Khoa học về hơi thở


Chia sẻ:

Đây là bài viết quan trọng của đức DK về Khoa học của Hơi thở, trích trong quyển Glamours, a World Problem. Chúng tôi sử dụng và có hiệu đính lại một bản dịch trên mạng, trong đó một nhầm lẫn có thể gây hiểu lầm và áp dụng sai lạc giáo lý của đức DK. Ví dụ câu “Therefore, it is the dominating idea or line of mental activity with which the disciple must be concerned as he performs a breathing exercise” được dịch là “Do đó, khi thực hành bài tập thở, vị đệ tử phải để ý đến việc chế ngự ý tưởng hay đường lối hoạt động của thể trí.” Điều này trái với những gì đức DK muốn dạy. Đúng ra câu trên có ý nghĩa “Do đó, khi thực hành bài tập thở người đệ tử phải quan tâm đến ý tưởng chủ đạo hay đường lối hoạt động của tâm trí.” Khi thở, người hành đạo phải tập trung tư tưởng, quán tưởng theo hơi thở, khi đó phép thở mới có kết quả. Nếu nói rằng người hành đạo phải “chế ngự ý tưởng hay đường lối hoạt động của thể trí” thì trái những gì đức DK dạy. Do đó, khi trích dẫn chúng tôi luôn luôn kèm nguyên tác tiếng Anh để đối chiếu, và mong mỏi các bạn học đạo nên đọc nguyên tác song song với bản dịch để tránh những sai sót đáng tiếc.

Các bạn lưu ý trong bài này những điểm sau đây:

  1. Ý tưởng (idea) khác với tư tưởng (thought form). Ý tưởng tồn tại trên cõi giới Bồ đề còn tư tưởng tồn tại trên cõi trí.
  2. Phương pháp thở muốn có hiệu quả lên các luân xa phải đi kèm với phép quán tưởng, hình dung (visualisation).
  3. Thời gian nín thở (interlude) giữa hai hơi thở (sau khi hít vào hoặc thở ra) là cực kỳ quan trọng trong Khoa học về hơi thở.
  4. Thở không đúng cách có thể kích thích các luân xa thấp, tăng cường bản chất thấp kém.
  5. Trụ điểm (point of tension)yếu tố quan trọng trong phép thở và tham thiền. Point of tensionthể ví dụ đơn giản như người lực sĩ gồng mình trước khi sử dụng sức mạnh cơ bắp để thực hiện điều gì.
  6. Ngài cũng nói phép thở của tâm trí (mental breathing)

Một trong những ví dụ cho điều 2 trên đây là một bài tập thở đức DK dạy cho đệ tử I.S.G.L dùng chuyển hóa năng lượng của luân xa tùng thái dương lên luân xa đỉnh đầu (Xem Discipleship in the New Age Vol I trang 212). Đây là một trong những bài tập thở hiếm hoi còn để lại trong các quyển sách của Ngài không bị xóa đi. Các bạn có thể đọc để hình dung cách Ngài dạy quán tưởng đi kèm với hơi thở:

1. Start your meditation work by imagining (great is the power of the creative imagination) that you are consciously carrying the forces, entering the solar plexus centre, to the ajna centre.

a. Inhale as you count six and imagine as you do so that you are gathering up the force of the solar plexus centre (through an act of inhalation) to the head. Picture it as rising there—up the spinal column.

b. Then, as you count eight, think of those forces from the astral plane as being lost and merged in an ocean of intelligent love. On their way up the spine, they have been blended with the active force of the awakening heart centre.

c. Then exhale for six counts and as you do so realise that these forces are pouring out through the centre [Page 213] between the eyebrows on to the world of men. The centre between the eyebrows is that of the integrated, dedicated, threefold personality. Therefore, you have:

Inhalation . . . 6 counts — Gather the forces up to the head.
Interlude . . . . 8 counts — Forces blended and fused.
Exhalation . . . 6 counts — Blessing the world.
Interlude . . . . 8 counts — Realisation of work done.

Bắt đầu buổi tham thiền bằng cách tưởng tượng (em phải hiểu rằng quyền năng của trí tưởng tượng sáng tạo thật to lớn), em đang di chuyển năng lượng đi vào luân xa tùng thái dương đến luân xa Ajna.

 a. Hãy thở vào sáu nhịp và khi làm thế hãy tưởng tượng em đang thu gom năng lượng từ luân  xa tùng thái dương (qua động tác hít vào) đến đầu. Hình dung nó dâng lên đầu dọc theo cột sống.

b. Kế đến đếm 8 nhịp, trong khi làm thế hãy nghĩ đến những mãnh lực từ cõi trung giới này biến và hòa lẫn vào đại dương của tình thương thông tuệ. Trên đường đi lên từ cột sống, những mãnh lực này đã hòa lẫn với mãnh lực tích cực của luân xa tim đang thức tỉnh.

c. Kế đến thở ra sáu nhịp, đồng thời nhận thức rằng những mãnh lực này tuôn tràn từ luân xa giữa hai chân mày (luân xa Ajna) đến nhân loại. Luân xa giữa hai chân mày là luân xa của phàm ngã tam phân gắn kết, tận tụy. Do đó ta có:

Hít vào …. 6 nhịp ….. Thu thập mãnh lực lên đầu

Nín thở … 8 nhịp ….. Mãnh lực hòa trộn lẫn lại

Thở ra … 6 nhịp … Ban ân huệ cho thế gian

Nín thở … 8 nhịp … Nhận thức được phần việc đã làm.

 Bài tham thiền trên còn phần thứ hai, bạn nào cần tham khảo có thể đọc trong nguyên tác tiếng Anh, chúng tôi chỉ trích một đoạn trong phép thở để các bạn hiểu thêm những gì đức DK dạy. Ngài nói người đạo sinh nhiều khi quá tập trung vào việc đếm hơi thở và kỹ thuật thở mà quên mất phần cốt lõi là tư tưởng quán niệm trong khi thở. Trong bài tập trên, người đạo sinh tưởng tượng di chuyển năng lượng từ luân xa tùng thái dương lên luân xa đầu dọc theo xương sống, và khi tưởng tượng như thế thì năng lượng sẽ đi theo tư tưởng, dần dần các năng lượng của luân xa tùng thái dương sẽ chuyển hoá lên luân xa tim và luân xa đầu. Đây là cách bí truyền để thay đổi tình trạng các luân xa. Các bạn còn nhớ Dora Van Gelder Krunz trong quyển sách của mình viết rằng nhiều khi bà thấy luân xa nào đó bị lệch lạc, biết sẽ dẫn đến bệnh tật trong tương lai, nhưng bà không biết cách nào để thay đổi tình trạng đó. Qua sách của đức DK ta biết một cách là dùng tư tưởng kết hợp với hơi thở trong tham thiềnthể thay đổi tình trạng của các luân xa.

Sau này, chúng tôi sẽ viết tiếp những bài tham thiền bí truyền mà đức DK dạy cho đệ tử trong việc chuyển hóa các luân xa.

Viết tiếp phần thứ hai của bài tham thiền nói trên.

Theo đề nghị của bạn HQKhanh muốn chúng tôi dịch phần còn lại của bài tham thiền, chúng tôi xin bổ sung vào đây.

“Later we might increase these counts but this suffices for the present and for the beginner who may read your instructions. This will aid in the closing of the solar plexus centre and in stabilising the emotional body; incidentally it should improve your general physical condition.

 

2. Then, holding the consciousness steady in the head, at the close of the final interlude, say the following invocation:

“May the energy of the divine Self inspire me and the light of the soul direct. May I be led from darkness to Light, from the unreal to the Real, from death to Immortality.”

3. Then, still holding the consciousness in the head and visualising a sphere of deep electric blue, vivid and living, say the following words, endeavouring to realise their significance as you say them:

“I stand in spiritual Being and, as a soul, I serve.

“I stand within the Light, and as the light shines throughout my form, I radiate that light.

“I stand within the love of God, and as that love streams through and from the heart, I magnetise the ones I seek to aid.”

4. Ponder then for five minutes on the spiritual significance of the following four words: Stability, Serenity, Strength, [Page 214] Service, taking one each week for a month; for the space of six months build them into your very nature, thus aiding the work of closing the solar plexus and transmuting its force.

“Về sau, chúng ta có thể tăng số lượng đếm lên, nhưng điều này đủ cho hiện tại và cho những người sơ cơ có thể đọc hướng dẫn của em. Điều này sẽ hỗ trợ trong việc đóng lại luân xa tùng thái dương và ổn định thể cảm xúc. Ngoài ra, nó cũng cải thiện tình trạng thể chất nói chung của em.

2. Sau đó, giữ tâm thức ổn định trong đầu, vào cuối kỳ ngưng thở (interlude) cuối cùng, nói lời cầu khẩn sau đây: “Cầu xin năng lượng của Chân Ngã thiêng liêng truyền cảm hứng cho tôi và ánh sáng của linh hồn dẫn dắt tôi. Xin dắt Tôi từ Bóng Tối đến Ánh Sáng, từ cõi Giả đến cõi Chân, từ Sự Chết đến Bất tử“.

3. Sau đó, vẫn giữ ý thức ở đầu và hình dung ra một hình cầu màu xanh điện sâu thẳm, sống động, linh hoạt, nói những lời sau đây, cố gắng nhận ra tầm quan trọng của chúng khi bạn nói:

“Tôi đứng trong Bản Thể tinh thần và như một Linh hồn, tôi phụng sự.

“Tôi đứng trong Ánh sáng, và khi ánh sáng chiếu qua hình thể này, tôi lan tỏa ánh sáng đó.

“Tôi đứng trong tình yêu của Thượng Đế, và khi tình yêu đó chảy qua trái tim và từ Trái tim, tôi từ hoá những ai mà tôi muốn giúp đỡ. “

4. Sau đó, hãy suy ngẫm về ý nghĩa tinh thần của bốn chữ sau đây: Ổn định, Bình An, Sức mạnh, Phụng sự, mỗi tuần một chữ trong một tháng; Trong thời gian sáu tháng bạn hãy xây dựng chúng vào bản chất của bạn, do đó giúp vào công việc đóng lại cánh cửa luân xa tùng thái dươngchuyển hóa lực của nó. “

 

***********************************

Trong bài viết của Chân sư DK có nhiều đoạn nói một cách ẩn dụ và chúng ta cần phải nghiền ngẫm để tìm cách áp dụng cho mình

Áp dụng của Khoa học về Hơi Thở – The use of the Science of the Breath.

Có nhiều điều vô nghĩa được nói và giảng dạy về Khoa học của Hơi Thở. Nhiều nhóm đưa ra rất nhiều chỉ dẫn nguy hiểm liên quan đến phương pháp thở—nguy hiểm vì nó dựa vào kiến thức sách vở từ chương, còn những người đề xuất thì bản thân chưa bao giờ thực hành điều đó một cách thấu đáo; nó nguy hiểm bởi vì nhiều nhóm chỉ khai thác những người chưa chuẩn bị sẵn sàng và thường nhằm [254] mục đích thương mại. May thay đối với đa số người tìm đạo, những thông tin và hướng dẫn đưa ra cho họ vừa mơ hồ, vừa thiếu chính xác và thường là vô hại, mặc dầu trong nhiều trường hợp gây ra những phản ứng tai hại một cách đáng kể; và cũng may mắn là sự quyết tâm của người tầm đạo trung bình yếu ớt đến nỗi y không thể kiên trì luyện tập hằng ngày, nhất nhất theo đúng luật lệ và không thực hành hết những gì đã được cam kết là sẽ đưa đến thành công một cách đáng ngờ; do đó, trong các trường hợp này không có sự nguy hiểm. Nhiều nhóm huyền linh học khai thác chủ đề này để tạo nên sự huyền bí và để chiêu dụ những người thiếu thận trọng; hoặc đưa ra cho các môn đồ của họ một điều gì để thi hành, và như vậy để họ được tiếng tăm là nhà huyền bí học thông thái và lão luyện. Bất kỳ ai cũng có thể giảng dạy các bài tập thở. Phần lớn là việc hít vàothở ra theo chu kỳ được ấn định theo ý muốn của người dạy. Khi có nỗ lực kiên trì thì sẽ có kết quả, nhưng thường là những kết quả không mong muốn bởi vì người giảng dạy bình thường chỉ nhấn mạnh vào kỹ thuật thở chớ không nhấn mạnh vào những ý tưởng—dựa vào năng lượnghơi thở đó sản sinh ra—nên hình thành trong đời sống của đệ tử.

There has been a great deal of nonsense talked and taught about the science of the breath. Many groups give a great deal of dangerous instruction anent breathing—dangerous because it is based on book knowledge and its exponents have never practised it extensively themselves, and dangerous because many groups simply exploit the unready, [Page 254] usually for commercial gain. Fortunately for the mass of aspirants, the information and the instruction given are both feeble, inaccurate and frequently innocuous, though there are many cases of significantly bad reaction; fortunately, also, the purpose of the average aspirant is so weak that he is incapable of persistent, daily, unchanging compliance with the requirements and fails to render that application which would be the guarantee of a dubious success; hence, in these cases, no danger exists. Many occult groups exploit the subject in order to build up mystery and to hold out inducements to the unwary, or give their adherents something to do and thus gain kudos for themselves as learned and well trained occultists. Anyone can teach breathing exercises. It is largely a matter of periodic in-breathing and exhalation, timed and spaced according to the wish of the teacher. Where there is persistence in effort, results will be achieved and these will usually be undesirable because the average teacher emphasises the technique of the breath and not the ideas which—upon the energy which that breath engenders—should take form in the life of the disciple.

 

Toàn bộ khoa học về hơi thở được thiết lập chung quanh việc sử dụng Linh từ O.M. Việc sử dụng linh từ vốn được dự định giới hạn trong những người tầm đạo nhiệt thành thệ nguyện bước vào Đường Đạo, nhưng điều đó đã đi quá mức, nhiều vị đạo sư thiếu cẩn trong tham gia vào việc sử dụng Linh từ đó, đặc biệt là các vị swami (tu sĩ) đến từ Ấn Độ đến, họ giả bộ như là những bậc Thánh Nhân và đặt các tín nữ khờ khạo ở phương Tây dưới nanh vuốt của họ. Lúc bấy giờ Linh từ được sử dụng không theo một mục đích tâm linh nào cả mà chỉ như là một âm thanh xướng theo cùng hơi thở nhằm tạo ra các kết quả thần thông, nhằm chứng tỏ cho những người nhẹ dạ cả tin tính chất tâm linh sâu xa của họ. Vấn đề nằm ở chỗ phương pháp thở đương nhiên có liên quan đến Linh từ O.M., nhưng hiệu quả của nó thì lại tùy thuộc vào động lực và ý định bất biến bên trong. Ngoại trừ các điểm đạo đồ bậc thứ tư hay thứ năm, người Đông phương không có sự hiểu biết thật sự về người Tây phương, về thể và bộ máy của họ vốn là kết quả của nền văn minh và lối sống hoàn toàn khác với nền văn minh và lối sống của người Đông phương.

