Chia sẻ:
Căn cứ vào tài liệu như Tham thiền huyền môn của Chân Sư DK, và Thiền Phật Giáo, chúng tôi với kiến thức ít ỏi của mình, xin tổng hợp kiến thức tóm lược về Tham thiền, mức cao hơn là Thiền định tại trang viết này để trước tiên giúp chính mình, sau nữa nếu giúp được ai đó muốn học hỏi về tham thiền, mang đến sự ích lợi hơn thì càng tuyệt diệu.
CHỈ DẪN VỀ YOGA VÀ THIỀN ĐỊNH
(TRANG TỔNG HỢP KIẾN THỨC KHOA YOGA THEO CÁC CHUYÊN ĐỀ ĐÃ VIẾT Ở NHIỀU TRANG VÀ SÁCH)
“Mỗi Người Mỗi Khí Chất – Dường Như Mỗi Khí Chất Có Một Con Đường Tu Tập Thích Hợp Nhất_Chân Sư D.K”
A | YOGA – KHOA HỌC VỀ HƠI THỞ – HÍT THỞ | ||
TT | DANH MỤC | NỘI DUNG | |
I | Thực hành Hít Thở đúng giúp ba thể là Thể Xác – Cảm dục – Thể Trí phát triển bền vững | + Cốt lõi: Là tư tưởng quán niệm trong khi thở, phải tập trung quán tưởng theo hơi thở. + Hiệu quả: Yếu tố duy nhất làm cho hơi thở có hiệu quả là tư tưởng, ý định và mục tiêu nằm sau hơi thở đó. + Linh từ OM: Toàn bộ khoa học về hơi thở được thiết lập chung quanh việc sử dụng Linh từ O.M | |
II | + Khoa học về hơi thở_Chân Sư DK “Khi thực hành đệ tử phải quan tâm đến ý tưởng chủ đạo hay đường lối hoạt động của tâm trí”; | + Đối tượng: Người có thể thực hành bài tập thở một cách an toàn và hữu ích chỉ là người có ý chí hoạt động
| |
1 | Hít vào …. 6 nhịp ….. Thu thập mãnh lực lên đầu | + Khi làm thế hãy tưởng tượng em đang thu gom năng lượng từ luân xa tùng thái dương (qua động tác hít vào) đến đầu. Hình dung nó dâng lên đầu dọc theo cột sống. | |
2 | Nín thở … 8 nhịp ….. Mãnh lực hòa trộn lẫn lại | + Khi làm thế hãy nghĩ đến những mãnh lực từ cõi trung giới này biến và hòa lẫn vào đại dương của tình thương thông tuệ. Trên đường đi lên từ cột sống, những mãnh lực này đã hòa lẫn với mãnh lực tích cực của luân xa tim đang thức tỉnh. | |
3 | Thở ra … 6 nhịp … Ban ân huệ cho thế gian | + Thở ra sáu nhịp, đồng thời nhận thức rằng những mãnh lực này tuôn tràn từ luân xa giữa hai chân mày (luân xa Ajna) đến nhân loại. Luân xa giữa hai chân mày là luân xa của phàm ngã tam phân gắn kết, tận tụy. | |
4 | Nín thở … 8 nhịp … Nhận thức việc đã làm. | + Quán tưởng nhanh lại toàn bộ quá trình thực hành một hơi thở, tin tưởng sự thành công vi diệu của chúng. | |
II | THỰC HÀNH Giai đoạn 1: Khởi đầu như mục I là đủ | + Người đạo sinh tưởng tượng di chuyển năng lượng từ luân xa tùng thái dương lên luân xa đầu dọc theo xương sống (Năng lượng sẽ đi theo tư tưởng), dần dần các năng lượng của luân xa tùng thái dương sẽ chuyển hoá lên luân xa tim và luân xa đầu. Đây là cách bí truyền để thay đổi tình trạng các luân xa | |
