Tổng Hợp Các Phương Pháp/ Con Đường Tham Thiền

TỔNG HỢP VỀ THAM THIỀN NỘI MÔN VÀ NHÀ HUYỀN LINH – HUYỀN BÍ HỌC

I- Các trích đoạn tóm tắt:

+ Định nghĩa Nội môn – Bí Giáo – Huyền MônBí truyền: Từ ngữ “nội môn” để chỉ tất cả những gì không liên quan đến cuộc sống sắc tướng bình thường hay là tâm thức thông thường của con người trong ba cõi thấp. (CTNM, 683)
+ Nội Môn: Liên quan với các Đệ Tử và Điểm Đạo Đồ (CTHNM, 80)
+ Định nghĩa không đầy đủ của nội môn học là nó liên quan đến những gì còn bị che giấu, và cho dù bị nghi ngờ, vẫn còn không được nhận biết. (GDTKNM, 59)
+ Nội môn học không hề có bản chất thần bí và mơ hồ. Đó là một khoa học mà chủ yếu là khoa học về linh hồn của vạn vật – và có cách gọi, thực nghiệm, cách suy diễn và các định luật riêng của nó. (GDTKNM, 64)
+ Nội môn học cũng có liên quan với việc tìm hiểu về mối liên hệ giữa các lực (forces) và năng lượng (energy) và khả năng dùng năng lượng để củng cố và sau đó để sử dụng một cách có sáng tạo các lực đã tiếp nhận được; do đó là sự cứu rỗi. (GDTKNM, 66)
+ Nội môn bí giáo tức là huyền linh học (occultism). (TLHNM, 451)
+ Người theo nội môn học là người tìm đạo và đệ tử. (ĐĐTKNM II, 165)

II- Tham Thiền:

+ Tham thiền: Giúp Phàm ngã hòa hợp với sự rung động của Linh hồn. Khi đã có sự giao tiếp, hành giả nhận được Ánh sáng của Linh hồn tuôn xuống, chuyển hóa tật xấu thành đức hạnh. Điều chỉnh để kết nối với rung động của Linh hồn, khi đó, chúng ta trở thành chiếc máy thu các sóng năng lượng của linh hồn. Cái trí có thể trụ vững trong ánh sáng của Linh hồn và phản chiếu ánh sáng này vào thể tình cảm và thể xác. Khi đó, thể trí của chúng ta thay đổi từ một nguồn ảo tưởng trở thành phương tiện hiển lộ Chân lý(Xem:T.Thức-Các Cõi))

+ Tham thiền tạo ra được 4 điều:
1.   Giúp cho hành giả tiếp xúc được với Chân Ngãchỉnh hợp được ba hạ thể.
2.   Đưa hành giả đến trạng thái quân bình, không thụ cảm và tiêu cực hay tích cực, mà ở điểm thăng bằng. Tạo cơ hội cho Chân Ngã, và sau đó là Chân Sư, khuấy động sự quân bình đó và điều chỉnh sự rung động trầm lặng này đến một âm điệu (note) cao hơn trước, khiến cho tâm thức rung động với mức độ mới mẻ và cao siêu hơn, và xoay chuyển vào phạm vi của Tinh thần tam phân. Bằng tham thiền liên tục, toàn thể điểm thăng bằng này ngày càng được nâng cao cho đến khi điểm thu hút thấp trong sự dao động và điều chỉnh không phải ở thể xác, không chạm đến thể cảm dục, không tiếp xúc với thể trí (ngay cả linh hồn thể nữa), mà kể từ đó, con người được an trụ vào tâm thức tinh thần.
3. Tạo thăng bằng cho các rung động thấp trên các phân cảnh thuộc cõi tình cảm và cõi trí. Thiền làm phàm ngã chỉnh hợp với rung động của phân cảnh thứ 3 ở mỗi một trong ba cõi thấp cho đến khi các phân cảnh ba đó được chế ngự. Kế đó, làm cho phàm ngã rung động đồng bộ với rung động của các phân cảnh thứ 2 của ba cõi thấp.
4. Giúp chuyển sự an trụ từ một trong các vi tử thường tồn của phàm ngã vào vi tử tương ứng trong Tam Thượng Thể tinh thần.(TVTTHL,10–11)

+ Và ba lợi ích: Các màu ở ngoại giới có liên quan đến hình hài, sắc tướng. Các mãnh lực hay phẩm tính mà các màu này che giấu đều liên hệ đến sự sống đang tiến hóa trong các hình thể đó. Tham thiền giúp hình thành cầu nối hai phương diện vừa kể. Tham thiền là sự phát biểu của trí thông tuệ liên kết sự sống và hình thể, ngã và phi-ngã. Theo thời gian trong tam giới, tiến trình liên kết này rốt cuộc sẽ xảy ra trên cõi trí để nối liền thượng và hạ trí. Sự tương ứng này luôn luôn hoàn toàn. Vì thế, tham thiền mang lại kiến thức để thực hiện ba điều:
1. Cho biết thực nghĩa bên trong của màu sắc bên ngoài.
2. Xác định những phẩm tính mà các màu sắc này che giấu. [228]
3. Tạo sự chuyển hóa cần thiết của các màu, từ Phàm nhân đến Tam nguyên, và về sau từ Tam nguyên đến Chân thần.(TTHM, 227)

1- Vài Phương pháp tham thiền:
+ Tham thiền hữu chủng: Khi tham thiền, tập trung vào việc tạo ra các tư tưởng, đưa các ý niệm trừu tượng và các điều linh cảm được xuống đến các phân cảnh cụ thể của cảnh trí.(TVTTHL, 58)
+ Tham thiền vô chủng: Khi tham thiền, tập trung vào việc chỉnh hợp Chân Ngã và tạo ra sự trống không giữa bộ óc xác thân với Chân Ngã, kết quả là thiên tính hiện ra và tất nhiên là hình hài bị phá vỡ, đưa tới sự giải thoát.(TVTTHL, 58)
+ Tham thiền lúc bình minh: Thời gian tĩnh lặng có được sau giấc ngủ là thời gian thích hợp để tham thiền có hiệu quả. Có một mãnh lực tốt lành sẽ tuôn tràn ra từ giờ phút bình minh yên tĩnh đó, mãnh lực này sẽ bảo vệ suốt cả ngày, còn các tình cảm, nhờ đã lắng dịu và tĩnh lặng, sẽ dễ tuân theo sự kềm chế hơn.(KCVTT, 302–303)
+ Tham thiền huyền linh: Tức là tham thiền bằng trí. (TLHNM–II, 449)
Xem thêm: Tổng hợp Huyền học – Huyền Bí Học – Huyên Linh học và Huyền Linh Thuật
+ Ba ĐƯỜNG LỐI THAM THIỀN (CTHNM, 170)
1.Con đường của Đức Bàn cổ/  Huyền Bí Học (Cung 1Ý chí, quyền lực/ PP của ĐĐTG): Thần lực, Sức mạnh, Quyền năng cai trị;  Nhờ nghiên cứu các qui luậtđịnh luật và nhờ tìm hiểu mà tất nhiên y sẽ tiếp xúc với Đấng Ngự trị.  con đường của Chính quyền, sự phát triển các giống dân, chăm lo về phương diện vật chất cho các hình thể trong tất cả những cảnh giới tiến hóa của nhân loại.
2. Con đường của Đức Di Lạc Bồ-tát/ Tôn Giáo và Triết học (Cung 2 –  Bác ÁiMinh Triết): Từ lực, Hấp dẫn, Trị liệu; Người tham thiền trên con đường này sẽ luôn luôn tìm cách nhập vào tâm thức của mọi sinh vật, đến Thượng Đế. Y không suy ngẫm nhiều về Định luật mà suy ngẫm nhiều về sự sống được Định luật đó quản trị.
3. Con đường của Đức Văn minh Đại đế(Cung 3Trí tuệ linh hoạt, kiến thức và khoa học): Điện lực, Tổng hợp, Tổ chức; Cong đường; Họ không suy ngẫm nhiều về Định luật, về Sự Sống mà suy ngẫm nhiều về ảnh hưởng của cả hai trong cuộc biểu hiện, và các nguyên do. Đây là con đường của tổ chức kinh doanh, cũng là con đường của các họa sĩ, nhạc sĩ, các nhà khoa học và những người phụng sự nhân loại
+ Thần bí gia không nhất thiết là một huyền bí gia, nhưng huyền bí gia phải vốn là một nhà thần bí (TVTTHM, 148)
Xem: Tổng hợp về các phương pháp và con đường Tham Thiền

2- Hình thức tham thiền của huyền bí giathần bí gia:

Thần bí gia không nhất thiết là một huyền bí gia, nhưng huyền bí gia phải vốn là một nhà thần bí. Khoa thần bí chỉ là một bước trên đường huyền bí học. Trong thái dương hệ này – hệ của tình thương linh hoạt – con đường ít trở ngại nhất cho nhiều người là con đường của thần bí gia, hay là con đường bác ái và sùng tín. Trong thái dương hệ sau, con đường ít trở ngại nhất sẽ là con đường mà hiện giờ chúng ta gọi là con đường của huyền bí gia. Lúc đó, mọi người đều đã đi qua con đường thần bí. Sự khác nhau:
Thần bí gia quan tâm đến sự sống đang tiến hóa. Huyền bí gia chú ý đến hình thể.
Thần bí gia chú trọng đến Thượng Đế ở nội tâm. Huyền bí gia chú trọng đến Thượng Đế biểu hiện ở bên ngoài.
Thần bí gia đi từ trung tâm ra ngoại biên. Huyền bí gia làm ngược lại.
Thần bí gia tiến lên cao bằng chí nguyện và sự nhiệt liệt tôn sùng Đấng Thượng Đế trong tâm hay vị Chân sư y thừa nhận. Huyền bí gia thành đạt bằng cách nhận biết sự vận hành của định luật và vận dụng định luật để chi phối vật chất và cung ứng nó cho các nhu cầu của sự sống ẩn bên trong. Theo cách này, huyền bí gia tiến đến các Đấng Thông tuệ là những Đấng vận dụng định luật, cho đến khi y đạt đến Nguồn Thông tuệ nguyên thủy.
Thần bí gia hoạt động qua các Cung Bác ái, Điều hòa và Sùng tín, hay là con đường của Cung 2, Cung 4Cung 6. Huyền bí gia hoạt động qua Cung Quyền lực, Cung Hoạt động và Cung Định luật Nghi thức, hay là Cung 1, Cung 3Cung 7. Cả hai đều gặp gỡ và hòa hợp nhau bằng sự phát triển trí tuệ, hay là qua Cung 5, Cung Kiến thức Cụ thể (là một phần nhỏ của nguồn thông tuệ vũ trụ). Trên cung thứ 5 này nhà thần bí trở thành huyền bí gia và sau đó hoạt động với tất cả các cung.(TVTTHM, 148)

3- Tham thiền huyền linh (occult meditation): Tức là tham thiền bằng trí (intellectual meditation). (TLHNM–II, 449)

Xem thêm: Tổng hợp Huyền học – Huyền Bí Học – Huyên Linh học và Huyền Linh Thuật

4- Tham thiền vô chủng (meditation without seed): Khi tham thiền, tập trung vào việc chỉnh hợp Chân Ngã và tạo ra sự trống không (vacuum) giữa bộ óc xác thân với Chân Ngã, kết quả là thiên tính hiện ra và tất nhiên là hình hài bị phá vỡ, đưa tới sự giải thoát.(TVTTHL, 58)

5- Huyền linh (Occult): Thuật ngữ này liên quan đến các lực ẩn tàng của sự sống (being) và các động lực hướng dẫn này (springs of conduct) tạo ra biểu lộ ở ngoại cảnh. (LVHLT, 10)
+ Huyền linh học (Occultism):
–   Nghiên cứu huyền linh học một cách chân chính là nghiên cứu về nguyên nhân và cách diễn biến của hiện tượng. (TVTTHL, 204)
–   Nghiên cứu huyền linh học là về các lực, về cội nguồn cùng hiệu quả của các lực đó. (ĐĐTKNM–I, 700)
–   Huyền linh học là cách nghiên cứu sáng suốt những gì còn ẩn tàng. (SHLCTĐ, 337)
–   Huyền linh học là môn học về cách vận dụng năng lượng, về khía cạnh hút và đẩy của lực. (TLHNM, 317)
Xem thêm: Tổng hợp Huyền học – Huyền Bí Học – Huyên Linh học và Huyền Linh Thuật

6- Nhà huyền linh học (Occultist) và nhà huyền học (mystic): Nhà huyền học không nhất thiết là nhà huyền linh học, nhưng nhà huyền linh học bao gồm nhà huyền học.

Huyền học chỉ là một giai đoạn trên con đường huyền linh học. Trong Thái Dương Hệ này – Thái Dương Hệ của bác ái đang linh hoạt – con đường ít bị đối kháng nhất đối với đa số là con đường của nhà huyền học, hay là con đường bác ái và sùng tín. Trong Thái Dương Hệ tới, con đường ít bị đối kháng nhất sẽ là con đường mà ngày nay chúng ta hiểu là con đường huyền linh.

Nhà huyền học đề cập tới sự sống tiến hóa, nhà huyền linh học bàn tới hình hài.

Nhà huyền học bàn tới Thượng Đế nội tâm; nhà huyền linh học bàn đến Thượng Đế biểu hiện ở ngoại cảnh.

Nhà huyền học hoạt động từ trung tâm đến ngoại vi, nhà huyền linh học theo tiến trình ngược lại.

