Số Mệnh Có Hay Không


Chia sẻ:

NHÂN QUẢ VÀ SỐ MỆNH
THEO KINH ĐIỂN ĐÔNG PHƯƠNG – MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNGPHẬT GIÁO

 

I- TÓM LƯỢC VỀ SỐ MỆNHCẢI MỆNH

1- Khái lược về Luật Nhân quả – Là Luật Vũ trụ, nó phản ảnh mọi hành động, lời nói, suy nghĩ của mỗi người đều được GHI NHỚ VÀO VŨ TRỤ và sau đó, sớm hay muộn theo thời gian, nó sẽ quay trở lại tương tác với chính chủ nhân đã tạo ra nó không thể sai khác, với biểu hiện là sự tương tác Khí ngũ hành của Số Mệnh theo thời gian nói trên, và nó luôn luôn phản ánh chân thực số mệnh của mỗi người theo luật Nhân quả không thêm không bớt >>> Nó giải thích tại sao, với một người tiến hoá ở mức trung bình, thì Nhân Trắc Học chúng tôi có thể dự đoán chính xác được Vận Mệnh của mỗi người từ khi sinh ra đến khi chết đi, bởi chúng tôi căn cứ vào Luật Nhân quả, là luật chi phối Vận Mệnh của mỗi người không thêm không bớt, tức bạn sinh ra trên cõi đời này để hưởng nhiều quả ngọt, ít trái đắng nếu kiếp trước bạn làm nhiều việc thiện lành (Chúng tối gọi là người Số Mệnh phát Phúc). Ngược lại, thì bạn sinh ra để trả nghiệp báo nặng lề do kiếp trước bạn đã tạo, thường gặp nghịch cảnh, tức là cuộc đời thường xuyên khổ đau, bệnh nạn, nghèo khó …(Chúng tôi gọi đó là những người Phúc mỏng, hành Vận không thuận = Phải nhận quả đắng do nhân duyên kiếp trước đã tạo).

Vận Mệnh = Nhân nào quả đấy. Số mệnh, theo quy luật thời gian luôn bao gồm những thời điểm biểu hiện các tương tác của Khí ngũ hành thuộc Số Mệnh của mỗi người, với Khí ngũ hành theo quy luật thời gian, sinh ra sự biến đổi Khí ngũ hành của Số Mệnh mỗi người. Mà mỗi Khí ngũ hành lại đại diện cho mỗi Người, vật, việc tồn tại xung quanh chúng ta, liên thuộc đến mỗi người, vật, việc, do đó nó tạo ra Cát – Hung, ảnh hưởng đến những người, vật, việc liên thuộc đến nó >>> Điều đó lý giải tại sao mà Số Mệnhthể dự đoán được, đặc biệt dự đoán chính xác với người không Tu tâm dưỡng tính – Sống thuận theo Số mệnh > Không sửa đổi Số Mệnh.

Đáng tiếc, đa số người trong chúng ta, sinh ra trên cõi đời này đều là người Phúc mỏng, cho nên, muốn chiến thắng Số Mệnh một cách tốt nhất, mạnh nhất, hữu hiệu nhất là tinh tấn, một lòng học Phật Pháp. Chỉ có học Phật bạn mới có thể hoá giải bệnh nạn, chiến thắng trái ngang, vui vẻ sống hết cuộc đời và rất có thể, bạn đã vĩnh viễn dời bỏ được thế giới Ta bà này – Thế giới của buồn phiền, khổ đau và được sinh về cõi nước Phật A Di Đà – Không còn Sinh tử luân hồi, THẬT TUYỆT VỜI ĐÓ BẠN!

2- Định mệnhCải mệnh: Sửa đổi Tâm Tính thiện lành là sửa Mệnh – Sống thuận theo bản năng là Bạn chấp nhận Định mệnh

+ Nghiệp và thời gian là hai từ đồng nghĩa: Số mệnh do nhân quả tạo thành, quy luật thời gian sẽ mang trả cho bạn những gì bạn đã Gieo trước đây, thời gian đến là lúc bạn buộc phải nhận lại nó mà chẳng có cách nào trốn tránh được.

+ Thân Người Khó Được – Phật Pháp Khó Nghe: Ðức Phật dạy, “Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải do lỗi nơi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi nơi người chỉ đường.” Tu Tâm dưỡng tính theo đức Phật dậy là sửa mệnh mạnh mẽ và nhiệm mầu vô cùng.

3- Các tấm gương cải mệnh bằng Phật pháp nhiệm mầu

Trong đời sống, thực tế có rất nhiều tấm gượng Tu hành đạt đến độ cải mệnh hoàn toàn, như tự chữ khỏi bệnh nan y, bệnh viện trả về, cao hơn nữa là họ đạt được các cấp bậc Tâm thức rất cao, cho đến giải thoát khỏi luân hồi sinh tử, thân thể bất hoại theo thời gian. Mời quý vị xem tại đây

II- NGUỒN GỐC SỐ MỆNH – KINH THIỆN ÁC NHÂN QUẢ

+ Tóm lược đầu bài Kinh – Ngài Anan hỏi Đức Phật: Kính lạy đức Thế-Tôn ! Nay thấy thế gian cùng một giống sanh trong đạo người, có người đẹp, kẻ xấu, người mạnh, kẻ yếu, kẻ nghèo người giầu, kẻ khổ người vui, kẻ sang người hèn, âm thanh bất đồng, ngôn ngữ khác nhau, có người sống lâu trăm năm chẳng chết, người ba mươi tuổi đã tử vong, kẻ mười lăm tuổi chết yểu, cho đến trẻ nhỏ bị bào thai đọa lạc. Có người đoan chánh, có kẻ bần hàn, có người xấu xí mà giầu sang, kẻ rất khỏe mạnh mà thấp kém, có người nhu nhược mà lên ngôi cao, có người khổ mà sống lâu, kẻ vui mà chết sớm, có người làm lành mà hay gặp nhiều điều khốn quẫn; kẻ làm ác lại gặp phước lợi, kẻ béo trắng lại mắt lác, kẻ xanh đen mà lại tươi đẹp, có người tuy lùn bé mà đủ ý chí cao thượng, có người tuy cao lớn mà phải làm đứa ở đê hèn, có người nhiều con trai con gái, có kẻ cô đơn một mình, có kẻ ly gia hương đói rét lang thang, có kẻ được vào cung vua ở triều ăn mặc tha hồ, có người lúc trẻ thì nghèo hèn đến lúc già lại giầu có sang, có người thực là vô tội lại bị bắt bớ giam hãm trong tù ngục, có nhà cha từ con, hiếu luận kinh giảng nghĩa, có nhà anh em bất hòa đấu tranh ngang trái, có người nhà cửa đàng hoàng gia sản đầy đủ, có kẻ không nhà không cửa nay đây mai đó, gửi thân nơi đất khách quê người, sống một cách phiêu lưu khốn cực, có người ở như tổ quạ hang hươu giống loài ly thú, cũng có hạng người ăn thịt sống uống máu tươi, mặc áo da lông không biết văn tự, có người an nhàn hưởng phước báo, có kẻ đi làm mướn không ai thuê, có người thông minh cao sáng, có kẻ dốt nát ngu si, có người kinh doanh mới được, có kẻ chẳng cầu tiền của tự đem lại, có kẻ giầu mà tham sẻn, có người nghèo lại rộng lòng bố thí.

Có người lời nói ngọt ngào, có kẻ tiếng nói ra như gai góc, có kẻ được nhiều người ái kính, có kẻ bị mọi người xa lánh, có người từ tâm nuôi mạng chúng sanh, có kẻ sát sanh không nương tay, có người khoan dung đại độ, lại đắc nhân tâm, có kẻ bị dân chúng bỏ rơi.

Có nhà nàng dâu mẹ chồng ghét nhau, có nhà chị em dâu vui vẻ hòa hợp. Có người ham nghe pháp ngữ, có kẻ nghe kinh buồn ngủ, có hạng vũ phu vô lễ, có người hiếu học văn trương, có kẻ hay bắt chước dáng điệu những loài súc sanh. Cúi xin đức Thế-Tôn nói rộng nhân quả cho đại chúng đây nghe mà nhất tâm hành thiện!)

Khi bấy giờ đức Thế-Tôn bảo A-Nan tôi rằng : Như người hỏi ta chúng sanh thọ báo bất đồng là do đời trước dụng tâm khác nhau, vì thế cho nên muôn sai vạn biệt. Người đời nay được tâm thân đoan chánh, là do đời trước ở trong đạo người tu hành nhẫn nhục mà được.

Đức Phật bảo A-nan: Như ông đã hỏi, sở dĩ đời này mọi người thọ báo không giống nhau, bởi lẽ đời trước họ dụng tâm sai khác nên khi lãnh thọ có ngàn sai vạn biệt:
– Đời này, người tướng tốt đoan chánh là do đời trước đã nhẫn nhục mà được, kẻ tướng xấu thô tháo là do sân hận gây nên.
– Người bần cùng là do xan tham, người cao quý là do lễ bái, kẻ hạ tiện là do kiên mạn.
– Người cao sang là do cung kính Tam bảo, kẻ thấp hèn là do khinh khi Phật pháp.
– Người hung dữ là do đời trước làm lang sói, kẻ đen gầy là do che ánh sánh của Phật.
– Người không có con cái là do giết hại chim non, kẻ nhiều con là do bảo vệ mạng sống cho chúng sanh.
– Người sống lâu là do lòng từ bi, kẻ chết sớm là do thường sát sanh.
– Người giàu to là do thích bố thí, kẻ nhiều xe ngựa là do dâng cúng xe ngựa cho Tam bảo.
– Người thông minh là do thường học hỏi, tụng Kinh; kẻ ám độn là do xuất thân từ súc sanh.
– Người làm tôi tớ là do quỵt nợ, kẻ hiếu động là do đời trước làm khỉ, vượn.
– Người bị ghẻ lở là do phá hoại Tam bảo; kẻ tay chân to nhỏ, ngắn dài không đều là do trói chân tay chúng sanh.
– Người sáu căn đầy đủ là do đã vâng giữ giới luật, kẻ sáu căn không đủ là do phá giới.
– Người có môi dính nhau là do nếm thức ăn trước khi dâng cúng.
– Người có mặt ửng đỏ là do tiếc nuối ánh sáng của lửa.
– Người có mắt như chim sẻ là do đã may mắt chim ưng.
– Người câm là do phỉ báng Phật pháp.
– Người điếc là do không thích nghe giảng Pháp.
– Người ……………………………………………………….

Cụ thể mời xem chi tiết tại đây

III- QUAN ĐIỂM VỀ SỐ MỆNH THEO PHẬT GIÁO

VẬN MẠNG LÀ GÌ? AI ĐỊNH VẬN MẠNG CHO BẠN? …CÓ PHẢI BỒ TÁT, THƯỢNG ĐẾ HAY LÀ VUA DIÊM LA ĐỊNH VẬN MẠNG CHO CHÚNG TA???!!!…

Vận mạng ai định cho bạn vậy? Chính mình định. Nghề nghiệp của chính mình trong đời quá khứ là nhân, ngay đời này chính là quả báo. Quả báo này gọi là mãn nghiệp. Có hai loại nghiệp lực. Một loại dẫn dắt bạn đi đầu thai gọi là dẫn nghiệp. Tình hình ở ngay trong đời sống này, giàu sang nghèo khổ của bạn gọi là mãn nghiệp. Mãn nghiệp chính là quả báo thiện ác. Có người phát tài, do trong đời quá khứ tu tài bố thí. Tài bố thí tu được nhiều, ngay trong đời này được tiền tài. Quả báo! Trồng cái nhân gì thì được cái quả đó. Thông minh trí tuệ là do đời quá khứ tu pháp bố thí. Khỏe mạnh sống lâu là do quá khứ tu vô úy bố thí. Bạn không tu thì làm gì có được, không thể nào có.

Trong Phật pháp có hai câu nói rất hay: “Dục tri tiền thế nhân, kim sanh thọ giả thị. Dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị”. Muốn biết đời trước ta đã tạo ra là nhân gì, thì xem quả báo ngay đời này. Bạn muốn xem quả báo đời sau của ta là thế nào, thì bạn nghĩ lại xem, khởi tâm động niệm, lời nói việc làm của ta ở ngay trong đời này. Cái nhân mà ngay đời này bạn tạo, thì đời sau bạn phải hưởng lấy quả báo. Cho nên vận mạng không phải do Phật Bồ Tát định cho chúng ta, cũng không phải thượng đếthể quản được việc này, càng không phải do vua Diêm La, không liên quan gì với họ cả. Nói một câu thành thật: “Tự làm tự chịu”! Hiểu được đạo lý này, cho dù ngay đời này khổ một chút cũng không hề gì, vì sao vậy? Trong đời quá khứ không có tu, ngay đời này chăm chỉ nỗ lực mà tu nhân, quả báo đời sau liền thù thắng. Quả báo đời sau là ta muốn đời sau phát tài to, thế nhưng ta không chịu tu tài bố thí.

PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG.

+ Số Mệnh là Có – Do Nhân Quả Tạo Thành

SỐ MẠNG CỦA MỖI NGƯỜI VỐN ĐÃ ĐƯỢC ĐỊNH SẴN. NẾU KHÔNG CÓ ĐẠI THIỆN HAY ĐẠI ÁC THÌ SỐ MẠNG ĐẠI KHÁI CHẠY THEO SỐ ĐÃ ĐỊNH.

Số mạng của mỗi người trong đời này vốn đã được định sẵn, nếu không có đại thiện hay đại ác thì số mạng đại khái chạy theo số đã định. Chúng ta thường hay nghe nói đến “Một đời toàn là mạng, một chút cũng không do người”, đây là đang nói đến một người trong đời này không có đại thiện hay đại ác.

Nếu như mỗi ngày chúng ta đều làm việc thiện, thì phước thiện sẽ gia tăng, theo đó số mạng cũng sẽ thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi này không đáng kể.

Nếu như bạn mỗi ngày đều là tạo ác, thì phước báo đời trước tu được đó sẽ giảm mất đi.

Đa phần mọi người mỗi ngày những việc làm, những suy nghĩ, những lời nói đó đều là thiện-ác đang xen lẫn nhau, nên dẫn đến vận mạng của mỗi người đều có sự gia giảm nhân trừ hằng ngày. Tuy nhiên, mức độ gia giảm nhân trừ này không lớn, cho nên số mạng đại khái đều chạy theo số đã định.

Vậy cái gì là đại thiện? Phát tâm tu hành chân chánh là đại thiện, phát tâm cứu độ tất cả chúng sanh là đại thiện, phát tâm phá mê khai ngộđại thiện, phát tâm đoạn tất cả ác tu tất cả thiện là đại thiện, niệm Phật cầu sanh Tịnh Độđại thiện, buông bỏ mọi thị phi nhân ngã, buông bỏ mọi phân biệt chấp chước, luôn giữ cho tâm mình thanh tịnh là đại thiện.

Chúng ta từ trong Liễu Phàm Tứ Huấn mà biết được, Viên Liễu Phàm sau khi được Hoà Thượng Vân Cốc khai thị về phương pháp cải tạo vận mạng, Viên Liễu Phàm liền hiểu rõ, thật sự làm được đoạn ác tu thiện. Cho nên, vận mạng của ông đã thay đổi, phước báo tăng thêm, giờ đây vận mạng của ông không còn là con số đã được định sẵn nữa, thọ mạng theo đó mà được kéo dài thêm. Thọ mạng của ông trước đây được Khổng tiên sinh đoán là 53 tuổi, nhưng sau khi ông thật sự đoạn ác tu thiện thì thọ mạng liền tăng thêm, ông sống đến hơn 70 tuổi. Đây chính là hiệu quả của việc tích đại thiện.

Vậy thế nào là đại ác? Phàm những gì trái ngược lại với đại thiện thì là đại ác. Sát sanh hại mạng quá nhiều thì là đại ác, phát động chiến tranhđại ác, chế tạo và buôn bán vũ khí giết người là đại ác, gièm pha qua lại để đôi bên đánh giết nhau là đại ác, cướp của giết người là đại ác, buôn bán người và gia súc là đại ác, buôn bán nội tạng của người là đại ác, phá nát gia đình người khác khiến cho cả nhà phải ly tán là đại ác, giết cha giết mẹ là đại ác, phá hoại sự hoà hợp của những người tu hànhđại ác, đoạn mất pháp thân huệ mạng của chúng sanh là đại ác, buôn bán chất gây nghiện là đại ác.

Chúng ta thấy được trong Thế Chiến Thứ 2, Hitle của Phát Xít Đức phước báo của ông rất lớn, hưởng trong mấy trăm năm cũng không hết. Nếu như ông không phát động chiến tranh, mà lấy lòng thiện để đối đãi với tất cả mọi người, thì thọ mạng của ông sẽ rất dài, phước báo của ông sẽ càng thù thắng hơn, trên thế gian này sẽ không ai có thể sánh kịp với ông. Nhưng rất đáng tiếc là ông quá ác, ông dùng tâm bất thiện để phát động chiến tranh, đã giết chết hơn 50 triệu người, số người bị ông hại lên đến hơn 200 triệu người. Cho nên, phước báo của ông trong phút chốc hao giảm nhanh chóng, chỉ trong vòng mười mấy năm thì đã hưởng hết sạch. Thọ mạng của ông thay vì rất lâu dài, nhưng chiến tranh chưa kết thúc thì ông đã chết rồi. Đây chính là đại ác mà chúng ta có thể nhìn thấy được.

Chúng ta ai ai cũng muốn thay đổi vận mạng của chính mình, nhưng ai ai cũng chẳng chịu đoạn ác tu thiện. Khuyên bảo nên bố thí thì nói không có tiền, khuyên bảo hồi đầu làm lành thì bảo khó quá không làm được, khuyên bảo phát tâm tu hành niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ thì bảo không có thời gian để tu. Luôn luôn điên đảo như thế thì làm sao có thể thay đổi được vận mạng của mình chứ? Nên biết rằng, mọi suy tưởng ham muốn đều chỉ là vọng tưởng mà thôi, nay bạn không chịu tu cái nhân thiện mà chỉ biết kêu gào đòi quả thiện, thì làm gì có cái đạo lý như vậy?

A Di Đà Phật!

_ Pháp sư Tịnh Không_

+ Vận Mạng Có Thể Thay Đổi Hoàn Toàn

NGƯỜI KHÔNG THỂ THAY ĐỔI VẬN MẠNG LÀ PHÀM PHU, NGƯỜI THAY ĐỔI ĐƯỢC VẬN MẠNG THÌ NGƯỜI NÀY CÓ TRÍ TUỆ, CÓ PHƯỚC ĐỨC

Khi đạo nghiệp đức hạnh của chính mình còn chưa thành tựu, chúng ta phải lập chí, phải chăm chỉ học tập. Con người tại thế gian, tuyệt đại đa số người trong cuộc đời mình không có mục tiêu, không có phương hướng, cho nên là mê lầm sanh tử, trải qua một cuộc đời mê muội hồ đồ. Việc này thật sự vô cùng đáng tiếc.

Người thông minh, người có trí tuệ, khi họ còn trẻ tuổi thì họ đã có phương hướng, có mục tiêu, họ cả đời hướng về mục tiêu của mình, không rời xa phương hướng của mình. Những người này là nhân vật thành công của thế gian, bất luận là thế pháp, bất luận là Phật Pháp, họ đều thành công. Nhà Nho nói lập chí, nhà Phật nói là phát nguyện, chí và nguyện là một ý nghĩa.

Cho nên trong nhà Phật, bạn không có nguyện thì không thể có thành tựu, bất luận là bạn khổ tu như thế nào, cuối cùng công phu đều là uổng phí, công phu uổng công. Người thế gian không lập chí, một đời họ không thể nào thành tựu sự nghiệp. Người thế gian hiện tại nói là mục tiêu phương hướng, ta đến cái thế gian này là để làm gì? Vì sao mà đến?

Phật đã nói khái quát với chúng ta là kiếp người vay trả, bạn là vì vay trả nghiệp báo của bạn mà đến. Trong đời quá khứ bạn tu thiện thì đời này bạn đến để hưởng phước báo. Trong đời quá khứ tạo nghiệp ác thì đời này bạn đến để chịu tội, chịu khổ, chịu nạn. Cách nói này chính là túc mạng luận mà ngày nay chúng ta nói. Đây là Phật nói, người thông thường đều là bị số mạng trói buộc.

Quả thật Phật nói không có sai, nhưng đây không phải Phật Pháp, đây là thế gian pháp, Phật là tùy thuận tục đế mà nói. Phật Pháp thì sao? Phật Pháp có thể cải tạo vận mạng của chúng ta. Không những Phậtthể cải tạo vận mạng, mà Nho, Đạo, toàn bộ tất cả Tôn Giáo thế gian đều có thể cải tạo vận mạng của chúng ta. Đây chính là nói bản thân chúng ta phải xác định một mục tiêu, xác định một phương hướng, một đời bền gan vững chí.

Chúng ta nhất định đạt đến mục tiêu của chúng ta thì vận mạng sẽ thay đổi. Người không thể thay đổi vận mạng là phàm phu, người thay đổi được vận mạng thì người này có trí tuệ, người này có phước đức.

Cho nên, tại vì sao chúng ta học Phật? Tại vì chí ít cũng thay đổi được vận mạng của chúng ta.

Nam Mô A Di Đà Phật
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
HT Tịnh Không Giảng Giải

+ Mệnh Có Gì – Bạn Có Đó:

MỘT MIẾNG ĂN MỘT HỚP NƯỚC ĐỀU ĐÃ ĐỊNH SẴN. NẾU BẠN DÙNG THỦ ĐOẠN CHẲNG CHÍNH ĐÁNG ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC THÌ ĐÓ LÀ TRONG SỐ MẠNG CỦA BẠN ĐÃ CÓ SẴN. NẾU TRONG SỐ MẠNG CỦA BẠN CHẲNG CÓ. BẠN ĐI GIỰT NGƯỜI TA THỬ COI GIỰT ĐƯỢC HAY KHÔNG? NẾU TRONG MẠNG CỦA BẠN CHẲNG CÓ CHƯA RA TAY ĐÃ BỊ CẢNH SÁT BẤT RỒI

Muốn phát nguyện độ chúng sanh, tự mình nhất định phải làm gương mẫu, làm mô phạm cho chúng sanh, đó là đức hạnh. Tại sao chúng sanh thọ khổ? Vì phiền não chẳng đoạn, Kiến Tư phiền não ngày càng gia tăng, ngày càng nhiều thêm, quả báo của việc này sẽ chẳng thể nghĩ tưởng nổi. Thế nên Phật, Bồ Tát phải làm một gương tốt, đoạn phiền não. Người thế gian phạm lỗi lầm, chẳng biết chân tướng của vũ trụ nhân sanh, tăng trưởng tham – sân – si – mạn, không từ chối bất cứ thủ đoạn gì để làm chuyện hại người lợi mình, chẳng biết định luật nhân quả.
Người thế gian thường nói “hại người lợi mình”, thật ra câu này sai lầm, vẫn chưa hiểu chân tướng sự thật; nếu hiểu chân tướng sự thật thì chúng ta phải biết chẳng có đạo lý này. Hại người nhất định sẽ chẳng lợi mình, chỉ có lợi người thì mới lợi mình, đó mới là đạo lý nhất định, làm tổn hại cho người làm sao lợi mình được? Nhưng họ mê hoặc điên đảo, cứ tưởng lợi ích của mình nhất định phải xây dựng trên sự tổn thất của người khác thì mình mới được lợi, đây là vọng tưởng, tạo tội nghiệp cực nặng.
Thế nên chúng ta phải phổ biến “Liễu Phàm Tứ Huấn” cho họ đọc, cho họ biết mỗi chúng sanh “một miếng ăn một hớp nước đều đã định sẵn”, nếu bạn dùng thủ đoạn chẳng chính đáng để đoạt được thì đó là trong số mạng của bạn đã có sẵn. Nếu trong số mạng của bạn chẳng có, bạn đi giựt người ta thử coi giựt được hay không? Nếu trong mạng của bạn chẳng có thì chưa ra tay đã bị cảnh sát bắt rồi.
Nói cách khác tất cả những gì bạn có thể trộm được, cướp được, hoặc chiếm được đều đã có sẵn trong số mạng, chẳng cần những thủ đoạn này cũng có được, đâu cần phải cực khổ làm như vậy! Thế nên người sáng suốt thường nói “Quân tử vui làm người quân tử, tiểu nhân oán trách làm tiểu nhân”. Câu này nói phước báo cả đời là do đời trước tu được, trong số mạng của bạn có phước báo này, bất cứ sức mạnh nào cũng chẳng ngăn được, bạn nhất định sẽ được, sẽ chẳng mất, đâu cần làm những thủ đoạn không chính đáng này, làm vậy là sai rồi!

TRÍCH TỪ: ĐỊA TẠNG BỒ TÁT BỔN NGUYỆN KINH GIẢI KÝ: NGƯỜI GIẢNG HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

+ Mạng Có Tiền Tài – Chẳng Thể Mất

TRONG MẠNG CỦA BẠN CÓ BAO NHIÊU TIỀN CỦA, THÌ DÙ ĐEM ĐI ĐÂU BỎ CŨNG CHẲNG MẤT.

Trong xã hội ngày nay chúng ta thấy có rất nhiều người tu phước, nhưng họ chẳng thể chuyển đổi nghiệp chướng của chính họ trở lại được, do đó làm cho người khác khi nhìn vào
không tránh khỏi khởi lên lòng nghi ngờ: “Người này thường làm nhiều việc từ thiện, thế sao nghiệp chướng của họ chẳng thể chuyển đổi trở lại, rõ ràng là Phật, Bồ Tát chẳng có bảo hộ cho họ”. Điều này khiến cho xã hội đại chúng mất đi lòng tin với Phật pháp. Vậy tại sao họ làm phước nhưng chẳng thể chuyển được nghiệp của họ? Vì chẳng chịu dốc hết sức lực để làm, họ chỉ dùng một phần nhỏ để tu phước, vậy thì làm sao có thể chuyển đổi nghiệp trở lại?

Lúc trước tôi ở Đài Loan có quen biết cư sĩ Lý Kiến Hưng, ông có thể nói là rất nổi tiếng là người hành thiện ở Đài Loan, lúc về già thì mắc phải căn bệnh lãng trí của người già, cầu sanh không được mà cầu chết cũng không xong, có lẽ phải kéo dài mười mấy năm mới thoát được. Tại sao ông ta không thể chuyển trở lại được? Vì phước báo của ông quá lớn, tài sản quá nhiều, làm một chút chuyện thiện nhỏ này đối với ông chỉ như một cọng lông của chín con trâu, huống chi ông chẳng có tâm cung kính chân thành khi tu thiện, cho nên ông chẳng thể chuyển được nghiệp nổi. Nếu như ông có thể làm đúng như lời đức Phật đã dạy trong Kinh mà tận tâm tận lực bố thí cúng dường, thì nghiệp chướng gì cũng sẽ tiêu hết.

Trong Kinh, đức Phật dạy: “Càng xả thì càng có nhiều”.

Người thế gian không tin tưởng điều này. Họ có mười triệu, họ chịu xả mười ngàn thì đã là khá lắm rồi, cũng đã lấy làm rất đáng kiêu ngạo lắm rồi, nếu so với người khác thì nhiều lắm, như vậy thì làm sao có thể giúp họ chuyển nghiệp nổi. Nếu như họ chịu dùng hết tài sản để tu bố thí cúng dường,thì nhất định tiền tài sau đó sẽ lập tức đến liền. Bạn sẽ hỏi: “Lời nói này có gì để chứng minh không?”.

