Cấu tạo con người – 10 – Quá trình kiến tạo Hoa Sen Chân Ngã


Chia sẻ:

document.cookie=”kentopvc_2513=yes”;

Trong các bài trước chúng ta đã học qua cấu tạo của Hoa Sen Chân Ngã. Trong bài này, chúng ta sẽ học tiếp việc kiến tạo hay quá trình tạo ra Hoa Sen Chân Ngã. Đương nhiên, để có thể mô tả được quá trình thành lập thể nguyên nhân của một con người đòi hỏi một trình độ phát triển tâm linh thật cao, và chúng ta may mắn được học hỏi những điều này qua giáo lý do đức DK giảng dạy trong quyển A Treatise on Cosmic Fire. Có 2 đoạn trong quyển sách trên mà Chân sư DK mô tả cho ta quá trình kiến tạo ra Hoa Sen Chân Ngã:

Thể nguyên nhân chính là lớp vỏ bằng chất liệu cõi trí, được tạo ra vào lúc thoát kiếp thú bằng sự tiếp xúc với hai loại lửa [1]. Mãnh Lực hoặc năng lượng tuôn đổ qua từ các cõi cao (hơi thở của Chân Thần, nếu bạn thích gọi như thế), tạo ra một khoảng chân không, hay là cái gì đó tương tự với bọt trong nhất nguyên khí (koilon) và lớp vỏ của thể nguyên nhân – vòng-giới-hạn (ring-pass-not) của Sự Sống Trung Ương được hình thành [2]. Bên trong lớp vỏ này có ba nguyên tử, nó được đặt tên là nguyên tử thường tồn hạ trí, nguyên tử thường tồn cảm dụcnguyên tử thường tồn hồng trần [3]. Về mặt cá nhân, chúng tương ứng với nguyên khí thứ bảy của mỗi một ngôi trong ba ngôi của Tam Nguyên Tiểu Thiên Địa, một hình ảnh (trong ba cõi thấp của tiểu thiên địa) của Ba Ngôi của Thượng Đế. [4] H.P.B. ám chỉ đến việc này có liên quan với Thượng Đế khi bà nói về mặt trời hữu hình vốn là nguyên khí thứ bảy của trạng thái Brahma, tức nguyên tử thường tồn hồng trần của Thượng Đế (GLBN I, 574). [Cosmic Fire trang 507]

The causal body is that sheath of mental substance which is formed at the moment of individualization by [507] the contact of the two fires. The force or energy that pours through from the higher planes (the breath of the Monad, if you care so to term it) produces a vacuum, or something analogous to a bubble in koilon, and the sheath of the causal body—the ring-pass-not of the central Life is formed. Within this sheath are to be found three atoms, which have been termed the mental unit, the astral permanent atom and the physical permanent atom; they correspond individually to the seventh principle of each of the three persons of the microcosmic triad, a reflection (in the three worlds of the microcosm) of the three Persons of the logoic Trinity. H. P. B. hints at this in connection with the Logos when she speaks of the visible sun being the seventh principle of the Brahma aspect, the physical permanent atom of the Logos

Trong đoạn trích dẫn trên, những con số trong ngoặc vuông [] do chúng tôi thêm vào để tiện tham chiếu trong khi giải thích nguyên văn của Chân sư DK.

[1] Trong câu mở đầu, Chân sư DK nhấn mạnh thể nguyên nhân hay Hoa Sen Chân Ngã được cấu tạo bằng chất liệu cõi trí, nhờ sự tiếp xúc của hai loại Lửa. Các bạn lưu ý, thuật ngữ Lửa bao trùm toàn bộ giáo lý của Chân sư DK, ta có thể hiểu từ lửa tương ứng với năng lượng hay mãnh lực, và trong thái dương hệ này, có ba loại lửaLửa Tinh Thần (Fire of Spirit), Lửa Vật Chất (Fire of Matter), và Lửa Thái Dương (Solar Fire). Hoa Sen Chân NgãLửa Thái dương được hình thành do Lửa Tinh Thần tiếp xúc với lửa của Vật Chất. Điều này xảy ra lúc biệt lập ngã tính, hay lúc con thú thoát kiếp thú để bước vào giới nhân loại. [2] Trong câu tiếp theo, đức DK nói rằng năng lượng hay mãnh lực từ Chân thần tuôn xuống tạo ra một khoảng chân không trong chất liệu cõi trí, tương tự như lúc tạo lập vũ trụ, Thần Lực Thượng đế tạo ra những bọt (bubbles) trong vật chất nguyên thủy (mulaprakriti) để tạo ra những hạt nguyên tử tối hậu trên cõi hồng trần vũ trụ. Như vậy, Minh Triết Thiêng Liêng đã dạy chúng ta rằng vật chất bản chất chính yếu là hư không—những bọt trong vật chất nguyên thủy. Cấu tạo của hạt nguyên tử mà khoa học trình bày cũng cho chúng ta thấy điều đó. Trong câu này, ta thấy việc tạo ra thể nguyên nhân còn có sự tham dự của Chân thần, ngoài yếu tố ngoại tại là các đấng Thái dương Thiên Thần. Trong đoạn trên, đức DK xem năng lượng (energy) và mãnh lực (force) là các từ đồng nghĩa, tuy rằng ở nhiều chỗ khác Ngài phân biệt hai từ này với nhau. Trong các kinh sách cổ, năng lượng từ Chân thần còn được gọi là hơi thở của Chân thần.

Vòng giới hạn (RING-PASS-NOT) là thuật ngữ đặc biệt để chỉ phạm vi giới hạn của một chủ thể nằm tại trung tâm. Ở đây, Ngài nói Hoa Sen Chân Ngãvòng giới hạn của Sự Sống Trung Ương (central Life), hay là Chân thần.

[3] Hoa Sen Chân Ngã bao gồm ba hạt nguyên tử thường tồn của ba hạ thể trong phạm vi của nó: nguyên tử thường tồn hạ trí, nguyên tử thường tồn cảm xúc, và nguyên tử thường tồn hồng trần. Tuy tiếng Việt gọi cả ba là ba hạt nguyên tử thường tồn, nhưng trong nguyên bản tiếng Anh, đức DK gọi hai hạt nguyên tử của cõi trần và cõi cảm dụcnguyên tử thường tồn, còn hạt nguyên tử của cõi hạ trí Ngài gọi là mental unit (đơn vị hạ trí), vì hạt nguyên tử thường tồn cõi trí nằm ở phân cảnh giới thứ 1 của cõi trí hay cõi Trí Trừu Tượng, còn Đơn vị Hạ trí nằm trên phân cảnh giới thứ tư của cõi trí. [4] Các hạt nguyên tử thường tồn này giữ vai trò đối với các thể giống như nguyên khí thứ bảy đối với ba ngôi trong tiểu thiên địa. Bộ Ba tiểu Thiên Địa (microcosmic Triad) là phàm ngã tam phân của chúng ta, bao gồm thể hạ trí, thể cảm xúcthể hồng trần. Nguyên khí thứ bảy là Atma, và ngài so sánh hạt nguyên tử thường tồn giữ vai trò với mỗi thể giống như Atma trong cấu tạo thất phân của con người.

Sau đây là đoạn thứ hai trong A Treatise On Cosmic Fire nói về việc tạo lập thể nguyên nhân:

Việc kiến tạo thể nguyên nhân là kết quả của hai năng lượng, năng lượng của phàm ngã với tác động phản xạ của nó lên đơn vị cao siêu hơn, và năng lượng tự nhiên của bản ngã khi nó tạo ấn tượng trực tiếp của nó vào chất liệu của hoa sen chân ngã [5]. Ở đây, cần nhớ rằng, dù cho vật chấtthể tinh anh đi nữa, hoa sen chân ngã thực ra cũng là vật chất có một rung động đặc biệt như là thể xác, chỉ có (do sự tế vi của nó) con ngườicõi trần xem nó gần như không phải vật chất [6]. Như đã nói trước đây, nó thực ra kết quả của rung động kép của các vị Thiền Ni (Dhyanis) hay các Thần (Gods) ngũ phân kết hợp với Quaternary tứ phân, hay là các Tổ Phụ (Pitris) thuộc các hiện thể thấp [7]. Qua một nỗ lực hữu thức của Hành Tinh Thượng Đế, các vị Dhyanis này và các Pitris cấp thấp lập được một liên quan chặt chẽ. Điều này tạo ra (trên cõi phụ thứ ba của cõi trí) một rung động cửu phân hay là vòng xoắn ốc (whorl) trong chất khí của cõi đó – mà sau một giai đoạn lầu dài, sẽ khoác lấy hình thức của hoa sen chín cánh [8]. Hoa sen này được gấp lại bên trên theo hình nụ úp trên điểm trung ương hay là tâm của hoa sen – tia lửa điện đó, bằng tác động của nó hay sức sống có sẵn của nó, tác động trên vật chất của hoa sen, thu hút vào chính nó đủ chất liệu để tạo thành ba cánh hoa bên trong, chúng bảo vệ kỹ càng tia lửa ở giữa; tuy thế, các cánh hoa này có cùng chất liệu hay tinh túy như chín cánh hoa kia. [9] Người nghiên cứu phải thận trọng đừng cụ thể hóa ý niệm của mình nhiều quá và do đó, có thể là khôn ngoan cho y khi nhìn biểu lộ này từ các khía cạnh khác và dùng các từ ngữ khác để diễn đạt cùng ý tưởng. Chẳng hạn, thể Chân ngãthể được nhìn theo bốn cách…

The building of the causal body is the result of dual energy, that of the lower self with its reflex action upon the higher unit, and that of the natural energy of the self as it makes its direct impress upon the substance of the egoic lotus. It should here be remembered that, subtle though the material may be, the egoic lotus is as truly substance of a particular vibration as is the physical body, only (owing to its rarity) physical plane man regards it practically as non-substantial. It is in fact, as earlier pointed out, the result of the dual vibration of the fivefold Dhyanis or Gods in conjunction with the fourfold Quaternary, or the Pitris of the lower vehicles. Through a conscious effort of the planetary Logoi, these Dhyanis and lower Pitris are brought into a close relationship. This produces (upon the third subplane of the mental plane) a ninefold vibration or whorl in the gaseous matter of the plane—for this is the cosmic gaseous subplane—which, after a certain period of persistence, assumes the form of a nine-petalled lotus. This lotus is folded over in bud shape upon the central point, or heart of the lotusthat spark of electric fire which by its action or innate vitality working upon the substance of the lotus, attracts to itself sufficient of that substance to form three inner petals, which closely shield the central spark; these are nevertheless of the same substance or essence as the nine other petals. The student must be careful not to materialize his concept too much and it might therefore be wise for him to view [818] this manifestation from other angles and employ other terms to express the same idea. For instance, the body of the Ego may be viewed in the following four ways:

Đoạn văn ngắn gọn trên tóm tắt quá trình tạo lập Hoa Sen Chân Ngã. Chúng tôi xin diễn giải từng câu trong đoạn văn trên:

[5] Câu “Việc kiến tạo thể nguyên nhân là kết quả của hai năng lượng, năng lượng của phàm ngã với tác động phản xạ của nó lên đơn vị cao siêu hơn, và năng lượng tự nhiên của bản ngã khi nó tạo ấn tượng trực tiếp của nó vào chất liệu của hoa sen chân ngã” lặp lại ý của câu [1] trước đây và mở rộng thêm. “Đơn vị cao siêu hơn” (higher unit) chính là chân ngã, và tất cả những hoạt động (tư tưởng, lời nói, hành động …) của phàm ngã đều có tác động phản chiếu vào việc hình thành Chân ngã của ta. Còn từ “bản ngã” (Self) chính là Chân thần, và Hoa Sen Chân Ngã cũng hình thành từ tác động của Chân thần lên chất liệu cõi trí. Trong tiếng Anh, từ ego viết thường dùng để chỉ phàm ngã, còn Ego chỉ Chân ngã (Higher Self), còn EGO viết hoa toàn bộ để chỉ cái NGÃ THẬT SỰ DUY NHẤT của chúng ta, là Chân thần. [6] Câu này, Ngài lưu ý chúng ta một điều, dù là tinh anh đi đến mấy, Hoa Sen Chân Ngã vẫn là vật chất, giống như xác thân của con ngườivật chất, tuy nhiên ở hai mức độ khác nhau. Hoa sen Chân Ngãthể thể hiện của Tam nguyên tinh thần (Spiritual Triad), cũng giống như thể xácthể để phàm ngã hoạt động trên cõi trần. [7] Câu kế tiếp khá khó hiểu: “nó [Hoa Sen Chân Ngã] thực ra kết quả của rung động kép của các vị Thiền Ni (Dhyanis) hay các Thần (Gods) ngũ phân kết hợp với Quaternary tứ phân, hay là các Tổ Phụ (Pitris) của các hiện thể thấp”. Dhyanis phiên âm tiếng Việt là Thiền Ni, chính là các Thái dương Thiên Thần, và các Ngài còn có nhiều tên gọi khác như Agnishvattas, Solar Piris… Pitristừ tiếng Phạn, chỉ Tổ Phụ. “Pitris of the lower vehicles”—Tổ phụ của các hiện thể thấp chỉ các elemental (tinh linh) tạo thành ba thể thấp của chúng ta. Một điều rất lạ lùng và đáng ngạc nhiên với nhiều người mới học hỏi Minh Triết Thiêng Liêng khi được dạy rằng toàn bộ các thể của chúng ta đều cấu tạo từ các sinh linh thuộc thế giới thiên thần (Devic Kingdom), gọi là thần chất (deva hay devic substance). Từ thể xác, thể dĩ thái, thể cảm xúc đến thể hạ trí đều bao gồm vô vàn sinh linh trên đường giáng hạ tiến hóa, gọi là elemental (tinh linh) tạo thành. Những sinh linh này được gọi là Tổ Phụ không phải vì trình độ tiến hóa cao siêu của chúng, mà vì các thể của chúng ta được cấu tạo từ chúng, nên chúng được xem là pitris của chúng ta. Tuy nhiên, có hai loại Pitris, Lunar Pitris là Thái âm Tổ phụ, là các tinh linh bậc thấp tạo thành ba thể thấp, và Solar Pitris là các Thái dương Tổ phụ, kiến tạo Hoa Sen Chân Ngã của chúng ta.

Còn tại sao gọi các Thái dương Thiên Thần là các Dhyanis Ngũ phân thì lý do chưa rõ ràng. Torkom Saraydarian và Giáo sư Michael D. Robbins có các giải thích khác nhau. Theo Torkom Saraydarian thì các Thái dương Thiên Thần được đặc trưng bằng năm Cung—Cung 4, 5, 6, 7 và Cung tổng hợp là Cung 3. Còn Gs Michael D. Robbins đưa ra 2 giả thuyết: các vị Dhyani là một thực thể nhóm (group entity), mỗi Dhyani bao gồm 5 loại Dhyani khác nhau, hoặc một Dhyani với 5 phương diễn khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta không chắc chắn về ý nghĩa của nó. Đức DK nói rằng sự kết hợp giữa các vị Thiền Ni Ngũ phân và các Pitris Tứ phân tạo thành 9 rung động trên cõi trí, và theo thời gian hình thành 9 cánh hoa của hoa sen Chân ngã. Trong chín cánh hoa này thì 4 cánh hoa xuất phát từ các tổ phụ thấp (lunar pitris), được gọi là các cánh hoa thái âm (lunar petals), và 5 cánh hoa xuất phát từ các Solar Pitris, được gọi là các cánh hoa Thái Dương (solar petals). Các bạn cũng đoán được các cánh hoa 1,2,3,4 là các cánh hoa thái âm và các cánh hoa 5,6,7,8,9 là các cánh hoa thái dương, trong đó cánh hoa thứ 5 đánh dấu giai đoạn các Thái dương Thiên Thần bắt đầu làm chủ con người.

[8-9] Ba cánh hoa tổng hợp (cánh hoa 10,11,12) được tạo thành sau cùng, do Tia lửa điện ở trung tâm hay Viên Ngọc Quí trong Hoa Sen thu hút chất liệu của Hoa Sen Chân Ngã tạo thành:

… tia lửa điện đó, bằng tác động của nó hay sức sống có sẵn của nó, tác động trên vật chất của hoa sen, thu hút vào chính nó đủ chất liệu để tạo thành ba cánh hoa bên trong, chúng bảo vệ kỹ càng tia lửa ở giữa; tuy thế, các cánh hoa này có cùng chất liệu hay tinh túy như chín cánh hoa kia.

Tóm tắt lại:

1. Hoa Sen Chân Ngã được hình thành nhờ tác động của:

Chân thần

Phàm ngã

– các Pitris (Solar Pitris và Lunar Pitris)

2. Các cánh hoa của ba lớp bên ngoài được tạo ra trước, và ba cánh hoa tổng hợp được tạo ra sau cùng.

3. Và điều quan trọng là các Thái dương Thiên Thần tạo ra thể nguyên nhân của chúng ta từ chất liệu của chính các Ngài, do đó về một phương diện nào đó các Ngài chính là ta:

Each of these three groups of petals come under the definite guidance of three groups of Agnishvattas, who form them out of their own substance and who in essence are the threefold Ego during its manifestation.

Mỗi cánh hoa của ba lớp cánh hoa chịu sự hướng dẫn nhất định của ba nhóm Hỏa Đức Chân Quân (Agnishvattas). Các Ngài tạo chúng ra từ chính chất liệu của các Ngài, và trong bản chất các Ngài chính là Chân ngã tam phân trong khi biểu lộ.

Hình ảnh sau đây minh họa Hoa Sen Chân Ngã với hình bóng của Thái dương Thiên Thần ẩn hiện phía sau.

Hoa sen Chân Ngã (Egoic Lotus) với hình ảnh của Thái dương Thiên Thần ẩn phía sau- Tác phẩm của Duane Carpenter - http://www.light-weaver.com/ Đằng sau hoa sen là hình ảnh của đấng Thái dương Thiên Thần

Hoa sen Chân Ngã (Egoic Lotus) với hình ảnh của Thái dương Thiên Thần ẩn phía sau- Tác phẩm của Duane Carpenter – http://www.light-weaver.com/

Đề tài về Hoa Sen Chân NgãThái dương Thiên Thần vẫn còn rất nhiều điều để học, tuy nhiên trong loạt bài về cấu tạo con người chúng tôi chỉ trình bày những nét đại cương nhất. Các bạn có thể nghiên cứu sâu hơn trong quyển A Treatise on Cosmic Fire của Chân sư DK.

4101 — Tổng số lần đọc 8 — Hôm nay

Chia sẻ: