Chia sẻ:
Một chủ đề cực kỳ quan trọng và hấp dẫn với người học đạo là mối quan hệ giữa các luân xa và bệnh tật. Y khoa hiện nay chưa nhìn nhận thể dĩ thái (etheric body) và do đó không thể biết được tầm quan trọng của thể dĩ thai đến sức khoẻ của con người. Đức D.K nói rằng tương lai khi khoa học chấp nhận đằng sau xác thân vật chất còn có một thể vô hình (đối với người thường) có một vai trò quan trọng hơn xác thân rất nhiều. Các nhà Thần triết học gọi thể dĩ thái là khuôn dĩ thái (etheric double), bởi vì nó là cái khuôn mẫu mà theo đó xác thân của ta được nặn thành. Do đó đối với nhà huyền linh học thì thể dĩ thai có tầm quan trọng hơn rất nhiều so với xác thân vật chất.
Thể dĩ thái (etheric body hay etheric vehicle) còn được gọi là lưới dĩ thái (etheric web), bởi vì các nhà nhãn thông bậc cao thấy nó gần giống như một tấm lưới được đan bởi vô vàn sợi chỉ là các đường từ lực nadis. Các đường từ lực nadis nầy là vận hà vận chuyển sinh lực Prana đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng nó. Như Luân xa (Phần II) có nói, đức D.K nói rằng nơi mà các đường từ lực nadis giao nhau 21 lần ta có một luân xa chính. Nơi mà các từ lực nadis giao nhau 14 lần ta có một luân xa phụ. Và nơi mà các nadis giao nhau 7 lần ta có một luân xa vi tế (minute chakra).
Các luân xa nầy chi phối hệ thống các tuyến nội tiết trong cơ thể chúng ta, và thông qua đó điều khiển toàn bộ các hoạt động của cơ thể. Các tuyến nội tiết nầy chính thực là các biểu hiện ngoại tại của các luân xa (externalisations). Y học ngày nay biết nhiều hơn về hệ thống tuyến nội tiết nầy so với thời kỳ mà chân sư D.K viết các quyển sách của Ngài, và các hiểu biết đó càng chứng thực cho những gì Ngài dạy.
Tuyến nội tiết tạo thành một hệ thống liên hợp trong cơ thể, chi phối toàn bộ các cơ quan trong thể xác chúng ta. Những kích thích tố chúng tiết ra được đưa vào máu để vận chuyển đi khắp các cơ thể.
Đức D.K dạy rằng đối với thể dĩ thái-xác thân của chúng ta có một hệ thống các tác nhân liên hệ chặt chẽ với nhau:
- Thể dĩ thái: thể dĩ thái nầy với vô vàn đường từ lực nadis là nơi tiếp nhận năng lượng từ môi trường xung quanh (prana) cũng như từ các thể cao hơn của con người (thể tình cảm, thể trí, linh hồn và tam thể thượng). Chúng vận chuyển các năng lượng nầy đi khắp cơ thể và thông qua hệ thống luân xa tác động lên các tuyến nội tiết để kiểm soát toàn bộ hoạt động của con người.
- Hệ thần kinh: Hệ thần kinh với vô số dây thần kinh, đám rối và trung tâm thần kinh chính là các biểu hiện ngoại tại (externalization) của các nadis. Chúng là phương diện âm trong khi các nadis là phương diện dương của hệ thống năng lượng.
- Hệ thống tuyến nội tiết: là các biểu hiện ngoại tại của các luân xa. Các tuyến nội tiết nầy nằm ở lân cận khu vực luân xa mà nó biểu hiện.
Luân xa | Tuyến nội tiết |
Luân xa đỉnh đầu | Tuyến tùng (Pineal gland) |
Ajna | Tuyến yên (Pituitary body) |
Luân xa cuống họng | Tuyến giáp trạng (Thyroid gland) |
Luân xa tim | Tuyến ức (Thymus gland) |
Luân xa tùng thái dương | Tuyến tuỵ (Pancreas) |
Luân xa xương cùng | Tuyến sinh dục (The gonads) |
Luân xa đáy cột sống | TUyến thượng thận (Adrenal glands) |
Ba hệ thống nầy tạo thành một mạng lưới liên hệ vô cùng chặt chẽ với nhau, và ảnh hưởng đến toàn bộ sức khoẻ của con người.
- Máu: máu là vận hà để mang sinh khí và các năng lượng của ba hệ thống trên đến toàn cơ thể. Y học ngày nay biết nhiều về vai trò của máu đối với các hormone do các tuyến nội tiết tiết ra, nhưng chưa ý thức được tầm quan trọng của máu với hệ thần kinh.
Ảnh hưởng của hoạt động thái quá hoặc bất cập của các luân xa
Y học ngày nay cho rằng bệnh tật là do các yếu tố ngoại tại như vi khuẩn hay virut tấn công lên cơ thể con người, và một trong các cách chữa trị là tiêu diệt các vi khuẩn hay virut đó. Tuy nhiên đức D.K lại dạy rằng chính tình trạng của các luân xa trong cơ thể chúng ta tạo điều kiện cho các tác nhân đó tác động và gây bệnh trên cơ thể ta. Ngài nói rằng:
Hai yếu tố chính gây nên bệnh tật trong cơ thể là sự hoạt động thái hay bất cập của các luân xa (overstimulation or understimulation). Chính tình trạng của các luân xa về cơ bản tạo ra tất cả khó khăn đó, khiến cơ thể bị vi khuẩn xâm nhập, và các mầm bệnh tiềm ẩn trong cơ thể chúng ta có thể phát triển. Chúng ta có thể đưa ra giả thiết rằng (và y học sau nầy sẽ chấp nhận tính đúng đắn của nó) tất cả bệnh tật đều là tự phát sinh, rằng tất cả các bệnh tật nếu không phải do nhiễm trùng hay lây nhiễm (contagion or infection) hoặc do tai nạn, đều là hậu quả của sự thiếu hụt hoặc quá mức, bất cập hoặc thái quá của hệ thống nội tiết.
Hệ thống tuyến nội tiết nầy thông qua các hormone và máu ảnh hưởng đến mọi thành phần của cơ thể chúng ta, và chúng ta có thể khẳng định một cách đúng đắn rằng khi hệ thống tuyến nội tiết hoạt động một cách cân bằng và hoàn chỉnh sẽ không có bệnh tật. Các dòng máu cũng sẽ được duy trì trong trạng thái hoàn hảo. Chìa khoá cho sức khoẻ hoàn hảo của một Chân sư Minh Triết nằm ở chỗ Ngài đã hoàn toàn kiểm soát được hệ thống luân xa của Ngài, kiểm soát được sự cân bằng trong việc tiếp nhận và phân phối năng lượng, cũng như trong tác động của chúng lên toàn thể tuyến nội tiết. Nhờ đó mà lúc nào Ngài cũng duy trì được thể xác trong tình trạng hoàn mỹ.
Nằm chen giữa các luân xa và các tuyến nội tiết tương ứng là hệ thần kinh. Tuy nhiên đây lại là nơi mà chúng ta hay gặp khó khăn. Hoặc là các năng lượng bị thiếu hụt, hoặc là không đồng đều: vài luân xa nhận quá nhiều năng lượng, một số lại quá ít. Vài luân xa chưa hoạt động và do đó không đáp ứng với năng lượng; vài luân xa phát triển sớm quá và truyền dẫn quá nhiều năng lượng đến vùng cơ thể mà nó chi phối. Trong y học bí truyền và theo cách giải thích triết học của nó chính hệ thần kinh não tuỷ (cerebro-spinal) chi phối và kiểm soát toàn bộ hệ thống thần kinh, bởi vì thông qua hệ thần kinh não tuỷ nầy mà các luân xa làm việc và tác động lên cơ thể vật chất, cung cấp nó năng lượng mà nó cần thiết. Do đó cuối cùng thì hệ thống thần kinh thông qua bảy luân xa chính đáp ứng với bảy loại năng lượng chủ yếu của bảy cung.
Không một ai, ngoại trừ các Chân sư Minh triết, có hệ thống luân xa khai mở và hoạt động trong trạng thái quân binh, chúng cũng không tương tác đúng đắn với nhau bên trong cơ thể. Hệ thần kinh cũng không đáp ứng một cách đúng đắn với các luân xa. Có hai lý do cho điều nầy và hai lý do nầy đều có can hệ với hệ thần kinh não tuỷ:
In no human being, except a Master, are all the centers properly awakened and functioning in a balanced manner, nor are they properly related through intensive radiation; in no human being is the nervous system correctly responsive to the centers. There are two reasons for this, and both are related to the cerebro-spinal system:
- Luân xa đỉnh đầu chưa khai mở, hoặc chỉ bắt đầu khai mở phần nào
- Dòng năng lượng chảy từ luân xa đỉnh đầu không ổn định, do các lười dĩ thái dọc theo xương sống vẫn còn tồn tại và cho rất ít năng lượng từ luân xa đỉnh đầu tuôn xuống.
Sự hiểu biết về hệ tuyến nội tiết ngày nay vẫn còn phôi thai. Người ta biết nhiều về tuyến sinh dục và tuyến giáp trạng, nhưng họ chưa chấp nhận chúng là hậu quả của sự hoạt động hay không hoạt động của các luân xa, và giữa chúng có một sự quan hệ chchặt chẽ.
Knowledge concerning the endocrine or ductless glands is as yet in an embryonic state. Much is known anent the glands connected with the sacral center and about the thyroid gland, but to date, naturally, the medical profession does not admit that they are effects of the activity or the non-activity of the centers, or that a line of least resistance exists between the sacral center and the throat center
Người ta biết chút ít về tuyến yên nhưng chưa nhận thức một cách tương xứng tầm quan trọng cực kỳ của nó trong việc ảnh hưởng lên tâm lý của một người. Và thật sự thì người ta chưa biết gì về tuyến ức và tuyến tùng, lý do là các luân xa tương ứng của nó chưa thức tỉnh trong một người kém phát triển hay trong một thường nhân.
Người ta biết khá nhiều về luân xa xương cùng và tuyến giáp trạng, do bởi trong một người thường hai luân xa nầy hoạt động khá mạnh. Khi hai luân xa đã khai mở một cách tương xứng và sự tương tác của chúng đã được thiết lập, bạn sẽ có một người mạnh về tình dục đồng thời cũng là một nghệ sĩ sáng tạo trong một ngành nghệ thuật nào đó. Trong đời sống thường ngày chúng ta chứng kiến các điều nầy thường xuyên.
Khi luân xa ajna và tuyến yên đã phát triển, cũng như sự tương tác giữa ba luân xa xương cùng, luân xa cuống họng, và luân xa ajna đã được thiết lập, cũng như sự tương tác giữa nó và các luân xa kah1c (tuỳ thuộc vào và mục tiêu huấn luyện của người đạo sinh) khi đó bạn sẽ có một nhà thần bí học thực tiển, một nhà từ thiện và một nhà huyền bí học.
Một một luân xa khai mở quá sớm nó sẽ dẫn đến tác hại đến luân xa khác.
Nơi nào có sự mất cân bằng, bất cập hoặc thái quá, nơi đó sẽ có khó khăn. Khi hệ tuyến nội tiết không phát triển cân bằng và hài hoà thì chúng không thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và không thể tiết vào máu những hormone mà cơ thể cần.
Y khoa trong thế kỷ tới sẽ được xây dựng trên các giả thuyết sau:
- Y học phòng ngừa sẽ là mục tiêu hàng đầu.
- Cách giữ vệ sinh và cung ứng điều kiện thể chất khoẻ mạnh là thiết yếu.
- Việc cung ứng các hoá chất cần thiết cho cơ thể sẽ được nghiên cứu. Ngành hoá học ngày nay còn đang sơ khai.
- Việc hiểu biết về các định luật về năng lượng sẽ đươc xem là quan trọng, trong đó việc nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sinh tố (vitamins) và mặt trời là những biểu hiện đúng đắn.
- Việc sử dụng thể trí cũng sẽ được xem xét như yếu tố hàng đầu trong việc tác động lên các luân xa và thông qua đó lên các tuyến nội tiết. Bằng cách tập trung tư tưởng hoặc rút sự tập trung ra khỏi một luân xa ta có thể ảnh hưởng lên hoạt động của các luân xa và điều chỉnh chúng. Điều nầy căn cứ vào định luật huyền môn: năng lượng đi theo tư tưởng.
Trong trường hợp của người đệ tử năng lực của thể trí của y mạnh hơn người thường, y sẽ là những người đầu tiên hợp tác với ngành y học trong tương lai để thí nghiệm theo chiều hướng nầy. Bằng cách tập trung tư tưởng tham thiền trong luân xa đỉnh đầu và từ đó điều hướng tư tưởng đến luân xa nào đó y có thể tác động lên tuyến nội tiết tương ứng để tạo ra những hiệu quả cần thiết trong cơ thể. Một phần cũng vì y là đệ tử thí việc xác định các cung chi phối con người y.
Sự thức tỉnh của các luân xa và hệ quả
Chúng ta biết rằng trong quá trình phát triển của một luân xa có nhiều giai đoạn:
- Giai đoạn luân xa bắt đầu khai mở. Đức D.K dùng từ thức tỉnh (awakened), để chỉ tình trạng luân xa chuyển từ trạng thái yên ngũ sang trạng thái bắt đầu hoạt động.
- Giai đoạn luân xa hoạt động mạnh (overstimulation)
- Giai đoạn chuyển di năng lượng sang luân xa cao
- Giai đoạn giảm bớt hoạt động. Luân xa thấp được kiểm soát bởi luân xa cao lúc nầy đã đi vào hoạt động.
Các giai đoạn nêu trên đều có những khó khăn và tật bệnh đi kèm. Đức D.K có nêu ra những ví dụ khi các luân xa thức tỉnh và hoạt động thái quá sẽ dẫn đến các bệnh tật ở vùng cơ thể có liên quan như sau:
- Sự thức tỉnh của luân xa đỉnh đầu: nếu xảy ra quá sớm có thể gây ra những khó khăn trầm trọng, đôi khi có thể đưa đến điên loạn. Các bệnh tất khác có thể xảy ra do sự tuôn xuống quá nhanh của loại năng lượng cao nhất mà con người có thể nhận được trước khi được điểm đạo là viêm một bộ phận não (inflammation), hay u não. Tuy nhiên điều nầy chỉ xảy ra trong trường hợp của những người tiến hoá cao và sống thiên về trí tuệ. Trong những trường hợp khác thì năng lượng tuôn xuống quá sớm từ linh hồn sau khi đi qua luân xa đỉnh đầu có thể tìm đến các luân xa khác trong cơ thể tuỳ theo cung và trình độ phát triển của y.
- Sự thức tỉnh của luân xa Ajna: là kết quả của một phàm nhơn đã phát triển và đạt đến sự gắn kết (integrated personality). Nếu dòng năng lượng tương ứng không được kiểm soát đúng đắn sẽ dẫn đến các bệnh tật ở mắt, rối loạn thính giác, vài dạng viêm dây thần kinh (neuritis), chứng nhức đầu, migraine, và những rối loạn thần kinh khác trong cơ thể. Nó có thể gây ra những trục trặc liên quan đến tuyến yên, và do đó gây ra những ảnh hưởng về tâm lý cũng như sinh lý khác có quan hệ với tuyến yên.
- Sự thức tỉnh của luân xa tim: luân xa nầy và luân xa cuống họng là các luân xa đang trong quá trình bắt đầu khai mở nhanh chóng. Luân xa tim thức tỉnh dẫn đến những rối loạn về tim và các bệnh có liên hệ đến thần kinh phế vị và hệ thống thần kinh tự động (vagus nerve and autonomic nerve system). Hiện nay, bệnh tim đang phát nhanh chóng trong con người, đặc biệt trong tầng lớp trí thức, trong tầng lớp chuyên gia, những nhà quản trị doanh nghiệp có nguyên nhân là luân xa tim đang phát triển trong họ. Con người trở nên có ý thức tập thể, hướng về cộng đồng và phụng sự nhóm (group service). Tuyến ức là biểu hiện ngoại tại của luân xa nầy trong tương lai sẽ hoạt động mạnh hơn trong người trưởng thành so với hiện nay khi mà luân xa đã thức tỉnh đầy đủ. Tương tự tuyến tùng sẽ bắt đầu hoạt động mạnh với chức năng đầy đủ của nó trong giống dân chánh thứ sáu, thay vì là một cơ quan thoái hoá như hiện nay khi luân xa đỉnh đầu đã khai mở.
- Sự thức tỉnh của luân xa cuống họng: Đây là luân xa đang khai mở nhanh chóng và dẫn đến những rối loạn trong tuyến giáp và tuyến cận giáp. Khi nó thức tỉnh quá sớm hay phát triển quá mạnh sẽ dẫn đến bệnh cường giáp và gây ảnh hưởng nguy hiểm đến tim và hệ thống biến dưỡng của cơ thể. Luân xa nầy khai mở sớm do quá trình sống độc thân một cách bị bó buộc do nhiều nguyên nhân (do điều kiện kinh tế, tín ngưỡng …), do đó năng lượng của luân xa xương cùng bị chuyển dịch quá sớm đến luân xa cuống họng, mà luân xa nầy chưa sẵn sàng để tiếp nhận dòng năng lượng nầy. Con người chưa đủ phát triển để có thể trở thành sáng tạo trong một ngành nghệ thuật hay văn chương nào đó. Do đó xảy ra tình trạng tắt nghẽn (congestion) nơi luân xa nầy, dẫn đến bệnh tật của tuyến cận giáp như bệnh bứơu cổ, hoặc rối loạn tuyến giáp trạng. Năng lượng chảy đến tuyến giáp trạng thì nhiều mà sử dụng thì ít.
- Sự gia tăng hoạt động của luân xa tùng thái dương cũng là nguồn gốc của nhiều tật bệnh ngày nay. Nó gây ra những trục trặc về thần kinh mà phụ nữ thường mắc phải. Nó cũng gây ra bệnh ở bao tử, gan, đường ruột. Đức D.K nói rằng một trong những nguyên do chính (one of the most powerful sources of cancer) của các bệnh ung thư ở nhiều vùng của cơ thể (trừ những ung thư vùng đầu và mặt) có thể truy nguyên một cách huyền bí là do sự tắt nghẽn của năng lượng tại luân xa tùng thái dương. Ngài giải thích thêm rằng luân xa tim và luân xa tùng thái dương có quan hệ mật thiết và tương tác lẫn nhau. Khi chúng cùng thức tỉnh sẽ tạo ra một hiệu quả mạnh mẽ trên máu của chúng ta. Hai luân xa nầy có quan hệ đến nguyên lý sự sống (life principle) vốn được “lưu chuyển trên các làn sóng của dục vọng”, theo cách nói của một văn bản thời xưa. Khi nguyên lý cuộc sống nầy bị ngăn chặn hay tắt nghẽn vì thiếu sự phát triển hay vì một lí do khác, nó sẽ gây ra ung thư trong vùng cơ thể nơi mà hệ thống tế bào yếu kém.
- Luân xa xương cùng đã phát triển từ thời xa xưa và hiện nay ta không thể truy nguyên những khó khăn và bệnh tật có liên quan đến sự biểu hiện của tính dục, và cũng không nên làm thế. Trong quá trình đời sống của một nhà thần bí học có một thời kỳ y sẽ gặp khó khăn về tính dục nếu trước đó y không học hỏi cách thức kiểm soát nó và trừ phi có một tỉ lệ cân bằng trong các hoạt động khác của đời sống và những bản năng tự nhiên. Nếu không, khi y tiếp xúc với cõi giới cao và mang năng lượng của linh hồn xuống phàm ngã của y, năng lượng đó sẽ đi thẳng đến luân xa xương cùng thay vì dừng lại ở luân xa cuống họng. Khi điều nầy xảy ra, y có thể sa vào truỵ lạc tính dục (sex pervsersion) hay những hoạt động tính dục thái quá ở hình thức nầy hay hình thức khác.
- Sự thức tỉnh của luân xa đáy cột sống: xảy ra ở giai đoạn cuối của đời sống thần bí cao cấp (higher mystical experience). Luân xa đáy cột sống thức tỉnh cũng gây ra những khó khăn và nguy hiểm. Nó ảnh hưởng lên cột sống và các dây thần kinh xuất phát từ cột sống. Luồng hoả xà kundalini được kích hoạt quá sớm sẽ đốt cháy các lưới dĩ thái dọc theo cột sống. Hệ quả là rối loạn thần kinh, viêm tế bào, bệnh lý cột sống và não.
(Xem tiếp phần IX -luân xa lá lách và tam giác prana)