III | Giai đoạn Đệ tử – Tập thở an toàn và hữu ích (Phát triển mối liên hệ trực tiếp giữa bộ óc, trí tuệ và phương diện ý chí của Tam Nguyên Tinh Thần) | + Cái tiếp nhận tư tưởng thụ động (não bộ), tác nhân của ý chí (thể trí) và chính Tam Thể Thượng tiếp xúc với nhau thông qua đường Antahkarana. Khi mối liên hệ như thế đã hay đang bắt đầu được thiết lập, bấy giờ người đạo sinh có thể thực hành các bài tập thở một cách an toàn và hữu ích | |
IV | Mở rộng nhịp độ trong tập thở của đệ tử | “Về sau, chúng ta có thể tăng số lượng đếm lên. Điều này sẽ hỗ trợ trong việc đóng lại luân xa tùng thái dương và ổn định thể cảm xúc. Ngoài ra, nó cũng cải thiện tình trạng thể chất nói chung của em. | |
V | Tiếp 2: Giữ tâm thức ổn định trong đầu, vào cuối kỳ ngưng thở cuối cùng, nói lời cầu khẩn | “Cầu xin năng lượng của Chân Ngã thiêng liêng truyền cảm hứng cho tôi và ánh sáng của linh hồn dẫn dắt tôi. Xin dắt Tôi từ Bóng Tối đến Ánh Sáng, từ cõi Giả đến cõi Chân, từ Sự Chết đến Bất tử“. | |
VI | Tiếp 4: Vẫn giữ ý thức ở đầu và hình dung ra một hình cầu màu xanh điện sâu thẳm, sống động, linh hoạt, nói những lời sau đây, cố gắng nhận ra tầm quan trọng của chúng khi bạn nói | – Tôi đứng trong Bản Thể tinh thần và như một Linh hồn, tôi phụng sự. – Tôi đứng trong Ánh sáng, và khi ánh sáng chiếu qua hình thể này, tôi lan tỏa ánh sáng đó. – Tôi đứng trong tình yêu của Thượng Đế, và khi tình yêu đó chảy qua trái tim và từ Trái tim, tôi từ hoá những ai mà tôi muốn giúp đỡ. | |
VII | Sau đó, hãy suy ngẫm về ý nghĩa tinh thần của 4 chữ: Ổn định, Bình An, Sức mạnh, Phụng sự | Mỗi tuần một chữ trong một tháng; Trong thời gian 6 tháng bạn hãy xây dựng chúng vào bản chất của bạn, do đó giúp vào công việc đóng lại cánh cửa luân xa tùng thái dương và chuyển hóa lực của nó“ | |
B | TÌM HIỂU VỀ KHOA YOGA VÀ THAM THIỀN | ||
TT | DANH MỤC | NỘI DUNG | |
I | CHUẨN BỊ VÀ HƯỚNG DẪN THIỀN | ||
1 | .CHUẨN BỊ CÔNG CỤ | + Chỗ ngồi: Ngồi dưới sàn hoặc trên ghế hay giường đều được. Miễn là mặt bằng ngồi phải phẳng, không đệm mềm là tốt nhất, hoặc chọn chỗ sạch sẽ dưới nền để ngồi. Thỏa mái và vững trãi là tiêu chuẩn hàng đầu. – Tấm Bồ đoàn: Rất cần nếu bạn ngồi thiền, để ngồi sao cho Lưng khi thả lỏng luôn giữ được thẳng, ngồi lâu vài chục phút không mỏi lưng vai và cổ (Dấu hiệu của sự tắc nghẽn luồng khí luân chuyển trong cơ thể) – Không gian: Chỗ yên tĩnh trong nhà, không có người đi qua lại là tốt nhất, riêng biệt càng tốt hơn để có thể trang trí không gian thiền, đốt nến, tài liệu học. Treo tranh ảnh các Huấn Sư để hình dung khi thiền rất quan trọng | |
2 | THỜI GIAN THIỀN ( TÙY LOẠI THIỀN CÓ THỜI GIAN THÍCH HỢP) | + Thời gian thiền trong ngày: Tốt nhất vào buổi sáng hàng ngày (từ 5-6 giờ); Các buổi chưa và cuối chiều; + Thời gian ngồi một buổi: Tùy theo từng loại thiền mà thời gian tham thiền lâu hay mau sẽ tốt. – Ngồi thiền thư giãn: 5 – 15 phút nghỉ giữa giờ rất tốt, cơ thể và trí tuệ nghỉ ngơi, thư giãn lấy lại sức làm việc. | |
3 | XÁC LẬP PHƯƠNG PHÁP THIỀN VÀ KHẤN NGUYỆN KÊU GỌI XIN SỰ GIA HỘ | + Có nhiều cách để làm yên lặng Tâm Thức của bạn trước khi bước vào buổi tham thiền, tôi xin ví dụ: – Chọn phương pháp thiền: Như ngồi tĩnh tâm; Thiền theo dõi hơi thở; Thiền theo chủ đề cần suy ngẫm …. – Khấn nguyện đơn giản nhất: Niệm Nam Mô A Di Đà Phật (Ba lần) rồi bắt đầu – Hoặc thêm: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca mâu Ni Phật (Ba lần); Con lạy Thánh Đoàn; các Huynh Đệ Ánh Sáng; Các Đức Chân Sư Kính Mến; Con Lạy Các Thánh Hiền …. – Cầu nguyện: Cầu xin các Ngài gia hộ độ trì – Che trở bảo vệ cho đệ tử con có buổi Tu thiền định được tinh tấn; dũng mãnh; đánh tam những tư tưởng xấu xa và các che ám che lấp, để con Tu tập với Tâm Bồ Đề – Trí tuệ Bát nhã trong sự tỉnh thức rỗng rang….v.v… Có nhiều cách, các bạn nên tùy duyên | |
4 | XÁC LẬP SỰ TÍN TÂM | + Lòng tin rất quan trọng: Sự tím tâm tin tưởng vào giáo pháp của Đức Phật, các bậc Thánh Nhân là rất quan trọng. Vì nếu bạn không có lòng tin thì bạn sẽ rất gian nan, vất vả và không có ai bảo về cả. Vậy trước khi bạn thực hành theo bất cứ giáo lý nào, bạn rất cần nghiên cứu và tự mình xác nhận rằng giáo lý đó đáng tin cậy, vì bạn đã thực hành và thấy nó đúng. Chỉ khi đó bạn mới có thể học và tiếp thu, tiến nhanh trên con đường bạn đã chọn. Vậy hãy xóa bỏ nghi ngờ khi lòng tin đã có được qua sự chứng nghiệm của bạn, chính bạn. | |
C | CÁC PHƯƠNG PHÁP THIỀN ĐỊNH | ||
I | PHƯƠNG PHÁP RAJA YOGA – THAM THIỀN HUYỀN MÔN THEO GIÁO LÝ CỦA ĐỨC CHÂN SƯ DK | ||
1 | Thông tin chung | Danh mục nội dung thông tin chung | |
– Đối tượng: Người Tham Thiền Huyền Môn (NTTHM) giành cho người tìm đạo, từ giai đoạn Người chí nguyện (Vào đường dự bị đệ tử) và Người Đệ tử, những ai đạt mức tiến hóa mà thể nguyên nhân đã phần nào nở nang già dặn và họ đang bước vào một trong những cấp chót của Phòng Học tập. Họ hiểu về mục đích của chân nhân (con người họ) trong kiếp sống này. Họ biết người thiền huyền môn cần ghi nhớ (THMCGN) những gì, họ sẵn sàng hoạt động phụng sự chúng sinh vì lợi mình và lợi tha. Năng lượng Bác ái/ Tình thương luôn phát khởi và phóng phát ngày càng mạnh mẽ từ nơi họ. – Người không nên thiền huyền môn(KNTTHM): Họ không có hiểu biết đúng, không có ý chí và do đó không muốn thực hiện mục đích của con người (Một tiểu vũ trụ) trong kiếp sống này. Xem: Tóm lược những đức tính không phù hợp TTHM tại đây (TTHM, thư 29.7.20) | |||
– Yêu cầu: Người có thể giành quỹ thời gian tối thiểu nửa giờ mỗi ngày để duy trì tham thiền, đọc tài liệu và làm báo cáo cho nhà trường. Bạn không nên tự mình tham thiền huyền môn mà không có Người hướng dẫn, bởi nó rất nguy hiểm cho chính bạn. | |||
– Giáo trình: Theo sách của Chân Sư Minh Triết Tây Tạng phổ biến. Mời tham khảo trang minhtrietmoi.org. Các kiến thức về tham thiền huyền môn ở Nhân Trắc Học này đều bắt nguồn từ sách và minhtrietmoi.org | |||
– Đời sống: Một đời sống hướng thiện là bước khởi đầu với con đường tiến hóa thăng thượng. Bạn cần từng bước loại bỏ những rung động thấp của tam hạ thể: Thể Xác – Cảm Xúc – Trí Tuệ và thay thế bằng những rung động cao. Ăn chay là giải pháp giúp cơ thể Sạch về tâm linh, tiền đề để bạn có thể tiến bước cao và xa trên con đường Đạo, đến một giai đoạn nhất định, chỉ có ăn chay thì bạn mới tiếp tục con đường tiến hóa thăng thượng mà không bị nguy hiểm bởi các dòng tiến hóa giáng hạ đang chờ trực bạn, chúng rất nguy hiểm. | |||
– Đăng ký học: Tại trường http://www.moryafederation.com/; tham khảo thư mời học tiếng Việt tại đây | |||
– Thời gian thiền: Duy trì hàng ngày – Buổi sáng là tốt nhất; Thời gian lúc đầu chỉ cần 15 phút; sau tăng dần nhưng cần chỉ dẫn của giáo viên để tránh các nguy hiểm trong tham thiền huyền môn thường có. | |||
+ Báo cáo: Làm báo cáo đầy đủ theo chủ đề gửi nhà trường hàng tháng, sau ngày trăng tròn ba ngày; | |||
+ Nội dung bài thiền: Thực hiện chủ đề theo từng tháng, theo đó mỗi buổi thiền trong tháng bạn cần bám sát vào tài liệu hướng dẫn của nhà trường và Người hướng dẫn (Mentor) | |||
+ Chuẩn bị thiền: Thực hành buông xả mọi duyên đời, tập trung tâm hướng vào nội tâm, vùng cao trong đầu | |||
2 | Giai đoạn Tham thiền – Nhập Định | + Làm thể trí an tĩnh: Để làm yên tịnh thể trí theo Chân Sư DK tại đây | |
2.1 | |||
3 | CẢNH BÁO NGUY HIỂM TRONG THAM THIỀN VÀ THIỀN ĐỊNH (Nguồn: Thư 22/07/1920_Thư về TTHM_Chân Sư DK) + Người bắt đầu thiền quả thực đang “đùa với lửa”, câu này hoàn toàn và tuyệt đối chính xác, chân lý ít người nhận thức, có thực nghĩa rõ rệt. Lửa là căn bản của tất cả – Chân ngã là lửa, trí tuệ là một hình thái của lửa, và bên trong thể xác của con người có ẩn một ngọn lửa thực sự (TTHM, thư 28.7.20) | ||
DANH MỤC NGUY HIỂM “Đức tính phân biện luôn cần thiết” | NỘI DUNG Một số nguy hiểm cần phải đề phòng khi hành thiền, chúng ta sẽ phải trình bày thật chính xác. | ||
1 | Sẵn có trong Phàm ngã. Có 3 nhóm: Những nguy hiểm cho thể xác – Thể tình cảm và Thể trí | * Tham thiền nên có hiệu quả là làm cả 3 hạ thể ngày càng ở dưới sự kiểm soát hoàn toàn hơn của Chân nhân. Cả 3 đều quan trọng như nhau trên cả 2 mặt phục vụ Chân nhân và phục vụ Nhân loại. | |
1.1 | NGUY HIỂM VỚI THỂ TRÍ Trong tham thiền, trọng tâm cố gắng của y, và nó kiểm soát hai thể kia. Cần đưa tâm thức ra khỏi thể xác, thể tình cảm, để đến lĩnh vực tư tưởng hay là nhập vào hạ trí. Khi việc này đã đạt mức khả quan, y mới tìm cách vượt cao hơn hạ trí và trở nên phân cực trong thể nguyên nhân, dùng cầu antahkarana làm vận hà liên lạc giữa thượng trí và hạ trí. Bấy giờ bộ óc chỉ là một máy thu, lặng lẽ nhận những gì từ Chân nhân hay Chân ngã truyền xuống, và sau đó là từ Tinh thần tam phân hay là Tam nguyên | a. Những nguy hiểm do bị ức chế. Do ý chí mạnh mẽ > kiềm hãm hạ trí hình bầu dục quanh thể xác, hình tư tưởng trong đó luân chuyển. Khi buộc nó yên lặng = ức chế, đè nén > Chúng ngưng lại > có thể gây ra những hiệu quả nghiêm trọng > Sự mệt mỏi sau khi tham thiền, kéo dài sẽ gây tai họa > Sẽ làm vô hiệu bước tiến và trì hoãn sự phát triển/ nghiêm trọng hơn nữa. + Để loại trừ tư tưởng đúng: Thu tâm thức lên cõi trí, tại một điểm trong não bộ > Xướng Thánh ngữ 3 lần, hình dung luồng hơi thở phát ra sức mạnh thanh lọc, quét sạch hình tư tưởng ra khỏi hình trứng > Nhận thức, đã hết sạch hình tư tưởng. + Nâng tâm thức lên cao, vượt khỏi hạ trí, đến thể nguyên nhân, giữ yên ở cấp cao + mức rung động của Chân nhân > Giữ được thể trí quân bình. Mãnh lực Chân nhân luân chuyển trong hình trứng, khiến nó miễn nhiễm => Loại những nguy hiểm do sự ức chế. Với thời gian, thể trí sẽ bền vững, tự động loại bỏ thấp kém và bất hảo.b. Nguy hiểm sự thoái hóa, suy nhược: Do quá phân cực trên cõi trí > Trước rễ bị cắt đứt liên lạc với 2 thể dưới (để tiếp xúc, thu đạt kiến thức, kinh nghiệm ở các cõi thấp) > Mở rộng thể nguyên nhân. Nếu tâm thức nội tại không xuống thấp hơn cõi trí và bỏ bê thể tình cảm và thể xác > Có 2 hậu quả: – Hai hạ thể này sẽ bị bỏ mặc và vô dụng, không đạt được mục đích > chúng suy nhược và chết dần, thể nguyên nhân không được kiến tạo > phí thời gian. – Thể trí vô dụng, tích chứa ích kỷ, không giúp được ai, giá trị kém cỏi. Người mơ mộng – không thực hiện điều mơ ước; bạn dự trữ vật liệu mà không bao giờ dùng đến; Nhà viễn tưởng – không giúp ích gì cho thần thánh hay con người > Trở ngại trong đại cuộc, nguy cơ rất lớn là bị suy nhược. | |
1.2 | NGUY HIỂM VỚI THỂ CẢM DỤC | + Thể cảm dục quan trọng nhất trong Phàm nhân, nó là 1 đơn vị toàn diện, khó chế ngự nhất. Thực tế, Cảm dục + Thể xác = 1 đơn vị, người thường hoạt động do sự xúi giục của tình cảm, thể thấp theo lệnh thể cao. + Tiêu cực thụ động không tốt, người mới học thiền thường dính > họ lâm nguy. Mục đích, làm cho hình bầu dục của thể tình cảm trở nên tích cực với những thấp kém, chung quanh nó, và chỉ thụ cảm đối với Tinh thần thông qua thể nguyên nhân. – Chính thái độ tiêu cực này, nếu đi quá mức, cũng mở lối cho những nguy hiểm nghiêm trọng, mà tôi sẽ bàn rộng sau này khi nói đến vấn đề ám ảnh, đôi khi có tính cách thiêng liêng nhưng thường thì ngược lại. – Chỉ có thể thực hiện = phát triển khả năng kiểm soát hữu thức (Lúc rung động và tiếp xúc cao nhất vẫn linh mẫn bảo vệ các hạ thể. “Hãy trông chừng và cầu nguyện” là lời dạy của Chúa. | |
1.3 | ĐÙA VỚI LỬA | + Nếu suy nghĩ kỹ, các bạn sẽ nhận thức rằng hầu hết các hiện tượng tâm lý của địa cầu này đều ở dưới quyền kiểm soát của Hỏa đức Tinh quân, vị Đại đế đầu tiên của lửa, vị Chúa tể của cõi trí. Lửa vũ trụ là nền tảng của cuộc tiến hóa của chúng ta. – Lửa của cõi trí kiểm soát và ngự trị nội tại và có khả năng tinh luyện cùng những hiệu quả thanh lọc, đó là mục đích tiến hóa của cuộc sống ba trạng thái của chúng ta. Khi nội hỏa của cõi trí và lửa trong các hạ thể hòa hợp với lửa thiêng của Tam nguyên Tinh thần thì công việc đã hoàn tất và con người trở thành một vị Chân sư./. + Lửa là căn bản của tất cả: Chân ngã là lửa, trí tuệ là một hình thái của lửa, và bên trong thể xác của con người có ẩn một ngọn lửa thực sự, nó có thể hoặc là sức mạnh hủy hoại, đốt cháy các mô trong cơ thể và kích thích sai lạc các luân xa, hoặc là một yếu tố làm sinh động, là tác nhân kích thích và đánh thức. Khi được hướng theo những đường dẫn đã chuẩn bị sẵn, lửa này có thể là sức mạnh tinh luyện và là mối liên kết quan trọng giữa phàm ngã và Chân ngã.(TTHM, thư 28.7.20) | |
1.4 | NGUY HIỂM VỚI THỂ XÁC + Bộ ba nguy hiểm của thể xác: 1. Bộ não/ 2. Hệ thần kinh/ 3.Các cơ quan sinh dục. Nhiều nguy hiểm bắt nguồn từ cảm dục và thể trí – biểu hiện ra ngoài. | + Bộ não thường chịu 2 nguy hiểm chính: – Sự sung huyết, làm cho tràn dịch các huyết quản và hậu quả căng thẳng ở mô não mảnh mai > Có thể làm tổn thương vĩnh viễn, thậm chí gây nên sự đần độn. Mới đầu biểu hiện mất cảm giác hay mệt mỏi. Nếu vẫn tiếp tục thiền > Hậu quả sẽ nghiêm trọng. Luôn đề phòng, khi có bất cứ dấu hiệu, trở ngại mệt mỏi nào phải ngưng thiền ngay. Cần phân biện, hãy nhớ rằng rèn luyện và kiến tạo các thể phải chậm rãi, từ từ. không có điều gì cần phải hấp tấp cả. – Sự điên khùng, tử vong: Điều tai hại sự quá nhiệt tâm cứ cố chịu mãi một sức ép không hợp lý, hoặc tìm cách khơi hoạt luồng hỏa hậu bằng phép luyện hơi thở và cách tập tương tự mà không phòng bị gì cả. Họ phải trả giá cho sự liều lĩnh này do thiếu suy xét của lý trí. Luồng hỏa không đi theo dạng hình học đúng, không tạo được những tam giác cần thiết, dòng điện lưu đi lên với tốc độ và sức nóng ngày càng tăng, và thực sự đốt cháy tất cả hay một phần mô não > Bị điên khùng, đôi khi tử vong. + Hệ thần kinh thường có hơn: Hầu hết đều cảm biết có: Tình trạng mất ngủ, dễ bị kích động, năng lượng căng thẳng và bứt rứt, dễ bực bội. Hoặc co giật tay chân, ngón tay hay mắt, hoặc buồn nản, giảm sút sinh lực; thần kinh căng thẳng, bồn chồn, tùy theo tính khí và bản chất của mỗi cá nhân. Chúng có thể nặng/ nhẹ. Cần tuân theo giới luật một cách khôn ngoan, cẩn thận thực phẩm, cương quyết ngủ đủ số giờ cần thiết, nếu họ làm việc một cách chậm rãi thận trọng, tránh nhất thời(dù ước nguyện có cao đến đâu), thì họ sẽ thấy có những kết quả lớn lao hơn và các Đấng cao cả sẽ có những phụ tá nhiều hiệu năng hơn trong việc phụng sự nhân loại. | |
1.5 | NGUY HIỂM VỚI CƠ QUAN SINH DỤC | Khuyến cáo với người chí nguyện trở nên: + Y phải rút ý thức ra khỏi các trung tâm sinh dục. Đây không phải là việc dễ làm, vì làm thế tức là chống lại những kết quả của sự phát triển đã lâu đời. + Y phải hướng chú tâm động lực sáng tạo của y vào cõi trí. Khi làm như vậy mà thành công, y sẽ chuyển hướng hoạt động của lửa thiêng lên luân xa cổ họng và đến trung tâm tương ứng của nó ở đỉnh đầu chứ không hướng xuống các cơ quan sinh dục | |
3 | NGUY HIỂM DO NGHIỆP QUẢ. | + Nghiệp quả của bạn: Là những việc nhất định sẽ xảy đến cho y trong hiện tại hoặc trong tương lai mà y không thể tránh khỏi. Nói vậy cũng đúng phần nào, nhưng đó chỉ là một khía cạnh của toàn vấn đề. + Mỗi phàm nhân đối với Chân nhân cũng như thái dương hệ đối với Đức Thái Dương Thượng Đế. Chân nhân tạo ra 1 thể xác dùng cho 1 kiếp sống nhất định, có 1 mục tiêu cụ thể chứ không nhiều mục tiêu khả dĩ có. | |
4 | Nghiệp quả kiếp sống hiện tại,“vòng hạn định” của cá nhân y, tượng trưng bằng cuộc sống hiện tại. + Chân nhân với 3 thể biểu hiện và đặt chúng trong vòng giới hạn với mục đích của kiếp sống này là phát triển trí năng của môn sinh, là dạy cho y những sự kiện cụ thể và khoa học, mở mang thể trí của y, để dùng sau này. | + Thực tế: Y có thể phát triển quá độ về mặt tình cảm hay sùng tín thái quá. Y có thể bỏ ra nhiều kiếp để mơ ước, để nhìn ngắm các linh ảnh và tham thiền thần bí. Nhu cầu lớn của y là phải thực tiễn, phải có đầy đủ lương tri, phải hiểu chương trình của Phòng Học tập và áp dụng sự hiểu biết đã học được một cách thực tế ở cõi trần. Tuy nhiên, dù cho vòng giới hạn của y có vẻ ngăn cản và hạn chế các khuynh hướng sẵn có nơi y, và dù đã có sắp xếp khiến cho dường như y phải học những bài học của cuộc sống thực tiễn ở thế gian, y cũng không chịu học, mà chỉ đi theo lối nào dễ dàng cho y nhất. Y mơ ước, sống xa rời thế sự. Y không làm tròn ý muốn của Chân nhân mà bỏ lỡ cơ hội. Y chịu nhiều đau khổ, và trong kiếp tới y cũng cần ở trong sự sắp xếp tương tự với sức thôi thúc mạnh hơn và một vòng giới hạn chặt chẽ hơn, cho đến khi nào y thực hiện được ý muốn của Chân nhân y. =>>> Với người như thế, tham thiền không giúp đỡ gì được mà chỉ gây trở ngại. | |
5 | Sự di truyền và bản năng của quốc gia, ví như y có loại thể xác người Tây phương hay Đông phương. | ||
6 | Những liên hệ của y với nhóm, dù là nhóm nội môn hay ngoại môn. | ||
7 | Những nguy hiểm do các mãnh lực tinh vi gây ra, mà vì không hiểu nên gọi là ma quỷ | Gồm sự tấn công môn sinh do những sinh linh bên ngoài, trên một cảnh giới nào đó. Họ có thể chỉ là người đã bỏ xác phàm; là những dân cư của các cảnh giới khác nhân loại. Về sau khi bạn đã trở nên khá quan trọng, đủ gây chú ý, thì sự tấn công có thể là do những kẻ chỉ sử dụng thuần vật chất để cản trở công cuộc phát triển tinh thần. 1– Những nhà hắc thuật, những anh em hắc đạo, hoặc những mãnh lực có vẻ hủy hoại khác. | |
(Hãy lắng nghe cơ thể bạn, nếu có bất cứ vấn đề gì bất thường, hãy đọc kỹ tài liệu và những nguy hiểm trong tham thiền)
| Xem Các hiểm nguy cần tránh khi tham thiền (1) Xem: Tham thiền huyền môn theo Raja yoga (GQ-MF) Xem: TH về các P.Pháp và con đường Tham Thiền Xem: Tổng hợp Huyền học – Huyền Bí Học – Huyên Linh học và Huyền Linh Thuật | ||
Xem Thư mời học của Trường Morya Federation Xem Thư mời tham dự học tại Trường Morya Federation của GS Michael D. Robbins Xem Khoá Thiền căn bản bằng tiếng Việt + Chúc quý vị sớm bước chân vào đường Đạo, cùng nhau phụng sự thế gian theo chỉ dạy của Chân Sư DK, với các cuốn sách tuyệt đỉnh nhân gian dưới đây: Sách Dưới Chân Thầy |
| ||
GIAI ĐOẠN THAM THIỀN ĐẾN NHẬP ĐỊNH THÀNH CÔNG | |||
+ Chuẩn bị nhập định: Giai đoạn chuyển tiếp giữa tham thiền … | |||
+ Các mức nhập định: Có nhiều mức nhập định thành công | |||
+ Chiêm ngưỡng trong định: Thật tuyệt vời | |||
+ Các mức giác ngộ qua nhập định: Có nhiều loại giác ngộ. | |||
|
| ||
CÁC BÀI THIỀN GIÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI MUỐN PHỤNG SỰ THẾ GIAN | |||
| THIỀN TAM GIÁC – GIÀNH CHO MỌI NGƯỜI + Tóm lược bài thiền: Cần lập nhóm có đủ ba người, thiền cùng một thời điểm trong ngày thì tốt, nếu không thì tuy duyên mỗi người có thể tham thiền vào thời điểm nào đó trong ngày, rất cần đều đặn. | ||
THIỀN CHIỀU THỨ NĂM HÀNG TUẦN – GIÀNH CHO MỌI NGƯỜI + Tóm lược bài thiền: Mỗi người vào đúng 4 giờ 50 phút chiều thứ năm hàng tuần, giành 10 phút giữ im lặng và phát triển tình thương (Bác Ái) và ban giải cho thế gian. Đúng 5 giờ chiều đọc Khấn nguyện cầu chúc cho nhân gian an lành, tràn đầy tình thường. | |||
|
| ||
|
| ||
THIỀN PHẬT GIÁO TỔNG HỢP | |||
– Chuẩn bị và tư thế: Xem phía trên đầu trang bài viết này. | |||
– Đối tượng: Dành cho mọi người. Có nhiều cấp độ, phù hợp với nhiều loại người với các mức tiến hóa khác nhau. Tuy nhiên “Không thày đố mày làm nên” phải không bạn, vậy hãy tìm cầu Minh Sư của bạn. | |||
– Kiến thức: Bạn xem các sách về thiền Phật giáo tại đây. | |||
– Lưu ý rằng, đọc các sách này chỉ là bước khởi đầu tìm hiểu về tham thiền. Bạn hãy cố gắng tham gia các lớp dạy thiền ở các nhà chùa và Trung tâm thiền hay thiền viện có ở khắp mọi nơi. Chúc bạn tinh tấn | |||
xxxxx | xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx | xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx | xxxxx |
THAM KHẢO THÊM