Tổng Hợp Về Mầu Sắc Và Âm Thanh

TỔNG HỢP VỀ MẦU SẮCÂM THANH

I- Trích từ Tham Thiền Huyền Môn

SỬ DỤNG MÀU SẮCÂM THANH.
Ngày 27-8-1920.

Không có vấn đề là kẻ nào phạm luật sẽ bị luật tiêu diệt, còn kẻ nào tuân thủ định luật sẽ được sống nhờ định luật. Việc nghiên cứu huyền bí học đích thực là nghiên cứu về nguyên do và cách nào mà các hiện tượng xảy ra. Đó là việc tìm kiếm phương pháp để đạt kết quả, cũng như phân tích tỉ mỉ các sự kiện và các trường hợp để tìm ra những định luật quản trị chi phối chúng. Sỡ dĩ tôi nói lên các điểm lưu ý sơ khởi này với các bạn hôm nay, vì tôi thấy rõ những vấn đề đang chi phối tâm trí các bạn. Những vấn đề này có giá trị rất lớn nếu các bạn vẫn chuyên chú tìm câu giải đáp đúng đắn. Có những định luật nhất định quản trị đời sống của người đệ tử và đó cũng là những định luật chung cho toàn cuộc sống. Sự dị biệt là do người đệ tử nhận thức thiên lệch về mục đích của các định luật đó, lý do tồn tại của chúng và cách áp dụng chúng một cách hữu thức và đúng đắn vào các trường hợp xảy ra trong đời sống hằng ngày. Cuộc sống cá nhân sẽ được chuyển hóa nhờ tuân thủ định luật. . . Ví dụ như Định luật về Vật chất Cơ bản. Luật này đặt người đệ tử vào vị thế sử dụng kho tàng chung một cách khôn ngoan. Đó là việc vận dụng vật chất và cho nó thích nghi với các sức mạnh tương tác của cung và cầu. . . Đức tin mù quáng chỉ đúng với nhà thần bí, và là một trong các phương tiện để đi vào kho tàng Thiêng liêng này. Nhưng hiểu được phương pháp làm kho chứa này được cung cấp thêm mãi và hiểu được phương tiện nào để mang nguồn cung cấp dồi dào của Đấng Cha Lành đến cho nhu cầu của con cái Ngài, thì còn hay hơn nữa. Một trong những câu châm ngôn về cung và cầu là: Chỉ khi nào mức cung được sử[205] dụng một cách khéo léo cho các nhu cầu của người phụng sự và công việc phụng sự thì nguồn cung cấp ấy mới tiếp tục tuôn tràn vào. (Câu này tôi chọn cẩn thận từng từ). Bí quyết là: sử dụng, yêu cầu, nhận lấy. Chỉ khi nào cánh cửa mở ra do định luật cầu thì một cánh cửa khác cao hơn mới mở ra để cung tuôn vào. Trong luật vạn vật hấp dẫn có ẩn chứa bí mật này. Các bạn hãy suy ngẫm kỹ.

Vài nhận xét về màu sắc.

Trở lại với công việc, tối nay chúng ta phải xét đến vấn đề có ý nghĩa sâu xa và tế nhị, rất đáng quan tâm. Đó là việc sử dụng màu sắc và âm thanh trong tham thiền.

Như các bạn biết, chúng ta đã bàn nhiều về vấn đề âm thanh trong những bức thư trước, khi nghiên cứu việc sử dụng Thánh ngữ, các hình thức thiền và những câu thần chú. Khi nói rằng âm thanh là màu sắcmàu sắc là âm thanh, thì đó là sự thực hiển nhiên. Thực vậy, chủ đề tôi muốn các bạn chú ý không phải bàn đến âm thanh với tính cách là âm thanh, mà là các tác dụng của âm thanh về mặt màu sắc. Trong bức thư này, tôi đặc biệt nhấn mạnh đến khía cạnh màu sắc và xin các bạn luôn luôn nhớ rằng tất cả các âm thanh đều tự biểu lộ bằng màu sắc.

Khi Thượng Đế phát ra Đại thánh ngữ vũ trụ cho thái dương hệ này thì ba dòng màu sắc chính bừng lên rồi hầu như đồng thời tách ra bốn dòng khác, để thành 7 dòng màu sắc cho vạn vật biểu hiện. Các màu đó là:
1.  Xanh (Blue).
2. Chàm (Indigo).
3. Xanh lục (Green).
4. Vàng (Yellow).
5. Vàng cam (Orange).
6. Đỏ (Red).
7. Tím (Violet). [206]
* Ghi chú (Do NTH thêm)
Màu xanh-chàm, có liên quan với nhau ở cấp vũ trụ, không những chỉ tương đồng mà có thể được dùng thay cho nhau với mục đích che giấu. Tôi xin nói rõ hơn (TTHM, 207)

Không phải tôi vô ý mà đặt các màu sắc theo thứ tự này. Tôi để cho các bạn tự khám phá ra ý nghĩa chính xác.

Tôi muốn nhấn mạnh đến ý thứ hai:– Bảy dòng màu sắc này là sản phẩm của cuộc tham thiền của Thượng Đế. Ngài tham thiền, suy ngẫm, nhận thức bằng trí, tạo ra một thế giới lý tưởng và xây dựng nó bằng chất liệu của tư tưởng. Rồi sau đó, vũ trụ khách quan của chúng ta bỗng nhiên xuất hiện, chói lọi trong bảy màu mà màu xanh thẫm hay màu chàm là tông phụ tổng hợp. Vì thế, có thể nói vài điều về màu sắc:–

  1. Màu sắc liên hệ đến tham thiền về thế giới khách quan, vì thế nó liên hệ đến hình thể.
  2. Màu sắc là kết quả của âm thanh phát ra ở cao điểm của tham thiền.
  3. Nếu hiểu một cách sáng suốt thì bảy màu này có ẩn khả năng của con ngườithể làm giống như Thượng Đế và kiến tạo.
  4. Màu sắc có những ảnh hưởng nhất định trên các thể khác nhau, và trên các cõi mà những thể này hoạt động. Nếu huyền bí gia hiểu được màu nào áp dụng cho cõi nào, và đâu là màu cơ bản của cõi đó, thì y đã nắm được bí mật nền tảng trong sự phát triển của tiểu vũ trụ. Y có thể tạo ra thể biểu hiện của mình nhờ chính các định luậtThượng Đế dùng để tạo ra thái dương hệ khách quan của Ngài. Đây là bí mật mà rốt cuộc sự tham thiền về các cung sẽ tiết lộ cho người môn sinh sáng suốt.

    +   Bốn điểm này làm nền tảng cho những điều tôi sẽ nói đến sau đây.

Các bạn không nên thắc mắc rằng những màu tôi vừa kể có gì tương phản với các màu H. P. B. đã kể hay không. [207]  Các bạn sẽ thấy chúng không hề trái ngược nhau, nhưng cả hai chúng tôi đều dùng những màn che, và đều dùng những loại màn che mà người có mắt sẽ có thể thấy được. Một màn che không còn che án khi ta nhận thức được nó, và vì thế tôi không đưa ra chìa khóa ở đây. Tuy nhiên, tôi có thể đưa ra một vài ngụ ý:

Trong các sách huyền môn, những màu bổ túc có thể được gọi bằng tên của nhau. Màu đỏ có thể gọi là xanh lục và vàng cam có thể gọi là xanh. Chìa khóa để giải thích chính xác các thuật ngữ dùng ở đây đều tùy theo cấp độ của đơn vị đang được bàn đến. Nếu nói về Chân nhân ta có thể dùng từ này thì nói về Phàm nhân ta có thể dùng một từ khác. Trong khi đó Chân thần hay bầu hào quang cao hơn có thể được mô tả một cách tổng hợp hay trong phạm vi của cung Chân thần.

Những màu của thượng và hạ trí đôi khi được nói đến trong phạm vi của cảnh giới chứ không theo phạm vi của cung liên hệ.

Màu xanh-chàm, có liên quan với nhau ở cấp vũ trụ, không những chỉ tương đồng mà có thể được dùng thay cho nhau với mục đích che giấu. Tôi xin nói rõ hơn:–

Trong công tác của các Hỏa Tinh quân kết hợp với hành tinh này người ta có thể nói đến các Ngài trong phạm vi bốn màu:

  1. Màu chàm, vì các Ngài cùng đường lối với Đức Bồ-tát, kết hợp với Cung Bác ái hay Minh triết. Đức Chúa tể Hoàn cầu là phản ánh trực tiếp của Ngôi hai.
  2. Màu xanh, vì màu này kết hợp với màu chàm và có quan hệ với noãn hào quang. Giống như Đức Thái Dương Thượng Đế được gọi là “Đức Thượng Đế màu Xanh” (đúng ra là màu chàm), màu của người hoàn thiện và của hào quang qua đó y biểu hiện cũng chính yếu là màu xanh.
  3. Màu vàng cam, bổ túc cho màu xanh và liên quan trực tiếp đến người có trí thông minh. Y là kẻ nắm giữ [208]nguyên khí thứ năm (manas) trong quan hệ với toàn thể phàm ngã.
  4. Màu vàng, là màu bổ túc cho màu chàm, cũng là màu của bồ-đề và trên đường lối trực tiếp của Ngôi hai.

Tôi minh giải các điều trên để chứng tỏ cho các bạn thấy tính phức tạp của việc sử dụng các màn che. Ngoài ra, đối với những người có mắt thấy được thì ngay cả việc chọn lựa các màn che này cũng không tùy ý kiến cá nhân mà phải theo qui luật.

Thế nên các bạn thấy rõ tại sao người ta thường nhấn mạnh rằng khi bàn về các vấn đề nội môn thì hạ trí không giúp ích được gì cả. Chỉ người nào có nhãn quan cao đang phát triển mới hy vọng đạt được một mức độ phân biệt chính xác nào đó. màu xanh lục trong hoạt động của Thiên nhiênlà căn bản của phương diện bác ái, hay rung động màu chàm của thái dương hệ bác ái này, nên điều đó cũng có trên cõi trí. Tôi không được nói gì thêm mà ở đây chỉ đưa ra đề tài cho các bạn suy ngẫm. Màu vàng cam cũng giữ bí mật của các Chân ngã (Con của Trí tuệ), và khi nghiên cứu về ngọn lửa (ngay ở cấp ngoại môn nó cũng hòa hợp tất cả các màu) các bạn sẽ được soi sáng thêm.

Khi nghiên cứu về vấn đề màu sắc và âm thanh trong tham thiền, chúng ta hãy chia chủ đề rộng lớn này theo cách nào hợp lý nhất và xem xét vấn đề theo các mục sau đây:–

  1. Kể ra các màu với vài nhận xét.
  2. Màu sắc và Luật Tương ứng.
  3. Hiệu quả của màu sắc:–
  4. Đối với các thể của người môn sinh.
  5. Đối với các nhóm và công tác tập thể.
  6. Đối với môi trường chung quanh.
  7. Ứng dụng của màu sắc:–
  8. Trong tham thiền. [209]
  9. Để chữa bệnh qua tham thiền.
  10. Trong công tác xây dựng.
  11. Công dụng của màu sắc trong tương lai.

Theo năm đề mục này chúng ta có thể tóm lược tất cả những điều cần nói hiện nay. Có lẽ các bạn sẽ thấy trong cơ bản những điều tôi nói cũng chẳng mới bao nhiêu, vì tôi không đưa ra điều nào ngoài những gì đã nói trong tác phẩm nền tảng của H. P. B.. Tuy nhiên, với cách trình bày mới mẻ hơn và việc tập hợp tài liệu theo một đề mục, các bạn có thể được khai ngộ với kiến thức được chỉnh đốn tốt hơn. Chúng ta sẽ bàn về 5 phần này sau. Tối nay tôi chỉ thêm vài điểm vào những điều đã nói.

Các màu sắc biểu hiện ở cõi hồng trần thuộc cấp độ thô kệch nhất. Ngay cả những màu tinh tế nhất mà mắt thường có thể thấy được (ở cõi hồng trần) cũng cứng nhắc và thô sơ so với các màu sắc biểu lộ trên cõi tình cảm. Khi tiếp xúc với vật chất thanh bai hơn ở các cảnh giới khác, thì cứ mỗi lần chuyển tiếp, vẻ mỹ lệ, dịu dàng và phẩm tính tuyệt mỹ của các màu sắc khác nhau lại càng tăng. Khi đạt đến màu tổng hợp tối thượng thì sự mỹ lệ vượt cao hơn mọi quan niệm của con người.

Những màu sắc mà hiện chúng ta đang dùng trong cuộc tiến hóa của mình đều là các màu sắc của ánh sáng. Có một số màu là những gì còn sót lại của thái dương hệ trước, và đã bị chiếm lấy để dùng làm phương thức biểu lộ của sự bí mật mà vì thiếu hiểu biết nên chúng ta gọi là “điều ác vũ trụ.” Đó là những màu sắc thoái hoá, và là trung gian của mãnh lực Bàng môn. Người chí nguyện trên Con đường Ánh sáng không sử dụng các màu này. Đó là màu nâu, xám, màu tím bầm và màu xanh lục quái đản, thể tìm thấy trong những nơi tối tăm của quả đất, trên cõi cảm dục và trên các cấp thấp của cõi trí. Đó là các màu tiêu cực. Âm điệu của chúng thấp độ hơn âm điệu của Thiên nhiên. Hiểu theo nghĩa nội môn thì [210] các màu đó là con cháu của bóng đêm. Chúng là căn bản của ảo cảm, của sự thất vọng, đồi trụy. Đệ tử của các Đấng Cao cả phải vô hiệu hoá chúng bằng cách chiếu rọi vào đó các màu sắc của ánh sáng.
6. Như đã nói trước đây, tổng hợp của tất cả các màu là cung tổng hợp màu chàm. Màu này ẩn trong tất cả, và hấp thu tất cả các màu khác. Nhưng trong ba cõi tiến hóa của con người, thì màu vàng cam của ngọn lửa soi rọi tất cả. Màu vàng cam này phát ra từ cõi thứ năm, ẩn trong nguyên khí thứ năm, và là hiệu quả của việc xướng lên câu chân ngôn huyền bí Thượng Đế của chúng ta là Lửa đang thiêu hủy.” Các từ này áp dụng cho nguyên khí manaslửa của sự thông tuệ hay lý trí mà các Hỏa Tinh quân đã truyền đạt. kích thích và hướng dẫn cuộc sống của phàm nhân đang hoạt động. Đó là ánh sáng của lý trí dẫn dắt con người từ Phòng Học tập đến Phòng Minh triết. Ở phòng sau, các giới hạn của nó bị khám phá, và chính cái cấu trúc mà kiến thức đã xây dựng (là thể nguyên nhân hay là Ngôi đền của Vua Solomon) bị lửa thiêu hủy. Lửa này thiêu hủy cái nhà tù kỳ diệu mà con người đã xây dựng bao đời để giải phóng ánh sáng thiêng liêng bên trong. Bấy giờ hai loại lửa hợp nhất, cùng vươn lên cao và mất hút trong Ánh sáng của Tam nguyên.

Một số màu sắc đặc biệt thuộc về trường tiến hóa nhân loại; có những màu khác thuộc về giới thiên thần. Sự pha trộn và hòa hợp cuối cùng của các màu đó, rốt cuộc sẽ mang lại sự hoàn thiện. . . .

Ngày 29-8-1920.

  1. Kể ra các màu sắc.

Tối nay, chúng ta đề cập đến điểm cần nghiên cứu đầu tiên về màu sắc.

Tôi sẽ đưa ra một vài nhận xét và trao cho các bạn một số dữ liệu, nhưng một lần nữa xin các bạn nhớ rằng tôi đang dùng các từ ngữ ngoại môn, và việc bàn thảo này chỉ có tính [211] cách gợi ý mà thôi. Chính việc sử dụng từMàu sắc” cũng cho thấy ý định này, bởi vì như các bạn đều rõ định nghĩa của từ này nói lên ý tưởng che giấu. Vì thế, màu sắc là “cái che giấu.” Nó chỉ là trung gian khách quan để nhờ đó mà sức mạnh bên trong tự truyền ra. Đó là sự phản ánh trên vật chất, loại ảnh hưởng phát xuất từ Thượng Đế và đã xuyên thấu đến phần trọng trược nhất trong thái dương hệ của Ngài. Chúng ta nhận biết được điều đó với tính cách là màu sắc. Vị Chân sư biết rằng đó là mãnh lực đã phân hóa, còn vị điểm đạo đồ cao cấp hơn thì biết đó là ánh sáng tối hậu, không bị phân hóa và phân chia.

Hôm qua, chúng ta đã kể ra các màu sắc theo một thứ tự nào đó. Tôi sẽ kể lại theo thứ tự đó, nhưng lần này để nhắc các bạn nhớ rằng Cung duy nhất mà tất cả các cung khác chỉ là cung phụ, thể được xem là một vòng ánh sáng 7 màu. Các môn sinh quá thường hình dung bảy dải màu vạch xuống, xuyên qua năm cõi thấp cho đến khi chúng chạm đến cõi trần và bị hấp thu vào vật chất trọng trược. Sự thực không phải vậy. Bảy màu này được xem như một dải gồm bảy màu xoay tròn, di chuyển liên tục qua các cảnh giới để trở về nguồn xuất phát của chúng. . . . . . Bảy dải màu này phát ra từ Cung tổng hợp. Cung phụ màu chàm của Cung chính màu chàm là con đường ít trở ngại nhất để đi từ tâm của vật chất trọng trược nhất trở về nguồn. Các dải màu này hợp thành một vòng tuần hoàn, chuyển động theo các nhịp rung động khác nhau, đi xuyên qua các cõi và cứ thế mà lên xuống mãi. Điều tôi muốn đặc biệt nêu ra ở đây là bảy dải màu này không chuyển động theo cùng một tốc độ, và đây là điểm then chốt giải thích tính phức tạp của vấn đề. Một vài màu di chuyển với nhịp rung động mau hơn một số màu khác. Vì thế, khi chúng mang theo các Chân thần tương ứng [212] của chúng thì đó là lý do tại sao một số Chân nhân dường như tiến bộ nhanh hơn một số Chân nhân khác.

Các vòng nhuộm màu này không đi theo một con đường thẳng thông suốt, mà đan vào nhau một cách thật kỳ lạ. Chúng pha trộn với nhau, hấp thu lẫn nhau trong những chu kỳ đã định sẵn, tự hợp thành những nhóm ba hay nhóm năm, mà vẫn tiến tới mãi. Đây là cơ sở thực tế của mô hình đan chéo trên lưng con rắn minh triết. Ba đường màu sắc chính có thể xem như hình lưới mắt cáo ở trên da rắn, với bốn màu kia đan vào. Một ngày kia người môn sinh nghiên cứu về màu sắc và khoa Minh triết Thiêng liêng sẽ có thể biên soạn một biểu đồ lớn về bảy cảnh giới và con rắn minh triết bảy màu sẽ được đặt lên bảy cảnh giới đó. Nếu vẽ đúng tỉ lệ, ta sẽ thấy được nhiều kiểu sắp xếp hình học rất thú vị, khi những vòng tròn cắt ngang những mặt phẳng, và truyền đến thị giác một ấn tượng nào đó về tính phức tạp của vấn đề bảy cung . . .

Có lẽ thích hợp để nói ra đôi điều vắn tắt ở đây:–

Màu chàm đích thực là màu xanh của bầu trời trong một đêm không trăng. Nó là màu tột đỉnh, và khi tất cả mọi sự tổng hợp đã đạt được thì đêm thái dương sẽ đến. Vì thế, màu này tương ứng với những gì bầu trời ban đêm biểu lộ. Màu chàm có tính hấp thu.

Màu xanh lục là căn bản cho sự hoạt động của thiên nhiên. Đây là màu tổng hợp của thái dương hệ 1, và là nền tảng của thái dương hệ được biểu lộ hiện tại. Âm điệu của Thiên nhiên là màu xanh lục. Mỗi khi con người xem xét lớp áo trái đất đang mặc, là y tiếp xúc với một phần mãnh lực đã đến mức hoàn mãn trong thái dương hệ 1. Màu xanh lục có tính kích thíchchữa bệnh.

Ở đây cần lưu ý các bạn là chúng tôi chưa được phép tiết lộ ý nghĩa huyền bí của các màu này hoặc là nói chính xác về [213] thứ tự và ứng dụng của chúng. Những mối nguy hiểm quá lớn, vì trong sự thấu hiểu các định luật của màu sắc và trong kiến thức (ví dụ như) về màu nào là tượng trưng cho cung nào, có ẩn chứa quyền năngChân sư vận dụng.

Vài nhận xét về màu sắc.

Chúng ta đã biết một số màu, và kể lại ở đây cũng tốt. Cung tổng hợp là màu chàm, hay là màu xanh thẫm. Đó là cung của Bác áiMinh triết là cung nền tảng vĩ đại của thái dương hệ này, và là một trong các cung vũ trụ. Vũ trụ cung này, khi biểu hiện sẽ tự chia ra thành bảy cung phụ như sau:

  1. Màu chàm . . . . . . . . . .và một màu chưa được tiết lộ.
  2. Màu chàm-chàm . . . Cung phụ thứ hai Bác áiMinh triết. Biểu lộ rõ rệt ở cõi đại niết-bàn (cõi của Chân thần), với biểu hiện chính là những Chân thần bác ái.
  3. Màu chàm-xanh lục. . . . . . . Cung phụ thứ ba, Cung chánh thứ ba Hoạt động hay Thích nghi, là cung cơ bản của thái dương hệ thứ hai này. Đó là cung lớn của trường tiến hóa thiên thần.
  4. Màu chàm-vàng. . . . . . . . . . . . . . . .  Cung Điều hòa.
  5. Màu chàm-vàng cam. . . . . .  Cung Kiến thức Cụ thể.
  6. Màu chàm. . . và một màu chưa được tiết lộ. Cung Sùng tín.
  7. Màu chàm-tím. . . . . . . . . . . .  Cung Trật tự Nghi lễ.

Các bạn lưu ý là tôi không kể ra hai màu, chàm-đỏ và chàm-xanh, hoặc xếp chúng vào cung nào hoặc cõi nào. Không [214] phải là không thể nói được, nhưng tôi giữ lại chi tiết này để làm câu đố. Có một số điểm mà khi nói về màu sắc các bạn phải luôn luôn nhớ là:

Tôi đã cho các tên màu sắc này và ứng dụng của chúng về mặt ngoại môn, và trong đó chỉ có hai màu (chàm và xanh lục) là tương ứng với áp dụng nội môn của chúng. Cung Tổng hợp và Cung Hoạt động, ở giai đoạn này, là hai cung mà các bạn có thể hoàn toàn biết chắc. Một màu là mục tiêu của nỗ lực, còn màu kia là màu sắc nền tảng của Thiên nhiên.

Năm màu kia có liên quan đến cuộc tiến hóa năm giai đoạn của chúng ta, thì thay đổi, pha trộn, hòa hợp cùng nhau. Về mặt nội môn chúng không giống như nghĩa mà các bạn có thể tưởng tượng ra khi dùng các từ đỏ, vàng, vàng cam, xanh và tím. Về mặt nội môn chúng không giống chút nào với các tên gọi này, và chính các tên gọi này cũng nhằm đánh lạc hướng và để che giấu.

Mỗi một trong ba màu này và hai màu kia, cho đến nay vẫn chỉ được hiểu qua bốn cung phụ của chúng. Đây là cuộc tuần hoàn thứ tư, và cho đến nay chỉ có bốn cung phụ của các màu này là được hiểu thoáng qua. Khi nhớ ba điểm này các bạn sẽ khỏi phải chú trọng không nhằm lối vào sự hiểu biết ở bề ngoài, và người môn sinh khôn ngoan tránh đưa ra ý kiến khi vấn đề chưa sáng tỏ.

Màu vàng là một màu khác nữa đã đến với chúng ta từ thái dương hệ 1. Sự hoà lẫn màu xanh và màu vàng trong hệ thống đó đã giúp nhiều vào việc làm phát sinh hoạt động. Màu vàng tạo sự điều hòa, nó đánh dấu mức hoàn thành và kết quả. Các bạn hãy để ý trong mùa thu, khi các tiến trình của Thiên nhiên đã xong và chu kỳ hoàn tất, thì bằng cách nào mà màu vàng của mùa thu trải rộng ra bao trùm cảnh vật. Cũng nên lưu ý rằng khi ánh nắng mặt trời thong dong tỏa xuống ta cũng thấy màu vàng của mùa gặt hái. Cuộc sống [215] tinh thần cũng vậy. Khi cõi thứ tư của điều hòa hay cảnh giới bồ-đề đã đạt được thì đó là lúc hoàn thành viên mãn. Khi công việc của phàm nhân đã hoàn tất, và khi mặt trời của tiểu vũ trụ, là Chân nhân, chiếu xuống đời sống cá nhân một cách dễ dàng, thì thành quả và mùa gặt hái đến. Khi tạo được sự điều hòa hay nhất quán là đã đạt mục tiêu. Màu xanh và vàng hòa nhau thành xanh lục, và màu xanh tổng hợp hay màu chàm (trạng thái bác áiminh triết) sẽ ngự trị khi đạt đến cảnh giới điều hòa. Bấy giờ sẽ đưa đến cảnh giới thứ ba của atma, nơi màu xanh lục của hoạt động chiếm ưu thế. . . . . .

Ngày 31-8-1920.

Tiếp tục nghiên cứu về màu sắctham thiền, và phần đặc biệt trong nghiên cứu này, để khích lệ các bạn, tôi xin nói rằng việc nhận và ấn hành các bức thư này là phần các bạn, còn tôi thì chịu trách nhiệm truyền đạt dữ liệu. Dù cho các bạn không hiểu được chúng, hoặc thậm chí một số dữ liệu có vẻ mâu thuẫn, các bạn nên hiểu rằng trong cách lý giải nội môn này có chứa một nửa bí nhiệm. Phân nửa còn lại bị che giấu vì sự thực là toàn bộ việc giải thích đều tùy lập trường của người lý giải và tùy theo cõi mà tâm thức y đang hoạt động. Giá trị của những gì hiện nay tôi trao truyền đều gồm trong điểm này:– khi nghiên cứu màu sắc (là một hình thức nghiên cứu sự rung động) các bạn sẽ có khả năng hiểu được rung động của phàm ngã, biết hòa hợp sự rung động này với sự rung động của Chân nhân, và sau đó làm cho nó đồng bộ với sự rung động của Chân sư. Một trong những phương pháp chính để tạo sự đồng bộ này tham thiền. Khi trí thông tuệ thấu hiểu được các sự kiện khoa học về vấn đề này thì mới sử dụng được các sự kiện ấy để gia tăng sự rung động, và phát triển được các màu cần thiết một cách khôn ngoan.

[216] Trong bức thư vừa qua, tôi có đề cập đến bốn màu – xanh, chàm, xanh lục, và vàng, – và trong cách phân nhóm đầu tiên này có nhiều điều thú vị. Bây giờ chúng ta sang nhóm màu khác, tự nhiên cùng đi với nhau,vàng cam, đỏ, và tím.

Vàng cam. Đối với mục đích của chúng ta thì đây là màu của cõi trí, là màu đánh dấu sự cháy. Nó là biểu tượng của ngọn lửa, và hơi lạ là màu này cũng tiêu biểu cho sự phân cách. Nhưng cần lưu ý rằng màu vàng cam huyền bí không phải chính xác là màu các bạn hiểu theo từ ngữ này. Màu vàng cam ngoại môn là màu pha trộn của vàng và đỏ. Màu vàng cam huyền bí là màu vàng tinh khiết hơn và hầu như không thấy màu đỏ trong đó. Màu vàng cam này là sự rung động phát ra từ một cung vũ trụ và đến với chúng ta. Các bạn nên nhớ rằng cung thứ năm (cũng như cõi thứ năm và nguyên khí thứ năm) vốn liên kết chặt chẽ với cung thông tuệ của vũ trụ, hay với trạng thái hoạt động là sự biểu lộ vĩ đại trong thái dương hệ thứ nhất. Cung tổng hợp vào thời đó là cung màu xanh lục, liên kết rất mật thiết với cung màu vàng cam, hay trí tuệ hoặc thông tuệ biểu lộ qua hình thể. thái dương hệ này, chúng ta có sự tương ứng trong cung tổng hợp Bác áiMinh triết, cùng sự liên quan mật thiết của nó với Cung thứ tư là Cung Điều hòa. Mối quan hệ này phát biểu trong tam giác hình thành do sự tương tác của chúng như sau:–

[217]

THÁI DƯƠNG HỆ THỨ NHẤT (Còn gọi là Thái dương hệ Hoạt động_NTH ghi chú)

Cung màu Xanh lục (Cung tổng hợp)

Trạng thái Thứ ba

Hoạt động hay Thông tuệ

Cung phụ thứ baCung phụ thứ năm
Hoạt độngManas, trí tuệ (Thông tuệ)
Xanh lục-xanh lụcXanh lục-vàng cam

 

THÁI DƯƠNG HỆ THỨ HAI (Còn gọi là Thái dương hệ Bác Ái_NTH ghi chú)

Cung màu Chàm

Trạng thái Thứ hai

Bác áiMinh triết

Cung phụ thứ haiCung phụ thứ tư
Bác áiMinh triếtĐiều hòa
Chàm-chàmChàm-vàng

[218] Trong thái dương hệ hoạt động, chúng ta thấy trạng thái thứ ba của trí tuệ vũ trụ hay hoạt động biểu lộ xuyên qua cung phụ cụ thể màu vàng cam . . . . . . sự thích nghi thông qua sắc tướng – là hình thể phát biểu hoạt tính tiềm ẩn đó một cách hoàn hảo. Tương tự, trong thái dương hệ thứ hai của bác ái, chúng ta thấy trạng thái bác ái phát biểu qua màu vàng của cung điều hòa hay mỹ lệ – là bác ái tự biểu lộ hoàn toàn qua sự hợp nhất, điều hòa hay mỹ lệ. Ở đây xin các bạn lưu ý rằng tôi lại dùng những từ ngữ mà sự đúng đắn tùy theo cách giải thích ngoại môn hay nội môn.

Thế nên, để trở lại điểm tôi đã nói trên, màu vàng cam đến với chúng ta như sự rung động phát ra do cung hoạt động của vũ trụ trong thái dương hệ trước. Mãnh lực của màu vàng cam (là sự thấu hiểu về mặt khoa học nhờ trí thông tuệ) đến với chúng ta để hoàn thành sự liên kết giữa tinh thần và hình thể, giữa sự sống và các vận cụ mà sự sống tìm cách phát biểu thông qua đó.

Chúng ta có thể phân chia các màu chính yếu cơ bản bằng các thuật ngữ khác nhau mà chúng ta dùng để diễn tả toàn thể vũ trụ biểu hiện:–

1.Trạng thái Sự sống 2.Trạng thái  Hình Hướng 3.Trạng thái  Thông tuệ
Tinh thầnVật chấtTrí tuệ
Tâm thứcVật cụSinh lực
NgãPhi-NgãSự liên lạc giữa
Cung Cung Cung
2.Bác áiminh triết1. Quyền lực hay ý chí3.Hoạt động hay Thích nghi
4. Điều hòa7. Định luật nghi thức5.  Kiến thức Cụ thể
6. Sùng tín5. Kiến thức Cụ thể

[219] Đây chỉ là một trong những cách phân bố các cung và xem các cung là những ảnh hưởng tác động trực tiếp vào cuộc sống đang tiến hoá hay trên hình thể mà sự sống tiến hóa trong đó, nhờ yếu tố thứ ba là sự thông tuệ. Ba phần này tạo thành ba đỉnh của một tam giác vũ trụ: và dòng thần lực của các cung tác động ở cấp đại vũ trụ giữa ba đỉnh này, có phần tương ứng của nó trong tiểu vũ trụ là luồng hỏa hậu (được khơi hoạt qua tham thiền) tác động theo dạng hình học chính xác giữa ba luân xa chính yếu:–

Tất cả bảy cung đều tương tác giữa sự sống, hình thểtrí tuệ nội tại, và cốt yếu chính là ba trạng thái này. Chúng là sự sống, chúng là sắc tướng, chúng là sự thông tuệ, và tổng thể của chúng là vũ trụ biểu hiện. Trong những thời kỳ khác nhau, tất cả bảy cung đều tác động vào những phương diện khác nhau. [220]

Sự tương tác quan trọng nhất là giữa:

  1. Cung Bác ái-Minh triết và Cung Điều hòa, cũng như sự tương tác giữa cõi của Chân thần (đại niết-bàn) và cõi bồ-đề.
  2. Cung Quyền lực và cung Định luật Nghi thức, cũng như sự tương tác giữa cõi thứ nhất và cõi thứ bảy.
  3. Cung Hoạt động hay Thích nghi và cung Kiến thức Cụ thể hay Khoa học, cũng như sự tương tác giữa cõi thứ ba của atma (niết-bàn) và cõi thứ năm của trí tuệ. Màu xanh lục và vàng cam đã liên kết nhau trong thái dương hệ thứ nhất, và vẫn tiếp tục liên kết trong hệ thống này. Tôi đã mở ra những lĩnh vực rộng lớn để tất cả các môn sinh chân thành suy ngẫm.
  • Trong quan hệ giữa màu chàm, xanh và vàng có ẩn một điều bí mật.
  • Trong quan hệ giữa màu xanh lục, vàng cam và đỏ có một bí mật khác.
  • Trong quan hệ giữa màu xanh, đỏ, và tím còn có một bí ẩn khác nữa.

Người môn sinh nào nhờ dùng trực giác của mình mà hiểu được ba điều bí nhiệm này là đã tìm được chìa khóa để đi vào chu kỳ lớn hơn, và nắm được chìa khóa của sự phát triển tiến hóa. Vì thế, khi nghiên cứu tiểu vũ trụ, các bạn hãy nhớ rằng chúng ta sẽ tìm được chính mối quan hệ đó và sẽ mở được cánh cửa vào “Thiên giới trong tâm.”

Màu đỏ có vẻ là một trong những màu khó xem xét hơn hết. Nó bị xếp vào loại bất hảo. Tại sao? Vì màu đỏ đã bị xem là màu của kama, hay là ác dục, và bao giờ ta cũng thấy những màu đỏ bầm và đen tối trong thể cảm dục của người kém tiến hóa. Nhưng khá lâu sau này, màu đỏ sẽ là màu căn bản của một thái dương hệ, và trong sự hòa hợp hoàn hảo của màu đỏ, xanh lục và màu xanh rốt cuộc đưa đến công trình [221] hoàn thành của Đức Thái Dương Thượng Đếsự viên mãn của ánh sáng trắng tinh khiết.

Thái dương hệ hoạt động đã có màu xanh lục.(Thái dương hệ 1 _ ghi chú của NTH)

Thái dương hệ bác ái hiện có màu xanh. (Thái dương hệ 2 _ ghi chú của NTH)

Thái dương hệ quyền lực sẽ có màu đỏ.

Các bạn đều biết ba màu đỏ, xanh và xanh lục hợp nhất thành màu trắng, và nói theo nghĩa huyền bí thì bấy giờ Thượng Đế đã “rửa những lớp áo của Ngài và tẩy chúng trắng tinh bằng máu.” Điều này giống như con ngườitiểu vũ trụ đang làm trong diễn trình tiến hóa, theo ý nghĩa thấp hơn.

Màu tím. Điều kỳ lạ là Cung màu tím, Định luật Nghi thức hay Trật tự, lại là cung tổng hợp khi biểu hiện trong tam giới. Cũng như Cung tổng hợp Bác áiMinh triết là tổng hợp của tất cả các mãnh lực của sự sống, thì trong tam giới Cung bảy tổng hợp tất cả những gì liên quan đến hình thể. Trên cảnh giới thứ nhất, sự sống ở trong trạng thái tổng hợp tinh khiết nhất, cao cả nhất, chưa phân hóa gì cả. Trong khi trên cảnh giới thứ bảy thì hình thể ở trong trạng thái dày đặc nhất, thô kệch nhất, và phân hóa thành thiên hình vạn trạng. Một mặt, sự sống được thu vào Cung tổng hợp của Bác ái. Trong khi đó phương diện hình thể chịu sự tác động của Cung bảy.

Cũng có một sự tổng hợp khác do sự thực là nhờ trung gian của màu tím mà hai trường tiến hóa nhân loại và thiên thần có được nơi tiếp xúc. Theo nghĩa huyền bí thì tím là trắng. Khi hòa hợp được hai trường tiến hoá này bảy Đấng Thiên Đế đạt được sự hoàn thiện viên mãn, và về mặt huyền bí các Ngài được xem như đã trở nên khiết bạch, đồng nghĩa với hoàn thiện.

Một điểm tổng hợp khác nữa là nhờ sự thống ngự của Cung bảy này mà có sự hòa hợp giữa thể xácthể dĩ thái. Đây là điểm tối quan trọng trong đại vũ trụ và đối với người môn sinh hành thiền. Muốn cho giáo huấn được truyền đến bộ não hồng trần đạt mức chính xác nào đó thì trước phải tạo [222] được sự hòa hợpchỉnh hợp này. Nó liên quan mật thiết đến sự chỉnh hợp các luân xa.

Trong các nhận xét trên, tôi chỉ có ý muốn vạch ra những đường hướng suy tưởng, nếu được theo đúng, chúng có thể mang lại những kết quả làm bạn ngạc nhiên. Nhờ nghiên cứu các màu sắc và các cảnh giới, nhờ nghiên cứu màu sắc cùng ảnh hưởng và mối quan hệ của nó với phương diện sự sống, và nhờ dùng trí nghiên cứu phương diện hình thể mà người môn sinh hành thiền sẽ đạt được nhiều điều có giá trị, miễn là y luôn luôn làm ba việc:–

  1. Y cố gắng tìm hiểu các màu huyền bí và ứng dụng đúng đắn của chúng vào các cảnh giới và các luân xa, vào các thể biểu hiện của y, và vào các thểThượng Đế biểu hiện thông qua đó (bảy hành tinh thánh thiện), vào các cuộc tuần hoàn và các giống dân, cùng là các chu kỳ của cuộc sống cá nhân y. Nếu làm được điều này là y đã nắm được chìa khóa của toàn bộ kiến thức.
  2. Y cố gắng áp dụng thực hành các chân lý đã học được vào cuộc sống phụng sự của mình trong tam giới. Trong các phương pháp làm việc của mình y cố gắng theo đúng những phương pháp mà Đức Thượng Đế phô bày qua bảy cung hay bảy ảnh hưởng. Có nghĩa là nhờ tham thiền y đã đặt cuộc sống của mình dưới bảy ảnh hưởng vĩ đại này một cách có hệ thống trong các chu kỳ huyền bí tuần tự. Do đó y tạo được sự mỹ lệ trật tự trong việc làm phát lộ Chân ngã nơi mình.
  3. Y phải luôn luôn nhớ rằng sự hoàn thiện như chúng ta biết cũng chỉ là một phần và chưa đích thực, và ngay cả chính sự hoàn thiện – hiểu theo trí phàm – cũng chỉ là ảo tưởng. Chỉ có sự biểu hiện (trong thái dương hệ) kế tiếp củaThượng Đế mới cho thấy sự vinh quang tối hậu đã định. Ngày nào còn có các màu sắc khác biệt là còn sự bất toàn. Cần nên nhớ rằng màu sắc như chúng ta biết vốn là nhận thức về một sự rung động chạm vào mắt của người đang sử dụng một thể của căn chủng thứ năm, trong cuộc tuần hoàn thứ tư, trên dãy hành tinh thứ tư. Vậy thì một người với thân xác thuộc căn chủng thứ bảy trong cuộc tuần hoàn [223] thứ bảy sẽ thấy màu sắc ra sao? Thậm chí đến chừng đó trọn cả dãy màu sắc có vẻ đẹp kỳ diệu sẽ vẫn ở ngoài và vượt khỏi tầm hiểu biết của y. Lý do là chỉ có hai trạng thái lớn của sự sống Thượng Đế đang hoàn toàn biểu lộ, còn trạng thái thứ ba sẽ chỉ hiển lộ một phần, chờ đợi “Ngày vĩ đại hơn nữa đến với chúng ta” để bừng lên trong sự chói rạng hoàn toàn. Từ “chói rạng” này có một ý nghĩa huyền bí đáng cho các bạn xem xét.

Ngày 3-9-1920.

Bền lòng gắn bó với bổn phận kế tiếp và đặt chân vững vàng lên bước tiến tiếp theo sẽ rộng mở con đường đi đến Chân sư và đồng thời dẹp sạch những nỗi khó khăn. Minh định các quan niệm tri thức cao thượng và phát biểu chúng ở cõi trần giúp thể trí phát triển, để cho nguồn sống ngày càng lớn lao hơn tuôn tràn từ trên xuống. Ổn định tình cảm và thăng hóa dục vọng từ cõi này lên cõi bồ-đề, khiến hành giả có khả năng phản ánh trung thực quan điểm cao siêu. Tinh luyện và giữ giới luật thân xác giúp hành giả có khả năng phát triển những gì mà Chân ngã nội tâm hiểu biết. Nếu ba điều này được quan tâm tuân thủ thì bấy giờ định luậtthể tác động và việc khai phóng được xúc tiến mau lẹ. Vậy định luật vận hành cách nào? Phần chúng ta phải hành động ra sao để cuộc sống cá nhân khỏi bị định luật trói buộc? Như đã nêu trên, đơn giản chỉ là gắn bó với bổn phận cao cả nhất, và sắp xếp đời sống phàm nhân thế nào để bổn phận này có thể được hoàn thành mỹ mãn.

Các Màu sắc Thông thường và Huyền bí.

Đề tài hôm nay là điểm thứ hai về việc sử dụng màu [224] sắc và bàn đến luật tương ứng và màu sắc . . . . . . Như tôi đã nói với các bạn, ý nghĩa huyền bí của các màu sắc thông thường vẫn chưa được tiết lộ trọn vẹn. Một số ý nghĩa này đã được H.P.B. nói đến, nhưng nguyên nghĩa của chúng vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Đây là điều gợi ý để các bạn suy xét. Một số kiến thức về màu sắc và âm thanh được đề cập trong bộ Giáo lý Bí nhiệm có liên quan đến thái dương hệ thứ nhất, và một số chi tiết lại liên quan đến một phần của thái dương hệ thứ hai. Đương nhiên sự phân biệt đó vẫn chưa được thấu hiểu, nhưng đây sẽ là sự tiết lộ với tính cách một sự kiện then chốt để nghiên cứu trong trường phái mới sau này. Về ý nghĩa huyền bí của màu sắc, tôi muốn các bạn lập một bảng liệt kê (dù điều này có thể tìm thấy trong Giáo lý Bí nhiệm), để làm căn bản cho những điểm tôi có thể sẽ truyền đạt sau này.

Màu thông thườngMàu huyền bí
Tía  (purple)Xanh  (blue)
Vàng  (yellow)Chàm (indigo)
Vàng nhạt (cream)Vàng (yellow)
Trắng (white)Tím (violet)

Hiện nay, chỉ có bốn màu này là có thể nói đến, nhưng nếu được hiểu đúng thì các màu này là chìa khóa của cuộc tuần hoàn thứ tư hiện nay và lịch sử của nó. Vì chúng ta đang ở trong dãy hành tinh thứ tư và cuộc tuần hoàn thứ tư nên lịch sử của thời kỳ hiện tại đang nằm trong số 4. Đặc biệt tôi khuyến khích các bạn, là các huấn sư và các môn sinh của thế hệ mới sau này, hãy suy ngẫm xem tại sao màu trắng hiểu theo nghĩa nội môn lại là màu tím. Hiện nay màu tím đang có ứng dụng đặc biệt khi cung của màu tím đang nhập cuộc, và Cung bảy hiện là một trong ba cung chính yếu trong cuộc tuần hoàn này. Nó vận dụng quyền lực trong tỉ lệ của số 4, dựa vào số 4 và theo số 4.

Các màu huyền bí tương ứng với màu đỏ, xanh lục và vàng cam thông thường, chưa có thể phổ biến cho công chúng. Tuy [225] nhiên, các môn sinh và các đệ tử nhập môn với khả năng phân biện đáng tin cậy nếu cố gắng họ có thể đạt được kiến thức cần thiết.

Ở đây tôi muốn nêu ra một số điểm khác để xem xét thật kỹ bằng cách bàn vắn tắt về luật tương đồng và tương ứng.

Đó là các điểm sau đây:–

  1. Các tương ứng giữa tiểu vũ trụđại vũ trụ.
  2. Các tương ứng cơ bản.
  3. Màu sắc trong tiểu vũ trụ và trong đại vũ trụ.

Chúng ta hãy bàn từng điểm một, vì có hiểu đúng định luật chúng ta mới có khả năng suy nghĩ về mặt nội môn, và thấy được ý nghĩa sâu xa của các sự việc xảy ra bên ngoài.

Sự tương ứng giữa tiểu vũ trụđại vũ trụ.

Mối quan hệ giữa tiểu vũ trụđại vũ trụ rất chính xác, không những về mặt đại thể mà trong chi tiết cũng vậy. Đây là một sự kiện cần phải nắm vững và thấu hiểu. Khi kiến thức gia tăng với nhiều tiến bộ và khi năng lực tham thiền tạo được khả năng truyền đạt từ Tam nguyên qua thể nguyên nhân đến Phàm ngã thì các sự kiện này sẽ ngày càng được chứng minh trong từng chi tiết, cho đến mức hành giả thấu hiểu được trọn vẹn. “Trên sao dưới vậy” là một chân lý hiển nhiên thường được nói suông, nhưng ít được nhận thức. Ở trên có gì, và những gì sẽ phát triển tương ứng ở dưới?

Ở trên có Ý chí, Bác ái và Hoạt động, hay là Quyền lực, Minh triếtThông tuệ, là những từ áp dụng cho ba trạng thái biểu hiện thiêng liêng. Ở dưới cũng có ba trạng thái này đang xuất lộ:–

  1. Phàm nhân phát biểu trí thông minh tích cực. [226]
  2. Chân nhân phát biểu bác ái hay minh triết.
  3. Chân thần phát biểu quyền lực hay ý chí.

Trong tam giới của Phàm nhân ta cũng có:–

  1. Thể hồng trần, phát biểu phản ánh phương diện hoạt động.
  2. Thể tình cảm, phát biểu phản ánh phương diện bác ái hay minh triết.
  3. Thể trí, phát biểu phản ánh phương diện ý chí hay quyền lực.

Nếu mô tả theo lối thông thường, thì ba thể trên có màu sắc nào?

  1. Màu tím của thể hồng trần phát biểu qua thể dĩ thái.
  2. Màu hồng hay đỏ của thể cảm dục.
  3. Màu vàng cam của thể trí.

Trong Tam nguyên hay thế giới của Chân nhân tam phân có những gì?

  1. Thể thượng trí, phát biểu phương diện hoạt động hay thông tuệ.
  2. Thể bồ-đề, phát biểu phương diện bác ái hay minh triết.
  3. Thể atma, phát biểu phương diện ý chí hay quyền lực.

Và nếu mô tả theo lối thường thì ba thể trên có màu sắc nào?

  1. Màu xanh của thượng trí.
  2. Màu vàng của cấp bồ-đề.
  3. Màu xanh lục của cấp atma.

Các màu trên đang trong tiến trình chuyển hóa. Các bạn phải thực hiện sự thay đổi tương ứng của màu sắc từ thấp lên cao. Các bạn hãy kết hợp những điều này với những điều tôi đã nói trong một bức thư trước về việc chuyển di sự phân cực.

Có sự tương ứng trực tiếp giữa:–

  1. Màu tím của cấp dĩ thái và màu xanh của cấp thượng trí. [227]
  2. Màu hồng của thể cảm dục và màu vàng của thể bồ-đề.
  3. Màu vàng cam của thể trí và màu xanh lục của atma.

Sự bí mật của tất cả các tương ứng này phải được khám phá bằng cách áp dụng các định luật của tham thiền huyền môn.

Các bạn có thể chuyển trọn dãy màu lên cao hơn nữa, và ở cấp Chân thần có sự tương ứng như sau:–

  1. Màu xanh lục của trạng thái thứ ba.
  2. Màu xanh tổng hợp hay màu chàm của trạng thái thứ hai.
  3. Màu đỏ của trạng thái thứ nhất.

Ở đây cần lưu ý rằng khi chúng ta trở về trung tâm cuộc tiến hóa của thái dương hệ, thì tên gọi của các màu này rất dễ gây nhầm lẫn. Ví dụ như màu đỏ không có gì giống với cái gọi là đỏ hay hồng ở cõi thấp. Màu đỏ, màu xanh lục, và màu chàm của cấp cao này hầu như đều là những màu mới, với sự mỹ lệ và trong trẻo không thể tưởng. Nếu được diễn giải đúng đắn, ở đây chúng ta sẽ có ngụ ý về sự tương ứng giữa tiểu vũ trụđại vũ trụ.

Các màu ở ngoại giới có liên quan đến hình hài, sắc tướng. Các mãnh lực hay phẩm tính mà các màu này che giấu đều liên hệ đến sự sống đang tiến hóa trong các hình thể đó. Tham thiền giúp hình thành cầu nối hai phương diện vừa kể. Tham thiền là sự phát biểu của trí thông tuệ liên kết sự sống và hình thể, ngã và phi-ngã. Theo thời gian trong tam giới, tiến trình liên kết này rốt cuộc sẽ xảy ra trên cõi trí để nối liền thượng và hạ trí. Sự tương ứng này luôn luôn hoàn toàn. Vì thế, tham thiền mang lại kiến thức để thực hiện ba điều:–

  1. Cho biết thực nghĩa bên trong của màu sắc bên ngoài.
  2. Xác định những phẩm tính mà các màu sắc này che giấu. [228]
  3. Tạo sự chuyển hóa cần thiết của các màu, từ Phàm nhân đến Tam nguyên, và về sau từ Tam nguyên đến Chân thần.

Thể nguyên nhân đóng vai trò tổng hợp các màu sắc này trong cuộc sống của Chân nhân đang lâm phàm, cũng như cung tổng hợp hòa trộn mọi màu sắc trong cuộc biểu hiện của Thượng Đế. Hãy ghi nhớ rõ trong trí bạn . . . . . . rằng màu sắc là các phát biểu của mãnh lực hay phẩm tính. Chúng che giấu những phẩm tính trừu tượng của Thượng Đế. Những phẩm tính này được phản chiếu vào tiểu vũ trụ trong tam giới thành các đức hạnh hay khả năng. Vì thế, giống như bảy màu che giấu những phẩm tính của Thượng Đế, các đức hạnh cũng biểu lộ trong đời sống của phàm nhân, và nhờ hành thiền làm phát lộ ra bên ngoài. Do đó mỗi kiếp sống sẽ được xem như tương ứng với một màu. Hãy suy ngẫm kỹ điều này.

Các tương ứng căn bản.

Chính việc nghiên cứu những sự tương ứng này trong các ngành khác nhau của vũ trụ biểu hiện, và việc áp dụng các màu này vào phần đã được điều chỉnh của chúng, giúp chúng ta thấy được sự mỹ lệ của cái toàn thể tổng hợp và sự khai ngộ cho cuộc sống tiểu vũ trụ. Chúng ta hãy kể ra tổng quát thôi, còn chi tiết thì để cho các môn sinh hành thiền tự khám phá. Vào lúc này, tôi không thể nói nhiều hơn.

  1. Thái dương hệ tam phân.

Linh hồnnhân tam phân, đang tiến hóa.

Ba trạng thái của Thượng Đế.

Chân thần tam phân.

Tam nguyên tinh thần, Chân nhân.

Phàm nhân tam phân.

Tam giới, trường tiến hóa của nhân loại.

Ba ngôi của Thượng Đế. [229]

 

  1.  Bốn Đấng Nghiệp quả Tinh quân.

Tứ Đại Thiên vương.

Phàm ngã tứ phân và tứ hạ thể.

  1. Năm cảnh giới tiến hóa của nhân loại.

Năm giác quan.

Năm phân ngành của Đức Văn minh Đại đế.

Năm giới trong thiên nhiên:

  1. Giới khoáng vật.
  2. Giới thực vật.
  3. Giới động vật.
  4. Giới nhân loại.
  5. Giới tinh thần hay giới siêu nhân.

Nguyên khí thứ năm là trí tuệ (manas).

  1. Bảy cung hay bảy huyền giai.

Bảy màu.

Bảy cảnh giới biểu hiện.

Bảy Đấng Thiên tôn (Kumara).

Bảy nguyên khí của con người.

Bảy luân xa.

Bảy hành tinh thánh thiện.

Bảy dãy hành tinh.

Bảy bầu hành tinh.

Bảy cuộc tuần hoàn.

Bảy căn chủng và phân chủng.

Bảy cuộc điểm đạo.

Tôi muốn nhấn mạnh trong bảng kê nói trên là vị Chân sư hoàn toàn hiểu được sự tương ứng của tất cả các điều đó và thấy nó hiện hữu trong phạm vi của tâm thức, của hình thể, và của trí thông tuệ. Có thể nói là Ngài hiểu sự tương ứng này trong phạm vi màu sắc khi nói về hình thể; trong phạm vi âm thanh khi nói về sự sống; và trong phạm vi sinh lực khi nói [230] về trí thông tuệ, hay trạng thái hoạt động. Lời phát biểu trên sẽ rất hữu ích nếu được suy ngẫm kỹ vì nó hàm chứa một sự kiện thực tế huyền môn. Các từ ngữ mô tả trên đây được sử dụng tùy theo ba đường lối cận tiến như đã đề cập trong bức thư trước.

Màu sắc trong tiểu vũ trụ và trong đại vũ trụ.

Phần này có nhiều điểm khó vì tiến trình thay đổi liên tục. Màu sắc trong tiểu vũ trụ thì tùy theo ba yếu tố:–

  1. Cung của Chân nhân.
  2. Cung của Phàm nhân.
  3. Trình độ tiến hóa.

Một điều ngụ ý có thể nói ở đây là ở mức tiến hóa thấp thì phần lớn màu sắc đều dựa vào phương diện hoạt động. Về sau, khi đã làm việc trong phương diện bác ái hay minh triết, sẽ có ba hiệu quả:–

  1. Loại khỏi các hạ thể những màu sắc vốn là các tàn tích của thái dương hệ trước, gồm việc loại bỏ những màu như nâu và xám.
  2. Chuyển hóa một số màu thành những màu ở cấp độ cao hơn.
  3. Hiệu quả của sự trong sáng, huy hoàng hay chói rạng của ánh sáng ẩn tàng, vốn là kết quả của độ tinh khiết cao hơn của các thể và kích thước ngày càng tăng của ngọn lửa nội tại.
  4. Cung, hay các cung được biểu hiện đang rút lui hoặc đang nhập cuộc. Tất nhiên các cung này ảnh hưởng đến các Chân nhân đang lâm phàm. Chúng làm thay đổi phần nào sự rung động hoặc do đó tạo sự biến đổi màu sắc hay phẩm tính. Ví dụ như một người thuộc Cung Khoa học chịu ảnh hưởng của cung nhập cuộc là Cung Điều hòa, thì tác dụng đối với khuynh hướng tư tưởng của y và hậu quả là đối với [231] màu sắc mà y biểu lộ, sẽ rất quan trọng. Tất cả các yếu tố này phối hợp, pha trộn và hòa lẫn vào nhau, khiến người nhìn từ quan điểm của tam giới sẽ thấy rất rắc rối khó khăn.

. . . . . . Tôi hiểu rằng các bạn cảm thấy những điều vừa nói có vẻ chỉ gây thắc mắc nhiều hơn. Nhưng nhờ kiên trì chú tâm vào vấn đề trước mắt, nhờ thường xuyên suy ngẫm và tham thiền về màu sắc, nhờ cố gắng tìm hiểu ý nghĩa huyền bí và sự ứng dụng của màu sắc vào tiểu vũ trụ mà lần hồi các bạn sẽ nắm được đầu mối dẫn dắt ra khỏi sự rắc rối, để đi vào ánh sáng hiểu biết hoàn toàn. Vì thế hãy can đảm, hãy có quan điểm linh động rộng mở, và khả năng dè dặt, không phát biểu ý kiến cho đến khi có thêm những sự kiện mới đủ để chứng minh, và cũng để tránh những khẳng định võ đoán. Đây là các hướng dẫn viên tốt nhất cho các bạn ở những bước đầu tìm kiếm. Nhờ tham thiền và khả năng tiếp thu giáo huấn cao siêu mà nhiều người đã tìm được con đường từ Phòng Học tập đến Phòng Minh triết. Chỉ ở Phòng Minh triết, sự giải thích nội môn về các màu sắc mới được hiểu đúng. Qua tham thiền, người môn sinh chuẩn bị cho cuộc điểm đạo để mở cánh cửa giúp y bước vào Phòng này. Vì thế, hãy kiên trì hành thiền và giữ vững chủ đích, đừng ngập ngừng do dự.

Ngày 4-9-1920.

Hôm nay, chúng ta bàn đôi điều có ứng dụng thực tế về mặt tinh thần. Tôi đã trao cho các bạn nhiều chi tiết để suy tư và nghiền ngẫm. Tất cả đều hướng về sự phát triển thượng trí, và sự kích thích khả năng tưởng tượng cũng phần nào giúp phát triển trực giác. Nhiều điểm có tính cách tiên đoán, và đưa ra một lý tưởng mà sau này phải đạt. Chỉ bằng cách vạch ra mục tiêu và chuyên chú vào đó mới khiến [232] hành giả có nỗ lực cần thiết để tiến gần ít nhiều đến vị thế mong muốn. Nhưng hôm nay chúng ta đi vào cuộc sống thực tế và áp dụng cho phàm ngã một mức độ rung động nhất định bằng cách bàn đến điểm thứ ba nói về ảnh hưởng của màu sắc:–

  1. Trên các thể của môn sinh.
  2. Vào những nhóm mà y liên hệ.
  3. Vào môi trường chung quanh.

Điều tôi đặc biệt nhấn mạnh là phương diện sự sống chứ không phải phương diện hình thể của màu sắc. Trước tôi đã nói rằng màu sắc chỉ là hình thể được hiển thị do một loại mãnh lực, khi lực ấy đang vận chuyển ở một tầm mức nhất định, và khi sự tác động và vận hành của nó bị ngăn trở hay không bị ngăn trở do loại vật chất mà nó tác động xuyên qua đó. Trong câu này có chìa khóa giải quyết vấn đề tại sao màu sắc ở những cõi cao và những cõi thấp lại khác nhau. Mật độ tương đối và sức cản của vật chất đối với dòng mãnh lực của sự sống tuôn xuống là lý do của phần lớn sự khác biệt về màu sắc. Tất nhiên, một trong những khác biệt này có căn bản vũ trụ, nên khó hiểu cho con người sống trong không gian ba chiều của cuộc tuần hoàn thứ tư này. Nhưng người môn sinhthể hiểu lý do cơ bản của sự dị biệt đến mức đủ để ý thức được sự tuyệt đối cần thiết phải liên tục tinh luyện các thể của y để mãnh lựcthể phóng rải xuyên qua dễ dàng hơn. Thế nên, trong ba cõi thấp đó là vấn đề của cuộc sống thực hành và là việc đặt cả ba hạ thể dưới những qui luật tinh luyện xác định.

Trong phạm vi phát triển tinh thần (và ở mức độ ít hơn, trong phạm vi hình thể), các mãnh lực này phát biểu thông qua những đức hạnh (như các bạn thường gọi), thông qua từ lực, thông qua sinh lực và trí thông minh. Nói vắn tắt là khi người môn sinh đã kiến tạo được một thể xác tinh khiết, một thể dĩ thái đã tinh luyện, khi y phát triển các đức hạnh[233] của thể tình cảm, và khi y điều hợp, mở mang thể trí, tức là y đang liên tục thay đổi tốc độ rung động của nó, đang thay đổi nhịp điệu của nó mà dưới mắt của nhà thần nhãn thì đây là sự thay đổi về màu sắc. Như các bạn đã biết, màu sắc thấy trong hào quang của người dã man và trong hào quang của người tiến hóa trung bình đã rất khác nhau rồi. Tại sao? Vì một người đang vận chuyển hay rung động một cách chậm chạp còn người kia đang rung động với tốc độ tăng cường rất lớn lao. Một người thì có tiết điệu chậm chạp, trì trệ và nặng nề, trong khi người kia đang chuyển động với vận tốc rất cao, và tất nhiên sẽ làm cho vật chất trong các thể của y hoạt động nhanh hơn.

Vì thế, khi toàn thể nhân loại đồng tiến lên như một đơn vị tập thể thì các Đấng thiêng liêng từ cõi cao nhìn xuống sẽ nhận ra được sự cải thiện đều đặn của các màu sắc, sự tinh khiết và trong sáng hơn rất nhiều trong hào quang của nhân loại, là tổng hợp các hào quang của mọi người. Ví dụ như hào quang của căn chủng Atlantis và của căn chủng Aryan (Ấn-Âu) thì rất dị biệt và trong cơ bản khác nhau. Thế nên, chúng ta đã giải rõ điểm đầu tiên là khi các cá nhân tiến hóa thì màu sắc thay đổi, do sự chuyển hóa cái gọi là tật xấu thành đức hạnh. Tật xấu là sự chi phối của đặc tính tiến hóa giáng hạ trong cùng một mãnh lực mà chính mãnh lực đó về sau sẽ biểu lộ thành đức hạnh.

Điểm thứ nhì là những ảnh hưởng này (biểu lộ thành màu sắc khi chúng tiếp xúc với vật chất) vận chuyển theo những chu kỳ có trật tự riêng biệt. Chúng ta mô tả những chu kỳ vừa kể là sự nhập cuộc hay ra đi của một cung. Trong cuộc tuần hoàn thứ tư này thường có bốn cung thay đổi nhau tác động trong bất cứ thời gian nào. Nói điều này là tôi muốn các bạn ghi nhớ rằng dù tất cả các cung đều biểu hiện trong thái dương hệ, nhưng ít nhiều gì cũng có những cung đồng thời nổi bật vào những giai đoạn biểu hiện nhất định.

Các cung, các mãnh lực, các ảnh hưởng, hay những phối hợp [234] các phẩm tính này khi được phát biểu trong phạm vi ánh sáng thì tô điểm những loại vật chất mà chúng chạm đến bằng một số màu sắcthể nhận ra được. Các màu này mới phổ âm điệu vào cuộc sống của phàm nhân hay Chân nhân. Các bạn nhận thấy chúng là phẩm tính phức hợp, còn nhà nhãn thông thì thấy chúng là màu sắc.

Vì thế, đối với những nhóm gồm những người qui tụ lại do sự rung động tương tự nhau, chúng ta sẽ thấy hầu như họ có cùng một màu cơ bản, dù vẫn có các khác biệt nhỏ về màu sắc và âm điệu. Trước tôi có nói, màu sắc của đại khối quần chúng có thể đo lường và thẩm định được. Chính là theo cách này mà các nhân viên của Đ.Đ.C.G., đang chưởng quản cuộc tiến hóa trong tam giới, cân nhắc được giai đoạn đã trải qua và tiến bộ đã đạt được.

Các cung khác nhau nhập cuộc mang theo những phần tử có màu sắc của cung đó. Những cung ra đi cũng mang theo những phần tử với một màu cơ bản khác. Trong thời gian chuyển tiếp, sự pha trộn màu sắc hết sức phức tạp, nhưng cũng có tính tương trợ và giúp ích lẫn nhau. Mỗi cung đều truyền đạt ít nhiều cho các cung khác đang lâm phàm đồng thời, và mức độ tiết điệu cũng phần nào ảnh hưởng nhau. Nhìn theo quan điểm của hiện tại và của thời gian trong tam giới thì ảnh hưởng này hầu như rất ít ỏi, không thể đánh giá được. Nhưng nhờ sự thường xuyên gặp gỡ và tương tác của các mãnh lựcmàu sắc, nhờ chúng luôn tác động và ảnh hưởng lẫn nhau mà có sự liên tục nâng cao chung, và sự rung động tương tự. Cho nên, các bạn sẽ thấy cách nào để đạt được sự tổng hợp vào cuối mỗi đại giai kỳ sinh hóa. Bảy cung thu vào ba và rốt cuộc hòa vào cung tổng hợp.

Trong tiểu vũ trụ thì ba cung của Chân thần, Chân nhânPhàm nhân cũng sẽ chế ngự và hấp thu bảy cung, và cũng [235] đưa đến sự hòa hợp đúng lúc vào cung tổng hợp của Chân thần. Sự tương ứng này thật hoàn toàn.

Những mãnh lực hay đức hạnh, hoặc ảnh hưởng này (tôi lặp lại các thuật ngữ đồng nghĩa vì các bạn cần suy tư thật sáng tỏ) được thu nạp dần vào các hạ thể của phàm nhân ngày càng dễ dàng hơn và phát biểu đầy đủ hơn. Khi các thể được tinh luyện, chúng trở thành những phương tiện tốt hơn cho các mãnh lực lưu nhập. Và phẩm tính của một loại mãnh lực nào đó – hay nói ngược lại, mãnh lực của một phẩm tính nào đó – sẽ nhờ thế mà được phát biểu hoàn hảo hơn. Đây là công việc của người môn sinh hành thiền. Ở giai đoạn tiến hóa ban đầu, các mãnh lực này tác động vào và thông qua các thể của con người mà y chẳng nhận biết được bao nhiêu và ít có khả năng ích dụng được chúng. Nhưng thời gian qua, y ngày càng hiểu được giá trị của tất cả các thành quả và tìm cách ích dụng tất cả những phẩm tính của cuộc sống y. Đây là cơ hội. Nhờ thông hiểu phẩm tính, nhờ phấn đấu tập rèn đức hạnh, và nhờ kiến tạo các thuộc tính giống như Thượng Đế, y có thể ứng đáp với các mãnh lực này và giúp chúng dễ dàng tác động hơn. Khi suy ngẫm về các mãnh lực hay phẩm tính này, người môn sinh hành thiền tìm cách thu thái tinh hoa của chúng và thấu hiểu nguyên nghĩa tinh thần của chúng. Y ngẫm nghĩ về sự đáp ứng thiếu sót của mình. Y nhận thức được những khiếm khuyết trong các thể dùng làm phương tiện cho các mãnh lực này. Y nghiên cứu mức độ rung động tiết điệu của mình, rồi ra sức cố gắng tìm mọi cơ hội để đáp ứng nhu cầu cần thiết. Y chú tâm vào đức hạnh, và nếu y có thể biết được cung nào đang đến, hay cung nào đang chế ngự vào thời gian đó y sẽ nắm được thời cơ và hợp tác với mãnh lực đang có. Tất cả các việc này y thực hiện được qua những phương thức thiền huyền môn có trình tự và chân truyền.

Theo thời gian – vâng, tôi lại tiên đoán nữa – các đạo sinh [236] sẽ được chỉ dạy một số sự kiện về các cung đang chế ngự, để họ có thể nắm lấy cơ hội mà bất cứ cung nào mang lại.

Ảnh hưởng đối với Môi trường chung quanh.

Về điểm thứ ba, tức là ảnh hưởng của tất cả các điều kể trên vào môi trường chung quanh, nếu xem xét kỹ các bạn sẽ thấy rõ ngay rằng ảnh hưởng này rất đáng kể. Đặc biệt là vì nhân loại ngày càng ở dưới sự kiểm soát hữu thức của Chân ngã họ, và sống càng đúng theo định luật. Bấy giờ một số điều có thể xảy ra:–

  1. Sẽ có sự liên giao trực tiếp với trường tiến hoá thiên thần, dù việc ấy hiện nay chưa thể có, vì sự rung động của nhân loại chưa ổn định.
  2. Nhiều linh hồn tiến hóa rất cao sẽ đến, mà hiện tại họ bị trở ngại vì mức rung động chậm chạp, tạo nên những màu sắc u tối trong phần đông nhân loại. Trong thiên giới và ở cấp thượng thiên có một số linh hồn cao cả – mà các bạn không thể hiểu được – là những vị trong Huyền giai Sáng tạo thứ tư đang chờ cơ hội biểu hiện. Điều này giống như một số bạn đã chờ đợi một thời gian trong căn chủng Atlantis trước khi đầu thai. Khi độ rung động của phần đông nhân loại đã đạt một mức nhất định và khi màu sắc trong các hào quang phối hợp của các nhóm đạt một độ sáng nào đó, những vị này sẽ trở lại và đem đến cho địa cầu nhiều điều giá trị vượt khỏi tầm nhận thức của các bạn.
  3. Còn một điểm thú vị khác nữa mà chúng ta không có thời gian để bàn là tác dụng nhịp nhàng vào ngay cả hai giới thấp hơn nhân loại cũng sẽ biểu lộ ra ngoại giới. Nhà tiên tri của dân Do Thái đã nói không ngoa rằng “Con báo sẽ nằm bên cạnh con cừu” hay là “sa mạc sẽ bừng nở như đóa [237] hoa hồng.” Điều này sẽ xảy ra nhờ sự thống ngự của những rung động nhất định và nhờ mang lại một số màu sắc ẩn chứa những phẩm tính hay ảnh hưởng nhất định.

Ngày 7-9-1920.

Hôm nay chúng ta bàn đến sự ứng dụng của màu sắc. Nếu màu sắc chỉ là bức màn che giấu một ảnh hưởng, và nếu các bạn có thể dùng trực giác khám phá ra màu sắc nào bao hàm đức hạnh nào, thì các bạn sẽ nắm được chìa khóa của vấn đề đang bàn. Trong những bức thư này, các bạn nên lưu ý đến hai sự kiện nổi bật là:–

Vấn đề chúng ta đang bàn vốn rất rộng rãi nên chỉ có thể đưa ra những nét đại cương thôi.

Mỗi câu trong các bức thư này đều nhằm truyền đạt chính xác một tư tưởng đầy đủ, và có nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Tại sao tôi không bàn vấn đề với nhiều chi tiết hơn, và tại sao tôi không giải thích dài dòng bằng cách khai triển các câu thành những đoạn văn? Lý do duy nhất là nếu trong những năm hành thiền đã qua người môn sinh đã làm xong công việc ở bước đầu cần thiết, y sẽ tìm thấy trong những bức thư này đủ tài liệu giúp có thể phát triển tư tưởng trừu tượng, và mở rộng con đường thông đạt với trực giác. Tôi chỉ tìm cách gợi ý thôi. Mục tiêu của tôi là chỉ dẫn, còn lợi ích của các lời giáo huấn thì tùy theo trực giác của người môn sinh. Vì thế, khi tôi nói rằng màu sắc có những hiệu quả nhất định khi đem áp dụng tức là tôi muốn khuyên các bạn rằng cần phải giải thích điều đó trong phạm vi sự sống, trong phạm vi hình thể, và trong phạm vi trí tuệ.

Ứng dụng của màu sắc.

  1. Trong tham thiền.
  2. Trong việc chữa bệnh.
  3. Trong công tác kiến tạo. [238]

Màu sắcthể được sử dụng nhiều cách, và ba cách trên không gồm trọn cả vấn đề. Ba cách này chỉ có tính trực tiếp và thực dụng đối với người môn sinh mà thôi. Màu sắcthể được dùng để tiếp xúc với các giới tiến hóa khác, thấp hơn hay cao hơn nhân loại, hoặc trong công tác xác định nhằm tiêu hủy hay phá vỡ. Màu sắc cũng có thể được dùng phối hợp với những phương pháp khác như âm nhạc hay chuyển động, hoặc với các câu thần chú đặt sẵn để mang lại những kết quả nhất định. Nhưng tất cả các công dụng đó chúng ta không cần phải quan tâm đến trong loạt thư này. Sự phát triển của con người và khả năng phụng sự ngày càng tăng của y đều được thực hiện nhờ sử dụng thiền huyền môn một cách khôn ngoan, sáng suốt. Vậy chúng ta hãy xem xét điểm đầu tiên.

Sử dụng Màu sắc trong Tham thiền.

Tất cả màu sắc đều phát ra từ một nguồn hay từ một màu nguyên thủy – trong thái dương hệ này cung vũ trụ màu chàm hàm chứa nguồn bác ái hay minh triết vũ trụ, – và sau đó phân thành ba màu chính, rồi bốn màu phụ để thành bảy màu trong quang phổ. Các bạn có thể thấy hiệu quả tương tự trong cuộc sống cá nhân, vì bao giờ đại vũ trụ cũng ảnh hưởng đến tiểu vũ trụ. Màu nguyên thủy của cá nhân là cung Chân thần của y, kế đó biểu hiện thành ba màu của Tam nguyên và thành bốn màu của tứ hạ thể. Những màu này trên con đường phản bổn hoàn nguyên trở thành ba rồi lại thành một.

Con đường biểu hiện hay phân hóa là con đường hoạch đắc. Đó là cái đồng nhất trở thành cái vạn thù, dị biệt. Đó là sự phân tách màu căn bản duy nhất thành nhiều màu phối hợp. Đó là phương diện sắc tướng, là sự phát biểu của những gì che giấu sự sống. Về phương diện sự sống, đó là sự phát triển từ một phẩm tính căn bản duy nhất thành nhiều đức hạnh cố hữu. Đó là khả năng ẩn tàng của Thiên tính phát [239] biểu thành nhiều thuộc tính thiêng liêng. Đó là sự sống duy nhất phát biểu những phẩm tính của Nó qua sắc tướng thiên hình vạn trạng. Đó là cái ngã có đủ khả năng tiềm tàng của Toàn Ngã, sử dụng các hình thể để phát biểu những mức độ hoàn thiện bao gồm tất cả. Về phương diện thông tuệ, đó là phương pháp để sự sống sử dụng hình thể và phát triển sự hiểu biết, khả năng phân tích và trí tuệ toàn vẹn của nó. Đó là mối liên hệ giữa sự sống và hình thể, giữa cái ngã và phingã, giữa tinh thầnvật chất thể hiện dưới mọi cách phát biểu để cho thiên tính ẩn nội áp đặt các đặc tính của nó vào phần vật chất dành cho nó sử dụng. Thượng Đế nội tâm phát biểu tất cả các thiên đức ẩn tàng của Ngài thông qua các hình thể, nhờ sử dụng sự hoạt động hay thông tuệ. Sự sống phô bày màu sắc, và hình thể làm hoàn hảo các màu sắc này khi phương diện thông tuệ (là liên kết truyền năng lượng) trở nên tăng tiến hơn và sự thông hiểu phát triển.

Trên đường trở về cội nguồn, qui luật là sự từ bỏ, ngược lại với phương pháp trước. Sự sống nội tại từ bỏ các hình thểtừ trước đến giờ vẫn được xem là (và tất nhiên là) thiết yếu. Giờ đây nhờ sử dụng trí thông tuệ vốn đã liên kết các cặp đối cực, tinh thầnvật chất, tâm thức và hình thể, mà các hình tướng vật chất được kiến tạo nhờ trí thông tuệ sẽ lần hồi bị từ bỏ cũng bởi chính trí thông tuệ đó, hay khả năng suy luận đã được chuyển hóa thành minh triết. Hình thể bị bỏ đi nhưng sự sống vẫn còn. Các màu sắc dần dần bị tái hấp thu, nhưng các thiên đức vẫn tồn tại, giờ đây nhờ có kinh nghiệm nên rất vững bền và mãi mãi hữu dụng. Các thuộc tính thiêng liêng này không còn tiềm tàng mà đã được phát triển thành các quyền năng để sử dụng. Khả năng bẩm sinh trở thành những đặc tính tích cực, tăng lên đến lũy thừa bậc n. Các màn che lần lượt bị loại bỏ. Các thể bị bỏ rơi và thay thế. Các vận cụ bị tháo bỏ và những hình thể không còn cần thiết nữa, nhưng sự sống vẫn còn mãi và trở về với bản cung [240] đã sinh ra nó. Nó trở về điểm khởi thủy, có thêm khả năng hoạt động và phát biểu, thêm kinh nghiệm và khả năng biểu hiện. Nó cũng có thêm tất cả những sự khác biệt giữa một người dốt nát dã man và Đức Thái Dương Thượng Đế. Điều này đã được thực hiện hoàn tất nhờ sự sống sử dụng các hình thể, lấy trí thông tuệ làm phương tiện để sử dụng các hình thể đó như một phương cách học tập. Khi đã biểu hiện với tư cách một trạng thái của cung nguyên thủy này, khi qua nhiều kiếp luân hồi đã phân hóa cung này thành các bộ phận kết hợp, sau khi đã khoác lên mình cả bảy màu sắc của cung này, linh hồnnhân đang luân hồi bèn lên đường trở về, từ bảy trở thành ba và từ ba lại trở thành một.

Khi hành giả làm được điều này một cách hữu thức, khi với sự tự nguyệnthông hiểu những gì cần phải làm y cố gắng giải thoát sự sống bên trong khỏi các lớp màn che án và khỏi các lớp vỏ giam hãm, thì y khám phá ra rằng phương pháp mà y dùng để hoàn tất điều này là cuộc sống thiền huyền môn ở nội tâm và cuộc sống phụng sự ở ngoại cảnh. Trong phụng sự có sự từ bỏ, thế nên theo định luật huyền môn sự sống nội tâm tìm được sự giải thoát trong phụng sự và được tự do, khỏi vướng bận trong cuộc biểu hiện ở ngoại cảnh. Hãy suy ngẫm kỹ điều này vì trong ngôn từ có nhiều ẩn nghĩa.

Vì thế, về phương diện màu sắc người đạo sinh phải làm hai việc trong tham thiền.

  1. Khám phá ba màu chính yếu của y biểu lộ trong Phàm nhân, Chân nhânChân thần.
  2. Chuyển tứ hạ thể thành Tam nguyên, mà giai đoạn đầu là hữu ý thu vào Chân nhân để giảm dần sự chi phối của phàm tính. Người môn sinh bắt đầu thải trừ những màu sắc không thích hợp, loại các rung động thấp và thô để cuối cùng [241] tinh luyện các hiện thể đến mức ba màu chính yếu mà y biểu lộ tỏa chiếu một cách trong sáng hoàn toàn. Điều này đưa y đến mức điểm đạo lần thứ ba. Sau đó, y biến đổi ba màu thành một, cho đến khi từ các hạ thể y thu trọn cả tâm thức vào trong lớp áo của Chân thần.

Tôi không có ý định nói rõ về tác dụng của màu sắc vào các thể trong tham thiền như các bạn vẫn tưởng. Tôi chỉ tìm cách trao cho các bạn ý niệm về màu sắc là bức màn che mà cuối cùng phải loại bỏ. Với đề mục “Công dụng của màu sắc trong tương lai,” tôi có thể nói đến những điểm khiến các bạn quan tâm nhưng hiểu các điều căn bản thì vẫn tốt hơn là cho những công thức để các bạn thí nghiệm.

Ngày 10-9-1920.

Hôm nay chúng ta chỉ bàn sơ qua điểm thứ hai, là vấn đề ứng dụng màu sắc để chữa bệnh. Sở dĩ phải nói vắn tắt là vì muốn vận dụng vấn đề này một cách đúng đắn và nhờ đó mới an toàn thì cần phải nói đầy đủ chi tiết. Ở đây một câu tục ngữ xưa sẽ tỏ ra là đúng: “Sự hiểu biết thiếu sót là một điều nguy hiểm.” Ngày nào vấn đề chữa trị bằng màu sắc chưa được đề cập một cách đúng đắn, đầy đủ chi tiết cùng với kiến thức chuyên môn, thì các kết quả đạt được có thể cho thấý nhiều tai hại hơn là lợi ích. Sau này vấn đề sẽ được minh giải đầy đủ, nếu tương lai mang lại được những gì đã định. Trong thời gian chờ đợi, để giúp các bạn hiểu thêm, tôi có thể nói sơ lược một số đặc điểm của công việc này, nêu ra một số điều kiện để được thành công, và tiên đoán phần nào khuynh hướng khả dĩ có của vấn đề.

[242] Ứng dụng màu sắc để chữa bệnh.

Chúng ta đang bàn về vấn đề này theo quan điểm tham thiền. Trong tham thiền, việc trị liệu được thực hiện hoàn toàn trên bình diện trí tuệ. Việc vận dụng bất cứ loại mãnh lực nào được cung cấp cũng từ thể trí của bệnh nhân, và từ đó tác động vào thể xác, thông qua thể tình cảm.

Người hay nhóm đảm nhận việc trị liệu phải xác định được một số sự kiện. Hãy kể sơ lược ra đây để độc giả dễ hiểu hơn:–

  1. Phần lớn công việc có tính cách nội tại và sẽ xem xét các nguyên nhân chứ không chú trọng đến hiệu quả. Mục tiêu đầu tiên của nhóm trị liệu là khám phá ra nguyên nhân phát khởi căn bệnh. Khi đã định được nguyên nhân đó trong thể tình cảm hay thể trí, các thành viên của nhóm mới tiến hành xem xét hiệu quả biểu lộ trong thể xác hay thể dĩ thái. Nếu vấn đề hoàn toàn thuộc về thể xác, như trường hợp một loại tai nạn, hay một bệnh tật hoàn toàn do di truyền hoặc bẩm sinh, thì các phương pháp trị liệu cấp cao của khoa học thường thức ở cõi trần sẽ được áp dụng trước hết. Công việc của nhóm trị liệu sẽ là trợ giúp các phương pháp này bằng cách tập trung vào các thể thanh hơn. Điều vừa kể được áp dụng trong thời kỳ chuyển tiếp mà hiện nay nhân loại đang bước vào. Về sau, khi kiến thức về khoa trị liệu nội môn trở nên phổ biến hơn và những định luật chi phối các thể thanh được hiểu biết nhiều hơn thì khoa trị liệu ở cõi trần sẽ được thay thế bằng khoa phòng bệnh ở các cõi tế vi. Khoa này sẽ nhằm cung ứng những điều kiện đúng đắn và kiến tạo các thể để vừa tự bảo vệ vừa hóa giải được mọi sự tấn công của bệnh tật. Người ta sẽ thấy sự thấu hiểu luật rung động và ảnh [243] hưởng của một rung động vào một rung động khác, là chìa khóa của việc cải thiện điều kiện sống, và tạo nên những thể lành mạnh trên mọi cảnh giới.

Nhưng như hiện nay bệnh tật, những loại suy yếu khác và sự đau đớn trong tất cả các thể đang có khắp nơi, và khi những tình trạng đó đã được nhận thức, thì rất cần tìm phương tiện để trợ giúp. Điều này đưa chúng ta đến điểm kế tiếp:

  1. Nhóm trị liệu phải xác định đầy đủ các chi tiết về bệnh nhân, dựa theo những câu hỏi sau đây:–
  2. Bệnh nhân có những lối suy tư cơ bản nào?
  3. Chính yếu là những hình tư tưởng nào đang bao bọc quanh y?
  4. Màu sắc nào nổi bật trong thể tình cảm của bệnh nhân? Với mức độ rung động ra sao?
  5. Bệnh nhân có đang bị một xáo trộn bất ngờ khiến cho toàn bộ thể tình cảm của y bị rối loạn không?
  6. Y thường đề cập đến những vấn đề nào? Những quan tâm chính của y là gì?
  7. Y thường nghiên cứu những loại sách báo gì?
  8. Và thích theo đuổi những điều gì?
  9. Tình trạng các luân xa trong thể của y ra sao? Những luân xa nào đã được đánh thức?
  10. luân xa nào đang quay trong phạm vi bề đo thứ tư không? Trong một trường hợp đặc biệt nào đó thì luân xa nào là chính yếu?
  11. Tình trạng thể dĩ thái của bệnh nhân ra sao?

Nó có triệu chứng mất sinh lực hay bế tắc không?

Bệnh nhân có thiếu sinh lực không?

Ảnh hưởng từ lực của y đối với người khác như thế nào?

[244] Khi đã xem xét bệnh nhân theo tất cả các khía cạnh này rồi (chứ không sớm hơn), nhóm trị liệu mới quan sát chi tiết trong chính thể xác của y. Sau đó, khi đã có ý niệm về các tình trạng gây bệnh, nhóm sẽ nghiên cứu đến:–

  1. Tình trạng hệ thần kinh của bệnh nhân, đặc biệt lưu ý đến cột sống và tình trạng của luồng nội hỏa.
  2. Tình trạng của các cơ quan trong thể, nhất là cơ quan hay những cơ quan đang gây bệnh.
  3. Cấu trúc thể của bệnh nhân, xương, thịt và tình trạng của chất lỏng thiết yếu là máu.

Nhãn quan cao và sức khỏe.

Như các bạn có thể thấy, nhất thiết việc định bệnh này phải cần kiến thức khoa học trực tiếp, hoặc bằng cách khác là dùng nội nhãn thông để thấy được căn bệnh ở đâu, và có thể dùng nhãn thông quan sát toàn thân và các cơ quan, để định ngay được vị trí bệnh tật. Muốn có khả năng này cần phải phát triển các quyền năng nội tại để thu được kiến thức trong tam giới. Nhờ đó tránh được những sai lầm tai hại thường xảy ra trong việc thực hành y khoa hiện nay, gọi là thuật điều trị. Trong tương lai sẽ không còn nguy cơ sai lầm nhiều đến thế trong trị liệu. Thế nhưng, dù có thể tránh được các sai lầm này trong trường hợp điều trị thể xác, hãy còn lâu sự hiểu biết đầy đủ về thể tình cảm mới đến mức mà khoa học hiện đại đã đạt đối với thể xác. Việc chữa trị thể xác và sự hiểu biết hay nghiên cứu đúng đắn về thể xácthể thực hiện được do một người có nội nhãn thông. Nhờ khả năng thấy được các cấp độ tình cảm, y có thể hợp tác với người [245] thầy thuốc sáng suốt hiện nay để giúp vị này khỏi bị sai lầm, xác định đúng tầm mức của cơn bệnh, nguyên nhân bệnh tật, phương tiện trợ giúp, và tiến độ trị liệu.

Bệnh tật của thể tình cảm biểu lộ trong thể xác, như phần lớn các bệnh thân xác của nhân loại hiện nay, thường có thể định bệnh và loại trừ được nhờ điều trị đúng. Nhưng đối với các bệnhthể tình cảm đã ăn sâu vào thể thanh này thì phải đối trị từ các cấp độ trí tuệ, vì thế phải cần người có nhãn thông thể trí để đối trị và tiêu trừ. Dĩ nhiên là tất cả những phương pháp này đều cần đến sự hợp tác hữu ý và tích cực của chính bệnh nhân.

Tương tự, bệnh tật của thể trí thì phải đối trị ngay từ cấp của thể nguyên nhân, cho nên cần sự trợ giúp của Chân nhân, và người đã có nhãn quan và tâm thức của thể này. Phương pháp sau cùng vừa kể và phần lớn các bệnh loại này còn lâu mới xảy ra cho nhân loại, nên ngày nay không mấy liên quan đến chúng ta. Tuy nhiên, việc trị liệu các bệnh của xác thân (bắt nguồn từ thể tình cảm) thì đã bắt đầu được biết và nghiên cứu đôi chút. Khi kết hợp nghiên cứu tâm lý học và thấu hiểu các loại bệnh thần kinh, y khoa sẽ tiến đến bước kế tiếp. Thể dĩ tháithể nối liền thể tình cảmthể xác. Bước kế tiếp là nghiên cứu thể dĩ thái theo hai lối, hoặc xem nó là bộ máy truyền dẫn prana, sức sống, sinh khí hay từ lực, hoặc là vận cụ nối liền bản tính tình cảm với xác thân. Thể xác triệt để tuân theo mệnh lệnh của bản tính này truyền qua thể dĩ thái.

Khi thành lập các nhóm trị liệu theo những điều kiện lý tưởng, vị trưởng nhóm phải là người có được tâm thức của thể nguyên nhân. Người này có thể đối trị được bất cứ bệnh tật nào trong thể trí, và có thể khảo sát được sự chỉnh hợp của [246] các thể với Chân nhân. Nhóm cũng sẽ bao gồm:–

  1. Một người hay nhiều người có nhãn thông, thấy được thể thanh là thể tình cảm.
  2. Một số người hiểu được phần nào các nguyên tắc căn bản của luật rung động. Họ có thể dùng quyền năng tư tưởng để áp dụng chính xác những sóng màu sắc trong một số cuộc trị liệu, và nhờ kiến thức khoa học mà đạt được những kết quả mong muốn.
  3. Một thành viên của nhóm là người của ngành y để trị bệnh xác thân, dưới sự chỉ đạo của các nhà nhãn thônghữu thức. Vị này sẽ nghiên cứu sức đề kháng của thể, sẽ áp dụng một số dòng mãnh lực, màu sắc, và rung động có tác dụng trực tiếp vào thể xác. Nhờ sự hợp tác của toàn nhóm mà các kết quả đạt được sẽ đáng gọi là phép lạ.
  4. Trong nhóm cũng có một số người có khả năng thiền huyền môn, và nhờ năng lực tham thiền tạo nên đường dẫn hình phễu cần thiết để truyền các mãnh lực chữa trị của Chân ngãChân sư.
  5. Ngoài ra trong nhóm cũng có người có thể ghi chép một cách chính xác mọi việc xảy ra, để làm hồ sơ và tài liệu học tập cho trường phái y khoa mới.

Tôi đang nói đến nhóm trị liệu lý tưởng. Hiện tại nhóm này chưa thể nào có được. Nhưng có thể khởi đầu bằng cách sử dụng bất cứ kiến thức và quyền năng nào có được trong những người đang tìm cách phụng sự chủng tộc mình và Chân sư.

Từ các điều trên, ta thấy rằng màu sắc được áp dụng theo hai lối:–

[247]

  1. Trên các cõi cao nhờ quyền năng của tư tưởng, và
  2. Dùng các loại ánh sáng màu chiếu vào thể xác.

Với thể xác thì các màu thông thường sẽ được áp dụng, còn những màu huyền bí thì sẽ được dùng cho các thể thanh hơn. Thế nên, phần lớn công tác này nằm trong tay các môn sinh huyền bí học trên thế giới, họ làm việc trong những nhóm có tổ chức, dưới sự giám sát chuyên môn (cho đến khi kiến thức nội môn này trở thành ngoại môn).

Các bạn hỏi hiện nay các nhóm này có thể bắt đầu dùng màu sắc đến mức nào để làm việc? Hiện nay, vấn đề trước mắt cần nắm vững và thực hiện là phát triển kiến thức cần thiết về thể dĩ thái, luôn ghi nhớ việc kiến tạo các thể tinh khiết, và nghiên cứu ảnh hưởng của các màu sắc khác nhau đối với thể xác. Vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Các bạn sẽ thấy rằng những màu nhất định ảnh hưởng rõ rệt đến những loại bệnh nhất định, trị được một số bệnh thần kinh, xóa được một số khuynh hướng đau yếu trong thần kinh hệ, giúp tạo lập những mô mới, hoặc thiêu hủy các thối nát. Tất cả những điều này đều phải được nghiên cứu. Có thể thí nghiệm việc truyền sinh lựctừ lực, cả hai đều tác động trực tiếp vào thể dĩ thái, và bí ẩn này cũng thuộc luật rung động và màu sắc. Về sau . . . . . . . . chúng ta có thể bàn nhiều chi tiết hơn về công việc của các nhóm trị liệu này, khi họ được qui tụ để tham thiền. Ở đây tôi muốn nói thêm về các hiệu quả nhất định của một số màu, dù cho đến nay tôi chỉ có thể kể thêm ba màu và nói vắn tắt thôi:–

  1. Màu vàng cam kích thích hoạt động của thể dĩ thái, giải trừ những tắc nghẽn và tăng cường dòng sinh khí prana.
  2. Màu hồng tác động vào hệ thần kinh và có khuynh hướng làm sinh động, loại trừ trầm cảm và những [248] triệu chứng suy yếu, tăng cường ý chí muốn sống.
  3. Màu xanh lục có hiệu quả trị liệu tổng quát, có thể được sử dụng một cách an toàn trong các trường hợp bị viêm và sốt. Nhưng hiện nay hầu như không thể cho biết những điệu kiện đúng đắn để áp dụng màu này, hay độ đậm nhạt theo nhu cầu. Đây là một trong những màu căn bản rốt cuộc sẽ được dùng trong việc điều trị xác thân, và hiện là màu của âm điệu của Thiên nhiên.

Dường như các bạn thấy những lời này quá sơ sài và không đầy đủ? Vậy mà nó còn vượt khả năng hiểu biết của các bạn đó. Nhưng đừng quên điều tôi thường nói với các bạn là sau các lời ngụ ý ngắn ngủi này có sẵn con đường đưa đến nguồn cội của mọi tri thức.

Ngày 11-9-1920.

Giờ đây chúng ta đến phần cuối về việc sử dụng màu sắc trong tham thiền. Chúng ta đã bàn vấn đề theo cách mà nếu những ẩn ngữ rải rác trong những lời truyền đạt này được theo dõi đúng mức thì chúng sẽ là cơ bản cho những kết luận tất phải có. Rốt cuộc những kết luận này sẽ là những định đề mà các trường phái y khoa hay khoa học tương lai sẽ dựa vào để tiếp tục công việc của họ. Chúng ta có thể tóm lược các điều đã học như sau:–

  1. Các màu sắc căn bản của Phàm nhân phải được thăng hoa thành các màu của Tam nguyên hay là Tinh thần tam phân. Điều này được thực hiện nhờ tham thiền huyền môn đích thực.
  2. Những màu sắc mà người mới học khoa trị liệu cần quan tâm chính yếu là màu vàng cam, màu hồng và xanh lục.
  3. Cung màu tím giữ bí mật cho chu kỳ hiện tại. [249]
  4. Điểm kế tiếp phải hiểu biết thấu đáo sẽ là những định luật chi phối thể dĩ thái.
  5. Khi phát triển trực giác, con người sẽ nhận biết được các màu huyền bí mà các màu thông thường đang che giấu.
  6. Màu sắc là hiện tướng và sức mạnh của đức hạnh (hiểu theo nghĩa huyền bí) trong đời sống nội tâm.

Tôi đã tóm tắt các điểm thực dụng, cần được chú ý ngay để hiểu rõ thêm. Dùng những điều này làm căn bản để nghiên cứu, rốt cuộc người môn sinhthể hy vọng thấy loại công việc của cả những trường y khoa và các phân khoa tâm lý sẽ hoàn toàn thay đổi. Các bạn có thể ghi nhận nơi đây đôi lời tiên đoán để giúp ích thế hệ mai sau.

Dự báo về tương lai.

  1. Cách giảng dạy trong các trường y khoa sẽ ngày càng dựa vào sự rung động, và được phát biểu trong phạm vi âm thanh và màu sắc.
  2. Giáo huấn tôn giáo trên thế giới và sự chú trọng đến đức hạnh cũng sẽ được truyền dạy trong phạm vi màu sắc. Rốt cuộc người ta sẽ được phân nhóm theo màu sắc của cung họ, và điều này có thể thực hiện khi nhân loại phát triển khả năng thấy các hào quang. Số những nhà nhãn thông hiện nay đã nhiều hơn con số chúng ta biết được, vì người có thần thông chân chính thường giữ im lặng.
  3. Khoa số học thực ra là khoa học về màu sắc và âm thanh cũng sẽ thay đổi chút ít về cách dụng ngữ, và cuối cùng màu sắc sẽ thay thế các con số.
  4. Một ngày kia những định luật chi phối việc xây dựng các công trình lớn và việc nâng những vật nặng sẽ [250]được hiểu trong phạm vi âm thanh. Khi chu kỳ trở lại và ngày giờ đến, chúng ta sẽ thấy sự tái hiện khả năng nâng các khối lớn cực nặng, của người Lemuriangười Atlantis nguyên thủy, – nhưng lần này ở trên vòng tiến hóa cao hơn. Việc dùng trí để thấu hiểu phương pháp này sẽ được phát triển. Các khối nặng này đã được nâng lên nhờ những nhà kiến tạo thời xưa có khả năng dùng âm thanh tạo được một khoảng chân không và dùng cho các mục đích riêng của họ.
  5. Cũng sẽ chứng tỏ rằng có thể vận dụng một số màu sắc kết hợp với âm thanh để tạo sự hủy diệt và những hiệu quả lớn lao sẽ được thực hiện theo lối này. Màu sắcthể chữa trị cũng như có thể hủy diệt. Âm thanhthể phá vỡ cũng như có thể tạo sự cố kết. Hai tư tưởng này bao hàm bước kế tiếp của khoa học trong tương lai gần đây. Những định luật về rung động sẽ được nghiên cứu và hiểu biết sâu rộng, và việc sử dụng kiến thức về sự rung động ở cõi trần sẽ mang lại nhiều phát triển thú vị. Các phát triển đó sẽ là một phần kết quả tự nhiên của việc nghiên cứu về chiến tranh và các ảnh hưởng của chiến tranh, về mặt tâm lý và các mặt khác. Ví dụ như âm thanh của những súng lớn lại có nhiều hậu quả hơn là tác động của quả đạn ở cõi trần. Các ảnh hưởng này phần lớn ở cấp dĩ thái và tình cảm nên hiện nay chúng ta chưa thực sự nhận biết được.
  6. Âm nhạc sẽ được sử dụng rộng rãi trong kiến tạo, và trong 100 năm nữa âm nhạc sẽ là một yếu tố trong một số công trình xây dựng. Đối với các bạn điều này dường như hoàn toàn không thể được, nhưng đó chỉ là việc sử dụng âm thanh có qui củ để đạt những mục tiêu nhất định.

[251] Các bạn sẽ hỏi, tất cả những điều đó có tác dụng gì trong loạt thư nói về tham thiền này? Đơn giản là phương pháp sử dụng màu sắc và âm thanh để chữa bệnh, để xúc tiến sự phát triển tinh thần, và để xây dựng ở cõi trần đều sẽ dựa vào các định luật chi phối thể trí, và sẽ là những hình thức tham thiền. Ngày nào nhân loại phát triển được những quyền năng mạnh mẽ và các thuộc tính của tư tưởng (các quyền năng này là sản phẩm của tham thiền đúng đắn), chừng ấy người ta mới có thể áp dụng được các định luật rung động vào những mục tiêu bên ngoài. Đừng nên nghĩ rằng chỉ có nhà thần bí hay người sùng tín trong tôn giáo, hoặc người thấm nhuần những gì chúng ta gọi là giáo huấn cao siêu mới là người giỏi về các quyền năng đạt được qua tham thiền. Tất cả các nhà đại tư bản, những thủ trưởng tối cao của ngành kinh tài, hoặc tổ chức thương mại đều là những kẻ nắm giữ các quyền năng tương tự. Họ là hiện thân của sự chuyên nhất theo một đường lối tư tưởng và họ tiến hóa song hành với nhà thần bí hay huyền bí gia. Tôi hết sức nhấn mạnh vào sự kiện này. Họ là những người tham thiền theo đường lối của Đức Văn minh Đại đế, là vị Chúa của Văn minh hay Văn hóaSự cực kỳ chuyên chú vào vấn đề trước mắt là bản tính đặc thù của con người họ, và trong nhiều phương diện họ đạt được những kết quả to tát hơn nhiều môn sinh hành thiền. Tất cả những gì họ cần phải làm là thăng hóa nguyên động lực ẩn trong công việc của họ, rồi ra họ sẽ thành tựu vượt hơn các môn sinh khác. Họ sẽ tiến đến một điểm tổng hợp, và sẽ dấn bước trên Con đường Dự bị.

Vì thế, Luật Rung động sẽ ngày càng được mọi người thấu đáo và chúng ta sẽ thấy nó chi phối sự hoạt động trong cả ba ngành của Đức Bàn cổ, Đức Chưởng giáo và Đức Văn minh. Luật này sẽ phát biểu cơ bản là qua màu sắc và âm thanh, với các thuật ngữ quen thuộc của hai lĩnh vực này. Sự xáo trộn tình cảm sẽ được xem như là âm thanh thiếu hài hòa. Trí tuệ [252] trì độn sẽ được gọi là sự rung động thấp, và bệnh tật thân xác sẽ được xem xét về mặt số học. Rốt cuộc, toàn bộ công tác kiến tạo sẽ được phát biểu trong phạm vi số học, màu sắc, và âm thanh.

Vấn đề này bàn bấy nhiêu là đủ, và giờ đây tôi không còn gì để nói thêm. Chủ đề này thật sâu xa khó hiểu và chỉ nhờ kiên trì suy ngẫm chúng ta mới soi sáng được sự tối tăm. Chỉ khi nào tia sáng trực giác chiếu xuyên qua bức màn tăm tối (tức là màn vô minh che án mọi hiểu biết) thì các hình tướng che giấu sự sống nội tại sẽ được soi sáng và thấu hiểu. Chỉ đến khi ánh sáng của lý luận mờ đi trước ngôi mặt trời minh triết huy hoàng, thì mọi sự vật sẽ được thấy đúng tỉ lệ của chúng, và người ta mới biết được tần số rung động và những màu sắc chính xác của các hình thể.