Có chứ, Phạm Lãi của thời đại Xuân-Thu là một ví dụ rất rõ ràng, ông là đại thần của Việt Vương Câu Tiễn, ông là một người thông minh tuyệt đỉnh, ông giúp Việt Vương Câu Tiễn đánh bại Ngô Vương Phù Sai, phục hưng đất nước. Ông biết rõ Việt Vương Câu Tiễn, biết Câu Tiễn là người chỉ có thể cùng hoạn nạn, chứ không thể cùng phú quý, cho nên khi đất nước vừa phục hưng ông liền trốn đi, thay đổi tên họ thành Đào Châu Công. Ông bắt đầu làm ăn buôn bán nhỏ, chưa được mấy năm thì liền giàu to. Sau khi giàu có, ông liền đem hết tài sản đi cứu trợ những người nghèo khổ, dùng hết tiền tài để cứu trợ. Sau đó lại bắt đầu bằng công việc buôn bán nhỏ, qua được vài năm lại giàu to. Ông giàu ba lần đều đem tài sản phân tán đúng ba lần.

Việc này chứng minh lời nói của đức Phật mãi mãi không có sai:

” Trong mạng của bạn có bao nhiêu tiền của, thì đem đi đâu bỏ cũng chẳng mất”.

Ngày hôm nay ta đem tiền của bố thí hết sạch thì qua mấy ngày sau nó liền trở lại. Tiền của của mình thì chắc chắn là của mình, sẽ không mất đi đâu được. Trong mạng của mình có thì sẽ không bao giờ mất.

Ngày nay mọi người đều không tin lời đức Phật dạy, cho rằng ngày hôm nay nếu bố thí hết sạch thì ngày mai làm sao có cơm ăn? Ngày mai lấy gì để sinh sống? Chỉ nghĩ đến ngày mai thôi sao, cả cuộc đời còn nghĩ đến đời con cháu nữa, cho nên một đồng xu cũng không chịu bỏ ra. Nói thật đây là một suy nghĩ sai lầm, nếu không chịu xả thì phước báo sẽ hưởng hết rất nhanh, sau khi hưởng xong thì không còn gì nữa, đến lúc đó thì mới thật sự là khổ. Họ chẳng biết rằng càng xả thì sẽ càng giàu có.

A Di Đà Phật!

_ Tài liệu tham khảo: Pháp ngữ của pháp sư Tịnh Không_Hoan nghinh lưu thông, công đức vô lượng!!!

+ Phước hết – Mệnh hết:

PHUNG PHÍ TUỲ Ý, PHƯỚC BÁO CỦA BẠN HƯỞNG TẬN NHANH CHÓNG. HƯỞNG TẬN RỒI, DÙ CÒN THỌ MẠNG, BẠN CŨNG PHẢI CHẾT. TẠI SAO NHƯ VẬY? PHƯỚC KHÔNG CÒN, LỘC TẬN, NGƯỜI VONG.

Khi ăn cơm, ăn cho thật sạch, một hạt cũng không chừa, đều không phung phí, đây là tiếc phước. Khi mình ăn cơm, phải nghĩ đến người khác, thế gian còn có rất nhiều người bị nạn không có cơm ăn.

Quần áo phải mặc cho sạch sạch sẽ sẽ, chỉnh chỉnh tề tề, đây là tiếc phước. Quần áo mặc rách rồi không sao, có thể sửa, có thể vá, cần thiết giặt cho sạch, cần thiết có thể che thân, đủ ấm là được. Thế gian khổ nạn, chúng sanh, kẻ không có quần áo mặc vẫn còn rất nhiều. Niệm niệm nghĩ đến chúng sanh, và toàn tâm, tận lực giúp đỡ tất cả chúng sanh, luôn luôn lập tâm, xem định bụng như vậy là lòng thiện.

Trong đời sống hằng ngày, cần thiết để ý. Người tu hành thật sự, một tờ giấy cũng không phí. Tuy khoa học kỹ thuật ngày nay phát triển, vật dụng trong sinh hoạt hằng ngày được làm ra rất dễ dàng. Nhưng cũng cần phải e ngại, dè dặt, không thể phung phí. Những gì có thể tiết kiệm, dùng hết khả năng mà tiết kiệm. Như thế, bạn có thêm phước, do đó thọ hưởng không hết.

Phung phí tuỳ ý, phước báo của bạn hưởng tận nhanh chóng. Hưởng tận rồi, dù còn thọ mạng, bạn cũng phải chết. Tại sao như vậy? Phước không còn, lộc tận, người vong.

Bạn có thọ mạng 100 tuổi, nhưng 60 tuổi đã hưởng hết phước báo, thì 60 tuổi bạn phải chết. Nếu như thọ mạng của bạn là 60 tuổi, bạn suốt đời thương tiếc phước báo. Khi đến 60 tuổi, phước của bạn vẫn chưa hưởng hết, thọ mạng thì kéo dài, cho đến khi phước báo đời này hưởng hết.

Thật thà mà nói, người đời nay hưởng thụ đều do phước báo còn lại của những đời trước. Trong đời này, họ chỉ hưởng phước, mà không tu phước. Đạo lý này, người đời nay không có ai tìm tòi, đến nỗi bạn có nói, người ta cũng không tin.

Chúng ta là người học Phật, thường hay tiếp xúc với Kinh giáo. Đối với lý luận này, cơ hội nghe được sự thật chân tướng nhiều hơn. Nhưng tại sao vẫn không thể quay đầu trở lại? Do bởi ảnh hưởng của toàn xã hội. Đại đa số mọi người không tin, cho là lời của PhậtBồ Tát chưa hẳn là thật.

Cho nên, chúng ta thấy được rất nhiều người học Phật với tấm lòng hoài nghi, tuy nghe rõ ràng, nghe Minh bạch, nhưng cảnh giới hiện tiền vẫn chạy theo cảnh giới trước mắt, không trở đầu lại được.

Do họ không trở đầu lại được, cho nên sau khi chết rồi còn có nạn. Nạn này là đọa lạc tam ác đạo: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Đường ác đạo, vô thì dễ, ra thì rất khó. Tuyệt đối không phải chết là hết, chết là cái gì cũng không còn. Nếu thật sự chết rồi là hết, chúng ta đâu cần học Phật làm gì.

Nhưng chân tướng sự thật là chết rồi thì rắc rối vô cùng, lời này là thật. Lời nói này của tôi, trên giảng đài nói hết mấy chục năm. Chết rồi thì không còn phương pháp cứu vãn được nữa. Cần thiết trước khi hơi thở chưa dứt, quay đầu trở lại vẫn còn kịp.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT?
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT?
PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG

+ Người làm quan – Vì trong Số mạng có sẵn:

Hôm nay quí vị làm quan , phát tài lớn là số mạng quí vị có. Nếu số mạng không có, vì sao người khác không phát tài, người khác không làm quan lớn , vì sao quí vị làm? Đây là nhân quí vị tu được trong đời quá khứ , đời này cảm ứng được quả báo , không có gì khác. Đã là số mạng có , vấn đề này đọc liễu phàm tứ huấn sẽ rõ ràng minh bạch . Bởi thế Ấn quang đại sư ấn tống sách liễu phàm tứ huấn rất nhiều , mấy chụp vạn cuốn , trong sách nói rõ về đạo lý này . An phận giữ mình , thời tiết nhân duyên thành thục, phú quí tự nhiên đến ,quả báo liền tiền . Dùng thủ đoạn không chánh đáng để âm mưu đạt được , cũng đạt được , đạt được vẫn là của quí vị . Ví dụ nói phước báo của quí vị có thể hưởng thụ 100nam ta chưa hưởng hết đều tiêu tan hết, mới mười hai mươi năm ta đã dùng hết rồi , số mạng không còn nữa . Hết rồi phải làm sao? Không còn thọ mạng liền đến . Thọ mạng quí vị vốn 100tuoi , nhưng vì làm điều bất chánh nên mới ba bốn mươi tuổi đã hưởng hết , phải ra đi. Vì sao không giữ phước lại mà hưởng từ từ , mà lại hưởng hết nó trong vài ngày ? Quí vị là người thông minh , người có trí tuệ đó chăng ? Cổ nhân nói: ” hết lộc thì người chết ” thọ mạng ta vốn chưa hết,nhưng lộc đã tận, nghĩa là chúng ta đã hưởng hết tài phú trong số mạng của mình, đạo lý chính là như vậy. Người có phước báo lớn như các bậc đế vương ngày xưa, họ có thể hưởng phước được bao nhiêu năm? Hưởng được mấy trăm năm, quí vị nói phước họ tích lũy được sâu dày biết bao , con cháu mấy mươi đời cũng hưởng không hết phước. Người bây giờ không hiểu nhân quả, không xem những cuốn sách này, cho rằng chết là hết. Chết là hết thì còn gì tốt hơn, con người cần gì phải chịu cực khổ như thế? Thực tế mà nói, hiểu được nhân quả mới biết mới biết sau khi chết mới đáng sợ, phiền phức không thể tả! Nếu tạo nghiệp bất thiện thì đến địa ngục, đến ngã quỹ để chịu tội, khi chịu hết tội lại sanh đến nhân gian để trả nợ. Nợ mạng trả bằng mạng, nợ tiền trả bằng tiền, đến lúc đó quả là đáng thương. Giết người nhiều sẽ đọa vào đường nào ? Biến thành gì ? Biến thành con phù du trong cõi súc sanh, phù du là loại côn trùng nhỏ bơi lội trên mặt nước . Quí vị thấy nó bơi lội trên mặt nước thọ mạng của nó chỉ có chỉ mấy tiếng đồng hồ . Vì nợ mạng người quá nhiều , giết quá nhiều người , khiến quí vị một ngày phải đền mạng một hai lần . Ngày nào cũng trả , phải trả hết nợ mà mình gây ra cho người khác , quí vị xem có đáng sợ chăng ! Bởi vậy người hiểu được nhân quả thường luôn sợ hãi , không dám làm việc xấu . Quả báo quá đáng sợ , đặc biệt là tam đồ ác đạo.

Pháp sư tịnh không

+ Chết và Để Tái Sanh Tốt Đẹp

BƯỚC TIẾN CỦA NGƯỜI TU
(Sư Ông Trúc Lâm)

Phật dạy khi bỏ thân này, muốn có thân khác đẹp hơn thì phải tạo duyên tốt. Như giữ được năm giới trọn vẹn thì đời sau trở lại làm người đủ năm điều kiện tốt: Không sát sanh thì tuổi thọ dài. Không trộm cướp thì có nhiều của. Không tà dâm thì đẹp đẽ trang nghiêm. Không nói dối thì ngôn ngữ được lưu loát. Không uống rượu, xì ke ma túy thì trí tuệ thông minh. Nếu thiếu một trong năm giới thì đời sau bất hạnh một phần. Ai muốn đời sau được thân tốt đẹp hơn thân người thì tu Thập thiện.

Như vậy chết không đáng sợ mà chỉ sợ mình không chuẩn bị được khi mất thân này. Đến lúc ngã ra chết không làm điều lành, không tạo phước đức thì chừng đó khổ hơn nữa. Cho nên biết tu thì trong cuộc sống hiện tại chúng ta được an vui tự tại, khi nhắm mắt chúng ta đã chuẩn bị cho đời sau được tốt đẹp hơn nên chúng ta càng vui, không có gì phải buồn sợ.

Cũng như mình đi chiếc xe cũ, lâu quá nó hư mòn, cứ đẩy hoài rất chán. Bây giờ mình dành dụm tiền, bỏ xe cũ mua xe mới đẹp hơn. Như vậy buồn hay vui? Nhưng muốn mua xe khác đẹp hơn thì phải chuẩn bị tiền. Chuẩn bị trước rồi mới bỏ xe cũ mua xe mới được. Chứ không chuẩn bị thì xe cũ bỏ rồi, không biết làm sao mua xe mới. Cho nên người biết tu là người biết lo xa, biết chuẩn bị sẵn; bỏ thân này qua thân khác khỏe hơn. Đó là bước tiến của người tu.

Như vậy chỉ một chữ xả mà chúng ta được an ổn vui tươi. Cần gì phải nhiều. Một chữ mà biết tu là cả cuộc đời sống thoải mái, an vui. Ngược lại, quý vị sẽ thấy mặt mày nhăn nhó hoài, bất mãn cái này, bất mãn cái nọ, bất mãn con cái, bất mãn vợ chồng, bất mãn xã hội. Mấy chục năm cứ nhăn nhó hoài, uổng một cuộc đời. Cho nên mình phải vui tươi xả bỏ, có mấy mươi năm ngắn ngủi, sống làm sao cho thảnh thơi, tạo phước lành để khi nhắm mắt được đến cõi lành, ở đó mà buồn giận làm chi cho khổ.

Vậy, mong quý Phật tử nghe hiểu, ứng dụng tu để tất cả chúng ta sống trên thế gian này lúc nào cũng tươi cười, không còn buồn bực. Đến lúc nhắm mắt ra đi, chúng ta cũng vui luôn. Đó là kết quả tốt đẹp của người Phật tử khéo tu.

Trích “MỘT CHỮ XẢ” – HT. Thiền Sư Thích Thanh Từ

+ Nhân Quả Trong Gia Đình

TẠI SAO NGƯỜI TRONG MỘT NHÀ THƯỜNG CHẲNG HOÀ HỢP VỚI NHAU?

Từ trước đến nay chúng ta cũng thường thấy trong xã hội, người trong cùng một nhà luôn đấu đá lẫn nhau, tranh cãi nhau, cái này đúng là chẳng phải oan gia thì sẽ không gặp nhau. Tại sao người trong một nhà thường chẳng hoà hợp với nhau? Đây chính là quả báo của khẩu nghiệp, là do đời trước đã nói lời thô ác nên đời này phải chịu lấy quả báo bị người khác dùng lời thô ác để đối xử lại.

Vậy thế nào là lời thô ác? Là những lời thô tục dùng để mắng nhiếc, để nguyền rủa, để miệt thị khinh khi người khác. Đa phần mỗi khi nổi sân hận con người đều dùng lời thô ác để đối phó như là một cách để thoả mãn cơn giận của chính mình. Thế nhưng lại ít ai biết rằng, một khi lời thô ác vừa thốt ra thì bao nhiêu phước đức và âm đức mà mình vất vả mới có được đều sẽ bị thiêu đốt mất hết, mà phước mất rồi thì họa sẽ liền kéo đến.

Cho nên, nếu trong đời này không chịu giác ngộ tu lấy khẩu nghiệp của chính mình thì tương lai sẽ còn gặp phải nhiều phiền phức hơn nữa. Phiền phức gì vậy? Đó là gia đình sẽ ngày càng lụi bại, và uy tín của mình sẽ theo đó mà tuộc dốc không phanh. Vì sao gia đình lại bị lụi bại? Vì đã tổn mất đi phước đức và âm đức của chính mình. Cổ Đức có câu:

_ ” Hoạ là từ miệng mà ra”.

Vì thế, việc quan trọng trước tiên là phải khéo giữ lấy khẩu nghiệp của chính mình. Nói đến khẩu nghiệp thì ngoài ác khẩu nói lời thô tục ra, còn bao gồm cả nói láo, nói lưỡi đôi chiều và nói lời thêu dệt nữa. Cho nên nói đến khéo giữ khẩu nghiệp là ta phải đem 4 thứ này giữ lấy cho thật tốt, dù trong hoàn cảnh nào cũng quyết không phạm phải. Người khéo giữ lấy khẩu nghiệp thì cuộc sống sẽ có nhiều an vui, sẽ tránh được rất nhiều tai họa từ bên ngoài đưa đến, sẽ tích chứa được rất nhiều phước đức và âm đức cho chính mình và cho cả gia đình.

Vậy phải làm sao để khéo giữ lấy khẩu nghiệp? Trong cuộc sống hằng ngày mỗi khi giao tiếp với mọi người cần phải nói lời chân thật, dù là nói cho vui hay để đẹp lòng người khác cũng quyết không nói dối.

Khi gặp phải những chuyện không như ý khiến cho tâm sân giận bùng phát cũng đừng dùng lời thô ác để mắng chửi người khác.

Bất cứ chuyện gì dù là trực tiếp nghe hay do người khác kể lại cũng phải làm cho được “Nghe mà không nghe”, không nên đi khắp nơi gây tạo thị phi.

Dù là vì lợi ích của mình hay là vì lợi ích của người khác, cũng không nên đặt điều thêu dệt nói không thành có. Càng không nên dùng những lời nói bóng bẫy đưa đẩy khiến cho người khác hả lòng vui dạ, để hòng tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của họ mà trục lợi.

A Di Đà Phật!

_ Tài liệu tham khảo: Pháp ngữ của pháp sư Tịnh Không_

IV- LIỄU PHÀM TỨ HUẤN – SÁCH MẪU VỀ CẢI MỆNH

+ QUÍ VỊ ĐỌC QUA LIỄU PHÀM TỨ HUẤN SẼ BIẾT NGAY, “MỘT GIỌT NƯỚC, MỘT HẠT CƠM ĐỀU DO TIỀN ĐỊNH”. AI ĐỊNH CHO BẠN VẬY? TỰ MÌNH ĐỊNH, KHÔNG PHẢI NGƯỜI KHÁC ĐỊNH, ĐÂY MỚI THẬT SỰ LÀ CÔNG BẰNG.

Sau khi hiểu rõ đạo lý này, trong số mạng của đời này thiếu tài, chúng ta cũng không nên căng thẳng. Hiện tại chúng ta tu, tu tích cực cũng vẫn còn kịp. Tiên Sinh Liễu Phàm sau khi hiểu rõ đạo lý này, ông tự mình biết được tu nhân, ba loại nhân bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy, ông đều tu. Bố thí tài được giàu có. BỐ THÍ PHÁP ĐƯỢC THÔNG MINH, TRÍ TUỆ. BỐ THÍ VÔ ÚY ĐƯỢC KHỎE MẠNH, TRƯỜNG THỌ. KHÔNG NHỮNG BẢN THÂN ÔNG LÀM, MÀ VỢ ÔNG CŨNG GIÚP ÔNG LÀM, CẢ NHÀ LÀM, CHO NÊN VẬN MỆNH CỦA ÔNG MỚI THAY ĐỔI NHANH NHƯ VẬY. Khi phát tài, bản thân ông hoàn toàn không hưởng thụ. Ông sống đời sống vô cùng vui sướng, tiết kiệm, đem tiền của mà mình tiết kiệm dư được tiếp tục giúp đỡ những người có nhu cầu. Phú quý của ông vĩnh viễn không hưởng hết, đời đời kiếp kiếp không bị quả báo bần cùng. Ông hiểu được đạo lý này, biết được phương pháp, như lý như pháp mà cầu, có cầu ắt ứng.
Có một số người trong đời quá khứ được tiếp xúc lời giáo huấn của Cổ Thánh Tiên Hiền, được tiếp xúc Phật Pháp, họ chịu tu, nên đời này có được quả báo. Sau khi quả báo có được rồi, nhưng chưa chắc gặp được Thánh Nhân, chưa chắc có thể gặp được lời giáo huấn của Thánh Hiền, Bồ Tát. Không gặp được thì đời này chỉ biết hưởng phước, chứ họ không biết tiếp tục không ngừng tu thêm. Điều này rất đáng tiếc. Sau khi phước báo đời này hưởng hết rồi, đời sau sẽ không bằng đời nay, mỗi lúc một tệ thêm, đời sau không bằng đời trước. Từ đó cho thấy, giáo huấn của Thánh Hiền là quan trọng hàng đầu, không có gì quan trọng hơn điều này.

Trích lục từ: kinh thập thiện nghiệp đạo kinh giảng giải
người giảng: HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG

+ MIẾNG ĂN, MIẾNG UỐNG ĐỀU ĐÃ ĐƯỢC ĐỊNH SẴN, CHÚNG TA CẦN GÌ PHẢI LO LẮNG ĐƯỢC-MẤT NỮA CHỨ?

Trong các buổi giảng Kinh, tôi thường khuyên các đồng tu sơ học:

_ ” Nếu anh muốn học Phật? Trước hết anh nên đem quyển Liễu Phàm Tứ Huấn niệm 300 biến”.

Tại sao thế? Vì người học Phật tâm phải thanh tịnh mới có thể nhập vào Phật Pháp vị. Nếu tâm không thanh tịnh, thì dù có nghe Kinh cũng vô dụng, vẫn không thể nhập vào được. Tâm tại sao không thanh tịnh? Vì tham, sân, si, mạn buông bỏ chẳng nổi đó mà.

Nếu anh đem Liễu Phàm Tứ Huấn niệm qua 300 biến, thì anh sẽ biết rõ Nhân-Quả báo ứng, thì anh sẽ chẳng còn tham nữa. Vì sao? Vì có tham cũng chẳng được. Có câu:

_ ” Miếng ăn, miếng uống đều đã được định sẵn”.

Khi anh đi xem bói, thầy bói rất dễ dàng nói cho anh biết là anh vào năm nào đó sẽ phát tài. Vậy vì sao thầy bói có thể dễ dàng bói ra vậy? Vì trong mạng của anh vốn đã có sẵn, thầy bói là dựa vào số mệnh sẵn có này của anh mà nói ra.

Nói anh có bao nhiêu tiền của là trong mạng anh có, anh mỗi ngày phải ăn bao nhiêu hột gạo, uống bao nhiêu giọt nước đều là do trong mạng của anh đã chủ định, dù anh muốn ăn nhiều hơn 1 hạt gạo cũng không được, mà ăn ít hơn 1 hạt cũng chẳng được. Nói về thọ mạng, anh có thể sống đến bao nhiêu tuổi cũng đều đã định trước. Anh xem, anh còn có thể làm được gì nữa chứ?

Cho nên, ông Viên Liễu Phàm sau khi hiểu rõ rồi ông chẳng còn khởi niệm chi cả. Vì sao vậy? Vì ông biết rằng tất cả vọng tưởng có khởi lên cũng chẳng giúp ích được gì. Vì thế mà tâm ông thanh tịnh. Tâm Định rồi thì khi Vân Cốc thiền sư khai thị cho ông, ông mới có thể nghe lọt vào tai, mới có thể ngộ đạo.

Người thế gian, đa phần đều chẳng biết “Miếng ăn, miếng uống vốn đã được định sẵn”, nên vẫn cứ muốn đi tranh, đi giành, một đời tạo đó đều là tội nghiệp, kết quả vẫn là bấy nhiêu đó thôi, anh bảo có oan uổng hay không chứ?

Anh nếu không chấp nhận sự an bài của số mạng, muốn đem số mạng của chính mình chuyển đổi trở lại tốt hơn, vậy thì hãy tu nhân thiện lành đi.

Hôm nay anh có thể phát tài là do trong đời quá khứ anh đã bố thí tài nhiều. Nếu anh trong đời quá khứ không tu bố thí, thì anh trong đời này cũng nghèo như tôi, vẫn chẳng có tiền của. Cho nên, nếu anh muốn phát tài thì cần nên tích cực mà đi bố thí tài. Nếu anh muốn được thông minh trí tuệ thì anh phải đi bố thí pháp. Anh nếu muốn mình được khoẻ mạnh sống lâu thì anh phải đi bố thí vô úy.

Anh phải biết rằng, giàu sang phú quý, khoẻ mạnh sống lâu, thông minh trí tuệ đều là quả báo do anh tu nhân mà có được. Vì thế nếu bây giờ anh chịu chân thật tu nhân thiện, thì sau này anh nhất định sẽ có được thiện quả. Đây chính là đạo lý nhất định. Nếu anh chẳng chịu tu nhân mà ngày ngày chỉ biết khởi dậy vọng tưởng có được quả báo, thì chẳng thể được, không có đạo lý như thế.

A Di Đà Phật!

_ Tài liệu tham khảo: Pháp ngữ của pháp sư Tịnh Không_

TIẾT KIỆM PHẢI TUÂN THEO LUẬT SINH TỒN
THỨC ĂN ĐÃ CÓ MÙI, ĐÃ HƯ. SỢ PHUNG PHÍ LƯƠNG THỰC, NẾU CHÚNG TA ĂN VÀO SẼ SANH BỆNH, THẬM CHÍ TỬ VONG, VẪN CHẤP NHẬN THÌ SAI MẤT RỒI, ĐỨC PHẬT CHẲNG DẠY NGƯỜI TA NHƯ VẬY.

Năm xưa, tôi học Giáo với thầy Lý tại Đài Trung, đã từng giữa trưa ăn một bữa suốt 5 năm, chỉ ăn một bữa. Thầy Lý mỗi ngày ăn một bữa, thầy ăn suốt mấy chục năm, thân thể khỏe mạnh! Lúc thầy 80 tuổi, quí vị thấy thầy giống như người 60 tuổi, chẳng nhìn ra tuổi thầy. Bọn học sinh chúng tôi ước đoán thầy có thể sống đến 120 hay 130 tuổi, mọi người cùng có cách nhìn ấy. Thầy mất lúc 97 tuổi, vì sao mất? Trúng độc vì đồ ăn, điều này rất oan uổng! Thầy do bị trúng độc đồ ăn mà ra đi. Vì thế, khi thầy ngã bệnh, tôi đến thăm thầy, thầy dặn dò, nhắc nhở tôi rất nhiều lượt: “Đừng ăn thứ gì ngoài tiệm, những thứ trong tiệm chẳng sạch”.

Bản thân thầy là một vị thầy thuốc giỏi; chính vì là một thầy thuốc giỏi nên thầy bị hại. Vì người ta tặng thầy thức ăn gì, thầy có thói quen ăn hết trước mặt người ấy khiến cho người ta hoan hỷ. Thầy là người Sơn Đông, thích ăn những thứ làm bằng bột mì. Trúng độc lần thứ nhất, thầy biết, trong từng vắt mì sợi đều có bỏ thuốc chống hư, đã khô rồi, đại khái là đã để quá lâu, quá hạn rồi! Các đồng học thiếu kiến thức thông thường, đem nấu mời thầy ăn. Thầy ngửi mùi, biết ngay là có vấn đề, nhưng vẫn ăn. Sau khi ăn xong, quay về bèn uống thuốc giải, thật sự giải được chất độc ấy. Còn như chúng ta không hiểu, chẳng dám ăn. Thầy ăn xong có thể uống thuốc giải. Sau nửa năm, lại bị một lần nữa, cũng gặp tình hình ấy, thầy cũng ăn như vậy. Khi trở về uống thuốc giải thì chẳng kịp nữa, chất độc đã khuếch tán, khuếch tán rất nhanh; Rốt cuộc là do tuổi đã cao, 97 tuổi rồi, thầy sơ sót điểm này!

Vì thế, đối với phương diện ẩm thực, thầy đặc biệt nhắc nhở những kẻ trẻ tuổi chúng ta phải chú ý: Hễ mùi vị biến đổi đôi chút, đừng nên ăn! Đặc biệt là những thứ đậu hũ, đã có mùi chua, mùi vị đã biến đổi, chớ nên ăn! Trọn chẳng phải hoang phí thực phẩm. Nếu lúc quí vị phát tâm, thứ đã có mùi chua, đã hư rồi, nhưng vẫn ăn, chẳng dám không ăn, sợ không ăn là lãng phí, có lẽ sẽ phạm lỗi phung phí lương thực, sai rồi! Sợ phung phí lương thực, nếu quí vị ăn vào sanh bệnh, thậm chí tử vong, vẫn chấp nhận thì sai mất rồi. Đức Phật chẳng dạy người ta như vậy.

Thuở Đức Phật tại thế, khi khất thực được thứ gì, phải ăn hết ngay trong hôm ấy. Nếu ăn không hết, bèn cho chim, thú ăn, bố thí cho súc sanh, không thể ăn những thứ để qua đêm. Đó là giới luật nhà Phật. Vì trong quá khứ chẳng có tủ lạnh, không thể ăn những thứ để qua đêm. Vì thế, chúng tôi nghĩ lời răn dạy của Đức Phật hợp tình, hợp lý, hợp pháp, đối với cuộc sống khỏe mạnh của bọn phàm phu chúng ta, Đức Phật hết sức quan tâm.

A DI ĐÀ PHẬT
窗体顶端
Pháp sư tịnh không


Chia sẻ:

Trả lời