Tạo Nghiệp Và Biểu Hiện Khi Chết Và Tái Sanh


Chia sẻ:

SƠ LƯỢC TỔNG QUÁT TIẾN TRÌNH TẠO NGHIỆP
BIỂU HIỆN NGHIỆP KHI CHẾT – THÂN TRUNG ẤM – TÁI SANH

 I- Trích từ Thuật ngữ/  Tooltip (Đồng bộ với “Sơ Đồ Trang“)

Tiến trình sáu Căn và sáu Thức tạo Nghiệp – Biểu hiện Nghiệp khi chết và trong Địa ngục

+ Nghiệp là gì: Nghiệp là suy nghĩ. Bất cứ hành động, lời nói nào được tạo tác thì đều xuất phát từ suy nghĩ của chúng ta trước…. (Nguồn: Nghiệp là gì _ Đức Phật dạy)
+ 249. Hỏi: Cái gì gọi là nghiệp?
Đáp: Nghiệp là cái gánh nặng của con người, là gánh nặng của sanh mạng và của tinh thầnNghiệp của mỗi người tạo ra thì thâu cất vào kho chứa riêng của mỗi người, tức là cất chứa trong thửa ruộng của thức thứ tám. Kho chứa này có sức thần thông, cho nên nghiệp nặng hay nghiệp nhẹ gì bỏ vào cũng đều được cả. Nó thì không lớn, không nhỏ, cũng không có gì là phân biệt. Đấy đều là nghiệp của chính mình, không phải của người khác, nên không ai đánh cắp được, cũng không ai cướp đoạt hay lấy đi được. (Nguồn: Gậy Kim Cang Hét 1 – HT Tuyên Hóa)
+ Chữ Nghiệp trong các kinh:
* Kinh Pháp Cú:
“Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu tạo nghiệp nói hay làm với tâm ô nhiễm sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe”.
“Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu tạo nghiệp nói hay làm với tâm trong sạch, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình”.
“Lành dữ bởi ta, ô nhiễm cũng bởi ta; làm lành bởi ta, thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay bất tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể thanh tịnh cho ai được”.
* Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt:
Thanh niên Subha bạch Thế Tôn: “Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, giữa loài người với nhau, khi họ là loài người, lại thấy có người liệt, có người ưu? Có người đoản thọ, có người trường thọ? Có người nhiều bệnh, có người ít bệnh? Có người đẹp sắc, có người xấu sắc, có người trí tuệ yếu kém, có người đầy đủ trí tuệ? v.v…
Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựaNghiệp phân chia các loại hữu tình, nghĩa là có liệt, có ưu. Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay đàn ông sát sanh tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy, khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục. Ở đây, khi mạng chung nếu được đi đến loài người, chỗ nào nó sinh ra, nó phải đoản mạng. Nhưng nếu có người đàn bà hay đàn ông từ bỏ sát sanh, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh. Do nghiệp ấy, khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, thiên giới, ở đời. Ở đây, khi mạng chung nếu nó đi đến loài người, chỗ nào nó sinh ra, nó được trường thọ v.v…”.
* Kinh Phân Biệt Ðại Nghiệp:
Này A Nan, vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: “Chắc chắn không có ác nghiệp, không có quả báo ác hạnh, chắc chắn không có thiện nghiệp, không có quả báo thiện hạnh”. Như vậy Ta không chấp nhận cho vị ấy”. Này A Nan vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: “Chắc chắn có ác nghiệp, có quả báo ác hạnh; chắc chắn có thiện nghiệp, có quả báo thiện hạnh”. Như vậy Ta chấp nhận cho vị ấy.
Này A Nan, vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào nói như sau: “Tôi đã thấy ở đây có người sát sinh, lấy của không cho… có tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sinh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục”. Như vậy Ta chấp nhận cho vị ấy. Nếu vị ấy nói: “Chắc chắn tất cả những ai sát sinh, lấy của không cho… có tà kiến, tất cả đều sanh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục”. Như vậy Ta không chấp nhận cho vị ấy.
Này A Nan, nếu vị ấy nói như sau: “Tôi đã thấy ở đây có người sát sinh, lấy của không cho… có tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sinh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này”. Như vậy Ta chấp nhận cho vị ấy. Nếu vị ấy nói như sau: “Chắc chắn tất cả những ai sát sinh, lấy của không cho… có tà kiến, sau khi thân hoại mạng chung, tất cả đều sinh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này”. Như vậy Ta không chấp nhận cho vị ấy”.
Này A Nan, nếu vị ấy nói như sau: “Tôi đã thấy ở đây có người từ bỏ sát sinh, từ bỏ lấy của không cho… có chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sinh vào thiện thú thiên giới, cõi đời này”. Như vậy Ta cũng chấp nhận cho vị ấy. Nếu vị ấy nói: “Chắc chắn tất cả những ai từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho… có chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung tất cả đều sinh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này”. Như vậy Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy.
Này A Nan, nếu vị ấy nói: “Tôi đã thấy ở đây có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho… có chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sinh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục”. Như vậy Ta chấp nhận cho vị ấy. Nếu vị ấy nói: “Chắc chắn tất cả những ai từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho… có chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung tất cả đều sinh vào cõi dữ ác thú, địa ngục”. Như vậy Ta cũng không chấp nhận cho vị ấy.
Này Potaliputta, nếu một ai có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp, có khả năng đưa đến lạc thọ, nó sẽ cảm giác lạc thọ; nếu một ai có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có khả năng đưa đến khổ thọ, nó cảm giác khổ thọ, nếu một ai có dụng ý làm thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp có khả năng đưa đến bất khổ bất lạc thọ, nó cảm giác bất khổ bất lạc thọ.
Này A Nan, người nào sát sanh, lấy của không cho… có tà kiến, sau khi mạng chung, nó sinh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục. Hoặc là một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do nó làm từ trước, hay do nó làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một tà kiến được nó chấp nhận và chấp chặt. Do vậy nó sinh vào cõi dữ, nó phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại trong một đời khác. Này A Nan, người nào sát sanh, lấy của không cho… có tà kiến sau khi mệnh chung được sinh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Hoặc là một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do nó làm từ trước, hay do nó làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một chánh kiến được nó chấp nhận và chấp chặt. Do vậy nó sinh vào thiện, có phải thọ quả báo được khởi lên ngay trong hiện tại hay trong một cuộc đời khác.
(Ðoạn này ý nói một người: phải thọ quả báo dữ ngay trong hiện tại hay trong một đời khác bởi các nghiệp ác của họ tạo ra từ trước, hay tạo ra về sau, hay tạo ra vì là ác niệm khởi lên trong giờ phút lâm chung. Trái lại, có những người cả đời tạo nghiệp ác nhưng do thiện nghiệp của họ tạo ra từ trước, hoặc tạo về sau, hoặc trong giờ phút lâm chung mà khởi lên chánh kiến hướng về điều thiện, thì họ tạo được thọ quả bảo vui ngay trong hiện tại hay trong một đời khác chớ không phải thọ khổ. Ðây là trường hợp làm ác mà thọ vui vậy. Kinh còn dạy về người làm lành được sinh thiện thú, thiên giới, cõi đời này, nhưng cũng có người làm lành mà phải đọa ác thú, địa ngục, ý nghĩa cũng tương tự như vừa giải thích trên đây. Ðó là do trong giờ phút lâm chung họ khởi lên tà kiến hướng về việc ác, và cái ác niệm này rất mạnh nên phải bị đọa lạc. Bởi nghiệp do tâm tạo, trong giờ lâm chung tâm khởi lên chánh kiến thiện niệm hoặc tà kiến ác niệm mạnh hơn các nghiệp đã tạo ra lúc sống, thì các nghiệp này sẽ chuyển theo tâm niệm khi lâm chung mà thọ báo).
* Kinh Tăng Chi tập I:
Ai nói như sau: “Người này làm nghiệp như thế nào, như thế nào nó cảm thọ quả như vậy, như vậy”. Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời không có đời sống phạm hạnh, không có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chân chính đoạn trừ. Và này, ai nói như sau: “Người này làm nghiệp được cảm thọ như thế nào, như thế nào nó cảm thọ quả báo như vậy, như vậy”. Nếu sự kiện là vậy, này các Tỷ-kheo, thời có đời sống phạm hạnh, có cơ hội để nêu rõ đau khổ được chân chính đoạn trừ. Này các Tỷ-kheo, có những người làm nghiệp ác nhỏ mọn, và nghiệp ấy đưa nó vào địa ngục. Có người làm nghiệp ác nhỏ mọn tương tự, và nghiệp ác ấy đưa đến cảm thọ ngay trong hiện tại cho đến chút ít cũng không được thấy trong tương lai.
Hạng người như thế nào, làm nghiệp ác nhỏ mọn đưa nó vào địa ngục? – Ðó là hạng người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, hạn hẹp, tự ngã nhỏ nhen, sống chịu khổ ít ỏi. Người như vậy, làm nghiệp ác nhỏ mọn đưa nó vào địa ngục.
Hạng người như thế nào làm nghiệp ác tương tự, đưa đến cảm thọ ngay trong hiện tại, cho đến chút ít cũng không thấy được trong tương lai? – Ðó là hạng người thân được tu tập, giới, tâm, tuệ được tu tập, không có hạn hẹp, tự ngã to lớn, sống đời vô lượng. Người như vậy làm việc ác tương tự đưa đến cảm thọ ngay trong hiện tại.
Ví như có người bỏ một nhúm muối vào trong một chén nước nhỏ, nước trong chén nước nhỏ ấy vì nhúm muối này trở thành mặn và không uống được không? – Thưa có, bạch Thế Tôn. Vì nước trong chén nước nhỏ này ít, do nhúm muối này, nước trở thành mặn, không uống được.
Này các Tỷ-kheo, ví như có người bỏ một nhúm muối vào sông Hằng, sông Hằng ấy có vì nhúm muối này trở thành mặn và không uống được không? – Thưa không, bạch Thế Tôn. Vì khối nước sông Hằng rất lớn, khối nước ấy không vì nhúm muối này trở thành mặn và không uống được.
Như nhúm muối, sông Hằng không làm cho nước sông Hằng bị mặn không thể uống được.
(…)
Này các Tỷ-kheo, đối với các Sa-môn, Bà-la-môn thuyết như sau, chấp kiến như sau: “Phàm có cảm giáccon người lãnh thọ lạc, khổ hay không khổ không lạc, tất cả đều do nhân nghiệp quá khứ”. Ðối với vị ấy, ta đến và nói: “Chư Tôn giả, có thiệt chăng, chư Tôn giả có thuyết như sau, chấp kiến như sau: “Phàm có cảm giác gì… (như trên)… đều do nhân nghiệp quá khứ?” – Ðược Ta hỏi như vậy, họ trả lời: “Thưa phải, có như vậy”. – Ta nói với họ như sau: “Như vậy, thời các Tôn giả do nhân nghiệp quá khứ sẽ trở thành người sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói láo v.v…” nhưng này các Tỷ-kheo, với những ai trở lại dựa vào nghiệp quá khứ và lý do viên thực, với những người ấy sẽ không có ước muốn, không có tinh tấn, không có “đây là việc phải làm” hay “đây là việc không nên làm”. Như vậy sự cần thiết cần phải làm hay không cần phải làm, không được tìm thấy là chân thật, là đáng tin cậy, thời danh tư ø Sa-môn không thể áp dụng đúng pháp cho các ngươi được, vì các ngươi sống thất niệm và các căn không đư?c hộ trì. Như vậy, đây là sự chỉ trích đúng pháp của Ta đối với các vị Sa-môn, Bà-la-môn thuyết như vậy, có chấp kiến như vậy.
(Ðoạn này đức Phật chỉ trích những người cho nghiệp quá khứ giống như một định mệnh. Nhất thiết những cảm thọ gì, hành vi gì trong hiện tại cũng đều cho rằng do nghiệp quá khứ quy định cả, thế thì hiện tại chỉ quay theo quá khứ. Sát sanh, trộm cắp, nói láo v.v… đều do nghiệp quá khứ sai khiến, chứ hiện tại không có trách nhiệm gì. Vậy thì không còn sự lựa chọn: đây là việc nên làm, đây là việc không nên làm, đây là tu, đây không phải tu; thời danh từ Sa-môn, người tu, trở thành vô nghĩa; bởi không thể kể đây là một công phu của một ý chí tự do lựa chọn, mà chỉ là một sự thụ động tuân theo nghiệp quá khứ sai sử, hiện tại chẳng có công lao gì).
* Nghiệp được giải thích theo Luận Cu Xá:
a. Thể tánh của nghiệp – Thuyết minh về thể tánh của nghiệp là đề cập đến hai nghiệp, ba nghiệp, năm nghiệp. Hai nghiệp là Tư nghiệp và Tư dĩ nghiệp. Chính sự hoạt động phân biệt suy từ trong nội tâm, đó là Tư nghiệp. Từ đó phát sinh ra hành động và nói năng nơi thân và miệng, đó là Tư dĩ nghiệp. Lại từ hai nghiệp này chia ra làm ba nghiệp là Thân nghiệp, Ngữ nghiệp và Ý nghiệp. Thân nghiệp, Ngữ nghiệp tức là Tư dĩ nghiệp. (Do tư duy, cố ý rồi mới phát sinh ra hành động) còn ý nghiệp tức là tư nghiệp. Lại từ ba nghiệp này chia ra năm nghiệp, tức từ Thân nghiệp chia ra Thân biểu nghiệp, và Thân vô biểu nghiệp, từ Ngữ nghiệp cũng chia ra Ngữ biểu nghiệp và Ngữ vô biểu nghiệp. Như đồ biểu dưới đây:
+ Xem thêm: Nghiệp tích trữ ở đâu? (Nguồn: Nghiệp là gì và tích trữ ở đâu)

+ Tiến trình sáu Căn và sáu Thức tạo Nghiệp – Biểu hiện Nghiệp khi chết và trong Địa ngục và Nghiệp Kính Đài
Mười là tập quán thưa kiện, cãi vã lẫn nhau, phát sinh những che đậy, như thế nên có gương soi, đuốc chiếu, như giữa ban ngày không giấu bóng được.
Giảng giải:
Thưa kiện là đưa nhau ra tòa phân biện phải trái, bên nào cũng cho là mình phải. Chẳng hạn như vợ chồng gây gổ, ai cũng cố chấp lý lẽ của mình, rốt cùng đưa nhau ra tòa kiện tụng ly hôn. Nếu như đôi bên chịu nhường nhịn và thông cảm nhau, ắt sẽ qua đi cơn sóng gió. Như vậy, cả hai đều sai – có điều không ai chịu nhận ra sự thật.
Phát sinh những che đậy, như thế nên có gương soi, đuốc chiếu. Nếu khi sống, ai đó thưa kiện và gây hại cho người khác, khi vào địa ngục, mọi tội lỗi của người đó sẽ được phản ảnh trong gương soi, giống như bộ phim chiếu lại mọi hành động tội lỗi của người đó khi sống. “Đuốc chiếu” là ánh sáng soi tỏ mọi nơi, mọi sự việc, như giữa ban ngày không giấu bóng được.
Kinh văn:
(Hai tập khí phô bày lẫn nhau) Nên có ác hữu, nghiệp kính, hỏa châu, phô bày nghiệp xưa đối nghiệm các việc.
Giảng giải:
(Hai tập khí phô bày lẫn nhau) Nên có ác hữu. Không chỉ bạn bè, mà cả những thân nhân, những người xấu, ác. Nghiệp kính, các tội lỗi trước đó đều hiện ra trong gương. Hỏa châu, làm hiện rõ tội ác trong quá khứ. Phô bày nghiệp xưa, mọi tội lỗi, sai lầm trước đó đều hiện rõ ra, cùng đối nghiệm các việc, sự đối nghiệm xác chứng nọi hành vi người ấy đã làm trong đời sống

Kinh văn:
Vậy nên tất các các Đức Như Lai trong mười phương nhận xét sự che đậy, cùng gọi là giặc ngầm; Bồ tát đối với sự che đậy như đội núi cao, như lội vào biển lớn.
Giảng giải:
Vậy nên tất các các Đức Như Lai trong mười phương nhận xét sự che đậy, cùng gọi là giặc ngầm. Như những điều đã trình bày, các Đức Như Lai xem hành động che đậy khác nào tên giặc ngầm. Bồ tát đối với sự che đậy như đội núi cao, như lội vào biển lớn.
Các Bồ tát luôn tránh mọi sự che đậy, các vị ấy không đến tòa thưa kiện.
Kinh văn:
Thế nào là sáu giao báo? A Nan, tất cả chúng sinh, sáu thức gây nghiệp, nên chuốc lấy ác báo, đều từ sáu căn mà ra.
Giảng giải:
Thế nào là sáu giao báo? A Nan, tất cả chúng sinhsáu thức gây nghiệp, sáu thức là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Nên chuốc lấy ác báo, khi tạo ác nghiệp, đều từ sáu căn mà ra.
Kinh văn:
Ác báo từ sáu căn phát minh ra như thế nào? Một là giao báo về thấy, chiêu cảm ác quả. Khi nghiệp thấy ấy giao báo thì lúc lâm chung, trước hết thấy lửa hồng đầy khắp mười phương, thần thức người chết bay rơi theo khói vào ngục Vô gián.
Giảng giải:
“Giao” là sự kết nối, hàm ý yếu tố phạm tội vượt trội hơn so với các căn khác. Hơn nữa, một căn trong sáu căn đều có tương quan, liên hệ với nhau. Ví như mắt nhìn thấy sắc thì nhãn căn liền tác động đến năm căn còn lại.
Phật dạy con người do sáu căn có thể tu thành Phật, song cũng từ sáu căn mà dễ dàng tạo nghiệp chướng. Tại sao chúng ta tạo nghiệp nhiều như vậy? Đấy là vì chúng ta không thể tự chủ, không kiểm soát được chính mình. Đặc biệt, chúng ta không thể tự mình quay trở lại lắng nghe tự tánh của mình. Chúng ta chỉ say mê đeo đuổi những đối tượng của các căn mà thôi.
Ác báo từ sáu căn phát minh ra như thế nào? Một là giao báo về thấy, chiêu cảm ác quả. Vì mắt khi nhìn thấy sắc (hình thể), do tác động của sắc nên ý thức huân tập những điều xấu, tạo nên nghiệp chướng. Khi nghiệp thấy ấy giao báo thì lúc lâm chung, trước hết thấy lửa hồng đầy khắp mười phương. Nghiệp nói đến ở đây là nghiệp chướng. Vậy tại sao có sự tác động hỗn hợp giữa các căn?
Đấy là sự chuyển đổi quan điểm, nhận thức, và nghiệp cũng nhân đấy mà tăng trưởng, hỗn hợp nhau. Sự ảnh hưởng của đối tượng nhìn thấy khiến tại muốn nghe tiếng và đeo đuổi theo đối tượng ấy. Chẳng hạn mắt nhìn thấy sắc đẹp thì sinh lòng ưa thích, tại muốn nghe lời dịu dàng, mũi muốn ngửi hương thơm, lưỡi thích nếm vị ngon, thân muốn đụng chạm và ý sinh yêu mến. Do đó nên gây ra nghiệp, chiêu cảm các ác báo như ôm lấy cột đồng hay nằm trên giường sắt, hoặc nam căn, nữ căn bị quỷ dùng móc sắt gây hại. Tại sao lại ra nông nỗi vậy? Mọi sự phạm tội đều bắt đầu từ cái nhìn. Cái nhìn, thực ra cũng chỉ là cái nhìn – nếu người ta nhìn thấy và chẳng hành động đeo đuổi gì cả. Như: Khi mắt nhìn thấy sắc, như chẳng thấy điều gì. Nếu có được khẳ năng như vậy thì quý vị có nhìn suốt ngày cũng chẳng có vấn đề gì; còn như không thế thì nên thận trọng, tránh đừng để gặp cột đồng nơi địa ngục.
Kinh văn nói: “Lúc lâm chung”. Mọi người đều sẽ chết. Không có ai tự nhận mình sẽ sống mãi mãi, trừ phi người tu hành đã thành tiên, thánh – trong trường hợp đó, họ có thể sống hoặc chết tùy ý. Hoặc nếu quý vị là bậc A-la-hán, là Bồ tát, thì quý vị đã vượt hẳn sự sống chết rồi. Không thế, ắt mọi người cũng sẽ đến “lúc lâm chung”. Khi cái chết đến với người tội lỗi, đối tượng họ nhìn thấy là “lửa hồng” rực cháy. Đấy chính là lửa dục, là tham muốn nhục dục. Ngọn lửa đỏ ấy không dừng lại một nơi nào, mà nó đầy khắp hư không và xuyên suốt khắp pháp giới. Khi ấy thần thức người chết bay rơi theo khói vào ngục Vô gián. Thần thức tức thức thứ tám, hoặc có khi gọi là linh hồn – nó có khả năng thành Phật, hoặc thành quỷ. Sau khi mệnh chung, thần thức ấy gọi là “thân trung ấm”. Điều gì sẽ xảy ra với thân trung ấm? Đầu tiên nó sẽ bay lên, nhưng sau đó nó rơi xuống. Thần thức có khả năng bay vượt không gian, nhưng trong trường hợp này, thức không còn mạnh mẽ, sâu sắc,
nên chỉ bay lên một ít rồi rơi xuống. Thần thức người chết bay rơi theo khói vào ngục Vô gián. Đấy không phải là một sân chơi. Tôi nghĩ cả tên lửa cũng không muốn đâm đầu xuống nơi ấy. Vậy nên, chúng ta nên gieo nhân lành để tránh những quả dữ như thế …

Mời đọc kỹ trong Kinh giảng đầy đủ về Quả báo các loại nghiệp do sáu Căn tạo ra, biến hiện trong quá trình chết, hồi quang phản chiaáu và trong Địa ngục (Nguồn: HT Tuyên Hóa giảng Kinh Thủ LN-Tr 979)

Gieo Nhân nào thì tạo Quả đấy –
Tu hành đúng Như Pháp thọ trì hoàn toàn có thể thay đổi Qủa báo

+ Gieo Nhân nào thì tạo Quả đấy – Quả báo hoàn toàn có thể thay đổi nếu Tu hành đúng Như Pháp thọ trì
+ Nhân nào quả đấy

Này bốn ông Thiên Vương! Bồ Tát Ðịa Tạng nếu gặp kẻ sát sanh, thì dạy rõ quả báo vì ương lụy đời trước mà phải chết yểu.
Nếu gặp kẻ trộm cắp, thì dạy rõ quả báo bần cùng khổ sở.
Nếu gặp kẻ tà dâm, thì dạy rõ quả báo làm chim se sẻ, bồ câu, uyên ương.
Nếu gặp kẻ nói lời thô ác, thì dạy rõ quả báo quyến thuộc kình chống nhau.
Nếu gặp kẻ hay hủy báng, thì dạy rõ quả báo không lưỡi, miệng lở.
Nếu gặp kẻ nóng giận, thì dạy rõ quả báo xấu xí, bệnh hoạn, tàn tật.
Nếu gặp kẻ bỏn xẻn, thì dạy rõ quả báo sở cầu không toại nguyện.
Nếu gặp kẻ ăn uống vô độ, thì dạy rõ quả báo đói, khát, cổ họng đau đớn.
Nếu gặp kẻ săn bắn buông lung, thì dạy rõ quả báo kinh cuồng, mất mạng.
Nếu gặp kẻ ngỗ nghịch với cha mẹ, thì dạy rõ quả báo trời đất đánh chết.
Nếu gặp kẻ đốt núi rừng cây cối, thì dạy rõ quả báo cuồng mê đến chết.
Nếu gặp kẻ làm cha mẹ trước hoặc cha mẹ sau mà độc ác, thì dạy rõ quả báo sanh trở lại hiện đời bị roi vọt.
Nếu gặp kẻ đặt lưới, giăng bẫy để bắt các sinh vật còn non yếu, thì dạy rõ quả báo cốt nhục chia lìa.
Nếu gặp kẻ hủy báng Tam Bảo, thì dạy rõ quả báo đui, điếc, câm, ngọng.
Nếu gặp kẻ khinh chê giáo pháp, thì dạy rõ quả báo ở mãi trong ác đạo.
Nếu gặp kẻ phá hoại của Thường Trụ, thì dạy rõ quả báo ức kiếp luân hồi nơi địa ngục.
Nếu gặp kẻ ô nhục phạm hạnh và vu báng Tăng Già, thì dạy rõ quả báo ở mãi trong loài súc sanh.
Nếu gặp kẻ làm bỏng, đốt, chém, chặt, hoặc đả thương sinh vật, thì dạy rõ quả báo phải luân hồi đền trả lẫn nhau.
Nếu gặp kẻ phá giới phạm trai, thì dạy rõ quả báo làm thân cầm thú đói khát.
Nếu gặp kẻ phá hủy vật dụng một cách phi lý, thì dạy rõ quả báo mọi sở cầu đều thiếu hụt.
Nếu gặp kẻ kiêu mạn cống cao, thì dạy rõ quả báo làm nô dịch hèn hạ.
Nếu gặp kẻ nói hai lưỡi gây xích mích, thì dạy rõ quả báo không lưỡi hoặc trăm lưỡi.
Nếu gặp kẻ tà kiến, thì dạy rõ quả báo thọ sanh ở vùng biên địa.
+ 439. NGHIỆP HIỆN TẠI LÀ DO CHÍNH MÌNH TẠO
Ma Mạp nên biết,
Tạo tác nghiệp tương xứng với đoản thọ, tất chịu đoản thọ.
1) Tạo nghiệp tương xứng với trường thọ, tất được trường thọ.
2) Tạo tác nghiệp tương xứng với nhiều tật bệnh, tất phải chịu nhiều tật bệnh.
3) Tạo tác nghiệp tương xứng với ít tật bệnh, tất được ít tật bệnh.
4) Tạo tác nghiệp tương xứng với sự không đoan chánh, tất phải thọ sự không đoan chánh.
5) Tạo tác nghiệp tương xứng với đoan chánh, tất được đoan chánh.
6) Tạo tác nghiệp tương xứng với không oai đức, tất phải chịu không oai đức.
7) Tạo tác nghiệp tương xứng với oai đức, tất được oai đức.
8) Tạo tác nghiệp tương xứng với dòng dõi ti tiện, tất phải sanh nhằm dòng dõi ti tiện.
9) Tạo tác nghiệp tương xứng với dòng dõi tôn quý, tất được sanh vào dòng dõi tôn quý.
10) Tạo tác nghiệp tương xứng với không của cải, tất bị không của cải.
11) Tạo tác nghiệp tương xứng với nhiều của cải, tất được nhiều của cải.
12) Tạo tác nghiệp tương xứng với trí tuệ kém cỏi, tất bị trí tuệ kém cỏi.
13) Tạo tác nghiệp tương xứng với trí tuệ tốt đẹp, tất được trí tuệ tốt đẹp.
Chúng sanh do hành nghiệp của chính mình, do nghiệp mà thọ báo, duyên nơi nghiệp, tùy theo nghiệp xứ cao thấp mà chúng sanh có tốt đẹp hay không tốt đẹp.
(Trung A Hàm, Kinh Anh Vũ, Phẩm 13, số 170) . Mời xem kỹ giảng giải khi tại: Kinh Địa Tạng – P4- HT Tuyên Hóa giảng
+ Xem thêm: Tổng hợp Nhân nào quả đấy theo Phật dậy
Xem thêm: Nghiệp là gì và tích trữ ở đâu

 Số mạng – Định nghiệp – Đầu thai Tái sanh

+ Số mạngChúng ta phải tin sâu nhân quả “Một miếng ăn miếng uống đều đã được định sẵn“. Nói theo luật nhân quả, trong cuộc đời mỗi người chúng ta, nói thật ra, số mạng quý vị đã được định trước, chẳng có cách nào vượt khỏi vận mạng! Mỗi người vốn đã được định sẵn, nếu không có đại thiệnđại ác thì số mạng đại khái chạy theo số đã định. Đây là nói về Nhân nào – Quả đấy nếu KHÔNG tu Cải mệnh (Nguồn: PS T.Không)
+ Linh hồn đầu thai – Vận (định) mệnh và sự lựa chọn có cân nhắc:….Đừng quên rằng, trong tâm thức cao của người này, y được tham khảo ý kiến trước khi đi đầu thai để xem coi y có muốn nhận chịu karma nếu gặp thất bại, thế nên, mọi việc xảy đến cho một người nào, theo một ý nghĩa rất xác thực, đều là do sự lựa chọn có cân nhắc của chính người ấy. Khi sự thật này mọi người hiểu, họ sẽ quán triệt được chân lý rằng họ luôn luôn có thể có khả năng chịu đựng hơn cái mà họ gọi là “định mệnh” (số mệnh, vận mệnh) của họ.(VLH, 167)
* Hình thành số mệnh: Bất cứ sự SINH nào cũng căn cứ vào ngày giờ sinh/ hoàn thành đưa vào sử dụng để lập lá số để biết sự phát triển, tồn vong (Lá số sinh)
– Định hình số mệnh:
 Năng lượng của cung Hoàng Đạo mà một người được sinh ra trong đó, nó cho thấy vấn đề hiện tại của người ấy, nó xếp đặt bước đi hay nhịp độ đối với cuộc sống, tính chất của Phàm Ngã người ấy. Nó chi phối trạng thái hoạt động của cuộc đời người này trong lúc đầu thai.
+ 10 Năng lượng vũ trụ với Khoa chiêm tinh học:

* 10 Năng lượng: Khoa chiêm tinh có liên quan với hiệu quả được tạo ra trong vật chất của các thể thấp (sheaths, lớp vỏ) bởi các ảnh hưởng, các rung động v.v… của các hành tinh khác nhau. Chúng gồm 9 năng lượng + Từ Địa cầu chúng ta sống = 10 Năng lượng (CTHNM, 22 – 26 hoặc LVLCK, 1051)
PHẬT NÓI KINH BẮC ĐẨU THẤT TINH DIÊN MẠNG: Khi bấy giờ Phật bảo Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi rằng: “Kinh này đã nói có đại oai thần lực có công năng cứu độ tất cả trọng tội và hay diệt hết thảy nghiệp chướng của tất cả chúng sanh. Nếu có Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni, tể quan, cư sĩ, kẻ trai lành, người gái tín, hoặc sang, hoặc hèn, trong đời sống không luận lớn nhỏ đều thuộc sự thống lãnh của bảy vị tinh tú này chiếu soi. (Xem Kinh văn)
Xem thêm: Số mạng do Định nghiệp tạo thành
Xem thêm: Đầu thaiTái sanh
Xem thêm: Khoa chiêm tinh và 10 năng lượng chi phối sự sống Thái dương hệ

Nghiệp tàng chứa ở đâu – Có tự tiêu mất không?

+ Nghiệp nhân: Đức Phật nói rằng: “Tất cả chúng sanh đều mang theo cái Nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì cái nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa chúng sanh.” (Majjhima Nikaya, Trung A Hàm, bài kinh Cullakammavibhanga Sutta, số 135)
+ Nghiệp tích trữ ở đâu? Xin trích đoạn
 Một hôm Vua Milinda hỏi Đại Đức Nagasena:
-“Kính bạch Đại Đức, Nghiệp được tích trữ ở đâu?”
– Tâu Đại vương, ta không thể nói Nghiệp được tích trữ ở một nơi nào trong cái tâm luôn luôn biến đổi, hay ở một nơi nào khác trong thân thể con người. Nhưng tùy thuộc nơi danh và sắc, Nghiệp khởi hiện trong một lúc thích ứng. Cũng như ta không thể nói trái xoài được tích trữ ở nơi nào trong cây xoài nhưng, tùy thuộc nơi cây xoài và khi đầy đủ cơ duyên, nó sẽ trổ ra đúng lúc, đúng mùa. [8]”
Cũng như ta không thể nói gió hay lửa nằm ở nơi nào nhất định, ta không thể quả quyết Nghiệp được chứa đựng trong hay ngoài thân.
Nghiệp là một năng lựcbiệt được chuyển từ kiếp nầy sang kiếp khác. Nghiệp thủ một vai trò quan trọng trong việc cấu tạo tâm tánh con người. Nghiệp giải thích những hiện tượng kỳ diệu mà ta gọi là vĩ nhân, thiên tài, thần đồng v.v… Một sự hiểu biết rành mạch về định luật Nghiệp Báo là điều kiện chánh yếu khả dĩ tạo tình trạng an lành hạnh phúc cho thế gian. (Nguồn: Nghiệp là gì và tích trữ ở đâu)

+ Tạo nghiệp luôn phải nhận quả báo:
… Phật nói kệ rằng:

Giả sử tạo nghiệp,
Trong trăm nghìn kiếp,
Nghiệp cũng không mất,
Đến khi nhân duyên,
Hòa hợp đầy đủ,
Thì người gây nghiệp,
Phải chịu quả báo
.

……. Dù trí hay ngu, điều cần trước nhấtlà bỏ tham sân. (Nguồn: Kinh Mục Liên Sám Pháp)

Định mệnh và Định nghiệp giống và khác nhau

+ So sánh Định mệnh và Định nghiệp giống và khác nhau
“Bắt phong trần phải phong trần,
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.
Hay:
“Ðã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa”.
Rồi cho đây như là tư tưởng chủ đạo của truyện Kiều, là năng lực chi phối suốt cuộc đời Kiều, để suy rộng ra cũng có nghĩa là năng lực chi phối suốt cuộc đời của mọi người. Nếu chỉ nhìn vội bên ngoài, thì người ta không khỏi cho rằng thuyết định mệnh “Bắt phong trần phải phong trần” hay theo thuyết định nghiệp “Ðã mang lấy nghiệp vào thân, đều có cùng một sự thể chỉ cho các năng lực chi phối cuộc đời con người, bắt sao chịu vậy, con người phải bó tay nhận lãnh, không có quyền can dự thay đổi. Do đó đã không ít người đinh ninh rằng định nghiệp cũng như định mệnhcó đúng vậy không? Ở đây cần phải duyệt lại xem Ðịnh mệnh là thế nào? Định nghiệp là thế nào?
Chắc có nhiều người đã thấy rõ, định mệnh là một mệnh lệnh thiêng liêng, một sức mạnh vô hình từ đâu không rõ, nó đặt định cho con người này thế này, người kia thế kia, phải sao chịu vậy, tự mình không có thể nào can dự thay đổi. Rõ như trong Trung văn đại tự điển giải thích: “Ðịnh mệnh giã thần tiên định chi mệnh giả”. “Ðịnh mệnh là mệnh do thần quy định từ trước”. Như vậy định mệnh là một sức mạnh từ bên ngoài áp đặt bắt buộc con người phải tuân theo thứ tự; mình là vật thụ động hoàn toàn, không thể cưỡng lại được. Con người hoàn toàn không tự do, “Bắt phong trần phải phong trần”. Con người chỉ như một chiếc bóng mờ nhân ảnh như người đi đêm bởi con quay búng sẵn lên trời!
Còn định nghiệp là sao? Ðịnh nghiệp mới xem bề ngoài cũng có phần tương tự như định mệnhÐã tạo nhân gì phải gặt quả nấy, gieo gió gặt bão. Nhân tốt quả tốt, nhân xấu quả xấu. Không thểnhân mà không quả, hay có quả mà không nhân. Ðó là một quy luật đương nhiên. Tuy nhiên luật nhân quả nơi con người không phải do bên ngoài sắp đặt mà chính do tự con người chủ động. Con người tự tạo ra nhân, ấy là tạo nghiệp nhân, rồi chính con người thu lấy quả, ấy là thọ nghiệp quả. Do vậy dù ở trường hợp thụ quả báo có lúc khắt khe khó cưỡng lại được, nhưng tự bản chất đã do tự con người thì nó không phải là cái gì cứng rắn bất di dịch; trái lại nó vẫn là pháp vô thường chuyển biến và chuyển biến theo ý chí mạnh hay yếu, tốt hay xấu của con người.
Nghiệp là nhân, báo là quả. Chúng lại gọi là nghiệp báo. Nghiệp báo là một định luật luân lý đạo đức. ….
Theo đạo Phậtnghiệp không phải là nguyên nhân duy nhất, nhưng là nguyên nhân chủ yếu của mọi sự sai biệt trên cõi đời này. Nếu đời sống hiện tại hoàn toàn do nghiệp quá khứ của chúng ta quy định chi phối, ta không có một chút quyền gì can dự thay đổi, thời như vậy nghiệp cũng tương tự như định mệnh, thiên mệnh, và vấn đề tự do ý chí chỉ còn là một hư danh. Ðời sống trở thành hoàn toàn máy móc, thụ động. Ðức Phật không bao giờ dạy một lý thuyết nghiệp khó khăn cố định như vậy. Theo Hòa thượng Narada Mahathera (Tích Lan, “Ðức PhậtPhật Pháp”) dẫn từ bộ luận Abhidhamavatara có năm Niyamas hay là năm môn loại hoặc năm luận, thường chi phối trong cảnh giới vật chấttinh thần:
1. Uta Niyama (Vật chất luận): thuộc các vật chất không có cơ quan (Vô cơ/ vô tình – NTH), như những hiện tượng thời tiết, vận chuyển, những nguyên nhân của gió mưa, sức nóng v.v…
2. Bija Niyama (Chủng nhân luận): thuộc các loại cơ quan (hữu cơ/ hữu tình – NTH) như các mầm giống, cây cỏ… Ðịnh lý khoa học về tế bào và về chủng tử, sự tương đồng giữa anh em sinh đôi có thể thuộc loại này.
3. Kamma Niyama (Nhân quả luận hay Nghiệp luận): thuộc loại hành động và quả báo (Hữu tình trí – NTH). Như những hành vi thiện ác phát sinh quả báo tốt xấu cũng thiết thực như nước tìm sự thăng bằng của nước, nghiệp cũng tìm đến kết quả tất nhiên của nó. Không phải dưới hình thức một sự thưởng phạt nào mà chỉ là một liên tục đương nhiên theo luật nhân quả, như sự tàn diệt của gì sinh nở, sự phản ứng của các giác quan trước một kích động.
4. Dhamma Niyama (Danh thực luận): thuộc về phân loại các nguyên tắc như những hiện tượng thiên nhiên phát sinh khi một vị Bồ-tát ra đời hay khi vị ấy nhập Niết-bàn. Sự hấp dẫn, sức chuyển vận và những định lý tương tự của trời đất v.v… có thể thuộc loại này.
5. Citta Niyama (Tâm trí luận): phân loại của tâm trí hay là của những định lý, sự vận chuyển hay sự sinh diệt của tâm thức. Tất cả hiện tượng về tâm lý học đều thuộc loại này. Sự giao cảm, sự phản ứng của nhận thức, sự tiên liệu, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông đều bao trùm bởi định lý này. Tất cả hiện tượng về tâm lý, vật lý hay luân lý đều có thể do một hay nhiều trong năm phân loại này cắt nghĩa. ….. (Nguồn: Định mệnh khác Định nghiệp)…

Mỗi người mỗi nghiệp => Cảnh dị đồng – Phân đẳng cấp giầu nghèo sang hèn thọ yểu …

+ Kinh Pháp Cú:
“Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu tạo nghiệp nói hay làm với tâm ô nhiễm sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe”.
“Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác. Nếu tạo nghiệp nói hay làm với tâm trong sạch, sự vui sẽ theo nghiệp kéo đến như bóng theo hình”.
“Lành dữ bởi ta, ô nhiễm cũng bởi ta; làm lành bởi ta, thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay bất tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể thanh tịnh cho ai được”.
* Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt:
Thanh niên Subha bạch Thế Tôn: “Thưa Tôn giả Gotama, do nhân gì, do duyên gì, giữa loài người với nhau, khi họ là loài người, lại thấy có người liệt, có người ưu? Có người đoản thọ, có người trường thọ? Có người nhiều bệnh, có người ít bệnh? Có người đẹp sắc, có người xấu sắc, có người trí tuệ yếu kém, có người đầy đủ trí tuệ? v.v…
Này Thanh niên, các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựaNghiệp phân chia các loại hữu tình, nghĩa là có liệt, có ưu. Ở đây, này Thanh niên, có người đàn bà hay đàn ông sát sanh tàn nhẫn, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Do nghiệp ấy, khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, địa ngục. Ở đây, khi mạng chung nếu được đi đến loài người, chỗ nào nó sinh ra, nó phải đoản mạng. Nhưng nếu có người đàn bà hay đàn ông từ bỏ sát sanh, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh. Do nghiệp ấy, khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, thiên giới, ở đời. Ở đây, khi mạng chung nếu nó đi đến loài người, chỗ nào nó sinh ra, nó được trường thọ v.v…”.(Nguồn: Định nghiệp trong phật giáo)

+  Tóm lược Kinh Nghiệp báo sai biệt: Phật bảo Thủ Ca: Tất cả chúng sinh có liên quan với nghiệp, nương tựa nơi nghiệp, theo nghiệp tự chuyển. Do nhân duyên ấy có phân ra: thượng, trung, hạ, sai khác chẳng đồng:
Bị quả báo mạng sống ngắn ngủi – Mạng sống trường thọ;
Bị quả báo nhiều bệnh tật – ít bệnh tất;
Bị quả báo thân xấu xí – thân đẹp đẽ;
Bị quả báo uy thế yếu – uy thế mạnh;
Bị quả báo dòng họ hạ tiện – Dòng họ cao thượng;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh của cải ít – Của cải nhiều;
Bị quả báo trí tàn kiến (thấy biết sai lệnh không đúng nhân quả) – Trí chân chính;
Bị quả báo địa ngục – Súc sinh – ngạ quỷ – A-tu-la;
Hoặc có nghiệp khiến chúng sinh được quả báo loài người – Trời Sắc giới – Trời vô sắc giới;
Bị quả báo không cố định;
Bị quả báo sinh chỗ biên địa (vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới…) – Sinh nơi thành phố, thủ đô;
Bị quả báo phải chịu đủ tuổi thọđịa ngục;
Bị quả báo phân nửa tuổi thọđịa ngục;
Bị quả báo tạm vào liền ra; ……….(nguồn: Phật Nói Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt)

Các loại nghiệp – Tánh chất của Nghiệp

+ Các loại nghiệp – Tánh chất của Nghiệp
* Tánh chất của Nghiệp:
Nghiệp có thiện tánh, ác tánh, vô ký tánh. Tuy nhiên chỉ có ác và thiện tánh mới là nghiệp, chứ vô ký tánh không đủ sức mạnh tạo thành quả nên không gọi là nghiệp.
Nhưng sao gọi rằng thiện, ác, vô ký?
Luận Bà Sa cuốn 11 nói: “Nếu pháp gì hay chiêu cảm quả khả ái, khả lạc thì gọi là thiện, nếu chiêu cảm quả báo không khả ái, không khả lạc thì gọi là ác; trái với cả hai sự đó thì gọi là vô ký”.
Luận Cu Xá 15 nói: “Nghiệp an ổn hay chiêu cảm quả báo khả ái, và Niết-bàn, tạm thời và vĩnh viễn xa lìa thống khổ gọi là thiện. Nghiệp không an ổn hay chiêu cảm quả báo bất khả ái gọi là ác. Còn nghiệp trái hai tánh trên gọi là vô ký. Ðây là căn cứ vào sự cảm quả để phân biệt ba tánh thiện, ác, vô ký.
Luận Cu Xá 13 lại còn căn cứ vào nguyên do để chia ba tánh thiện, ác, vô ký, mỗi tánh đều có bốn thứ là: Thắng nghĩa, Tự tánh, Tương ưng, Ðẳng khởi.
1. Thắng nghĩa thiện: Chỉ có Niết-bàn, vì Niết-bàn an ổn vĩnh viễn bặt dứt dấu vết thống khổ. Thắng nghĩa có nghĩa là tuyệt đối.
2. Tự tánh thiện: Chỉ cho năm tâm sở: Tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si. Năm tâm sở này tự thể nó là thiện chứ không phải nhờ vào cái khác mới thiện. Mọi sự thiện đều lấy nó làm gốc.
3. Tương ưng thiện: Chỉ những tâm sở như: Tín, cần, khinh an v.v… nhờ tương ưng, tương hợp với năm tâm sở tự tánh thiện trên kia mà thành chứ tự thể nó không phải là thiện.
4. Ðẳng khởi thiện: Chỉ cho thân ngữ thiện nghiệp là do sự phối hợp bằng nhau giữa tự tánh thiện và tương ưng thiện mà có.
Bốn thứ ác là:
1. Thắng nghĩa ác: Chỉ cho sanh tử luân hồi. Vì sanh tử tự bản chất nó là rất khổ, xấu xa.
2. Tự tánh ác: Chỉ cho năm tâm sở vô tàm, vô quý, tham, sân, si. Vì tự tánh nó là ác chứ không phải chờ tương ưng, đẳng khởi mới ác.
3. Tương ưng ác: Chỉ cho các tâm sở mà tự tánh không phải ác, nhưng vì tương ưng với năm tâm sở tự tánh ác mà hóa ra ác.
4. Ðẳng khởi ác: Chỉ cho thân ngữ ác nghiệp do sự phối hợp bình đẳng của tự tánh ác và tương ưng ác mà khởi lên.
Vô ký tánh thì chỉ có thắng nghĩa vô ký, đó là chỉ cho hư không vô vi, phi trạch diệt vô vi. Hai vô vi này thể nó thường trú nên gọi là thắng nghĩa. Nhưng nó không phải là kết quả chứng đắc của sự tu đạo, nên không phải là thiện mà chỉ là vô ký. Ngoài ra trong 46 tâm còn lại, không có thứ nào thuần là vô ký, nên không lập tự tánh vô ký, và đã không có tự tánh vô ký thì cũng không có tương ưng và đẳng khởi vô ký.
* Các loại nghiệp:
1. Hữu lậu nghiệp là nghiệp ác hoặc thiện, tạo ra bởi động cơ của tâm chấp ngã, tham ái, nó chỉ đưa quả báo loanh quanh trong vòng ba cõi sáu đường. Trái lại nghiệp thiện tạo ra bởi động cơ của tâm vô ngã, của trí tuệ Bát-nhã thì gọi là vô lậu nghiệp, bởi nghiệp này không làm chúng sanh rơi vào trong ba cõi sáu đường nhưng lại làm cho giải thoát khỏi ba cõi sáu đường, chứng được Niết-bàn an lạc.
2. Phước nghiệp là nghiệp lành thọ quả báo ở cõi Dục: phi phước nghiệp là nghiệp ác thọ quả báo khổ ở cõi Dục; bất động nghiệp là nghiệp tu Thiền thọ quả báo ở cõi Sắc và Vô sắc.
3. Tam thọ nghiệp là nghiệp thuận theo lạc thọ ở cõi Dục và Sơ, Nhị, Tam Thiền; là nghiệp thuận theo khổ thọ ở cõi Dục, là nghiệp thuận theo bất khổ lạc ở Tam Thiền trở lên đến cõi trời Hữu đảnh.
4. Tam thời nghiệp tức là nghiệp thọ quả báo trong ba thời kỳ: Có nghiệp thọ quả ngay trong hiện tại, có nghiệp thọ quả trong đời kế tiếp, có nghiệp thọ quả từ đời thứ ba trở đi. Về điểm này có hai chủ trương như sau:
a. Nhà bốn nghiệp, chủ trương có Thuận hiện nghiệp, Thuận sanh nghiệp, Thuận hậu nghiệp và Thuận bất định nghiệp.
b. Nhà tám nghiệp, chủ trương trong bốn cách thọ quả nêu trên, lại chia ra có quả báo (dị thục) nhất định mà thời kỳ thọ quả không nhất định, có thời ký thọ quả nhất định mà quả báo không nhất định, có cả quả báo và thời kỳ thọ quả đều nhất định v.v… nhân lên thành tám nghiệp.
Trong Luận Tỳ Bà Sa cuốn 114 ghi có ba thuyết:
a. Hai nghiệp Thuận sanh thọ, Thuận hậu thọ có đủ cả tánh chất Dẫn nghiệp và Mãn nghiệp. Còn hai nghiệp Thuận hiện thọ và Thuận bất định thọ thì chỉ giới hạn ở Mãn nghiệp.
b. Ba nghiệp Thuận sanh thọ, Thuận hậu thọ, và Thuận bất định thọ đều có đủ cả Dẫn nghiệp, Mãn nghiệp, còn Thuận hiện nghiệp thì chỉ giới hạn ở Mãn nghiệp.
c. Cả bốn nghiệp đều có đủ Dẫn nghiệp và Mãn nghiệp.
5. Mười nghiệp tạo ác là thân sát sanh, trộm cắp, dâm dục; miệng nói dối, nói hai lưỡi (ly gián); nói thô ác, nói thêu dệt; ý tham lam, sân hận, tà kiến.
Mười nghiệp tạo thiện là thân xa lìa ác, xa lìa trộm, xa lìa dâm, xa nói dối, xa lìa nói hai lưỡi, xa lìa nói thô ác, xa lìa thêu dệt; ý không tham, không sân, chánh kiến.
Tất cả việc lành dữ phát động ở thân, khẩu, ý đều trải qua ba giai đoạn là Gia hạnh, Căn bản, Hậu khởi. Gia hạnh là tiền phương tiện, Căn bản là ngay lúc sự việc hoàn thành, Hậu khởi là những hành động kế tiếp sau đó như bắt thú, lột da, xẻ thịt… Trong ba phần Gia hạnh, căn bản, hậu khởi đó, chỉ phần căn bản mới gọi là nghiệp đạo, chứ không phải phần gia hạnh hay hậu khởi. Như Luận Câu Xá 16 nói: “Về bất thiện, thân ác nghiệp đạo trừ một phần của thân ác hành không kể vào, đó là các thân nghiệp ác thuộc gia hạnh và hậu khởi, và các việc như uống rượu, đánh, trói… Vì những việc ác này không thô bạo rõ rệt bằng những thân ác hành làm kẻ khác mất mạng, mất của, mất vợ… mà chư Phật dạy đặc biệt phải xa lánh. Chỉ mấy việc ác chính như làm mất mạng, mất của v.v… này mới gọi là nghiệp đạo. Ngữ ác nghiệp đạo không kể những ngữ ác hành thuộc gia hạnh, hậu khởi và khinh vi. Ý ác nghiệp đạo, không kể những ý ác hành thuộc tư duy ác và lòng tham nhẹ… Về thiện, Thân thiện nghiệp đạo trừ một phần của thân Diệu hạnh không kể vào, đó là thân thiện nghiệp thuộc gia hạnh, hậu khởi và các việc khác như sự lìa uống rượu, bố thí, cúng dường. Ngữ thiện nghiệp đạo, trừ một phần của ngữ Diệu hạnh như ái ngữ, thật ngữ v.v… không kể vào. Ý thiện nghiệp đạo, trừ một phần của ý Diệu hạnh như các tư duy thiện không kể vào. ….. (Nguồn: Định nghiệp trong phật giáo)

Xem thêm: Các loại nghiệp theo Phật dậy

Vô Minh – Nguyên Nhân Khởi Nguồn Của Thế Giới Chúng Sinh Tương Tục