Tổng hợp Đặc Tính các Chòm Sao và Cung Hoàng Đạo – Hành tinh – Chủ Tinh/ Hành tinh Cai quản

Tổng hợp về Hành tinhHành tinh Cai quản

I- THAM KHẢO THÊM

+ Xem thêm Tổng hợp về Chủ Tinh/ Hành Tinh Chủ Quản và Chủ quản các Nhà
+ Xem thêm Ý nghĩa các Hành tinhCung Hoàng Đạo – Các Nhà và Cung Mặt Trăng, Mặt Trời của nó

+ Từ các Tooltip

1. Hành Tinh Thượng Đế

+ Trong hành tinh, hay Hành Tinh Thượng Đế: Nói chung, những gì được đưa ra liên quan tới Thái Dương Hệ đều có thể được xác định đối với mọi hành tinh mà bản chất của chúng là hình ảnh phản chiếu của thái dương, người anh cả của chúng.
+ Hành Tinh Thượng Đế: Nói chung, thuật ngữ này được dùng cho 7 Đấng cao cả nhất tương ứng với 7 Nhất Đẳng Thiên thần (Archangels) của Cơ Đốc giáo. Tất cả các Ngài đều đã trải qua giai đoạn nhân loại và hiện nay đang biểu lộ qua một hành tinh và các mức tiến hóa của hành tinh đó, giống như cách con người biểu lộ qua thể xác của mình vậy. Vị Hành Tinh Thượng Đế cao nhất hoạt động qua bất cứ bầu hành tinh (globe) đặc biệt nào, thực ra là vị Thượng Đế riêng (personal God) của hành tinh ấy. (ĐĐNLVTD, 222)

2. Hành tinh hệ – Hệ thống hành tinh

Hành tinh hệ (Scheme, Planetary scheme, Hệ thống hành tinh):
–  Bảy chu kỳ dãy hành tinh (chain periods) hợp thành một hành tinh hệ. Mười hành tinh hệ hợp thành một thái dương hệ (solar system).  (LVLCK, 63)
–  Thể biểu lộ (body of manifestation) của một Hành Tinh Thượng Đế (Heavenly Man) tức là một hành tinh hệ (a scheme). Mỗi hành tinh hệ có bảy dãy hành tinh. Mỗi dãy có bảy bầu hành tinh (globes) tạo thành tổng số 49 bầu; đến lượt mỗi bầu lại bị chiếm hữu bởi sự sống của Thượng Đế (Logos) trong điều mà chúng ta gọi là 7 cuộc tuần hoàn (rounds), theo sát nghĩa, tạo ra 49 x 7 = 343 cuộc lâm phàm hay là các xung lực mới để biểu lộ.(LCLCK, 366)

3. Thể Của Con NgườiTinh QuânHành TinhThái Dương Thượng Đế

+ thể con người: Chất liệu của 2 phân cảnh (cõi phụ) thấp nhất của cõi trần và cõi cảm dục không bao giờ được kiến tạo thành thể con người như ngày nay; chất liệu đó có rung động quá thấp và có mức độ quá thô trược ngay cả đối với hạng người thấp kém nhất trên địa cầu hiện giờ. Cũng cần nói thêm rằng nơi kẻ thường nhân, chất liệu của một cõi phụ nào đó sẽ chiếm đa số tùy theo mức tiến hóa của người đó. (LVLCK,942)
+ Thể Hỏa Tinh QuânAgni: Mỗi một trong 7 Hỏa Tinh Quân được phân hoá ra thành nhiều nhóm hoả thực thể, từ các Thiên Thần Tinh Quân của một cõi giới xuống đến các hoả tinh linh nhỏ bé của các lò lửa trong nhà (LVLCK, 87)
+ Thể Tinh Quân (Hỏa Tinh Quân Vũ TrụFohat): Bảy Hỏa Tinh Quân/ Chơn Linh (Agni) hợp thành thể Ngài. Ngài là Đấng Thông Tuệ Linh Hoạt của lửa, là cơ bản của Lửa bên trong của Thái Dương Hệ. Ba vị Huynh Trưởng ngự trị trên cõi 1, 3, và 5 hay là trên cõi Tối Đại Niết Bàn (adi), cõi Niết Bàn (atma) (1) và cõi trí (manas). Bảy Đấng này hợp thành tinh hoa của Tinh Quân vũ trụ – Là Fohat;
* Thể Hành Tinh Thượng ĐếThái Dương Thượng Đế: Tương tự (Như Hỏa Tinh Quân), Bảy vị Chohans (Một Tinh Quân/ Chân Sư/ Master) với các nhóm môn đồ gắn bó của các Ngài, hợp thành bản thể hay các trung tâm lực trong thể của một Hành Tinh Thượng Đế. Đến phiên các Đấng này lại hợp thành bản thể của Thái Dương Thượng Đế.
+ Thể Thượng Đế Vũ Trụ:Thượng Đế ba Ngôi chưa biểu lộ Thất phân (Biểu lộ Thất phân hợp lại thành Ba ngôi), gồm:
a. Tinh Quân Ý Chí Quyền Năng vũ trụ: Nắm giữ tương lai trong thiên cơtâm thức của Ngài.
b. Tinh Quân Bác ÁiMinh Triết vũ trụ: Ngài tiêu biểu cho mọi Hiện tại. Ngài là Sự Sống hữu thức. Ngài là Đấng Con Thiêng và sự sống cùng bản chất Ngài tiến hoá xuyên qua mọi hình thức hiện hữu;
c. Tinh Quân Trí Tuệ Hoạt Động vũ trụ: Ngài là sự sống của vật chất, Lửa bên trong tiềm tàng của vật chất. Bản chất của Ngài là bản chất của lửa đang nằm ở tâm của mặt trời, của hành tinh và của các hình hài vật chất của con người. Ngài là toàn bộ của quá khứ;
* Đây là biểu lộ của 3 Lửa của Thượng Đế Ngôi 3.
+ Thượng Đế Duy Nhất: Tất cả 3 Đấng là Các Con của một Từ Phụ, cả 3 là các trạng thái của Thượng Đế Duy Nhất (LVLCK, 83)

4. Hành Tinh

+ Có 12 Hành tinh (7 H.Tinh thánh thiện và 5 không thánh thiện) có liên quan với sự sống bên ngoài, môi trường và các hoàn cảnh của cá nhân. Các mãnh lực biểu hiện trạng thái thiêng liêng thứ 3 – Ý muốn hiểu biết; (CTHNM, 38)
– 12 HT chi phối 12 Cung HĐ, chúng có ảnh hưởng mạnh mẽ lên khía cạnh Phàm ngã con người, cộng với các tình trạng nghiệp quả kế thừa, tạo ra các trạng thái chung quanh và các hoàn cảnh sống và sau rốt việc kiểm soát khía cạnh hình tướng của sự sống (CTHNM, 63)
– 12 Chòm Sao: Có liên quan trước tiên với việc kích thích của Linh Hồn bên trong hình hài, tạo ra hoạt động bên trong mà, đến lượt nó, tạo lên các thay đổi trong biểu hiện bên ngoài (CTHNM, 64)
+ Mỗi hành tinh ảnh hưởng đến một khu vực của cuộc sống, từ Mặt trời ra và mỗi hành tinh toả chiếu một màu đến chúng ta (CTHNM 4)

+ Các HT chi phối (CP), Điều hành (ĐH) Khả năng (CTHNM, 715)

Thổ tinh: CP các khả năng mộ đạo.
Thủy tinh: CP các khả năng trí tuệ.
Mộc tinh: ĐH các khả năng tình cảm.
Mặt Trời: ĐH các khả năng cai trị.
Hỏa tinh: CP các khả năng ích kỷ.
Kim tinh: CP các khả năng kiên trì.
Mặt Trăng: CP các bản năng” (GLBN III, 463).
+ Hành tinh dẫn truyền: VulcanDiêm Vương tinhCung 1Mặt trời và Mộc tinhCung 2, Trái đấtThổ tinhCung 3, Thủy tinhMặt trăngCung 4, Kim TinhCung 5, Hỏa tinhHải Vương TinhCung 6,Thiên Vương TinhCung 7 (GQ1- Cấu tạo con người);
Xem thêm: Bài viết ngày 13/10/2016a
Xem: Tổng hợp về Hành tinh
Xem: Thượng Đế 3 Phân; 7 Cung/ Rays; TT Lực Vũ trụ; Lửa Vũ trụ

+ Mười hai hành tinh Thánh Thiện – Không thánh thiện và Các Cung năng lượng (CTHNM, 718)

Hành Tinh Thánh ThiệnCung năng lượngHành Tinh Không Thánh thiệnCung năng lượng
1. VulcanCung 11. MarsCung 6
2. MercuryCung 42. Địa CầuCung 3
3. VenusCung 53. PlutoCung 1
4. JupiterCung 24. Nguyệt Cầu (hành tinh ẩn giấu)Cung 4
5. SaturnCung 35. Thái Dương (hành tinh ẩn giấu)Cung 2
6. NeptuneCung 6
7. UranusCung 7
……………………………………….……………………………….…………………………………………………..……………………………..

5. Nghiệp quả hành tinh (Planetary karma):

Nghiệp quả riêng của một Hành Tinh Thượng Đế, nó cũng khác với nghiệp quả của vị Hành Tinh Thượng Đế khác, cũng như nghiệp quả của các thành viên khác nhau của gia đình nhân loại.

6. Sinh khí hành tinh (Planetary prana):

Bức xạ (emanation) của hành tinh được chúng ta đặt tên là sinh khí hành tinh. Đó là những gì được đề cập đến khi người ta nói về các tính chất ban phát sức khỏe (health–giving qualities) của Từ mẫu Thiên nhiên (Mother Nature) và nằm sau tiếng kêu gọi việc nhà vật lý học hiện đại, khi y hô hào “Hãy hướng về Địa cầu”. Chính bức xạ lưu chất của sinh khí này tác động lên thể xác, dù rằng trong trường hợp này, nó không xuyên qua thể dĩ thái. Nó được thu hút hoàn toàn qua lớp da và các lỗ chân lông (pores) là con đường dễ dàng nhất của nó (LVLCK, 60–61)
– Lá lách (spleen) là cơ quan mà sinh khí hành tinh hay sinh lực (vitality) được thu nhận và chuyển đi.(TLHNM II, 65)

II- NỘI DUNG TỔNG HỢP VỀ HÀNH TINH

1. Hệ thống hành tinh từ Mặt trời ra:

1-Sao Thủy ( Mercury);
2-Sao Kim (Venus);
3-Trái Đất;
4-Sao Hỏa (Mars);
5-Sao Mộc (Jupiter);
6-Sao Thổ (Saturn);
7-Sao Thiên Vương (Uranus);
8-Sao Hải Vương (Neptune);

9-Sao Diêm Vương (Hành tinh lùn – Dwarf Planet);
10- Sao – Hành tinh lùn Pluto;
11- Hành tinh thứ 9 (Planet Nine)….

Chân Sư DK dạy còn nhiều nữa;

– Các chòm sao là các luân xa (chakras) của Vũ trụ.
– Các hành tinh là luân xa của các Thái dương hệ.
– Các luân xa này có quan hệ với các trung tâm lực hay luân xa của con người.

+ Thống kê và ý nghĩa: Các quy luật và tạo lập Lá số Chiêm tinh; Định vị các Nhà; Vòng Hoàng Đạo và Mặt phẳng Hoàng đạo, đường Xích đạo Trời; Các Hành tinh có tính Ngũ Hành của nó mạnh hơn Ngũ hành cùng loại của các Cung Hoàng Đạo; Ý nghĩa các Cung Hoàng Đạo; Các Nhà; Các Góc hợpChủ tinh các Cung Hoàng Đạo; cũng như khái niệm về vượng, tướng, tù, tử; Cung chủ quản một Nhà; Mẫu sắc Ngũ hành; Tính điểm ngũ hành; Các góc hợp Tam hợp, Lục hợp ….Xem: Chiêm tinh học 1;  Xem: Chiêm tinh học 2;  Xem: CTH nội môn 3;

+ Hành tinh cai quản (Rulers) (Chiêm tinh học NM 17)

Trong chiêm tinh, một hành tinh được cho là cai quản một dấu hiệu hoàng đạo. Tuy nhiên, không thể nào một hành tinh “cai quản một chòm sao hoặc dấu hiệu gắn liền với nó”; hành tinh thật nhỏ so với chàm sao. Kích thước của hành tinh Thủy tinh như một con kiến so với kích thước của con cá voi của Mặt Trời. Mặt trời của chúng ta có kích thước trung bình so với nhiều ngôi sao bao trong các chòm sao Hoàng đạo. Như thế, “hành tinh cai quản” nghĩa là gì?

Cai quản là sự cộng hưởng. Những phẩm chất của dấu hiệu hoàng đạo tương tự hoặc hợp tác với những phẩm chất của một hành tinh cụ thể. Bằng cách này, những phẩm tính của dấu hiệu hoàng đạo đi vào hệ mặt trời của chúng ta thông qua môi giới của hành tinh có phẩm chất phù hợp với phẩm chất của dấu hiệu hoàng đạo đó.

Hành tinh cai quản một dấu hiệu hoàng đạo là đại sứ của những tính chất của dấu hiệu đó trong hệ mặt trời này và trên hành tinh này. Hành tinh chủ quản cảm nhận được năng lượng và tính chất của dấu hiệu hoàng đạo vì chúng có tính chất chung. Điều này sẽ trở nên rõ ràng hơn khi chúng ta bàn qua các dấu hiệu hoàng đạo và nói thêm về các hành tinh cai quản.

Hành tinh cai quản này cũng đóng vai trò là bộ biến đổi cho dấu hiệu hoàng đạo. Nói cách khác, năng lượng của dấu hiệu hoàng đạo có năng lượng cao và đòi hỏi sự giảm xuống, đề chuyển tải năng lượng của nó vào cuộc sống của chúng ta. Hành tinh cai quản thực hiện chức năng mang năng lượng và phẩm chất của dấu hiệu hoàng đạo vào mức độ biểu hiện của con người. Do đó, chúng ta bị ảnh hưởng bởi những phẩm chất này và có thể bắt đầu có ý thức phát triển việc sử dụng chúng.

Có ba mức độ cai quản trong chiêm tinh học bí truyền:

Truyền thống / công truyền: liên quan đến bên ngoài và trần gian, cái hiển nhiên; cá nhân hoặc phàm ngã.

Bí truyền: một biểu hiện tinh tế hơn của dấu hiệu hoàng đạo và hành tinh cai quản; cái gì đó bên trong, tinh tế, và liên quan đến linh hồn hoặc nhận thức có ý thức.

Huyền Giai: biểu hiện cao nhất của dấu hiệu hoàng đạo và hành tinh cai quản; ý định tinh khiết nhất của hành tinh. Biểu hiện cao nhất này là thách thức phổ quát và thành tựu cuối cùng cho tất cả mọi người.

Chiêm tinh học nội môn dạy rằng ba cấp độ cai quản thể hiện bộ ba của mỗi dấu hiệu hoàng đạo và hành tinh, hoặc ba vòng xoắn ốc nguyên mẫu mà qua đó sự tiến hóa của con người xảy ra.”

Chúng ta có thể hoặc không thể cảm nhận hay nhận ra cả ba mức độ cai quản trong cuộc sống của chúng ta. Tự kiểm tra, tự nhận thức và xu hướng tự cải thiện sẽ cần phải hiện diện để các chủ tinh bí truyềnchủ tinh Huyền Giai thực hiện công việc của chúng và tạo ra ảnh hưởng của chúng trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, các chủ tinh này mang đầy tiềm năng để ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở mọi lúc. Tất cả mọi người đang phát triển; tất cả đều đã nhập thể để trải qua những niềm vui và thách thức, những khó khăn và những tự do đạt được trong gian khó để là con người. Vòng hoàng đạo, các hành tinh, và năng lượng chảy qua chúng có ý phát triển chúng ta, như mặt trời làm cây cối phát triển.

Chiêm tinh học truyền thống hay ngoại môn đã luôn sử dụng các hành tinhthể nhìn thấy được (Mercury, Venus, Mars, Jupiter, Saturn) như là các chủ tinh. Với sự khám phá ra ba hành tinh bên ngoài, chiêm tinh học hiện đại đã đánh giá lại và đã bổ sung hoặc thay thế một số hành tinh cai quản truyền thống. Ví dụ, trong hơn mười nghìn năm, Saturn đã là chủ tinh của Aquarius. Hiện nay Uranus cai quản Aquarius. Điều đó phải chăng sự cai quản của Saturn hàng ngàn năm là không chính xác? Chiêm tinh học là một khoa học, và giống như tất cả các khoa học, khi những bằng chứng mới được phát hiện và tiết lộ, nó được sử dụng và cái cũ biến mất vào hậu trường của kiến ​​thức và tính áp dụng trong quá khứ.

Thông tin về các Chủ tinh bí truyềnHuyền Giai đã được đưa ra thông qua quyển sách Chiêm tinh học Nội môn của tác giả Alice A. Bailey và Chân sư của Bà, đức Djwal Khul, một Chân sư Tây Tạng về kỷ luật tinh thầntrí tuệ. Thông tin về các chủ tinh này được công bố vào nửa đầu thế kỷ 20 và nhiều nhà chiêm tinh đã khảo sát giá trị và sử dụng chúng trong việc hiểu biết không chỉ biểu đồ của một người mà còn về điều kiện con người và các quá trình của nó như là một tổng thể.

Chúng tôi, các tác giả của cuốn sách này, chắc chắn nhìn thấy giá trị của các hành tinh chủ quản cao hơn này. Chúng tôi thấy chúng đang làm việc trong cuộc sống của khách hàng, bạn bè, và gia đình, cũng như trong cuộc sống riêng của chúng tôi. Chúng tôi cũng gợi ý rằng những người mới đến với chiêm tinh học bắt đầu đơn giản. Tìm hiểu các chủ tinh truyền thống hoặc các chủ tinh ngoại môn trước. Ảnh hưởng của chúng dễ dàng được nhìn thấy. Sau đó thêm một mức độ quan sát và ý nghĩa khác và tìm hiểu để tìm kiếm ảnh hưởng của các chủ tinh bí truyền. Cuối cùng, hãy suy ngẫm về các chủ tinh Huyền Giai trong cuộc sống của bạn và trên thế giới. Ảnh hưởng này sẽ không rõ ràng, nhưng càng hiểu rõ nó càng có ý nghĩa.

Cuối cùng, các hành tinh thường không được tìm trong dấu hiệu rằng chúng cai quản. Ví dụ, khi điều này đang được viết, PlutoSagittarius. Pluto không cai quản Sagittarius, tuy nhiên; điều đó chỉ xảy ra khi Pluto được tìm thấy trên bầu trời. Ngược lại, Thiên vương tinh đã trải qua bảy năm (1997-2004) đi qua Aquarius, và như một điều hiển nhiên, sao Thiên Vương cai quản Aquarius! Khi trong biểu đồ một hành tinh ở trong dấu hiệu hoàng đạo mà nó cai quản, hành tinh này được cho là “vượng” (dignified).

Hành tinh thích nằm trong dấu hiệu nó cai quản; nó cảm thấy tự do và cộng hưởng ở đó. Trừ khi có những tình huống chống lại trong biểu đồ làm cho nó không dễ dàng trong vị trí vượng, hành tinh này cảm thấy mạnh mẽ và không bị trở ngại để di chuyển theo cách tự nhiên của nó trong dấu hiệu mà nó cai quản.

Chủ Tinh của Cung Hoàng đạoCung Quản Nhà

Chủ tinhtừ tạm dịch của chữ Ruler trong tiếng Anh. Chủ tinh hay hành tinh chủ quản của một cung là yếu tố được Chân sư DK nhắc đến trong quyển sách của Ngài, và nếu các bạn còn nhớ, nhà huyền bí học Douglas M. Baker có nhắc đến khái niệm này trong phần giới thiệu về chiêm tinh học nội môn của ông mà chúng tôi đã trích dịch trong bài 1. Nhưng Chủ tinh của một cung hoàng đạo là gì? Theo trang web www.cafeastrology.com thì:

Trong chiêm tinh học, mỗi dấu hiệu hoàng đạo có một hành tinh cai quản. Bảng sau đây cho thấy các hành tinh cai quản của từng dấu hiệu (cung) hoàng đạo. Xin lưu ý chúng tôi đã đặt các chủ tinh cổ điển trong dấu ngoặc (). Những chủ tinh này được gán cho các cung trước khi Thiên vương tinh, Hải Vương Tinh và Diêm Vương Tinh được khám phá. Những chủ tinh cổ điển này vẫn còn được sử dụng bởi một số nhà chiêm tinh. Cũng xin lưu ý rằng một số hành tinh cai quản hai cung hoàng đạo.

Đây là bảng liệt kê các CHỦ TINH NGOẠI MÔN của các cung hoàng đạo:

CUNGCHỦ TINH
Bạch DươngHoả tinh
Kim NgưuKim tinh
Song TửThuỷ tinh
Cự GiảiMặt trăng
Sư TửMặt trời
Xử NữThuỷ tinh
Thiên BìnhKim tinh
Hổ CápDiêm Vương tinh (Hoả tinh)
NhânMộc tinh
Ma kếtThổ tinh
Bảo BìnhThiên Vương Tinh (Thổ tinh)
Song NgưHải Vương tinh (Mộc tinh)

Mỗi hành tinh khi nằm trong các cung hoàng đạo khác nhau sẽ có những điều kiện khác nhau để phát huy tính chất của mình. Cung hoàng đạo mà ở đó tính chất của hành tinh phát huy mạnh nhất được gọi là cung hoàng đạo mà nó cai quản (rule). Ví dụ Hỏa Tinhchủ tinh của Bạch Dương, khi Hoả tinh nằm trong cung Bạch Dương thì các tính chất của nó phát huy mạnh mẽ nhất. Điều này cũng tương tự như các vị trí miếu địa, vượng địa, đắc địa hay hãm địa một chánh tinh trong lá số Tử Vi. Trong chiêm tinh học tây phương thì cung hoàng đạo đó được cho là domicilenhà—của hành tinh chủ quản. Nhưng tại sao Hỏa Tinh là chủ tinh của Bạch Dương, Kim tinhchủ tinh của Kim Ngưu? Đây là giải thích của David Cochrane:

Mộc tinh mở rộng hay bành trướng bất cứ cái gì nó chạm vào. Cung Nhân cho tính chất mở rộng, thoải mái tới bất kỳ hành tinh nào. Do đó, đó là điều hợp lý nếu vị trí Mộc Tinh trong cung Nhân sẽ làm cho Mộc Tinh rất mạnh. Điều này thật đúng! Người này sẽ rất rộng rãi và phóng khoáng, và nếu có hành tinh nào tạo góc hợp với sao Mộc, sao Mộc sẽ cho một tình chất rất rộng rãi và phóng khoáng đến hành tinh đó.

Tương tự, sao Hỏa cho lực đẩynăng lượng. Dấu hiệu hoàng đạo của Bạch Dương cho sự thẳng thắn, trung thực, sức sống và sáng kiến cho bất kỳ hành tinh nào. Nếu sao HỏaBạch Dương, thì những phẩm chất năng động của Sao Hỏa sẽ nổi trội.

Mặt khác, khi sao MộcCự Giải, người đó có thể phát triển và mở rộng thông qua các mối quan hệ gần gũi; nói cách khác, người có sao MộcCự Giải rất giỏi trong việc đưa gia đình và bạn bè thân thiết lại gần nhau và khiến mọi người cảm thấy được chăm sóc. Phầm tính mở rộng của sao Mộc hoạt động một cách tinh tế hơn khi ở Nhân. Điều này có thể làm cho người đó có khuynh hướng trở thành một người du lịch trên thế giới, hoặc theo một cách khác dễ thấy hơn là người đó rất thoải mái và phóng khoáng trong lối sống của mình.

Các cung hoàng đạo mà ở đó tính chất của hành tinh đi qua rất mạnh được gọi là cung hoàng đạo mà nó cai quản. Mars cai quản Bạch Dương, sao Mộc cai quản Sagittarius. Lưu ý rằng một số hành tinh cai quản 2 dấu hiệu hoàng đạo. Ví dụ, Kim tinh cai quản Kim NgưuThiên Bình. Mặt trờimặt trăng chỉ cai quản 1 cung hoàng đạo.

Thiên vương tinh, Hải Vương Tinh, và Diêm Vương Tinh được phát hiện vào cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900, vì vậy chúng không được biết đến trong chiêm tinh học cổ. Khi các hành tinh mới được phát hiện, các nhà chiêm tinh học đã quan sát những ảnh hưởng của các hành tinh này trong lá số chiêm tinh của con người, và sau đó đã cố gắng để xác định cung hoàng đạo mà các hành tinh này có thể sẽ cai quản. Gần như tất cả các nhà chiêm tinh đã đồng ý về danh sách trên.

Danh sách trên là danh sách chủ tinh của các Cung Hoàng đạo theo chiêm tinh học ngoại môn. Trong Esoteric Astrology đức DK đề xuất danh sách các Chủ Tinh Nội Môn (Esoteric Ruler) và Chủ tinh Huyền Giai (Hierarchical Ruler) áp dụng cho các đệ tử và điểm đạo đồ. Nhưng chúng ta sẽ quay lại đề tài này trong các bài sắp tới. Bây giờ, chúng tôi xin dịch tiếp phần nói về chủ tinh của David Cochrane:

Nhiều nhà chiêm tinh học cũng sử dụng các ý tưởng khác như cung mà một hành tinh “không thoải mái” khi ở trong đó. Ví dụ, Sao Hỏathể thể hiện bản thân rất mạnh mẽ ở Bạch Dương, nhưng ở Thiên Bình, dấu hiệu đối xứng của Bạch Dương thì sao? ở đây hiệu quả ngược lại rất rõ. Thiên Bình ngoại giao làm chậm bản chất bốc lửa dữ dội của sao Hỏa. Điều này có thể không nhất thiết là xấu vì sao Hỏa trong Bạch Dươngthể bị mất cân bằng.

Trong chiêm tinh truyền thống, mỗi hành tinh đều có một cung mà nó cai quản; đây là cung mà hành tinh cảm thấy thoải mái nhất, nơi mà ảnh hưởng của nó là tự nhiên nhất. Chẳng hạn, sao Hỏa cai quản Bạch Dương, và sao Mộc cai quản Nhân. Dấu hiệu ngược lại được gọi là “tù—detriment”. Sao Hỏa bị detriment (“tù”) trong Thiên Bình, và sao Mộc “tù” trong Song Tử.

Ngoài dấu hiệu của “vượng” (ruler) và “tù” (detriment) còn có các cung “tướng” (exaltation) và “tử” (fall). Cung tướng là cung, theo một nghĩa nào đó, sẽ nâng cao tính chất của hành tinh. Sao Hỏa tướng trong Capricorn. Tính hành thổ của Capricorn sẽ làm chậm lại sao Hỏa nhưng Capricorn cũng được coi là dấu hiệu của sự thành tựu nên sao Hỏa không bị ngăn trở trong Capricorn, nhưng thay vào đó Marsthể hoạt động rất hiệu quả trong cung này theo khái niệm này. Cung ngược lại với cung vượng là cung mà hành tinh suy yếu. Mars “tử” trong Cự Giải, một cung rất khó để sao Hỏa hoạt động theo chiêm tinh truyền thống.

Phần lớn chiêm tinh học của thời kỳ trung cổ cho thấy những giải thích rất rõ ràng liên quan đến việc liệu một ảnh hưởng chiêm tinh là tốt hay xấu. Và chiêm tinh học thực hành ở Ấn Độ ngày nay (chiêm tinh học Vệ Đà) cũng rõ ràng xác định những gì là tốt và xấu. Tuy nhiên, phương pháp chiêm tinh học hiện đại ở phương Tây không có khuynh hướng để đưa ra các quyết định về điều gì là tốt hay xấu.

Thuật ngữ “chiêm tinh học truyền thống” dùng để chỉ về chiêm tinh học dựa trên các nguyên tắc được truyền lại từ thời điểm trước thế kỷ 20. Vào thế kỷ 20, đặc biệt là sau khoảng năm 1950, đã có rất nhiều ý tưởng và lý thuyết mới được phát triển, cả về các phương pháp kỹ thuật và về các ý nghĩa của các yếu tố chiêm tinh. Ví dụ, trong chiêm tinh truyền thống, một góc hợp vuông thường được xem là xấu, và một tam hợp là tốt. Nhiều nhà chiêm tinh hiện đại không còn nhìn góc hợp theo cách này; góc vuông là thách thức nhưng cũng thúc đẩy; tam hợp là hài hòa nhưng có khuynh hướng lười biếng. Các nhà chiêm tinh hiện đại có khuynh hướng nhìn thấy hai mặt tốt xấu của mọi ảnh hưởng chiêm tinh. Điều này tình cờ trùng hợp với khuynh hướng hiện đại của chúng ta trong việc nhìn thấy cái gì đó có giá trị trong tất cả các dân tộc, các nền văn hóa, vv

Nhiều nhà chiêm tinh học hiện đại cảm thấy bực bội khi cố gắng xác định liệu một ảnh hưởng chiêm tinh sẽ trở nên tốt hay xấu; nhiều nhà chiêm tinh không thể nói, cho ví dụ, liệu một năng lượng bùng nổ như sao Hỏa vuông góc với Uranus sẽ biểu hiện như là bạo lực, hoặc là năng lượng năng động thể hiện trong thể thao có thể giúp một người trở thành một nhà vô địch thể thao. Rất nhiều công việc trong khoa học chiêm tinh phương Tây hiện đại tập trung vào cách giúp mọi người tìm ra những cách mới để truyền dẫn năng lượng tốt hơn, hiệu quả hơn, và hy vọng họ hạnh phúc hơn khi sử dụng các lực có sẵn của họ theo cách tốt nhất có thể. Các nhà chiêm tinh hiện đại vẫn phân biệt giữa những gì là tốt và xấu; nhưng “tốt” bây giờ có khuynh hướng có nghĩa là năng lượng đại diện cho những gì chúng ta muốn tạo ra, và không có bản chất xấu trong bản thân chúng. Ngoài ra, một nhà chiêm tinh có thể nhìn thấy các năng lượng có nhiều khả năng dẫn đến các kết quả tiêu cực, nhưng nói chung dễ nhìn thấy loại năng lượng đó hơn là biết liệu nó có thể, về lâu dài, dẫn tới một kết quả tích cực hay tiêu cực. Ngược lại, chiêm tinh học truyền thống có xu hướng phân loại nhiều hơn về cái gì là tốt và cái gì là xấu. Các chủ tinh thường được sử dụng như một phương pháp giúp xác định vị trí là tốt hay xấu.

Cung Chủ Quản của Một Nhà

Một khái niệm khác giúp tìm ra các chủ đề chung trong lá số là ý tưởng chủ tinh tự nhiên của một nhà. Các dấu hiệu hoàng đạo và nhà có một mối quan hệ rất đơn giản: nhà đầu tiên có nhiều điểm chung với dấu hiệu hoàng đạo đầu tiên (Bạch Dương), nhà thứ hai giống như dấu hiệu hoàng đạo thứ hai (Taurus), vv Đây là một Danh sách 12 dấu hiệu và nhà tương ứng:

  • Bạch Dương: tiên phong, độc lập, tự lực, không quan tâm với người khác, dễ bị rủi ro
  • Nhà thứ nhất: thái độ cơ bản đối với cuộc sống. Tham gia
  • Kim Ngưu: cần cù, ổn định, thực tế, bảo thủ, yêu thiên nhiên
  • Nhà thứ hai: Thái độ đối với tài sản, thân thể, vật dụng, người phối ngẫu, giá trị, đạo đức
  • Song Tử: Ánh sáng, thoáng mát, nhiều sở thích, thông minh
  • Nhà thứ ba: quan tâm về môi trường sát bên. Cách hiểu và học hỏi
  • Cự Giải: buồn rầu, bảo vệ, cảm xúc, có ý thức về an ninh, nặng tình cảm
  • Nhà thứ tư: điều làm bạn cảm thấy thoải mái và tự nhiên
  • Sư Tử: tự ý thức, sáng tạo, quan trọng, tự hào hoặc nhút nhát, thành thật, trung thành, cá nhân
  • Nhà thứ năm: Tính sáng tạo, trò chơi, thể thao
  • Xử Nữcó phương pháp, tổ chức, cầu kỳ, chính xác, lạnh lùng, khắc nghiệt, đòi hỏi
  • Nhà thứ sáu: công việc, nỗ lực thực tế
  • Thiên Bình: cần đối tác và bạn bè, dễ tính, đòi hỏi sự công bằng, khoan dung
  • Nhà thứ bảy: Hợp tác và bạn bè
  • Hổ Cáp: bản năng, yên tĩnh, khéo tay, trực quan, lôi cuốn, yêu súc vật
  • Nhà thứ tám: tiền bạc, đầu tư, kinh doanh, chia sẻ, cái chết của bạn bè hoặc bản thân
  • Nhân: mở rộng, không đẹp, đi xa, tránh chi tiết, lạc quan
  • Nhà thứ chín: du lịch, quan điểm rộng lớn về mọi thứ, triết học, chính trị
  • Ma Kếthệ thống, theo một kế hoạch, thực tế, khách quan, có trách nhiệm, thực tế, khô khan
  • Nhà thứ mười: sự nghiệp, vai trò trong cuộc sống
  • Bảo Bình: thân thiện, năng động trong xã hội, thông minh, vô tư, đô thị
  • Nhà thứ mười một: tổ chức, câu lạc bộ, hoạt động xã hội
  • Song Ngưtrực quan, nhạy cảm, khả năng nghệ thuật và nhân văn, toàn diện, hy sinh
  • Nhà thứ mười hai: Lương tâm, tội lỗi, phụng sự cộng đồng

Một số điểm tương đồng trong danh sách trên rõ ràng hơn những điểm khác. Các chiêm tinh gia cũng khác biệt nhau trong cách mà họ liên kết các dấu hiệu hoàng đạo và nhà. Tôi sẽ lấy một ví dụ:

Xem nguồn: Chiêm tinh học nội môn 3 – Mục Chủ tinh cai quan các Cung Hoàng Đạo

 

CÁC TRÍCH DẪN TỪ CHIÊM TINH HỌC NỘI MÔN KHÁC

26. “MercuryVenus, Mặt TrờiMặt Trăng tạo thành “các thiên thần Bảo Vệ (Guardian angels) của 4 góc của Địa Cầu”.
Chú thích:
a/ Mặt TrờiMặt Trăng đang che các hành tinh ẩn giấu.
b/ Đây là bốn Maharajas, liên kết với karma, nhân loại, vũ trụ và người.
c/ Các Ngài là Mặt Trời hoặc cái thay thế của Mặt Trời – Michael.
Các Ngài là Mặt Trăng hoặc cái thay thế của Mặt Trăng – Gabriel.
Các Ngài là Mercury hoặc cái thay thế của Mercury – Raphael.
Các Ngài là Venus hoặc cái thay thế của Venus Uriel. (GLBN III, 459)

+ Các Hành tinh chi phối Khả năng – CTHNM, 715
Thổ tinhSaturn – chi phối các khả năng mộ đạo.
Thủy tinh Mercury – chi phối các khả năng trí tuệ.
Mộc tinh Jupiter – điều hành các khả năng tình cảm.
Mặt Trời – điều hành các khả năng cai trị.
Hỏa tinh Mars – chi phối các khả năng ích kỷ.
Kim tinh Venus – chi phối các khả năng kiên trì.
Mặt Trăng – chi phối các bản năng”.             (GLBN III, 463).

28. “Bảy Thiên Thần cai quản 7 hành tinh là các Nhà Kiến Tạo của Vũ Trụ. Các Ngài là các Đấng Bảo Vệ tự nhiên của bảy vùng của hệ hành tinh của chúng ta”. (GLBN III, 115).

29. “Bảy Đấng Tạo Tác kết hợp các lực thiêng liêng và có lợi vào bản chất vật liệu thô của giới thực vật và giới khoáng vật vào mọi Cuộc Tuần Hoàn Thứ Hai”. (GLBN III, 162; Chú thích II).

+ Các Bảng Biểu Liên quan với Chiêm Tinh Học

Các Cung và các Hành Tinh theo Besant (CTHNM, 718)

 CungPhương PhápHành TinhMàu
  I. Ý chí hay Quyền NăngRaja YogaUranus (tiêu biểu cho Mặt Trời)Ngọn Lửa (Flame)
II. Bác Ái-Minh Triết (Trực giác)Raja YogaMercuryVàng – Hồng
III. Thượng Trí (Higher-Mind)Toán học cao cấp (Triết học)VenusChàm. Xanh lơ (Hoàng đồng)
IV. Xung khắc khai sinh con ngườiCăng thẳng Hatha YogaSaturnXanh lục
V. Hạ tríKhoa Học Thực hànhMặt TrăngTím
VI. Sùng TínBhakti YogaMarsHồng. Xanh lơ
VII. Huyền ThuậtNghi thức (Ritual)JupiterLam sáng
…………………..………………………..

.

Các Cung và các Hành Tinh (theo Besant)
Hành Tinh Thánh Thiện – Không thánh thiện và Các Cung năng lượng (CTHNM, 718)

Hành Tinh Thánh ThiệnCung năng lượngHành Tinh Không Thánh thiệnCung năng lượng
1. VulcanCung 11. MarsCung 6
2. MercuryCung 42. Địa CầuCung 3
3. VenusCung 53. PlutoCung 1
4. JupiterCung 24. Nguyệt Cầu (hành tinh ẩn giấu)Cung 4
5. SaturnCung 35. Thái Dương (hành tinh ẩn giấu)Cung 2
6. NeptuneCung 6
7. UranusCung 7
………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………….

* Ghi chú: Bảng này tạo ra tổng cộng 12 hành tinh. Đó là cách chia nội môn.

30. Theo cách gọi của huyền môn, các hành tinh không thánh thiện ngoại môn được gọi là “ngoại tuần hoàn” (“outer round”) hay là vòng ngoài của các điểm đạo đồ. Trong số các hành tinh không thánh thiện này, Địa Cầu của chúng ta là một, nhưng được chỉnh hợp theo một cách đặc biệt với một vài bầu (hoặc hành tinh) trên nội tuần hoàn một cơ hội kép xảy ra cho nhân loại vốn làm cho dễ dàng, thay vì nó gây phức tạp cho diễn trình tiến hoá. Các hành tinh thánh thiện thường được gọi là “bảy cấp tri thức tâm linh” hay là “bảy phân chi của lĩnh vực tri thức”. (LVLCK, 1175).

+ Đoạn sau đây được trích từ GLBN III, trang 455, Sơ đồ II, có tính cách gợi ý, mặc dù ở bên ngoài và sai lạc có chủ ý, vì các hành tinh thánh thiện và không thánh thiện được trộn vào nhau và nhiều hành tinh cũng bị bỏ sót. Hành tinh Nguyên khí con người Màu sắc Ngày trong tuần

1. Mars ………… Kama-rupa ………….. Đỏ ……… Thứ ba
2. Mặt Trời ….. Prana-Sự sống ……… Cam …… Chúa nhật
3. Mercury …… Buddhi …………………. Vàng ….. Thứ tư
4. Saturn ……… Kama-manas ……….. Lục …….. Thứ bảy
5. Jupiter ……… Vỏ hào quang ……… Lam……… Thứ năm
6. Venus ……… Manas-Thượng trí …. Chàm ….. Thứ sáu
7. Mặt Trăng .. Linga Sharira ………… Tím ……… Thứ hai

Các “màn che” (“blinds”) như thế thường có và cần thiết trong giáo lý huyền môn nhưng chúng sẽ được dùng ngày càng ít đi khi nhân loại trở nên ngày càng tinh tế về tâm linh.

Bảy Đấng vĩ đại về tâm lý (great psychological Lives), được phẩm định bằng bảy loại sinh lực (life force), đang biểu lộ qua trung gian của bảy hành tinh. Năm Đấng khác thể hiện Chính Các Ngài qua năm hành tinh, trong đó hai vẫn cần được khám phá.
1. Mặt Trời (được thay cho Vulcan)
2. Jupiter
3. Saturn
I.       4. Mercury
5. Venus
6. Mars
7. Mặt Trăng (được thay cho Uranus)
8. Pluto
II.      9. Neptune
10. Địa Cầu
11. Chưa được khám phá
III.    12. Chưa được khám phá

Đây là cách chia theo ngoại môn (Exoteric division).

Các Giới của Thiên Nhiên và các Hành Tinh. Trong chu kỳ này:
1. Giới Khoáng chất – PlutoVulcan (Diêm Vương Tinh và Vulcan).
2. Giới thực vật – VenusJupiter (Kim tinhMộc tinh).
3. Giới động vật – Mặt Trăng và Hoả tinh (Mars).
4. Giới nhân loại – Thuỷ Tinh và Thổ tinh (MercurySaturn).
5. Giới linh hồnHải vương tinh (Neptune) và Thiên Vương tinh (Uranus).
6. Tổng hợp năm giới này – Mặt Trời.

Cung năng lượngHành tinh.

Mỗi một trong số bảy hành tinh thánh thiện (Địa Cầu chúng ta không ở trong số đó) là một biểu hiện của một trong bảy ảnh hưởng của Cung năng lượng. Bảy hành tinh này có thể được kể ra như sau, và các Cung hoạt động qua chúng được đưa ra một cách chính xác. Tuy nhiên, người nghiên cứu phải nhớ ba điều:
1. Mỗi hành tinh là hiện thân (incarnation) của một Sự Sống (a Life) hay một Thực Thể Thông Linh (Entity) hay Đấng Cao Cả (Being).
2. Giống như một con người, mỗi hành tinhbiểu hiện của hai thần lực của Cung (ray forces) – lực phàm ngãlực chân ngã.
3. Do đó, trong mỗi hành tinh, hai Cung ở vào trạng thái xung đột huyền bí.

Cũng nên ghi nhận rằng cho đến khi cái bí mật của chòm sao Đại Hùng được tiết lộ, và cho đến khi ảnh hưởng của chòm sao Tua Rua được hiểu rõ và ý nghĩa thực sự của tam giác vũ trụ được hợp thành bởi:
a/ Bảy Đấng Thánh Triết (Rishis) của Đại Hùng Tinh.
b/ Bảy Hành Tinh Thượng Đế của thái dương hệ chúng ta.
c/ Bảy Pleiades hoặc bảy Sisters (Tỉ Muội).

cũng được tiết lộ, vận mệnh và chức năng thực sự của bảy hành tinh thánh thiện sẽ vẫn không được biết. Bên trong tam giác vũ trụ này có nhiều tam giác nhỏ hơn. Bất cứ một trong bảy Đấng Rishis với một trong các Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta và một trong bảy Sisters đều có thể hợp thành các tam giác nhỏ hơn và các kết hợp này có thể nhiều và phức tạp.

Chú ý: Trong các kinh sách huyền linh học có nhiều liệt kê của các hành tinh, và nhiều trong các liệt kê này đều đơn thuần là các bức màn, còn các hành tinh thánh thiện và không thánh thiện được trộn lẫn vào nhau một cách cố ý. Trong các sách của Đức Thầy Tây Tạng, có nhiều liệt kê như thế, đó là 2 được kê ở trên và sau đây:

Bảy Hành tinh, Trung Tâm hoặc Hệ thống

1. Vulcan – về mặt ngoại môn được xem như mặt trời.
2. Venus.
3. Mars.
4. Địa Cầu.
5. Mercury
6. Saturn
7. Jupiter

Ba Hành tinh Tổng Hợp

1. Uranus – 8.
2. Neptune – 9.
3. Saturn

Chủ Thể Giải Quyết Duy Nhất (The One Resolver).
Mặt Trời.

Bảng thứ nhất được đưa ra trên đây sẽ được xem như chính xác cho chu kỳ thế giới này và sẽ là nền tảng của giáo huấn chiêm tinh học của chúng ta. Các Đấng làm linh hoạt của bảy hành tinh thánh thiện được gọi bằng các danh xưng sau:

1. Bảy Hành Tinh Thượng Đế (Planetary Logoi).
2. Bảy Tinh Quân trước thiên toà.
3. Bảy Kumaras.
4. Bảy Thái Dương Thượng Đế (solar Deities, ???ND)
5. The primordial Seven (?ND)
6. Bảy Đấng Kiến Tạo (The seven Builders)
7. Bảy Linh Khí trí tuệ (The seven intellectual Breaths)
8. Bảy Đức Bàn Cổ (The seven Manus)
9. Các Ngọn Lửa (The Flames)
10. Các Tinh Quân Bác Ái, Tri Thức và Hy Sinh (Lords of Love, Knowledge and Sacrifice).

Các Năng Lượng Xuất Phát Trong Thái Dương Hệ
Thái dương hệ

– Thực thể biểu lộ.– Thái Dương Thượng Đế.
Thể biểu lộ.– Thái dương hệ
– Trung tâm tiếp nhận.– Cực của Mặt Trời trung ương.
Phát xạ hay phóng phát bề mặt.– Prana thái dương.
– Hoạt động được tạo nên.– Sự quay của thái dương hệ.
– Hiệu quả phân phối.– Phát xạ dĩ thái Mặt Trời. (Được cảm nhận về mặt vũ trụ).

Hành tinh

– Thực thể biểu lộ.– Một Hành Tinh Thượng Đế.
Thể biểu lộ.– Một hành tinh.
– Trung tâm tiếp nhận.– Cực hành tinh.
Phát xạ hay phóng phát bề mặt.– Prana hành tinh.
– Hoạt động được tạo ra.– Sự quay của hành tinh.
– Hiệu quả phân phối.– Phát xạ dĩ thái hành tinh. (Được cảm nhận bên trong thái dương hệ).

Con người.

– Thực thể biểu lộ.– Chủ Thể Suy Tư, một Dhyan Chohan.
Thể biểu lộ.– Xác thân. Trung tâm tiếp nhận.– Lá lách.
Phát xạ hay phóng phát bề mặt.– Hào quang sức khoẻ.
– Hoạt động được tạo ra.– Sự quay của nguyên tử.
– Hiệu quả phân phối.– Phát xạ dĩ thái con người. (Được cảm nhận bởi môi trường xung quanh).

Bảy Ngôi Sao của Đại Hùng Tinh.
Các tham khảo trong Giáo Lý Bí Nhiệm và Luận về Lửa Càn Khôn.

1. “Bảy Rishis là các Đấng Chủ Trì (Regents) của bảy tinh tú của Đại Hùng Tinh, và, do đó có cùng bản chất như các Thiên Thần (Angels) của các Hành Tinh hay là bảy Tinh Quân Hành Tinh vĩ đại”. (GLBN II, 332. Ghi chú).

2. “Chính bảy Đấng Rishis đang đánh dấu (mark) thời gian và kỳ gian (time and duration; kỳ gian: thời gian có định trước) của các biến cố trong chu kỳ sự sống thất phân của chúng ta. Các Ngài cũng bí ẩn như các hiền thê tưởng tượng của các Ngài, tức là các Pleiades.” (GLBN II, 579).

3. “ ‘Bảy sao’ đầu tiên không thuộc hành tinh. Chúng là các ngôi dẫn dắt của bảy chòm sao đang xoay chung quanh với Đại Hùng Tinh…” (GLBN III, 195).

4. “Ở Ai Cập, Đại Hùng Tinhchòm sao …được gọi là Mẹ của các cuộc Cách Mạng (Mother of the Revolutions), còn Thiên Long với bảy đầu được phân công cho Saturn, vốn được gọi là Rồng của Sự Sống (Dragon of Life)”. (GLBN III, 195).

5. “Trong Thánh Thư Enoch, Great Bear (chòm Gấu Lớn) được gọi là Leviathan”. (GLBN III, 195).

6. “Thái dương hệ của chúng ta với Pleiades và một trong các sao của Đại Hùng Tinh hợp thành một tam giác vũ trụ, hay là một kết hợp của ba trung tâm lực trong thể của Đấng Bất Khả Tư Nghị … (tức Vũ Trụ Thượng Đế, trích Luận về Lửa Càn Khôn , 1052). Bảy ngôi sao của Đại Hùng Tinh tương ứng với bảy trung tâm lực ở đầu của Thực Thể Thông Linh Vĩ Đại này”. (LVLCK, 182).

7. “Các rung động (các năng lượng) đến với thái dương hệ chúng ta từ bảy Rishis của Đại Hùng Tinh và trước tiên từ hai Đấng vốn là các Nguyên Hình Mẫu (Prototypes) của Cung năng lượng 7 và 5 hay là các Hành Tinh Thượng Đế”. (LVLCK, 553).

8. “Các Avatars vũ trụ ‘tượng trưng cho thần lực thể hiện từ Sirius, và từ một trong số bảy sao của Đại Hùng Tinh đang được làm linh hoạt bằng Prototype của Tinh Quân của Cung chính thứ ba, tức Hành Tinh Thượng Đế thứ ba’.” (LVLCK, 723).

9. “Tệ trạng vũ trụ (cosmic evil) theo quan điểm của hành tinh chúng ta cốt ở mối liên hệ giữa Đấng thông tuệ, tinh thần hay Rishi của Tinh Toà Cao Cấp – Đấng làm linh hoạt của một trong bảy ngôi sao của Đại Hùng Tinh và nguyên mẫu hành tinh của chúng ta, và là một trong các lực của Pleiades.… Hiện nay vì thiếu sự hiệu chỉnh hoàn hảo, trong mối liên hệ này có ẩn giấu cái bí mật của tệ trạng vũ trụ.

… Khi tam giác thiên giới được tạo thăng bằng đúng lúc và thần lực luân chuyển thông suốt qua một trong các sao của chòm Gấu Lớn, chòm Pleiad có dính dáng đến và hệ hành tinh có liên quan, bấy giờ tệ trạng vũ trụ sẽ bị làm tiêu tan và một hoàn hảo tương đối được đạt tới”. (LVLCK, 990)

10. “Các làn sóng năng lượng vĩ đại, theo chu kỳ, quét qua toàn bộ thái dương hệ từ bảy ngôi sao của chòm Đại Hùng. Sức mạnh của các rung động này tuỳ vào sự gần gũi của sự liên quan và mức phù hợp của sự chỉnh hợp, giữa bất cứ vị Hành Tinh Thượng Đế đặc thù nào với Nguyên Mẫu của Ngài”. (LVLCK, 1052).

Bảy Tỉ Muội (sisters), Chòm Sao Rua
Trích dẫn trong bộ Giáo Lý Bí Nhiệm.

1. “Chòm sao Rua là các hiền thê giả định (supposed wives) của bảy Rishis của chòm Đại Hùng. Các Ngài cũng là các vú em (nurses) của Thần Chiến Tranh, tức Mars, người chỉ huy (commanders) của các đạo quân thiên giới”. (II, 579).

2. “Các Pleiades là các nhóm trung ương của hệ thống thiên văn học thiên thể (sidereal astronomy).
a/ Chúng nằm trong cổ (neck) của Kim Ngưu (Bull), chòm sao Taurus.
b/ Do đó chúng ở trong Ngân Hà (Milky Way).
c/ Như thế chúng được xem (Alcyon, đặc biệt) như là điểm giữa mà quanh đó vũ trụ chúng ta gồm các định tinh (fixed stars) quay quanh”. (II, 582).

3. “Con số 7 có liên quan chặt chẽ với ý nghĩa huyền bí của Chòm sao Rua (Pleiades), 6 hiện hữu, còn cái thứ 7 ẩn tàng”. (II, 654)

4. “Trước đây, Pleiades đã là Atlantides và được liên kết với Atlantis và 7 giống dân của nó”. (II. 811)

5. “Một trong các chu kỳ huyền bí nhất được dựa vào vài liên kết và các vị thế tuần tự của Virgo và Pleiades”. (II, 454) Trích từLuận về Lửa Càn Khôn”.

6. “Đối với thái dương hệ, Pleiades (Sao Rua) là nguồn điện năng, và giống như mặt trời chúng ta là hiện thân của tâm hay là trạng thái bác ái của Thượng Đế (Chính Ngài là tim của Đấng Bất Khả Tư Nghị), cũng thế Pleiades là cực âm (feminine opposite) của Brahma”. (Ngôi Ba. Trang 156).

7. “Thái dương hệ chúng ta, cùng với chòm Sao Rua và một trong các sao của Đại Hùng Tinh, hợp thành một tam giác vũ trụ hay là một tập hợp của các trung tâm lực trong thể của Đấng Bất Khả Tư Nghị”. (182)

8. “Hai thái dương hệ khác, khi kết hợp với thái dương hệ chúng ta và chòm sao Rua tạo thành một tứ nguyên thấp”. (182)

9. “Mặt Trời Sirius, là cội nguồn của thể trí (manas) Thượng Đế với cùng ý nghĩa rằng Pleiades có liên quan với sự tiến hoá của trí tuệ (mind) trong bảy Hành Tinh Thượng Đế, và Kim Tinh chịu trách nhiệm cho việc đi đến của trí tuệ đối với Địa Cầu”. (347)

10. “Sirius, Pleiades và Mặt Trời của chúng ta hợp thành một tam giác vũ trụ”. (375)

11. “Chòm sao Rua (Pleiades) được phân cực về phía âm đối với bảy hành tinh hệ của chúng ta”. (377)

12. “ Bảy Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta là các chủ thể truyền chuyển (transmitter) xuyên qua bảy hệ hành tinh của các Ngài đến bảy ngôi của chòm sao Rua”. (378)

13. “Ba chòm sao có liên kết với nguyên khí thứ năm của Thượng Đế trong biểu lộ tam phân của nguyên khí đó; Sirius, hai của chòm sao Rua và một chòm sao nhỏ mà tên gọi của nó phải được nhận biết bằng trực giác”. (699)

14. “Ba làn sóng năng lượng vĩ đại, theo chu kỳ, quét qua toàn bộ thái dương hệ từ… bảy tỉ muội, Pleiades, từ đó Đấng được đặt tên theo huyền linh học là “hiền thê” (“the wife”) của vị Hành Tinh Thượng Đếhành tinh hệ của Ngài sau rốt sẽ nhận được các mầm của sự sống từ hành tinh chúng ta vốn không được xem là hành tinh thánh thiện”… (1052).

15. “Tệ trạng vũ trụ… cốt ở sự liên hệ giữa đơn vị thông tuệ tinh thần (spiritual intelligent unit) hay là “Đấng Rishi của Tinh Toà Cao Cấp” như Ngài được gọi (Ngài là Sự Sống (Đấng) làm linh hoạt của một trong bảy ngôi sao của Đại Hùng Tinh) và là Nguyên Mẫu hành tinh của chúng ta, và là một trong các thần lực của chòm sao Rua….Về mặt huyền linh học, Bảy Tỉ Muội (Seven Sisters) được gọi là “bảy thê thiếp” (“seven wives”) của các Rishis…” (990)

Sirius (Sao Thiên Lang)
Trích dẫn từ Giáo Lý Bí Nhiệm và Luận về Lửa Càn Khôn.

1. “Sirius được gọi là “Dog star” (Thiên Cẩu, Thiên Lang). Đó là sao của Mercury, hay Buddha, được gọi là “Đại Huấn Sư của nhân loại”. (GLBN II,

2. Mặt Trời Sirius, là cội nguồn của trí tuệ Thượng Đế (manas) theo cùng ý nghĩa như là Pleiades có liên kết với sự tiến hoá của trí tuệ trong Bảy Thiên Đế và Venus chịu trách nhiệm cho sự tiến nhập của trí tuệ trong dãy Địa Cầu. (Trích trong LVLCK, 347).

3. “Sirius, Pleiades và Mặt Trời của chúng ta hợp thành một tam giác vũ trụ”. (375)

4. “Thái dương hệ của chúng ta được phân cực về phía âm (negatively polarised) đối với Mặt Trời Sirius, vốn ảnh hưởng đến toàn bộ thái dương hệ chúng ta về mặt tâm linh, xuyên qua ba hệ thống tổng hợp: Uranus, NeptuneSaturn”. (378)

5. “Các rung động đạt đến chúng ta từ Sirius, xuyên qua cõi trí vũ trụ”. (553)

6. “Các Lords of Karma trên thái dương hệ chúng ta đang ở dưới sự chi phối (rule) của một Đấng Nghiệp Quả Tinh Quân vĩ đại hơn trên Sirius. Chúng ta đang được cai quản bởi vị Lord of Karma trên Sirius”. (570)

7. “Tâm thức của cõi trí vũ trụ là mục tiêu thành đạt đối với Thái Dương Thượng Đế chúng ta, còn Thượng Đế của Sirius so với Thái Dương Thượng Đế chúng ta, giống như là Chân Ngã con người (hay là linh hồn) so với phàm ngã con người”. (592)

8. “Ba chòm sao được liên kết với nguyên khí thứ năm của Thượng Đế trong biểu lộ tam phân của nó: Sirius, hai của chòm sao Pleiades và một chòm sao nhỏ mà tên của nó phải được nhận biết bằng trực giác”. (699)

9. “ Các Avatars vũ trụ “… tiêu biểu cho các thần lực từ các trung tâm vũ trụ sau đây: Sirius, và một trong số bảy ngôi sao của Đại Hùng vốn được truyền sinh khí (ensouled) bằng Nguyên Hình Kiểu (Prototype) của Đấng Chủ Quản (Lord) của Cung III, và trung tâm vũ trụ của chính chúng ta”. (723)
a/ Chỉ có một Đấng Cao Cả (từ Sirius) đã đến thăm thái dương hệ chúng ta và việc đó diễn ra vào lúc biệt ngã hoá (individualisation).
b/ Thường thường và bình thường, các Ngài chỉ xuất hiện ở cuộc điểm đạo của một Thái Dương Thượng Đế. (723).

Hành TinhJupiter
Tham khảo trong Giáo Lý Bí Nhiệm.

1. “Jupiter…là một Thiên Đế (deity), Ngài là biểu tượng và nguyên hình kiểu của … tôn thờ nghi thức. Ngài là tu sĩ, vị tế lễ, người khấn nguyện và đồng tử mà nhờ đó, các khấn nguyện của thế nhân đến được với các Thánh Thần”. (II, 49. Ghi chú)

2. Jupiter được xem như “thánh toà của Brahma”. (II, 829)

3. “Jupiter là hiện thân của luật chu kỳ”. (II, 830)

4. “Mặt Trời thường được gọi là “mắt của Jupiter”. (III, 278)

5. “Pluto làm cho Jupiter thành Logos, Linh Ngữ (Word) của Mặt Trời”. (III, 279)

6. “Các Bí Pháp (Mysteries)… được lãnh đạo bởi JupiterSaturn”.

7. “Huyền linh học làm cho Jupiter thành màu lam (blue) vì Ngài là con của Saturn”.

8. “Dấu hiệu của việc tái lâm của Đấng Cứu Thế (Messiah) là sự kiên kết của SaturnJupiter trong Cung Song Ngư”. (III, 152) Các trích dẫn trong Luận về Lửa Càn Khôn

9. “ Venus, JupiterSaturnthể được xét theo quan điểm của hiện tại, như là các hiện thể của ba siêu nguyên khí (super principles) hay là nguyên khí chính. Mercury, Địa CầuMars được kết hợp chặt chẽ với ba hành tinh này, nhưng ở đây còn ẩn giấu một bí ẩn”. (299)

10. “VenusJupiter được liên kết chặt chẽ với Địa Cầu và sau rốt hợp thành một tam giác nội môn” (370)

11. “Trong hành tinh hệ Jupiter, các Con của Trí Tuệ chỉ mới bắt đầu công việc của các Ngài”. (742)

Hành Tinh Mars
Tham khảo trong Giáo Lý Bí Nhiệm

1. “Để trả lời cho câu hỏi: “những hành tinh trong số các hành tinh được biết đối với khoa học thông thường, ngoài Mercury, tuỳ thuộc vào hệ thống thế giới của chúng ta…”, câu trả lời là Marsbốn hành tinh khác mà thiên văn học không biết gì về chúng cả. Sự suy đoán chính là vì các hành tinh này, A. B. và Y. Z. tồn tại trong chất dĩ thái. (I, 187)

2. “Về phần Mars, Mercury và “bốn hành tinh khác”, chúng có liên quan với Địa Cầu mà về việc đó không một Đức Thầy nào… sẽ bao giờ nói đến…” (I, 187).

3. Hiện nay Mars đang ở vào trạng thái qui nguyên (state of obscuration, triều nguyên):
a/ Mars có hai vệ tinh mà nó không có quyền có (Mars has two satellites to which he has no right) (astral and mental). A.A.B.
b/ Mars là một dãy thất phân. (I, 188, 189)

4. Mars là Đấng Chủ Quản của sự sinh, sự tử, sự sinh hoá và sự huỷ diệt. (II, 410)

5. Mars được gọi là hành tinh có sáu mặt. (II, 399) Tham khảo trong Luận về Lửa Càn Khôn 662

6. Có một… “tam giác được tạo thành bởi Địa Cầu, MarsMercury. Liên quan với tam giác này, sự tương đồng nằm ở sự kiện là Mercurytrung tâm lực ở đáy xương sống trong con người được liên kết chặt chẽ.” (181)

7. “Mercury, MarsĐịa Cầu được liên kết chặt chẽ với ba hành tinh này (Venus, JupiterSaturn)”. (299)

Hành Tinh Mercury
Tham khảo trong Giáo Lý Bí Nhiệm

1. “Mercury chỉ vừa mới bắt đầu rời khỏi trạng thái triều nguyên.
a/ Mercury không có vệ tinh nào.
b/ Mercury là dãy thất phân.” (188, 189)

2. “Mercury già hơn Địa Cầu nhiều”. (I, 180)

3. “Mercury được gọi là thần thứ nhất trong số các Thần thiên giới, Thần Hermes… mà Thượng Đế được gán cho là sáng tạo ra và cuộc khai mở đầu tiên của con người vào Huyền Thuật. …Mercury là Budh, Minh Triết, Giác Ngộ hay là “làm sống lại” trong khoa học thiêng liêng”. (I, 513)

4. “Mercury là Chúa của Minh Triết”. (II, 31)

5. “Mercury còn huyền bì và ẩn mật hơn là Venus. Nó vốn:
a/ Đồng nhất với Mithra.
b/ Bạn đồng hành vĩnh cửu của Mặt Trời Minh Triết.
c/ Lãnh tụ và kẻ trục triệu (evocator) của linh hồn.
d/ Đồng nhất với Mặt Trời”. (II, 31)

6. “Mercury chữa lành kẻ mù, và phục hồi sự thấy của tinh thầnvật chất”. (II, 571)

7. “Mercury đôi khi tượng trưng:
a/ Như là có ba đầu, bởi vì là một với Mặt TrờiVenus.
b/ Như hình lập phương, không có tay, vì ‘sức mạnh của sự nói và hùng biện có thể chiến thắng mà không cần sự trợ giúp của tay và chân’”. (II, 572)

8. “Giống dân thứ năm được sinh ra dưới Mercury” (giống dân Aryan. A.A.B.) (II, 32)

9. “Mercury là anh của Địa Cầu”. (II, 48)

10. “Mercury nhận được ánh sáng bảy lần nhiều hơn bất cứ hành tinh nào khác”. (II, 570)

11. “BuddhiMercury tương ứng với nhau và cả hai đều vàng (yellow) có màu hoàng kim sáng rực. Trong hệ thống con người, mắt phải tương ứng với Buddhi, còn mắt trái tương ứng với ManasVenus hay là Lucifer”. (III, 447, 448)

12. “Mercury được gọi là Hermes; Venus được gọi là Aphrodite và sự liên kết của chúng trong con người trên bình diện tâm lý – vật lý (psycho-physical plane) mang lại cho y tên gọi Hermaphrodite (Lưỡng Tính, Bán Thư Bán Hùng)” (III, 458) Tham khảo trong Luận về Lửa Càn Khôn

13. “Venus, JupiterSaturnthể được xem như là các hiện thể của ba siêu nguyên khí hay nguyên khí chính. Mercury, Địa CầuMars được liên kết chặt chẽ với ba hành tinh này, nhưng ở đây có ẩn một bí mật còn bị che giấu”. (299).

14. “Gợi ý thứ hai mà Tôi tìm cách đưa ra, nằm trong tam giác được hợp thành bởi Địa Cầu, Mars, Mercury. Liên quan với tam giác này, sự tương tự nằm trong sự kiện rằng Mercurytrung tâm lực ở đáy xương sống trong con người có liên kết chặt chẽ. Mercury cho thấy kundalinitrạng thái hoạt động sáng suốt trong khi Mars cho thấy kundalinitrạng thái tiềm tàng”. (181)

15. “Vào giữa cuộc tuần hoàn thứ năm, cùng với Thượng Đế của hành tinh hệ Venus và của Địa Cầu chúng ta, Đấng Chủ Quản (Lord) của Mercury tạo ra một tam giác lực tạm thời”. (371)

Hành Tinh Mặt Trăng
(che khuất một hành tinh)
Tham khảo trong Giáo Lý Bí Nhiệm

1. “Ngày nay Mặt Trăng là khối lạnh lẽo còn sót lại, là cái bóng mờ kéo lê phía sau một hình thể mới, mà các năng lực sinh động của nó được chuyển qua hình thể mới này. Hiện nay nó bị bắt buộc phải theo sau trái đất trong các thời kỳ dài, nó hút Trái Đất và bị Trái Đất hút lại. Luôn luôn bị con mình (tức Trái Đất – ND) rút rỉa (vampirized), nó chống trả lại bằng cách đem hết ảnh hưởng độc hại, vô hình, xấu xa vốn xuất phát từ khía cạnh huyền bí của bản chất của nó, chỉ vì Mặt Trăng là một xác chết, tuy là một thể sống (for she is a dead, yet a living body). Những mảnh vụn của xác chết đang tan rã của nó có đầy sự sống sinh động và phá hoại, dù xác thân mà chúng đã được tạo thành thì không hồn và không có sự sống (souless and lifeless).” (180)

2. “Địa Cầu là một vệ tinh của Mặt Trăng”. (I, 212) (nghĩa là giống như linh hồn ngày nay là vệ tinh của hình hài).

3. “Mặt Trăngbiểu tượng của xấu xa”. (I, 246)

4. “Mặt Trăng không phải là hành tinh thánh thiện”. (II, 36)

5. “Mặt Trăng là vua của các hành tinh”. (II, 401, chú thích)

6. “Mặt Trăng là Chúa (sovereign) của thế giới thực vật (vegetable world)”. (II, 528)

7. “Mặt Trăngthể thấp kém (inferior body)”. (II, 48)

8. “Mặt Trăng là trí, còn Mặt Trời là sự hiểu biết”. (II, 675 – Chú thích) (Trích dẫn Shankacharya).

9. “Mặt Trăng là một hành tinh chết mà tất cả các nguyên khí đều đi khỏi nó. Đó là một thay thế cho một hành tinh mà dường như đã biến mất khỏi tầm mắt”. (III, 459). Các tham khảo trong Luận về Lửa Càn Khôn

10. “Mặt Trăng đã chết và không thể bảo bọc sự sống vì nhân loại và các thiên thần kiến tạo đã tách ra khỏi vùng ảnh hưởng của Mặt Trăng”. (93)

11. “Mặt Trăng đang ở vào tiến trình tan biến và chỉ có một thể đang tan rã là còn lại. Sự sống của Thượng Đế Ngôi Một và Thượng Đế Ngôi Hai đã triệt thoái, và chỉ có sự sống tiềm tàng của chính vật chất là còn lại”. (415)

12. “Mặt Trăng là:
a/ Vị trí của thất bại thái dương hệ.
b/ Liên kết với các nguyên khí thấp.
c/ Cội nguồn của bất hạnh tính dục được trải qua trên hành tinh chúng ta.
d/ Bị ngăn chặn trong sự tiến hoá của nó bởi sự can thiệp đúng lúc của Thái Dương Thượng Đế.
e/ Cội nguồn của hận thù giữa các lực của ánh sáng và bóng tối… có thể được truy nguyên đến Mặt Trăng”. (985. Chú thích)

Hành Tinh Neptune
Tham khảo trong Giáo Lý Bí Nhiệm và Luận về Lửa Càn Khôn

1. “Neptune không thực sự tuỳ thuộc vào thái dương hệ chúng ta, mặc dù có sự liên hệ bề ngoài với Mặt Trời. Sự liên hệ này là tưởng tượng”. (GLBN I, 129. Chú thích)

2. “Trong số các hình cầu huyền bí hay là các Thiên Thần tinh tú… Neptune không được bao hàm”. (GLBN I, 629)

3. “Neptune là Chúa của lập luận”. (GLBN II, 840)

4. “Sirius có ảnh hưởng đến toàn bộ thái dương hệ chúng ta về mặt tâm linh xuyên qua ba hành tinh hệ tổng hợp – Uranus, NeptuneSaturn.” (LVLCK, 378)

5. “Có một nhóm các Đấng đặc biệt liên kết với một số chòm sao và chòm Tiểu Thiên Long, các Ngài có trú sở của các Ngài trên Neptune và hoạt động với nguyên khí thứ sáu trong thái dương hệ”. (LVLCK, 534)

6. “Định Luật Hy Sinh và Tử Vong là … theo một cách bí ẩn định luật này là mặt trái của định luật thứ nhất, định luật Rung Động. Chính VulcanNeptune đang ở thế đối nghịch cho đến nay hầu như là điều không thể hiểu được đối với chúng ta”. (LVLCK, 597).

7. “Không một ai bắt đầu phối kết được hiện thể Buddhi cho đến khi y tiến đến dưới ảnh hưởng của Neptune … Khi xảy ra điều này, lá số phàm ngã của y sẽ cho thấy ảnh hưởng này đang chiếm ưu thế ở nơi nào đó”. (LVLCK, 899).

8. “Hành tinh hệ Neptune chi phối một trong ba con đường trở về và sau rốt gom vào chính nó mọi Chân Ngã đang đạt tới mục tiêu của mình, chủ yếu là qua việc vận dụng năng lượng Cung VI”. (LVLCK, 899)

9. “Neptune
a/ Chủ trí và làm cho cuộc điểm đạo thứ hai có thể xảy ra.
b/ Là một trong các hành tinh tổng hợp chính.
c/ Là một hành tinh thu hút hay là hành tinh trừu tượng hoá (abstracting planet).
d/ Được liên kết với tiến trình hoàn thiện”. (LVLCK, 899).

10. “Neptune là kho chứa của các lửa thái dương”. (LVLCK, 1154).

Hành Tinh Pluto
Trích dẫn trong Giáo Lý Bí Nhiệm

1. “Pluto là một vị thần (deity) có các thuộc tính của rắn. Pluto là tay chữa bệnh, kẻ ban phát sức khoẻ, về tinh thần, thể chất và về giác ngộ”. (GLBN II, 30. Chú thích).

2. “Theo truyền thuyết, Orpheus tìm kiếm linh hồn thất lạc của mình trong vương quốc của Pluto. Krishna cứu ra khỏi Pluto sáu nguyên khí của y (II, 30), vốn là cái thứ bảy chính y… y là điểm đạo đồ hoàn toàn, toàn bộ sáu nguyên khí của y nhập vào cái thứ bảy.” (GLBN III, 142)

Hành Tinh Saturn
Trích dẫn trong Giáo Lý Bí Nhiệm và Luận về Lửa Càn Khôn

1. “Saturn, cha của Các Thần (Gods), đã được thay đổi từ Kỳ Gian Vĩnh Cửu (Eternal Duration) thành giai đoạn có giới hạn”. (GLBN I, 451)

2. “Jehovah được đồng nhất hoá với SaturnVulcan”. (GLBN I, 632).

3. “Theo thời gian hành tinh Saturn trở nên bị phê phán bởi những người tôn thờ các Thần khác.” (GLBN I, 631)

4. “Saturn được liên kết với Lemuria”. (GLBN II, 812)

5. “ Venus, JupiterSaturnthể được xem xét theo quan điểm của thời hiện tại như các hiện thể của ba nguyên khí chính hay siêu nguyên khí. Mercury, Địa CầuMars được liên kết chặt chẽ đối với ba hành tinh này trừ một bí mật ẩn giấu nằm ở đây”. (LVLCK, 299)

6. “Venus, Địa CầuSaturn hợp thành một tam giác rất đáng chú ý vào lúc này.
a/ Đó là sự sinh động ẩn bên dưới.
b/ Đó là làm tăng năng lực rung động của các trung tâm hành tinh và cá nhân.” (LVLCK 181 – 182)

7. “Trong một lúc nào đó, Thái Dương Thượng Đế chuyển sự chú tâm của Ngài sang Địa Cầu và sang Saturn, trong khi Uranus đang được kích thích.” (LVLCK, 357)

8. “Huyền linh học phải thắng trước khi kỷ nguyên hiện tại đạt đến… Thất bộ có ba phần của Saturn của chu kỳ Tây phương của Âu Châu – trước khi kết thúc của thế kỷ 21. A.D” (GLBN III, 23)

9. “Một trong các Thiên Thần có ảnh hưởng nhất trong số bảy Thiên Thần sáng tạo của huyền giai thứ ba là Saturn, vị thần chủ trí của hành tinhThượng Đế của người Hebrews… tên là Jehovah… ngày thứ bảy hay Sabbath, Saturday tức là ngày của Saturn được dành cho Ngài.” (GLBN III, 115)

10. “Dấu hiệu của việc tái lâm của Messiah (Đấng Cứu Thế) là sự kết hợp của JupiterSaturn trong Cung Pisces (Song Ngư).” (GLBN III, 152)

11. “Saturn được gọi là Rồng Sự Sống (Dragon of Life).” (GLBN III, 195)

12. “Saturn, Shivah và Jehovah là một.” (GLBN III, 195)

13. “Saturnhành tinh hệ tổng hợp cho bốn hành tinh vốn biểu hiện cho trí tuệ thuần khiết và đơn giản, và là cách giải quyết chính cho bốn hành tinh nhỏ và sau rốt cho tất cả Bảy.” (LVLCK, 370)

14. “Sirius có ảnh hưởng đến toàn bộ thái dương hệ chúng ta, xuyên qua ba hành tinh hệ tổng hợp là Uranus, NeptuneSaturn”. (LVLCK 378)

15. “Saturn là trọng tâm cho sự truyền đạt của trí tuệ vũ trụ cho toàn bộ bảy hành tinh hệ của chúng ta.” (LVLCK, 378)

16. “Về mặt nội môn, hành tinh hệ Saturn được xem như hấp thu “các lửa do ma sát” của không gian thái dương hệ.” (LVLCK, 1154)

Hành TinhMặt Trời
Các tham khảo trong Giáo Lý Bí Nhiệm.

1. “Mặt Trời là một ngôi sao trung ương chứ không phải là một hành tinh.” (GLBN I, 126) (Do đó khi Mặt Trời được bao gồm trong số các hành tinh như hiện nay, nó chỉ thay cho hoặc che khuất một hành tinh ẩn giấu).

2. Mặt Trời chỉ là một trong các Mặt Trời vốn… “là các hoa hướng dương có ánh sáng cao siêu.” Nó đang “trú trong hiện thể của một Thần hoặc của một nhóm các Thần, giống như hàng tỉ các mặt trời khác.” (GLBN I, 319)

3. “Mặt Trời là kho chứa sinh lực vốn là thực tượng (noumenon, bản thể) của điện.” (GLBN I, 579)

4. “Mặt Trời không phải là một hành tinh thánh thiện.” (GLBN II, 26)

5. “Mặt Trời… có sự tăng trưởng, các thay đổi, sự phát triển, và tiến hoá từ từ của nó.” (GLBN I, 667)

6. “Mặt Trờivật chấtMặt Trờitinh thần.” (GLBN I, 820)

7. “Mặt Trời là một nam châm vĩ đại.” (GLBN I, 541)

8. “Chất Mặt Trời (solar substance) là phi vật chất (immaterial)”. (GLBN I, 542)

9. “Mặt Trời (nghĩa là thái dương hệ) có Alcyon trong Pleiades làm trung tâm của quỹ đạo của nó.” (GLBN I, 545)

10. “Thượng Đế với bảy huyền giai tạo thành một Sức Mạnh (Power), cũng thế, trong thế giới sắc tướng, Mặt Trời và bảy hành tinh chính tạo thành một sức mạnh linh hoạt.” (GLBN II, 27)

11. “Mặt Trời, Mặt TrăngMercurytam bộ đầu tiên của người Ai Cập (Osiris, Isis và Hermes)”. (GLBN II, 640)

12. “Bảy Cung năng lượng của Mặt Trời được tạo song song với bảy thế giới của mọi dãy hành tinh, và với bảy con sông của trời và đất.” (GLBN II, 640)

13. “Bảy Cung của Mặt Trời sẽ mở rộng vào cuối kỳ pralaya thành bảy Mặt Trời, và hấp thu vật chất của toàn bộ vũ trụ.” (GLBN II, 647)

14. “Mặt Trăngtrí tuệ, còn Mặt Trời là sự hiểu biết.” (GLBN II, 675)

15. “Tam Vị Nhất Thể được tượng trưng bởi Mặt Trời: a/ Mặt Trời tâm linh trung ương – Đức Chúa Cha. b/ Tâm Mặt Trời – Đức Chúa Con. c/ Mặt Trời hồng trần – Chúa Thánh Thần.”

16. “Chính ở trong Mặt Trời, nhiều hơn là trong bất cứ thiên thể nào khác (nghĩa là trong thái dương hệ chúng ta) mà f921110305e2f84330eb7b2ead040645 chưa biết đặt vị trí cư trú của nó.” (GLBN III, 213)

17. “Mặt Trời tinh thần trung ương được phản chiếu bởi … mặt trời.” (GLBN III, 214)

18. “Mặt Trời là một trong chín thần linh (deities) đang chứng kiến (witness) tất cả hành động con người.” (GLBN III, 271. Chú thích)

19. “Mặt Trời là hình ảnh của sự thông tuệ thiêng liêng hay là minh triết…. Từ ngữ “sol” (sun) được dẫn xuất từ “solus”, Đấng (One) hay là Ngài (He) chỉ có một mình, và tên Hi Lạp “Helios” có nghĩa là Tối Cao (Most High)”. (GLBN III, 279)

20. “Mặt Trời hữu hình chỉ là ngôi sao trung ương nhưng không phải là Mặt Trời tinh thần trung ương.” (GLBN III, 281)

21. “Mặt Trời là tác nhân ban sự sống và tác nhân ban sự chết có ảnh hưởng lớn.” (GLBN III, 288)

22. “Mặt Trời là chủ thể thay thế cho hành tinh liên – Mercury vô hình.” (GLBN III, 459)

23. “Năng lượng tinh khiết của sự hiểu biết thái dương tiến triển từ vị trí toả sáng, bị chiếm bởi Mặt Trời chúng ta trong tâm của các cõi trời, năng lượng tinh khiết đó là Thượng Đế của thái dương hệ chúng ta.” (GLBN III, 213)

24. Có “mặt trời của sự điểm đạo dưới hình thức tam phân – hai trong số đó là “Ngày – Mặt Trời” và một là “Đêm – Mặt Trời” (“Night-Sun”). (GLBN III, 212)

25. “Mọi điểm đạo đồ là ‘những hình ảnh thu nhỏ của lịch sử của Mặt Trời’ mà sự thu nhỏ là một bí mật khác trong vòng bí mật.” (GLBN III, 140)

26. “ Bí nhiệm của Mặt Trời là cái bí mật lớn nhất trong số tất cả vô số các bí mật của huyền linh học.” (GLBN III, 212)

27. Mặt Trời:
a/ Thường được gọi là ‘con mắt của Jupiter’. (GLBN III, 278)
b/ Plato đã nói tới Jupiter-Logos, Linh Từ (Word) hay Mặt Trời. (GLBN III, 279)
c/ Màu sắc thực sự của Mặt Trời là xanh lơ (blue). (GLBN III, 461)
d/ Mặt Trời được thừa nhận như là một hành tinh bởi các Chiêm tinh gia Tiền Cơ Đốc Giáo, những kẻ này không phải là người được điểm đạo”. (GLBN III, 461)

28. “Bản Ngã này, cái cao nhất, cái duy nhất và cái phổ quát được tượng trưng trên ‘mức độ của thế nhân bởi Mặt Trời, cái rực rỡ trong chức năng ban sự sống của nó, đến phiên nó, vốn là cái biểu hiện của linh hồn – diệt trừ các đam mê thế tục mà bao giờ cũng là một điều gây trở ngại cho sự liên kết của Đơn Vị Bản Ngã (Tinh Thần) với Toàn Ngã (AllSelf). Đó là cái bí mật ẩn dụ (allegorical mystery) … Nó được thực thi bởi Các Con của Sương Mù – Lửa (Fire – Mist) và của Ánh Sáng.” (GLBN III, 271)

Hành Tinh Uranus
Tham khảo trong Giáo lý Bí Nhiệm và Luận về Lửa Càn Khôn

1. “Uranus được cổ nhân biết dưới tên khác.” (GLBN I, 126)

2. “Cronus (thời gian)… được tượng trưng như là Uranus bị cắt xén (mutilating Uranus)… Thời gian tuyệt đối được tạo ra để trở thành hữu hạn và có điều kiện.” (GLBN I, 450)

3. “Trong số ba tinh cầu bí ẩn hay các Tinh Tú Thiên Thần (Star Angels), Uranus… không được bao gồm.” (GLBN I, 629)

4. Uranusnhân cách hoá mọi năng lực sáng tạo và đồng nghĩa với Cronus. (GLBN II, 281 – 282)

5. “Cổ nhân không biết tới Uranus và họ bắt buộc tính Mặt Trời trong số các hành tinhUranus là một tên gọi hiện đại, nhưng có một điều chắc chắn, cổ nhân đã có một hành tinh bí mật mà họ không bao giờ đặt tên. Hành tinh thứ 7 này không phải là Mặt Trời mà là Đại Tư Tế (Hierophant) thiêng liêng ẩn mật.” (GLBN III, 330)

6. “Hiện nay Uranus đang được kích hoạt.” (LVLCK 357)

7. “Là một trong ba hành tinh tổng hợp, còn Sirius có ảnh hưởng đến toàn bộ thái dương hệ chúng ta xuyên Uranus, NeptuneSaturn”. (LVLCK 378)

8. “Uranus là trú sở của “lửa điện.” (LVLCK 1154)

Hành TinhVenus
Tham khảo trong Giáo lý Bí Nhiệm và Luận về Lửa Càn Khôn.

1. “Venus … không có vệ tinh nào … và già hơn Địa Cầu nhiều.” (GLBN I, 180 – II, 35)

2. “Venus là “Mặt Trời nhỏ trong đó quả cầu thái dương dự trữ các ánh sáng của nó.” (GLBN II, 27)

3. “Ánh sáng đến qua Venus, Venus nhận nguồn cung cấp gồm ba phần và cống hiến 1/3 cho Địa Cầu. a/ Do đó cả hai được gọi là “chị em song sinh.” b/ Tinh thần của Địa Cầu phụ thuộc vào Venus.” (GLBN II, 33)

4. “Venushành tinh bí mật, mạnh mẽ và huyền linh nhất trong tất cả các hành tinh.
a/ Liên hệ của nó với Địa Cầu nổi bật nhất.
b/ Nó chi phối sự sinh hoá tự nhiên của con người.
c/ Nó được gọi là ‘mặt trời khác’.
d/ Nó là nguyên kiểu tinh thần hay nguyên sơ của Địa Cầu.” (GLBN II, 33 – 35)

5. “Hành Tinh Thượng Đế của Venus yêu thương Địa Cầu sâu đậm đến nỗi Ngài hoá thân và ban cho nó các định luật hoàn hảo vốn không để ý và bác bỏ.” (GLBN II, 38)

6. “Mọi tội lỗi phạm phải trên Địa Cầu được cảm nhận trên Venus. Mọi thay đổi trong Venus được phản chiếu trên Địa Cầu.” (GLBN II, 35)

7. “Venus… là người-mang-ánh-sáng (light-bearer) của Địa Cầu chúng ta, trong cả ý nghĩa vật chất lẫn ý nghĩa huyền bí.” (GLBN II, 36)

8. “Chính với Đấng Cai Quản Venus (Hành Tinh Thượng Đế) mà huyền linh học phải bàn đến”. (GLBN II, 36)

9. “ Nhân loại (xuất hiện vào thời Lemuria)… được cho là ở dưới ảnh hưởng trực tiếp của Venus.” (GLBN II, 27)

10. “Mặt Trời Sirius, là cội nguồn của trí tuệ Thượng Đế (manas) theo cùng ý nghĩa như Pleiades được liên kết với sự tiến hoá của trí tuệ trong bảy Thiên Đế (Heavenly Men) và Venus chịu trách nhiệm cho việc tiến nhập của trí tuệ trong dãy Địa Cầu.” (LVLCK, 347)

11. “Có một khoen nối tâm linh giữa Hành Tinh Thượng Đế của Venus với Hành Tinh Thượng Đế của Địa Cầu chúng ta.
a/ Hành tinh hệ Venus linh hoạt hơn hành tinh hệ chúng ta.
b/ Nhân loại của hành tinh hệ Venus tiến hoá hơn nhân loại trên Địa Cầu.
c/ Bức xạ của nó bao gồm cõi Bồ Đề về phần nhân loại.
d/ Do đó nó có thể mở ra, qua sự kích hoạt, cùng mức độ với nhân loại của Địa Cầu chúng ta.” (LVLCK, 367)

12. “Venushành tinh hệ thứ hai hay là hành tinh hệ thứ sáu, tuỳ theo có phải các hành tinh hệ được tính theo thần bí học (mystically) hay theo huyền linh học (occultly).” (LVLCK, 595)

13. “Kim Tinh có phân cực âm và do đó hành tinh này có thể trở thành một thu hút huyền bí của Địa Cầu đối với lực của Kim Tinh … mối liên hệ nhân quả giữa hai Đức Hành Tinh Thượng Đế (một trong hiện thân dương – positive incarnation – còn vị kia trong hiện thân âm – negative incarnation -) đã tạo ra một liên minh hành tinh (planetary alliance). Diệu quang loé sáng.” (LVLCK, 323)

14. “Đấng Cai Quản Kim Tinh (Lord of Venus):
a/ Giữ vị trí trong Tứ Nguyên Thượng Đế (Logoic Quaternary)
b/ Venus đang ở trong cuộc tuần hoàn thứ năm do đó tiến hoá hơn hẳn các hành tinh khác.” (LVLCK, 300)

15. “Vào giai đoạn tiến hoá hiện nay trong các trung tâm của thái dương hệ (các hành tinh), Venus, Địa CầuSaturn hợp thành một tam giác có sự quan tâm lớn. a/ Tam giác đó đang trải qua việc làm sinh động (vivification). b/ Tam giác đó đang tăng khả năng rung động của các trung tâm hành tinh và trung tâm cá nhân.” (LVLCK, 181)

16. “Venus, JupiterSaturnthể được xét theo quan điểm của hiện tại như là các vận thể (vehicles) của ba siêu nguyên khí hay nguyên khí chính. Mercury, Địa CầuMars có liên kết chặt chẽ với ba nguyên khí này, nhưng nơi đây có một bí mật còn ẩn tàng.” (LVLCK, 299)

17. “Trong hệ thống con người, mắt phải tương ứng với BuddhiMercury, còn mắt trái tương ứng với manasVenus.” (GLBN III, 447 và 458)

18. “Vào giữa cuộc tuần hoàn thứ năm, Thượng Đế của Mercury, cùng với Thượng Đế của Venus và của Địa Cầu chúng ta sẽ hợp thành một tam giác lực tạm thời.” (LVLCK, 371)

19. “VenusJupiter có liên hệ chặt chẽ với Địa Cầu và sau rốt hợp thành một tam giác nội môn.” (LVLCK, 370)

20. “Vì ở trong cuộc tuần hoàn thứ năm, Venus có nguyên khí trí tuệ phối kết và phát triển, đồng thời bốn trạng thái trí tuệ thứ yếu đã được tổng hợp và trạng thái Bồ Đề được cung cấp bằng một phương tiện biểu hiện qua trung gian của nguyên khí thứ năm.” (LVLCK, 376)

21. “Có ba hành tinh hệ trong … “đó trí tuệ được biểu lộ và hai hành tinh hệ mà trong đó Buddhi đã biểu hiện như là trí tuệ. Trong số này, Venus là một …” (LVLCK, 377)

22. “Trong cuộc tuần hoàn cuối cùng của mình, Venus hầu như đưa giới thứ tư đến hoàn thiện.” (LVLCK, 742)

Hành TinhVulcan
Tham khảo trong Giáo Lý Bí Nhiệm và Luận về Lửa Càn Khôn.

1. “Jehovah được đồng hoá với SaturnVulcan.” (GLBN I, 632)

2. “Vulcan ở bên trong quỹ đạo của Mercury.” (LVLCK, 206. Chú thích)

3. “Định Luật Hy Sinh và Tử Vong, ‘theo một cách bí ẩn’, là đối nghịch của định luật thứ nhất, Định Luật Rung Động. Chính VulcanNeptune đang đối nghịch (in opposition), mà cho đến nay là một ý tưởng không thể hiểu được đối với chúng ta.” (LVLCK, 597)

4. “Trong Vulcan, Các Con của Trí Tuệ hầu như đã hoàn tất công việc của họ.” (LVLCK, 742)

 

CẦN KIỂM TRA NỘI MÔN HAY NGOẠI MÔN

I- Ý nghĩa của các hành tinh

  • Mặt trời: bản ngã, cái tôi, ngoại hình, lập trường trong cuộc sống hoặc bạn là ai
  • Mặt trăng: tính khí, nhà, bản chất trong nhà, phẩm chất nuôi dưỡng
  • Thuỷ tinh: lời nói, viết, suy nghĩ có ý thức, logic
  • Kim tinh: cảm nhận thẩm mỹ, nghệ thuật, vẻ đẹp, tình cảm, tình yêu
  • Hoả tinh: tham vọng, lực đẩynăng lượng, bản chất hung hăng
  • Mộc tinhmở rộng bất cứ cái gì nó chạm vào. Lớn, quá mức, hạnh phúc
  • Thổ Tinh: cấu trúc, kỷ luật, tập trung, nghiêm trọng, tách rời, phân cách
  • Thiên Vương Tinhkhông ổn định, tự phát, bốc đồng, sáng tạo, không có kỷ luật
  • Hải Vương tinh: tưởng tượng, lý tưởng, mơ mộng, trẻ con, nghệ thuật, tưởng tượng, dễ tiếp thu
  • Diêm Vương Tinh: ám ảnh, ép buộc, cuồng tín, ý thức nhiệm vụ, bị tình cảm tác động

Ý nghĩa của các Cung Hoàng đạo

  • Bạch Dương: tiên phong, độc lập, tự lực, không quan tâm với người khác, dễ bị rủi ro
  • Kim Ngưu: cần cù, ổn định, thực tế, bảo thủ, yêu thiên nhiên
  • Song Tử: Ánh sáng, thoáng mát, nhiều sở thích, thông minh
  • Cự Giải: buồn rầu, bảo vệ, cảm xúc, có ý thức về an ninh, nặng tình cảm
  • Sư Tử: tự ý thứcsáng tạo, quan trọng, tự hào hoặc nhút nhát, thành thật, trung thành, cá nhân
  • Xử Nữcó phương pháp, tổ chức, cầu kỳ, chính xác, lạnh lùng, khắc nghiệt, đòi hỏi
  • Thiên Bình: cần đối tác và bạn bè, dễ tính, đòi hỏi sự công bằng, khoan dung
  • Hổ Cáp: bản năng, yên tĩnh, khéo tay, trực quan, lôi cuốn, yêu súc vật
  • Nhân: mở rộng, không đẹp, đi xa, tránh chi tiết, lạc quan
  • Ma Kết: hệ thống, theo một kế hoạch, thực tế, khách quan, có trách nhiệm, thực tế, khô khan
  • Bảo Bình: thân thiện, năng động trong xã hội, thông minh, vô tư, đô thị
  • Song Ngưtrực quan, nhạy cảm, khả năng nghệ thuật và nhân văn, toàn diện, hy sinh

Ý nghĩa các nhà

  • Nhà thứ nhất: thái độ cơ bản đối với cuộc sống. Tham gia
  • Nhà thứ hai: Thái độ đối với tài sản, thân thể, vật dụng, người phối ngẫu, giá trị, đạo đức
  • Nhà thứ ba: quan tâm về môi trường sát bên. Cách hiểu và học hỏi
  • Nhà thứ tư: điều làm bạn cảm thấy thoải mái và tự nhiên
  • Nhà thứ năm: Tính sáng tạo, trò chơi, thể thao
  • Nhà thứ sáu: công việc, nỗ lực thực tế
  • Nhà thứ bảy: Hợp tác và bạn bè
  • Nhà thứ tám: tiền bạc, đầu tư, kinh doanh, chia sẻ, cái chết của bạn bè hoặc bản thân
  • Nhà thứ chín: du lịch, quan điểm rộng lớn về mọi thứ, triết học, chính trị
  • Nhà thứ mười: sự nghiệp, vai trò trong cuộc sống
  • Nhà thứ mười một: tổ chức, câu lạc bộ, hoạt động xã hội
  • Nhà thứ mười hai: Lương tâmtội lỗiphụng sự cộng đồng

Xem nguồn: Chiêm tinh học nội môn 3 – Ý nghĩa để dự đoán của các Hành tinh – Các Cung Hoàng Đạo – Các Nhà 

||- Câu hỏi 7: Sự khác biệt giữa Mặt Trăng Sư Tử với Mặt Trời Sư Tử? Suy ra các Cung khác.

Tất nhiên, bạn có thể hỏi tương tự cho bất kỳ các cung hoàng đạo khác. Sự khác biệt giữa cùng một cung hoàng đạoMặt TrăngMặt Trời là gì. Tôi sẽ cho một ví dụ để giải thích điều này.

Một trong những nhóm giảng dạy đầu tiên mà tôi tham gia ở New Zealand, nơi tôi bắt đầu với chính tôi, Lawson và Bruce Lio. Bruce Lio có Mặt Trời ở cung Hổ Cáp, Lawson có Mặt Trăng ở cung Hổ Cáp và tôi có cung MọcHổ Cáp. Nhóm của chúng tôi thật rất chi là Hổ Cáp.

Với quan sát, tôi thấy rằng Mặt Trăng ở một cung nào đó sẽ thể hiện đặc tính tiêu cực của cung đó [khi chưa được thanh luyện]. Mặt Trăng Hổ Cáp khi thể hiện mặt tiêu cực của nó ra là sự trả thù. Với Bruce, sự trả thù của Hổ Cáp được chế ngự tốt hơn bởi vì Bruce có Mặt Trời Hổ Cáp.

Nói chung là, khi những mặt khác nhau của Phàm Ngã chúng ta thể hiện ra, Mặt Trăng Hổ Cáp hay Mặt Trăng ở bất cứ cung nào thường thể hiện mặt tiêu cực hơn là Mặt Trời ở cung đó. Mặt Trời chủ quản ý thức trong khi Mặt Trăng chủ quản vô thức. Thế nên, khi kiểu mẫu của Mặt Trăng thể hiện ra, đó là kiểu mẫu của vô thức, xuất ra từ những thói quen phòng vệ mà chúng ta quay về khi cảm thấy bị đe dọa. Trong khi đó, khi cung Mặt Trời của chúng ta được thể hiện ra, chúng ta thường thể hiện chúng một cách có ý thức, chúng ta ý thức được cách chúng ta thể hiện và chúng ta cũng ý thức được rằng chúng ta muốn trông sao cho tốt đẹp và chúng ta điều chỉnh những đặc tính của cung. Xem: Chiêm tinh học nội môn 9