Lời Đức Phật Và Chân Sư DK: Hãy Suy Ngẫm Kỹ


Chia sẻ:

NHỮNG ĐIỀU CẦN SUY NGẪM

KHI ĐỌC CÁC SÁCH CỦA ĐỨC PHẬT, CHÂN SƯ VÀ THÁNH HIỀN

 

PHẦN A – CÁC CHỦ ĐỀ THEO TÂM LINH PHẬT GIÁO

+ GQ001.10: Đức Phật dậy Sức khỏe là món quà lớn nhất, sự an vui là của cải lớn nhất, lòng trung thành là mối quan hệ tốt nhất.” OM

+ Đức Phật dậy Từ Bi Hỷ Xả: Lúc Đức Phật sắp nhập Niết Bàn, các đệ tử từ bốn phương xa gần tấp nập về đảnh lễ Ngài. Chỉ có một thầy Tỳ kheo, thay vì làm như các vị khác, lại rút về tịnh thất chuyên cần hành thiền. Khi được hỏi về thái độ ấy, thầy trả lời vì trong ba tháng nữa Đức Phật sẽ nhập diệt nên thầy nghĩ rằng để tỏ lòng quý trọng Ngài, việc làm tốt đẹp nhất là thành tựu đạo quả A La Hán lúc Ngài còn tại tiền. Đức Phật ngợi khen thầy và nhấn mạnh là “Không nên vì mục tiêu của người khác mà lãng quên mục tiêu, sự an lành của chính mình. Hãy nhận định rõ ràng mục tiêu của mình và lập tâm thành đạt mục tiêu ấy”. Nguồn

– Đức Phật luôn khen ngợi, khuyến khích: Xả có bốn thứ. Nếu đem cho người ta đồ vật, của cải thời gọi là “tài xả”. Nếu đem giáo phápgiáo lý cho người thời gọi là “pháp xả. Nếu đem đức không sợ hãi cho người thời gọi là “vô uý xả”. Còn tự mình xả bỏ tất cả các mối phiền não thời gọi là phiền não xả”.

+ Đức Phật dậy: NHIẾP TÂM thành Giới, từ Giới sanh Định, từ Định phát Huệ, gọi là BA VÔ LẬU HỌC ( GIỚI – ĐỊNH – HUỆ )……nếu chẳng đoạn dâm, ắt phải lạc vào MA ĐẠO. Hạng trên thành Ma Vương, hạng giữa thành Ma dân, hạng dưới thành Ma nữ Nguồn

+ Đức Phật dậy : Trong Kinh Tăng Nhất A Hàm, Đức Phật có dậy ” Này Chư Tỳ Kheo, Như Lai không thấy một Pháp nào mà có nhiều năng lực như sự chuyên cần chú niệm, để làm phát sinh tư tưởng thiện chưa phát sinh, và làm tan biến những tư tưởng bất thiện đã phát sinh. Với người hằng có chánh niệm, những tư tưởng thiện, nếu chưa sanh sẽ phát sanh, và những tư tưởng bất thiện, nếu đã phát sanh sẽ tan biến “.(Trang 751, T II, Thiền trong Đạo PhậtNguồn)

+ Đức Phật dậy về Thân kiến (Chấp Thân – Ảo tưởng cho rằng Thân thể mình là có thật, mà thực chất là do Tứ Đại giả hợp): “Một Cư sĩ hỏi Phật: Bạch Thế Tôn, tại sao ngoại đạo có sáu mươi hai kiến chấp? Như họ chấp: thế giới thường còn, thế giới vô thườngthế giới hữu biênthế giới biên, thân này thật có, thân này không thật có, Niết bàn còn có, Niết bàn không còn có v.v… Phật đáp: Do có thân kiến (chấp thân) nên có cái kiến chấp (Bám vào cái chấp- Thân ta có thật) như thế. Vậy ông có biết thân kiến là gì không? Cư sĩ thưa: Do chấp sắc uẩn là ta, là của ta, thọ uẩn là ta, là của ta, tưởng uẩn là ta, là của ta, hành uẩn là ta là của ta, thức uẩn là ta là của ta, đó là thân kiến. Phật khen: Đúng thế!”. Xem nguồn

+ Đại Thế Chí Bồ Tát đã khẳng định với chúng ta: _”Nhớ Phật, niệm Phật hiện tiền tương lai nhất định thấy Phật, cách Phật không xa”. Nguồn xem tại đây

+  Đại sư Liên Hoa Sanh có khuyên rằng: Trong giờ phút lâm chung hãy buông bỏ mối quan tâm đối với thế giới nầy; hãy buông bỏ sự dính mắc với bất cứ ai mà bạn có mối quan liên mạnh mẽ nhất trong đời nầy……..Hãy nhớ rằng, theo Du Già Sư Địa Luận (Yogacarabhumi) được thánh giả Vô Trước (Asanga) ghi chép lại từ Bồ Tát Di Lặc (Maitreya) thì con người chết đi và đầu thai lại chỉ luẩn quẩn trong vòng những người thân của mình trong vô lượng lần.(Xem nguồn)

CHÂN SƯ TÂY TẠNG NÓI

+ Chân sư Tây Tạng nói: “Cuộc rèn luyện nội môn là một vấn đề không thuộc về phàm nhân; nó liên quan đến việc phát triển tâm thức của linh hồn và sự mở mang tâm thức ấy để bao gồm, chứ không ngoại trừ, tất cả các hình thái sống mà qua đó nguồn sống và bác ái của Thượng Đế hoạt động. Người đệ tử chân chính thì bao giờ cũng có thái độ bao gồm và không hề ngoại trừ. Thái độ bao gồm này là đặc trưng của tất cả các huyền bí gia chân chính. [6] ( MQ, Kỹ năng học tập…)

 

Chèn ảnh có đầy đủ thông tin ảnh thì hiển thị thế này

https://drive.google.com/file/d/0B0EF2aA-6GS4bDZoYXdoNlhpLWs/view?usp=sharing

 

 


Chia sẻ: