Thái dương hệ – Phần 6: Thái dương hệ theo giáo lý Thông Thiên Học III


Chia sẻ:

Trong các phần trước, ta thấy giáo lý dạy về Thái dương hệ của các vị Đại đức trong Hội Thông Thiên Học cũng có những chi tiết khác biệt nhau. Những khái niệm cơ bản như Hệ Tiến hoá, Dãy hành tinh… giống nhau, nhưng đi vào chi tiết thì có sự khác biệt. Nhiều người có thể thắc mắc tại sao Chân sư không dạy cho các đệ tử thật rõ ràng để không thể có sự nhầm lẫn. Đây cũng chính là ý kiến của ông A.P. Sinnett trong những ngày đầu được các chân sư KH và M giảng dạy bằng thư từ thông qua trung gian của bà H.P. Blavatsky. Có thể có hai lý do cho điều này. Thứ nhất, ở mỗi giai đoạn tiến hoá các Chân sư chỉ được phép phổ biến ra thế gian những gì mà Thánh đoàn cho phép, do đó các Ngài chỉ nói những gì trong giới hạn đó. Thí dụ thời bà H.P. Blavatsky bà nói rất vắn tắt và thoáng qua về đấng Thái dương Thiên Thần (Solar Angel), về cầu Antahkarana, về con mắt thứ ba… Đức DK trong các quyển sách của Ngài sau này triển khai các giáo lý trên thật sâu rộng, nhưng Ngài cũng nói rõ những gì Ngài giảng dạy cũng chưa đầy đủ, chỉ dành cho các đệ tử học hỏi cho đến cuối thế kỷ 20, mà Ngài gọi đó là giáo lý “intermediate”. Ngài hứa hẹn sẽ tiếp tục công việc giảng dạy giáo lý của Ngài trong đầu thế kỷ 21, và giáo lý đó sẽ “revelatory”.

Một ví dụ về điều này là giáo lý về con mắt thứ ba.

Trung tâm lực giữa hai chân mày thường được gọi là con mắt thứ ba có một chức năng đặc biệt và độc nhất. Như tôi đã nêu rõ, các đạo sinh không nên nhầm lẫn giữa tuyến tùng quả và con mắt thứ ba. Chúng có quan hệ với nhau nhưng không đồng nhất. Trong Giáo lý Bí truyền chúng có vẻ được xem như nhau, và các độc giả khinh suất có thể dễ dàng nhầm lẫn như thế, nhưng thật ra chúng không phải là một. Điều này bà Blavatsky biết nhưng sự nhầm lẫn được cho phép cho đến khi người ta biết nhiều hơn về bản chất dĩ thái của sự vật.

The centre between the eyebrows, commonly called the third eye has a unique and peculiar function. As I have pointed out elsewhere, students must not confound the pineal gland with the third eye. They are related, but not the same. In The Secret Doctrine they are apparently [Page 213] regarded as the same, and the casual reader can easily confound them but they are by no means identical. This H. P. B. knew, but the apparent confusion was permitted until more of the etheric nature of forms was known.

Trong quyển Giáo lý Bí truyền bà Blavatsky có trích dẫn lại thư Chân sư KH và M nói với Ông Sinnett về trường hợp Ông đặt ra nhiều câu hỏi mà Chân sư không được phép trả lời:

“Bạn nên hiểu rằng bạn đang đặt cho tôi những câu hỏi thuộc về trình độ Điểm Đạo cao nhất. Tôi chỉ có thể phác hoạ những nét khái quát, nhưng tôi không có thẩm quyền đi sâu vào chi tiết…”

“Try to understand that you are putting me questions pertaining to the highest initiation; that I can give you (only) a general view, but that I dare not nor will I enter upon details . . .” wrote one of the Teachers to the author of “Esoteric Buddhism.”

Lý do thứ hai là phương pháp giảng dạy của huyền môn bao giờ cũng nhằm phát triển trực giácthượng trí của người đệ tử, do đó các Ngài không bao giờ giảng giải thật chi tiết các giáo lý, mà để cho các đệ tử suy gẫm, tìm ra cho bản thân mình. Sau đó các Ngài có thể xác nhận điều đó đúng hay sai… Ta thấy rõ điều này trong cách huấn luyện của Phật giáo Thiền Tông. Về điều này Bà Blavatsky viết như sau:

Trong Esoteric Buddhism, tác giả đã nói rất đúng:

Khi những sự kiện phức tạp của một khoa học hoàn toàn mới lạ được trình bày lần đầu tiên cho những tâm trí chưa được chuẩn bị, thì không thể nào đưa giáo lý ấy ra với tất cả mọi đặc tính thích hợp… và những phát triển bất bình thường… Chúng ta phải bằng lòng chấp nhận những qui luật tổng quát trước đã, rồi nhiên hậu mới nói đến các trường hợp ngoại lệ. Nhất là trong sự học hỏi về khoa huyền môn, người ta thường áp dụng phương pháp truyền thống nhằm mục đích gieo ấn tượng mọi ý tưởng mới vào trí nhớ bằng cách tạo nên một sự rối trí hoang mang trước đã rồi giải đáp sau.

Amen, đúng như thế. Tác giả quyển Phật Giáo Bí Truyền (Esoteric Buddhism) có lẽ cũng hiểu rõ điều này khi ông viết: “Những phương pháp giáo huấn truyền thống… bằng cách tạo ra sự rối trí nơi người học” … nhưng tuỳ trường hợp mà chúng có thể được hoặc không được giải toả sau này. Dù thế nào đi nữa, nếu người ta nhấn mạnh rằng lẽ ra điều này nên được giải thích sớm hơn, và bản chất thực sự của các hành tinh nên được đưa ra bây giờ, thì câu trả lời sẽ là: “Vào lúc đó, người ta thấy không tiện làm như vậy, vì nó sẽ dẫn đến một loạt câu hỏi tiếp theo mà người ta sẽ không bao giờ trả lời được vì chúng có tính chất Bí truyền, và như vậy chỉ trở thành rắc rối. Ngay từ buổi đầu, người ta đã công bố điều sau đây và lập đi lập lại rằng:

1) Không có một nhà Thông Thiên Học nào, ngay cả nếu y là một đệ tử (chela) chính thức chứ đừng nói tới những môn sinh sơ cơ, có thể trông mong là giáo lý nội môn sẽ giải thích cho y một cách đầy đủ và tỉ mỉ trước khi y tự thệ nguyện trước Thánh đoàn (Brotherhood) và ít nhất là đã trải qua một lần Điểm Đạo, vì không con số nào và chữ số nào có thể được đưa ra cho công chúng, vì con số và chữ số đó là chìa khoá của hệ thống Bí truyền.

2) Cái được tiết lộ cũng chỉ là lớp lót Bí truyền của cái được chứa đựng trong hầu hết các kinh sách công truyền của các tôn giáo trên thế gian — nhiều nhất là trong kinh Brahmanas, và Áo Nghĩa Thư (Upanishads) của kinh Vedas cũng như kinh Puranas. Nó chỉ là phần nhỏ của cái bây giờ được tiết lộ một cách đầy đủ hơn trong những quyển sách hiện tại [bộ Giáo lý Bí truyền]; và ngay cả những điều này vẫn còn rất thiếu sót và rời rạc.

And now the truth of the remark made in “Esoteric Buddhism” by its author will be fully apparent: —
“It is impossible, when the complicated facts of an entirely unfamiliar science are being presented to untrained minds for the first time, to put them forward with all their appropriate qualifications . . . and abnormal developments. . . . We must be content to take the broad rules first and deal with the exceptions afterwards, and especially is this the case with study, in connection with which the traditional methods of teaching, generally followed, aim at impressing every fresh idea on the memory by provoking the perplexity it at last relieves.”

Amen; so it was. The author of “Esoteric Buddhism” understood it well when he wrote that such are “the traditional modes of teaching . . . by provoking the perplexity” . . . they do, or do not relieve — as the case may be. At all events, if it is urged that this might have been explained earlier, and the true nature of the planets given out as they now are, the answer comes that: “it was not found expedient to do so at the time, as it would have opened the way to a series of additional questions which could never be answered on account of their esoteric nature, and thus would only become embarrassing.” It had been declared from the first and has been repeatedly asserted since that (1st) no Theosophist, not even as an accepted chela — let alone lay students — could expect to have the secret teachings explained to him thoroughly and completely, before he had irretrievably pledged himself to the Brotherhood and passed through at least one initiation, because no figures and numbers could be given to the public, for figures and numbers are the key to the esoteric system. (2.) That [Page 165] what was revealed was merely the esoteric lining of that which is contained in almost all the exoteric Scriptures of the world-religions — pre-eminently in the Brahmanas, and the Upanishads of the Vedas and even in the Puranas. It was a small portion of what is divulged far more fully now in the present volumes; and even this is very incomplete and fragmentary.

Trong đoạn trích dẫn trên trong quyển The Secret Doctrine, Bà Blavatsky trích dẫn câu nói của Ông Sinnett trong quyển The Esoteric Buddhism nói đến phương pháp giảng dạy truyền thống của huyền môn lúc nào cũng tạo ra một sự rối trí nơi người học đạo rồi giải toả về sau. Điều này tạo ấn tượng mạnh nơi người đệ tử, giúp y phát triển trí tuệ, đặc biệt là thượng trítrực giác. Bà cũng nói rằng những bà viết trong bộ Giáo lý Bí truyềnthể tìm thấy được ẩn dụ trong các kinh sách của thế giới như các quyển Purana, Upanishad, Veda… của Ấn độ, nhưng trình bày đầy đủ hơn. Mặc dù nói là đầy đủ hơn nhưng bà nói nó vẫn còn thiếu sót và vụn vặt. Ta có thể cảm nhận được ý nghĩa của những gì bà Blavatsky nói khi ta đọc tiếp đến giáo lý của đức DK viết ra trong thế kỷ 20 sau này.

Sau đây là tóm tắt phần giảng dạy của bà Blavatsky về Thái dương hệ (trích trong The Secret Doctrine):

1. Vạn vật trong Vũ Trụ siêu hình cũng như hữu hình đều có bản chất thất phân. Do đó, mỗi thiên thể, mỗi hành tinh, dù hữu hình hay vô hình, đều có sáu Bầu thế giới đi kèm. Sự tiến hoá của vạn vật diễn ra trên bảy Bầu hành tinh hay thiên thể đó (Globes or bodies) qua Bảy Cuộc Tuần Hoàn hay Bảy Chu Kỳ (Seven ROUND or Seven Cycles).

1. Everything in the metaphysical as in the physical Universe is septenary. Hence every sidereal body, every planet, whether visible [Page 159] or invisible, is credited with six companion globes. (See Diagram No. 3, after verse 6 of this commentary.) The evolution of life proceeds on these seven globes or bodies from the 1st to the 7th in Seven Rounds or Seven Cycles.

2. Những Bầu thế giới được cấu tạo bởi tiến trình mà các nhà Huyền bí học gọi đó là “sự tái sinh của những Dãy Hành Tinh” (“rebirth of Planetary Chains – or Rings”). Khi Cuộc Tuần Hoàn thứ Bảy và cuối cùng của một trong những dãy hành tinh đó bắt đầu, thì bầu A (tức Bầu thứ nhất và cao nhất) thay vì bước vào giai đoạn nghỉ ngơi như trong cuộc tuần hoàn trước đó, bắt đầu chết đi và những bầu khác cũng tuần tự luân phiên theo sau. Chu kỳ huỷ diệt của dãy hành tinh đã bắt đầu và thời giờ của nó đã điểm. Mỗi Bầu hành tinh chuyển di sinh khínăng lượng của nó sang một bầu hành tinh khác.

2. These globes are formed by a process which the Occultists call the “rebirth of planetary chains (or rings).” When the seventh and last Round of one of such rings has been entered upon, the highest or first globe “A,” followed by all the others down to the last, instead of entering upon a certain time of rest — or “obscuration,” as in their previous Rounds — begins to die out. The “planetary” dissolution (pralaya) is at hand, and its hour has struck; each globe has to transfer its life and energy to another planet. (See diagram No. 2 infra, “The Moon and the Earth.”)

3. Quả Địa Cầu, như là đại diện hữu hình của các bầu thế giới bạn vô hình cao siêu hơn, những “Nguyên Khí” của nó, phải trải qua, giống như những bầu thế giới khác, bảy cuộc Tuần Hoàn. Trong ba cuộc Tuần Hoàn đầu tiên, nó thành hình và cô đọng, trong cuộc Tuần Hoàn thứ Tư, nó được củng cố chắc chắn và trở nên cứng rắn. Trong ba cuộc Tuần Hoàn cuối cùng, nó dần dần biến đổi, trở về các hình thức mảnh mai, thanh nhẹ như lúc khởi thuỷ, có thể nói là nó được thăng hoa vậy.

3. Our Earth, as the visible representative of its invisible superior fellow globes, its “lords” or “principles” (see diagram No. 1), has to live, as have the others, through seven Rounds. During the first three, it forms and consolidates; during the fourth it settles and hardens; during the last three it gradually returns to its first ethereal form: it is spiritualised, so to say.

4. Nhân loại trên Địa Cầu chỉ hoàn toàn phát triển trong cuộc Tuần Hoàn thứ Tư, tức cuộc Tuần hoàn hiện tại.Trước cuộc Tuần Hoàn thứ Tư này, cái mà ta gọi là “Nhân Loại” (“Humanity”) chỉ vì thiếu danh từ chính xác hơn. Cũng như con sâu biến thành nhộng và bướm thì con người, hay đúng hơn là sinh vật sẽ trở thành người, cũng trải qua mọi hình thể và mọi loài trong cuộc Tuần Hoàn thứ Nhất, và trải qua tất cả những hình thể con người trong hai cuộc Tuần Hoàn kế tiếp. Đến quả Địa Cầu lúc khởi đầu cuộc Tuần Hoàn thứ Tư trong một loạt tiểu Chu kỳ sinh hoạt và những Giống dân, con người là hình thể đầu tiên xuất hiện trên đó, tiếp theo sau là loài khoáng thạch và thảo mộc, những loài sau này cũng còn phải phát triển và tiếp tục sự tiến hoá của nó qua con người. Trong ba cuộc Tuần Hoàn tương lai, Nhân Loại cũng như quả Địa Cầu mà họ sống trên đó, sẽ dần dần biến đổi để trở lại hình thể sơ khai nguyên thuỷ, tức là hình thể của một vị Dhyan Chohan (Thiền định Chơn quân). Con người sẽ trở thành một vị thần—và rồi trở thành Thượng đế, như mọi Đơn tử trong Vũ Trụ.

4. Its Humanity develops fully only in the Fourth — our present Round. Up to this fourth Life-Cycle, it is referred to as “humanity” only for lack of a more appropriate term. Like the grub which becomes chrysalis and butterfly, Man, or rather that which becomes man, passes through all the forms and kingdoms during the first Round and through all the human shapes during the two following Rounds. Arrived on our Earth at the commencement of the Fourth in the present series of life-cycles and races, man is the first form that appears thereon, being preceded only by the mineral and vegetable kingdoms — even the latter having to develop and continue its further evolution through man. This will be explained in Book II. During the three Rounds to come, Humanity, like the globe on which it lives, will be ever tending to reassume its primeval form, that of a Dhyan Chohanic Host. Man tends to become a God and then — God, like every other atom in the Universe.
“Beginning so early as with the 2nd round, Evolution proceeds already on quite a different plan. It is only during the 1st round that (heavenly) man becomes a human being on globe A (rebecomes) a mineral, a plant, an animal, on globe B and C, etc. The process changes [Page 160] entirely from the second round; but you have learned prudence . . . and I advise you to say nothing before the time for saying it has come. . .” (Extract from the Teacher’s letters on various topics.)

Bắt đầu cuộc Tuần Hoàn thứ Hai, Cơ Tiến Hoá đã diễn ra trên một bình diện hoàn toàn khác hẳn. Chỉ có Cuộc Tuần Hoàn thứ Nhất mà Chơn Thần mới trở nên một con người trong bầu A, rồi lại trở về loài khoáng thạch, thảo mộc và thú cầm trên những bầu B và C v.v… sự biến dịch này hoàn toàn thay đổi kể từ cuộc Tuần Hoàn thứ Hai….( ).

5. Mỗi Chu kỳ sinh hoạt trên bầu D (Địa Cầu của chúng ta) bao gồm bảy Giống dân. Những Giống dân này bắt đầu với những hình thể khinh thanh và kết thúc với hình thể tâm linh, trong lịch trình tiến hoá song đôi về thể chất và đạo đức từ lúc bắt đầu cho đến lúc chấm dứt một tiểu Chu kỳ sinh hoạt trên Trái đất, gọi tắt là một chu kỳ thế giới hay là một “Chu Kỳ Bầu” (“Globe Round”).
Điều này được diễn tả rõ ràng trong Phật Giáo Bí Truyền và không cần phải giải thích thêm nữa.

5. Every life-cycle on Globe D (our Earth)* is composed of seven root-races. They commence with the Ethereal and end with the spiritual on the double line of physical and moral evolution — from the beginning of the terrestrial round to its close. (One is a “planetary round” from Globe A to Globe G, the seventh; the other, the “globe round,” or the terrestrial).This is very well described in “Esoteric Buddhism” and needs no further elucidation for the time being.

6. Giống dân thứ Nhất, tức giống “Người” đầu tiên trên địa cầu (bất luận về hình thể) là hậu duệ của những “Thiên Nhân” (“Celestial Men”) mà triết học Ấn Độ gọi là những “Thái Âm Tinh Quân (“Lunar Ancestor”) hay Pitris, gồm có bảy Đẳng cấp hay Thành phần. Vì tất cả điều này sẽ được giải thích một cách đầy đủ trong những tiết mục sau này và trong những Quyển 3 và 4, nên ở đây chúng tôi không cần phải nói rõ điều này.

6. The first root-race, i.e., the first “men” on earth (irrespective of form) were the progeny of the “celestial men,” called rightly in Indian philosophy the “Lunar Ancestors” or the Pitris, of which there are seven classes or Hierarchies. As all this will be sufficiently explained in the following sections and in Book II., no more need be said of it here.

Trong đoạn trích khá dài trên đây, phần 1, 2, 3 tương đối dễ hiểu.

Thứ nhất, số 7 là một con số huyền bí của vũ trụ, chi phối mọi sự vật: ví dụ ta có bảy Cung (Seven Rays), Bảy con đường tiến hoá sau Nhân loại, Bảy ngày trong tuần, bảy khí thể cấu tạo trong con người, Bảy cuộc điểm đạo chính … Do đó mỗi bầu hành tinh dù hữu hình hay vô hình đều có sáu bầu hành tinh bạn (Campanion globes) tạo thành hệ thống dãy hành gồm có bảy bầu hành tinh.

Thứ hai, dãy hành tinh cũng như con người cũng có sinh diệt, luân hồi. Mỗi dãy hành hinh sau chu kỳ tiến hoá sẽ tái sinh thành dãy hành tinh kế tiếp. Trong các phần trước chúng tôi đã giải thích rõ điều này.

Thứ ba, trong quá trình bảy cuộc tuần hoàn, ba cuộc đầu tiên là quá trình tiến hoá giáng hạ, đi sâu vào vật chất. Ngay cả địa cầu chúng ta cũng chưa ở trạng thái rắn đặc như hiện nay, mà ở trong trạng thái khinh thanh, không có sự sống vật chất như hiện giờ. Cuộc tuần hoàn thứ tư là điểm cân bằng, sự sống tiến đến điểm trọng trược nhất của vật chất, sự sống bắt đầu hình thành như chúng ta thấy ngày nay. Ba cuộc tuần hoàn tiếp theo là quá trình thăng thượng tiến hoá, sự sống trở về bản chất thiêng liêng của mình, các hình thể khinh thanh hơn, nhưng ở mức độ cao hơn so với ba cuộc tuần hoàn đầu.

INvolution-Evolution

Câu thứ tư tương đối khó hiểu. Trong ba cuộc tuần hoàn đầu tiên, con người chưa có hình thể nhất định như ngày nay, mà hiện tồn trong hình thể dĩ thái. Trong cuộc tuần hoàn thứ nhất con người lần lượt lặp lại quá trình tiến hoá đã qua, trải qua các hình thể khoáng vật, cây cỏ, thú vật … Trong các cuộc tuần hoàn tiếp theo, con người bắt đầu giai đoạn tiến hoá nhân loại. Một điểm ta cần lưu ý là trong cuộc tuần hoàn thứ 5, 6, 7 con người sẽ trở về trạng thái khinh thanh như các cuộc tuần hoàn trước, có thể là hiện tồn trong thể dĩ thái.

Câu thứ tư và thứ năm liên quan đến phần nhân loại sinh hoá luận (Anthropogeny), ta sẽ không bàn ở đây.

Tóm lại, theo giảng dạy của bà Blavatsky thì:

  1. Mỗi hệ hành tinh gồm 7 dãy hành tinh kế tục nhau, mỗi dãy là sự tái sinh của dãy hành tinh trước đó. Vào một thời điểm bất kỳ chỉ có một dãy hành tinh trong quá trình hoạt động, dãy hành tinh trước đó đã ngưng hoạt động và trong quá trình tan rả. Quá trình tan rả của một bầu hành tinhthể diễn ra rất lâu, có thể trải dài trong suốt quá trình hoạt động của dãy hành tinh hiện tại. Chúng ta hiện nay đang ở giữa của cuộc tuần hoàn thứ tư, mà mặt trăng là tàn tích của bầu D của dãy Nguyệt Cầu vẫn còn trong quá trình tan rả. Bà Blavatsky nói rằng mặt trăng sẽ biến mất trong cuộc tuần hoàn thứ 7, nghĩa là quá trình tan rả của nó kéo dài gần bằng chu kỳ hoạt động của dãy Địa cầu! Đức DK cũng xác nhận mặt trăng sẽ dần biến mất trong cuộc tuần hoàn thứ 7.
  2. Nhân loại trên mỗi bầu hành tinh sẽ trải qua 7 giống dân chính trước khi bầu hành tinh đi vào thời kỳ ngưng nghỉ (pralaya). Chu kỳ này gọi là chu kỳ hay vòng tuần hoàn của bầu hành tinh (globe period hay globe round)

7 giống dân chánh = 1 vòng tuần hoàn bầu hành tinh hay 1 chu kỳ bầu hành tinh (Globe Period)

7 chu kỳ bầu hành tinh = 1 cuộc tuần hoàn (Round)

7 cuộc tuần hoàn = 1 chu kỳ của dãy hành tinh (chain Period)

7 dãy hành tinh = 1 hệ tiến hóa (Scheme)

10 hệ tiến hóa = Thái dương hệ (System)

  1. Trong quá trình tiến hóa của một dãy hành tinh thì 3 cuộc tuần hoàn đầu tiên sự sống đi sâu vào vật chất. Tại cuộc tuần hoàn thứ tư cuộc tiến hoá đạt đến điểm trọng trược nhất trong tiến trình đi sâu vào vật chất và sau đó quay trở lại tinh thần. Cuộc tuần hoàn thứ tư gọi là điểm đổi hướng (turning point) của cả quá trình tiến hóa. Hiện nay dãy địa cầu của chúng ta đang ở giữa cuộc tuần hoàn thứ tư và vị trí của địa cầu chúng ta có ý nghĩa đặc biệt. Trái đấthành tinh thứ tư (ký hiệu D) của dãy địa cầu, đang ỡ trong cuộc tuần hoàn thứ tư. Cuộc tuần hoàn này đã đi được nửa chặng đường (đã trải qua trên các bầu A, B, C của dãy hành tinh). Đã có 5 giống dân chánh phát triển trái đất và sẽ còn 2 giống dân chánh nữa trước khi trái đất đi vào thời kỳ ngơi nghỉ (pralaya) của mình.

Trong quá trình 7 cuộc tuần hoàn của một dãy hành tinh thì chỉ trong cuộc tuần hoàn thứ tư sự sống mới đạt đến điểm phát triển vật chất cực đại, trong 6 cuộc tuần hoàn còn lại sự sống trên bầu D (bầu trọng trược nhất) vẫn ở trong tình trạng khinh thanh (ethereal), không như hiện nay. Ngay cả trong cuộc tuần hoàn thứ tư trên trái đất, các giống dân chánh thứ nhất và thứ nhì cũng còn ở trong thể dĩ thái (etheric body) tinh anh của mình, mà Giáo lý Bí truyền gọi là các hình bóng (shadows).

  1. Dãy hành tinh trước dãy hành tinh địa cầu là dãy Nguyệt cầumặt trăng là bầu D của dãy đang trong quá trình tan rả. Mặt trăng sẽ biến mất trogn cuộc tuần hoàn thứ 7 của dãy địa cầu.
  2. Có sự sống trên các hành tinh khác hay không? Giáo lý Bí truyền nói rằng tất cả các hệ hành tinh đều có sinh vật, nhưng tùy thuộc vào tình trạng của cuộc tiến hóa mà sinh vật hiện tồn ở tình trạng nào. Trong thư của chân sư KH gởi ông Sinnett ta biết rằng Hỏa tinh đang trong thời kỳ Pralaya của mình nên sự sống trong tình trạng yên nghỉ; Thủy tinh vừa bắt đầu ra khỏi Pralaya nên chắc chắn cũng chưa có sinh vật trên đó như địa cầu của chúng ta. Kim tinh đang ở trong cuộc tuần hoàn cuối cùng của mình nên nhân vật trên đó tiến hóa hơn chúng ta rất nhiều. Từ phần trên, ta có thể suy đoán nhân vật trên Kim tinh trong cuộc tuần hoàn cuối có thể ở trong thể dĩ thái của mình.

Còn các hành tinh khác ta không có được thông tin, nhưng có một điều chắc chắn tình trạng vật chất khắc nghiệt như vậy trên các hành tinh đó không cho phép sự sống giống chúng ta hiện nay trên địa cầu mà có thể tồn tại dưới hình thức khác, vì dụ như trong thể dĩ thái. Ngay cả sâu trong lòng đất của chúng ta tồn tại những sinh vật thuộc dòng tiến hoá thiên thần, có thể xác vật chất đặc biệt mà Ông C.W. Leadbeater có nói đến trong the Inner Life I và đức DK cũng xác nhận trong quyển A Treatise on Cosmic Fire:

Trong số các thiên thần thừa hành (manipulating devas) của các phân cảnh giới hồng trần thấp nhất có một số hình thể sự sống dưới lòng đất mà các sách vở huyền môn cổ xưa có ám chỉ đến. Ngay trong lòng trái đất có một dòng tiến hoá có bản chất đặc biệt, rất gần với nhân loại. Họ có thể xác cực kỳ trọng trược, mà chúng ta có thể xem như thuộc cõi hồng trần theo cách mà ta hiểu từ đó. Họ sống thành quần thể hay nhóm, dưới một hình thể chính quyền thích hợp với nhu cầu của họ của đời sống trong các hang động nằm vài dặm dưới lòng đất. Công việc của họ liên hệ mất thiết với giới khoáng thạch, và các thiên thần agnichitans của các lửa trung tâm nằm dưới quyền điều khiển của họ. thể của họ được cấu tạo đặc biệt để chịu được áp suất cao và không phụ thuộc vào sự lưu chuyển của không khí tự do như chúng ta. Họ cũng chịu được nhiệt độ cao trong lòng đất. Không thể nói nhiều hơn về họ bởi vì họ có liên hệ với phần sinh lực thứ yếu của xác thân của Hành tinh Thượng đế, tương tự như bàn chân và cẳng chân đối với con người. Họ là một trong các yếu tố khiến hoạt động phát triển tiến hoá của một hành tinh khả dĩ.

Liên kết với họ có một vài nhóm thực thể thấp kém khác giữ vai trò liên hệ đến những chức năng hành tinh trọng trược. Không có lợi bao nhiêu để bàn rộng thêm về đời sống và công việc của họ, và con người không thể tiếp xúc với họ, và cũng không nên làm thế. Khi họ đã hoàn tất chu kỳ tiến hoá của mình, họ sẽ bước vào hàng ngũ thiên thần có quan hệ với giới thú vật trong chu kỳ tiếp theo.

Among the manipulating devas of the lowest level of the dense physical plane are to be found certain subterranean forms of existence, of which hints are to be found in the ancient and occult books.  There is to be found in the very bowels of the earth, an evolution of a peculiar nature, with a close resemblance to the human.  They have bodies of a peculiarly gross kind, which might be regarded as distinctly physical as we understand the term.  They dwell in settlements, or groups, under a form of government suited to their needs in the central caves several miles below the crust of the earth.  Their work is closely connected with the mineral kingdom, and the “agnichaitans” of the central fires are under their control.  Their bodies are constituted so as to stand much pressure, and they are not dependent upon as free a circulation of air as man is, nor do they resent the great heat to be found in the earth’s interior.  Little can here be communicated anent these existences, for they are connected with the lesser vital portions of the physical body of the planetary Logos, finding their microcosmic correspondence in the feet and legs of a man.  They are one of the factors which make possible the revolutionary progressive activity of a planet.

Allied with them are several other groups of low class entities, whose place in the scheme of things can only be described as having relation to the grosser planetary functions.  Little is gained by enlarging upon these lives and their work; it is not possible for man in any way to contact them, nor would it be desirable.  When they have pursued their evolutionary cycle, they will take their place in a later cycle in the ranks of certain deva bodies that are related to the animal kingdom. [ Cosmic Fire trang 891]

Còn sau đây là một đoạn trong quyển The Inner Life I nói về sự sống trong lòng đất:

Tình trạng trong lòng trái đất không dễ để diễn tả chút nào. Có những hang rỗng to lớn trong lòng đất, và trong những hang đó có những chủng tộc khác với chúng ta. Một trong các dòng tiến hoá đó ở một trình độ thấp kém hơn bất kỳ giống dân nào hiện nay trên địa cầu. Chúng tôi có diễn tả phần nào về dòng tiến hoá này trong câu chuyện về tiền kiếp thứ 17 của Alcyone đăng trên tạp chí The Theosophists; còn dòng tiến hoá khác thì gần bằng với chúng ta, tuy rằng họ hoàn toàn khác với những gì mà chúng ta từng biết đến.

Khi tiến đến gần trung tâm trái đất, vật chất hiện tồn trong trạng thái không dễ hiểu chút nào với những ai chưa từng thấy nó. Đó là một trạng thái đậm đặc nhiều hơn loại kim loại đậm đặc nhất trên thế gian, thế nhưng nó lại chảy dễ dàng như nước. Thế nhưng lại có những đời sống khác trong vật chất đó. Vật chất đó quá đậm đặc để có sự sống như chúng ta từng biết, nhưng nó lại có dòng tiến hoá của riêng nó.

The conditions of the interior of our earth are not easy to describe. Vast cavities exist in it, and there are races inhabiting these cavities, but they are not of the same evolution as ourselves. One of these evolutions, which is at a level distinctly lower than any race now existing upon the surface of the earth, is to some extent described in the seventeenth life of Alcyone, published recently in The Theosophist; the other is more nearly at our level, yet utterly different from anything that we know.

As the centre of the earth is approached, matter is found to exist in a state not readily comprehensible to those who have not seen it; a state in which it is far denser than the densest metal known to us, and yet flows as readily as water. But yet there is something else within even that. Such matter is far too dense for any forms of life that we know, but nevertheless, it has connected with it an evolution of its own.

5842 — Tổng số lần đọc 4 — Hôm nay

Chia sẻ: