Tâm Lý Học: Xác Định Tâm Thức & Các Thể


Chia sẻ:

CÁC BẢNG PHÂN TÁCH CÁC PHẨM TÍNH CỦA CON NGƯỜI
QUA CÁC CUNG NĂNG LƯỢNGCUNG HOÀNG ĐẠO, CÁC HÀNH TINH
VÀ CÁC THỂ XÁC – VÍA – TRÍ – PHÀM NGÃ CỦA CON NGƯỜI

“LƯU Ý: GIỮ LIỆU TRÊN TRANG NÀY CHỦ YẾU COPI TỪ CÁC TRANG ĐÃ CÓ TRÊN WEB”

+ Năng lượng gốc – Bảy Cung là trung tính. Biểu hiện Tốt – Xấu là do mức tiến hóa của Tâm thức đối tượng tiếp nhận – Truyền chuyển nó.

Trích trong TOOLTIP: TÂM THỨC – RẤT QUAN TRỌNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ CON NGƯỜI ĐANG Ở ĐÂU TRÊN THANG TIẾN HÓA

+ Đơn vị Tâm thức: X. Chân Thần.
+ Tâm ThứcĐặc trưng là tình thương (ASCLH, 54)
+ Tâm Thức: Phàm ngã, Linh hồn, Chân Thần. Đây là ba cấp độ rộng lớn của tâm thức, vốn phản ánh ba trạng thái thiêng liêng của Thượng Đế.(Trích Topic 1- GQ1- Các trích dẫn TLHNM)
1. Tâm thức phàm ngã là tâm thức của trạng thái thứ ba thiêng liêng, trạng thái sáng tạo. Trạng thái này tác động trong vật chấtchất liệu để tạo ra các hình tướng mà qua đó phẩm tínhthể tự biểu lộ, và nhờ thế thể hiện bản chất thiêng liêng trên cõi hiện tượng.
2. Tâm thức chân ngã là tâm thức của trạng thái thiêng liêng thứ hai, tức tâm thức của linh hồn, tự thể hiện chính nó như là phẩm tính và như là “sắc tháithể hiện bên trong của những vẻ ngoài. Điều này tự nhiên là khác nhau, tùy theo khả năng của linh hồn dưới bất kỳ hình tướng nào để làm chủ hiện thể của nó, tức vật chất, và để thể hiện tính chất bẩm sinh qua hình tướng bên ngoài.
3. Tâm thức chân thần là tâm thức của trạng thái thiêng liêng thứ nhất, cái vốn tiêu biểu cho sự sống thiêng liêng – mục đích và ý định, và dùng linh hồn để thể hiện Thiên Ý cố hữu qua linh hồn. Chính điều này mới xác định phẩm tính.
+ Định đề 2 – Tâm Thức (LVHLT, 21)Sự sống duy nhất khi biểu lộ qua vật chất, tạo ra yếu tố thứ 3, đó là TÂM THỨC Sự hợp nhất của 2 cực Tinh ThầnVật Chất, là Linh hồn của vạn vật, thấm nhuần mọi chất liệu hay năng lượng khách quan, nó nằm dưới mọi hình hài, dù đó là đơn vị nguyên tử hay 1 con người, 1 hành tinh hoặc 1 Thái dương hệ. Đây là Lý Thuyết Quyền Tự Quyết.

+ Tâm thức
 (Ý thức): Tâm thức là Tâm hay là Linh hồn, đang tạo ra sự sống tâm thông, là nhận thức: Dưới nhân loại/ nhân loại và thiêng liêng (TLHNM–II, 232)
+ Hình thành Tâm thức: Sự phối hợp của năng lượng sự sống và năng lượng của thể trí trong cơ cấu con người tạo ra cái mà chúng ta gọi là tâm thức – trước tiên là ngã thức và sau rốt là tập thể thức. (X. Tập thể thức). (TLHNM–II, 67)
– Tâm Thức: Sát nghĩa là phản ứng của trí thông tuệ sinh động đối với mô hình (Tâm LH, Mô hình-Quy định)
+ Chiêm Tinh Học Bí Truyền(Trích GQ1.6-Làm quen CTH)
–  Có 3 trình độ Tâm thức nơi con người:
 Phàm ngã/ Linh Hồn/ Tinh Thần
– Ảnh hưởng của cung hoàng đạohành tinh hoạt động ở 3 cấp độ này.
– 
Ba Cung tối quan trọngMặt TrăngMặt TrờiCung Mọc để ước định công việc sẽ được thực hiện trong tâm thức mỗi kiếp sống.
– Tâm thức qua Chiêm TH: Năng lượng dẫn truyền qua các Cung Hoàng và Hành tinh và chức năng tiến hóa Tâm Thức của các Cung Hoàng Đạo với Người thường/ Chí nguyện (Đệ Tử) / Điểm Đạo Đồ, với sự chỉ dẫn của các Kỳ Côngta có thể dự đoán….
– Các Cung Hoàng Đạo ở 3 Cấp Độ Tâm Thức (Chiêm THNM, 332)
– Các trạng thái nối tiếp của Tâm thức:
1. Thực ra, Vũ trụ chỉ là một tập hợp bao la của các trạng thái tâm thức. SD II, 633; I, 70, 626.
2. Tinh thầntâm thức là các tên gọi đồng nghĩa. SD I, 43, 125, 349, 593.
3. Mọi nguyên tử trong vũ trụ đều được phú cho tâm thức. SD I, 105.
* Sáu loại tâm thức được biểu hiện trong Giới Thiên Nhiên trên 5 cõi tiến hóa của nhân loại. SD I, 123; II, 678.
+ Trình độ T.Thức – Bảng thống kê: Người chưa tiến hóaNgười bình thườngNgười Chí nguyện Đệ tửĐiểm đạo đồChân Sư và cao hơn nữa (Xem: Các trình độ Tâm Thức)
Xem: Phàm ngã: Hình thành – Tính chất – Trình độ Tâm thức theo các Cung Năng lượng

TINH THẦNCON NGƯỜITÂM THỨC
(Nguồn: Cô LH cô đọng và định dạng lại từ Tâm lý học Nội môn I,322-326: và II 325-341)

I- Tác động 1 của linh hồn : Vào lúc Biệt Ngã Hóa (Từ Thú lên Người).

Con người bắt đầu hành trình của y trong Giới Nhân loại vào lúc “biệt ngã hóa”, khi y bước lên từ Giới Động vật dưới ảnh hưởng của linh hồn. Ở giai đoạn đầu này, y hơn một con vật một chút, và chỉ đồng hóa với các ham muốn của bản chất vật chất của y. Sau đó, dần dần bản chất thấp của y – khía cạnh thiêng liêng thứ ba, được phối hợp với khía cạnh thiêng liêng thứ hai của linh hồn nhờ tiến trình “điểm đạo”; để qua rất nhiều kiếp sống, tâm thức Christ nội tại được đánh thức đi vào hoạt động nhờ kinh nghiệm trong hình tướng. Tiến trình này lên đến đỉnh điểm với “sự đồng nhất hóa” với Chân Ngã.

Ba từ này – biệt ngã hóa, điểm đạo và đồng nhất hóa, – bao gồm toàn bộ quá trình sự nghiệp của con người, từ lúc y xuất hiện vào trong giới nhân loại cho đến khi y chuyển ra khỏi nó ở cuộc điểm đạo thứ ba, và hoạt động tự do trong giới thứ năm, giới Thần Thánh (God). Tác động của linh hồn mang lại sự tiến hóa này.

Tâm Thức Lemuria: Con người Vật Chất Chưa Tiến Hóa

1. Cuộc hành trình bắt đầu. Ở trình độ này, con người chủ yếu là một con vật không thông minh. Trạng thái rời rạc của linh hồn (con người) ngự bên trong và thấm nhuần hình thể con người, và cung cấp cho con người bất kỳ ý thức con người thực sự nào đó – là trì trệ, còn phôi thai và chưa được tổ chức. Nó thiếu trí tuệ như chúng ta hiểu về điều đó, và chỉ được nhận ra bởi một sự đồng hóa hoàn toàn với hình thể vật chất cùng các hoạt động của nó. Tâm thức này bao gồm những người man dã cấp thấp và nhiều nông dân thuần túy nông nghiệp, những người không ở dưới nền giáo dục hiện đại. Con người ở giai đoạn này tốt đẹp hơn một con vật một chút và bị chi phối bởi những ham muốnbản năng vật chất. Có một vài người còn lại trên trái đất.

2. Hết kiếp này đến kiết khác trôi qua, và từ từ năng lực đồng hóa hữu thức gia tăng, với một ham muốn ngày càng tăng đối với một phạm vi thỏa mãn lớn hơn. Toàn bộ các mãnh lực của sự sống được tập trung vào thể xác, và các ham muốn được biểu lộ lúc đó là những ham muốn vật chất; đồng thời có một xu hướng ngày càng tăng hướng tới những ham muốn tinh tế hơn, đó là những ham muốn do thể cảm dục gợi lên. Dần dần, sự đồng hóa của linh hồn với hình tướng chuyển từ bản chất xác thịt sang bản chất cảm dục. Không có gì có mặt tại thời điểm này có thể được gọi là một phàm ngã cả. Chỉ có một thể xác đang sống, hoạt động, với các đòi hỏi và ham muốn của nó, các nhu cầu và các thèm khát của nó, kèm theo một sự chuyển di tâm thức rất chậm nhưng đều đặn ra khỏi hiện thể vật chất vào trong hiện thể cảm dục.

Tâm Thức Atlantis: Con người Tình cảmý thức

3. Bây giờ tiêu điểm chú ý của linh hồn – hoạt động xuyên qua con người đang tiến hóa từ từ, đang di chuyển vào thế giới của dục vọng. Các ham muốn không còn quá mơ hồ và phôi thai. Cho đến nay chúng vẫn quan tâm tới những thôi thúc hay khao khát cơ bản : đầu tiên là một sự thôi thúc để tự bảo toàn; sau đó là sự tự duy trì qua sự thôi thúc của sự sinh sản; và tiếp theo đến sự thỏa mãn về kinh tế. Ở giai đoạn này, chúng ta có tình trạng ý thức của người vị thành niên và người man dã non nớt.

4. Dần dần tâm thức bắt đầu đáp ứng với tác động của thể trí và với năng lực phân biệt và lựa chọn giữa những ham muốn khác nhau. Các thú vui tinh tế hơn bắt đầu thực hiện sự kêu gọi của chúng; những ham muốn của con người trở nên ít thô thiển và vật chất; ham muốn mới mẻ về cái đẹp bắt đầu xuất hiện, và một cảm giác mơ hồ về các giá trị thẩm mỹ. Tâm thức đang trở nên trí-cảm (kama-manasic) nhiều hơn, và toàn bộ xu hướng của các thái độ hàng ngày hoặc các phương cách sinh hoạt, và tính cách, bắt đầu mở rộng, khai mở, và cải thiện. Mặc dù hầu hết thời gian y vẫn bị dày vò bởi ham muốn vô lý, nhưng lĩnh vực của những thỏa mãn và những thôi thúc cảm giác của y rõ ràng là ít thú tính hơn và chắc chắn nhiều tình cảm hơn. Các tính khí và cảm xúc bắt đầu được nhận thấy, và một mong muốn mơ hồ đối với hòa bình và sự thôi thúc để tìm thấy cái mơ hồ được gọi là “hạnh phúc” bắt đầu tác động. Đó là tình trạng của quần chúng tại thời điểm hiện nay, những người vẫn còn bị chi phối chủ yếu bởi những ham muốn ích kỷ, và bởi những đòi hỏi của cuộc sống bản năng. Nhân loại trên địa cầu của chúng ta vẫn còn ở giai đoạn Atlantis.

Tâm Thức Arya: Con người Thông minh – Sự Biệt Ngã Phàm ngã

5. Nơi những người tiến bộ hơn của thế giới ngày nay, chúng ta có sự hoạt động của thể trí; điều này được nhận thấy trong một quy mô lớn ở nền văn minh phương Tây của chúng ta. Năng lượng cung của thể trí bắt đầu đổ vào, và từ từ tự khẳng định nó. Ý thức não bộ bắt đầu tổ chức và tiêu điểm của các năng lượng bắt đầu chuyển dần dần ra khỏi các luân xa thấp vào các luân xa cao. Nhân loại đang phát triển “tâm thức Arya”. Thể trí bắt đầu kiểm soát và bắt đầu tích hợp các thể thấp thành một tổng thểnhân hóa có tính tổng hợp. Phàm ngã tích hợp xuất hiện.

Phàm ngã hay sự “Sự Biệt Ngã Phàm ngã” hoàn toàn: “Các Phàm ngã” được tích hợp, phối kết, và chưa chịu ảnh hưởng của linh hồn. “Tính bướng bĩnh và tự ái” của họ rất mạnh mẽ.

Các Phàm ngã tách biệt và chia rẽ: và đây là định nghĩa thông dụng nhất cho “phàm ngã”. Định nghĩa này xem mỗi con người như là một nhân vật. Nhưng thực ra, nhiều người chỉ là những con vật với các xung lực cao còn mơ hồ; trong khi những người khác là những người trung bình, bị ảnh hưởng bởi bản chất ham muốn của họ hoặc bởi những ý tưởng vốn không phải là của riêng họ.

Các Phàm ngã là những người được phối kết và được tích hợp. Họ khỏe mạnh về thể chất, có sự kiểm soát cảm xúc, phát triển về trí tuệ, và đã hoàn chỉnh công cụ tuyến (glandular). Các tính chất thể xác, tình cảm và trí tuệ được hợp nhất và hoạt động như là một, tạo ra một bộ máy lệ thuộc vào ý chí của phàm ngã. Chính ở giai đoạn này xảy ra một khuynh hướng thiên về chính đạo hoặc thiên về tả đạo.

Phàm ngã là những người của vận mệnh: họ có đủ sức mạnh ý chí để rèn luyện bản chất thấp sao cho họ có thể thực hiện một vận mệnh mà họ nhận thức một cách vô thức. Họ được chia thành hai nhóm: Những người không có sự tiếp xúc với linh hồn: họ bị thôi thúc tiến đến vận mệnh của họ bởi một ý thức về quyền lực, tự ái, tham vọng cao quý, một phức hợp tự tôn, và sự quyết tâm đạt đến đỉnh cao nhất của ngành nghề cụ thể của họ. Những người tiếp xúc với linh hồn ở mức độ nhỏ, mà phương pháp và động cơ của họ là một hỗn hợp của tính ích kỷ và tầm nhìn tâm linh.

II- Tác động 2 của Linh hồn: Con người Yêu cầu Giúp đỡ (Con Người sẵn sàng tiếp nhận năng lượng từ Linh Hồn)

Tác động đầu tiên của linh hồn được nối tiếp bằng một thời kỳ dài điều chỉnh, phát triển và khai mở dần dần. Trong thời gian này, linh hồn thắt chặt sự nắm giữ của nó lên công cụ của nó. Tác động hay phản ứng thứ hai của linh hồn được kêu gọi bởi những tình huống khó xử và những trường hợp khẩn cấp của cuộc sống. Khi đó con người kêu gọi linh hồn giúp đỡ trong cơn tuyệt vọng. Tác động này được gọi là “Sự Tiếp Xúc Mặc nhận” (“Touch of Acquiescence”), và đánh dấu sự chấp thuận của linh hồn đối với sự kêu cầu giúp đỡ và có ánh sáng của phàm ngã. Điều này diễn ra trên chiến trường của bản chất tình cảm.

Các Linh hồn thức tỉnh: Sự Tiếp Xúc Mặc Nhận này làm cho tâm thức nhận ra mục đích của kinh nghiệm, và đem nhóm người này vào dưới ảnh hưởng ngày càng tăng của linh hồn của họ. Do đó họ mang đến cho mỗi biến cố một năng lực thông minh để rút từ ​​những diễn biến mà họ đang chịu đựng một thành tựu nào đó cho sự sống của linh hồn. Họ đã học xem môi trường mà họ ở trong đó như là nơi thanh luyện, và là lĩnh vực phụng sự có kế hoạch của họ.

Những người chí nguyện

6. Họ đang trở nên ý thức với loại năng lượng cơ bản thứ năm – là năng lượng của linh hồn. Những người chí nguyện tự thích ứng để phù hợp với mối quan hệ tập thể đã chọn của họ. Họ rèn luyện phàm ngã tích hợp đến sự thể hiện cao nhất của các năng lực của nó, sao cho những năng lực này có thể được sử dụng để trợ giúp nhu cầu của tập thể, và nhờ thế mà phàm ngã của người chí nguyệnthể được tích hợp vào nhóm. Qua đó sự sống tập thể được phong phú, những tiềm năng tập thể được gia tăng, và ý thức tập thể được tăng cường.

III- Tác động 3 của Linh hồn. Trên con đường Điểm đạo :

Tác động của linh hồn được cảm nhận ở những cuộc điểm đạo khác nhau và liên tiếp nhau mà người đệ tử cuối cùng được thọ lãnh, vì y đã đi ra khỏi giới thứ tư và nhập vào giới thứ năm (giới linh hồn) trong thiên nhiên. Sự tiếp xúc Giác Ngộ này được đưa vào hiệu quả nhờ thể trí.

Sự điểm đạo chính là việc nhập vào ảnh hưởng và mãnh lực của linh hồn con người – là lòng bác ái sáng suốt và ý chí tinh thần, là việc nhập vào một thế giới mới và có kích thước rộng hơn nhờ việc mở rộng tâm thức.

Cuộc Điểm Đạo Đầu Tiên – “Sự Sinh ra ở Bethlehem”: sự kiểm soát của Ego hay Linh Hồn đối với thể xác đã phải đạt đến một mức độ thành tựu cao. “Tội lỗi của xác thịt,” phải được thống trị; tính háu ăn, thói nghiện rượu, và sự đa dục phải không còn thống trị. Nhu cầu của Tinh linh vật chất sẽ không còn được tuân theo; sự kiểm soát phải hoàn toàn và sự quyến rũ đã hết. Một thái độ chung về sự tuân phục Chân Ngã phải được đạt đến, và sự sẵn lòng vâng lời phải rất mạnh.

Cuộc Điểm Đạo Thứ Hai – “Lễ Rửa Tội ở sông Jordan”: nó tạo thành bước ngoặt trong việc kiểm soát thể cảm dục. Việc kiểm soát thể cảm dục được thể hiện tương tự như trên.

Cuộc Điểm Đạo Thứ Ba – “Sự Biến Hình”: điểm đạo đồ học cách kiểm soát hiện thể trí tuệ của mình và có được sự chủ trị trên bốn cõi phụ thấp trong ba cõi của tam giới.

Cuộc Điểm Đạo Thứ Tư – ” Sự Tử Bỏ”. Tại thời điểm này, hoa sen chân ngã vỡ tan, và Thái Dương Thiên Thần rời đi. Cây cầu trong tâm thức giữa Chân Thầncon người đã được thành lập thông qua Antahkarana, và từ thời điểm này trở đi, chính Tia Linh Quang Chân Thần, hoặc Bản Lai Diện Mục (Presence) của Thượng Đế, hoạt động qua con người.

Cuộc điểm đạo 5 Sự Khải Huyền Đáy xương sống Cõi Atma
Cuộc điểm đạo 6 Sự Quyết định Luân xa cổ họng Cõi Chân Thần
Cuộc điểm đạo 7 Sự Phục Sinh Luân xa đầu Cõi Thượng Đế
Cuộc điểm đạo 8 Sự Chuyển Tiếp Thánh Đoàn Bảy Thánh Đạo của Hành tinh
Cuộc điểm đạo 9 Sự Khước Từ Shamballa Bảy Thánh Đạo của thái dương hệ
Các Đệ tử

7. Họ bận rộn với sự hội nhập của phàm ngã với linh hồn. Các đệ tử được phân cấp trong chừng mực sự sống phàm ngã của chính họ ra đi. Khi linh hồn thâm nhập và kiểm soát phàm ngã, khi đó và chỉ khi đó, phàm ngã mới đủ tiêu chuẩn đối với ý nghĩa đích thực của nó. Điều này là để tạo thành mặt nạ của linh hồn, cái vốn là vẻ bề ngoài của các mãnh lực tinh thần bên trong. Tiêu điểm của sự chú ý trí tuệ là vào linh hồn và vào thế giới của các linh hồn. Những người phụng sự này, vốn là sự biểu lộ vẻ huy hoàng và năng lực thu hút của linh hồn, là những người hiểu biết Thiên Cơ, và trong mỗi tổ chức, họ thành lập nhóm Người Phụng sự Thế giới mới và đang dần dần tăng trưởng. Sự cứu rỗi thế gian nằm trong tay của họ.

Các điểm đạo đồ

8. Ở giai đoạn này, Sự ĐỒNG NHẤT HÓA với Chân Ngã đang xảy ra. Điều này khiến họ làm việc với Thiên Cơ và đưa việc phụng sự Thiên Cơ vào hiện thực. Điều này luôn là mục tiêu của các thành viên được điểm đạo của Thánh Đoàn. Họ thông hiểu, thể hiện và làm việc với Thiên Cơ.

Các Chân Sư

9. Sau cuộc điểm đạo thứ ba, các điểm đạo đồ cao cấp bắt đầu chỉnh hợp với Tinh Thầntâm thức chuyển dần dần ra khỏi Linh Hồn vào tâm thức của Chân Thần. Các vị Huynh Trưởng hoàn thiện này và những Huynh Hữu Vĩ Đại đang học cách để làm cho các mãnh lực của thiên nhiên, các năng lượng của các cung và các uy lực của các cung hoàng đạo thích ứng với nhu cầu thế giới và sự đòi hỏi của thế giới theo một cách thiết thực.

Các cấp độ tâm thức và các Cõi – Biểu đồ

Trong biểu đồ dưới đây, các mức độ tâm thức khác nhau được cho thấy trong mối quan hệ với bảy cõi tâm thức trong thái dương hệ của chúng ta.

CÁC ĐỨC TÍNH VÀ TẬT XẤU
CỦA BẢY ĐẤNG KIẾN TẠOSÁNG TẠO BẢY CUNG
(Nguồn ở trang: Bảng TH phẩm tính bảy cung – Người) 

Cung 1
Ý Chí Và Quyền Lực
Cung 2
Bác Ái – Minh Triết
Cung 3 
Thông Tuệ Và Linh Hoạt
Cung 4
Điều Hòa Qua Xung Đột
Cung 5
Trí Cụ Thể – Khoa Học
Cung 6: Sùng Tín Và Lý TưởngCung 7 – Nghi Lễ, Trật Tự, Huyền Thuật
Sức mạnh, lòng can đảm, sự kiên định, sự trung thực, phát sinh từ sự vô úy tuyệt đối, năng lực cai trị, là khả năng nắm bắt những vấn đề lớn – nhìn xa trông rộng, và năng lực xử lý con người và các biện pháp.
– Tật XấuTự cao, tham vọng, bướng bỉnh, cứng rắn, kiêu ngạo, ham muốn kiểm soát người khác, ngoan cố, giận dữ.
– Phải có: Sự dịu dàng, khiêm tốn, sự cảm thông, lòng khoan dung, kiên nhẫn.
Bình tĩnh, sức mạnh, sự kiên nhẫn và sức chịu đựngtình yêu chân lý, lòng trung thành, trực giáctrí thông minh rõ ràng, và tính khí thanh thản.
– Tật Xấu: Quá miệt mài học hỏi, sự lạnh lùng, thờ ơ với những người khác, coi thường những hạn chế về trí tuệ ở những người khác.
– Cần có: Lòng bác áilòng từ bi, vị tha, nghị lực.
+ Quan điểm rộng rãi về tất cả các vấn đề trừu tượng, mục đích chân thành, trí năng trong sáng, khả năng tập trung vào các nghiên cứu triết học, kiên nhẫn, cẩn thận, không làm phiền chính mình, người khác về những chuyện vặt vãnh.
– Tật xấusự tự hào về trí tuệ, sự lạnh lùng, cô lập, thiếu chính xác trong các chi tiết, đảng trí, ngoan cố, ích kỷ, hay chỉ trích những người khác.
– Cần có: Thông cảm, khoan dung, sự tận tâm, tính chính xác, nghị lực và lương tri.
+ Tình cảm mạnh mẽ, sự thông cảm, can đảm thể chất, lòng quảng đại, sự tận tâm, nhanh chóng về trí tuệ và nhận thức.
Tật Xấu: tự cho mình là trung tâm, hay lo lắng, thiếu chính xác, thiếu can đảm đạo đức, niềm đam mê mạnh mẽ, lười biếng, phung phí.
– Cần có: Sự bình thản, tự tin, tự kiềm chế, thanh khiết, vị tha, sự chính xác, sự thăng bằng về trí tuệ và đạo đức.
+ Các phát biểu hoàn toàn chính xác, sự công bằng (không có lòng thương xót), sự kiên trì, lương tri, tính ngay thẳng, tính độc lập, trí tuệ sắc sảo.
– Tật XấuTính phê bình khắc nghiệt, hẹp hòi, kiêu ngạo, tính không khoan nhượng, thiếu sự cảm thông và tôn kính, thành kiến.
 Cần có: Lòng tôn kính, sự tận tâm, thông cảm, tình yêutư tưởng phóng khoáng.
+ Sùng tín, chuyên tâm, lòng bác ái, sự dịu dàng, trực giác, lòng trung thành, lòng tôn kính.
Tật xấu: tình yêu ích kỷ và ghen tuông, quá dựa vào người khác, tính thiên vị, [trang 209] tự dối mình, tính bè phái, mê tín dị đoan, định kiến, các kết luận quá nhanh chóng, tính giận dữ nóng nảy.
– Cần có: Sức mạnh, sự hy sinh, sự thanh khiết, chân thật, khoan dung, thanh thản, sự cân bằng và có lương tri.
+ Sức mạnh, sự kiên trì, lòng dũng cảm, lịch sự, cực kỳ cẩn thận trong chi tiết, tính tự lực.
– Tật Xấu: Tính hình thức, cố chấp, tự cao, hẹp hòi, các phán đoán hời hợt, bảo thủ ý kiến quá mức.
– Cần có: Nhận thức về tính thống nhất, tâm trí rộng mở, lòng khoan dung, khiêm tốn, dịu dàng và bác ái.
……………………………………………..……………………………………….……………………………………………….………………………………………………………………………………..…………………………………………….…………………………………..

CÁC NĂNG KHIẾU CỦA BẢY CUNG THEO BÍ TRUYỀN
(Trích từ năng khiêu Cung và Cung Hoàng đạo GQ1.6)

(Chỉ áp dụng với người có Phàm ngã Biệt Ngã Hóa, đang tiếp nhận ảnh hưởng từ Linh hồn)
Cung 1
Ý Chí Và Quyền Lực
Cung 2
Bác Ái – Minh Triết
Cung 3 
Thông Tuệ Và Linh Hoạt
Cung 4Điều Hòa Qua Xung ĐộtCung 5
Trí Cụ Thể – Khoa Học
Cung 6
Sùng Tín Và Lý Tưởng
Cung 7 – Nghi Lễ, Trật Tự, Huyền Thuật
Lãnh đạo, quản lý, giám sát, chính trị gia, huyền bí gia, nhà thám hiểm, nhà điều hành, giám đốc và nhà độc tài. Các mãnh lực. Bất kỳ nghề nghiệp nào đòi hỏi quyền năng ý chí lớn lao, sức mạnh và sức chịu đựng, khả năng vẫn kiên định khi đối mặt với mọi trở ngại, khả năng hủy diệt nếu cầnCác năng khiếu yêu cầu sự tế nhị, tầm nhìn xa, sự thu hút cá nhân, sự ấm áp và quan tâm đối với người khác. Ví dụ: đại sứ, nhà trị liệu tâm lý, giáo sư, nhà chữa trị, nhà giáo dục, hiền triết, học giả và nhà nghiên cứu văn hóaCác năng khiếu của cung 3 yêu cầu sự khéo léo và khả năng thích ứng về trí tuệ, một trí tuệ trong sáng, khả năng nói với giọng nói của lý trí và sự thông minh, và tài tháo vát. Thí dụ: nhà chiến thuật, nhà chiến lược, nhà hoạch định tài chính, người kinh doanh, nhà thầu, triết gia, chiêm tinh gia, kinh tế gia và sử giaCác năng khiếu của cung 4 yêu cầu sự tự nhiên và sự sáng tạo của một hình thức về mỹ thuật, màu sắc hay sự hài hòa nào đó. Ví dụ: nam, nữ nghệ sĩ, nhạc sĩ, văn sĩ, nhà môi giới, nhà thơ và cố vấn.Các năng khiếu của cung 5 đòi hỏi một trí tuệ sắc sảo, sự chính xác một cách chi tiết, các kỹ năng khoa học và nghiên cứu. Thí dụ: nhà khoa học, thợ điện, kỹ sư, nhà phân tích, kỹ thuật viên dữ liệu, bác sĩ phẫu thuật, nhà nghiên cứu, nhà giả kim thuật, nhà phát minh và kỹ thuật viênCác năng khiếu của cung 6 đòi hỏi sự sùng tín, sự cống hiến và phụng sự vị tha. Thí dụ: mục sư, thần bí gia, nhà truyền giáo, tín đồ mộ đạo, người thuyết pháp, nhà hùng biện, quân nhân, y tá, thư ký cá nhân, nhà từ thiện và người tham gia một cuộc vận động.Các năng khiếu đòi hỏi khả năng và sự khéo léo thực tế, các kỹ năng tổ chức, một khả năng tạo ra sự trật tự, và khả năng biểu lộ các ý tưởng trên Cõi Trần. Thí dụ: người kinh doanh, người tổ chức, thẩm phán, nhân viên pháp lý, kiến trúc sư, nhà xây dựng, nhà quản lý, nhà thiết kế, nhà cách mạng, thuật sĩ, và thần bí gia.
…………………………………………….………………………………..…………………………………………….……………………………….………………………………………………………………………………….……………………………………………..

CUNG LINH HỒN TRẢI NGHIỆM TRONG SỰ SỐNG
THEO CÁCH NHÌN NHẬN ĐẶC TÍNH CỦA CUNG ÂM DƯƠNG – CỨNG MỀM

Cung Linh hồn được trải nghiệm như sự dâng trào của:(Nguồn: Thiết lập biểu đồ cung – GQ1.4)

1-7 Quyền Năng – Ý chí Tinh thần
CUNG CỨNG – DƯƠNG
2-4-6 Bác Ái và Minh Triết
CUNG MỀM – ÂM
3-5 Thông tuệ Tinh thần
CUNG CỨNG – DƯƠNG
.. truyền cảm hứng cho trái tim của một người để ..
1) Trở Thành Dấng Duy Nhất.

7) Đạt đến sự hoàn thiện trong Hình thể.

2) Để yêu tất cả, đạt đến sự toàn tri tâm linh.

4) Sáng Tạo + Sống trong Sự Mỹ Lệ, trở thành Sự Mỹ Lệ.

6) Được yêu thương bởi người mình yêu thương; Thể hiện lý tưởng cao nhất của mình.

3) Hoạch định cùng Thượng đế và thể hiện kế hoạch đó.

5) Biết được chân lý và tiết lộ các bí ẩn của đời sống.

.. Và thấm nhuần niềm ao ước trở thành ..
Một nhà lãnh đạo:

1) mạnh mẽ, tốt bụng,

7) có khả năng tổ chức rất cao, hiệu quả, thể hiện dự án một cách khéo léo.

2) Một người chữa bệnh, giáo viên.

4) Một cố vấn, hòa giải viên, nghệ sĩ, chiến binh, người kiến tạo hòa bình.

6) Một người hoạt động trong tôn giáo, ngành công nghiệp y tế / dịch vụ.

3) Nhà tư tưởng, giáo viên, nhà triết học, nhà từ thiện, nhà vũ trụ học.

5) Nhà khoa học, nhà nghiên cứu, người hoạt động trong ngành công nghệ.

.. giúp mọi người tiến về phía trước / được tự do bằng cách..
1) giải phóng họ khỏi áp bức,

7) giúp đưa cuộc sống của họ vào trật tự thiêng liêng.

2) an ủi người đau khổ; ban cho họ minh triết mà họ cần để tiến lên.

4) giải quyết xung đột, làm đẹp cuộc sống của họ.

6) truyền cảm hứng cho mọi người để họ tuân theo những lý tưởng / chân lý / Thượng đế cao cả nhất của họ.

3) kích thích tâm trí / sáng tạo trí tuệ của họ.

5) khám phá ra những chân lý / công nghệ mới sẽ làm nhẹ bớt gánh nặng của con người.

CÁC ĐỘNG LỰC CỦA CUNG LINH HỒN THEO BÍ TRUYỀN
(Theo tài liệu khóa học GQ 1.4 trường MF)

 Linh hồn
Cung 1
Linh hồn
Cung 2
Linh hồn
Cung 3
Linh hồn
Cung 4
Linh hồn
Cung 5
Linh hồn
Cung 6
Linh hồn
Cung 7

Kinh nghiệm

Một trách nhiệm năng động của ý chíquyền năng tinh thầnDòng nhập lưu của minh triết đầy yêu thương.Dòng nhập lưu của trí thông tuệ sáng tạo, linh hoạt, tích cực, thông minh.Mang lại sự hài hòa và sự mỹ lệ từ xung đột và hỗn loạn.Một sự thôi thúc để tiết lộ các bí nhiệm của sự sống.Sự thôi thúc để tìm thấy và đi theo một người nào đó và hoàn toàn hiến dâng.Sự thôi thúc để biểu lộ các ý tưởng thiêng liêng trong hình thức hoàn hảo.
Sự đóng góp Khuyến khích và giải thoát con người, thúc đẩy họ tìm thấy sự dũng cảm để “tồn tại”.Dạy dỗ / giúp đỡ con người một cách đầy yêu thương / khôn ngoan đạt tới tiềm lực của họ và trở nên trọn vẹn.Kích thích sự sáng tạo thông minhtrí tuệ của những người khác.Giúp đỡ những người khác hòa hợp và giải quyết mâu thuẩn, làm đẹp cho những gì đã xấu xí.Phát hiện những chân lý khoa học mới.Truyền cảm hứng cho mọi người đi theo các lý tưởng cao nhất của họ.Giúp đỡ những người khác quản lý cuộc sống của họ, nhờ thế mà họ thực hiện các giấc mơ của họ.
Hoài bão được linh hồn truyền cảm hứngLà một nhà lãnh đạo năng động, mạnh mẽ, rộng lượng; phá hủy các xiềng xích, giải thoát con người khỏi sự áp bức.Phát triển một sự hiểu biết đầy yêu thương, trực giác về con người; giúp con người đạt tới việc tự nhận thức và giác ngộ.Tạo ra một triết lý giải thích sự thật về thực tại; áp dụng các năng lực trí tuệ vào các sự nghiệp đầy thử thách.Làm hài hòa mọi khía cạnh của sự sống; biểu lộ kịch tính của sự sống đẹp sắc sảo nhưng lại đớn đau khổ sở trong mọi rung động của nó.Tìm ra các giải pháp cho những vấn đề thông qua các nghiên cứu khoa học tiên tiến.Nhượng bộ trong niềm tin, sự hiến dâng, sự sùng bái hoàn toàn đối với sự chỉ đạo cao nhất; lòng trung thành với các lý tưởng cao cả nhất của tôi.Mang lại trật tự từ sự hỗn loạn; góp phần vào sự xuất hiện của một “Trật Tự Thế Giới Mới”
Lương tâm tinh thần:Giương cao các giá trị và các nguyên tắc của tôi.Hành động với bác ái, minh triết và sự giác ngộ.Không vi phạm lý trí và trí thông minh.Đề cao cả hai mặt.Thúc đẩy sự thật và loại bỏ sai lầm.Sống với các lý tưởng cao cả nhất của tôi.Hành động trong trật tự để phục hồi trật tự.
Hoạt động vui thích nhất: Loại bỏ tất cả những gì không thiết yếu, + ở trong sự tự do hoàn toànỞ trong tình thương; là một vận hà cho lòng bác ái; chia sẻ hay nghe nói về minh triết, sự giản dị.Tạo ra các lý thuyết, nghiên cứu, + tạo ra các kế hoạch hành động linh hoạtPhối trộn, hòa lẫn, và hòa hợp để tạo ra sự mỹ lệ.Khám phá những gì đã bị che giấu trước đây.Sùng bái những gì lý tưởng; sống theo sự theo đuổi nồng nhiệt lý tưởng của tôi.Mang lại trật tự từ sự hỗn loạn.
Cảm giác thiêng liêng lớn lao nhất:Đồng nhất hóa với Bản Ngã Duy Nhất. Sống trong sự hiện diện + quyền năng của Thượng Đế.Lòng Bác Ái + Sự Toàn Vẹn Thiêng liêng.Các lý thuyết súc tích giải thích bản chất của các sự vật; Sự tiết lộ Thiên Cơ.Sự mỹ lệ và trạng thái cân bằng hoàn hảo.Thưởng ngoạn đồ án thông minh của Thiên Nhiên.Đó là Thượng Đế, nhân vật, lý tưởng và sự việc mà tôi tôn thờ.Những hình tướng (thiêng liêng hoặc nhân tạo) tiêu biểu cho sự hoàn thiện phổ quát.
Mong muốn của tâm hồn: Trở thành Đấng Độc Nhất và Duy Nhất.Yêu thương tất cả – là một với tất cả.Hoạch định cùng với Thượng Đế, để biểu lộ Thiên Cơ .Mãi mãi sống trong sự mỹ lệ, + trở thành chính sự mỹ lệ.Hiểu biết chân lý được biểu lộ qua hình tướng.Biểu lộ các lý tưởng cao cả nhất của tôi

Đạt tới sự hoàn hảo trong hình tướng.

 

Đi theo hàng ngang và đánh dấu kiểm vào hộp miêu tả bạn đúng nhất. Rồi cộng điểm của bạn lại. Điều này sẽ giúp bạn xác định cung này.

CON NGƯỜI TIẾN HÓA QUA TÂM THỨC PHÀM NGÃ
(Điểm đạo trong nhân loại xác định mức tiến hóa của một người)

+ Cung Phàm ngã: Bất cứ cung nào trong Bảy Cung.

+ Cung PHÀM NGÃ sẽ chỉ bắt đầu hình thành khi thể trí thống trị, và đang kiểm soát toàn bộ thiên nhiên và con người xung quanh. Nếu bạn không chắc chắn bạn phù hợp với thể loại này, vậy thì hãy đọc các đặc điểm của phàm ngã được đưa ra trong tiết đoạn Tinh thần, Linh hồn, Thể xác, để giúp bạn có quyết định. Nếu nó chưa hình thành thì nó không thể được nhận dạng. Bấy giờ, có thểthể cảm dục chiếm ưu thế, nhưng bạn cũng có thể tìm thấy cung của hạ trí. Hãy tập trung vào các cung này. Chúng sẽ là những cung cần làm cho quân bình.

a. Hãy quan sát cách tiếp cận với cuộc sống, các mục tiêu được theo đuổi như thế nào, việc đối phó với các cuộc khủng hoảng, việc đấu tranh cho các quyền lợi.
+ Bạn có thấy đường lối cứng rắn, tự đề cao, thuộc trí tuệ (Cung 1, Cung 3, Cung 5, Cung 7) hoặc
+ ôn hòa, có tính hợp tác hoặc tình cảm (Cung 2, Cung 4, Cung 6)?

b. Hãy soát qua tất cả các cung,gạt bỏ những cung nào chắc chắn không “phù hợp, và sau đó chỉ tập trung vào các cung có khả năng.

c. Hãy nhận dạng các đặc điểm tiêu cực nổi bật – cách thức mà bản ngã cố gắng để có được sự chú ý, để “khoe khoang” bản thân; những đặc điểm nào có một tác dụng phá hoại lên cuộc sống. Những điều này có thể chỉ ra Cung Phàm ngã.

d. Hãy nhìn vào sự nghiệp. Một sự nghiệp đầu tiên, hoặc một sự nghiệp vốn làm thỏa mãn các tham vọng nhưng không thỏa mãn tâm hồn, thì có thể chỉ ra Cung Phàm ngã. Một sự nghiệp được yêu thích, làm vừa ý, biểu thị Cung Linh hồn. Còn không có sự nghiệp đặc biệt hoặc có nhiều công việc (jobs) thì có thể cho thấy Cung Phàm ngã chưa phát triển.

Tóm lại:

+ CUNG PHÀM NGÃ CỦA MỘT NGƯỜI CHỈ HÌNH THÀNH KHI KHI VÀ CHỈ KHI THỂ TRÍ THỐNG TRỊ PHÀM NGÃ, LÀM CHỦ THỂ CẢM XÚC
+ ĐẶC TÍNH NĂNG LƯỢNG CUNG PHÀM NGÃ KHI HÌNH THÀNH LÀ CUNG MÀ CÓ NĂNG LƯỢNG TRUNG HÓA CÁC THỂ THẤP
+ PHÀM NGÃ TIẾN HÓA GIÁNG HẠ HAY THĂNG THƯỢNG TÙY THEO TÂM THỨC ĐÃ CHỊU SỰ CHI PHỐI CỦA CUNG LINH HỒN ĐẾN ĐÂU
+ TÂM THỨC CỦA MỘT NGƯỜI CÓ NHIỀU MỨC

CÁC ĐỘNG LỰC CUNG PHÀM NGÃ CHƯA CHỊU SỰ CHI PHỐI CỦA LINH HỒN
(Theo tài liệu khóa học GQ 1.4 trường MF)

 Phàm ngã
Cung 1
Phàm ngã
Cung 2
Phàm ngã
Cung 3
Phàm ngã
Cung 4
Phàm ngã
Cung 5
Phàm ngã
Cung 6
Phàm ngã
Cung 7
Bản chất của phàm nhân:Quá tự cao, có ảnh hưởng lớn, tự tin; quá nhất quyết để làm những việc hoàn toàn dựa vào riêng mình, đúng như nó chọn.Quá yếu/ nhút nhát/ sợ hãi/chấp nhận/ khoan dung/ buông thả, quá bao gồm; quá bị ràng buộc với những mối quan hệ của nó và các tiện nghi đời sốngs.Quá bận rộn, tích cực và hay phê bình; quá mập mờ, không xác định và không thực tế; quá ranh ma, không chân thật, quỷ quyệt và lúng túngThiếu sự tự kiềm chế, quá thất thường, mâu thuẩn, hay dao động, dễ xúc động, đầy xung đột, hiếu chiến.Quá hẹp hòi + độc quyền tập trung vào trí tuệ của riêng nó + các quan tâm về kỹ thuật, phí tổn của việc tham gia vào sự việc lớn.Quá cuồng tín, cực đoan, cảm tính; cứng nhắc + hẹp hòi; quá tin chắc vào tính đúng đắn không thể bác bỏ của quan điểm của nó.Quá cứng nhắc chống lại sự thay đổi; quá bị nhiễm vào các phương pháp và qui tắc bên ngoài; quá bị khóa chặt vào các thông lệ và thói quen cá nhân của nó..
Phàm nhân bỏ qua tiếng gọi của linh hồn như thế nào Bận tâm với việc chỉ huy những người khác ở chung quanh, việc đi theo con đường riêng của nó, việc bảo vệ quyền lực, vị trí và địa vị của nó.Bận tâm với tiện nghi cá nhân + với những ràng buộc mang lại hạnh phúc cá nhân. Nhượng bộ tính trì trệ.Bận tâm với vô số kế hoạch, các dự án thưa thớt và các hoạt động xa lạ.Bận tâm với các kịch tính, các khủng hoảng, các cuộc tranh luận của riêng cá nhân họ, tâm trạng thay đổi đột ngột + sự đau khổ về tình cảm.Bận tâm với những xem xét ‘nổi bật’.Bận tâm với “sự hăng hái nhất thời.” Việc “bị tiêm nhiễm” quá mãnh liệtBận tâm với các vẻ ngoài hay các thông lệ; quá bận rộn với những việc vụn vặt thế tục nên không nghe thấy tiếng gọi của linh hồn.
Phàm nhân hạn chế sự mở rộng như thế nàoTừ chối chấp nhận giá trị của những gì mà những người khác phải đưa ra – làm những việc theo cách của nó và một mình.Tính nhu nhược, quá nhạy cảm, thờ ơ, quá nhút nhát để chiếm thời cơ hoặc lật đổ những người khác trong trường hợp nó bị từ chối.Do tính quá dễ thay đổi, sự rời rạcvà thiếu tính liên tục.Bằng việc chiến đấu và đấu tranh lặp đi lặp lại với chính họ.Bằng một sự tiếp cận duy lýtrí tuệ thái quá với cuộc sống.Do sự hạn hẹp của tầm nhìn, nắm giữ một cách cứng nhắc.Bằng việc hời hợt, hình thức quá cứng nhắc, xu hướng xét đoán bằng các vẻ ngoài của nó.
Các đòi hỏi ích kỷ của phàm nhân Đòi hỏi phải là “số một.” Tách biệt và chia rẻ.Đòi hỏi được ngưỡng mộ, được yêu, được đánh giá cao. Sẽ làm hại sự chính trực của nó theo thái cực này.Đòi hỏi là người thông minh nhất + tinh khôn nhất. Sử dụng trí thông minh của nó một cách ích kỷ. Nó có tính chia rẻ.Đòi hỏi tự biểu lộ chính họ không theo kỷ luật + lờ đi các cưỡng chế của xã hội.Đòi hỏi xem xét chi tiết mọi kinh nghiệm của cuộc đời, và cuộ đời của những người khác, với tính khách quan gần như lạnh lùng.Đòi hỏi quyền tìm kiếm + đi theo “con đường chân chánh duy nhất” + khăng khăng rằng những người khác cũng đi theo cùng con đường đó.Đòi hỏi rằng những người khác chú ý + đi theo các phương pháp làm việc cao hơn của nó.
Phàm nhân tự ám chỉ như thế nàoBằng cách thổi phồng tầm quan trọng của nó, luôn luôn tự nhắc đến mình, chịu trách nhiệm một cách đáng chú ý.Bằng việc tự thương thân trách phận, nỗi đau khổ của nó, những hy sinh mà nó phải thực hiện; hoặc như một người thông minh + có học thức.Kiêu hãnh về trí năng hơn người của nó, khôn khéo chuyển bất cứ tình thế nào thành lợi thế của nó, kỹ năng sống, làm việc cứng rắn.Bằng việc kêu gọi sự chú ý đến nỗi khổ của nó, hoặc tới tài năng nghệ thuật và thú vị của nó.Bằng việc nâng nó lên như nhà chuyên môn nắm hết mọi sự thật, và hiểu biết hơn bất cứ người nào khác.Bằng việc tuyên bố là một trong “những người được chọn”, những người đặc biệt, đi theo vị Huấn sư đích thực là Thượng Đế, giỏi hơn những người khác..Bằng việc thực hiện những việc ra trò, bằng việc tìm ra những sai lầm nơi những người khác, chứng tỏ nó hoàn hảo và đúng cách như thế nào.

Đi theo hàng ngang và đánh dấu kiểm vào hộp miêu tả bạn đúng nhất. Rồi cộng điểm của bạn lại. Điều này sẽ giúp bạn xác định cung này.

SO SÁNH CÁC PHẨM TÍNH BIỂU HIỆN CỦA PHÀM NGàVÀ LINH HỒN
(Nguồn: Cấu tạo con người GQ1.1 và Trích TLHNM GQ1.1)

PHÀM NGÃLINH HỒNCHÂN THẦNNguồn
Tâm thức phàm ngã là tâm thức của trạng thái thiêng liêng thứ batrạng thái sáng tạoTrạng thái này tác động trong vật chất và chất liệu để tạo ra các hình tướng mà qua đó phẩm tính có thể tự biểu lộ, và nhờ thế thể hiện bản chất thiêng liêng trên cõi hiện tượng.Tâm thức chân ngã là tâm thức của trạng thái thiêng liêng thứ hai, tức tâm thức của linh hồn, tự thể hiện chính nó như là phẩm tính và như là “sắc thái” thể hiện bên trong của những vẻ ngoài. Điều này tự nhiên là khác nhau, tùy theo khả năng của linh hồn dưới bất kỳ hình tướng nào để làm chủ hiện thể của nó, tức vật chất, và để thể hiện tính chất bẩm sinh qua hình tướng bên ngoài.Tâm thức chân thần là tâm thức của trạng thái thiêng liêng thứ nhất, cái vốn tiêu biểu cho sự sống thiêng liêng – mục đích và ý định, và dùng linh hồn để thể hiện Thiên Ý cố hữu qua linh hồn. Chính điều này mới xác định phẩm tính.Trích TLHNM, GQ1.1
BIỂU HIỆN PHÀM NGÃBIỂU HIỆN LINH HỒNGQ1.1
Thương thân xót phậnTừ ái
Vô minhThông hiểu và Minh triết
Chia rẽBao gồm
Tự cao tri thứcThông tuệ Sáng tạo
Giảo hoạtNhân ái
Ưa tranh cãiHòa giải
Tính khí thất thườngĐiềm tĩnh
Tầm nhìn hạn hẹpChuyên gia – Chuyên viên
Nghi ngờKhám phá chân lý
Nhắm mắt tin theoNhìn xa trông rộng
Không thỏa hiệpTập trung
Không chịu thay đổiHợp tác
Chỉnh chu quá mứcTổ chức đúng mục đích
Năng lượng gốc là trung tính. Biểu hiện Tốt – Xấu là do Tâm thức đối tượng tiếp nhận => Tâm thức chưa tiến hóa, khi tiếp nhận thì biểu hiện ra năng lượng xấu. Như Phàm ngã và các thể thấp, kể cả phàm ngã hợp nhất, nếu chưa tiếp nhận, thuận theo năng lượng của Linh hồn thì đều biểu hiện ra năng lượng xấu.
………………………………………….………………………………………………………………………………………………….………….

TÂM THỨC PHÀM NGÃTÂM THỨC LINH HỒN
Đồ họa dưới đây cho thấy sự tương phản giữa tâm thức của linh hồn và phàm ngã

Tâm thức Phàm ngã
(Phàm ngã đi từ NGOÀI vào TRONG)
Tâm thức Linh hồn
(Linh hồn hoạt động từ TRONG ra NGOÀI)
Kinh nghiệm thiếu thốn, hạn chếSống trong nguồn phong phú
Ích kỷ, cho mình là trung tâmVị tha, quan tâm đến tập thể
LấyCho
Thu góp ngoại vật vào mìnhCác phẩm tính tỏa ra từ trung tâm
Nắm giữ, ngăn chặnKhai mở, hiển lộ, khai phóng
Chia rẽBao gồm
Hướng đến hình thể hay sự vậtHướng đến phẩm tính bên trong hình thể

… Nguồn: Xem tại đây

CÁC CẤP ĐỘ TÂM THỨC VÀ CÁC CÕI
Các cấp độ tâm thức và các Cõi – Biểu đồ

Trong biểu đồ dưới đây, các mức độ tâm thức khác nhau được cho thấy trong mối quan hệ với bảy cõi tâm thức trong thái dương hệ của chúng ta.

Nguồn: Sự phát triển của Tâm thức trong Thái Dương Hệ

Tên gọiCác cõiMức độ Tâm thứcTrạng thái
Trạng thái thứ nhất của Thượng ĐếThượng ĐếÝ thức Thượng Đế hay “Trời”Thượng Đế
Chân ThầnÝ thức Chân ThầnChrist
Chân nhân -Thái D.T.ThầnChân ngã – Linh Hồn

(Trạng thái 2)

AtmaÝ thức Tinh thầnCác Chân Sư
Bồ ĐềÝ thức Trực giácCác La Hán
Thượng TríÝ thức Linh hồnCác điểm đạo, Đệ tử, N.Chí nguyện
Phàm nhânPhàm ngã – Sáng tạo

(Trạng thái 2)

Hạ TríÝ thức Arya – Thể trí sinh độngNgười tiến bộ thông minh
Cảm DụcÝ thức Atlantis – thuộc về tình cảmNgười tình cảm trung bình
Hồng TrầnÝ thức Lemuria – Bản năng vật chấtNgười sơ khai chưa tiến hóa

CÁC LOẠI PHÀM NGÃ VÀ SỰ TIẾN HÓA TÂM THỨC

+ Phàm ngã hay sự “Sự Biệt Ngã Phàm ngã” hoàn toàn: “Các Phàm ngã” được tích hợp, phối kết, và chưa chịu ảnh hưởng của linh hồn. “Tính bướng bĩnh và tự ái” của họ rất mạnh mẽ. Ba loại phàm ngã: (Nguồn: Tâm thức – Khóa GQ1.1)

PHÀM NGÃ
Tách biệt và chia rẽ – Chưa phối kết
PHÀM NGÃ
Phối kết &Tích hợp – Độc lập
PHÀM NGÃ
Tích hợpLinh hồn điều khiển
1. Các Phàm ngã tách biệt và chia rẽ: và đây là định nghĩa thông dụng nhất cho “phàm ngã”. Định nghĩa này xem mỗi con người như là một nhân vật. Nhưng thực ra, nhiều người chỉ là những con vật với các xung lực cao còn mơ hồ; trong khi những người khác là những người trung bình, bị ảnh hưởng bởi bản chất ham muốn của họ hoặc bởi những ý tưởng vốn không phải là của riêng họ.2. Các Phàm ngã là những người được phối kết và được tích hợp. Họ khỏe mạnh về thể chất, có sự kiểm soát cảm xúc, phát triển về trí tuệ, và đã hoàn chỉnh công cụ tuyến (glandular). Các tính chất thể xác, tình cảm và trí tuệ được hợp nhất và hoạt động như là một, tạo ra một bộ máy lệ thuộc vào ý chí của phàm ngã. Chính ở giai đoạn này xảy ra một khuynh hướng thiên về chính đạo hoặc thiên về tả đạo.3. Phàm ngã là những người của vận mệnh: Họ có đủ sức mạnh ý chí để rèn luyện bản chất thấp sao cho họ có thể thực hiện một vận mệnh mà họ nhận thức một cách vô thức. Họ được chia thành hai nhóm: Những người không có sự tiếp xúc với linh hồn: họ bị thôi thúc tiến đến vận mệnh của họ bởi một ý thức về quyền lực, tự ái, tham vọng cao quý, một phức hợp tự tôn, và sự quyết tâm đạt đến đỉnh cao nhất của ngành nghề cụ thể của họ. Những người tiếp xúc với linh hồn ở mức độ nhỏ, mà phương pháp và động cơ của họ là một hỗn hợp của tính ích kỷ và tầm nhìn tâm linh.
1. Các phàm ngã, đang nhanh chóng chuyển sang loại “các linh hồn qui định”, … vốn để cho chủ thể (cho dù đó là một người hay một chủng tộc, hay một nền văn minhtự do … cung cấp ảnh hưởng và các điều kiện nơi mà những người tốt nhất trong giống dân có thể phát triển hoàn toàn đến một tình trạng hoàn hảo.2. Các phàm ngã được tích hợp, những người nam và nữ được phối kết, nhưng chưa ở dưới ảnh hưởng của linh hồn. “Sự bướng bỉnh và lòng tự ái” của họ là một yếu tố mạnh mẽ trong cuộc sống của họ đến nỗi họ có một ảnh hưởng quyết định lên môi trường chung quanh của họ.3. Các phàm ngã thức tỉnh: là người có Phàm ngã đã được tích hợp, thường xuyên chịu sự chi phối của Linh hồn

PHẦN CÁC CUNG CỦA CÁC THỂ THẤP – NGƯỜI CHƯA TIẾN HÓA
(Nguồn: Thiết lập biểu đồ cung – Khóa học GQ1.4 – MF)

BẢNG MÔ TẢ CUNG THỂ TRÍ – NGƯỜI CHƯA ĐIỂM ĐẠO
(Nguồn: Thiết lập biểu đồ cung – Khóa học GQ1.4 – MF)

Thể trí Cung 2, 3 và 6, 7: cung này không chế ngự thể trí, ngoại trừ các đệ tử.

Thể trí Cung MộtThể trí Cung BốnThể trí Cung Năm
Thể Trí thuộc Cung Một:

Mãnh liệt, nhanh chóng, mạnh mẽ. Một thể trí tổng hợp, nhìn thấy sự việc rộng rãi, và tập trung vào các nguyên tắc, các quá trình tư duy như laser, trong suốt như kim cương tách ra các điều căn bản từ cái không căn bản. Độc lập và thẳng thắn, không thay đổi trong tư tưởng và ý kiến, dứt khoát, vắn tắt và đi thẳng vào trong tư tưởng và lời nói. Một thể trí “thực tế”, nhất tâm, tập trung, có tổ chức, có ưu tiên.

Thể trí Cung 1: (DNA I, 219)

Cung thể trí của bạn cũng là cung một. Điều này có nghĩa rằng thể trí thông minh của bạn có thể thống trị khi cần và có thể mạnh mẽ hơn nhiều khi biểu lộ so với lúc bình thường.

Thể trí Cung 1

Ở NGƯỜI KÉM TIẾN HÓA

1. Ý chí muốn sống hay muốn biểu lộ trên cõi trần.

2. Do đó, xung lực thể hiện như bản năng tự bảo tồn.

3. Khả năng chịu đựng, bất kể những khó khăn nào.

4. Sự cô lập độc đáo. Người luôn luôn là “Một người đứng một mình.”

 

Thể trí Cung 1:

Ở NGƯỜI TIẾN HÓA

1. Ý chí giải thoát hay muốn biểu lộ hữu thức trên cõi của linh hồn.

2. Khả năng phản ứng với thiên cơ, hoặc đáp ứng với ý chí Thượng Đế được nhận thức.

3. Nguyên lý bất tử.

4. Tính kiên trì hoặc sức chịu đựng trên Đường Đạo.

Thể trí có tính trực giác này nhiệt tình và rất mãnh liệt. Đó là thể trí nghệ thuật – âm nhạc, văn học, mỹ thuật, tạo hình ảnh, thơ, kịch, tính phóng đại, vẻ đẹp nhạy cảm. Nó nhanh trí và không gò bó, và thích chơi. Nó là một thể trí “bắt cầu” – liên kết, cân nhắc, cân bằng, phân giải, hợp nhất, trung gian, hòa giải, do dự, mâu thuẫn, thiếu quyết đoán. Nó bâng khuâng – tới lui, lên xuống, phấn khởi, rồi thì chán nản. Một đặc điểm tích cực là kỹ năng của nó trong việc làm trung gian hòa giải. Đó là chiến binh có thể trí xông xáo, giằng xé nội tâm, đấu tranh, căng thẳng do khủng hoảng, đối kháng và mâu thuẫn. Khi làm việc, có thể thấy đầu hoặc nét mặt họ di chuyển từ bên này sang bên kia.+ Không dựa trên lý trí, nó thấy một đặc điểm nổi bật trong những hình ảnh. Nắm bắt các khái niệm, và dịch những ý tưởng của nó (các hình ảnh / bản chất / màu sắc) thành các từ ngữ có thể là một nỗ lực lớn, và nó thường giao tiếp tốt hơn thông qua văn bản hoặc một phương pháp nghệ thuật nào đó . Nó thường bị đe dọa bởi cung thể trí 1, 3, 5 – bởi vì nó thường không xử lý các sự kiện nhanh như thể trí các cung này. Thể trí cung 4 đã phát triển sẽ truyền tải các sự kiện với vẻ đẹp tuyệt vời; còn thể trí chưa phát triển thì mơ hồ và không chính xác.

Thể trí mỗi người, ở một thời điểm nào đó, được tìm thấy trên cung thứ 4 và thường là khi con người đang tiến gần con đường dự bị. Điều này có nghĩa rằng thể trí bị chi phối bởi một nguyên tố có bản chất hoặc tính chất cung 4 và do đó, hoạt động sáng tạo, nghệ thuật là đường lối ít đối kháng nhất. Bấy giờ chúng ta có một người với một khuynh hướng nghệ thuật, hay chúng ta có một thiên tài theo một đường lối hoạt động sáng tạo. (EPII 292)

Thể trí Cung 4 (DNA I, 133):Có tính dễ uốn nắn của bạn, ý thức của bạn về mối quan hệ, và sự nắm bắt nhanh chóng của mình về sự thật trí tuệẢo tưởng sẽ luôn luôn là một cái bẫy sẵn sàng hơn cho bạn so với ảo cảm.  Là cung cầu nối sẽ, trong trường hợp của bạn và thông qua thể trí, mang lại một sự thiết lập tiếp xúc ngày càng nhanh chóng giữa linh hồn và phàm ngã của bạn.

Thể trí Cung 4: (DNA I, 447): Với bạn, sự biểu lộ chính của hoạt động này nên liên quan với những người mà bạn phải làm việc với họ trong lĩnh vực phụng sự sự sống mà bạn chọn; sự hài hòa đạt được là việc giải quyết cuộc xung đột trong cuộc sống của những người xung quanh bạn đang trong quá trình điều chỉnh với sự sống. Các mâu thuẫn trong bạn được bạn hiểu và có thể được giải quyết nhanh chóng. Đó là ảnh hưởng của thể trí của bạn lên người khác mà tôi muốn bạn xem xét rõ ràng nhất. Trên con đường dự bị, các mãnh lực của bản chất thấp của con người và tác động bên trong của chúng thì rất quan trọng; y phải học cách tự biết mình. Trên con đường đệ tử, cũng các mãnh lực này phải được nghiên cứu trong mối quan hệ với những người mà số phậnnghiệp quả và sự lựa chọn nghề nghiệp đã đưa người đệ tử đến với họ. Trên con đường điểm đạo, các mãnh lực tương tự được sử dụng trong sự hợp tác hữu thức với Thiên Cơ, và với kỹ năng thích hợp trong hành động, do các bài học kinh nghiệm đã được học trên các giai đoạn đầu của đường đạo.

Thể Trí Cung Bốn – Ở NGƯỜI KÉM TIẾN HÓA

1. Tính hay công kích và sự thúc đẩy cần thiết đó hướng tới mục tiêu được cảm nhận vốn phân biệt với người phát triển. Mục tiêu này, trong các giai đoạn đầu, sẽ có tính vật chất.

2. Tinh thần chiến đấu hay tinh thần đấu tranh tư tưởng vốn cuối cùng [Trang 292] mang lại sức mạnh và sự tự tin, và tạo ra sự hội nhập cuối cùng với trạng thái thiêng liêng thuộc cung thứ nhất.

3. Lực cố kết đó vốn làm cho một người thành một trung tâm thu hút, cho dù là mãnh lực chính trong bất kỳ sự thống nhất nhóm nào, chẳng hạn như cha mẹ hoặc một người cai trị, hoặc một Chân Sư trong mối quan hệ với nhóm của Ngài.

4. Quyền năng sáng tạo. Trong các loại người thấp kém, điều này được liên kết với xung lực, hoặc bản năng, để tái tạo, do đó, dẫn tới quan hệ phái tính; hoặc nó có thể dẫn đến việc xây dựng các hình tư tưởng hoặc các hình thức sáng tạo thuộc loại nào đó, mặc dù đó chỉ là túp lều của một người man rợ.

Thể trí Cung Bốn – Ở NGƯỜI TIẾN HÓA

1. Tinh thần Arjuna. Đây là sự thôi thúc hướng tới chiến thắng, duy trì một vị trí giữa các cặp đối lập, và ý thức cuối cùng về trung đạo.

2. Sự thôi thúc tổng hợp (lại là một xung lực thuộc cung 1) được phối hợp với một xu hướng cung hai để yêu thương và bao gồm.

3. Tính chất thu hút của linh hồn khi nó tự thể hiện bản thân trong mối quan hệ giữa bản ngã thấp và cao. Điều này dẫn đến “cuộc phối ngẫu ở các cõi Trời.”

4. Quyền năng sáng tạo các hình thể, hay sự thúc đẩy nghệ thuật.

Một thể trí có tính phân tích và chính xác – là nhà tư tưởng có tính khoa học. Không thiên vị và không bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc, nó thẳng thắn, dựa trên lý trí, hợp lý và rất chính xác. Nhận thấy toán học là dễ dàng. Nó cũng rất chi tiết, và khi tự diễn đạt bằng văn bản thì nó dài dòng, với nhiều sự kiện. Nó bất kính, hoài nghi đối với nhà thần bí và người tu hành, và xem thường bất cứ điều gì không thể được chứng minh một cách khoa học. Dành thời gian của nó để suy nghĩ trước khi nói và sau đó đưa ra những lời bằng giọng đều đều, chú trọng vào các sự kiện. Tạo ra các nhà khoa học và các nhà kỹ thuật.Thể trí trong trường hợp của bạn được chi phối bởi năng lượng cung năm. Đây là một tình trạng rõ rệt và tạo ra nhiều khó khăn trong cuộc sống của bạn. Trong trường hợp của tất cả những người tìm đạo, như vậy nó bị qui định về mặt trí tuệ, nguyên nhân tối quan trọng của hành vi thiếu tính thu hút của họ, khi sử dụng từ ngữ đó theo các hàm ý về tâm lý của nó. Tôi muốn nhắc nhở bạn rằng việc thiếu tính thu hút ở giai đoạn phát triển của bạn có nghĩa là (mặc dù bạn có thể có một mức độ nào đó trong việc tiếp xúc với linh hồn), bạn không thể tỏa chiếu sự sống linh hồn đó tới người khác như bạn muốn làm, vì thể trí cung năm thống trị của bạn (Cung Khoa học Cụ Thể, như bạn biết) bị cách ly, bị cô lập và có xu hướng tự nhiên hướng tới sự phân biệt vốn dẫn đến sự chia rẻ. Hiệu ứng ngược lại cũng đúng. Sự tỏa chiếu của những người khác cũng có thể bị tắt đi và do đó bạn không thể ghi nhận các ấn tượng thần giao cách cảm. Tuy nhiên giá trị của một thể trí cung năm rất lớn, vì nó có nghĩa là một thể trí sắc sảo và hữu ích (hãy suy ngẫm về điều này) là một cánh cửa mở ra cho sự linh hứng. (DNA I, 120)

Thể trí của bạn ở trên cung thứ năm …. Thể trí cung năm này mang đến cho bạn bản chất tò mò, hay dò hỏi vốn là một trong những đặc điểm nổi bật của bạn – một tài sản tuyệt vời khi được sử dụng đúng đắn; là một vấn đề khó khăn lớn và vật cản trở thực sự với dòng nhập lưu của ánh sáng linh hồn khi bị quá chú trọng. (DNA I, 351)

Thể trí Cung Năm – Ở NGƯỜI KÉM TIẾN HÓA

1. Năng lực phát triển tư tưởng.

2. Tinh thần táo bạo có tính duy vật, sự thôi thúc thiêng liêng, khi nó tự chứng tỏ bản thân trong những giai đoạn đầu.

3. Các xu hướng nghi vấn, đặt câu hỏi và tìm hiểu. Đây là bản năng để tìm kiếm và để tiến bộ, xét cho cùng, vốn là sự thôi thúc để tiến hóa.

4. Xu hướng kết tinh, chai cứng, hay có một ” định kiến”. Về việc này, người ta thường sẽ phát hiện ra rằng người không chống nỗi một “định kiến” không chỉ có một thể trí cung năm mà còn có hoặc một phàm ngã cung sáu, hoặc một thể cảm dục cung sáu.

Thể trí Cung Năm – Ở NGƯỜI TIẾN HÓA

1. Nhà tư tưởng chân chính, hoặc loại người trí tuệ – tỉnh táo và lanh lợi.

2. Người hiểu biết Thiên Cơ, mục đích và ý chí của Thượng Đế.

3. Người mà trí thông minh đang được chuyển hóa thành minh triết.

4. Nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà văn.

BẢNG SO SÁNH CHI TIẾT GIỮA CÁC CUNG THỂ TRÍ – NGƯỜI CHƯA ĐIỂM ĐẠO
(Nguồn: Thiết lập biểu đồ cung – Khóa học GQ1.4 – MF)

Thể trí Cung MộtThể trí Cung BốnThể trí Cung Năm
Kiên quyết trong tư tưởng và ý kiến, thể trí quả quyết, nhất tâm, thực tế.Thể trí dao động, nước đôi, do dự, chao đảo từ sự hiếu động thái quá đến trạng thái uể oải.Thể trí nghiêm ngặt, đúng đắn, chính xác, đúng thật, biết chắc thực tế, chân thật.
Thể trí lập bản đồ, vẽ phác thảo, tổng hợp, các tiến trình tư tưởng không bị tô vẽ, có tổ chức – có tính ưu tiên; thể trí huyền bí.Một thể trí “nhạy cảm” (“feeling”), thể trí có tính trực giác, thiếu lý trí, có óc thẩm mỹ, nhạy cảm với vẻ đẹp – thể trí có tính nghệ thuật, âm nhạc, thơ phú và văn chương, bị giằng xé, đầy đấu tranh nội tâm, bị căng thẳng vì khủng hoảng,Thể trí có tính hội tụ, tập trung cao, có tính khoa học, kỹ thuật, toán học, định lượng, liệt kê, đo lường, sắc sảo, nhạy bén, xác định. Thể trí thiếu trí tưởng tượng, thiếu trực giác, theo đúng nghĩa.
Một thể trí nổi trội và gây ấn tượng sâu sắc, thẳng thắn, phê phán, năng nổ.Thể trí thống nhất, tích hợp, tổng hợp, “không chia rẻ”, làm cầu nối, liên kết, làm trung gian, hòa giải, phân giải, làm hòa hợp, có cân nhắc, làm cân bằng, làm hòa thuận.Thể trí phân tích sâu sắc, có tính phân biện, tách biệt.
Không bàn đến chi tiết, tập trung vào sự việc rộng lớn, nhảy đến các kết luận.Thể trí hình dung, hư cấu, diễn cảm, đầy màu sắc, đầy ấn tượng – Thể trí nhìn thấy bằng hình ảnh, kịch tính, cường điệu.Tiến trình tư tưởng tỉ mỉ – tập trung vào chi tiết vụn vặt
Vô tư, suy nghĩ không có tính cá nhân, tính độc lập của thể trí.Thể trí đối kháng, mâu thuẩn: đưa ra quan điểm trái ngược, thích đấu tranh (war-like).Tính khách quan trí tuệthể trí vô tư, không thành kiến, khách quan, lạnh lùng, không hạn chế.
Tư tưởng và lời nói vắn tắt, đanh thép, Sự bền bĩ về trí tuệ.Lanh lợi, không gò bó, có tính ứng khẩu, khôi hài , có tính liên đới tự do (free associative), khó đoán, ‘không thích ẩn dật’.Thể trí có lý trí, ‘kiên nhẫn’, hay dò hỏi, tò mò, hay tìm tòi, điều tra, tìm kiếm.
Đi theo hàng ngang và đánh dấu kiểm vào hộp miêu tả bạn đúng nhất. Rồi cộng điểm của bạn lại. Điều này sẽ giúp bạn xác định cung này.

BẢNG MÔ TẢ THỂ CẢM DỤC – NGƯỜI CHƯA ĐIỂM ĐẠO
(Nguồn: Thiết lập biểu đồ cung – Khóa học GQ1.4 – MF)

Thể Cảm dục Cung 1, 3, 4 và 5, 7: cung này không chế ngự thể cảm dục, ngoại trừ các đệ tử.

Thể cảm dục Cung HaiThể cảm dục Cung Sáu
Bình tĩnh về mặt cảm xúc, rất tình cảm và thương người, rất nhạy cảm và dễ dàng bị choáng ngợp. Muốn bao gồm tất cả mọi người, không muốn làm tổn thương bất cứ ai, trừ khi có sức mạnh đến từ một thể khác, một người như vậy có thể rất thụ động, ngoan ngoãn, một người bị khinh khi vì không thể nói “không”. Loại đáng sợ nhất của những loại người thuộc cung tình cảm sẽ “nhượng bộ” một cách dễ dàng khi bị đe dọa. Một tính năng phân biệt là nó không công khai phản ứng – ngay cả khi bị khiêu khích nghiêm trọng và sợ hãi. Nó vẫn bình tĩnh và tránh những sự bộc lộ rất tình cảm. Đây là thể tình cảm vô hại nhất, và người ta thích ở xung quanh nó.Thể cảm dục Cung 2Thể cảm dục cung hai của bạn làm cho công việc của bạn rất thuận tiện, đem cho bạn sự hiểu biết và tính vô hại; các cảm xúc của bạn do đó không gây trở ngại cho sự phán xét ​​của bạn và các quyết định của bạn. (DNA 168)Thể cảm dục Cung 2Thể cảm dục của bạn chắc chắn với vai trò là một tập hợp các năng lượng cung hai và đó là ảnh hưởng của tình thương mà bạn mang theo khắp mọi nơi với bạn. Tuy nhiên, Tôi muốn nhắc nhở bạn rằng khi linh hồn và thể cảm dục đều ở trên cùng một cung, thì khi đó luôn nảy ra một khó khăn về sự quân bình gây mất thì giờ. Trong những trường hợp như vậy, sẽ có một xu hướng dẫn tới sự thiếu cân bằng trong toàn bộ kết quả của thể cảm dục, và – như bạn biết – bạn phải liên tục đối phó với điều này. (DNA I, 152)Thể cảm dục thuộc Cung 3, 4, 5: cung này không chi phối thể cảm dục, ngoại trừ các đệ tử.Đây là loại thể cảm dục phổ biến nhất. Về mặt tình cảm rất dễ phản ứng lại, sôi nổi, và đam mê. Những thể cảm dục Cung Sáu xem xét sự việc có tính cách cá nhân, và nhận thấy khó vượt qua cách thức mà họ cảm nhận về con người và những tình huống nhất định. Rất phản ứng khi bị khiêu khích – cho dù một tia tức giận, những giọt nước mắt, hay phiền muộn; họ được phân biệt bởi sự thiếu kiểm soát cảm xúc. Tận tâm với “người yêu” hiện tại của họ, mong muốn của họ để ở với người mà họ yêu thích có thể ám ảnh họ hoàn toàn. Họ có thể cuồng tín trong việc theo đuổi những ham muốn của họ, và cũng rất ghen tuông. Nhất là nếu đối tượng ham muốn của họ có sự quan tâm tới một người khác. Nó rất dễ bị tổn thương đối với các ảo cảm và sự cuồng tín thuộc tình cảm. Ở những người tiến hóa, những đặc điểm này được chuyển hóa thành khát vọng và chủ nghĩa lý tưởng cao siêu.Năng lượng cung sáu này tự thể hiện chủ yếu là sự tận tâm với nhiệm vụ khi được nhận thức, và với trách nhiệm khi được công nhận, và không sùng bái quá nhiều đối với những người hoặc thậm chí với những lý tưởng. Điều này đã tạo thành một yếu tố cân bằng tối quan trọng trong cuộc sống của bạn. (DNA 179)Thể cảm dục của bạn ở trên cung sáu. Điều này mang đến cho bạn một thái độ nhất tâm với cuộc sống và, trong trường hợp của bạn, chủ yếu với những sự việc thuộc về thế giới tâm linh. Bạn chắc chắn đang “trên con đường của bạn” và với một tính hồn nhiên khá thỏa đáng, đang tiến về phía trước. (DINA I, 197)Thể cảm dục của bạn là một vấn đề khó khăn thực sự vì nó nhấn mạnh cung phàm ngã; vì nó cũng ở trên cung thứ sáu .. cũng như cung thứ sáu – được biểu lộ trong phàm ngã của bạn – có thể dẫn đến người ủng hộ cuồng tín của lý tưởng, vì thế cùng một cung trong thể cảm dục tạo ra sự biểu hiện của lòng sùng tín. Trong trường hợp của bạn, lòng sùng tín này tạo cho bạn hạt giống của lòng vị tha. Lòng sùng tín này mà bạn đang quan tâm không phải là sự sùng tín với những lợi ích ích kỷ riêng của bạn, nhưng nó là một yếu tố hướng ngoại tuyệt vời đối với bạn. Nó dẫn bạn theo con đường phụng sự. Tuy nhiên, khi hai khí cụ, hay hai hiện thể, và linh hồn ở trên cùng một cung, bấy giờ các vấn đề về việc phải làm cân bằng các mãnh lực xuất hiện. (DNA I, 255

 

SO SÁNH THỂ CẢM XÚC CỦA BẠN – NGƯỜI CHƯA ĐIỂM ĐẠO
Bảng so sánh thể cảm xúc
(Nguồn: Thiết lập biểu đồ cung – Khóa học GQ1.4 – MF)

Thể cảm dục Cung HaiThể cảm dục Cung Sáu
Yêu thươngĐầy sự ham muốn hơn là tình yêu vị tha.
Bình tĩnh, dịu dàng, thanh thản và nhẫn nại.Sự mãnh liệt về tình cảm (và có thể xảy ra tính cuồng tín), Sùng đạo và lý tưởng mãnh liệt, và sẵn lòng chiến đấu cho các niềm tin của mình, thiếu sự kiểm soát tình cảm.
Lãnh đạm và không có phản ứngDễ xúc động, rất phản ứng, sự gợi lên nhanh chóng “gay gắt” (rapid “hot” arousal)
Tính nhạy cảm, sợ hãi và đau khổ; có thể bị choáng ngợp bởi các hoàn cảnh.Có sợ hãi và đau khổ, nhưng có xu hướng chuyển sang đánh nhau.
Không trải nghiệm tính ghen tuông.Có thể ghen tuông mãnh liệt.
Có tính vô ngã hơn.Thượng Đế “của tôi”, tình yêu “của tôi”, nhà thờ “của tôi”, cách “của tôi”.
Sự gắn bó có tính cảm xúc của tâm hồn (Heart-felt attachment)Rất gắn bó tình cảm với các niềm tin và tình yêu của nó, và nếu những điều này bị chỉ trích, nó đích thân thực hiện nó.
Quan điểm về thực tại sáng suốt hơn do một thể cảm dục trong sáng hơn và buông xả hơn.Thiên về ảo tưởng và ảo cảm, vì những sự gắn bó mãnh liệt được hình thành, các cảm xúc và các niềm tin sôi nổi, vốn thôi thúc (whip up) thể cảm dục, làm biến dạng sự thật.
‘Dải’ của sự đáp ứng tình cảm mở rộng; tâm hồn “đi ra” tới nhiều người, lĩnh vực bao gồm hơn, cảm nhận một sự thôi thúc tự nhiên để vươn ra, ôm lấy và bao gồm tất cả; khi bị thử thách về mặt tình cảm, khuynh hướng của nó là vẫn cởi mở.‘Dải’ đáp ứng tình cảm hẹp; sự định hướng và thôi thúc nhất tâm về mặt tình cảm; yêu mãnh liệt và có tính cá nhân; khi bị thử thách về tình cảm, khuynh hướng của nó là giữ chặt lại, đi vào phương cách phòng thủ; một quả lê đầy gai.
Đồng nhất hóa với những người khác, tính thông cảm, lòng từ ái, sự che chở; tiếp xúc và hòa lẫn dễ dàng với mọi loại người.Đồng nhất hóa với những người nào chia sẻ cùng những lý tưởng; nếu không thì “nếu anh không theo tôi thì là anh chống tôi”.
Tử tế và tha thứ.Sự trả thù thật là thú vị.
Không có sự sốt sắng và đam mê về tình cảm.Ngọn lửa khát vọng và xúc cảm cung cấp chất đốt cho một sự thôi thúc hướng tới các mục tiêu, hướng tới Thượng Đế, hay những lý tưởng cao cả nhất của mình, và có thể gợi lên sự đáp ứng nơi những người khác – năng lực gợi lên sự đam mê nơi những người khác.
Chịu đựng nếu bị hất hủi, nhưng theo một cách chấp nhận hơn và hòa nhã hơn.Phụ thuộc vào người khác về tình cảm; bị xé làm hai, rất đau khổ, mắng nhiếc chống lại sự bất công – nếu bị hất hủi.
Đi theo hàng ngang và đánh dấu kiểm vào hộp miêu tả bạn đúng nhất. Rồi cộng điểm của bạn lại. Điều này sẽ giúp bạn xác định cung này.

Đặc điểm nổi bật giữa hai loại là thể cảm xúc cung 2 thường lạnh lùng và nhạy cảm, còn cung 6 thì nóng nảy. Vì vậy, Cung 6 cảm xúc. Nếu bạn đã từng cảm nhận sự ganh tị trong lòng bạn thì bạn có một thể cảm xúc cung 6, ngay cả khi bạn đã thanh luyện nó và bạn nghĩ rằng bạn không còn ghen tị nữa. Cô Leoni nói rằng đa phần con người hiện nay có thể cảm xúc cung 6 và rất ít người có cung 2 cảm xúc. Nhiều người nói rằng họ có cảm xúc cung 2 nhưng khi phân tích kỹ, họ có biểu hiện của tính “nóng”, ghen tuông, ganh tị, thì rõ ràng họ có thể cảm xúc cung 6. Nhưng đặc điểm của cung 6 cảm xúc là: khát khao, đam mê cháy bỏng để sở hữu những gì mà y thương yêu. Hoặc có tất cả hoặc không có gì cả. Người cung 2 cảm xúc thì không có sức mạnh, động lực, “sức nóng” để đạt những gì mình muốn, mà họ đạt đến những điều đó bằng thủ thuật, bằng sự thu hút. Một điểm tiêu cực lớn của Cung 2 cảm xúc là họ rất khéo trong việc khiến người khác cảm thấy bị phạm tội, khinh rẻ, và từ đó thu hút người đó làm những việc mà họ mong muốn. Người cung 6 thì khi đã ham muốn thì sự ham muốn mãnh liệt che mất lí trí, dục vọng thu hút thể trí để làm những gì mà nó ham muốn. Đây là điểm tiêu cực lớn của cung 6 cảm xúc. Thể trí bị thể cảm xúc lôi cuốn, gắn chặt với nó và phục vụ nó, và Thông Thiên Học gọi đó là kama-manas (thể trí-cảm). Nhiệm vụ của người học đạo chúng ta là biến thể trí thành khí cụ của linh hồn, dùng thể trí để kiểm soát thể cảm xúc chứ không phải để thể trí thành nô lệ của dục vọng.

BẢNG MÔ TẢ THỂ XÁC & DĨ THÁI – NGƯỜI CHƯA ĐIỂM ĐẠO
(Nguồn: Thiết lập biểu đồ cung – Khóa học GQ1.4 – MF)

Thể Xác Cung 1, 2, 4 và 5, 6: cung này không chế ngự thể Xác, ngoại trừ các đệ tử.

Thể xácDĩ thái Cung 3Thể xácDĩ thái Cung 7
Cường tráng, chắc nịch, rắn rỏi, một con ngựa để làm việc với năng lượng cao. Nó có một ngưỡng chịu đau cao, và có khả năng chống với những ô nhiễm môi trường.

Nó rất tích cực, thể xác này thích tiếp tục hoạt động, thường nghĩ rằng có quá nhiều việc phải làm – nó có thể xử lý nhiều việc cùng một lúc.

Nó thoải mái trong lớp vỏ của nó, và trên cõi trần, và thích ăn, uống và quan hệ tình dục.

Nói nhiều mà không suy nghĩ. Nó có thể hạnh phúc trong một môi trường lộn xộn, hoặc không có thói quen ngăn nắp. Nó thích đến và đi tùy ý nó, và bực tức khi các hoạt động của nó bị kiềm chế. Nó thường di chuyển chậm chạp, với các cử động khiếm nhã.

Loại não bộ cung 3 sẽ thể hiện các ý tưởng theo một cách thức hay thay đổi, mạnh mẽ, đôi khi không chính xác.

Bạn có một thể xác thuộc cung ba. Điều này cho phép bạn tiếp xúc và mang bạn xuống trần gian, … Nó hỗ trợ bạn trong việc biểu lộ trên cõi trần; nó tạo ra một tiêu điểm cho sự biểu lộ của linh hồn, vì nó đặc biệt là cung mà qua đó trạng thái thiêng liêng thứ ba lướt vào biểu lộ; nó có thể tạo ra uy lực biểu lộ của phàm ngã, nhưng nó cũng có thể tỏ ra là một trở ngại nhất định. (DNA I, 255)

Nó tao nhã, duyên dáng, thanh tú, cao quý, thích sử dụng đôi bàn tay. Các cử động có chừng mực và ổn định, chúng di chuyển và đi với vẻ duyên dáng. Nó rất thích sống trong một môi trường ngăn nắp và hoạt động tốt hơn khi các chu kỳ thường lệ của nó không bị phá vỡ – ví dụ, dậy vào buổi sáng, và dùng các bữa ăn vào cùng thời điểm của ngày. Nó thích tập trung vào, và hoàn thành, một việc ở một thời điểm. Nếu quá nhiều việc đang xảy ra, nó có thể trở nên mất phương hướng. Nó có một ngưỡng chịu đau thấp, và không thể đi vào các môn thể thao hay những thú tiêu khiển nguy hiểm do lẽ đó. Tuy nhiên, mặc dù dễ bị thương, nó cũng có thể mạnh mẽ, và được đào tạo trong các môn thể thao đòi hỏi sức mạnh và vẻ uyển chuyển, như thể dục dụng cụ. Một trong những năng khiếu của nó là nó có thể dễ dàng được đào tạo, và thích nghi tốt với những lề thói mới, chẳng hạn như việc thiền định.

Loại não bộ Cung 7 sẽ biểu lộ các ý tưởng theo một cách thức có trật tự. Nó vốn cung cấp cho bạn một ý thức về mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất, giữa linh hồn và thể xác, và cho phép bạn, nếu bạn muốn thế, là một tác nhân kiến tạo trong công tác huyền thuật. (DNA I, 133)

Bạn quan tâm trước hết đến thuyết duy linh (spiritualism) (DNA I, 549).

Suốt nhiều năm, hỡi huynh đệ yêu quý của tôi, tôi đã thuyết phục bạn rằng sự hạn chế chủ yếu của bạn là thể xác của bạn; tất nhiên điều đó có nghĩa là bộ não thể xác của bạn là một trung tâm giới hạn. Trong gần mười lăm năm, Tôi đã xin bạn rèn luyện thể xác của bạn, cố gắng thanh luyện nó, và cố gắng làm cho nó nhạy cảm hơn với ấn tượng tinh thần. [Trang 615].

Nhiệm vụ của nó là liên kết bên trong với bên ngoài. Nó chưa thể làm đúng điều này trong khi bạn đã thực hiện vài bước để thanh luyện nó và thay đổi tính chất của nó. Do đó, bộ não của bạn, đáp ứng dễ dàng với thể trí cung một của bạn, và cho đến nay, đáp ứng rất ít với linh hồn cung hai của bạn. Nếu nó đã làm được như thế, thì chân lý và bác ái đã làm bạn nổi bật trong thời gian thử thách này, nhưng những điều này đã được thấy rất ít. Cách xử lý của bạn về vấn đề kép này sẽ cho bạn thấy rõ những hạn chế của bạn. (DNA II 614-5)

SO SÁNH CUNG THỂ XÁC & DĨ THÁI – NGƯỜI CHƯA ĐIỂM ĐẠO
Thái
thể xác – 3 hay 7 Ngoại trừ Đệ tử có thể có bất kỳ cung nào
Loại xác thân của bạn, cách bạn di chuyển, những thói quen hàng ngày mà bạn thích nhất.
(Nguồn: Thiết lập biểu đồ cung – Khóa học GQ1.4 – MF)

Thể xác – Dĩ thái Cung 3Thể xác – Dĩ thái Cung 7
Không mảnh mai, thể xác rắn rỏi hơn và chắc nịch hơn, không thanh nhã, có khuynh hướng đi đứng nặng nề.Tao nhã, thanh nhã, và mảnh mai, lướt khi bước đi.
Cơ thể vạm vỡ, các môn thể thao có sức chịu đựng và sức khỏe, kiến tạo cơ thể, khả năng mau phục hồi thể xác.Có thể khỏe mạnh, nhưng cơ thể thanh nhã hơn; huấn luyện viên thể dục nhịp điệu, diễn viên múa.
Rất hoạt động; một cơ thể “bận rộn”, vận động không nghỉ, không thích những thời kỳ dài bất động, nói liến thoắng.Hạnh phúc hơn với sự trầm lặng và yên tĩnh.
Đặc biệt không nhạy cảm với sự đau đớn.Nhạy cảm với sự đau đớn hay tư tưởng đau buồn.
Không để ý về mặt thể xác; tương đối không chú ý đến sự trật tự về thể chất và chi tiết trong môi trường chung quanh, có thể sống trong một tình trạng bừa bộn, ồn ào hay hỗn loạn.Hình thức hơn về mặt thể xác; chú ý đến sự trật tự về thể chất và chi tiết trong môi trường chung quanh, không thích sự hỗn loạn và bừa bộn.
Dễ dàng trong việc vận dụng môi trường vật chất.Hoạt động thanh nhã, có thứ tự.
Yêu tự do và hành động chống lại các kỷ luật hay hạn chế về thể xác.Cơ thể dễ được huấn luyện và vâng lời hơn.
Bàn tay mạnh mẽ và là các công cụ hữu dụng.Bàn tay và ngón tay thanh tú, có khunh hướng sử dụng “đôi bàn tay”, phô trương bàn tay.
Hoạt động của não nhanh chóng, nói năng liến thoắng, nhiều lời bị kéo dài, và nếu không có một trung tâm kiểm soát – thì không được phối kết tốt một cách rõ ràng.Tổ chức ý tưởng trước khi nói, có cân nhắc nhiều hơn trong lời nói và cuộc sống; người theo nghi thức xuất sắc, trong các tiến trình huyền thuật.
Đi theo hàng ngang và đánh dấu kiểm vào hộp miêu tả bạn đúng nhất. Rồi cộng điểm của bạn lại. Điều này sẽ giúp bạn xác định cung này.

Slide 6 mô tả các đặc tính đối nghịch của thể hồng trần cung 3 và cung 6. Về dóc váng, người có thể hồng trần cung 7 nhỏ nhắn, xương nhỏ, thanh mảnh, còn người cung 3 xương to, chắc nịch, vai to thịt bắp. Người cung 7 đi đứng nhẹ nhàng, khi đi như lướt. Người cung 3 nặng nề.

Về nhà cửa, người cung 7 thích sự trật tự, ngăn nắp, trong khi người cung 3 bề bộn, hỗn độn. Người cung 7 không thể làm việc được khi bàn làm việc của họ lộn xộn, ngăn nắp, và họ phải sắp xếp lại gọn gàng trước khi làm việc. Trái lại người cung 3 có thể ngủ trong tiếng ồn hoặc bất kỳ đâu.

Bàn tay người cung 7 uyển chuyển. Khi họ diễn thuyết, họ dùng động tác của bàn tay để hỗ trợ cho lời nói và tư tưởng của họ. Bàn tay người cung 3 to chắc, khỏe mạnh.

Người cung 3 chịu đựng được sự đau đớn trong khi người cung 7 rất dở trong khi chịu đựng sự đau đớn. Cung 3 thể xác có thể làm việc bền bĩ, dẻo dai, trong khi cung 7 làm việc có giờ có giấc. Cô Leoni hài hước kể cô ước gì cô có một thể xác cung 3 (cô có thể xác cung 7), bởi vì khi đó bạn có thể khiến nó chịu khó làm việc như bạn mong muốn. Nó sẽ bền bĩ, tiếp tục làm việc cho bạn. Trường hợp của thể xác cung 7, khi nó không chịu làm việc, cô phải dùng ý chí mạnh mẽ thúc đẩy làm việc, ngoài ra còn phải cho nó ăn và uống cà phê… 

Như vậy, có những thỏa hiệp mà chúng ta phải chấp nhận và chúng ta phải chăm sóc thể hồng trần của chúng ta một cách hợp lý, bởi vì sau rốt, nếu chúng ta không chăm sóc nó cẩn thận khiến nó đau ốm và chết, chúng ta phải chờ đợi cho đến khi một cơ hội khác để tiếp tục công việc của chúng ta trên cõi trần.

Tóm lại: cung 7 là cung của sự tiết điệu, trật tự, nghi lễ, và những gì họ thích phản ảnh điều này. Sống trật tự, có giờ giấc ổn định, ngăn nắp, bề ngoài gọn gàng. Còn cung 3 ngược lại cung 7 ở những đặc tính trên.

 


Chia sẻ: