CÁC ĐỊNH ĐỀ VÀ ĐỊNH LUẬT
PHẦN A
CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MINH TRIẾT MỚI
1. Môn sinh trường Thiền huyền môn sẽ là Đệ tử của Chân Sư Minh Triết (TTHM, 328)
Đầu tiên và quan trọng nhất là công phu hành thiền như đã đề ra trong các bức thư này, và có thể do vị Hiệu trưởng chỉ dạy. Mỗi năm một hay hai lần vị Hiệu trưởng điểm đạo đồ của trường cao cấp mà trường dự bị liên hệ sẽ duyệt xét các đạo sinh, và sau khi bàn thảo với vị Hiệu trưởng trường dự bị, người sẽ ấn định phương pháp thiền cụ thể điều chỉnh theo nhu cầu của mỗi đạo sinh. Mỗi năm một lần, vị Chân sư trông nom cả hai trường cũng sẽ duyệt xét các đạo sinh và thông báo cho vị Hiệu trưởng những sự điều chỉnh cần thiết.
(Tôi cũng xin nhắc các bạn rằng mối quan hệ của Chân sư với đệ tử có tính cách riêng tư, và dù Ngài có thể thường xuyên tiếp xúc riêng với đệ tử của Ngài, điều này vẫn không ảnh hưởng gì đến việc Ngài chính thức duyệt xét các hào quang kết hợp của cả trường.)
2. Tuần tự nghiên cứu tiểu vũ trụ, gồm những chủ đề sau, đạo sinh dùng kính hiển vi khi cần (TTHM, 329):
+ Tiểu vũ trụ.
- Giải phẫu học, sinh lý học, sinh học sơ cấp.
- Dân tộc học.
- Nghiên cứu thể dĩ thái và các vấn đề liên hệ là sinh lực và từ lực.
- Nghiên cứu địa chất; thảo mộc hay thực vật; và động vật.
- Nghiên cứu lịch sử con người và sự phát triển của khoa học.
- Nghiên cứu các định luật của cơ thể tiểu vũ trụ.
+ Đại vũ trụ.
– Nghiên cứu những định luật về điện, vũ trụ lực (fohat), sinh lực (prana), và ánh sáng tinh giới.[329]
– Nghiên cứu thiên văn học và chiêm tinh học.
– Nghiên cứu vũ trụ khởi nguyên học nội môn.
– Nghiên cứu các đẳng cấp nhân loại.
– Nghiên cứu trường tiến hóa thiên thần.
– Nghiên cứu các định luật của thái dương hệ.
– Nghiên cứu thần giao cách cảm, sự sáng tạo của trí tuệ và khoa trắc lượng tâm lý.
+ Trí tuệ.
- Nghiên cứu cõi trí.
- Nghiên cứu các định luật về lửa.
- Nghiên cứu thể nguyên nhân.
- Nghiên cứu nguyên khí thứ năm.
- Nghiên cứu màu sắc và âm thanh.
+ Tổng hợp.
- Nghiên cứu tinh thần-vật chất-trí tuệ.
- Nghiên cứu số học và biểu tượng học.
- Nghiên cứu toán học cao cấp.
- Nghiên cứu các luật hợp nhất.
- Nghiên cứu các luật giới tính.
+ Phát triển thần thông.
- Nghiên cứu huyền bí học thực hành.
- Nghiên cứu các quan năng thần thông.
- Nghiên cứu ánh sáng tinh giới và tiên thiên ký ảnh.
- Nghiên cứu khoa đồng cốt và nguồn cảm hứng.
- Nghiên cứu các tiền kiếp.
- Nghiên cứu các trung tâm lực của đại vũ trụ và tiểu vũ trụ.
+ Công tác thực hành.
– Phụng sự nhân loại.
– Nghiên cứu công tác tập thể.
– Tự kiểm điểm. [330]
– Những việc làm cho các thể thanh, nhằm tạo tâm thức liên tục.
– Nghiên cứu về chánh thuật.
– Nghiên cứu về cung bảy.
Các bạn sẽ thấy rằng khi người môn sinh đã hoàn tất chương trình học kể trên tức là y đã có đủ tiềm năng của một nhà chánh thuật, và tương lai sẽ là một nhân viên của Huyền môn Chánh đạo. Y sẽ được trang bị đầy đủ và sẵn sàng tiến lên học trường cao cấp. Ở đó y sẽ được huấn luyện để sử dụng kiến thức đã thu đạt. Ở đó các luân xa của y sẽ được phát triển một cách khoa học để y trở thành một nhà thần thông hữu thức với trí năng cao. Ở đó y sẽ được huấn luyện để tiếp xúc và kiểm soát các giới tiến hóa hạ đẳng và hợp tác với các trường tiến hóa khác như giới thiên thần. Và ở đó tất cả các thể của y được điều chỉnh và chỉnh hợp sao cho đến cuối giai đoạn thụ huấn – trong khoảng từ hai đến ba năm – y sẽ sẵn sàng để đứng trước Đấng Điểm đạo.
3. Tiềm năng trở thành quyền năng (TTHM, 331): Loại công tác thứ ba này dựa vào chương trình học kể trên và hoàn toàn dành cho sự phát triển cá nhân, bao gồm các vấn đề sau:
- Chỉnh hợp các thể để giao tiếp với Chân nhân.
- Lập cầu antahkarana và phát triển thượng trí.
- Phát triển trực giác, và sự thức tỉnh tinh thần rõ rệt trong môn sinh.
- Nghiên cứu sự rung động, cung, màu sắc và âm điệu của môn sinh.
- Tinh luyện tất cả các thể một cách ý thức, bắt đầu từ thể xác.
[331] Khi tất cả các vấn đề này được nghiên cứu một cách thích đáng và tất cả các kiến thức đã thu hoạch đều được đem ra thực hành, thì các quyền năng cố hữu của linh hồn sẽ trở thành những quyền năng hữu thức. Trên hết mọi sự, cần nhấn mạnh sự kiện rằng nhà chánh thuật là người sử dụng tất cả quyền năng và hiểu biết của mình để phụng sự nhân loại. Sự phát triển của nội tâm y phải được phát biểu trong phụng sự, trước khi y được phép chuyển vào học ở trường cấp cao.
Tôi đã trao cho các bạn nhiều điều đáng quan tâm suy ngẫm.
PHẦN B
CÁC ĐỊNH ĐỀ VÀ DANH SÁCH CÁC ĐỊNH LUẬT
I. ĐỊNH ĐỀ (Postulate):
Quyển “Luận về Huyền linh thuật” được căn cứ vào 4 định đề căn bản mà kẻ nghiên cứu phải chấp nhận vì nó cung cấp một giả thuyết đáng nghiên cứu và thử nghiệm. Các định đề được liệt kê sau đây theo thứ tự quan trọng của chúng (LVHLT, 20):
1. Định đề thứ nhất : Trong vũ trụ biểu lộ của chúng ta có tồn tại sự biểu hiện của một Năng lượng hay Sự sống vốn là nguyên nhân chịu trách nhiệm cho vô số hình hài sắc tướng và một huyền giai rộng lớn các thực thể có khả năng cảm thụ (sentient beings) tạo thành toàn thể những gì hiện tồn. Định đề này thường được gọi là Vật–Hoạt–Thuyết (hylozoistic theory), mặc dù thuật ngữ này chỉ làm cho rối trí.
2. Định đề thứ hai: Xuất phát từ định đề thứ nhất và được phát biểu như sau:
Sự sống Duy Nhất, biểu lộ qua vật chất, tạo ra một yếu tố thứ ba đó là ý thức (consciousness). Ý thức này, vốn dĩ là kết quả của sự hợp nhất của hai cực tinh thần và vật chất, là linh hồn của vạn vật; nó thấm nhuần mọi chất liệu (substance) hay năng lượng biểu lộ ra bên ngoài; nó nằm dưới mọi hình hài, dù cho đó là hình hài của đơn vị năng lượng mà chúng ta gọi là một nguyên tử, hay là hình hài của con người, một hành tinh hay một Thượng Đế. Đây là Tự Định Thuyết (Theory of Self–determination).
3. Định đề thứ ba: được phát biểu như sau:
Mục tiêu (object) mà theo đó sự sống chiếm ngự hình hài và mục tiêu của thực thể biểu lộ là việc khai mở ý thức hay là sự thiên khải của linh hồn. Định đề này có thể được gọi là Thuyết Tiến Hóa Ánh sáng (Theory of the Evolution of Light).
4. Định đề thứ tư: được phát biểu:
Mọi sự sống đều biểu hiện theo chu kỳ (cyclically). Đây là Thuyết Tái Sinh (Theory of Rebirth) hay Thuyết Luân Hồi (Re–incarnation), minh chứng của định luật chu kỳ. Đó là các đại chân lý ẩn tàng (great underlying truths) tạo thành nền tảng của Minh triết Muôn đời (Ageless Wisdom)– sự hiện tồn của sự sống và việc phát triển của ý thức qua việc chiếm hữu hình hài theo chu kỳ. (LVHLT, 8–10)
II. ĐỊNH LUẬT (Law, Luật) :
+ Định luật là ý chí (will) của bảy vị Thái Dương Thượng Đế (Deities) đang đặt tác dụng (impression) của nó lên vật chất (substance) ngõ hầu gây nên (produce) một chủ đích (intent) đặc biệt nhờ phương pháp của quá trình tiến hóa.(TLHNM–I, 62)
+ Định luật là sự áp đặt (imposition) của ý chí và mục tiêu của những gì vô cùng vĩ đại (superlatively great). Do đó, nó vượt ngoài tìm hiểu biết của con người. Một ngày nào đó, con người phải nhận biết rằng tất cả các định luật trong thiên nhiên đều có các đối phần tâm linh cao siêu của chúng…(CTNM, 30)
+ Nên nhớ rằng một định luật chỉ là hiệu quả của hoạt động sáng suốt liên tục của trạng thái Sự sống (Life aspect) khi nó tác động kết hợp với vật chất. (TLHNM–I, 377)
+ Các định luật của vũ trụ chỉ là các cách biểu hiện, các xung lực của sự sống và đường lối hiện tồn hay hoạt động của Đấng mà trong Ngài chúng ta sống, hoạt động và hiện tồn. Sau rốt, không có việc né tránh (avoiding) các định luật này, và không có việc khước từ (denying) chúng vì chúng ta mãi mãi hoạt động theo chúng, và chúng chi phối, kềm chế (theo quan điểm của Hiện Tại Vĩnh Hằng) tất cả những gì xảy ra trong thời gian và không gian. Các định luật đều có tính chất huyền linh và cơ bản.(CVĐĐ, 25)
II.1- Định Luật Tiết Kiệm …………………………………. 214 – CTHNM, 19
- Hiệu quả của Định Luật Tiết Kiệm trong vật chất …. 214
- Các định luật phụ của Định Luật Tiết Kiệm ………….. 219
2.1. Định Luật Rung Động ………………………………….. 219
2.2. Định Luật Thích Nghi ……………………………………. 219
2.3. Định Luật Đẩy …………………………………….. 219
2.4. Định Luật Ma Sát ……………………………………… 219
II.2- Các định luật về tư tưởng .……………………………….. 567 – CTHNM, 23
- Ba định luật cấp vũ trụ ………………………………… 567
- Bảy định luật cấp thái dương hệ ………… ……….. 569
III.3- Đoạn E – Chuyển động trên cõi trí …………………… .. 1027 – LVLCK, 25
+ Các kết quả hoạt động – Các Định luật liên quan… 1039
- Định luật về sự mở rộng …………………………….. 1040
- Định luật về sự trở về của Chân Thần …………… 1046
- Định Luật về sự tiến hoá thái dương ……………. 1054
- Định Luật về bức xạ …………………………….. 1060
III.4- Định Luật Hút ………………………………………………. 1166 – LVLCK, 25
+ Các định luật phụ
- Định Luật về Ái Lực Hoá học …………………………… 1168
- Định Luật về Tiến Bộ ……………………………………….. 1168
- Định Luật về Tính Dục ……………………………………… 1168
- Định Luật về Từ Điển ……………………………………….. 1169
- Định Luật về Phát xạ ………………………………………… 1170
- Định Luật về Liên Hoa ………………………………………. 1171
- Định Luật về Màu sắc ………………………………………. 1171
- Định Luật về Trọng Lực ………………………………. 1172
- Định Luật về Ái Lực Hành Tinh ……………………….. 1172
- Định Luật về Hợp Nhất Thái Dương ………………..1173
- Định Luật về các Trường Phái ………………………….. 1173
III.5- Các liên hệ của nhóm ………………………………….. 1213 – LVLCK, 26
- Ba liên hệ về nguyên tử ……………………………… 1215
- Bảy định luật cho công việc tập thể …………………. 1216
III.6.
C- CHI TIẾT CÁC ĐỊNH LUẬT
CHƯA SẮP SẾP LẠI THEO THỨ TỰ THỐNG KÊ Ở MỤC B Ở TRÊN
1. Định luật Ái Lực (Law of Affinity):
Chính định luật này tạo ra lực hút từ điển và sự đáp ứng mạnh mẽ giữa các tinh tòa với các hành tinh trong Thái Dương Hệ, và giữa một hành tinh đặc biệt nào đó với các hình thức sự sống trên một hành tinh khác cùng với các “năng lượng sắp đến” (“impending energies”) như chúng được gọi, vốn dĩ được tiếp nhận từ một nguồn chính yếu nào đó. (CTHNM, 267)
2. Định luật Báo Phục (Law of Retribution):
Định luật Nghiệp Quả không phải là Định luật Báo Phục… Nó chỉ là một khía cạnh tác động của Định luật Nghiệp Quả. (CTNM, 20–21)
3. Định luật căn bản trong Huyền linh học (Fundamental law in Occultism):
Một định luật căn bản trong huyền linh học là không có sự ngưng nghỉ hay chấm dứt chuyển động (motion) trong Thiên Nhiên. Cái có vẻ như ngưng nghỉ chỉ là sự thay đổi từ dạng thức này thành một dạng thức khác, sự thay đổi chất liệu đi đôi với sự thay đổi dạng thức – theo như sự giảng dạy của Vật Lý huyền linh, như vậy, điều này dường như có trước việc khám phá ra luật “bảo tồn vật chất” (“conservation of matter”) rất lâu.
Chính nhờ biết được định luật này mà vị được điểm đạo lần thứ tư (La Hán, Arhat) có thể thi thố (perform) được thần thông như là làm tan rã (phân tán, disintegration) vật chất, chuyển di các đồ vật từ nơi này đến nơi khác vv… (GLBN I, 160)
4. Định luật Chu Kỳ (Law of Cycles):
Định luật Chu Kỳ định đoạt thủy triều, kiểm soát các biến cố trên thế gian và cũng sẽ chi phối cá nhân và như thế thiết lập các thói quen của cuộc sống có tiết điệu – một trong các động cơ chính yếu được định trước để có được sức khỏe tráng kiện. (CTNM, 89)
5. Định luật Cô Lập hay Giới Hạn (Law of Isolation or Limitation):
Dưới Định luật Cô Lập hay Giới Hạn, sự sống Tinh linh (elemental life) của giới thứ tư trong thiên nhiên, tức nhân loại, vẫn còn là một trạng thái của sự sống tinh thần của Địa cầu (CTNM, 638)
6. Định luật Đẩy (Law of Repulse):
Tên gọi nội môn: Định luật của mọi Thiên Thần Hủy Diệt (Law of all Destroying Angels).
Định luật này tác động như tác nhân phân tán. Nó tạo ra sự tiếp xúc phân biện mà sau rốt đưa tới những gì mà huyền bí học gọi là “Con đường Từ Khước Thiêng liêng”. Tuy nhiên, nó là một khía cạnh của định luật Bác Ai, của trạng thái Vishnu hay trạng thái Christ và liên quan đến thái độ của linh hồn, mà bản chất chính yếu là bác ái. Định luật này tự biểu hiện qua bản chất trí tuệ, và do đó, có thể làm cho sự hiện hữu và ảnh hưởng của nó được cảm nhận trên Con đường Đệ tử.(TLHNM II, 147)
7. Định luật Hấp dẫn (Law of Attraction):
Định luật hấp dẫn là định luật về lửa, lửa này được tạo ra do sự phối hợp trong lúc tiến hóa của hai cực… Định luật Hấp dẫn chi phối khía cạnh linh hồn…
Các định luật phụ của định luật Hấp dẫn là:
7.1. Định luật Ái lực Hóa học (law of Chemical Affinity):
Định luật này chi phối khía cạnh linh hồn trong giới khoáng chất. Nó liên quan đến sự phối hợp (marriage) của các nguyên tử và sự lôi cuốn (romance) của các nguyên tố (elements). Nó giúp duy trì sự sống của giới khoáng chất và bảo tồn sự nguyên vẹn của giới này. Đó là nguyên nhân của việc nhập vào khoáng chất (immetalisation) của Chân Thần.
7.2. Định luật Tiến bộ (Law of Progress):
Định luật này được gọi như thế trong giới thực vật do sự kiện là chính trong giới này mà sự đáp ứng nhất định và khách quan đối với sự kích thích có thể được ghi nhận.
7.3. Định luật về tính dục (law of Sex):
Đây là tên gọi được dùng để chỉ mãnh lực mang lại sự phối hợp thể chất của hai cực liên quan với giới động vật, và của con người khi xem con người như là đáp ứng với tiếng gọi của bản chất động vật. Tự nó có liên quan với việc bảo vệ hình hài trong chu kỳ đặc biệt này và bảo tồn hình hài đó.
7.4. Định luật Từ điện (Law of Magnetism):
Đây là định luật tạo ra sự hợp nhất của một phàm ngã, và mặc dù đó là một biểu hiện của thần lực nguyệt cầu, tuy thế, lại ở đẳng cấp cao hơn là định luật tính dục hồng trần nhiều.
7.5. Định luật Phát xạ (Law of Radiation):
Đây là định luật lý thú nhất trong các định luật vì nó chỉ hoạt động liên quan tới các kiểu mẫu cao nhất của các giới khác nhau, và chính nó có liên quan với sự thu hút mà một giới cao trong thiên nhiên sẽ có đối với các sinh linh cao nhất của giới thấp kế tiếp. Nó chi phối tính phóng xạ (radio activity) của các khoáng chất, các phát xạ của giới thực vật và (khá kỳ lạ) toàn bộ vấn đề về mùi thơm. Khứu giác là giác quan cao nhất trong số các giác quan thuần túy hồng trần; thế nên, trong giới thực vật, một loạt các mùi thơm nào đó là bằng chứng về sự phát xạ trong giới đó.
7.6. Định luật Hoa Sen (Law of the Lotus):
Đây là danh xưng được gán cho ảnh hưởng huyền bí của định luật vũ trụ, định luật Hấp dẫn, vốn được mang đến trong các Con thiêng liêng của Trí Tuệ, và như thế liên kết hai cực Tinh thần và vật chất, tạo ra trên cõi trí cái mà chúng ta gọi là hoa sen Chân Ngã, hay là “Đoá hoa của Chân Ngã”. Đó là định luật giúp cho hoa sen rút ra từ bản chất thấp (trạng thái vật chất và trạng thái nước) hơi ẩm và sức nóng cần thiết để khai mở và đưa xuống từ các phân cảnh của Tinh thần những gì mà ánh nắng đang làm cho giới thực vật. Nó chi phối tiến trình khai mở cánh hoa, và do đó, chính nó biểu hiện như một định luật có ba phần:
a/ Định luật về Nhiệt Thái dương ………….. Cánh hoa tri thức.
b/ Định luật về Anh sáng Thái dương ……… Cánh hoa bác ái.
c/ Định luật về Lửa Thái dương …………… Cánh hoa hy sinh.
7.7. Định luật về Màu Sắc (Law of Colour):
Muốn hiểu được định luật này, các đạo sinh nên nhớ rằng màu sắc dùng vào hai mục tiêu. Nó tác động như bức màn cho những gì ẩn đàng sau, và do đó, được thu hút đến tia lửa trung ương, nó biểu hiện cho tính chất thu hút của sự sống trung ương.
Do đó, mọi màu sắc đều là các trung tâm thu hút có tính bổ sung cho nhau, hoặc là đối kháng nhau, đạo sinh nào biết nghiên cứu theo các hướng này có thể tìm ra định luật và hiểu được tác động của nó nhờ hiểu được mục tiêu, cách hoạt động và sự liên quan của các màu ứng với nhau hoặc riêng cho nhau.
7.8. Định luật Trọng lực (Law of Gravitation):
Đối với người nghiên cứu không thuộc giới huyền linh, đây là định luật khó hiểu và gây bối rối hơn hết. Nó tự biểu lộ ở một khía cạnh như là năng lực và sự thôi thúc mạnh mẽ mà một sự sống thiết yếu hơn có thể có được dựa vào sự sống kém cỏi hơn, như là năng lực của Tinh Quân của Địa cầu (Thực thể Thông Linh của hành tinh, không phải là Hành Tinh Thượng Đế), nắm giữ mọi hình hài vật chất vào chính Ngài và không để cho chúng “tản mác ra”. Điều này do bởi rung động mạnh mẽ hơn, thần lực tích chứa phong phú hơn và các sự sống tĩnh tại được tập hợp lại của cơ thể của Thực thể Thông linh hành tinh.
Thần lực này tác động lên trạng thái âm hay trạng thái thấp nhất của mọi hình hài vật chất. Định luật trọng lực này cũng tự biểu hiện trong sự đáp ứng của linh hồn của mọi vật đối với Đại hồn, trong đó, cái thứ yếu tìm được chính nó. Do đó, định luật này tác động đến hai hình thức thấp nhất của sự sống thiêng liêng chứ không phải hình thức cao nhất.
- Định luật Ái lực Hành tinh (law of Planetary Affinity):
Thuật ngữ này được dùng trong giáo huấn huyền linh đặc biệt có liên quan đến sự tương tác của các hành tinh với nhau và sự kết hợp (marriage) sau cùng của chúng.
- Định luật Hợp nhất Thái dương (Law of SolarUnion):
Khi sự tương tác của các Thái dương được bàn đến theo khía cạnh vật chất và theo khía cạnh ý thức thì thuật ngữ này được dùng theo nghĩa huyền linh. Không thể bàn rộng về định luật này mà chỉ có thể nêu ra tính phổ cập của định luật Hấp dẫn này.
- Định luật về các Trường phái (Law of the Schools, Định luật Bác ái và Anh sáng):
Đây là một thuật ngữ huyền bí được dùng để che đậy định luật khi nó tác động vào các mở rộng của tâm thức mà một vị đạo đồ đang trải qua và năng lực của vị này để thu hút về chính mình nhờ sự hiểu biết:
- Thượng ngã của riêng mình, để tạo ra chỉnh hợp và giác ngộ.
- Vị Đạo sư Tinh thần của mình (Guru).
- Cái mà y tìm cách để biết.
- Cái mà y có thể sử dụng trong công việc phụng sự của mình.
- Các linh hồn khác mà y có thể hoạt động với họ. (LVLCK, 1168–1173)
Định luật Hấp dẫn Hỗ tương (Law of Mutual Attraction):
Mỗi vị Hành Tinh Thượng Đế được liên kết với một trong các Huynh Đệ của Ngài theo Định luật Hấp dẫn Hỗ tương. (LVLCK, 367)
Định luật Hệ Quả (Law of Consequences):
Luật Hệ Quả không phải là sự việc tất yếu và được xếp đặt như ý tưởng hiện nay ước đoán mà được liên kết với các Định luật Tư tưởng một cách chặt chẽ nhiều hơn là người ta tưởng; khoa học tâm thần đã đang dò dẫm hướng về việc tìm hiểu định luật này.(CTNM, 21)
Định luật Hoàn Thiện (Law of Perfection):
Định luật Hoàn Thiện liên quan đến các năng lượng bên trong (nội năng) vốn chịu trách nhiệm cho việc tác động của Luật Tiến hóa. (CTNM, 659)
Định luật Huyền linh (Occult law):
- Con người suy tưởng thế nào thì y trở thành thế ấy (As a man thinketh, so is he).
- Con người nghĩ đến nơi đâu thì y hiện hữu ở nơi đó (Where a man thinketh, there is he). (ASCLH, 281)
Định luật Hy sinh (Law of Sacrifice):
Định luật Hy sinh là Định luật Tử Vong trong các thể tinh anh.
Định luật Tử vong và Hy sinh chi phối sự tan rã từ từ của các hình hài cụ thể và sự hy sinh của chúng cho sự sống đang tiến hóa. (CTNM, 414)
Định luật Lặp lại (Law of Repetition):
Theo định luật này, trong các giai đoạn trước kia, mọi chu kỳ lớn bao hàm tất cả chu kỳ nhỏ và lặp lại tiến trình trước kia. (LVLCK, 347–348)
Định luật liên tục (Law of continuity):
Định luật Liên tục xác quyết rằng toàn thể thế giới đều có liên hệ với nhau, không có lổ hổng (gaps) và hố ngăn cách (chasms) nào mà không thể bị lấp đầy. (GLBN II, 352)
Định luật Luân Hồi (Law of Rebirth, Luật Tái Sinh):
Định luật này là hệ luận chính của Định luật Tiến Hóa. Ở Tây phương, định luật chưa bao giờ được hiểu đúng, còn ở Đông phương, nơi mà định luật này được thừa nhận là nguyên lý cai quản sự sống, nó lại tỏ ra không hữu ích vì có hậu quả ru ngủ (soporific) và gây hại cho sự tiến bộ. Đạo sinh phương Đông xem luật này như là dịp đem lại cho họ nhiều thì giờ; điều này đã làm cho nỗ lực mạnh mẽ để đạt mục tiêu thành vô hiệu. Người Thiên Chúa giáo bậc trung lầm lẫn định luật Luân Hồi với cái mà họ gọi là “thoái bộ luân hồi của linh hồn” (“the transmigration of souls”) và thường tin rằng luân hồi có nghĩa là chuyển con người vào thân thể của con thú hay của các hình thức sự sống thấp kém hơn. Chẳng đúng chút nào cả. Khi sự sống của Thượng Đế tiến tới qua hết hình hài này đến hình hài khác thì sự sống đó trong các giới dưới nhân loại trong thiên nhiên cứ tuần tự tiến tới từ các hình hài khoáng chất thành hình hài thảo mộc và từ thảo mộc thành hình hài động vật; từ giai đoạn hình hài động vật, sự sống của Thượng Đế chuyển vào giới nhân loại và chịu sự chi phối của Luân Hồi, chứ không phải Luật Thoái Bộ Luân Hồi. Đối với những ai biết được ít nhiều về Luật Tái Sinh hay Luân Hồi (Reincarnation) thì lầm lẫn này có vẻ buồn cười. Giáo lý hay thuyết luân hồi giáng nỗi sợ hãi xuống người Thiên Chúa Giáo chính thống; tuy nhiên, nếu có ai đặt với họ câu hỏi mà các môn đồ đã hỏi Đức Christ về người mù: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội, người hay cha mẹ người, mà người sinh ra thì mù như vậy?” (John IX:2) thì họ không chịu nhận các ngụ ý đó, hoặc là họ tỏ vẻ cười nhạo hay nao núng (dismay) khi xảy ra trường hợp đó.
Nói chung, cách trình bày cho thế gian ý tưởng về luân hồi của các nhà khảo cứu huyền học hay các nhà Theosophy bậc trung đều đáng phàn nàn. Đáng phàn nàn vì ý tưởng đó đã được trình bày một cách thiếu sáng suốt. Cái hay nhất của họ có thể được nói đến là họ đã làm cho quảng đại quần chúng được làm quen với lý thuyết này. Tuy nhiên, nếu được trình bày một cách sáng suốt hơn thì có lẽ thuyết này đã được chấp nhận rộng rãi hơn ở Tây phương.
Nếu mục tiêu của Đức Christ là giảng dạy về các mối liên hệ đúng đắn giữa con người ở khắp nơi thì giáo huấn của Ngài phải nhấn mạnh vào Luật Luân Hồi. Điều này tất nhiên phải như thế, vì khi thừa nhận định luật này, người ta sẽ tìm được giải pháp cho mọi vấn đề của nhân loại và giải đáp được nhiều nghi vấn của con người.
Triết thuyết này sẽ là một trong các chủ đề then chốt (keynotes) của tôn giáo mới trên thế gian, cũng như là tác nhân soi sáng để hiểu rõ hơn các sự việc trên thế giới. Trước đây, lúc Đức Christ còn hiện hữu trên cõi trần, Ngài đã nhấn mạnh sự thật về linh hồn và giá trị của cá nhân. Ngài nói cho con người biết rằng họ có thể được cứu vớt bằng sự sống của linh hồn và của Christ nội tâm. Ngài cũng nói rằng “Nếu một người chẳng sanh lại, thì không thể thấy được nước Đức Chúa Trời” (“except a man be born again, he cannot see the kingdom of God”– John III:3). Chỉ có linh hồn mới có thể làm công dân của cõi đó. (Trích T. Kinh, 91).
Nên nhớ rằng, trong thực tế, mọi nhóm huyền linh và các tác phẩm về huyền học đều thiếu sáng suốt khi đặt tìm quan trọng vào tiền kiếp (past incarnation) và vào việc nhớ lại tiền kiếp. Việc nhớ lại này không thể kiểm chứng hợp lý được – Bất cứ ai cũng có thể nói hay đưa ra chuyện gì túy thích. Cách giảng dạy đó đã đưa ra nhiều quy luật tưởng tượng được cho là chi phối phương trình thời gian (time equation) và khoảng cách giữa các kiếp sống mà quên rằng thời gian là một năng lực của ý thức não bộ (brain–consciousness) và khi tách rời khỏi bộ óc thì thời gian không có nữa (non–existent); người ta đã luôn luôn nhấn mạnh vào việc trình bày các mối liên hệ theo sự tưởng tượng. Từ trước đến giờ, giáo huấn được đưa ra về luân hồi đã làm hại nhiều hơn là lợi. Chỉ có một yếu tố vẫn còn giá trị: hiện giờ sự hiện hữu của Luật Luân Hồi đã được hàng ngàn người bàn bạc và chấp nhận.
Ngoài việc biết được định luật này có thật, chúng ta không biết nhiều về nó. Những ai do kinh nghiệm mà biết được bản chất thật của việc luân hồi đều nghiêm chỉnh bài bác các chi tiết không thể có và thiếu sáng suốt được các đoàn thể huyền linh học và Theosophy đưa ra như là có thực. Luật Luân Hồi vẫn có, nhưng cho đến nay, chúng ta chưa biết gì về các chi tiết tác động của nó. Chỉ có thể nói vài điều về luật này một cách chính xác và các điều này cho thấy không có sự mâu thuẩn nào:
- Định luật Luân hồi là một định luật thiên nhiên vĩ đại trên hành tinh chúng ta.
- Đó là một tiến trình được thiết lập và tiến hành theo định luật Tiến hóa.
- Nó liên quan mật thiết và bị chi phối bởi Luật Nhân Quả.
- Đó là tiến trình phát triển liên tiếp, giúp con người tiến hóa, từ các hình hài thô sơ nhất của chủ nghĩa vật chất thiếu suy xét đến sự hoàn thiện tâm linh và nhận thức sáng suốt, giúp cho con người trở thành thành viên của Thiên Quốc.
- Nó giải thích các dị biệt giữa con người và – cùng với Luật Nhân Quả (ở phương Đông được gọi là Luật Nghiệp Quả) – nó giải thích các dị biệt về hoàn cảnh và thái độ đối với đời sống.
- Đó là biểu hiện cho trạng thái ý chí của linh hồn, chứ không phải là kết quả của bất cứ việc ấn định nào của hình hài; chính linh hồn trong mọi hình hài mới luân hồi, chọn lựa và kiến tạo các thể xác, thể cảm dục và hạ trí thích hợp để nhờ đó mà học được các bài học cần thiết kế tiếp.
- Đối với nhân loại, định luật Luân hồi tác dụng trên cõi linh hồn. Việc chuyển kiếp (incarnation) được thúc đẩy và điều khiển từ phân cảnh linh hồn, trên cõi trí.
- Linh hồn chuyển kiếp theo nhóm, theo chu kỳ và theo định luật, mục đích để đạt được các liên giao hoàn toàn với Thượng Đế và với đồng loại.
- Theo luật Luân Hồi. Việc phát triển tăng tiến bị chi phối, phần lớn bởi nguyên khí trí tuệ, vì “khi con người suy tưởng như thế nào trong tâm thì y trở nên như thế ấy” (“as a man thinketh in his heart, so is he”). Các lời vắn tắt này cần được xem xét thật kỹ càng.
- Theo Luật Luân Hồi, con người từ từ phát triển thể trí, kế đó, thể trí bắt đầu kiểm soát bản chất xúc cảm, tình cảm và sau rốt phát hiện ra linh hồn cùng là bản chất và môi trường của linh hồn đối với con người.
- Ở mức độ phát triển này, con người bắt đầu bước lên Con Đường Trở Về Cội Nguồn, và sau nhiều kiếp sống, dần dần tự định hướng tiến tới Thiên giới.
- Khi nào nhờ mở được trí, có được minh triết, thực hành việc phụng sự và do hiểu biết, con người đã học được việc không đòi hỏi gì cho bản ngã hay chia rẽ, thì bấy giờ, y mới từ bỏ được lòng ham sống trong ba cõi thấp và mới thoát được Định luật Luân Hồi.
- Giờ đây, con người có được ý thức tập thể, biết được nhóm linh hồn của mình, biết được linh hồn trong mọi hình hài và đã đạt được – như Đức Christ đề ra – giai đoạn hoàn thiện giống như Đấng Christ, tiến đến “được tầm thước vóc giạc trọn vẹn của Đấng Christ” (Bản dịch T.Kinh, nhà XB T. Ch. Giáo, trang 201). (“Measure of the stature of the fulness of the Christ” – Eph. IV:13) (STLCĐC, 115–119)
Định Luật Luân Hồi: (Law of Reincarnation)
Toàn thể mục đích của Luật Luân Hồi là đi đến chỗ sau rốt Chân Ngã sẽ học được cách tạo ra một hiện thể của tâm thức (vehicle of consciousness), để, nhờ hiện thể đó, chân ngã có thể phản chiếu ra (mirror forth) mọi trạng thái thuộc Đấng Thánh Linh (divinity, Phật Tánh, Chơn Như) của nó dưới trạng thái quân bình hoàn hảo (in perfect equilibrum). (VLH, 140)
Định luật Lũy Tiến (Law of Accretion):
Định luật Lũy tiến là một khía cạnh của Định luật Hấp dẫn (LVHLT, 470)
Định luật Mở rộng (Law of Expansion):
Định luật Mở rộng tiến hóa từ từ của tâm thức đang hiện hữu trong mọi hình hài là nguyên nhân của dạng hình cầu của mọi sự sống trong toàn thể Thái Dương Hệ. (LVLCK, 1040)
Định luật Nghiệp Quả (Law of Karma): Ba khía cạnh của Luật Nghiệp Quả:
- Định luật Trách nhiệm Nghiệp quả (Law of Karmic Liability). Chi phối cuộc sống trong ba cõi tiến hóa của con người và kết thúc vào lúc điểm đạo thứ tư.
- Định luật Tất yếu Nghiệp quả (Law of Karmic Necessity). Định luật này chi phối cuộc sống của đệ tử tiến hóa và vị đạo đồ từ lúc điểm đạo thứ hai cho đến trên cuộc điểm đạo thứ tư. Các cuộc điểm đạo này giúp cho vị đạo đồ chuyển lên Con đường Tiến hóa Cao siêu.
- Định luật Chuyển hóa Nghiệp quả (Law of Karmic Transformation). Một nhóm từ huyền bí chi phối các tiến trình được trải qua trên Con đường Cao siêu. Các tiến trình này làm cho vị đạo đồ thích hợp để vượt khỏi cõi hồng trần vũ trụ và hoạt động trên cõi trí vũ trụ. Nó có liên quan với việc giải thoát của các Đấng như Sanat Kumara và các Vị Cộng sự của Ngài trong Hội đồng Huyền linh ở Shamballa, thoát khỏi sự áp đặt của dục vọng vũ trụ (cosmic desire) vốn biểu hiện trên cõi hồng trần vũ trụ của chúng ta như là ý chí tinh thần. Đối với bạn, đây sẽ là một ý tưởng lôi cuốn sự chú ý. Tuy thế, hiển nhiên là tôi chỉ nói ít về đề tài này. (CTNM, 405)
Định luật Nhân và Quả (Law of Cause and Effect):
Định luật Nhân và Quả là định luật chi phối vật chất. (LVHLT, 470)
Định luật Phân Hủy (Law of Dissolution):
Đây là một định luật căn bản và tự nhiên, chi phối sự sống của hình hài trong mọi giới của thiên nhiên. (CTNM, 501)
Định luật Phản Bổn Hoàn Nguyên (Law of Return):
Chi phối mối liên hệ của một đơn vị sự sống trong hình hài đối với cội nguồn phát xuất của nó.(CTNM, 246)
Định luật Phóng hiện Linh hoạt (Law of Active Precipitation):
Định luật Phóng hiện Linh hoạt tạo ra sự sống biểu lộ (LVHLT, 278)
Định luật Phụng Sự (Law of Service):
Tên gọi nội môn: Định luật của Nước và Cá, biểu tượng: một người với bình nước.
Định luật Phụng sự lần đầu tiên được Đức Christ diễn đạt một cách đầy đủ cách đây 2.000 năm. Ngài là vị tiên phong của kỷ nguyên Bảo Bình, do đó, Ngài luôn luôn nhấn mạnh vào sự kiện rằng Ngài là “nước của sự sống” (“water of life”), “nước sống” (“living water”) mà con người cần đến. (TLHNM II, 118–119)
Định Luật Quân Bình (Law of Equilibrium)
Bất cứ nỗ lực mạnh mẽ nào về một phía đều luôn luôn khơi dậy sự bù trừ ở phía ngược lại (compensating opposition).
Định luật Quy Định (Law of Fixation):
Định luật này chi phối cõi trí, nó có mối tương ứng nhiều hơn với luật Nghiệp Quả trên các phân cảnh trí tuệ vũ trụ.
Định luật này là một trong các định luật quan trọng nhất mà chúng ta có liên quan vào bất cứ lúc nào và nó sẽ biểu lộ đầy đủ nhất trong cuộc tuần hoàn tới tức cuộc tuần hoàn thứ năm. (LVLCK, 591)
Định luật Tác động và Phản Tác động (Law of Action and Reaction): X. Định luật Nhân và Quả
Định luật Thăng Tiến (Law of Elevation):
Qua các thời đại, việc thành đạt của một cá nhân đã giúp nâng cao nhân loại, cũng thế, một sự thành tựu song hành trong việc thành lập nhóm sẽ có khuynh hướng nâng cao nhân loại còn nhanh hơn nữa. (TLHNM II, 179)
Định luật Thời Cơ (Law of Expediency, Luật Hoàn cảnh Thuận lợi):
Năng lượng thay đổi trong chính chúng và đôi khi người ta sẽ gióng lên nốt chủ âm này, đôi khi nốt chủ âm khác. Đôi khi một năng lượng phụ sẽ trở thành mãnh lực chi phối chính, còn đôi khi biểu lộ thứ yếu sẽ đạt đến tột đỉnh, và, theo chu kỳ, trở thành đặc điểm nổi bật của tam giác lực. Các biến cố vũ trụ như thế bị chi phối bởi một định luật lớn, Định luật Thời Cơ, do diễn trình tiến hóa tạo ra và cũng gắn liền với chuyển động hoàng đạo và sự chi phối toán học bên trong của riêng nó – một chủ đề có kích thước bao la và huyền bí đến nỗi không một sự sống nào bên trong Thái Dương Hệ chúng ta biết được nhiều về ý nghĩa của nó. Biểu hiện sự sống theo chu kỳ tùy thuộc vào biến chuyển thường xuyên và các diễn trình thay đổi vô tận. (CTHNM, 420)
Định luật Tiến Bộ Tập thể (Law of Group Progress):
Tên gọi theo Nội Môn là Định luật Thăng Tiến (Law of Elevation). Định luật này bắt đầu tác động và được ghi nhận trong tâm thức cá nhân khi người tìm đạo đạt được một vài nhận thức rõ rệt và biết được một số lý tưởng là các sự thực trong kinh nghiệm của mình. (TLHNM II, 174)
Định luật Tiến hóa (Law of Evolution):
Định luật Tiến hóa – theo như cách hiểu thông thường – có liên quan đến sự tiến hóa của khía cạnh sắc tướng khi nó dần dần thích hợp để trở thành một tác nhân hay là một biểu hiện của năng lượng linh hồn, và sau đó của năng lượng Chân Thần. (CTNM, 659)
Định luật Tiết kiệm (law of Economy):
Đây là định luật chi phối sự dàn trải (scattering) của các nguyên tử vật chất và sự tách rời (dissociation) của chúng, sự phân bố (distribution) rộng rãi, tiết tấu rung động, sự bất đồng nhất (heterogeneity) cùng với tính chất và chuyển động quay cố hữu của chúng. Định luật Tiết Kiệm này khiến cho vật chất luôn luôn đi theo đường lối dễ dàng nhất và là nền tảng của tác động phân ly của chất liệu nguyên tử. Nó chi phối vật chất, đối cực của tinh thần. (LVLCK, 215)
Định luật Tiết Điệu (Law of Rhythm):
Định luật Tiết Điệu chi phối tất cả mọi tiến trình của thiên nhiên, và con người là một phần của thiên nhiên.
Do vi phạm định luật Tiết Điệu, con người đã làm xáo trộn các mãnh lực mà, nếu được sử dụng đúng, có khuynh hướng đưa thể xác vào tình trạng lành mạnh, có lợi cho sức khỏe. (CTNM, 89–90)
Định luật Tương Đối (Law of Relativity):
Định luật Tương Đối tức là mối liên hệ giữa tất cả các nguyên tử, vốn tạo ra cái được gọi là Ánh sáng, và bằng hiện tượng tập hợp của nó, tạo thành khối cầu kết hợp, một Thái Dương Hệ. (LVLCK, 1041)
Định luật Tương Ứng hay Tương Đồng (Law of Correspondences or of Analogy):
Là định luật để giải thích về Thái Dương Hệ và giải thích Thượng Đế cho con người. (LVLCK, 7)
Định luật Tương Tác Rung động (Law of vibratory interplay):
Định luật Tương tác Rung động liên quan đến việc kiến tạo. (LVHLT, 278)
Định luật Tử Vong (Law of Death):
Chi phối vật chất trong ba cõi thấp. (CTNM, 503)
Định luật Tuần Hoàn (Law of Periodicity):
Định luật này chi phối mọi biểu lộ, dù đó là biểu lộ của một Thái Dương Thượng Đế qua một Thái Dương Hệ, hay là biểu lộ của một con người qua một hình hài. Định luật này cũng kềm chế trong mọi giới của thiên nhiên. (LVLCK, 5–6)
Định luật Vật chất (Law of Matter):
Chi phối trong ba cõi kinh nghiệm của con người. (CTHNM, 444)
Định luật về Bất Toàn (Law of Imperfection):
Định luật Bất toàn tồn tại vì các Đại Thực tại (có trong mọi thế giới hiện tượng) cũng đang ở trong tiến trình phát triển và khai mở tiến hóa. Do đó, chỉ khi nào các Ngài, các Đấng Tinh thần, đã mở được “Sự kềm chế cao cả” (“Sublime control”) – như thường được gọi – chất liệu của các sắc tướng cõi hiện tượng của các Ngài, các hình tướng này mới đạt tới mức hoàn thiện thiêng liêng. Bệnh tật chỉ là một hình thức bất toàn tạm thời, còn sự chết chỉ là một phương pháp để tái tập trung năng lượng, trước khi có một hoạt động thôi thúc tiến tới, đưa đến việc cải thiện ổn định mãi mãi. (CTNM, 297)
Định luật về Chất Liệu (Law of Substance):
Định luật này đặt vị đệ tử vào vị thế sử dụng kho dự trữ của vũ trụ một cách khôn ngoan. Đó là việc vận dụng vật chất (matter) và làm cho nó hợp với các lực tương tác của cung và cầu. (TVTTHL, 204)
Định luật vũ trụ (Cosmic Laws):
Có ba định luật lớn mà chúng ta có thể gọi là các định luật căn bản của vũ trụ, thuộc về hệ thống vĩ đại hơn (đã được tất cả các nhà thiên văn học nhận biết), mà chúng ta là một phần trong đó, và 7 định luật có sẵn trong Thái Dương Hệ. Bảy Định luật này có thể xem như là phụ, mặc dù theo quan điểm nhân loại, chúng xuất hiện như là những định luật chính.
Ba định luật vũ trụ là:
1– Định luật Tổng hợp (Law of Synthesis):
Đó là định luật chứng minh sự kiện rằng tất cả mọi vật – trừu tượng và cụ thể – hiện hữu như là một; đó là định luật chi phối hình tư tưởng của Đấng Duy Nhất (One) trong số các Vũ trụ Thượng Đế (Cosmic Logoi) mà Thái Dương Hệ của chúng ta lẫn trung tâm vĩ đại của chúng ta là một phần trong tâm thức của Ngài.
2– Định luật Hút và Đẩy (Law of Attraction and Repulsion):
Về căn bản, định luật này diễn tả lực hút cần có để giữ cho Thái Dương Hệ chúng ta không thay đổi đối với Thái Dương Hệ Sirius, giữ cho hành tinh chúng ta quay chung quanh mặt trời của chúng ta, giữ cho các hệ thống nhỏ của chất liệu phân tử và nguyên tử luân lưu quanh một trung tâm trong hành tinh, và giữ cho vật chất của mọi thể ở cõi trần và vật chất của các thể tinh anh phối kết quanh trung tâm tiểu vũ trụ của chúng.
3– Định luật Tiết Kiệm (Law of Economy):
Định luật này điều chỉnh tất cả những gì liên quan đến sự tiến hóa vật chất và tinh thần của vũ trụ cho có lợi nhất và với việc tiêu phí thần lực ít nhất.
- Định luật Rung Động (Law of Vibration):
Liên quan với chủ âm hay mức độ (measure) của vật chất của mỗi cõi. Nhờ biết được định luật này mà vật chất của bất cứ cõi nào trong bảy biến phân của nó cũng có thể được kiểm soát.
- Định luật Thích Nghi (Law of Adaption):
Là định luật chi phối chuyển động quay của bất cứ nguyên tử nào trên mọi cõi và cõi phụ.
- Định luật Đẩy (Law of Repulsion):
Chi phối mối liên hệ giữa các nguyên tử, nó tạo ra kết quả trong việc không bám vào nhau của các nguyên tử và trong việc chúng hoàn toàn tách rời khỏi nhau; định luật này cũng giữ cho các nguyên tử quay ở các điểm cố định từ các bầu hay hình cầu của đối cực.
- Định luật Ma Sát (Law of Friction):
Chi phối trạng thái nhiệt của bất cứ nguyên tử nào, sự phát xạ (radiation) của một nguyên tử và hiệu quả của việc phát xạ đó trên bất cứ nguyên tử nào khác.
Đây là 4 định luật phụ của Định luật Tiết Kiệm. (LVLCK, 219)
Bảy Định luật Thái Dương Hệ, đều có tương quan với 7 cõi, là:
1/ Định luật Rung động (Law of Vibration):
Đây là định luật của cõi thứ nhất, nó chi phối tất cả các cõi phụ nguyên tử của mỗi cõi. Nó đánh dấu việc bắt đầu công việc của Thượng Đế, khởi động đầu tiên của hồn nguyên khí (Mulaprakriti). Trên mỗi cõi, rung động của cõi phụ nguyên tử khởi động vật chất của cõi đó…
2/ Định luật cố kết (Law of Cohesion):
Đây là một trong các định luật chi nhánh của Định luật Hút Vũ trụ… Đây là một trong các định luật quan trọng nhất của Thái Dương Hệ, nếu có thể phân biệt về bất cứ mặt nào; chúng ta có thể gọi đó là Định luật Kết hợp (Law of Coalescence).
3/ Định luật Phân rã (Law of Disintegration):
Đây là định luật chi phối sự hủy diệt của hình hài để cho sự sống nội tại có thể tỏa chiếu đầy đủ. Định luật này là một khía cạnh khác của định luật Cố Kết…
4/ Định luật Kiểm soát Từ Điện (Law of Magnetic Control):
Định luật này là định luật căn bản chi phối Tam Thượng Thể Tinh thần. Định luật này kềm chế Chân Ngã trong linh hồn thể… Đó là định luật của cõi trực giác.
5/ Định luật Quy Định (Law of Fixation):
Đây là định luật đang chi phối cõi trí, có sự tương ứng to tát hơn của nó trong Định luật Nghiệp Quả trên cõi trí Vũ trụ.
6/ Định luật Bác Ái (Law of Love):
Định luật Bác ái thực ra chỉ là định luật của Thái Dương Hệ đang biểu hiện trên tất cả các cõi.
7/ Định luật Hy sinh và Tử Vong (Law of Sacrifice and Death):
Định luật này chi phối sự phân rã từ từ của các hình hài cụ thể và sự hy sinh của chúng cho sự sống tiến hóa và được nối kết chặt chẽ trong sự biểu lộ của nó với cung thứ 7. (LVLCK, 574–596)
Định luật Xung lực Từ điển (Law of Magnetic Impulse): Tên gọi nội môn: Định luật Hợp Nhất Cực (Law of Polar Union). Định luật Xung lực Từ Điển chi phối mối liên hệ, sự tương tác, sự tương giao (intercourse) và sự hòa nhập giữa bảy nhóm linh hồn trên các phân cảnh cao siêu của cõi trí tạo ra biến phân thứ nhất trong số các biến phân chính của sắc tướng.
Định luật này cũng chi phối các liên hệ giữa các linh hồn mà trong khi biểu lộ qua hình hài, có quan hệ mật thiết với nhau. (TLHNM II, 110)
Định mệnh, số mệnh (destiny): X. Vận mệnh.
Định trí (Attention, concentration, dharana):
- Từ ngữ “concentration” xuất phát từ tiếng La tinh “con” là “cùng nhau” (“together”) và “centrare” nghĩa là “tập trung” (“to centre”). Nó có nghĩa là “đem lại cùng nhau hay là đưa đến một trung tâm chung, hay là điểm tập trung”. Nó ngụ ý là gom chung lại các tư tưởng và ý nghĩ vẩn vơ của chúng ta, giữ cho thể trí vững vàng và tập trung đều đặn vào đối tượng định trí trước mắt chúng ta, không dao động hay lo ra (wavering or distraction). Nó đòi hỏi phải loại bỏ tất cả những gì từ ngoài xâm nhập vào đối tượng đang được chú ý. Patanjali định nghĩa việc đó như sau: ”gắn chặt ý thức đang cảm nhận vào một nơi chắc chắn, đó là định trí”. (TTTĐTG, 104–105)
- Do đó, định trí là năng lực tập trung ý thức vào một chủ đề đã định trước và giữ nó lại đó bao lâu tùy ý đó là phương pháp nhận thức chính xác và năng lực hình dung một cách chính xác, là tính chất cho phép chủ thể tư tưởng (thinker) nhận ra và biết được lĩnh vực nhận thức.(TTTĐTG, 106)
- Là việc gắn chặt chất trí (chitta hay mind stuff) vào một đối tượng đặc biệt. Còn gọi là dharana. Đạo sư Vivekananda giải thích dharana là giữ cho thể trí bám chặt vào một ý tưởng trong 12 giây đồng hồ. (ASCLH, 243, 246) – Các giai đoạn định trí có thể được kể ra như sau:
- Chọn một “đối tượng” nào đó để định trí.
- Rút ý thức của thể trí (mind–consciousness) ra bên ngoài thể đó sao cho các hướng để cảm nhận và tiếp xúc với bên ngoài (5 giác quan) đều được tĩnh lặng và ý thức không còn hướng ra ngoài nữa.
- Tập trung ý thức đó lại, giữ nó ổn định bên trong đầu ở một điểm giữa hai chân mày.
- Tập trung thể trí hay là đặt hết chú tâm vào đối tượng được chọn để định trí.
- Hình dung ra đối tượng đó, tưởng tượng đến nó và lý luận về nó.
- Mở rộng các ý niệm trí tuệ đã được tạo ra từ cái đặc thù và chuyên biệt tới cái tổng quát và đại đồng.
- Cố gắng đạt tới những gì đang ẩn sau hình thức (form) được xem xét hay cố gắng đạt tới ý tưởng có liên quan đến hình thức. đó.
Có 4 loại đối tượng nên được dùng để định trí:
a/ Các đối tượng bên ngoài như là các hình ảnh (images) của Đấng Thiêng liêng (deity), các tranh ảnh (pictures) hay hình sắc (forms) trong thiên nhiên.
b/ Các đối tượng bên trong như các bí huyệt trong thể dĩ thái.
c/ Các đức tính như nhiều loại đức hạnh với ý định gợi ra lòng ham muốn các đức hạnh này và như vậy làm cho chúng trở nên thành phần của sự sống Phàm ngã. d/ Các quan niệm trí tuệ tức là các ý tưởng đang biểu hiện cho các lý tưởng ẩn sau mọi sắc tướng linh hoạt. Các ý tưởng này có thể khoác lấy hình thức của các biểu tượng hay của các ngôn từ.
…Chính nhận thức về việc cần có “đối tượng” để định trí đã làm nảy sinh nhu cầu về các hình ảnh, các tượng thánh và tranh thánh. Tất cả các đối tượng này đòi hỏi việc dùng hạ trí cụ thể và đây là giai đoạn mở đầu cần thiết. Việc sử dụng đối tượng giúp người tìm đạo kềm chế được thể trí và bắt nó làm đúng ý mình.
Bốn loại đối tượng nói trên dần dần đưa người tìm đạo vào nội tâm và giúp y chuyển tâm thức mình từ cõi trần vào phân cảnh dĩ thái, rồi từ đó vào cõi cảm dục, và như thế vào cõi trí với các ý tưởng và quan niệm. Tiến trình này được tiến hành trong não bộ, đưa toàn thể Phàm ngã vào trạng thái chú ý nhất tâm kết hợp, mọi bộ phận của bản chất y đều được hướng vào việc đạt được chú tâm cố định hay sự tập trung của mọi năng lực trí tuệ. Bấy giờ thể trí không còn phân tán, hay thay đổi (unsteady) và hướng ra ngoài nữa, mà là hoàn toàn “được gắn chặt vào sự chú ý” (“fixed in attention”). Vivekananda giải thích “dharana” (định trí) là “gắn thể trí vào một ý tưởng trong mười hai giây”.(ASCLH, 244–246)