Nhà huyền học tiến lên bằng đạo tâm và lòng sùng tín mãnh liệt nhất đối với Thượng Đế nội tâm hay đối với Chân Sư mà y nhận biết được; nhà huyền linh học đạt đến bằng sự nhận thức về định luật đang ràng buộc vật chất và làm cho định luật đó thích hợp với các nhu cầu của cuộc sống nội tại. Bằng cách này, nhà huyền linh học đạt đến các Đấng Thông Tuệ đang hoạt động theo định luật cho đến khi y đạt đến chính Đấng Thông Tuệ.

Nhà huyền học hoạt động qua cung Bác ái, Hài hòa và Sùng tín hay bằng con đường của cung 2, cung 4cung 6. Nhà huyền linh học hoạt động qua cung Quyền lực, Hoạt động và Định luật Nghi thức hay cung 1, 3, và 7. Cả hai đáp ứng và phối hợp qua sự phát triển của trí hay qua cung 5, cung Kiến thức cụ thể (một  phần của thông tuệ vũ trụ), và trên cung 5 này, nhà huyền học chuyển thành nhà huyền linh học và lúc đó làm việc với tất cả các cung.

Xem thêm: Tổng hợp Huyền học – Huyền Bí Học – Huyên Linh học và Huyền Linh Thuật

 

III- Trích đoạn trong Thư về Tham thiền huyền môn của Chân Sư DK (Từ Trang 161)

Hình thức thiền dùng thần chú.

Hôm nay chúng ta tiếp tục bàn về những hình thức mà một ngày kia sẽ rất thông dụng trong các môn sinh hành thiền huyền môn. Chúng ta đã đề cập đến ba hình thức, và hãy còn năm hình thức nữa phải bàn.

Hình thức thần chú là tập hợp các nhóm từ, những từ, và các âm thanh mà nhờ tác dụng nhịp nhàng sẽ đạt được những kết quả không thể thực hiện nếu thiếu chúng. Các hình thức thần chú này có quá nhiều không thể nghiên cứu ở đây. Thế nên chỉ cần đề cập phần nào về các loại thần chú sẽ hay đang được sử dụng trong những người có đặc ân dùng chúng.

Có những hình thức thần chú hoàn toàn dựa vào Thánh ngữ. Các thể thức này nếu được xướng lên một cách nhịp nhàng theo những âm giai nhất định sẽ thành tựu được những kết quả nhất định như việc kêu gọi các vị thần bảo hộ. Chúng đưa đến những hiệu quả nhất định ở nội tâm hay ngoại cảnh. Những thể thức hay thần chú này hiện nay được người Đông phương hay các tôn giáo Đông phương sử dụng nhiều hơn ở Tây phương. Khi quyền năng của âm thanh được hiểu biết đầy đủ hơn và tác dụng của âm thanh được nghiên cứu kỹ, thì các thần chú này sẽ được người Tây phương chấp nhận.

Một số câu chú rất cổ và khi được xướng lên bằng tiếng Bắc Phạn nguyên thủy sẽ có những hiệu quả mạnh mẽ không thể tưởng. Chúng mạnh mẽ đến đỗi người môn sinh bình [163] thường không được phép biết, và chỉ được khẩu truyền trong khi chuẩn bị cho cuộc điểm đạo.

Có một số câu chú rất huyền bí bằng tiếng Sensa nguyên thủy, mà Huyền giai vẫn còn biết kể từ thời gian đầu thành lập Đ.Đ.C.G…Chúng được các vị Hỏa Tinh quân mang đến địa cầu và chỉ có ba mươi lăm câu. Chúng là chìa khóa để mở những bí nhiệm của mỗi cõi phụ trong năm cảnh giới tiến hóa của nhân loại. Vị Chân sư được dạy cách dùng chúng, và có thể sử dụng chúng đúng chỗ, theo những điều kiện nhất định. Đây là những câu chú có quyền năng mạnh mẽ nhất được biết trên địa cầu chúng ta, với các hiệu quả rất sâu rộng. Như các bạn biết, sự rung động của mỗi cảnh giới đều tương ứng với một âm khóa và nốt khác nhau. Khi xướng lên một số từ nhất định theo cách đặc biệt, với giọng đặc biệt, người ta có thể vận dụng vật chất và các luồng mãnh lực của cảnh giới này. Khi xướng lên như thế, vị Chân sư nhập vào tâm thức của cảnh giới này và của tất cả các nhân vật bên trong. Những câu chú xướng lên bằng tiếng nước nào cũng đều căn cứ vào các thần chú nói trên, dù từ trước đến giờ đã bị chuyển đổi và sai lạc đến độ trên thực tế đã trở thành vô dụng.

Một số trong các thần chú nguyên thủy này được Huyền giai đồng xướng lên trong những dịp trọng đại, hay khi cần quyền năng tổng hợp của các Ngài để thực hiện những mục tiêu cần thiết. Mọi biến cố vĩ đại đều được mở đầu bằng việc xướng lên chủ âm của chúng và sử dụng những linh từ thích hợp. Mỗi căn chủng đều có câu chú cùng hòa âm riêng mà chỉ các bậc hữu trách với các giống dân mới biết được.

Như các bạn biết, cũng có những câu bằng tiếng Bắc Phạn được các môn sinh sử dụng khi tham thiền để kêu gọi sự chú ý của một vị Chân sư. Các câu chú này được Chân sư truyền cho đệ tử, để y kêu gọi đến sự chú ý và trợ giúp của Ngài. [164]

Những công thức khác quan trọng hơn, đôi khi được truyền đạt để có thể tiếp xúc với ba vị Trưởng ngành và thỉnh cầu được sự chú ý của các Ngài theo một chiều hướng nhất định.

Một câu chú, khi được xướng lên đúng cách, sẽ tạo ra một khoảng chân không trong vật chất, giống như một cái phễu. Cái phễu này được hình thành giữa người xướng thần chú và người nhận ảnh hưởng của nó, tức là đã tạo được một con đường thông đạt trực tiếp. Vì thế, các bạn thấy lý do tại sao các câu chú này được giữ gìn cẩn mật, những từ và những âm khóa của chúng được giấu kín. Dùng chúng mà thiếu phân biện thì chỉ mang lại tai họa. Người môn sinh trước khi có đặc ân được sử dụng một câu chú để kêu gọi đến Chân sư của y, phải đạt một trình độ tiến hóa nhất định và một sự rung động phần nào tương tự như Ngài.

Cũng có bảy câu thần chú mà chỉ có ba vị Trưởng ngành và các vị Huynh trưởng trong Đ.Đ.C.G. biết được. Các Ngài dùng chúng để kêu gọi bảy vị Hành Tinh Thượng Đế hay là bảy Đấng mà Thánh kinh Thiên Chúa giáo gọi là bảy vị “Tinh quân trước Ngai vàng.” Một trong các câu chú này dùng để tiếp xúc với Đấng Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta, cũng được các vị Chân sư biết đến. Cứ thế mà lên cao dần, các Linh từ được xướng lên, cho đến khi đạt đến câu thần chú của địa cầu, vốn dựa vào âm khóa của Trái đất, và gồm một câu tóm lược toàn cuộc tiến hóa của chúng ta. Mỗi hành tinh có một nốt hay âm tiết như thế để các vị hướng đạo của hành tinh đó có thể tiếp xúc với Hành Tinh Thượng Đế của họ. Bảy vị Hành Tinh Thượng Đế này lại có những nghi thức hay thể thức để liên lạc với Đức Thái Dương Thượng Đế Ba Ngôi. Luôn luôn các Ngài làm điều này bốn lần mỗi năm, hoặc khi nào có nhu cầu cấp thiết.

Mỗi năm một lần, toàn thể Đ.Đ.C.G. xướng lên một câu chú tổng hợp để tạo một khoảng chân không giữa các nhân viên cao nhất và thấp nhất của Đ.Đ.C.G. và tiếp tục hướng lên – qua bảy vị Hành Tinh Thượng Đế – để đến Đức Thái Dương [165]

Thượng Đế. Đó là lúc nỗ lực tinh thần đến mức mãnh liệt nhất và sống động nhất trong năm, mà hiệu quả kéo dài trong suốt các tháng sau đó. Hiệu quả này có tầm mức vũ trụ và liên kết chúng ta với trung tâm vũ trụ của chúng ta.

Thần chú của các cung. Mỗi cung đều có những công thức và âm thanh riêng, có hiệu quả quan trọng đối với những người thuộc cung đó. Người môn sinh khi hành thiền nếu xướng nó lên sẽ tạo ba hiệu quả:

  1. Giúp y liên kết và chỉnh hợp với Chân nhân hay Chân ngã của mình.
  2. Giúp y tiếp xúc với Chân sư, và qua Ngài mà tiếp xúc với một trong các vị Trưởng ngành, – tùy theo cung.
  3. Giúp y liên kết với nhóm Chân nhân của y và kết hợp tất cả thành một khối chặt chẽ, cùng rung động theo một âm điệu duy nhất.

Các thần chú này là một trong những bí mật của ba cuộc điểm đạo cuối cùng. Nếu không được phép người môn đệ không được xướng lên trước thời gian đó, dù đôi khi y có thể được dự vào việc xướng các câu thần chú theo sự hướng dẫn của Chân sư.

Các câu chú hay là những công thức ngôn từ khi được người đệ tử xướng lên sẽ có tác dụng trực tiếp vào một trong ba thể. Các câu chú này phần lớn đã được sử dụng trong các cuộc hành lễ của các đoàn thể tôn giáo trong mọi nước, dù bị lệch lạc nhiều. Một số hiểu biết đang được truyền đạt trong nghi thức của Giáo hội Thiên Chúa. . . . . . . . . . Các mật ngữ dùng trong Hội Tam điểm – dù hiện nay thực tế là không còn giá trị gì cả – đều dựa vào việc sử dụng các câu chú và một ngày kia khi có một vị Điểm đạo đồ lãnh đạo tất cả các tổ chức này (như Hội Tam điểm, các hội bí học và các đoàn thể tôn giáo) thì các câu chú cổ xưa sẽ được truyền dạy trở lại dưới hình thức thuần túy cho các dân tộc.[166]

Cũng có những câu chú dùng để trị bệnh và để mở các quan năng thần thông. Một số câu chú có tác dụng trực tiếp vào các luân xa của thể, và sau này sẽ được sử dụng dưới sự hướng dẫn của Chân sư để tăng cường rung động, để tạo chuyển động theo bề đo thứ tư và để làm cho luân xa hoàn toàn linh hoạt.

Còn có những câu chú khác tác động vào lửa tiềm ẩn trong con người, nhưng tôi sẽ đề cập sơ lược sau này. Có nhiều kinh sách ở Đông phương bàn về vấn đề này, một đề tài thật rộng rãi đến đỗi tôi khuyên các bạn nên thận trọng, đừng nên tìm kiếm quá nhiều vì làm thế chỉ phí thì giờ của người phụng sự thế gian. Tôi đã đề cập đến vấn đề này vì không quyển sách thiền nào đầy đủ nếu không đề cập đến những điều mà một ngày kia sẽ thay thế tất cả các phương pháp thiền sơ cấp. Khi nhân loại đã đạt đến một mức phát triển nào đó, và khi thượng trí có ảnh hưởng lớn lao hơn, thì các câu chú huyền bí này – được truyền dạy đúng đắn và xướng lên đúng đắn – sẽ là một phần trong chương trình học thông thường của người môn sinh. Y sẽ bắt đầu tham thiền bằng việc sử dụng câu thần chú thuộc cung y, vì thế mà điều chỉnh được vị thế của mình trong đại cuộc. Sau đó y sẽ dùng câu chú kêu gọi đến Chân sư y, và tạo sự hòa hợp với Đ.Đ.C.G.. Bấy giờ, y sẽ bắt đầu tham thiền với các thể đã được chỉnh đốn, và với khoảng chân không mà y tạo ra để làm môi trường thông đạt.

Ngày 13-8-1920.

Những hình thức thiền dùng cho một trong ba ngành.

Vấn đề tôi đề cập hôm nay rất là thú vị vì đó là các hình thức thiền trong ngành của Đức Bàn cổ, của Đức Chưởng giáo và của Đức Văn minh Đại đế.

Ba ngành này trong Đ.Đ.C.G. tượng trưng cho ba trạng thái của Thượng Đế biểu lộ trong thái dương hệ, – Trạng[167] thái Ý chí hay Quyền lực, Trạng thái Bác áiMinh triết (là trạng thái căn bản của thái dương hệ này) và Trạng thái Hoạt động hay Thông tuệ. Các bạn đã nghiên cứu và biết phần việc của ba ngành này rồi.

Đức Bàn cổ vận dụng vật chất và lo về sự tiến hóa của các hình thể, dù đó là thể xác của động vật, chất khoáng, hoa cỏ, con người hay hành tinh, hoặc đó là hình thể của các giống dân, các quốc gia, thiên thần hay trường tiến hóa khác.

Đức Di Lạc Bồ-tát hay là Đức Chưởng giáo Thế gian làm việc với sự sống đang tiến hóa trong hình thể. Ngài gieo rắc những ý tưởng tôn giáo và giúp phát triển các quan niệm triết học cả trong cá nhân và các giống dân.

Đức Văn minh Đại đế là Đấng tổng hợp bốn cung phụ. Ngài lo về mặt trí tuệ hay thông tuệ, và hợp tác với hai vị Đạo Huynh của Ngài, dìu dắt sự phát triển trí tuệ để Tinh thần hay Chân ngãthể sử dụng hình thể hay Phi-ngã.

Công tác phối hợp của ba vị Trưởng ngành này thật lớn lao không thể tưởng. Hình thể–Sự sống–Thông tuệ, Vật chấtTinh thầnTrí tuệ, Prakriti (Bản chất)–Purusha (Tinh thần)–Manas (Trí năng), là ba đường lối phát triển, và việc tổng hợp cả ba sẽ đưa đến sự hoàn thiện.

Mỗi đường hướng này đều hoạt động qua các công thức hay những thể thức đã định mà khi tiến hành theo những bước tuần tự hành giả sẽ tiếp xúc được với con đường tiến hóa đặc biệt tiêu biểu bởi vị Huynh trưởng của con đường đó.

. . . . . . . . . .Những gì tôi muốn nêu ra ở đây là ba con đường rõ rệt để hành giả có thể tiến lên đến Thượng Đếhợp nhất với Chân ngã của Thái dương hệ. Y có thể tiến lên theo con đường của Đức Bàn cổ, y có thể thành đạt theo con đường của Đức Bồ-tát, hoặc y có thể đạt được mục đích theo con đường của Đức Văn minh. Nhưng các bạn hãy đặc biệt lưu ý rằng trên hành tinh này vị Chúa của Bác ái và Quyền lực, vị

Kumara thứ nhất, là tụ điểm của cả ba ngành. Ngài là Đấng [168] Điểm đạo Duy nhất. Dù hành giả đi theo con đường Quyền lực hay con đường Bác ái, hoặc con đường Thông tuệ, cuối cùng y cũng phải tìm thấy mục tiêu của mình trên Cung tổng hợp Bác áiMinh triết. Y phải chính là tình thương và phát lộ tình thương này. Nhưng đó có thểtình thương tác động qua quyền lực. Đó có thểtình thương trong sự điều hòa, hoặc là tình thương tác động thông qua hiểu biết, qua nghi lễ hay sùng tín. Hoặc đó chỉ là bác áiminh triết thuần túy, hòa hợp tất cả những đặc tính khác. Bác ái là nguồn cội, là mục tiêu, là phương pháp thành đạt.

Ngày 14-8-1920.

Ba con đường tiến lên.

Tiếp tục bàn vấn đề hôm qua, các bạn sẽ nhận thấy rằng có ba con đường trực tiếp giữa thượng và hạ, tất cả đều tụ hội qua cùng một Đấng Điểm đạo, và đồng thời ba con đường này lại hoàn toàn khác nhau trong phương pháp tiến tới. Nếu các bạn ghi nhớ điểm này thì rõ ràng mỗi con đường đều cung ứng cho hành giả (nốt của Chân nhân y thuộc một trong ba ngành, hoặc một chi nhánh của ngành thứ ba) lối đi ít trở ngại nhất và con đường dễ dàng nhất để về với Đấng Tối cao. Đây cơ bản là vấn đề khai mở những trạng thái tâm thức khác nhau, và chính là phương diện mà các Đấng Cao cả giúp đỡ người môn sinh rất nhiều. Nhờ tham thiền được điều chỉnh đúng theo con đường của mình, người môn sinhthể từng bước kiểm soát được những trạng thái trung gian khác nhau giữa y và mục tiêu. Nhờ những tiêu điểm thần lực khác nhau mà y tiến lên cao. Các tiêu điểm đó có thểChân ngã y, có thểChân sư y, hoặc có thể là một lý tưởng…… Nhưng đó chỉ là những nấc thang để đạt sự mở mang tâm thức, giúp người môn sinhthể nới rộng chu vi tâm thức của y cho đến khi y từ từ bao trùm tất cả, đến mức hòa hợp [169] với Chân thần, và sau đó hòa hợp với Toàn ngã, là chính Đức Thượng Đế.

Để nói rõ hơn và để đáp ứng nhu cầu phân biệt của hạ trí các bạn nên ba ngành này được mô tả một cách khác biệt và riêng rẽ nhau, dù cũng có những điểm liên quan với nhau. Trên thực tế – khác với ảo tưởnghạ trí luôn luôn tạo ra – cả ba con đường là một, và bảy cung chỉ là những phần tử hợp thành một toàn thể tổng hợp. Tất cả đều đan kết và pha trộn vào nhau. Cả ba ngành này chỉ là những thành phần cần thiết của một tổ chức duy nhất do Đức Chúa tể Hoàn cầu ngự trị. Cả ba chỉ là những cơ quan thừa hành để quản trị mọi công việc của hành tinh này. Mỗi cơ quan đều tùy thuộc vào hai cơ quan kia và cả ba hợp tác chặt chẽ với nhau. Một người thấy mình ở trên con đường nào cũng phải nhớ rằng trước khi đạt mức hoàn thiện, có lúc y phải nhận ra sự tổng hợp của toàn thể. Y phải hiểu đó là một sự thực hiển nhiên, chứ không phải chỉ là một quan niệm tri thức. Trong tham thiền rốt cuộc sẽ đến lúc y nhận thức được sự hợp nhất chính yếu này và sẽ tự biết mình là một phần tử của cái toàn thể rộng lớn hơn.

Trong ba ngành nói trên, phương pháp để tiến đến vị Trưởng ngành là tham thiền, và những phương tiện để người môn sinh kết hợp với Sự Sống chính yếu của ngành đó (đây chỉ toàn là vấn đề từ ngữ) cũng khác biệt. Nhờ thiền định mà sự sống trong hình thể biểu lộ theo ba cách khác nhau. Có thể nói rằng những kết quả của tham thiền biểu lộ trong tính tình thực ra đều cùng là những trạng thái biểu lộ nhưng trong những phạm vi hay những điều kiện khác nhau. Tôi xin liệt kê như sau:–

Con đường của Đức Bàn cổ

Thần lực, Sức mạnh, Quyền năng cai trị. [170]

Con đường của Đức Di Lạc Bồ-tát     

Từ lực, Hấp dẫn, Trị liệu.

Con đường của Đức Văn minh Đại đế         

Điện lực, Tổng hợp, Tổ chức.

Ở đây tôi muốn nói rằng hiệu quả trong cuộc sống của người môn sinh tham thiền theo một trong ba đường hướng này sẽ là như vừa kể, dù dĩ nhiên là tất cả đều bị cung của phàm nhân hay trình độ tiến hóa của y nhuộm màu hay qui định. Nếu nghiên cứu ba từ ngữ áp dụng cho ba con đường này, các bạn sẽ thấy được soi sáng nhiều hơn. (Tôi không nói để mở rộng thể trí mà để rèn luyện trực giác.) Các từ này bày tỏ sự tác động của định luật thông qua ba nhóm, và biểu lộ tích cực trong tam giới bằng cách theo đúng con đường cần thiết. Mỗi con đường có những hình thức thiền đặc biệt để đạt được những kết quả kể trên. Sẽ đến lúc những điều cương yếu của các hình thức thiền này (những phương thức cơ bản đầu tiên) sẽ được truyền cho những môn sinh nào được xem là đã chuẩn bị sẵn sàng và đã thực hiện công tác sơ khởi cần thiết.

Con đường của Đức Bàn Cổ.

Ở đây chúng ta có thể đưa ra một phần phương pháp gần đúng, và ấn định một số qui tắc dùng để minh giải khi thời gian đến.

Con đường thứ nhất này đặc biệt là con đường của chính quyền, sự phát triển các giống dân, chăm lo về phương diện vật chất cho các hình thể trong tất cả những cảnh giới tiến hóa của nhân loại. Như tôi đã nói, đây chính là con đường huyền bí học. Nó chú trọng đến phương pháp của Đ.Đ.C.G., thể hiện sự chuyên chế thiêng liêng, và là con đường để Đức Thái Dương Thượng Đế áp dụng Thiên ý của Ngài cho loài người. Nó liên kết chặt chẽ với các Đấng Nghiệp quả Tinh quân, và Luật Nhân quả tác động qua ngành này. Bốn Đấng Nghiệp quả Tinh quân hoạt động mật thiết với Đức Bàn cổ, vì các Ngài áp dụng định luật, còn Đức Bàn cổ thì vận dụng các [171] hình thể của con người, các lục địa, các giống dân và các quốc gia, sao cho định luật ấy có thể tác động đúng đắn.

Vì thế, người nào cố gắng dùng tham thiền để tiếp xúc với các quyền lực này, dùng những phương tiện này để vươn lên đến sự hợp nhất và để đạt được tâm thức của trạng thái Ý chí, đều hoạt động theo những qui luật đã định, tiến lên cao từng bước theo các phương thức đúng đắn, và luôn luôn suy ngẫm về Định luật cùng những tác động của nó. Y tìm hiểu, phân biện và học hỏi. Y chuyên chú vào những gì cụ thể và vị trí của sự vật cụ thể trong Thiên cơ. Y thừa nhận thực tế về sự sống nội tại nhưng vẫn chú tâm chính yếu vào phương pháp và hình thức biểu hiện của sự sống này. Những qui luật căn bản của sự phát biểu và quản trị thu hút sự chú ý của y, và nhờ nghiên cứu các qui luậtđịnh luật và nhờ tìm hiểu mà tất nhiên y sẽ tiếp xúc với Đấng Ngự trị. Y tiến lên cao theo từng giai đoạn – từ vị chúa của tiểu vũ trụ trong tam giới đến nhóm Chân nhân mà tiêu điểm là một vị Chân sư. Từ vị lãnh đạo của nhóm này, y tiến lên đến Đức Bàn cổ, là vị Chủ tể ngành của y, rồi đến Đức Chúa tể Hoàn cầu, về sau đến Đức Hành Tinh Thượng Đế, rồi đến Đức Thái Dương Thượng Đế.

Con đường của Đức Di Lạc Bồ Tát.

Đây là con đường của tôn giáo và triết học, và sự phát triển của sự sống nội tại. Nó liên hệ đến tâm thức ẩn trong hình thể hơn là với chính hình thể đó. Đây là con đường ít trở ngại nhất đối với nhiều người. Nó thể hiện trạng thái minh triết của Thượng Đế, và là con đường mà tình thương của Ngài thể hiện nổi bật nhất. Thái dương hệ chính là sự biểu lộ trực tiếp của Đức Thượng Đếtrạng thái bác ái của Ngài mà toàn cuộc biểu hiện đều dựa vào đó – bác ái đang ngự trị, bác ái dâng tràn, bác ái đang tác động, – nhưng trên con đường thứ hai này bác ái biểu lộ đến mức cao nhất và rốt cuộc sẽ hấp thu tất cả.

Người tham thiền trên con đường này sẽ luôn luôn tìm cách nhập vào tâm thức của mọi sinh vật, và nhờ sự khai[172] mở tâm thức từng bậc mà cuối cùng đạt đến Toàn linh thức và nhập vào sự sống của Đấng Chí Tôn. Nhờ thế, y nhập vào sự sống của vạn hữu bên trong tâm thức của Thượng Đế.

Y không suy ngẫm nhiều về Định luật mà suy ngẫm nhiều về sự sống được Định luật đó quản trị. Nhờ tình thương y hiểu biết và nhờ tình thương mà trước hết y tự hòa hợp với Chân ngã y, sau đó với Chân sư, rồi với nhóm Chân ngã của y, rồi đến tất cả các nhóm khác, cho đến cuối cùng y nhập vào tâm thức của chính Thượng Đế.

Con đường của Đức Văn minh Đại đế.

Đây là con đường của trí tuệ hay thông tuệ, của kiến thức và khoa học. Đây là con đường của trí tuệ trừu tượng và của những ý tưởng nguyên thủy. Hành giả trên con đường này không suy ngẫm nhiều về Định luật, về Sự Sống mà suy ngẫm nhiều về ảnh hưởng của cả hai trong cuộc biểu hiện, và các nguyên do. Trên con đường năm chi nhánh này, y luôn luôn hỏi tại sao, bằng cách nào, từ đâu, và tìm cách tổng hợp, tìm hiểu và tạo ra các nguyên mẫu và các sự kiện lý tưởng trong cuộc biểu hiện. Y suy ngẫm về các lý tưởng khi y cảm được chúng. Y nhắm đến việc tiếp xúc với Trí tuệ Vũ trụ, khám phá những bí mật từ đó, và phát biểu chúng. Đây là con đường của tổ chức kinh doanh, cũng là con đường của các họa sĩ, nhạc sĩ, các nhà khoa học và những người phụng sự nhân loại. Các Chân thần Bác ái và Hoạt động phải dành nhiều thời gian cho một trong năm chi nhánh của ngành này, trước khi chuyển qua con đường tình thương và quyền lực.

Trong lúc tham thiền, hành giả lấy một lý tưởng, một phần của Thiên cơ, một phương diện của mỹ lệ và nghệ thuật, một vấn đề của khoa học hay của nhân loại, rồi nhờ suy ngẫm về đó và nhờ sử dụng hạ trí y khám phá ra được tất cả những gì có thể hiểu và cảm nhận được. Khi đã làm xong các điều này, y tìm cách nâng tâm thức mình lên cao hơn nữa, cho đến khi y chạm đến nguồn khai ngộ, có được [173] ánh sáng và sự hiểu biết cần thiết. Y cũng lên cao bằng cách nhập vào tâm thức của các bậc cao cả hơn y, không do tình thương (như ở con đường thứ hai) mà do sự khâm phục và vui mừng trước các thành tựu của họ, do lòng biết ơn những việc mà các vị ấy đã làm cho nhân loại, cũng như tôn sùng chính cái ý tưởng đã thôi thúc họ hành động.

Vì thế, dù nghiên cứu về ba con đường này có sơ lược đến đâu các bạn cũng thấy rõ là tất cả nhân loại đều đang tiến lên. Ngay đến những người – dù thường bị khinh miệt – hiện đang tích cực phụng sự thế gian (trong vị thế của họ và qua lòng tôn sùng những lý tưởng phụng sự hay khoa học, hoặc ngay cả tổ chức kinh doanh) vẫn có thể tiến hóa cao như những người được coi trọng hơn, vì đã biểu lộ rõ rệt trạng thái bác ái của Chân ngã thiêng liêng. Đừng quên rằng sự hoạt động cũng thiêng liêng, và trong căn bản cũng là sự biểu hiện của Đấng Cha Chung như tình thương trong hy sinh, còn hơn cả cái mà hiện giờ chúng ta gọi là quyền lực, bởi vì chưa có ai trong các bạn hiểu rõ về phương diện quyền lực, hiện nay và về sau, cho đến khi nó biểu hiện nhiều hơn.

Ngày 14-8-1920.

Những hình thức thiền để kêu gọi các vị thiên thần và các tinh linh.

Chúng ta có thể gom hai điểm sáu và bảy làm một, vì các câu thần chú và các hình thức thiền để tiếp xúc với các thần, các thiên thần hay các vị thần kiến tạo, và để kêu gọi các tinh linh hay là các hình thức sinh tồn hạ đẳng, trên thực tế đều như nhau và trong những bức thư này nên xem như vậy.

Trước hết chúng ta hãy phân biệt rõ hai nhóm này.

Các tinh linh chính yếu là giới tiến hóa dưới nhân loại. Việc ta tiếp xúc với chúng trên cõi tình cảm không bảo đảm rằng chúng đang ở trên đường tiến hóa thăng thượng. Trái [174] lại, chúng đang ở trên đường tiến hóa giáng hạ, trên vòng cung đi xuống. Chúng có trên tất cả các cõi, và nhiều người đã biết những hình thể tinh linh ở cõi dĩ thái như là các tiểu thần, các thần giữ của và các tiên đồng. Chúng được tạm chia ra làm bốn nhóm:–

  1. Tinh linh của đất.
  2. Tinh linh của nước.
  3. Tinh linh của không khí.
  4. Tinh linh của lửa.

Nếu các bạn có thể biết được, thì chúng là tinh hoa của mọi vật. Chúng là những loài tinh hoa của thái dương hệ, có bốn cấp bậc, như chúng ta biết trong chu kỳ thứ tư này, trên hành tinh thứ tư hay là địa cầu.

Các thiên thần đang trên đường tiến hóa thăng thượng, trên vòng cung đi lên. Như các bạn biết, đó là các vị Thần kiến tạo của thái dương hệ làm việc trong những hàng ngũ có cấp bậc và sát cánh với nhau. Có những thần ngang cấp với các Hành Tinh Thượng Đế, và những vị Chủ tể của năm cảnh giới tiến hóa của nhân loại có cấp bậc ngang một Chân sư được bảy lần điểm đạo. Những vị khác (theo con đường riêng của họ) thì có mức phát triển bằng một Chân sư được năm lần điểm đạo. Họ làm việc một cách tự nguyện và hữu thức với các Chân sư trong Đ.Đ.C.G.. Thiên thần cũng có ở mọi cấp thấp hơn cho đến những vị tiểu thần kiến tạo chỉ làm việc một cách hầu như vô thức với nhóm của họ để xây dựng những hình thể cần cho sự sống đang tiến hóa.

Trước đây – trước khi tôi đọc các bức thư này cho các bạn – các bạn đã được truyền đạt về cách thỉnh cầu các tinh linhthiên thần bằng thần chú. Giáo huấn vừa kể đúng ở mức đó, và nếu muốn các bạn có thể kết hợp vào đây.

Mãnh lực tiến hóa thăng thượngmãnh lực tiến hóa giáng hạ vốn khác nhau. Đó là lời phát biểu sơ khởi. Một[175] đàng là sự hủy diệt, bạo lực, hoạt động mù quáng của quyền lực các loài tinh linh. Trên đường tiến hóa giáng hạ, các tinh linh làm hầu hết mọi việc, chúng làm việc một cách mù quáng nhưng được các Thần kiến tạo kiểm soát, nên công việc cũng có tính cách xây dựng, kết hợp, cùng tăng trưởng tuần tự, tạo sự điều hòa từ bất hòa, tạo sự mỹ lệ từ hỗn loạn. Các giới thấp của thiên thần cũng hoạt động dưới sự hướng dẫn của các vị Đại thiên thần Kiến tạo, và tất cả đều đi lên trong sự mỹ lệ trật tự, từ cõi này đến cõi khác, từ hệ thống này đến hệ thống khác, từ vũ trụ này đến vũ trụ khác. Vì thế, khi nghiên cứu kiến thức huyền môn, các bạn cần nhớ hai điều:–

  1. Các bạn phải kiểm soát các sức mạnh tinh linh.
  2. Các bạn phải hợp tác với các thiên thần.

Một đàng thì các bạn phải chế ngự, còn trường hợp kia thì các bạn phải cố gắng hợp tác. Các bạn kiểm soát nhờphương diện hoạt động, bằng cách thực hiện một số việc nhất định, chẳng hạn như chuẩn bị một số nghi lễ để qua đó một số mãnh lựcthể tác động. Đó là một bản sao bé nhỏ của những gì mà Đức Thượng Đế Ngôi Ba làm khi sáng tạo ra thế giới. Những hoạt động nhất định mang lại những kết quả nhất định. Sau này, sẽ có tiết lộ các nghi thức và nghi lễ, để chúng ta có thể dùng tiếp xúc với nhiều loại tinh linh khác nhau và chế ngự chúng. Cung Nghi lễ giáng lâm trong thời đại hiện nay và đang giúp cho những công việc loại này được thực hiện dễ dàng hơn.

Các tinh linh của lửa, các thủy tinh và các tinh linh thấp kém hơn đều có thể được chế ngự qua các nghi thức. Nghi thức này gồm ba loại:–

 

  1. Nghi thức bảo vệ, để các bạn tự hộ thân.
  2. Nghi thức kêu gọi, để kêu gọi các tinh linh và làm chúng xuất hiện. [176]
  3. Nghi thức kiểm soát và điều khiển các tinh linh, khi đã triệu tập chúng lại.

Đối với các vị thiên thần thì các bạn sử dụng trạng thái minh triết hay bác ái, trạng thái thứ hai của Thượng Đế, là phương diện kiến tạo. Nhờ tình thươngước vọng mạnh mẽ mà các bạn có thể đạt đến họ, và bước đầu (vì các bạn cũng đang ở trên con đường tiến hóa thăng thượng như họ) là tiếp xúc với họ. Bởi vì trong tương lai các bạn và họ phải cộng tác để hướng dẫn các mãnh lực tinh linh và để trợ giúp nhân loại. Thật không an toàn chút nào cho nhân loại, những con người khờ dại đáng thương, khi họ tìm cách tiếp xúc với các mãnh lực tiến hóa giáng hạ mà chưa được nối kết với các thiên thần nhờ sự tinh khiết trong đức hạnh và sự cao thượng của tâm hồn.

Qua nghi lễ và nghi thức các bạn có thể cảm được các thiên thần và tiếp xúc với họ, nhưng phương cách và lý do tiếp xúc không giống như đối với các tinh linh. Thiên thần thì tham dự các nghi lễ một cách tự do và không phải đến do triệu tập. Cũng như các bạn, họ đến là để thu mãnh lực. Khi rung động của các bạn đúng mức trong sạch, thì các nghi lễ có thể trở thành nơi gặp gỡ chung.

. . . . . . . . . . . . Tóm lại, khi các bạn đã học cách sử dụng phương diện hoạt động đối với các mãnh lực tiến hóa giáng hạ, và dùng trạng thái minh triết để hợp tác với các thiên thần, bấy giờ các bạn hãy chuyển sang kết hợp sử dụng trạng thái thứ nhất, là trạng thái ý chí hay quyền lực.”

Trước khi bàn thêm, tôi muốn đưa ra lời khuyến cáo về sự nguy hiểm khi kêu gọi và tiếp xúc với nhóm kiến tạo này; đặc biệt là trong sự tiếp xúc với các mãnh lực tinh linh. Tại sao lại đặc biệt là nhóm sau? Bởi các mãnh lực này luôn luôn tìm sự ứng đáp của một trong ba hạ thể của con người. Các thể này (xem như những lớp vỏ riêng rẽ) được cấu tạo bằng những sinh linh đang tiến hóa giáng hạ nói trên. Vì thế, kẻ [177] nào vô ý tự mình tiếp xúc thẳng với bất cứ một tinh linh nào là làm một việc liều lĩnh và có ngày sẽ hối hận đắng cay. Nhưng khi hành giả đang tiến đến quả vị Chân sư, đã làm chủ được chính mình và do đó được tín nhiệm giao cho quyền làm chủ nhiều hình thể khác của sự sống, y sẽ có một số quyền năng. Những quyền năng này, dựa vào định luật, sẽ trao vào tay y quyền ngự trị các sinh linh thấp kém hơn. Y sẽ biết cách hợp tác với các thiên thần, là điều rất thiết yếu trong giai đoạn sau của cuộc tiến hóa.

Các câu thần chú quyền năng.

Những câu thần chú nắm giữ bí quyết của quyền năng (như các bạn biết và đã nêu trên) vốn có nhiều loại, và chính yếu thì có bốn loại:

  1. Quan trọng nhất là các câu chú hộ thân.
  2. Loại thần chú kêu gọi các tinh linh và các tiểu thần, và đưa họ vào tầm hấp dẫn của người kêu gọi.
  3. Loại thần chú dùng để áp đặt ý chí của người kêu gọi vào các tinh linh và các thần bậc thấp.
  4. Loại thần chú chấm dứt sự hấp dẫn (xin tạm gọi như vậy) và lại đưa các tinh linh và các thần này ra ngoài phạm vi từ lực của người kêu gọi họ.

Bốn loại thần chú này đặc biệt liên quan đến việc kêu gọi và tiếp xúc với các tinh linh và thần cấp thấp, và không được sử dụng nhiều ngoại trừ những trường hợp sử dụng hiếm hoi của các điểm đạo đồ và các vị Chân sư. Các vị này hoạt động qua trung gian của các thiên thần hướng dẫn và các vị thần kiến tạo cấp cao. Các Huynh đệ Bàng môn làm việc với các mãnh lực tiến hóa giáng hạ, và buộc các sinh thể thấp kém và vô thức ấy phải làm theo ý họ muốn. Qui trình đích thực mà các Huynh đệ Chánh đạo sử dụng là kiểm soát những nhóm tinh linh và các thần bậc thấp này bằng chính các cấp [178] chỉ huy của chúng, là các nhóm thiên thần kiến tạo với vị Thiên thần Chúa tể của họ.

Điều này khiến tôi phải đề cập đến một nhóm thần chú khác dùng để kết hợp với chính các thiên thần.

  1. Các thần chú có nhịp điệu giúp người sử dụng tiếp xúc được với nhóm thiên thần mà y tìm kiếm. Dĩ nhiên đây là những hình thức Thần chú của các Cung, vì chúng dùng để kêu gọi các thiên thần ở một cung. Các câu chú này lại thay đổi nếu chính người sử dụng lại thuộc cùng một cung với nhóm thiên thần mà y kêu gọi. Các bạn hỏi tại sao không sử dụng các câu chú hộ thân trước, như khi kêu gọi các tinh linh. Chính yếu là vì lý do sau đây. Các câu chú kêu gọi các tinh linh thì dễ tìm thấy và dễ sử dụng hơn các câu chú dùng cho các thiên thần. Quá khứ đã có đầy dẫy các trường hợp người ta làm điều này, và khắp nơi trên thế giới (ngay cả ở thời đại này) vẫn có những người nắm giữ bí quyết giúp họ tiếp xúc được với các tinh linh thuộc loại này hay loại khác. Mọi người trong thời đại Atlantis đều biết cách thực hiện điều này. Hiện nay một số dân tộc dã man và một số người ở các nước văn minh vẫn còn biết và sử dụng nghệ thuật này. Lý do thứ hai là đối với người thường dù có biết được câu chú y vẫn không thể kêu gọi được một vị thiên thần nào, vì nó còn một số bí quyết khác nữa chứ không chỉ là xướng lên các từ và âm thanh mà thôi. Bí quyết đó là một bí mật của điểm đạo. Khi là một điểm đạo đồ hay là một vị Chân sư thì người ta không cần những nghi thức hộ thân, vì theo định luật của huyền môn thì chỉ những ai có cuộc sống thanh khiết với động lực vô tư lợi mới có thể đạt đến trường tiến hóa của các thiên thần một cách thành công. Trong khi liên lạc với các sinh linh thấp kém thì phải làm cách khác.

Những câu thần chú giúp liên giao với các thiên thần khi đã kêu gọi họ. Như chúng ta đều biết là thiên thần không hiểu được các lời nói, nhưng những xung lực, những mãnh lực, những rung động được tạo ra nhờ sử dụng các thể thức đặc biệt sẽ đưa đến kết quả mong muốn mà khỏi dùng lời. Những [179] thể thức này mở đường cho sự thông hiểu lẫn nhau.

Có những thần chú ảnh hưởng đến các nhóm thiên thần và các thần chú khác lại ảnh hưởng đến từng vị. Ở đây, cần lưu ý rằng thường thì các thiên thần được kêu gọi từng nhóm chứ không từng cá thể, trừ khi các bạn có thể tiếp xúc với các vị thần ở cấp bậc rất cao.

  1. Các câu chú kêu gọi trực tiếp sự chú ý của một trong các vị chúa thiên thần của một cõi phụ, hoặc là vị Đại Thiên thần chủ tể của một cảnh giới. Rất ít người biết được các câu chú này, và chúng chỉ được các vị điểm đạo đồ cấp cao sử dụng mà thôi.

Ngày 17-8-1920.

Hiểu biết về mãnh lực.

. . . . . . Tình trạng căng thẳng hiện nay rất lớn, và mãnh lực tuôn vào tất cả các luân xa khác nhau, nếu không được điều chỉnh đúng cách, sẽ thường gây ra một cảm giác mệt mỏi, căng thẳng, khích động và bứt rứt không yên. Rất ít người biết được bí quyết của sự điều chỉnh bằng cách không đối kháng. Thế nên, sự tăng cường xúc cảm, các phản ứng thô bạo, và thời đại tội ác lan tràn hiện tại, phần rất lớn là hậu quả của việc sử dụng sai và áp dụng sai các mãnh lực. Điều này có thể xảy ra trong mọi tầng lớp xã hội, và chỉ những ai biết được bí quyết thấy mình không gì khác hơn là một kênh vận chuyển và vẫn điềm tĩnh trong chốn bí mật ở nội tâm, mới có thể vượt qua cuộc khủng hoảng hiện tại mà khỏi bị những đổ vỡ và khổ đau không đáng có. Sự kích thích – đều khắp như hiện nay – đưa đến sự đau khổ với hậu quả là các phản ứng mà chúng ta phải hết sức đề phòng, cũng như phải đề phòng điều trái lại là mất sinh lực. Hãy đề cao cảnh giác chứ không phải là bưng tai bịt mắt lẩn tránh sức kích thích, mà thu nhận mãnh lực này, cho nó đi qua bản thể của mình, và chỉ hấp thu một phần tùy theo khả năng. Phần còn lại sẽ đi qua luôn như một tác nhân chữa bệnh trên đường trở về kho chứa chung. Cái ý nghĩa đích thực và huyền bí của các mãnh lực trong thiên nhiên, của các dòng[180] điện trong vũ trụ và sức nóng ẩn tàng trong mọi hình thể, cho đến ngày nay, các nhà khoa họcngoại môn và những đạo sinh tương lai cũng ít biết đến. . . . . . Người đạo sinh tiến hành nghiên cứu huyền bí học từ phương diện này, và vì thế y đạt được sự hiểu biết sâu xa về định luật.

Tôi đề cập đến vấn đề này vì nó vốn có trong mọi đường hướng giáo huấn huyền môn. Nếu các bạn hiểu được phần nào ý nghĩa của vấn đề và hiểu rằng định luật chỉ là sự thích ứng của hình thể với một trong các dòng mãnh lực vĩ đại thì các bạn sẽ soi sáng trọn cả cuộc sống của mình. Các bạn sẽ lần theo những dòng mãnh lực, các dòng từ lực, lưu chất sinh lực, và các tia điện lực kể trên (hoặc gọi theo từ khác) đến tận trung tâm của những gì chưa được biết.

Chính ý tưởng này về mãnh lực và các dòng từ lực của thái dương hệ chi phối tất cả những điều tôi đã truyền đạt khi nói về tham thiền trong tất cả các ngành – thiền đặc biệt, thiền cá nhân và thiền tập thể, thiền có hình thức hay không có hình thức. Đó là trung gian để các câu thần chú tác động, từ những câu chú chỉ ảnh hưởng đến các tinh linh, cho đến các đại Linh từ xướng lên theo nhịp điệu để kêu gọi các vị Chủ tể của một Cung, vị Đại thiên thần của một cảnh giới, hay ngay cả Đức Thái Dương Thượng Đế. Việc xướng lên các Linh từ này, sự tiến lên qua những hình thức tuần tự để đến một mức độ đặc biệt, và việc đọc lên các câu thần chú, đều chỉ nhằm đặt hành giả vào trong một dòng mãnh lực nào đó. Đây là việc tìm ra lối đi ít trở ngại nhất để đạt đến mục tiêu, để liên lạc với một Đấng Thông tuệ, để chế ngự một sinh linh đang tiến hóa giáng hạ, hay để tiếp xúc và hợp tác với một nhóm thiên thần. Tôi đã nói ngoài đề để tóm tắt phần nào những gì tôi đã truyền đạt về các hình thức, các câu chú hoặc những điều khác mà các môn sinh thiền huyền môn sử dụng.

Chúng ta có thể hiểu rằng việc kêu gọi các thiên thần hoặc tinh linh chỉ có thể được thực hiện an toàn bởi người có khả năng sử dụng họ một cách khôn ngoan. Vì thế, các [181] câu chú kể trên chỉ được đặt vào tay những người đứng về phía các lực lượng xây dựng của thái dương hệ. Đó là những người có thể điều khiển các tinh linh hủy hoại vào công tác xây dựng, uốn nắn chúng cho phù hợp với các mãnh lực đang làm tan rã, mà vốn là một phần của kế hoạch kiến tạo vĩ đại. Nếu người nào không có các khả năng này mà lại tiếp xúc với các thiên thần và nhờ sử dụng các câu chú mà tập hợp họ lại quanh y, thì có thể mãnh lực mà các thần này mang đến sẽ giáng xuống y như một sức mạnh hủy hoại, và có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng trong một thể nào đó của y.

Vì thế, các bạn hãy suy ngẫm kỹ vấn đề này để nhớ rằng các hiểm nguy sẽ là sự kích thích quá độ, sự đổ vỡ thình lình, và sự tan rã do lửa hay sức nóng. Còn nếu y qui tụ các sinh linh tiến hóa giáng hạ đến quanh y, thì sự hiểm nguy sẽ khác đi, hay đúng hơn là có hiệu quả ngược lại. Đó là kiệt lực vì bị ma cà rồng hút máu, bị rút hết mãnh lực ở một trong các thể của y, hoặc thu nạp một chất liệu bất bình thường vào trong một thể nào đó (do tác động của các tinh linh thuộc cõi trần hay cõi cảm dục) và chếtnước, vì đất hay vì lửa (hiểu theo nghĩa huyền môn).

Tôi đã bàn về các hiểm nguy cho người nào kêu gọi đến trong vòng từ lực của y, một trong hai nhóm này mà chính y lại không có sự hiểu biết cần thiết để tự bảo vệ, để chế ngự và sử dụng các thiên thần hay tinh linh đó. Tại sao tôi lại đề cập đến vấn đề này? Bởi vì các phương thức huyền thuật này vốn có thật, sẽ được biết và sử dụng nếu người môn sinh đã chuẩn bị sẵn sàng, và khi công việc cần đến. Một ngày kia những hình thức sơ cấp sẽ lần lượt được truyền cho những ai đã tự chuẩn bị chu đáo và làm việc một cách vô tư lợi để phụng sự nhân loại. Như tôi đã nói, chúng đã được nhiều người biết đến ở thời đại Atlantis. Chúng đã đưa đến những hậu quả thảm khốc vào thời đó, vì chúng bị sử dụng bởi những người có cuộc sống không [182] trong sạch, với những mục tiêu ích kỷ và độc ác. Họ kêu gọi các tinh linh để thực hiện việc trả thù các kẻ địch của họ. Họ kêu gọi các thiên thần cấp thấp và dùng quyền năng của các vị ấy để thỏa mãn tham vọng của họ. Họ không tìm cách hợp tác với định luật, mà lại muốn vận dụng định luật đó cho các kế hoạch của họ ở cõi trần vốn bắt nguồn từ những dục vọng của họ. Đ.Đ.C.G. đương thời cho sự hiểm nguy đó thật quá lớn, vì sự tiến hóa của con ngườithiên thần đã bị đe dọa. Nên các Ngài từ từ thu lại sự hiểu biết về các công thức và các Linh từ khỏi tâm thức của con người để chờ đến lúc nào đó lý trí đã được khai mở ít nhiều và có những dấu hiệu của trí tuệ tinh thần thức động trong họ. Theo cách này hai trường tiến hóa lớn và cuộc tiến hóa thứ ba còn tiềm ẩn (gồm các sinh linh giáng hạ tiến hoá) đã bị tách rời và ngăn cách hẳn với nhau. Tạm thời toàn thể thang rung động đã bị làm chậm lại, vì mục tiêu nguyên thủy là sự phát triển song hành. Sở dĩ có sự thoái bộ tạm thời này trong các kế hoạch của Đức Thượng Đế là do tàn dư của phe Ác tích cực cấp vũ trụ, chúng đã tìm cách xen vào cuộc biểu hiện. Đây là những gì còn sót lại của thái dương hệ đầu tiên hay thái dương hệ hoạt động, là căn bản của hệ thống này, hệ thống của tình thương. Sự ác chỉ là tồn dư của nghiệp quả chưa chấm dứt và bắt nguồn từ sự vô minh.

Sự tách rời làm ba phần giữa các sinh linh tiến hóa thăng thượng và các sinh linh tiến hóa giáng hạ vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Với sự nhập cuộc của cung bảy, Cung Pháp thuật Nghi thức, hai nhóm tiến hóa đã được phép thử tiến lại gần nhau đôi chút, dù rằng nhóm tiến hóa giáng hạ thì chưa. Bạn hãy nhớ lời phát biểu này. Trong vòng 500 năm tới, trường tiến hóa thiên thầnnhân loại sẽ ý thức được nhau hơn trước đôi phần, và vì thế hai nhóm sẽ có thể hợp tác tự do hơn. Khi ý thức này tăng trưởng, người ta sẽ tìm kiếm các phương pháp truyền thông. Khi mọi người thực sự cảm được nhu cầu truyền thông cho các mục đích xây dựng, thì dưới sự hướng dẫn đúng [183] đắn của các Chân sư một số câu thần chú cổ sẽ được phép lưu hành. Mọi tác động, tương tác và phản ứng của chúng sẽ được theo dõi và nghiên cứu kỹ. Hy vọng rằng cả hai nhóm đều hưởng được lợi ích. Trường tiến hóa nhân loại sẽ thêm sức mạnh cho giới thiên thần và các thiên thần sẽ đem đến nguồn vui cho loài người. Con người sẽ truyền đạt cho thiên thần các ý kiến khách quan, còn các thiên thần sẽ ban rải cho con người từ lực để chữa trị. Các thiên thần gìn giữ prana, từ lựcsinh lực, cũng như con người là kẻ gìn giữ nguyên khí thứ năm, hay trí tuệ. Tôi đã đưa ra nhiều ẩn ý và không thể nói thêm.

Ngày mai, có lẽ chúng ta sẽ bàn đến phần thú vị và quan trọng nhất là hình thức tham thiền kết hợp với lửa. Hôm nay như thế là đủ.

Ngày 19-8-1920.

Các hình thức thần chú kết hợp với lửa.

Có lẽ nên bàn đôi điều về vai trò của lửa trong cơ tiến hóa và trên các ngành liên quan đến lửa trong thái dương hệ chúng ta. Tôi đặc biệt nhấn mạnh điều này bởi vì vào thiền là chúng ta đi vào lĩnh vực của lửa, và vì vấn đề này tối quan trọng. Lửa đóng vai trò quan trọng trong năm ngành nêu dưới đây. Tôi sẽ đề cập đến lửa trong Đại vũ trụ trước và sau đó sẽ nêu lên phần tương ứng của nó trong tiểu vũ trụ.

  1. Lửa chính yếu làm sinh động thái dương hệ khách quan. Điều này chứng tỏ trong khả năng điều hòa nội tại của hành tinh chúng ta, và khối cầu lửa ở trung tâm là mặt trời.
  2. Điều bí nhiệm mà H.P.B. gọi là Fohat, một số biểu hiện của nó là điện, những dạng nhất định của ánh sáng và lưu chất từ lực đôi khi ta gặp.
  3. Lửa của cõi trí. [184]
  4. Các hỏa tinh linh mà tinh hoa của chúng chính là lửa.
  5. Tia lửa sống động mà chúng ta gọi là “ngọn lửa thiêng” tiềm tàng trong mỗi người. Ngọn lửa này phân biệt Đức Thái Dương Thượng Đế của chúng ta với các vị Thượng Đế khác, và đây chính là tổng kết tất cả các đặc tính của Ngài. “Thượng Đế của chúng ta là Lửa đang thiêu hủy.”

Tất cả những phân biệt này về lửa, thực tế là những biến phân của cái duy nhất. Trong căn bản tất cả đều như nhau dù khi biểu hiện lại khác nhau. Trong nền tảng, tất cả đều bắt nguồn từ lửa vũ trụcõi trí vũ trụ. Trong tiểu vũ trụ các bạn cũng thấy năm sự phân hóa này, và khi nhận ra sự tương ứng các bạn sẽ được khai ngộ và đạt mục đích của tham thiền.

  1. Những loại lửa sống động giữ cho sự điều hòa nội tại của con người (hệ thống tiểu vũ trụ) biểu hiện đầy đủ. Khi sự cháy bên trong này chấm dứt thì sự chết xảy đến, và hệ thống vật chất hồng trần bên ngoài sẽ tan biến. Đại vũ trụ cũng vậy. Giống như mặt trời là tâm của thái dương hệ chúng ta, trái tim là tiêu điểm cho sức nóng của tiểu vũ trụ. Tương tự, quả đất cũng được làm sinh động bằng chính sức nóng đó và trong dãy địa cầu của chúng ta nó ở mức vật chất trọng trược nhất, với sức nóng của vật chất cao nhất. Cơ quan sinh dục cũng là trung tâm thứ yếu cho lửa nội tại trong đa số các trường hợp. Sự tương ứng này rất chính xác, mầu nhiệm và thú vị.
  2. Tương ứng với Fohat trong tiểu vũ trụ là các dòng sinh lực qua thể dĩ thái để giữ cho xác thân được sống động và có từ lực. Nguồn lưu chất prana này thì vô [185] hạn, ít ai biết, và khi hiểu đúng người ta sẽ biết bí quyết của sức khỏe hoàn hảo. Chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề này sau.
  3. thể dễ dàng chứng minh sự tương ứng với lửa của cõi trí. Vì công việc của các Hỏa Tinh Quân là ban rải tia lửa trí tuệ, đã được triển khai và tăng tiến cho đến đỗi người ta thấy ngọn lửa tri thức đang cháy sáng trong các dân tộc văn minh. Mọi năng lượng đều tập trung vào việc nuôi dưỡng tia trí tuệ đó, nhằm sử dụng nó cách nào lợi ích nhất.
  4. thể biết được phần nào các hỏa tinh linh trong tiểu vũ trụ qua các hình tư tưởng mà người đủ khả năng có thể tạo nên và làm cho sống động. Người có sức suy tư mạnh mẽ tạo ra các hình tư tưởng này và làm sinh động bằng sự sống hay khả năng gia nhiệt của y, và chúng vẫn tồn tại chừng nào y còn năng lực làm sinh động chúng. Hiện nay sự tồn tại này không được lâu vì người ta còn hiểu rất ít về năng lực thực sự của tư tưởng. Trong đại chu kỳ thứ năm của dãy hành tinh này, chúng ta sẽ thấy sự phát triển tột đỉnh của nguyên khí thứ năm là trí tuệ. Sự tương ứng này về sau sẽ được hiểu nhiều hơn. Hiện nay mối liên hệ này tất nhiên là còn khó hiểu.
  5. Tia lửa sống động ẩn tàng trong mỗi người cho thấy y có cùng bản tính với Đức Thái Dương Thượng Đế.

Như vậy, các bạn thấy rằng trong các hệ thống lớn, nhỏ đều có lửa. Ở đây, tôi chỉ tóm tắt cho các bạn về mục đích của lửa trong tiểu vũ trụ và những gì phải nhắm đến. Chúng ta có ba loại lửa:–

  1. Tia lửa thiêng sinh động.
  2. Tia lửa trí tuệ.
  3. Luồng hỏa hậu (kundalini), sự hòa lẫn nhị nguyên của sức nóng nội tại và dòng sinh lực prana. Nơi ẩn trú [186]của mãnh lực này là luân xa chót xương sống, và luân xa lá lách hằng bồi dưỡng sức nóng đó.

Khi cả ba loại lửa này – một của tứ hạ thể, một của tam nguyên và một của nguyên khí thứ năm – gặp nhau và hòa lẫn với nhau một cách thích hợp về mặt hình học, thì mỗi luân xa sẽ được sinh động đúng mức, mọi quyền năng sẽ tự biểu lộ đầy đủ, các chất không tinh khiết và cặn bã sẽ bị đốt sạch, và hành giả đạt đến mục tiêu. Tia lửa đã trở thành ngọn lửa, và ngọn lửa là thành phần của khối lửa Đại ngã đang làm sống động trọn cả vũ trụ khách quan.

Vì thế, có thể nói một cách hợp lý rằng ba loại thần chú này sẽ được kết hợp và hòa hợp bằng một câu thần chú khác. Thực tế là chúng ta có:–

Các câu chú ảnh hưởng đến kundalini và khơi dậy luồng nội hỏa này một cách đúng đắn. Bằng năng lực rung động, các câu chú này làm ngọn lửa luân chuyển qua các luân xa theo diễn tiến tự nhiên và hình học của chúng. Một nhóm thần chú thứ yếu của loại này liên hệ đến luân xa lá lách, và sự kiểm soát các lưu chất sinh lực prana để giữ gìn sức khỏe, để làm sinh động, và ảnh hưởng đến lửaluân xa chót xương sống.

Các thần chú tác động vào vật chất của cõi trí, ở một trong hai lĩnh vực chính (trừu tượng và cụ thể) của cõi này và tác động ở đó theo hai cách. Một là tăng cường khả năng suy tư, vận dụng vật chất của cõi hạ trí. Hai là kích thích thể nguyên nhân, làm cho thể này mau trở thành một vận cụ của tâm thức và chuẩn bị cho nó cuối cùng chịu tan rã do lửa.

Các câu chú mang lại sự đáp ứng của Thượng Đế nội [187] tâm và đặc biệt tác động đến Chân nhân. Từ đó tạo sự rung động mạnh mẽ trong Tam nguyên, khiến cho mãnh lực từ Chân thần tuôn xuống thể nguyên nhân. Các câu thần chú này đều có thể được sử dụng riêng rẽ và có kết quả riêng biệt.

Có bảy đại thần chú, mỗi câu dùng cho một cung (khi Chân sư hay một nhân viên của Đ.Đ.C.G. sử dụng) sẽ kết hợp được cả ba hiệu quả kể trên. Chúng khơi dậy luồng hỏa hậu, tác động vào thể nguyên nhân trên cõi trí, và tạo sự rung động trong Tam nguyên để thực hiện sự nhất quán giữa các thể thấp, các thể cao và nguyên khí thứ năm. Điều này phản ánh những gì đã xảy ra khi các Hỏa Tinh quân đến. Nó đưa đến sự thống hợp toàn vẹn, và từ đó về sau con người biểu lộ rõ tình thương trong hành động, với sự trợ giúp của trí tuệ đã khai ngộ.

Trên đây là bốn loại thần chú quan trọng nhất cho cuộc tiến hóa và phát triển cá nhân, mà những vị nào huấn luyện các môn sinh sắp điểm đạo đều hiểu rõ. Cho dù kẻ chưa chuẩn bị sẵn sàng có khám phá ra được chính các câu thần chú này thì công hiệu của chúng cũng rất ít. Vì sự sử dụng các câu thần chú này phải kèm theo năng lực do áp dụng Điểm đạo Thần trượng. Nhờ viên kim cương gắn trên đỉnh nên Thần trượng này tập trung được ba loại lửa, tương tự như chiếc kính hội tụ gom được ánh sáng mặt trời, để làm bùng lên một ngọn lửa.

Ở đây dù nói ít nhưng tôi đã trao cho các bạn nhiều hiểu biết. Vấn đề này còn rất cô đọng. Nó có ý nghĩa đặc biệt cho người nào đến gần Con đường Điểm đạo. Các bạn hãy suy nghĩ kỹ về các điều đã được trao truyền, vì khi yên lặng suy ngẫm điều đó trong tâm, ánh sáng có thể đến và ngọn lửa nội tại sẽ bùng cháy với sức nóng nhiều hơn.

Cũng có thể kể ra những loại thần chú khác nữa liên quan đến lửa. Có hai nhóm có thể vận dụng được nhờ sử dụng những âm thanh với nhịp điệu nhất định. [188]

Những hỏa tinh linh và các nhóm của chúng ở trong lòng đất, trên mặt đất, và trong không khí.

Những thiên thần của cõi trí, chính yếu là các hỏa thần. Không có gì để nói hay chỉ dạy về các câu chú ảnh hưởng đến các hỏa tinh linh. Trong nhiều phương diện, chúng là loại tinh linh nguy hiểm nhất và mạnh mẽ nhất tham dự vào guồng máy của địa cầu. Một mặt là so với các loại tinh linh khác thì chúng đông hơn nhiều và có ở mọi nơi, từ cõi cao nhất đến cõi thấp nhất. Những thủy tinh linh hay thổ tinh linh thì chỉ có ở một số nơi hoặc trên một số hành tinh của thái dương hệ, trong khi loại tinh linh nhiều thứ nhì là tinh linh của không khí.

Các câu chú để kêu gọi, điều khiển và giải tán các tinh linh này vốn rất thông dụng vào thời Atlantis. Những nguy hiểm đã nổi lên và đe dọa vùng đất này vì các tinh linh bị sử dụng một cách bừa bãi làm xáo trộn các công trình chính xác của Thiên cơ, làm phiền lòng các Đấng Hướng dẫn nhân loại, nên sự hiểu biết về các câu chú này bị thu hồi. Căn chủng Atlantis bị hủy diệt vì các thủy tai, vì bị ngập lụt, vì bị nhận chìm. Nếu các bạn nhớ rằng nước là kẻ thù tự nhiên của lửa, và cả hai nhóm tinh linh này không có điểm nào kết hợp được ở giai đoạn này, thì các bạn mới có thể hiểu một điểm thú vị về các cuộc đại biến thời Atlantis.

Những câu chú kêu gọi các hỏa thần cũng được gìn giữ rất

kỹ, không chỉ vì các nguy hiểm có thể xảy ra, mà do những trở ngại về thời gian khi các thiên thần này bị kêu gọi một cách vô tình và họ bị mãnh lực của thần chú cầm giữ, nên không làm phận sự cần thiết của họ được. Ngoài hai loại thần chú này, có nhiều loại thứ yếu, chỉ sử dụng đặc biệt với những nhóm tinh linhthiên thần khác nhau. [189]

Chúng ta đã kể ra sáu loại thần chú kết hợp với lửa. Cũng có một vài loại nữa mà tôi có thể kể ra vắn tắt như sau:

Những loại thần chú thanh lọc, khơi dậy một loại lửa tinh luyện và cháy trên một cõi trong tam giới. Việc này được thực hiện nhờ hoạt động của các tinh linh (được các hỏa thần kiểm soát) và dưới sự hướng dẫn trực tiếp của một điểm đạo đồ hay đệ tử Chân sư, nhằm một mục đích thanh luyện đặc biệt nào đó. Mục đích này có thể là tẩy sạch một trong các thể của con người, thanh lọc một địa điểm, một ngôi nhà hay một đền thờ.

Các câu chú để kêu gọi lửa giáng xuống để truyền từ lực vào các bùa phép, vào các loại đá quí hay những thánh địa.

Các câu chú dùng để chữa bệnh, nhờ công dụng huyền bí của lửa.

Những câu chú được sử dụng bởi:–

  1. Đức Bàn cổ, vận dụng những gì cần thiết để chuyển di các lục địa, hay nhận chìm các lãnh thổ.
  2. Đức Chưởng giáo, để kích thích ngọn lửa tiềm ẩn trong mỗi người.
  3. Đức Văn minh Đại đế, khi Ngài làm việc với trí thông tuệ hay là nguyên khí thứ năm.

Hiện có tất cả các hình thức thần chú này và nhiều loại khác . . . . . . Muốn hoạch đắc các thần chú này thì bước đầu tiên là phải có khả năng thiền huyền môn. Vì không phải chỉ việc xướng lên các từ của thần chú là có thể đạt mục đích, mà phải định trí để hình dung ra các kết quả cần đạt. Điều này cũng phải kèm theo ý chí của người xướng đọc, để y chế ngự những kết quả đó. Các câu chú này sẽ thành nguy hiểm và vô ích, nếu không có sự quân bình trí tuệ tập trung của hành giả, cùng với khả năng điều khiển và làm sinh động của y. [190]

Ngày 21-8-1920.

Giờ đây chúng ta bàn đến phần cuối của bức thư thứ sáu.

Sử dụng các hình thức thiền tập thể.

Để làm sáng tỏ, chúng ta hãy bàn phần này dưới ba đề mục:–

  1. Sử dụng âm thanh trong hình thức thiền tập thể.
  2. Sử dụng nhịp điệu trong hình thức thiền tập thể.
  3. Những dịp đặc biệt sử dụng các hình thức thiền này.

. . . . . . Trong loạt thư này chúng ta đã xem xét khá đầy đủ về tham thiềnnhân, và đã nhìn vấn đề dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tựu trung việc bàn luận chỉ đủ để tạo sự quan tâm nơi các bạn, khiến các bạn tinh tấn hơn, nghiên cứu kỹ hơn, và khảo xét sâu hơn. Chỉ những gì được hiểu tường tận bằng kinh nghiệm thực sự của tâm thức nội tại mới giúp ích hành giả được phần nào trên con đường phát triển huyền môn khó khăn này. Chỉ có lý thuyết và khái niệm tri thức thì không ích lợi gì cả. Chúng chỉ làm tăng thêm trách nhiệm. Chỉ khi nào những lý thuyết này được trắc nghiệm và do đó được biết là những sự kiện thực tế, và chỉ khi nào các khái niệm tri thức được đưa xuống và biểu lộ ở cõi trần trong kinh nghiệm thực hành thì người môn sinh mới có thể chỉ đường cho những người khác đang tìm Đạo và đưa tay trợ giúp kẻ đi sau. Khi nói: “Tôi nghe” là đã có ích và đáng khích lệ. Nếu nói thêm rằng “Tôi tin” thì càng bảo đảm hơn nữa. Nhưng nếu nói được một cách mạnh mẽ rằng “Tôi biết” thì đó mới là điều cần thiết trong những giờ phút đen tối nhất của thời kỳ mạt pháp này. Hiện nay con số những người hiểu biết hãy còn rất ít. Tuy nhiên, hiểu biết là điều hoàn toàn có thể được, và chỉ tùy theo sự chuyên cần, thành thực và khả năng của người môn sinh trên Đường Đạo có thể đứng vững vàng trong đau khổ. [191]

Đã có được khái niệm về những kết quả cần phải đạt, cùng những phương pháp cần sử dụng trong tham thiềnnhân, và đã bàn rộng hơn về cách sử dụng các hình thức thiền cá nhân, giờ đây chúng ta hãy xét đến vấn đề trên bình diện tập thể.

Một số điều quan trọng nhất cần lưu ý trong việc sử dụng các phương thức thiền tập thể là các phương thức này đang thịnh hành ở khắp nơi, rất hiệu quả và cũng có thể rất nguy hiểm. Sự thờ cúng Thượng Đế một cách tập thể và việc kết hợp cử hành các nghi thức tôn giáo đã quá phổ biến trong sinh hoạt cộng đồng của mọi dân tộc, đến đỗi lý do tồn tại của nó và các kết quả đạt được thường hay bị bỏ qua. Mọi tôn giáo dù là Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Ấn giáo, Hồi giáo cho đến sự thờ cúng các thần vật một cách sai lạc của các giống dân thoái hóa nhất đều đã nhấn mạnh đến giá trị và hiệu quả của cố gắng tập thể để tiếp xúc với Thiêng liêng. Thế nào cũng đạt được một số kết quả, từ cảm giác thanh tĩnh và an lạc của người tham dự các nghi lễ bí nhiệm của Thiên Chúa giáo, cho đến sự múa may cuồng nhiệt của tín đồ một số giáo phái đạo Hồi, hay của giống người Zulu dốt nát nhất. Sự khác biệt là do khả năng của người lễ bái trong việc đồng hóa mãnh lực, gìn giữ và vận chuyển mãnh lực đó. Những điều này tùy theo trình độ tiến hóa của y, và do y có thể kiểm soát tình cảm và trí tuệ của mình đến mức nào.

Định đề đầu tiên cần nhớ khi xem xét việc sử dụng hình thức thiền tập thể là, khi sử dụng âm thanh và nhịp điệu, các hình thức này sẽ mở ra con đường thông thương hình phễu giữa những người tham dự và các Đấng Thông tuệ hay các Đấng Quyền lực mà họ muốn tiếp cận. Nhờ con đường thông thương này xuyên thấu từ cõi trần đến cõi tình cảm hay đến một vài cấp cao hơn của cõi trí, các Đấng Thông tuệ hay các Đấng Quyền lựcthể ban xuống ánh sáng khai ngộ hay một loại quyền năng, cho những ai tiến đến các Ngài bằng cách [192] đó. Con đường hình phễu này là phương tiện để tiếp xúc. Trọn cả tiến trình có tính thuần khoa học, dựa trên sự rung động và kiến thức động lực học. Nó tùy thuộc vào việc tạo ra khoảng chân không một cách đúng đắn, nhờ kiến thức huyền môn. Lời phát biểu huyền môn rằng “Thiên nhiên rất ghét sự trống không” là hoàn toàn đúng thực. Khi xướng lên chính xác những âm thanh nhất định, ta sẽ tạo được khoảng chân không hay hình phễu trống rỗng này giữa cái cao và cái thấp, và mãnh lực hay quyền năng là một dạng biểu hiện của năng lượng Fohat sẽ tuôn vào hình phễu này do tác động tất yếu của định luật, và xuyên qua đó để đến mục tiêu.

Những gì chúng ta gọi là hắc thuật hay ma thuật đều phần lớn dựa vào chính sự lạm dụng kiến thức này. Nhờ thỉnh cầu và những hình thức thiền, các Huynh đệ Hắc đạo (hay những người thông đồng với cái mà do thiếu hiểu biết nên người ta gọi là những quyền lực của ma quỉ) tiếp xúc được với sức mạnh của các vị Hắc đạo bản lĩnh cao cường. Vì thế, họ gây ra nhiều sự việc ở cõi trần, bắt nguồn từ các hang động bí mật, tối tăm của phe ác vũ trụ, ẩn trong thái dương hệ của chúng ta. Tương tự, chúng ta cũng có thể tiếp xúc với các mãnh lực còn vĩ đại hơn nữa của ánh sáng giác ngộ và chí thiện, để đẩy nhanh cơ tiến hóa.

Sử dụng âm thanh trong các hình thức thiền tập thể.

Giờ đây chúng ta hãy đặc biệt xét đến khía cạnh âm thanh của vấn đề này. Khi nghiên cứu về Thánh ngữ và cách sử dụng Thánh ngữ, chúng ta thấy có ba hiệu quả, hủy hoại, kiến tạo và cá nhân, hoặc (xin tạm gọi) là tác động trực tiếp để kích thích các luân xa của thể. Chúng ta có thể thấy được ba hiệu quả này khi sử dụng âm thanh trong một tập thể đông người. Để rõ hơn, chúng ta có thể kể thêm hiệu quả thứ tư là việc tạo một đường thông thương hình phễu. Thực ra hiệu quả thứ tư này là tổng hợp các hiệu quả kia, vì khi tạo ra con đường thông thương hình phễu thì các điều chỉnh [193] vật chất trong tam giới phải được thực hiện. Các điều chỉnh này trước hết giúp tiêu hủy loại vật chất gây trở ngại, rồi sau đó mới kiến tạo con đường thông thương hình phễu. Việc này được thực hiện rất chính xác bằng cách sử dụng các luân xa. Điểm sau cùng này thật cơ bản và đáng quan tâm, vì nó giữ bí quyết về cách sử dụng mạnh mẽ nhất của âm thanh. Cách sử dụng này là làm âm thanh nổi lên trong vật chất cõi trí, nhờ một trong các luân xa chính. Những hiệu quả đạt được do một nhóm người có khả năng hoạt động trên cõi trí, và đồng thời sử dụng được một trong các luân xa chính (hoặc toàn bộ luân xa đầu, hay một trong các luân xa chính khác kết hợp với phần tương ứng trong luân xa đầu) có thể mạnh mẽ không thể tưởng. Thật là điều tốt khi nhân loại chưa có được quyền năng này. Chỉ khi động lực nội tâm thuần khiết được kết hợp với sự bền lòng tìm kiếm hạnh phúc cho mọi người một cách vô kỷ, thì quyền năng này mới được phép phổ biến lại cho thế gian. Hiện nay, thực tế chưa thể có đủ số người có cùng một trình độ, trong cùng một giai đoạn trên thang tiến hóa, có thể sử dụng cùng một luân xa và ứng đáp được với rung động của cùng một cung để họ kết hợp nhau cùng xướng lên một âm điệu hay một câu thần chú. Họ cũng phải được thúc đẩy bởi lòng bác ái thuần khiết và cùng làm việc một cách thông minh để nâng cao tinh thần của tất cả mọi người.

Một phần quyền năng của Đ.Đ.C.G. là do các Ngài có khả năng làm được chính điều này. Khi cuộc tiến hóa ngày càng cao, và vấn đề được hiểu tường tận hơn, thì các nhóm thiền sẽ thay đổi tình trạng của họ hiện nay. Từ một nhóm người chí nguyện đang tha thiết tìm ánh sáng khai ngộ, họ sẽ trở thành nhóm người phụng sự cộng tác một cách xây dựng và thông minh, để đạt những mục tiêu nhất định. Trong Thánh kinh Thiên Chúa giáo, ta thấy có một phần của câu chuyện từ thời Atlantis truyền lại. Vào thời đó, việc sử dụng âm thanh ở [194] cõi trần và cõi tình cảm đều được mọi người hiểu biết và thực hành, phần nhiều dùng cho những mục tiêu ích kỷ. Chúng ta đọc thấy rằng, sau khi dân chúng tuần hành nhịp nhàng quanh thành Jericho, thì tiếng kèn trỗi lên một số lần nhất định làm cho các bức tường thành sụp đổ. Điều này đã được thực hiện do các vị lãnh đạo dân chúng có kiến thức huyền môn. Họ thành thạo khoa học âm thanh, đã nghiên cứu các hiệu quả hủy hoại và kiến tạo của âm thanh, nên biết áp dụng khoa học này đúng lúc để đạt mục tiêu mong muốn.

Các âm thanh này có thể được chia thành ba nhóm:–

Việc đồng loạt xướng lên Thánh ngữ.

Đây là một trong những phương pháp thông thường nhất và là cách trực tiếp nhất để tạo ra con đường hình phễu cho việc chuyển di năng lượng. Như đã được chứng tỏ nhiều lần, phương cách này rất có công hiệu trong trường hợp cá nhân, nên việc xướng lên đồng loạt chắc chắn sẽ có hiệu quả phi thường, và thậm chí còn mãnh liệt đến mức nguy hiểm. Chính vì cách sử dụng Thánh ngữ này đã bị thất truyền mà hiệu năng của tất cả các tôn giáo công truyền hiện nay đã bị sa sút và hạn chế. Thế nhưng người ta cố ý làm thất truyền vì những hiểm nguy xảy ra cho nhân loại ở mức tiến hóa còn thấp kém. Khi việc sử dụng Thánh ngữ được phục hồi cho tập thể, và khi các nhóm dự lễ có thể xướng Thánh ngữ đúng giọng và đúng nhịp thì mãnh lực từ trên tuôn xuống (phẩm tính của mãnh lực này tùy theo âm giai và âm điệu) sẽ đến mức sự sinh động của tiểu vũ trụ (những người dự nhóm) ảnh hưởng đến các vùng và môi trường chung quanh, và tạo sự kích thích tương ứng trong mọi giới của thiên nhiên. Vì giới nhân loại là gạch nối giữa các giới cao và thấp, và khi liên kết với giới thiên thần, nhân loại sẽ tạo môi trường gặp gỡ cho những mãnh lực của sự sống.

Những hiệu quả này trên các luân xa khác nhau cũng sẽ được cảm nhận rõ ở một cõi nào đó trong tam giới. Tôi xin[195] minh họa cho rõ nghĩa. Tuy nhiên, cần lưu ý các bạn rằng không nhất thiết phải theo thứ tự đặc biệt kể ra ở đây. Chưa đến lúc tiết lộ thông tin chính xác về vấn đề này.

Giả sử một nhóm người đang mong muốn liên kết với một kênh mãnh lực tác động qua các tình cảm để kích thích nguyện vọng tinh thầntình thương cao cả hơn. Họ cùng đứng yên lặng cho đến khi vị trưởng nhóm ra hiệu, mỗi người trong nhóm sẽ thận trọng thu tâm thức mình vào luân xa tim, và từ luân xa này (giữ vững tâm thức ở đó) y sẽ xướng lên Thánh ngữ theo cao độ âm khóa mà đa số ứng đáp. Âm khóa này sẽ được trưởng nhóm xác định bằng cách dùng nhãn thông xem xét nhanh hào quang của mọi người dự nhóm. Âm thanh này sẽ tạo được con đường hình phễu cần thiết, với kết quả tạm thời mở rất rộng chu vi thể tình cảm của các thành viên, và khơi động mạnh mẽ các luân xa tim của họ. Nhờ đó họ có thể tiến lên cao hơn và nhận được những ân huệ mà họ không thể có nếu thực hành riêng rẽ. Các bạn có thể tự nghĩ ra các điều kiện khác. Dùng khả năng tưởng tượng trong các vấn đề này thật rất quan trọng, tạo được sự kết hợp khả năng này và khả năng tương ứng cao hơn, là trực giác. Môn sinh hành thiền phải học cách tưởng tượng nhiều hơn nữa.

Việc kết hợp xướng lên một số câu thần chú sẽ nhằm những mục đích đặc biệt như là:–

  1. Thanh tẩy một thành phố.
  2. Truyền từ lực cho các vùng đất được dùng làm những trung tâm chữa bệnh. [196]
  3. Khai thông trí tuệ của nhóm, để họ có thể nhận được ánh sáng khai ngộ cao siêu.
  4. Chữa bệnh cho một nhóm bệnh nhân.
  5. Chế ngự những sức mạnh của thiên nhiên để có thể tạo nên các sự kiện ở cõi trần.
  6. Truyền thụ các Bí nhiệm Sơ cấp cho dân chúng.

Đúng như các bạn nghĩ, đoạn này có chứa tài liệu đủ để viết ra một quyển sách. Đây là một phần chánh thuật sẽ được phục hồi cho nhân loại, nhờ đó nhân loại sẽ đạt được nguồn vinh quang và một nền văn minh đã được ám chỉ từ thời Atlantis, và cũng là một trong những ước mơ của các nhà viễn tưởng trong nhân loại.

Việc xướng tập thể các thần chú hay linh từ để giao tiếp với các thần hay giới thiên thần. Đây là một loại thần chú đặc biệt, liên hệ đến ngành của Đức Văn minh Đại đế, về sau tôi sẽ bàn cụ thể . . . . . .

Ngày 22-8-1920.

Sử dụng Nhịp điệu Tập thể trong Tham thiền.

Nhịp điệu có thể được diễn tả là chuyển động nhịp nhàng, tự động đưa những ai sử dụng nó vào trong phạm vi một số mãnh lực của Thiên nhiên. Chính hành động có hướng dẫn ấy, được một nhóm người đồng loạt thực hiện, sẽ tạo nên sự chỉnh hợp và hiệu quả nhất định trên một thể nào đó hay tất cả các thể. Vì thế nhịp điệu có những mục đích:

  1. Đưa một thể, hay một nhóm nhiều thể vào trong tầm tác động của một dòng mãnh lực.
  2. Điều chỉnh vật chất trong một hay tất cả các thể của những thành viên trong nhóm. [197]
  3. Hòa hợp hào quang của các cá nhân trong nhóm theo những thế cân bằng và các bố trí hình học nhất định, và khiến cho các hào quang này hình thành một hào quang thống nhất của nhóm, nhờ đó mãnh lực lưu chuyển nhịp nhàng theo những chiều hướng nhất định, cho một số mục tiêu cụ thể.

Qua các thời đại điều này đã được hiểu rõ, dù các phương pháp, các qui trình và kết quả không được thấu hiểu hay lập đồ biểu một cách khoa học, ngoại trừ trong một số tổ chức huyền bí hay nội môn. Trong các nghi thức gọi là của ngoại giáo ngày xưa giá trị của nhịp điệu đã được hiểu rõ, và ngay cả David người viết thánh ca của Do Thái cũng múa để tôn sùng Thượng Đế. Sự lắc lư thể theo một nhịp điệu nhất định và xoay thể xác theo nhiều chiều hướng, nhịp nhàng với âm thanh của các nhạc khí, có một hiệu quả đặc biệt và rõ rệt vào phần vật chất của hai thể tinh anh hơn. Nhờ chuyển động nhịp nhàng này:

  1. Mãnh lực tiếp xúc theo cách này được hướng (theo nhịp) đến một luân xa nào đó trong thể.
  2. Vật chất của hai thể tình cảmhạ trí hoàn toàn được tái điều chỉnh và tái phối hợp, tạo ra một số hiệu quả có thể biểu lộ ở thể xác.
  3. Ảnh hưởng đến sự chỉnh hợp của các thể, có thể làm chúng lệch lạc hay sai vị trí, hoặc có thể chỉnh hợp chúng một cách đúng đắn để tiếp xúc với thể nguyên nhân.

Đây là một trong những mục đích chính của chuyển động nhịp nhàng đích thực mà nhiều thế kỷ qua đã bị lệch lạc và kết quả là lý tưởng cao cả trở thành loại khiêu vũ tân thời hạ cấp hiện nay. Trong vũ điệu tân thời này, sự biểu lộ của chuyển động nhịp nhàng trở thành đồi bại nhất, và hiệu quả chính của nhịp điệu này là hướng mãnh lực tiếp xúc được qua khiêu vũ vào thể cảm dục và loại vật chất thấp nhất của thể [198] này. Điều đó gây nên một sự kích thích hết sức bất hảo vào các cơ quan sinh dục của xác thân. Công dụng đích thực của chuyển động nhịp nhàng có hiệu quả tạo sự chỉnh hợp của ba thể với thể nguyên nhân. Khi có chí nguyện mãnh liệt và ước muốn nồng nhiệt thì sự chỉnh hợp này khiến một dòng thần lực từ trên tuôn xuống. Điều này làm sinh động ba luân xa chính, và mang lại sự khai ngộ rõ rệt.

Khi toàn nhóm được thôi thúc bởi ước nguyện duy nhất cao cả như thế, và khi các hào quang của họ hòa hợp và tạo thành một đường truyền duy nhất cho thần lực phóng hạ thì hiệu quả được tăng cường mãnh liệt và tầm ảnh hưởng có thể bao trùm địa cầu. Một ví dụ cho điều này là lễ Wesak kỳ diệu đã được phổ biến ở Ấn Độ cho đến ngày nay. Bấy giờ Đ.Đ.C.G. tự trở thành một đường truyền năng lượng và ân huệ từ cấp độ của Đức Phật. Ngài đóng vai trò một tụ điểm cho năng lượng, và xuyên qua hào quang của Ngài năng lượng ấy tuôn xuống cho nhân loại theo đường truyền tạo bởi các vị Trưởng ngành, các Chân sư, các cấp điểm đạo đồ và các hàng đệ tử. Đường truyền này được hình thành nhờ sử dụng đồng thời các âm thanh và nhịp điệu. Bằng cách xướng lên một câu thần chú nhất định, bằng các chuyển động chậm rãi và nhịp nhàng kèm theo việc xướng chân ngôn này con đường thông thương hình phễu được hình thành và tiến lên đến tận vị thế mong muốn. Những dạng hình học được tạo nên bằng vật chất các cõi cao (là kết quả sự chuyển động theo hình học của các vị tụ hội tại trung tâm Hy-mã-lạp-sơn này) trở thành những con đường tuyệt diệu để cho dân chúng, các thiên thần hay các sinh linh khác, từ bất cứ cảnh giới nào cũng có thể tiến đến gần trung tâm của ân huệ. Với những người có thể quan sát cuộc lễ bằng nhãn thông thì các dạng hình học này thật xinh đẹp không thể tưởng, và vẻ mỹ lệ càng tăng thêm nhờ hào quang rực rỡ của các Đấng Cao cả đang tụ họp ở đó. [199]

Trong thời gian tới, giá trị của sự phối hợp âm nhạc với xướng tụng và chuyển động nhịp nhàng sẽ được thấu hiểu nhiều hơn, và sẽ được sử dụng để đạt những kết quả nhất định. Nhiều nhóm người sẽ cùng nhau nghiên cứu những hiệu quả sáng tạo hay hiệu năng tinh luyện của âm thanh có trình tự, phối hợp với các chuyển động và sự hợp nhất. Hiệu quả kiến tạo ở ba hạ thể sẽ được nghiên cứu bằng nhãn thông. Hiệu quả thải trừ vật chất của các thể sẽ đươc lập đồ biểu một cách khoa học, và những hiểu biết đã đạt sẽ được áp dụng vào việc cải thiện các thể này. Phẩm tính của mãnh lực tiếp xúc được, các hiệu quả tạo phấn khởi, làm sinh động và kích thích của mãnh lực sẽ được quan sát kỹ. Sẽ nghiên cứu các luân xa liên quan đến những dòng mãnh lực mà chúng tiếp xúc. Việc phát triển và tăng cường chuyển động quay của chúng sẽ được thực hiện một cách xác định.

Một khía cạnh khác của toàn bộ vấn đề này trở thành công tác phụng sự thế gian, và tuy là tùy thuộc vào tình trạng và các thành viên của nhóm nhưng chính yếu nó không được dùng cho những mục đích của nhóm. Các nhóm sẽ chuyên chú vào việc tiếp xúc với những loại thần lực nhất định của Thượng Đế, cho thần lực này xuyên qua vận hà hình phễu của nhóm và gởi thần lực này đi khắp thế gian để thực hiện những mục tiêu xây dựng nhất định. Công tác này liên kết chặt chẽ với công việc của các vị Ứng thân hay các Đấng phân phối thần lực, và phần lớn công việc sẽ do các Ngài chỉ đạo. Khi thời cơ đến các Ngài sẽ có thể sử dụng các nhóm này làm tiêu điểm cho hoạt động của các Ngài. Công việc của các Ngài hiện nay chính yếu là hội tụ trên cõi trí và phần nào trên cõi cảm dục. Khi bí quyết chỉnh hợp với thể nguyên nhân được nắm vững hơn, và khi các nhóm người ở cõi trầnthể hợp tác thực sự (hiện nay thì chưa thể được, vì phàm ngã của con người còn quá lớn) bấy giờ các vị Ứng thânthể tiếp xúc thẳng với cõi hồng trần, để dùng nguồn thần lực vĩ đại mà tác động vào các giới tiến hóa ở đây. [200]

Các nhóm trị liệu sẽ hoạt động như sau. Vòng tròn các nhân viên (với bệnh nhân ở giữa) sẽ chuyên chú vào việc trị liệu bằng cách sử dụng các câu thần chú đã định sẵn, và khi theo đúng một số chuyển động họ sẽ làm cho mãnh lực tuôn xuống hội tụ vào bệnh nhân ở giữa. Nhờ sức kích thích của mãnh lực đó, nhờ tính tái tạo hay khả năng tiêu hủy và thải trừ của nó mà những gì gọi là phép lạ sẽ xảy ra hằng ngày. Vấn đề thật là rộng lớn nên chỉ có thể nói khái quát ở đây. Nhưng khi nhân loại tiến tới và khi bí mật của sự nhất quán được hiểu rõ hơn, khi nhiều người bước vào Con đường Dự bị, khi con số các điểm đạo đồ gia tăng hơn hiện nay, và khi đa số nhân loại được chỉnh hợp trực tiếp với thể Chân nhân của họ, người ta sẽ thấy việc áp dụng một cách khoa học các định luật của âm thanh và nhịp điệu.

Đồng thời các bạn cũng sẽ thấy sự lạm dụng các quyền năng này –sự lạm dụng sẽ báo trước một trong các trận chiến cuối cùng giữa các vị Chúa của Ánh sáng và các vị Chúa của Bóng tối. Biến cố này sẽ lớn lao vô cùng, và tai họa sẽ thật là kinh khủng, nhưng luôn luôn Ánh sáng sẽ chiếu rọi vào bóng tối. Đấng ngự trị trên tất cả, Đấng bao gồm tất cả trong vòng hào quang của Ngài biết rõ thời cơ và cũng biết cách sử dụng những gì có thể bảo vệ.

Những dịp đặc biệt để sử dụng các hình thức tham thiền tập thể này.

Sự kiện trọng đại trên hành tinh có liên quan trực tiếp đến nhân loại là lễ Wesak (lễ Phật hiện). Có một thời điểm còn lớn lao hơn nữa trong năm, khi một đường truyền trực tiếp được tạo lập để nối liền trái đất và Đấng Chúa tể tối cao, tức là Đức Thái Dương Thượng Đế của chúng ta. Điều này được thực hiện nhờ năng lực của một số câu thần chú và nỗ lực kết hợp của Đ.Đ.C.G. cùng các vị Thiên vương trên các cảnh giới. Các vị Thiên vương này được giới tiến hóa thiên [201] thần trợ lực, còn Đ.Đ.C.G. thì được sự trợ giúp của những người thuần thành trong nhân loại. Bấy giờ, các Ngài hội tụ qua các vị Chúa tể của các Cung đang biểu hiện, cũng như thông qua Đức Hành Tinh Thượng Đế của trái đất chúng ta. Ngày giờ của sự kiện này cũng chưa được công bố.

Trên ba con đường cận tiến chính yếu – của Đức Bàn cổ hay Đấng Cai trị, của Đức Di Lạc Bồ-tát hay Đức Chưởng giáo Thế gian và của Đức Đại Đế quân hay Đức Văn minh Đại đế – có những nhóm riêng của các Ngài. Các nhóm này chịu ảnh hưởng của một số câu thần chú và những linh từ nhất định, và hoạt động theo một số định luật tiết điệu. Tôi chỉ có thể đưa ra ở đây một lời gợi ý mà tôi nghĩ là các bạn sẽ thấy thú vị. Sắp đến lúc những ai đang hoạt động trong ngành của Đức Bàn cổ, đang điều hành các quốc gia, đang chú tâm vào chính quyền và chính trị, đang ở trong các quốc hội dân cử, đang ban hành luật lệ và sử dụng công lý, những người này sẽ khởi đầu công việc của họ bằng những đại lễ có tiết điệu. Nhờ nhịp điệu thống nhất và đồng loạt xướng lên các từ, họ sẽ tự tiếp xúc được với tâm thức của Đức Bàn cổ và với ngành quản trị vĩ đại của Ngài, để thực thi các kế hoạch của Ngài rõ rệt hơn và thể hiện các dự định của Ngài. Khi đã chỉnh hợp các thể và đã tạo được đường thông thương cần thiết, họ tiếp tục tiến hành công việc, sau khi đã đặt giữa họ một hoặc hai người đóng vai trò tụ điểm khai sáng, để những người này chuyên tâm tìm hiểu ý định của Đức Bàn cổ và các vị phụ tá của Ngài về vấn đề hiện hành.

Ở ngành của Đức Di Lạc Bồ-tát, phương cách tiến hành cũng tương tự như vậy, và đã được tổ chức sẵn. Vị chức sắc sẽ là tiêu điểm, và sau khi cả nhóm kết hợp hành lễ với nhịp điệu đúng đắn thì họ sẽ là trạm chuyển vận những gì nhận được từ các cõi cao. Nhưng ở đây có điểm rất quan trọng cần lưu ý: phần hành của vị chủ lễ bấy giờ sẽ không thuộc một nhóm người riêng biệt nào. Tất cả sẽ là những vị chủ tế, và [202] một người tín đồ thường cũng có thể giữ phần vụ ấy nếu được chọn thích hợp khi buổi lễ bắt đầu. Điều kiện duy nhất cần có là khả năng chỉnh hợp với Chân ngã và hợp tác với tất cả các thành viên khác trong cuộc lễ.

Trong ngành của Đức Văn minh Đại đế, vị Chúa của Văn minh và Văn hoá, vị cầm đầu con đường tiến hóa thứ ba, chúng ta cũng thấy có những hoạt động tương tự. Không có trường đại học hay học đường nào khai giảng mà không có nghi lễ chỉnh hợp. Lúc đó, giáo viên sẽ là con đường hội tụ kiến thức từ ngành chi phối các hoạt động của trí tuệ này. Sự kích thích thể trí của học sinh và sự tăng cường con đường thông thương giữa hạ tríthượng trí sẽ được giúp đỡ rất nhiều theo cách này, và học sinh cũng sẽ được phát triển và tiếp xúc với trực giác. Những điều nói trên không thể bao gồm trọn cả vấn đề. Tôi chỉ nêu ra vài nét khái quát về những điều mà một ngày kia sẽ thành sự kiện thực tế ở cõi trần. Tư tưởng này truyền đạt nhiều vấn đề để xem xét, suy ngẫm và rất hữu ích cho người môn sinh nghiên cứu khôn ngoan. Bất cứ điều gì làm cho chân trời của y rộng mở và gia tăng tầm mắt của y đều rất tốt dù y có thể còn hiểu sai những sự kiện này, và còn thiếu khả năng hấp thu kiến thức.

[203]

BỨC THƯ VII
SỬ DỤNG MÀU SẮCÂM THANH

  1. Màu sắc và vài lời bình giải.
  2. Màu sắc và luật tương ứng.
  3. Hiệu quả của màu sắc.
  4. Ứng dụng của màu sắc và việc sử dụng màu sắc trong tương lai.