Tổng Hợp Về Hạng Người – Loại Người

TỔNG HỢP VỀ HẠNG NGƯỜILOẠI NGƯỜI
THEO ĐỨC PHẬT DẬY – DỊCH HỌC – KHOA HỌC – MINH TRIẾT MỚI

A- HẠNG – LOẠI NGƯỜI THEO ĐỨC PHẬT DẬY

I- Ðức Phật dạy:

1- Tối thắng các loài (Kinh Tương Ưng Bộ)

+ Giữa các loài 2 chân – Chánh giác là tối thắng.
+ Giữa các loài 4 chân – Thuần chủng là tối thắng.
+ Trong các hàng thê thiếp – Nhu thuận là tối thắng.
+ Trong các hàng con trai – Trung thành là tối thắng.

2- Kẻ đại ác, đại khái có 15 tội nặng (Kinh Hiền Nhân):

1. Một là sát sanh;
2. Hai là trộm cắp;
3. Ba là quen thói dâm ô;
4. Bốn là dối trá;
5. Năm là nịnh hót;
6. Sáu là chuốt ngót;
7. Bảy là gièm pha;
8. Tám là khinh bực hiền sĩ;
9. Chín là tham sự ô trược;
10. Mười là buông lung;
11. Mười một là say sưa;
12. Mười hai là ganh ghét kẻ hiền;
13. Mười ba là hủy báng đạo đức;
14. Mười bốn là sát hại thánh nhân;
15. Mười lăm là không kể tội lỗi.
Đấy là 15 điều tội của kẻ phàm ngu.
– Trong kinh có câu: “Gian ngược, tham lam, oán người lương thiện, làm việc bất chính, thì khi chết, đọa vào ác đạo.” Xem nguồn

3- Bực đại hiền có 12 hạnh tốt:

1. Một là học rộng hiểu nhiều;
2. Hai là không phạm giới luật trong kinh dạy;
3. Ba là kính thờ Tam Bảo;
4. Bốn là thọ lãnh pháp lành không quên;
5. Năm là kiềm chế được tham sân si;
6. Sáu là tu tập được pháp tứ đẳng tâm;
7. Bảy là ưa làm việc ân đức;
8. Tám là không nhiễu hại chúng sanh;
9. Chín là hay hóa độ được người bất nghĩa;
10. Mười là không lầm lộn việc lành việc ác.
Kinh dạy: “Gặp được bực đại hiền rất khó – như ít có lắm vậy – các bực ấy ở đâu thì bà con quyến thuộc và người chung quanh đều được nhờ cậy.” KINH HIỀN NHÂN.

4. Ðức Phật dạy: Thuở Phật Ca Diếp còn tại thế, Ngài có một tăng đoàn gồm 20.000 (hai mươi ngàn) tỳ kheo đã diệt tận các lậu hoặc. Một hôm, Phật Ca Diếp và tăng chúng của Ngài đi đến thành Ba La Nại, dân chúng đua nhau đến đảnh lễ cúng dường và nghe Ngài thuyết pháp. Sau khi thọ thực xong, Phật bèn nói lời tùy hỷ công đức rằng:
– “Này các cư sĩ, trong thế gian có 4 hạng người. Thế nào là bốn?

1. Một là những người tự mình làm phước bố thí, nhưng không khuyến khích kẻ khác làm. Hạng người này, trong tương lai được giàu có nhưng không được nhiều người theo.

2. Hai là những người khuyên kẻ khác bố thí, nhưng tự mình không bố thí. Hạng người này đời sau có phước báo được đông người theo, nhưng không có của cải.

3. Ba là những người tự mình không bố thí cũng không khuyên người bố thí. Hạng người này đời sau không có của cải cũng không có người theo, phải sống cô độc, ăn cơm thừa của kẻ khác.

4. Bốn là hạng người vừa tự bố thí, vừa khuyên người bố thí, hạng người này trong tương lai sẽ được cả hai phước báo: giàu có và đông người theo”.

II- HẠNG NGƯỜI CHO LÀ KHINH RẺ HAY ÁM ĐỘN NGU SI

Năm hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là năm?

1- Sau khi cho, khinh rẻ;
2- Sau khi cùng sống, khinh rẻ;
3- Miệng nuốt tất cả;
4- Người không vững chắc;
5- Người ám độn ngu si.

DIỄN GIẢI 5 HẠNG NGƯỜI

1. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là người sau khi cho, khinh rẻ: Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người cho người khác các đồ nhu yếu như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh. Vị ấy suy nghĩ: “Ta là người cho, người này là người nhận”. Sau khi cho, vị ấy khinh rẻ (người nhận).
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người sau khi cho, khinh rẻ.

2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người, sau khi sống chung, khinh rẻ: Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người cùng sống với người, hai hay ba năm. Do sống với người ấy, vị ấy khinh rẻ người ấy.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người sau khi sống chung, khinh rẻ.

3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người miệng nuốt tất cả: Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người khi nghe người ta tán thán hay chỉ trích người khác, liền mau mắn thích thú.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người miệng nuốt tất cả.

4. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người không vững chắc: Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người có lòng tin nhỏ bé, có lòng tín ngưỡng nhỏ bé, có lòng ái mộ nhỏ bé, có tịnh tín nhỏ bé.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người không vững chắc.

5. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người ám độn ngu si: Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không biết các pháp thiện, bất thiện, không biết các pháp tội, không tội, không biết các pháp hạ liệt, thù thắng, không biết các pháp dự phần đen trắng.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, hạng người ám độn ngu si.

Năm hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời.

II- HẠNG NGƯỜI LÀM SAI LẠC (II – 142)

Có năm hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là năm?

1.1. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm điều vi phạm và hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn.

1.2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm điều vi phạm, nhưng không hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn.

1.3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không làm điều vi phạm, có hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn.

1.4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không làm điều vi phạm, không có hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn.

1.5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người không làm điều vi phạm, không có hối hận, và như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt, không có dư tàn.

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng người này làm điều vi phạm và hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây, các pháp ác bất thiện ấy khởi lên được đoạn diệt không có dư tàn.
Hạng người này cần phải được nói như sau: “Các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm đã có mặt nơi Tôn giả. Các lậu hoặc được sanh do hối hận được tăng trưởng. Lành thay, nếu Tôn giả sau khi đoạn tận các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm, sau khi loại bỏ các lậu hoặc được sanh do hối hận, hãy tu tập tâm và tuệ! Như vậy, Tôn giả sẽ trở thành đồng đẳng với hạng người thứ năm ấy”.

3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng người làm điều vi phạm, nhưng không hối hận, và không như thật rõ biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây các pháp ác bất thiện ấy đã sanh, được đoạn diệt không có dư tàn.
– Người này cần phải được nói như sau: “Các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm đã có mặt nơi Tôn giả. Các lậu hoặc được sanh do hối hận không có tăng trưởng. Lành thay, nếu Tôn giả sau khi đoạn tận các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm, hãy tu tập tâm và tuệ! Như vậy, Tôn giả sẽ trở thành đồng đẳng với hạng người thứ năm ấy”.

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng người này không làm điều vi phạm, có hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây các pháp ác bất thiện ấy đã sanh, được đoạn diệt không có dư tàn.
– Người này cần phải được nói như sau: “Các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm không có mặt nơi Tôn giả. Các lậu hoặc được sanh do hối hận có tăng trưởng. Lành thay, nếu Tôn giả sau khi loại bỏ các lậu hoặc được sanh do hối hận, hãy tu tập tâm giải thoát, tuệ giải thoát! Như vậy, Tôn giả sẽ trở thành đồng đẳng với hạng người thứ năm ấy”.

5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, hạng người này không làm điều vi phạm, không hối hận, không như thật biết tâm giải thoát, tuệ giải thoát ấy; chính ở đây các pháp ác bất thiện ấy đã sanh được đoạn diệt không có dư tàn. Người này cần phải được nói như sau: “Các lậu hoặc được sanh do làm điều vi phạm không có mặt nơi Tôn giả. Các lậu hoặc được sanh do hối hận không có tăng trưởng. Lành thay, Tôn giả hãy tu tập tâm và tuệ! Như vậy, Tôn giả sẽ trở thành đồng đẳng với hạng người thứ năm ấy”.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, bốn hạng người này, với hạng người thứ năm được giáo giới như vậy, được khuyên dạy như vậy, dần dần đạt đến sự đoạn diệt các lậu hoặc.

http://thuvien.buocdauhocphat.com/cac-hang-nguoi-de-nhan-th…

B- HẠNG – LOẠI NGƯỜI THEO DỊCH HỌC

 

C- HẠNG – LOẠI NGƯỜI THEO KHOA HỌC

 

D- HẠNG – LOẠI NGƯỜI THEO MINH TRIẾT MỚI