The entire science of the breath is built around the use of the Sacred Word, the OM. The use of the Word is intended to be confined to those aspirants who are earnestly pledged to tread the Way, but it has been passed on and its use enjoined by many unscrupulous teachers, particularly those swamis who come from India, pose as Holy Men and get the silly women of the occident into their clutches. The Word is then used with no spiritual intent but simply as a sound which, carried on the breath, produces psychic results which indicate to the gullible their deep spirituality. The trouble is that breathing is inevitably related to the OM, but the effects are dependent upon motive and inner fixed intention. The oriental, unless he has attained the fourth or fifth initiation, has no true understanding of the [Page 255] occidental or of his mechanism and equipment which, as the result of a civilisation and a mode of living, differs widely from that of the oriental.

Ở phương Đông, vị đạo sư (Guru) đối diện với vấn đề là tiếp nhận người có khuynh hướng tiêu cực và biến họ thành tích cực. Ở Tây phương, nói chung con người đều có tinh thần tích cực và không cần có sự huấn luyện như thế dành cho người Đông phương. Khi phát biểu như trên, tôi muốn nói điều gì? Tôi muốn nêu rõ rằng ở phương Đông yếu tố ý chí (đặc tính của Phương diện Thứ Nhất) không hiện hữu. Người Đông phương, đặc biệt là dân Ấn Độ, thiếu ý chí, thiếu sự quyết tâm mạnh mẽ và thiếu khả năng tác động sức ép bên trong lên chính mình để tạo ra các kết quả rõ rệt. Điều đó giải thích tại sao nền văn minh đó lại không thích ứng với nền văn minh hiện đại, đó là lý do tại sao dân tộc Ấn Độ tạo rất ít tiến bộ trong cách thức đời sống bị chi phối  theo thành thị và quốc gia, và là lý do khiến họ tụt hậu trong đời sống văn minh hiện đại. Nói tổng quát, người Phương Tây thì tích cực và cần sức mạnh hướng dẫn của linh hồn, chỉ cần ít chỉ dẫn là họ có thể tạo ra sức mạnh đó. Trong giống dân Aryan ngày nay đang xảy ra việc hoà hợp giữa phương diện ý chí, trí tuệ và bộ óc. Ở Đông Phương không phải như vậy. Việc đó sẽ xảy ra sau này.

In the East, the problem of the teacher or Guru is to take negatively polarised people and make them positive. In the West, the races are as a whole positive in attitude and need no such training as is rightly given to the oriental. What exactly do I mean when I make this statement? I mean that in the East, the will factor (the quality of the first aspect) is absent. The oriental, particularly the inhabitant of India, lacks will, dynamic incentive and the ability to exert that inner pressure upon himself which will produce definite results. That is why that particular civilisation is so unadaptable to modern civilisation, and that is why the people of India make so little progress along the lines of regulated municipal and national life, and why they are so behind the times as far as modern civilised living is concerned. Generalising, the occidental is positive and needs the directive force of the soul and can produce it with very little teaching. In the Aryan race, a fusion is today taking place between the will aspect, the mind and the brain. This is not so in the Orient. It will be so later.

 

Yếu tố duy nhất làm cho hơi thở có hiệu quả là tư tưởng, ý định và mục tiêu nằm sau hơi thở đó.”

Yếu tố duy nhất làm cho hơi thở có hiệu quả là tư tưởng, ý định và mục tiêu nằm sau hơi thở đó. Câu này cung cấp cho bạn chỉ dẫn về các bài tập thở hữu ích và hiệu quả. Trừ phi có sự am hiểu rõ rệt về mục đích, trừ phi người đệ tử biết đúng những gì y đang làm khi y thực hành phương pháp thở nội môn, và trừ phi ý nghĩa của câu nói “năng lượng đi theo tư tưởng” được hiểu rõ, các bài tập thở chỉ là việc phí thời gian và có thể mang đến nguy hiểm nữa. Từ điểm này người ta có thể rút ra kết luận rằng chỉ khi nào có sự kết hợp giữa phương pháp thở với tư tưởng thì mới có được kết quả.

The only factor which makes the breath effective is the thought, the intent and the purpose which lie behind it. In this statement, you have the clue to dynamic useful breathing exercises. Unless there is a clear appreciation of purpose, unless the disciple knows just what he is doing as he practises esoteric breathing, and unless the significance of the words “energy follows thought” is understood, breathing exercises are sheer waste of time and can be dangerous. From this it can be gathered that only when there is an alliance between breathing and thinking will results be possible.

Đằng sau điều này có ẩn một yếu tố thứ ba và thậm chí còn quan trọng hơn nữa, đó là Ý Chí. Do đó, người có thể thực hành các bài tập thở một cách an toàn và hữu ích chỉ là người có ý chí hoạt độngÝ chí đó là Ý chí Tinh thần, và do đó là ý chí của Tam Thể Thượng Tinh Thần (Spiritual Triad). Bất cứ đệ tử nào trong quá trình xây dựng đường antahkarana đều có thể bắt đầu sử dụng các bài tập thở được hướng dẫn một cách cẩn thận. Nhưng phân tích rốt ráo, chỉ có các đệ tử được ba lần điểm đạo và những ai tiến gần dưới ảnh hưởng của Chân Thần mới có thể sử dụng một cách thích hợp và thành công hình thức định hướng sự sống này và đạt được các kết quả mỹ mãn. Về căn bản điều này đúng, tuy nhiên, chúng ta phải tạo ra sự khởi đầu, và chúng tôi mời gọi tất cả các đệ tử chân chính tham gia vào nỗ lực này.

Behind this lies a third and even more important factor—the WILL. Therefore, the only person who can safely [Page 256] and usefully practise breathing exercises is the man whose will is active—his spiritual will and, therefore, the will of the Spiritual Triad. Any disciple who is in process of building the antahkarana can begin to use, with care, directed breathing exercises. But, in the last analysis, it is only the initiates of the third degree and who are coming under monadic influence who can properly and successfully employ this form of life direction and reach effective results. This is fundamentally true. However, a beginning has to be made and to this effort all true disciples are invited.

Nếu xem xét tất cả những hàm ý trong phần trên thì điều điều hiển nhiên là người đệ tử phải thiết lập—như bước khởi đầu—mối liên hệ trực tiếp giữa bộ óc, trí tuệ và phương diện ý chí của Tam Nguyên Tinh Thần. Nói cách khác, cái tiếp nhận tư tưởng thụ động (não bộ), tác nhân của ý chí (thể trí) và chính Tam Thể Thượng (Triad) tiếp xúc với nhau thông qua đường Antahkarana. Khi mối liên hệ như thế đã hay đang bắt đầu được thiết lập, bấy giờ người đạo sinhthể thực hành các bài tập thở một cách an toàn và hữu ích. Chư huynh đệ thân mến, các bạn thấy rằng chỉ có ý chí được định hướng sử dụng hơi thở được sắp xếp nhịp nhàng như là tác nhân của ý chí mới có thể kiểm soát các luân xa và tạo ra một mục đích có trật tự trong đời sống.

If all the implications in the above paragraph are considered, it will be apparent that the disciple has to establish—as a preliminary step—a direct relation between his brain, his mind and the will aspect of the Spiritual Triad; in other words, the negative receptor of thought (the brain), the agent of the will (the mind), and the Triad itself, have to be brought into contact with each other, via the antahkarana. When such a relation exists or is beginning to be established, then breathing exercises can safely and profitably be attempted. You see, my brother, only the directed will, using the organised rhythmic breath as its agent, can control the centres and produce an ordered purpose in life.

Do đó, khi thực hành bài tập thở người đệ tử phải quan tâm đến ý tưởng chủ đạo hay đường lối hoạt động của thể trí. Ý tưởng này phải thể hiện một mục đích, một hoạt động được hoạch định, một mục tiêu được nhận biết nào đó trước khi hơi thở dùng để điều khiển hoặc thực hiện mục tiêu đó được phát sinh, kết hợp và phóng ra và như thế trở thành tác nhân mang sức mạnh. Điều này phải được thực hiện trên đôi cánh của ý định một cách có ý thứcnói một cách biểu tượng. Tôi khuyến khích các bạn hãy đọc các câu sau cùng này một cách thường xuyên vì chúng có liên quan với Khoa Học về Hơi Thở và là manh mối cho công việc cần làm. Trước tiên và về mặt căn bản, khoa học này có liên quan đến các ý tưởng khi được diễn đạt thành các hình tư tưởng rõ rệt và như thế chi phối đời sống của người đệ tử trên các phân cảnh dĩ thái. Từ đó, cuối cùng chúng chi phối đời sống của người đệ tửcõi trần.

Therefore, it is the dominating idea or line of mental activity with which the disciple must be concerned as he performs a breathing exercise. This idea must embody some purpose, some planned activity and some recognised goal before the breath which will engineer or implement it is generated, assembled, sent forth and thus becomes the carrier of power. This has to be done upon the wings of conscious intention, if I may here speak symbolically. I would urge you to read these last sentences with frequency because they concern the Science of the Breath and hold the clue to needed work. This science is primarily and fundamentally concerned with ideas as formulated into clear thoughtforms [Page 257] and thus condition the life of the disciple upon etheric levels. From there, they eventually condition his physical plane life.

Ở đây, tôi không có ý định đưa ra bất cứ bài tập thở nào mà các đệ tử hoặc người tầm đạo có thể sử dụng—hoặc có thể hơn là lạm dụng. Trách nhiệm đầu tiên của họ là phải ý thức được các xung lực bên trong chính họ có thể kích thích các luân xa hoạt động, và như thế tạo ra các điều kiện và các diễn biến trên trần gian. Khi người đệ tử đã thiết lập các điều này một cách vững chắc và rõ ràng trong tâm trí của mình  thì bấy giờ không gì có thể ngăn chận chúng lộ diện vào đúng thời điểm. Nhưng những diễn biến này phải tuân theo một tiến trình tụ sinh và xuất hiện có trật tự.

I have no intention here of giving any breathing exercises which disciples or aspirants could use—or, more probably, misuse. Their first responsibility is to become aware of the impulses within themselves which could galvanise the centres into activity and so produce conditions and events upon the physical plane. When these are clear and firmly established in the mind consciousness of the disciple, nothing can then stop their emergence in due time into the light of day. But they must follow an ordered process of gestation and of timed appearance.

Khi có được lý tưởng chân chính, tư tưởng đúng đắn, cộng với sự hiểu biết về hiện thể biểu lộ và thế giới của các mãnh lực mà ý tưởng thâm nhập vào, bấy giờ người đạo sinhthể thực hiện một cách an toàn một số bài tập thở đã được đưa ra và giai đoạn hai hay là kết quả của phương pháp thở nhịp nhàng lành mạnh sẽ xuất hiện. Đây là sự Thở vào (Inspiration).

When there is true idealism, right thought, plus an understanding of the vehicle of expression and the world of forces into which the idea has to be launched, then the student can safely follow certain scheduled breathing exercises and the second phase or the result of sound rhythmic breathing will appear. This is Inspiration.

Các huynh đệ thân mến, các bài tập thở khi không được tư tưởng định hướng, hoặc không là kết quả của việc đạt đến và duy trì trụ điểm, chỉ có hiệu quả sinh lý thuần túy. Một cách đều đặn, trong khi thực hiện việc hít vàothở ra, người đạo sinh phải duy trì việc suy nghĩ tích cực sao cho hơi thở khi được đưa ra được  kiểm soát và thấm nhuần với một ý tưởng nào đó. Đây chính là điểm mà người tầm đạo bậc trung thường thất bại. Thông thường người tầm đạo quá chú tâm vào tiến trình điều khiển hơi thở và quá bận tâm mong mỏi có được một vài kết quả phi thường đến nỗi mục đích sống động của phương pháp thở bị quên đi. Mục đích đó là mang năng lượng và đưa thêm phẩm tính vào sự sống của các luân xa thông qua phương tiện của một tư tưởng được trình bày và phóng xuất ra, để thể hiện một ý tưởng (idea) nào đó được cảm nhận và xác định.

Breathing exercises, my brother, have a purely physiological effect when not impelled or motivated by directed thought and when they are not the result of the aspirant attaining and adhering to a point of tension. Steadily, whilst the process of inhalation and exhalation is being carried forward, a clear line of active thinking must be preserved so that the breath (as it is sent out) is qualified and conditioned by some idea. It is here that the average aspirant fails so often. He is usually so intensely preoccupied with the process of directing breathing and so expectant of some phenomenal results, that the living purpose of the breath is forgotten; this is to energise and add quality to the life of the centres through the medium of some projected and presented thought, expressing some sensed and determined idea.

Khi thiếu vắng nền tảng của tư tưởng thể hiện lý tưởng này thì kết quả của hơi thở sẽ gần như là không, hoặc nếu có kết quả nào đó trong các trường hợp như thế này chúng sẽ không liên quan đến tư tưởng mà chỉ có bản chất thông linh. Khi đó chúng có thể tạo ra rối loạn tâm linh kéo dài, vì nguồn gốc của hoạt động này xuất phát từ cõi trung giới, còn năng lượng được phóng ra sẽ đi vào các luân xa dưới hoành cách mô, như vậy nuôi dưỡng bản chất thấp kém, làm phong phú và tăng cường bản chất cảm dục, và do đó gia tăng huyễn cảm. Các kết quả cũng có thể có bản chất sinh lý. Chúng kích thích thể dĩ thái dẫn đến việc làm mạnh thêm bản chất xác thể; điều này thường đưa đến các kết quả nguy hại, vì hơi thở được đưa đến các luân xa trong “tiến trình chuyển hoá đi lên” (“process of elevation”) như cách gọi của huyền bí học; điều này gia tăng sức mạnh vật chất của chúng, nuôi dưỡng sự ham muốn vật chất và làm cho công việc của người tầm đạo càng trở nên khó khăn hơn khi y tìm cách chuyển hoá bản chất thấp kém để trụ hay tập trung vào các luân xa bên trên hoành cách mô hoặc trong đầu.

Where this background of idealistic thought is lacking, then the results of the breath will be practically nil or—[Page 258] where there are results of any kind under these circumstances—they will be in no way concerned with thought but will be psychic in nature. They can then produce lasting psychic trouble, for the emanating source of the activity is astral and the projected energy goes to centres below the diaphragm, thus feeding the lower nature, enriching and strengthening its astral content and thereby enhancing and deepening glamour. The results can also be physiological, producing the stimulation of the etheric body leading to the strengthening of the physical nature; this often leads to serious results, for the breath is carried to centres which should be in “process of elevation” as it is esoterically called; this increases their physical potency, feeds the physical appetites and makes the task of the aspirant much harder as he seeks to sublimate the lower nature and anchor or focus the life of the centres above the diaphragm or in the head.

Bấy giờ huyễn cảmảo ảnh (maya) tăng lên; trong kiếp sống mà người tầm đạo thực hành sai lạc các bài tập này, y ở trong tình trạng tỉnh tại, không tiến hoá và không được lợi ích gì cả. Khi thở vào, y rút hơi thở từ vòng hào quang của y—vòng giới hạn hào quang của chính mình; y nuôi dưỡng bản chất thấp kém và tạo nên một vòng lẩn quẩn bên trong chính mình, rồi từ ngày này sang ngày khác, y làm nó mạnh thêm cho đến khi y hoàn toàn sa vào lưới bởi huyễn cảmảo ảnh mà y luôn tạo đi, tạo lại. Các luân xa thấp được tăng cường sinh lực thường xuyên và trở nên cực kỳ linh hoạt, còn trụ điểm tập trung (point of tension) mà người tầm đạo hoạt động thì nằm trong phàm ngã chứ không tập trung vào linh hồn. Ý thức về tính độc nhất vô nhị của phương pháp thở đặc bit và việc mong cầu các kết quả phi thường ngăn chận mọi tư tưởng, trừ các phản ứng thấp kém có bản chất trí-cảm. Xúc cảm được nuôi dưỡng và sức mạnh của thể cảm xúc gia tăng mạnh mẽ. Kèm theo đó là các hiệu quả sinh lý học cũng rất thường xảy ra một cách mạnh mẽ và đáng chú ý. Thí dụ như lồng ngực nở lớn và các cơ của cách mô mạnh lên. Trường hợp tương tự như vậy cũng có thể xảy ra cho các ca sĩ opera. Như các bạn biết hiện nay, việc ca hát là biểu hiện của một số phương diện thấp của hơi thở, và việc hít thở trong trường hợp của các ca sĩ chuyên nghiệp nói trên làm cho ngực phát triển, tăng cường tính dễ xúc cảm, gây ra sự thiếu ổn định trong những biểu lộ trong đời sống (thường được đề cập đến như là cá tính) và khiến cho khía cạnh ca hát này hoàn toàn có bản chất cảm dục.

Glamour and maya are then increased and for the life in which these exercises are misapplied, the aspirant remains in a static and unprofitable condition. As he breathes in or inhales, he draws the breath from within his own aura, his auric ring-pass-not; he feeds the lower nature and sets up a vicious circle within himself which strengthens day by day until he is completely enmeshed by the glamour and maya which he is constantly establishing and re-establishing. The lower centres are steadily vitalised and become extremely active and the point of tension from which the aspirant then works is found in the personality and is not focussed in relation to the soul; the consciousness of the uniqueness of special breathing and the expectancy of phenomenal results bar out all thought, except lower reactions of a kama-manasic nature; emotion is fostered and the power of the astral body is tremendously increased; very frequently also the physiological results are potent and [Page 259] noticeable, such as a great chest development and the muscular strengthening of the diaphragm. Something of this can be seen in the case of operatic singers. Singing, as now taught, is an expression of some of the lower aspects of the breath, and the breathing in the case of the above vocalists produces much breast development, intensifying emotionalism, producing instability in the life expression (which is often referred to as temperament) and keeps the singing aspect entirely astral in nature.

Có một cách hát cao cấp và tốt hơn, thực hiện bằng sự khác biệt ở ‘trụ điểm’ và có quan hệ đến tiến trình thở; tiến trình này lấy năng lượng cần thiết từ hơi thở từ các nguồn gốc cao hơn và rộng lớn hơn so với các nguồn gốc thường được dùng; điều này sẽ tạo ra sự cảm hứng liên quan đến toàn thể con người chớ không phải chỉ riêng ở phản ứng xúc cảm của y đối với chủ đề của bài hát và thính giả của y. Lối xướng âm này sẽ tạo ra một phương thức cùng kiểu hát và hít thở mới mẻ, dựa vào hình thức thở trí tuệ (form of mental breathing) vốn sẽ mang theo năng lượng và linh hứng từ các nguồn bên ngoài hào quang con người. Điều này hiện nay chưa xảy ra. Những lời lẽ của tôi hiện nay ít được hiểu rõ, nhưng việc ca hát trong thế kỷ tới sẽ do những ai biết cách làm thế nào để tiếp cận nguồn cảm hứng bằng phương pháp và kỹ thuật mới trong việc hít thở. Các kỹ thuật và bài tập này sẽ được giảng dạy, bắt đầu trong các trường phái nội môn mới sắp xuất hiện.

There is a higher and better mode of song, actuated by a difference in the point of tension and involving a breathing process which draws the needed energy upon the breath from sources higher and far more extensive than those normally used; this will produce the inspiration which will involve the whole man and not simply his emotional reaction to the theme of his song and his audience. This will bring into being a new mode and type of singing and of breathing, based on a form of mental breathing which will carry energy and consequent inspiration from sources without the personality aura. The time for this is not yet. My words will be little understood today, but the singing in the next century will be by those who will know how to tap the reservoirs of inspiration by means of a new method and technique in breathing. These techniques and exercises will be taught, to start with, in the new and coming schools of esotericism.

Cảm hứng là tiến trình để phẩm định, tăng cường sinh lựckích thích phản ứng của phàm ngã – thông qua các luân xa – cho tới trụ điểm là nơi mà sự kiểm soát của linh hồn bắt đầu thể hiện. Đó là cách thức mà nhờ đó năng lượng từ linh hồnthể tràn ngập sự sống phàm ngã, có thể lan ra khắp các luân xa, tống xuất những gì đang cản trở, giải thoát người tầm đạo khỏi mọi huyễn cảmảo ảnh còn sót lại, để hoàn thiện cái khí cụ mà nhờ đó âm nhạc của linh hồn, và sau này là nhạc tính của Thánh Đoàn, có thể được nghe thấy. Đừng quên rằng âm thanh thấm nhập vào mọi hình hài; chính hành tinh cũng có cung bậc hay âm thanh riêng của nó; mỗi nguyên tử nhỏ nhất cũng có âm thanh của nó; mỗi hình hàithể được gợi thành âm nhạc và mỗi con người đều có hoà âm đặc biệt của mình, tất cả các hoà âm đều góp phần vào bản đại giao hưởng mà Thánh ĐoànNhân Loại đang hòa lên hiện nay.

Inspiration is a process of qualifying, vitalising and stimulating the reaction of the personality—via the centres—to that point of tension where soul control becomes present and apparent. It is the mode whereby energy from the soul can flood the personality life, can sweep through the centres, expelling that which hinders, ridding the aspirant of all remaining glamours and maya, and perfecting an instrument whereby the music of the soul and, later, the musical quality of the Hierarchy can be heard. Forget not [Page 260] that sound permeates all forms; the planet itself has its own note or sound; each minute atom also has its sound; each form can be evoked into music and each human being has his peculiar chord and all chords contribute to the great symphony which the Hierarchy and Humanity are playing, and playing now.

Mỗi nhóm tâm linh đều có giai điệu riêng của mình (nếu tôi có thể dùng tạm một từ không thích hợp như thế) và các nhóm đang cộng tác với Thánh Đoàn đều không ngừng tạo ra âm nhạc. Tiết điệu âm thanh này và vô vàn các hoà âm và cung điệu pha trộn với âm nhạc của chính Thánh Đoàn, và đây là bản giao hưởng lúc nào cũng phong phú. Qua các thế kỷ, tất cả các âm thanh này đều dần dần hợp nhất và hòa lẫn vào nhau cho đến một ngày nào đó bản giao hưởng của hành tinh mà Đức Sanat Kumara đang soạn thảo sẽ hoàn tất, Địa Cầu của chúng ta bấy giờ sẽ đóng góp một cách đáng kể vào hợp âm vĩ đại của Thái Dương Hệ—và đây là một phần, nội tại và thực sự, của âm nhạc của các bầu hành tinh. Khi đó, như Thánh Kinh nói, Các Con Của Thượng Đế, các Hành Tinh Thượng Đế sẽ cùng hòa ca. Các huynh đệ thân mến, điều này sẽ là kết quả của việc thở đúng cách, của tiết điệu có kiểm soát và tổ chức, của tư tưởng thuần khiết thực sự và của mối liên hệ đúng đắn giữa tất cả thành phần của bản hợp xướng.

Các bạn hãy suy gẫm đề tài này như là một bài tập thiền định và qua đó thu gặt được hứng khởi.

Every spiritual group has its own tune (if I may employ so inappropriate a word) and the groups which are in process of collaborating with the Hierarchy make music ceaselessly. This rhythm of sound and this myriad of chords and notes blend with the music of the Hierarchy itself and this is a steadily enriching symphony; as the centuries slip away, all these sounds slowly unite and are resolved into each other until some day the planetary symphony which Sanat Kumara is composing will be completed and our Earth will then make a notable contribution to the great chords of the solar system—and this is a part, intrinsic and real, of the music of the spheres. Then, as the Bible says, the Sons of God, the planetary Logoi, will sing together. This, my brother, will be the result of right breathing, of controlled and organised rhythm, of true pure thought and of the correct relation between all parts of the chorus.

Think out this theme as a meditation exercise and gain inspiration thereby.

 

6693 — Tổng số lần đọc 7 — Hôm nay

Chia sẻ: