BẢNG CUNG TRÍ TUỆ 1 – 4 – 5
BẢNG SO SÁNH KHÁC, Nguồn: Tổng hợp về Trí tuệ, Cung Thể Trí và Cõi Trí (Hạ Trí và Thượng Trí)
Thể trí Cung Một | Thể trí Cung Bốn | Thể trí Cung Năm |
Kiên quyết trong tư tưởng và ý kiến, thể trí quả quyết, nhất tâm, thực tế. | Thể trí dao động, nước đôi, do dự, chao đảo từ sự hiếu động thái quá đến trạng thái uể oải. | Thể trí nghiêm ngặt, đúng đắn, chính xác, đúng thật, biết chắc thực tế, chân thật. |
Thể trí lập bản đồ, vẽ phác thảo, tổng hợp, các tiến trình tư tưởng không bị tô vẽ, có tổ chức – có tính ưu tiên; thể trí huyền bí. | Một thể trí “nhạy cảm” (“feeling”), thể trí có tính trực giác, thiếu lý trí, có óc thẩm mỹ, nhạy cảm với vẻ đẹp – thể trí có tính nghệ thuật, âm nhạc, thơ phú và văn chương, bị giằng xé, đầy đấu tranh nội tâm, bị căng thẳng vì khủng hoảng, | Thể trí có tính hội tụ, tập trung cao, có tính khoa học, kỹ thuật, toán học, định lượng, liệt kê, đo lường, sắc sảo, nhạy bén, xác định. Thể trí thiếu trí tưởng tượng, thiếu trực giác, theo đúng nghĩa. |
Một thể trí nổi trội và gây ấn tượng sâu sắc, thẳng thắn, phê phán, năng nổ. | Thể trí thống nhất, tích hợp, tổng hợp, “không chia rẻ”, làm cầu nối, liên kết, làm trung gian, hòa giải, phân giải, làm hòa hợp, có cân nhắc, làm cân bằng, làm hòa thuận. | Thể trí phân tích sâu sắc, có tính phân biện, tách biệt. |
Không bàn đến chi tiết, tập trung vào sự việc rộng lớn, nhảy đến các kết luận. | Thể trí hình dung, hư cấu, diễn cảm, đầy màu sắc, đầy ấn tượng – Thể trí nhìn thấy bằng hình ảnh, kịch tính, cường điệu. | Tiến trình tư tưởng tỉ mỉ – tập trung vào chi tiết vụn vặt |
Vô tư, suy nghĩ không có tính cá nhân, tính độc lập của thể trí. | Thể trí đối kháng, mâu thuẩn: đưa ra quan điểm trái ngược, thích đấu tranh (war-like). | Tính khách quan trí tuệ, thể trí vô tư, không thành kiến, khách quan, lạnh lùng, không hạn chế. |
Tư tưởng và lời nói vắn tắt, đanh thép, Sự bền bĩ về trí tuệ. | Lanh lợi, không gò bó, có tính ứng khẩu, khôi hài , có tính liên đới tự do (free associative), khó đoán, ‘không thích ẩn dật’. | Thể trí có lý trí, ‘kiên nhẫn’, hay dò hỏi, tò mò, hay tìm tòi, điều tra, tìm kiếm. |
Đi theo hàng ngang và đánh dấu kiểm vào hộp miêu tả bạn đúng nhất. Rồi cộng điểm của bạn lại. Điều này sẽ giúp bạn xác định cung này. |
+ Nội dung từ Tooltip: Trí tuệ
Trí tuệ (Manas, Mind): Chit tác động trên Kriya, tức là Minh Triết tác động trên Hoạt Động sinh ra (yields) Trí Tuệ (Manas, Mind-Trí Khôn).(KCVTT, 23);
Có ba nhóm trí tuệ mãnh liệt kích động bản chất dục vọng:
1. Người hướng nội về mặt trí tuệ: bận rộn một cách sâu sắc với các hình tư tưởng tự tạo và thế giới tư tưởng được họ tạo ra, tập trung quanh một hình tư tưởng năng động duy nhất mà họ đã xây dựng. Họ luôn luôn làm việc hướng tới một bước ngoặt, và bước ngoặt này có thể được giải thích bởi thế giới như: sự phát hiện một thiên tài; một nỗ lực sáng tạo nào đó; hoặc những biểu lộ dữ dội của sự tuyệt vọng khi người này cố gắng để thoát khỏi kết quả của sự nghiền ngẫm bên trong của y theo đường lối đã chọn. 460-1
2. Tự ám ảnh, cô lập, tính tự cao tự đại hoang tưởng: Trong các giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi – chuyển sự tập trung thông qua việc gợi lên một mối quan tâm khác cao hơn, bởi sự phát triển ý thức xã hội, và nếu có thể bằng sự tiếp xúc với linh hồn. Nếu không nó sẽ làm cho người này cuối cùng trở thành không thể xúc động, vì y trở nên cố thủ trong một thành lũy của các hình tư tưởng riêng của y liên quan đến bản thân y và hoạt động của y. Loại người cung 1 và 5 dễ xảy ra. 461
3. Người hướng ngoại về mặt trí tuệ: Những người trở nên hướng ngoại mạnh mẽ bởi sự mong muốn áp đặt các kết luận họ đã đạt được lên trên đồng loại của họ. những người cung 3 và 6 dễ bị sự rối loạn này. Họ gồm mọi loại người, từ nhà thần học có thiện ý và người theo giáo điều cố chấp hầu như được tìm thấy trong các trường phái tư tưởng; đến người cuồng tín làm cho cuộc sống thành một gánh nặng cho mọi người xung quanh y khi y tìm cách áp đặt quan điểm của y lên họ; và người điên vì trở nên bị ám ảnh với linh thị của y rằng y phải được cất giữ cẩn thận. 462 (Xem: Rối loạn Chia rẽ, Kích thích, Tích hợp và cách chữa trị )
+ Nội dung từ Tooltip: Thể Trí
+ Thể trí tức là trí tuệ (intellect). (ASCLH, 254)
+ Thể trí (mind) tức là trí tuệ (intelligence–sự thông tuệ). (CTNM, 588)
+ Như bạn biết, trong triết học huyền bí (esoteric philosophy), chúng ta được dạy rằng trên cõi trí (mental plane) có ba dạng thức (aspects) của thể trí hay là của sinh vật có trí tuệ (mental creature) mà chúng ta gọi là con người (man). Ba dạng thức này tạo ra phần quan trọng nhất của bản chất (nature) con người:
1. Hạ trí cụ thể (lower concrete mind) tức nguyên khí lý luận (reasoning principle). Các tiến trình giáo dục của chúng ta công khai bàn đến trạng thái này của con người.
2. Con của trí tuệ (Son of Mind) mà chúng ta gọi là Chân Ngã hay Linh hồn (Ego or Soul). Đây là nguyên khí trí tuệ (intelligence principle) và được gọi bằng nhiều tên trong văn liệu huyền bí học, như là Thái Dương Thiên thần (Solar Angel), Agnishvattas, nguyên khí Christ, vv… Thời trước, tôn giáo có bàn đến trạng thái này.
3. Thượng trí trừu tượng (higher abstract mind), tác nhân bảo quản (custodian) ý niệm và đó là tác nhân truyền chuyển (conveyor) sự giác ngộ (illumination) đến cho hạ trí khi mà hạ trí giao tiếp được với linh hồn. Triết học đã có bàn đến thế giới ý tưởng này.
+ Chúng ta có thể gọi ba dạng thức này như sau:
– Trí tiếp nhận (receptive mind) tức là thể trí đã được các nhà tâm lý học bàn đến.
– Trí biệt ngã (individualised mind) tức Con của Trí tuệ.
– Trí giác ngộ (illuminating mind) tức thượng trí (higher mind). (GDTKNM, 5)
+ Thể trí: Trí tuệ biện thông và Trí tuệ Chân thật. Trí tuệ chân thật siêu vượt thể trí biện thông rất nhiều …Pháp sư Tịnh Không; Xem chi tiết
+ Đức Phật Gautama đã nói rằng Thể Trí có thể làm cho một Người thành một vị Phật hay một con Thú!
Xem thêm: Tổng hợp về Trí tuệ, Cung Thể Trí và Cõi Trí (Hạ Trí và Thượng Trí)
+ Nội dung từ Tooltip: Thể Thượng Trí
Thể thượng trí (Body of Manas): Đường nét bên ngoài (outline) của Chân Ngã (Ego), tức Chủ thể Tư Tưởng (Thinker, Linh hồn) có dạng bầu dục (oval), do đó, bà H.P.Balvatsky nói đến thể thượng trí này (nó vẫn tồn tại qua tất cả các lần luân hồi) như là Hào Quang Noãn (Auric Egg). Được làm bằng chất liệu của ba cõi phụ cao nhất của cõi trí, thể này cực kỳ tinh anh (exquisitely fine), ngay từ lúc tượng hình lần đầu (first inception), nó đã là một bức màn (film) vô cùng tinh vi (rarest subtlety). Khi phát triển, nó trở thành một vật thể (object) chói ngời với vẻ đẹp rực rỡ, một vật ngời sáng, cách gọi này rất đúng. Chủ thể Tư Tưởng này là gì? Đó là Linh Ngã (divine Self), như đã nói, bị giới hạn hay là được phú cho cá tính (individualized), thể tinh anh này được rút ra từ chất liệu của vùng “vô sắc tướng” của cõi trí. (MTNX, 142–143)
Nguồn: Tâm lý học nội môn 3 – Biểu đồ cung
Xem thêm: Tổng hợp về Trí tuệ, Cung Thể Trí và Cõi Trí (Hạ Trí và Thượng Trí)