tiếng do có sự dũng cảm và lòng trung thành với Tôn Trung Sơn, người đứng đầu Quốc Dân Đảng, một đảng mạnh mẽ của Trung Quốc lúc bấy giờ. Năm 1922 ông giữ chức vụ Tham mưu trưởng Quân đoàn 2 Đông Lộ Thảo Tặc Quân. Các năm tiếp tuy theo liên tiếp được thăng chức, nhưng cũng lắm hiểm nguy và sáo trộn mạnh mẽ do nội bộ đảng mất đoàn kết, thậm trí làm phản, lại thêm sự kiện năm 1925 nhà lãnh đạo Tôn Trung Sơn từ trần tại Bắc Kinh, càng làm nội bộ rối ren, chia rẽ, chinh phạt lẫn nhau. Cũng năm 2025, Tưởng Giới Thạch đắc cử làm ủy viên thường vụ Ban chấp hành trung ương đảng khóa II – Quốc Dân Đảng.
Ông lãnh đạo quân đội Quốc Dân Đảng Bắc phạt, dù lãnh đạo và chiến đấu liên tục, nhưng do nội bộ đảng chia rẽ, binh lực của Quốc Dân Đảng phân tán, mất đoàn kết và chia rẽ mạnh mẽ, nên cuộc chinh phạt bị thất bại, ôngtuyên bố từ chức để giảm chia giẽ và giữ đoàn kết nội bộ, ông về quê nghỉ dưỡng.
Tưởng Giới Thạch đã trải qua nhiều đời vợ. Ông lấy vợtừ rất sớm, nhưng chỉ có người vợ đầu là danh chính ngôn thuận, được dòng tộc tín nhiệm cao và bảo vệ mỗi khi bà bị Tưởng Giới Thạch bạc đãi, nhất là khi ông đòi ly hôn không có lý do chính đáng, mục đích là để hợp thức hóa vợ khác hoặc lấy vợ mới. Tưởng Giới Thạch còn ít nhất 2 bà vợ khác (Theo truyện Bí mật cuộc đời Tưởng Giới Thạch), đều là lấy theo cảm hứng và có phần thúc đẩy vì nhu cầu nhục dục thấp kém, vì sắc đẹp, trong đó có một người vợ là kỹ nữ lầu xanh xinh đẹp nổi tiếng. Người cuối cùng ông lấy làm vợ vào tháng 12/1927, là Tống Mỹ Linh, kết hôn tại Thượng Hải. sau khi vượt qua được sự cấm cản, kịch liệt phản đối của Mẹ Tống Mỹ Linh, vì Tưởng Giới Thạch đã chứng minh được rằng ông đã ly hôn và hứa rằng, sau này ông sẽ chuyển từ Đạo Phật qua Kitô Giáo của bà Tống Mỹ Linh và gia đình (Nguồn). Theo sử sách thì đây cũng là đám cưới mang mục đích chính trị rõ rệt, nhưng rõ dàng là có lợi cho chính ông và cho chính trường Trung Quốc bấy giờ, bởi sự giầu có và uy tín tầm cỡ quốc gia của gia đình, dòng tộc bà Tống Mỹ Linh. Điều này được chứng minh rất rõ theo sử sách ghi lại, đây là một khởi đầu xây dựng lại uy tín chính trị của Tưởng Giới Thạch, phần lớn dựa vào phía nhà vợ, là tài chính của nhà vợ và những cuộc “vận động hành lang” thành công giúp Tưởng Giới Thạch đứng vào hàng ngũ lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc thời bấy giờ.
Cuộc hôn nhân với Tống Khánh Linh ban đầu mang đậm mầu sắc chính trị, nhưng sử sách cũng chứng minh rằng bà Tống Mỹ Linh cũng thể hiện tố chất chính trị mạnh mẽ, thông minh tuyệt vời, xứng tầm là Đệ nhất phu nhân, đã cùng dòng tộc giúp sức cho Tưởng Giới Thạch rất nhiều trên con đường chính trị. Ngoài ra, do trung ương Quốc Dân Đảng còn tín nhiệm cao đối với ông, lên đã bầu ông là ủy viên trung ương, mời ông tiếp tục tham gia lãnh đạo cách mạng, tiếp tục giữ nhiều chức vụ lãnh đạo cao cấp trong quân đội, chiến đấu bắc phạt thành công, thống nhất quốc gia. Tháng 10/1928, Tưởng Giới Thạch nhậm chức Chủ tịch Chính phủ Quốc Dân.
Thời bình của Quốc Dân Đảng chẳng được bao lâu, việc kiến thiết và giải trừ Đảng Cộng Sản Trung Quốc được tiến hành. Do nội bộ tiếp tục mất đoàn kết, một lần nữa ông lại vì thúc đẩy đoàn kết trong đảng, Tưởng Giới Thạch đã chủ động từ chức Chủ tịch Chính phủ Quốc dân, dời Nam Kinh về quê. Tuy nhiên, việc từ chức chẳng mang lại đoàn kết trong đảng như Tưởng Giới Thạch mong muốn. Năm 1932, do vẫn có uy tín trong đảng, ông lại giữ chức ủy viên trưởng Ủy ban Quân sự Chính phủ Quốc dân kiêm Tổng tham mưu trưởng Bộ tổng tham mưu của Quốc Dân Đảng, rồi sử lý bình ổn xung đột nội bộ, đồng thời chỉ đạo cùng lúc ứng đối thù trong giặc ngoài để loại trừ phe Đảng Cộng Sản và kháng Nhật xâm lược.
Năm 1936, Tưởng Giới Thạch bị buộc phải chấp nhận đình chỉ nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhất trí chủ trương kháng Nhật, bắt đầu Quốc – Cộng hợp tác lần thứ nhì. Thời kỳ này cũng vẫn tồn tại nội chiến và chiến tranh với Nhật bùng phát.
Năm 1939, Tưởng Giới Thạch được Quốc Dân Đảng bầu làm ủy viên trưởng, thống nhất chỉ huy chính phủ – quân đội.
Năm 1943, Chủ tịch Chính phủ Quốc dân Lâm Sâmtừ trần, Tưởng Giới Thạch được bầu kế nhiệm. Cùng năm, bốn quốc gia là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh Quốc và Liên Xô tại Moskva ký kết tuyên bố chung, mặt trận phản xâm lược ngày càng được củng cố.
Năm 1945, Tưởng Giới Thạch thay mặt Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ Liên Xô ký kết Điều ước Đồng minh Hữu hảo Trung-Xô. Tháng 12/1945, Tưởng Giới Thạch buộc phái ký kết “Hiệp nghị về biện pháp đình chỉ xung đột quan sự quốc nội ( Với Đảng Cộng Sản). Thời bình chẳng được lâu, tháng 7/1947, Tưởng Giới Thạch ban bố lệnh bình cộng dẹp loạn, nội chiến tiếp tục.
Tháng 5/1948, Tưởng Giới Thạch nhận chức Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc khóa 1. Ông tiếp tục duy trì cuộc chiến chống Cộng, tuy nhiên tình thế lại đảo ngược, Đảng Cộng Sản giành ưu thế mạnh mẽ, dù đã lỗ lựckháng cộng mạnh mẽ, nhưng tháng 12/ 1949, Tưởng Giới Thạch và Chính Phủ Quốc Dân chuyển đại bản doanh về Đài Bắc, vẫn ra tuyên bố chống cộng đến cùng để thống nhất đất nước.
Tại Đài Loan, Chính Phủ Tưởng Giới Thạch lại thành công trong bình ổn chính trị, ngoại giao và phát triển kinh tế, nâng cao dân trí và đời sống nhân dân. Tuy nhiên, đến năm 1971, do uy tín trên trường quốc tế giảm sút, do tình hình quốc tế bất lợi. Tại Liên Hiệp Quốc, Trung Hoa Dân Quốc bị buộc rời khỏi Liên Hiệp Quốc, thay vào đó là Chính Phủ của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Đài Loan không còn là quốc gia độc lập nữa.
Ngày 5/04/1975, trên cương vị Tổng Thống nhiều khóa của Đài Loan, Tưởng Giới Thạch đột ngột phát bệnh Tim, nên từ trần.
( Xin trích từ bài báo đáng tin cậy: Bởi thông tin được trích từ quyền nhật ký do Tưởng Giới Thạch trực tiếp ghi chép, được chính gia đình Tưởng Giới Thạch chuyển giao cho Viện Hoover công bố tại Mỹ, giới học thuật mới bắt đầu thay đổi ấn tượng đã ăn sâu về Tưởng Giới Thạch lâu nay. Họ sững sờ phát hiện ra “kẻ độc tài” mà chính phủ Trung Quốc rêu rao bao năm qua thực ra là một vĩ nhân, thẳng thắn, cương trực, đường hoàng, đạo đức.
Jay Taylor là một nhà ngoại giao lâu năm, từng 2 lần đảm nhiệm chức vụ đại sứ Mỹ tại cả Trung Quốc và Đài Loan. Sau khi xem xong cuốn “Nhật ký Tưởng Giới Thạch”, ông mới hiểu được họ Tưởng đã cống hiến biết bao mồ hôi, tâm huyết cho đất nước, dân tộc. Từ đó ông trở thành một học giả phương Tây kêu gọi “bình phản” (lấy lại công bằng) một cách toàn diện cho Tưởng Giới Thạch.
Trong bài báo có nói, giới học giả nhận xét “So với Mao Trạch Đông, Tưởng Giới Thạch chính là một chính nhân quân tử có nhân cách vô cùng cao thượng “Xem nguồn ” )
+ Tóm lược công và tội: Tuy có ý kiến trái chiều, nhưng sử sách đã ghi, vào tháng 12 năm 1971, Mao Trạch Đông (Đảng Cộng Sản đối lập với Quốc Dân Đảng) khi đàm thoại nội bộ có nói “Tưởng Giới Thạch có một số ưu điểm là sự thực lịch sử khách quan, chúng ta giảng sử cần phải lưu tâm, một là Bắc phạt thống nhất Trung Quốc, hai là Chiến tranh kháng Nhật, ba là thu hồi Đài Loan-Bành Hồ, bốn là mở mang biên cương trên biển. Đó dù sao cũng là thành tích của một lãnh tụ quốc gia mới có thể làm được. Ông xứng đáng là anh hùng của dân tộc Đài Loan (Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia về Tưởng Giới Thạch, mục Đánh giá)
II- Bạn đặt nhân vật đó ở vị trí nào trên Đường Đạo: (Xin nêu bằng chứng về chọn lựa của bạn, những gì mà bạn đã thấy hay đã đọc về người đó);
+ Tưởng Giới Thạch là người tiến hóa cao chưa bước vào đường đạo: Với người mà Tâm thức chưa phát triển trên đường đạo thì bị thểhạ trí dù phát triển nhưng vẫn mang nặng tính tranh đua và chia rẽ, luôn vì cái Tôi nhỏ mọn, rộng hơn thì chỉ vì gia đình, dòng tộc của mình ngự trị trong tâm, thì không thểlàm việc lớn trong tổ chức lớn hay quốc gia đại sự. Theo tôi, Tưởng Giới Thạch có Phàm ngãhợp nhất các thể thấp đã phát triển, theo đó thượng trí cũng phát triển nên ông mới có Tâm thức rộng mở, sẵn lòng vì dân vì nước theo lý tưởng cách mạng của mình. Ngay thời trẻ, năm 22 tuổi ông đã chủ động tìm gặp Tôn Trung Sơn – Lãnh đạo của Quốc Dân Đảng, người đứng đầu một đội quân chiến đấu mạnh mẽ, có tổ chức chặt chẽ để bàn truyệnquốc gia đại sự, để tham gia đảng phái để có sức mạnh tổng hợp vì mục đích cứu nguy, phải phóng dân tộc đem lại tự do, hòa bình, ấm lo cho nhân dân.
Suốt thời kỳ trung niên, ông tuy đã ở vị trí lãnh đạo cấp cao, hàng đầu trong đảng phái của mình, nhưng vẫn sẵn sàng từ chức để giữ đoàn kết nội bộ. Đây cũng là biểu hiện của người có Tâm thứctiến hóa cao, sẵn sàng vì mục tiêu chung của quốc gia đại sự đã hiện diện trong ông, không phải một lần mà có vài lần từ chức vì mục tiêu chung như vậy.
Người tiến hóa cao thường có ý chí mạnh mẽ, thực tế ngay thời kỳ trung niên ông cũng trải qua thật nhiều biến cố thăng trầm liên tiếp, liên tiếp sảy ra, kèm theo gian khổ, thất bại, trốn chạy, tù đầy nhưng không làm ông nao núng tinh thần, bất chấp hiểm nguy đến tính mạng, luôn vì dân vì nước. Đây chính là biểu hiệný chí mạnh mẽ, kiên cường, kiên định mục tiêu giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước chảy xuyết suốt trong ông cho đến cuối đời.
Ông cũng được đánh giá là nhà lãnh đạo bảo hộ, luôn đề cao và quan tâm sâu sắc đến nền giáo dụcquốc gia, cũng như bảo tồn, phát huy văn hóa tâm linh, biểu hiện dù chiến tranh loạn lạc, đói kém thế nào, các trường thuộc tất cả các cấp học đều được duy trì hoạt động tốt nhất có thể có được, thời buổi chiến tranh rộng khắp nhưng ông có chính sách giáo viên và sinh viên đại học không phải đi lính, ông không khuyến khích và thậm trí còn cấm giáo viên và sinh viên xung phong đi lính. Chính sách của ông trái ngược với chế độ Mao Trạch Đông là phá bỏ chùa chiền, cấm dân chúng sinh hoạt và tu tập tâm linh, dù họ là tôn giáo nào đi nữa. Ở các vùng địa chính trị do ông quản lý, hoạt động ở đó, các công trình tâm linh luôn được bảo vệ, tu bổ và khuyến khích dân chúng tu tập tâm linh.
+ Ông đã là một đệ tử dự bị: Ở thời điểm tuổi ngoài 60, ông là một phàm ngãtiến hóathăng thượng, xứng đáng là một đệ tử dự bị. Xét
thời điểm Mỹ có lời đề nghị muốn giúp ông dùng Bom nguyên tử để phản công đại lục để thống nhất Trung quốc. Ông đang đương kim lãnh đạo Quốc Dân Đảng, đứng đầu một quốc gia (Quốc đảo), là người thống lĩnh lực lượng vũ trang quốc gia, hiển nhiên ông có vai trò rất lớn, thậm trí quyết định trong việc nhận sự giúp đỡ hay từ bỏ cơ hội sử dụng bom nguyên tử mà Mỹ muốn được giúp đỡ này. Ta thấy ông có ý chí thép khi quyết định rứt khoát từ chối sự giúp đỡ của Mỹ ”Dùng bom nguyên tử phản công đại lục để thống nhất đất nước Trung Hoa” tới 3 lần. Nếu ông có Phàm ngã chưa được Linh hồn soi sáng, hoặc ông theo hướng tiến hóa giáng hạ, ông sẽ tận dụng này triệt để cơ hội này, vì khả năng chiến thắng phe đảng cộng sản, thống nhất Trung Quốc hoàn toàn trong tầm tay, gần như chắc chắn, dĩ nhiên theo đó, ông sẽ là nhà lãnh đạo đứng đầu của Trung Quốc thống nhất, một quốc gia rộng lớn hàng đầu thế giới, một hào quang sáng chói mà không mấy phàm ngã phát triển có thể lựa chọn sáng suốt như vậy. Chỉ có phàm ngã đang trên con đường tiến hóathăng thượng, đã được linh hồn soi sáng mới giúp ông nhất quyết từ chối với ý chí và chí phân biện sâu sắc, là do ông quyết không dùng sinh mạng của người dân để đổi lấy việc đạt mục tiêu cá nhân hay đảng phái của mình. (Xin trích đoạn của Chân Sư DK: Vận mệnh của mỗi quốc gia nằm trong tay các vị lãnh đạo quốc gia đó)
+ Tôi loại bỏ khả năng ông đã là một điểm đạo đồ: Một điểm đạo đồ phải là người đã được Linh Hồn dẫn dắt, theo đó Cung 2 tình thương đại từ đại bi, đã giúp phàm ngã xóa bỏ vô minh, hiểu rõ luật Nhân Quả, cuộc sống luôn hướng vào công việc phụng sự thế gian bằng Bác Ái – Minh Triết, với lòng phụng sự vô kỷ, không hề phân biệt bạn, thù, đảng phái kể cả giữa các dân tộc, quốc gia, bởi Tâm thứcLinh hồn là bao gồm, do đó không cho phép người đó chủ động sử dụng các hành động chiến đấu vũ trang, cho dù là để giải phóng nhân dân, dân tộc khỏi áp bức, bóc lột ….., mà thực chất vẫn là đấu tranh đảng phái, nội chiến tàn sát lẫn nhau. Thực tế, tháng 12/ 1949, Tưởng Giới Thạch khi thua cuộc, đã phải rút binh lực ra đảo Đài Loan, vẫn ra tuyên bố chống cộng đến cùng để thống nhất đất nước. Do đó, Tưởng Giới Thạch không phải là một Điểm Đạo Đồ.
Tóm lại: Ngay giai đoạn trung niên ông đã chứng tỏ mình là người có ý chí mạnh mẽ, phàm ngãhợp nhất của người đã tiến hóa cao trước thềm vào đường đạo, nhưng chưa được năng lượngLinh hồn soi sáng và dẫn dắt đáng kể, bằng chứng là suốt đời ông luôn lựa chọn và trung thành với khẩu hiệu đấu tranh võ trang để thống nhất đất nước, tức duy trì nội chiến để giành tự do, ấm lo cho nhân dân, cho dân tộc theo đường lối ý chí của phe mình. Rõ ràng đây không phải là tố chất của Linh Hồn, Linh Hồn luôn thấu hiểu luật Nhân Quả, do đó không bao giờ chọn đấu tranh võ trang mạnh mẽ, đây lại là nội chiến để tìm kiếm hòa bình, thịnh vượng cho phe mình. Tuy nhiên, chúng ta xem hành động Ông không chấp nhận lời đề nghị của Hòa Kỳ nêu trên. Ở đây rõ ràng biểu hiện của của Phàm ngãtiến hóa cao, đã được Linh hồn soi sáng ít nhiều, dấu hiệu của Linh Hồncung 2 – Minh Triết đã hiển hiện trong ông, khi ông đã ở tầm tuổi 60, tuổi mà kinh nghiệm học hỏi việc đời đã đủ chín để Phàm ngãtiến hóa tìm kiếm an vui rộng lớn hơn, ông xứng đáng là Đệ tử dự bị hoặc Đệ tử bắt đầu vào cửa Đạo.
III- Hồ sơ các cung của nhân vật ( Đối với mỗi cung, hãy cung cấp các bằng chứng cho sự lựa chọn của bạn. Sẽ tốt hơn nếu bạn có thểcung cấp hình ảnh, hoặc các link video để giải thích cho sự lựa chọn của bạn ).
Biểu Đồ Cung – Bản Đồ Cung
1- Cungthể xác – dĩ thái: Tưởng Giới Thạch có thể xác: Thể XácCung 7
Tôn Trung Sơn và Tưởng Giới Thạch chụp ảnh sau lễ khai giảng Trường quân sự Hoàng Phố năm 1924.
Tưởng Giới Thạch mặc lễ phục quân trang toàn thân, 1940.
Tưởng Giới Thạch – Lý Tông Nhân trong lễ nhậm chức Tổng thống, Phó Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, ngày 20/ 5/ 1948
Ông có thể xácCung 7 lên có dáng người nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, thích hợp bị gò bó bởi kỷ luật, kỷ cương, các đặc điểm này gắn liền với ông từ nhỏ. Cuộc đời binh nghiệp thì hiển nhiên là nơi kỷ luật thép được thực thi, tức với giờ giấc và trình tự, nghi lễ, ông luôn phải là tấm gương, mới có thể phù hợp với những người lãnh đạo trong quân đội, và thực tế ông luôn là người lãnh đạo hàng đầu trong mọi thời kỳ, các điều này chứng minh rằng ông có thể xác cung 7 là phù hợp.
2- Cungthểcảm dục: Ba loại ThểCảm DụcCung 2 – ThểCảm DụcCung 4 – ThểCảm DụcCung 6
+ Xét với Thểcảm dụcCung 2: Bạn có thể xem xét sự từ chối một cách vô ngã hơn (2)? Nếu bạn bị phản bội bởi người mà bạn yêu thương và tin tưởng: có phải bạn bị thất vọng và tổn thương sâu sắc, nhưng mặt khác bạn lại lặng lẽ không có phản ứng (2); Có phải bạn đã đang cố gắng để thay đổi hành vi của bạn vì những phản ứng hung hăng và sự giận dữ của bạn đã đưa bạn vào rắc rối trong quá khứ, và bây giờ bạn được thanh thản hơn và có khả năng dốc hết lửa của bạn vào sự khát vọng hay sự cống hiến cho điều tốt cao cả hơn?
– Về đời sống tình cảm, vào lúc 40 tuổi, ông cưới vợ thứ 4 là Tống Mỹ Linh, Tưởng Giới Thạch cùng ngày cưới phát biểu trên báo rằng “hôm nay được kết hôn với Mỹ Linh hết sức kính ái, là một ngày quang vinh nhất, hân hoan nhất từ khi sinh ra tới nay”; ông tin sâu sắc rằng đời người nếu không có nhân duyên mĩ mãn, tất cả đều vô ý vị, do đó cách mạng bắt đầu từ gia đình. Đây cũng chứng tỏ, dù là thểcảm dụccung 2, nhưng tính bao gồm trong ông vẫn hạn chế, vẫn đề cao cuộc sống tìm cảm, nhục dục.
+ Xét với Thểcảm dụcCung 6 : (Bạn có cho là sự việc mang tính cá nhân nếu có ai đó từ chối một cái gì đó quan trọng đối với bạn; Là người luôn có những khao khát sâu đậm, đam mê một cách rất mãnh liệt, phản ứng và hung hăng, tức giận và ghen tuông, luôn đề cao và chăm lo quyền lợi cá nhân).
– Điều này không phù hợp, thậm trí trái ngược với Tưởng Giới Thạch, bởi nếu người mang năng lượngcung 6 thì sự tham đắm đời sống hữu tình, đặc biệt với tuổi trẻ sẽ không thể là người, mà từ thời niên thiếu, dù không bị áp lực nào, ông đã chủ động khởi nuôi ý chí lớn, vì dân vì nước, chọn tham gia quân đội, học quân sự để về tham gia chiến đấu, với mục tiêu mong muốn đóng góp sức mình, kể cả hy sinh tính mạng để giúp dân, giúp nước, để sớm kết thúc nội chiến, thống nhất đất nước.
3- CungThểtrí tuệ(Cách bạn suy nghĩ, hoạch định, phân tích, tạo hình tư tưởng và truyền đạt tư tưởng của bạn): Thể TríCung 1 – Thể TríCung 4 – Thể TríCung 5 và Bảng (Bảng CTTuệ 1-4-5)
+ Xét với Thể tríCung 1: Như trên đã nói, ông thuộc dạng người tiến hóa, đương nhiên là người có thể Trí đã phát triển, tất nhiên thểcảm dụcđược thể trí phát triển dẫn dắt. Ông là người thông minh, từ bé đã thích các trò chơi mà bản thân luôn thích ở vị trí lãnh đạo người khác, lại kết hợp với thểcảm dụccung 2 – Minh triết. Theo mô tả “Một thể trí kiên quyết trong tư tưởng, thể trí quả quyết, nhất tâm, thực tế”, điều này hoàn toàn đúng với ông, bởi ở cái tuổi còn rất trẻ (1906, mới 19 tuổi), ông được mô tả “Tưởng Giới Thạch quyết chí tham gia cách mạng, tự cắt đuôi sam, nhờ bạn báo tin cho gia đình để thể hiện quyết tâm này”, do ông đã có cái nhìn về sự suy tàn của chế độ nhà Thanh, trong nước nội chiến liên miên khiến ông quyết trí học quân sự để giúp thống nhất đất nước, chứng tỏ cung 1 hiện diện trong ông. Ông là người có ý chí mạnh mẽ, vì dân vì nước, biểu hiện năng lựctrí tuệ, quả cảm từ rất sớm (22 tuổi) đã gặp Tôn Trung Sơn, đang lãnh đạo đội một quân lớn chiến đấu, để bàn bạc phương cách đấu tranh, thống nhất đất nước. Ngoài ra, ta nhận thấy sự thăng trầm trong chiến đấu, với chiến thắng đan xen thất bại liên miên, liên tiếp nhưng ông rất bền bỉ, quyết chí chiến đấu đến cùng để thống nhất đất nước, cũng là một đặc điểm của cung 1 hiện diện trong ông >>> Tưởng Giới Thạch có Thể tríCung 1, Cung 1 –Ý chí, quyền lực;
+ Tôi thử xem xét người có Thể trí Cung 4, cung 4 – Hài hòa qua xung đột: Đặc điểm Thể trícung 4là người do dự, nước đôi, hay là người “không chia rẽ, làm cầu nối, liên kết, làm trung gian, hòa giải, phân giải”, hai điều này chắc chắn không hợp với người chiến binh, lại ở vị trí tổng chỉ huy chiến đấu biết bao trận chiến, chiến thắn cả quân Nhật xâm lược, thống lãnh Trung Quốc hơn 20 năm. Hay là trong trường hợp ông không có khả năng thuyết phục, dung hòa nội bộ giữa các lãnh đạo cấp cao trong đảng Quốc dân của ông, lên ông có ba lần từ bỏ chức vụ cao của mình về quê nghỉ ngơi để nhường chức vị cao nhất cho người khác, vì mục đích giữ đoàn kết nội bộ trong đảng (Đây cũng chứng tỏ cung 2 – Minh triết hiện diện trong ông). Do vậy, tôi cũng loại trừ thể trí cung 4 trong ông.
+ Tôi thử xem xét ông có Thể trí Cung 5:Cung 5 có điểm nổi bật mà người thể trí cung 5 thường không thể có là ”Thiếu trí tưởng tượng và thiếu trực giáctheo đúng nghĩa”, cũng vì do có tính khoa học cao, đòi hỏi sự chính xác tỷ mỷ đến từng chi tiết, cho lên thường không thể tin vào tâm linh (Phật, Bồ Tát, chùa chiền). Thể trí cung năm “Nó bất kính, hoài nghi đối với nhà Thần bí và người tu hành”, trong khi Tưởng Giới Thạch sinh ra trong gia đình có truyền thống theo đạo Phật, bản thân ông cũng là một Phật tử từ nhỏ, kể cả đến khi lấy vợ, do áp lực phải từ bỏ đạo Phật để theo Cơ Đốc Giáo mới được gia đình nhà gái chấp thuận cưới (bà Tống Mỹ Linh – 1927), ông cũng không rễ ràng từ bỏ đạo Phật.
– Chúng ta xem đoạn văn mô tả về sự tín ngưỡng của ông: ” Vào tháng 1 năm 1049, quân giải phóng đang trên đà thắng lợi, vương triều họ Tưởng sắp sửa bị tiêu diệt …., ông vào trong đại điện, nới thờ Bồ Tát, tự mình thắp hương, trong tâm yên lặng cầu nguyện, rồi rút một thẻ trong cốc, tìm Sư trụ trì chùa giảng nghĩa, kết quả không hay, lính thị vệ nói: Loại sự việc như thế này không tin tưởng được, Tưởng Giới Thạch nghiêm giọng nói: KHÔNG ĐƯỢC PHÉP NÓI BỪA, BỒ TÁT Ở MIẾU VŨ SƠN RẤT LINH ĐÓ, và kết quả quả thực linh ứng. Do đó, tôi loại trừ Tưởng Giới Thạch có thể trí cung 5 (Xem sách: Bí mật cuộc đời và gia thế Tưởng GiớiThạch_Tr 57-58)
Căn cứ vào các chỉ dẫn chủ yếu trong GQ1, gồm: Về Bảy Cung, các Cung Hoàng Đạo, Hành tinh; Cấu tạo con người qua thể xác, thể trí, thểcảm dục; kiến thức về Tâm thức, Phàm ngã, Linh Hồn, Tinh Thần và sự tiến hóa tinh thần.
+ Cách mà bạn khẳng định uy quyền của bạn, cố gắng kiểm soát người khác, các cungthấp là cung phụ của CungPhàm ngã. Khi cungPhàm ngã hiện hữu, nó nhuộm màu các cung thấp……..Chúng ta thường xác định cungPhàm ngã là cung mang lại sự cân bằng, thống nhất các thể qua thể trí tiến bộ, hoạt động mạnh mẽ_Theo thiết lập biểu đồ cung GQ1.
+ Tâm thứcphàm ngã là tâm thức của trạng thái thứ ba thiêng liêng, trạng tháisáng tạo. Trạng thái này tác động trong vật chất và chất liệu để tạo ra các hình tướng mà qua đó phẩm tính có thể tự biểu lộ, và nhờ thế thể hiện bản chất thiêng liêng trên cõi hiện tượng(Xem: Tâm thức – Tâm thứcPhàm ngã – Linh hồn – Chân thần GQ1).
– Các Phàm ngã tách biệt và chia rẽ: và đây là định nghĩa thông dụng nhất cho “phàm ngã”. Định nghĩa này xem mỗi con người như là một nhân vật. Nhưng thực ra, nhiều người chỉ là những con vật với các xung lực cao còn mơ hồ; trong khi những người khác là những người trung bình, bị ảnh hưởng bởi bản chất ham muốn của họ hoặc bởi những ý tưởng vốn không phải là của riêng họ.
– Các Phàm ngã là những người được phối kết và được tích hợp. Họ khỏe mạnh về thểchất, có sự kiểm soát cảm xúc, phát triển về trí tuệ, và đã hoàn chỉnh công cụ tuyến (glandular). Các tính chấtthể xác, tình cảm và trí tuệ được hợp nhất và hoạt động như là một, tạo ra một bộ máy lệ thuộc vào ý chí của phàm ngã. Chính ở giai đoạn này xảy ra một khuynh hướng thiên về chính đạo hoặc thiên về tả đạo.
– Phàm ngã là những người của vận mệnh: họ có đủ sức mạnh ý chí để rèn luyện bản chất thấp sao cho họ có thể thực hiện một vận mệnh mà họ nhận thức một cách vô thức. Họ được chia thành hai nhóm: Những người không có sự tiếp xúc với linh hồn: họ bị thôi thúc tiến đến vận mệnh của họ bởi một ý thức về quyền lực, tự ái, tham vọng cao quý, một phức hợp tự tôn, và sự quyết tâm đạt đến đỉnh cao nhất của ngành nghề cụ thể của họ. Những người tiếp xúc với linh hồn ở mức độ nhỏ, mà phương pháp và động cơ của họ là một hỗn hợp của tính ích kỷ và tầm nhìn tâm linh. Xem nguồn GQ 1: Mục tiêu tinh thần, Con người, TâmThức – Tâm Thức Arya: Con người Thông minh
– Phàm ngã có thể dần dần cảm thấy được vận mệnh của mình. Những người có Phàm ngã phát triển cao đều có năng lựcý chí đủ mạnh để khuất phục phàm tính của mình theo giới luật, để chúng có thể hoàn thành vận mệnh đưa chúng đến đỉnh cao thành đạt của phàm ngã.
Thế giới ngày nay có vô số nhân vật. Chúng ta thấy những người nam và nữ đã thống nhất và phối hợp trong tâm tính, nhưng họ vẫn chưa ở dưới ảnh hưởng linh hồncủa mình. Ý chí cá nhân và tình thương vị kỷ là yếu tố mạnh mẽ trong đời họ, và họ bắt đầu ảnh hưởng đến môi trường sống của mình để mang lại những thành tựu có ý nghĩa. Họ chịu sự thôi thúc tiến tới hướng về vận mệnh của mình bởi ý thức về quyền lực, ước muốn những điều cao thượng, sự tự tin không hề lay chuyển, và quyết tâm đạt đến đỉnh cao thành công trong cố gắng của mình.
“Linh hồn kêu gọi phàm ngã. ‘Tiếng nói của linh hồn’ không những được Phàm ngã nghe như tiếng nói, mà nó còn biểu hiện thành những sự hấp dẫn và quan tâm đặc biệt, cũng như những hoàn cảnh và cơ hội đặc biệt được mang đến cho ý thức của phàm ngã. Tuy nhiên, cũng có thểPhàm ngã không nghe, thấy hay nhận thức được sự thôi thúc thiêng liêng này. Những mối bận tâm của Phàm ngã khiến cho ‘sự can thiệp thiêng liêng’ của linh hồn… bị lệch hướng. Vì đã tự cho mình là trung tâm của ý thức, nên Phàm ngã không muốn từ bỏ vị thế đó.” Xem nguồn Tâm thức – Các cõi: Tâm thứcPhàm ngã
Như trên ta đã xác định ông có: Thể Xác Cung 3 và đã loại trừ Thể xác Cung 7; Thểcảm dụcCung 2 và đã loại trừ ThểCảm dụcCung 6; Thể Trí Cung 1 và đã loại trừ Thể Trí Cung 4; Thể Trí Cung 5 >>> CungPhàm Ngã theo nguyên tắc là CUNG QUÂN BÌNH của các Cungthấp. Ta xét tuần tự theo nguyên tắc loại trừ như sau:
+ Ta xét vớiPhàm ngãcung 1: “Mục tiêu của tôi là sử dụng quyền năng đang tăng trưởng và khả năng quản lý và lãnh đạo của tôi – thông qua chính quyền, chính trị hoặc pháp luật; để khuyến khích và giải phóng những người khác”. Điều này không thể với ông, vì như trên, ta nhận thấy ông có thể Trí Cung 1, nếu lại có Phàm ngãCung 1, thì với người chưa được linh hồn soi sáng, sẽ là hủy diệt người dân để thỏa mãn dục vọng và mang đến vinh quang tột đỉnh cho bản thân nếu có cơ hội, vì tính ích kỷ vốn có của các bản chất thấp của con người, điều này rõ ràng không phù hợp, nếu chỉ xét về việc, ông từ chối thẳng thừng việc Hoa Kỳ đề xuất giúp ông dùng Bom Nguyên Tử để chiến thắng phía đảng Cộng Sản đang thắng thế, thì cũng đủ khẳng định ông không phải là người liều lĩnh, tàn bạo bất chấp tất cả. Nên khẳng định Cung 1 không phù hợp với tính cách của Tưởng Giới Thạch.
+ Ta xét với Phàm ngãcung 2: “Mục tiêu của tôi là phát triển một sự hiểu biết – đầy yêu thương có tính sâu sắc và trực giác về con người, để tôi có thể giúp đỡ họ; hoặc trở nên toàn diện và thông thái để tôi có thể giảng dạy và soi sáng cho những người khác”. Cung 2 gồm 2 khía cạnh Bác Ái và Minh Triết.
– Ông có câu nói nổi tiếng: ‘Nước bị diệt vong còn có thể phục hưng, nhưng văn hóa bị tiêu hủy thì tất cả đều bị hủy và, khi là lãnh tụ của đảo Đài Loan, ông đã phát động: Phục hưng văn hóa truyền thống Á Đông” _ Xem nguồn’. Một bằng chứng rất có giá trị Tâm linh là: Năm 1942, ông khởi sướng đại lễ quốc gia, ông mời được Hòa thượng đắc đạo Hư Vân Thiền Sư đến chủ trì lễ, và được Giúp TưởngGiới Thạch tiên đoán kết cục chiến tranh thế giới thứ 2. Cũng theo sử sách, Hòa Thượng Hư Vân, vào giữa mùa hè nóng lực, dân chúng dịch bệnh, người chết tràn lan, ông đề sướng và chủ trì tổ chức làm một đại lễ: CẦU ĐẢO ĐẠI TUYẾT, giúp trừ dịch bệnh, vào buổi chiều ngày thứ bảy của đại lễ, bầu trời đại tuyết tung bay, Lão Phật Gia Từ Hy Thái hậu thân chinh đến tận nơi đại lễ, Bà quỳ xuống nền tuyết cúi gập đầu hướng về phía vị cao tăng Hư Vân Hòa Thượng đang ngồi đọcThần Chú_Xem nguồn:. Từ nhỏ ông theo Đạo Phật, năng lượngcung 2 luôn hiện diện mạnh mẽ suốt đời trong con người Tưởng Giới Thạch. Trong sự nghiệp của ông, nhiều lần ông tham gia thành lập hay quyết định việc thành lập các trường đại học của quốc gia, từng làm Hiệu trưởng nhiều trường đặc biệt quan trọng hàng đầuquốc gia này. Trong chiến tranh, ông không cho phép sinh viên ra chiến trường, dù trong cả giai đoạn thua trận, hiếm người chiến đấu trên chiến trường. Điều này khẳng định trong ông luôn đề cao giao dục quốc dân là quốc sách hàng đầu, ngay cả đến cuối cuộc đời vẫn vậy. Trong giai đoạn trung niên, ở cương vị lãnh đạo cao cấp, những khi ông nhận thấy, nội bộ đảng phái của mình mất đoàn kết, họ có tranh quyền đoạt lợi với ông, giành giật tranh giữ vị trí chủ chốt trong đảng. Những khi đó, vì sự đoàn kết nội bộ, ông có ba lần chủ động từ quan rút lui khỏi chính trường, về ở ẩn chờ thời nhằm bảo vệ đoàn kết nội bộ, tránh bị chia rẽ trong đảng của ông (Khoảng năm 1925 khi đang là ủy viên thường vụ Quốc Dân Đảng, lãnh đạo quân đội chiến đấu chống phe cộng sản không thành công, do nội bộ mất đoàn kết và lựclượng phân tán; Lần 2 ông từ chức Chủ Tịch chính phủ Quốc Dân, về ở ẩn tại quê nhà, nhưng do vẫn có uy tín trong đảng, ông lại được mời tham gia và được bầu vào các vị trí lãnh đạo trong Đảng Quốc Dân). Tất cả các điều này nói lên ông có thểcảm dụcCung 2Bác Ái – Minh Triết, thể hiện bởi tình thương sâu rộng trong phe phái mình, tạo ra sự khát khao cống hiến hết mình, đồng thời cũng thể hiện sự phân biệnminh triết sâu sắc, lên ông có sự kiên nhẫn, chịu đựng đặc thù của Cung 2, cho lên ông mới vì đoàn kết chung trong Đảng Quốc Dân, rễ ràng từ bỏ chức vụ cao để bảo vệ đảng của mình, mà với người thểcảm dụcCung 6 thường không thể làm được.
– Như vậy, năng lượngcung 2 đã hiện diện trong ông, nhưng nếu là Phàm ngãcung 2 – Bác Ái phát triển mạnh mẽ, thì ông sẽ không hăng hái lựa chọn đường nối đấu tranh võ trang để đạt mục đích, năng lượngcung 2 Bác Ái đầy yêu thương, cho lên trong chiến tranh, bên nào chịu đau đớn, chết chóc cũng đi ngược lại năng lượngcung 2. Nhưng thực tế, ngay từ thiếu thời cho đến cuối đời, đấu tranh võ trang luôn là ý chí của ông.
– Nếu xét về Cung 2 Minh triết, vì có hiểu biết với Tâm thứcsáng tạo, lại có sức khỏe, thì người đó luôn có kỷ luật nhất định, hơn nữa, môi trường của ông là quân đội, cũng củng cố cho ông về tính kỷ luật kỷ cương, một dạng năng lượngcung 7, rất cần thiết với người lãnh đạo, tướng lĩnh.
Cho lên, ông có Phàm ngãcung 2, nhưng chắc chắn chỉ có khía cạnh Minh Triết của Cung 2 phát triển mạnh.
+ Ta xét với Phàm ngãcung 3: “Mục tiêu của tôi là sáng tạo thông qua năng lực suy tư sâu sắc và lập luận cẩn thận, một hệ thống tư tưởng triết học toàn diện và hợp lý; hoặc áp dụng trí năngcực kỳ tháo vát và linh hoạt cho một số doanh nghiệp đầy thử thách về mặt trí tuệ. Sử dụng quyền năng của tôi để nói lên tiếng nói của lý trí và sự thông tuệ, và để đến giao tiếp với con người bất kể họ có thể hoạt động ở bất cứ trình độ nào, ý kiến chuyên môn bẩm sinh của tôi trong giới kinh doanh hay kinh tế – để phụng sựThiên Cơ nhằm mang lại những điều thiện hảo lớn lao nhất”
– Theo mô tả, Phàm ngãcung 3 quan tâm đến hoạt động nghiên cứu cá nhân và nhóm của mình để phục vụ, cho dù là nhân loại rộng lớn, nhưng rõ ràng, trước tiên là cung 3 chỉ quan tâm đến chi tiết và lý luận, chỉ phù hợp với vị trí tham mưu, không phải tố chất lãnh đạo, nên không thểphát triển khả năng lãnh đạo, thống lãnh quân đội, cũng không yêu thích đấu tranh võ trang. Nếu đi với Cung 4 – Cung thích tranh đấu, thì cũng là tranh đấu cho cái ngã nhỏ lẻ, tính bao gồm chỉ ở lãnh đại đơn vị nhỏ. Nếu đi với thể trí Cung 1, thì kết hợp thành phàm ngã quyết đoán và liều lĩnh, nhưng chỉ vì bản ngã của mình, với tính bao gồm cũng của nhóm nhỏ mà thôi. Vậy cũng không phù hợp với ông, người từ thời trẻ đã giám đấu tranh vì tự do dân tộc bằng võ trang, suốt đời làm lãnh đạo > Phàm ngãCung 3 không phải là của Ông.
+ Ta xét với Phàm ngãcung 4: [rất hiếm] để giúp đỡ người khác hòa hợp và giải quyết sự xung đột trong cuộc sống của họ, để làm đẹp lên những gì xấu xí, để biểu lộ kịch tính của sự sống xinh đẹp một cách sắc sảo nhưng đầy đau khổ trong tất cả sự rung động của nó.
– Theo mô tả, chắc chắn trong ông không có năng lượng của cung 4, bởi đấu tranh võ trang luôn là cách ông chọn để “giải phóng áp bức, làm đẹp cho đời”, không phải là năng lượngbiểu diễn đẹp đẽ sắc sảo, mà là đầy xung đột và đơn đau thể xác của muôn người, trái ngược với năng lượngcung 4, chỉ nhằm cần bằng một phạm vi, lĩnh vực nào đó trong con người hay nhân loại.
+ Ta xét với Phàm ngãcung 5: Mục tiêu của tôi là sử dụng chuyên môn khoa học và các sức mạnh trí tuệ của tôi giống như tia laser để khám phá ra chân lýkhoa học mới nhằm đưa ra sự thật và loại bỏ sai lầm; sử dụng khả năng đang phát triển của tôi để lãnh đạo và điều khiển những người khác, để mang lại điều tốt đẹp nhất trên Trái Đất (5 chuyển sang 1).
– Năng khiếu của một nhà nghiên cứu, khoa học với ông là không thể hiện rõ nét. Nếu xét trong trường hợp cung 5 đang chuyển hóa sang cung 1 – Lãnh đạo người khác, thì sự lãnh đạo này cũng chỉ là tổ chức của đơn vị, bộ phận nghiên cứu phát triển, tức không phù hợp với một đơn vị chiến đấu hay chính trị, bởi người cung năm thường tự cô lập mình, kể cả kết hợp cung 1 thì sự cố lập này càng mạnh thêm mà thôi, ở địa vị tự tách mình ra khỏi tổ chức thì không phù hợp với lãnh đạo chính trị hay đơn vị chiến đấu. Nếu cung 5 kết hợp với cung 2, tạo ra con ngườiminh triết, nhà hiền triết, do đó cũng không phù hợp với ông. Nếu kết hợp với cung 6 hay cung 7, thì năng lượngphàm ngãcung 5 cũng chỉ làm cho tính tự cao tự đại tăng tiến (Cung 6), luôn tỏ ra khắt khe, xem thường người khác, nhưng bản thân thì lôi thôi, không có giờ giấc. Vậy cũng loại trừ ông có Phàm ngãcung 5
+ Ta xét với Phàm ngãcung 6: Mục tiêu của tôi là sử dụng lòng bác ái và minh triết đang phát triển của tôi, năng lực của tôi để kêu gọi những cuộc vận động cho điều tốt đẹp cao cả hơn, để truyền cảm hứng cho con người mưu tìm những lý tưởng cao cả nhất của họ, sự quan tâm sâu sắc của tôi về tôn giáo; để cứu giúp người nghèo và đau khổ (6 chuyển sang 2). Không có gì phải bàn ở đây, người có Phàm ngãcung 6 không thể chủ động lựa chọn con đường bạo lực làm sự nghiệp cho mình, mà Tương Giới Thạch thi từ thiếu thời cho đến cuối đời đều lãnh đạo chiến đấu không ngừng nghỉ, mà ông cũng không có dấu hiệu hòa hoãn thật sự, để tránh chiến tranhvà đổ máu mà năng lượngCung 6 phát triển sẽ chuyển sang cung 2.
+ Ta xét với Phàm ngãcung 7: Mục tiêu của tôi là sử dụng các kỹ năng của tôi trong việc xây dựng những người và nhóm đặc biệt, khả năng dễ dàng của tôi để biểu thị các mục tiêu, năng lực của tôi thông qua nghi lễ và nghi thức, năng lực của tôi để dàn xếp các kết quả có lợi, năng lực của tôi để lên kế hoạch cùng với tổ chức và lãnh đạo – để giúp những người khác tổ chức cuộc sống của họ một cách toàn diện đến nỗi các ước mơ cao nhất của họ biểu hiện, để biểu lộ một trật tự thế giới mới và có tính tinh thần hơn, để kêu gọi các năng lượng thiêng liêng liên kết tinh thần với vật chất theo thiên cơ.
– Ông là người xuất thân trong gia đình theo Đạo Phật, bản thân cũng gắn bó với đạo Phậtquãng nửa cuộc đời, sau chuyển sang Cơ Đốc Giáo là vì phải đáp ứng yêu cầu của nhà gái, là nếu muốn cưới bà Tống Mỹ Linh, thì phải chuyển sang Cơ Đốc Giáo. Nhưng năng lượngcung 2 – Minh triết trong ông vẫn rất mạnh mẽ, bằng chứng là dù chiến tranh vào những thời điểm thua trận, thiếu người, ông vẫn yêu cầu sinh viên các trường đại học không được tòng quân, đường lối lãnh đạo của ông luôn coi trọng giáo dục dù là thời bình hay thời chiến. Ông có câu nói nổi tiếng, đại để “Mất nước còn lấy lại được, mất bản sắcvăn hóa thì là mất tất cả”.
Tuy ông cũng trọng lễ, đời ông được Hòa Thượng nổi tiếng Trung Quốc thời bấy giờ tiếp đón nói truyện. Cũng Vị Hòa thượng này, sau này đã rứt khoát không gặp Mao Trạch Đông, Chủ tịch Đảng Cộng Sản Trung Quốc, dù bị mời đích danh. Ông là người đã đắc đạo, đức cao vọng trọng, thời bấy giờ đã chủ trì làm đại lễ cầu Trời khấn Phật để có băng tuyết bao trùm cả vùng rộng lớn, để dập dịch bệnh làm chết rất nhiều người vào mùa hạ khô hạn, nóng bức. Việc làm này làm Thái hậu vương chiều lúc bấy giờ, được mô tả là cả đời không phải quỳ lậy ai, nhưng bà đã quỳ lạy Đức Hòa Thượng này, trong lúc tuyết rơi, ngay tại đại lễ.
Do các đánh giá trên, rất có thể ông có Phàm ngãcung 7. Nhưng, Phàm ngãCung 7 và thể tríCung 1 thì không có năng lượngMinh triết mạnh mẽ trong ông như thực tế, đặc biệt xét về việc tổ chức các trường đào tạo cấp cao trong suốt cuộc đời ông, ông luôn luôn theo đuổi. Cho lên, kết luận ông không có Phàm ngãCung 7 là hợp lý.
5- Cunglinh hồn (nếu người đó đang trên Đường đạo theo ý kiến của bạn): Việc tìm CungLinh hồn được thực hiện dễ dàng hơn nếu các cungcủa các thể thấp được xác định trước, và “bóc tách ngược lại” để tiết lộ năng lượng tinh tế của linh hồn ở phía sau chúng. Hãy tuân theo hướng dẫn đề xuất này. Hãy nghiên cứu các đặc điểm của mỗi thể, cố gắng nhận dạng cung nào đang kiểm soát nó:
* Các kiến thức: Về Bảy Cung, các Cung Hoàng Đạo, Hành tinh; Cấu tạocon người qua thể xác, thể trí, thểcảm dục; kiến thức về Tâm thức, Phàm ngã, Linh Hồn, Tinh Thần và sự tiến hóa tinh thần sẽ giúp tôi xác định được biểu đồ cung của nhân vật và làm được bài luận này. – Gồm: Linh hồnCung 1 – Linh hồnCung 2 – Linh hồnCung 3 – Linh hồnCung 4 – Linh hồnCung 5 – Linh hồnCung 6 – Linh hồnCung 7
+ Tôi xác định Tưởng Giới Thạch chưa là người đang đi trên đường Đạo, tuy nhiên, năng lượngLinh hồn chắc chắn đã có tác động lên Phàm ngãcủa ông bởi các lý do: Với người mà kiếp trước chưa bước vào đường đạo, thì nếu kiếp này có bước vào đường Đạo, Cunglinh hồn cũng chỉ tác động đến phàm ngã vào giai đoạn sau của cuộc đời (Ngoài 28 tuổi, tuổi mà năng lượngmặt Trăng – Bản năng đã hoạt động đầy đủ), và nếu người đó đi đúng đường Đạo, thì càng cuối đời sẽ càng hiển linh bản chất của Linh Hồn với cuộc sống và môi trường, mà bản chất năng lượng của Linh hồn là không còn bản ngã cá nhân, vì dân tộc, vì nhân loại và luôn tránh xung đột vũ trang, nhưng với Tưởng Giới Thạch, ở tuổi ngoài 60, với cương vị đứng đầu Đảng và nhà nước Đài Loan lúc bấy giờ, lại trên thế của người bại trận, ông vẫn tuyên bố phải chiến đấu giành lại bằng được đại lục, tức tương đương với việc hàng ngàn người sẽ phải chiến đấu, hy sinh. Cho lên tôi cho rằng, dù trong ông có năng lượng của TừBi và Bác Ái của Cung 2, nhưng năng lượng này chưa làm chủ được Phàm ngã, vẫn là vì cái Tôi, vì Đảng của mình, vì dân của mình, đó là năng lượng của Phàm ngãtiến hóa, tuy đã bao gồm hơn, nhưng vẫn là hạn hẹp, không phải năng lượngLinh hồn thật sự, vì nếu là năng lượngLinh hồn thật sự thì tất cả là một, không phân biệt dân tộc, mầu da, đảng phái, bao gồm cả cây cỏ và thế giới vô hình …, tất cả chỉ vì một mục tiêu duy nhất là xóa bỏ vô minh, hiểu thấu luật Nhân Quả, nhân loại đại đồng, sống trong an lành hạnh phúc. Do đó, tôi kết luận; Tưởng Giới Thạch có CUNGLINH HỒN chưa hoạt động rõ dàng, chưa làm chủ được Phàm ngã cao siêu.
IV- Luân xa hay nhóm các luân xa tích cực
* Các kiến thức: Về Bảy Cung, các Cung Hoàng Đạo, Hành tinh; Cấu tạocon người qua thể xác, thể trí, thểcảm dục; kiến thức về Tâm thức, Phàm ngã, Linh Hồn, Tinh Thần và sự tiến hóa tinh thần, các Luân xa và chuyển di năng lượng giữa các Luân xa sẽ giúp tôi xác định được biểu đồ cungcủa nhân vật và làm được bài luận này.
1- Bạn được bảo rằng “tâm thức phát triển thông qua các luân xa”. Xin vui lòng nhận định luân xa hay tập hợp các luân xa nào mà bạn nghĩ Tưởng Giới Thạch đang tập trung nhiều nhất? (Xem lại ba sự chuyển di năng lượng).
Trả lời: Theo lý thuyết, tiến trình khai mở các luân xa của con người có 5 đợt thức tỉnh. Tưởng Giới Thạch đã ở gia đoạn khởi đầu của người tiến hóa, ở giai đoạn sau 50 tuổi, tôi cho rằng ông đã bước chân vào con đường của người chí nguyện. Như vậy, tất cả các Luân xa dưới cơ hoành gồm: Luân xa đáy cột sống, luân xa sương cùng, luân xa Tùng Thái Dương của ông đều đã hoạt động mạnh mẽ và hoàn thiện, trong đó luân xa Tùng Thái Dương là luân xa hoạt động mạnh mẽ nhất. Theo đó, các luân xa [cổ họng và Ajna] thụ cảm với tác động và dòng chảy vào của sự sống. Chúng phù hợp với tiến trình khai mở luân xa đợt 3 với “Sự thức tỉnh của luân xa cổ họng và sự di chuyển của nhiều năng lượng thấp vào hoạt động cổ họng. Luân xaAjna bắt đầu trở nên hoạt động, tạo ra các phàm ngãtích hợp và sáng tạo”. Tất nhiên, Tưởng Giới Thạch có Phàm Ngãtích hợp, cho nên đã xuất hiện cungPhàm ngã, được xác định là cung quân bình của các thể thấp, như trên đã xác định là cung 2 – Minh Triết.
2- Những bằng chứng nào cho sự chọn lựa của bạn? Điều này nên phù hợp với điểm 2 ở trên, bạn đặt người đó ở vị trí nào trên đường đạo): Từ thiếu thời, ông đã tổ chức các trò chơi cùng các trẻ nhỏ, và luôn là người đứng đầu,lãnh đạo trong chúng, ông cũng là người ham học, đọc nhiều kinh điển nổi tiếng trong nước và chứng tỏ khả năng tiếp thu nhanh. Sau khi rời ghế nhà trường trung học, ông đã quyết tâm dời xa gia đình, nhập trường quân sự, sống tư lập, và suốt giai đoạn trung niên cũng vậy, khi mới ngoài 20 tuổi, đã có tư tưởng lớn, tham gia chiến đấu ở trong một tổ chức chính trị lớn thời bấy giờ là Quốc Dân Đảng, là tổ chức lãnh đạo nhân dân có uy tín đương thời, do Tôn Trung Sơn là lãnh tụ, với mục đích là tham chiến đấu để thống nhất đất nước đang bị chia rẽ, bè phái, nhân dân lầm than. Do quá trình công tác, ông đã chứng tỏ sự trung thành với tổ chức, lên sớm có uy tín cao với lãnh tụ đảng là Tôn Trung Sơn, do đó từng bước rất nhanh đã trở thành là nhà lãnh đạo cấp cao của Quốc Dân Đảng. Chứng tỏ ông là người tiến hóa, rất thông minh và dũng cảm. Tức là thểHạ trí đã hoạt động mạnh mẽ, lấn ướt thểcảm dục. Ngay từ thời trung niên, CungPhàm ngã đã hình thành bởi thể trí đã hoạt động, theo quy luật thì sau 28 tuổi, ông sẽ có thể trí hoạt động mạnh mẽ, khi đó, Luân xa Tùng Thái Dương sẽ có sự chuyển di năng lượng lên Luân xa cổ họng, phát huy tố chấtthông minh, củng cố những tư tưởng lớn của ông, với quy mô mang tầm vóc quốc giavà quốc tế, và sự thật đã chứng tỏ ông là người có tư tưởng và tầm ảnh hưởng vượt gia khỏi quốc gia, mang tầm quốc tế thời bấy giờ.
3- Cung hay các cung nào chảy qua (các) luân xa đó?
Các Cung chi phối thể xác, thểcảm dục và thể trí đã hoạt động mạnh mẽ. Dĩ nhiên, như trên đã xác định, năng lượngcung 7 chảy qua luân xa xương cùng của thể xác, năng lượngcung 6 của thểcảm dục chảy qua luân xa Tùng Thái Dương, năng lượngcung 1 của thể trí chảy qua luân xacổ họng. Ngoài ra, với Phàm ngãcung 2 – Minh Triết, ông cũng có năng lượngCung 2 chảy qua luân xa cổ họng, chuyển di lên Luân xa Ajna, để phát triển tâm thứcsáng tạo.
4- Các cung này có trong bản đồ cung của Tưởng Giới Thạch không? Nếu có, nó sẽ tăng cường sức mạnh của luân xa hay của thể liên quan. (Cho ví dụ nếu sự chuyển di năng lượng là từluân xa tùng thái dương đến luân xatim, cung 6 và cung 2, và nhân vật của bạn có thể cảm xúc cung 6, điều này sẽ khiến cho bản chất cảm xúc rất mạnh. Hơn nữa, có những cao điểm và thấp điểm của cảm xúc khi năng lượng dao động giữa luân xa cao và thấp cho đến khi đạt được sự cân bằng. Những dao động và cường độ củanăng lượng sẽ ảnh hưởng đến nhân vật của bạn.)
Trả lời: Tôi xét với 3 sự chuyển di năng lượng giữa (i)- Luân xa xương cùng lên luân xa cổ họng; (ii)- Luân xa Tùng Thái Dương chuyển di lên Luân xa cổ họng và luân xa Tim; (iii)- Luân xa cổ họng kết hợp với luân xa Ajna
i) Với sự chuyển di năng lượngtừluân xa xương cùng của thể xác (Cung 7), lên luân xa cổ họng của thể trí (Cung 1), trong đó Cung 7 là cùng nhóm cung cứng, và là cung con của cung 1, năng lượng tương đồng, không xung khắc, giúp trợ giúp và củng cố cho thể trí cũng như thể xác. Bởi cung 1thể trí của người vừa mới vượt qua tâm thức Atlantic, nó vẫn mang đậm tính ích kỷ, kiêu mạn, chia rẽ, chỉ lo cho mình thì năng lượngcung 7– Trật tự, nghi lễ được kết hợp với năng lượngcung 1 – Quyền lực với người ở giai đoạn thức tỉnh lờ mờ, rất nguy hiểm, thì sự kết hợp này thật mang lại sự tốt đẹp hơn cho ông, chí ít cũng là quyền lực có dựa vào tập thể, làm giảm tính quyết đoán liều lĩnh của bản chất của người vẫn mang tâm thức bậc thấp, chưa thức tỉnh rõ ràng.
ii) Với sự chuyển di năng lượng giữa Luân xa Tùng Thái Dương lên luân xa cổ họng và luân xaTim: Như chúng ta đã biết, bản chất luân xa Tùng Thái Dương với người bình thường, đã hoạt động đầy đủ hoặc rất mạnh, nếu thể trí chậm phát triển, có thể gây nguy cơ xấu bởi đặc tính của tâm thức thấp của người chưa tiến hóa. Tương ứng với sự thức tỉnh luân xa của giai đoạn 2 “Các luân xa dưới cơ hoành trở nên hoàn toàn hoạt động, với sự chú trọng chủ yếu vào luân xa tùng thái dương(vốn) trở thành kho tiếp nhận và phân phối lớn cho tất cả các mãnh lực thấp, và đánh dấu giai đoạn chuyển đổi vào một thể cao hơn, là thểcảm dục … đặc trưng của sự phát triển chủng tộc Atlantis”. Điều đó đã sảy ra với ông, tuy nhiên năng lượngcung 6 – Thểcảm dục, dù không chủ đạo chuyển di nên luân xa cổ họng như năng lượngcung 7 của luân xa xương cùng giúp phát triển thể trí, hoạt động sáng tạo, nhưng nếu chỉ gặp năng lượng của Cung 1 – Quyền lực của thể trí thì, nó sẽ làm tăng mức tâm thức hắc đạo của người bình thường. Tuy nhiên, với ông, cungthể trí đã được năng lượng của cung 2 – Minh triết của Cungphàm ngã làm quân bình, giúp cho năng lượngcung 1Thể trí Quyền lực tiến đến con đường Minh triết thay vì theo con đường Hắc đạo, cho lên năng lượng của cung 6 – Thểcảm dục là cung phụ của cung 2 Minh triết, nên cũng không tạo thành năng lượng xấu trong ông, do đó nó cũng củng cố thểcảm dục trong ông. Bằng chứng là cả nửa sau của cuộc đời, lịch sửkhông thấy ghi lại các tai tiếng về thể tình cảm ông, điều này khác hẳn nửa đầu của cuộc đời đầy tai tiếng về cung tình duyên, gắn với dục tình thấp kém của bản chất thấp trong mỗi con người chưa tiến hóa.
iii) Với sự họat động của cungphàm ngã mang năng lượng của cung 2 – Minh Triết, kết hợp với năng lượngcung 1 của thể trí – Quyền lực, có sự gắn kết với sự tương tác của năng lượngcung 7 – Thể xác, thành một người có Phàm ngãhợp nhất với Quyền lực + Minh Triết + Trật tự và ghi lễ, qủa thực trong ông hội tụ đầy đủ điều kiện của một lãnh tụ chính trị, nó tương ứng với lời dạy của Chân Sư trong quyển Dưới Chân Thầy ” ý chí chỉ đạo