Thái dương hệ – Phần 2: Các cảnh giới


Chia sẻ:

CÁC CẢNH GIỚI CỦA THÁI DƯƠNG HỆ

Trong phần này chúng ta sẽ ôn lại kiến thức về các cõi (hay cảnh) giới của Thái dương hệ. Chúng tôi sẽ trình bày các điểm chính yếu theo Thông Thiên học, ở đôi chỗ có bổ sung theo giáo lý của đức DK.

Các bạn quan sát đồ hình bên dưới trích trong quyển Thư về Tham Thiền huyền môn. Sơ đồ này đã được Chân sư Djwhal Khul (D.K.) đưa ra để chúng ta học hỏi về các cõi giới trong thái dương hệ

Seven Planes.

 

Các bạn quan sát sẽ thấy đồ hình được chia làm bảy phần chính, đánh số La Mã từ I đến VII (phía bên trái đồ hình), gọi là “các cảnh hay cõi giới”. Con số của mỗi cảnh giới được đánh theo thứ tự tăng dần từ trên xuống. Mỗi cảnh giới này lại được chia thành bảy cõi phụ (subplane) hay phân cảnh giới. Vì mỗi cảnh giới chính được chia thành bảy cõi phụ nên có tất cả 7 x 7 = 49 cõi phụ.

  1. Cõi Thiêng liêng (Divine), còn gọi là cõi Adi, hay là cảnh giới của Thượng Đế (Logoic Plane).
  2. Cõi Chân thần (Monadic Plane) – Cõi Tự Hữu. Chân Thần cư ngụ tại cõi này.
  3. Cõi Tinh thần (Spiritual Plane) hay Cõi Atma, cõi Niết Bàn (Nirvana).
  4. Cõi Trực giác (Intuitional Plane) hay Cõi Bồ-đề (Buddhic Plane).
  5. Cõi trí hay Thượng giới, Cõi Manas. Cõi này chia thành hai phần chính: cõi trí cụ thể hay sắc giới (concrete levels) bao gồm các cõi phụ từ 4 đến 7, và cõi trí trừu tượng (abstract levels) hay vô sắc giới, bao gồm các cõi phụ từ 1 đến 3. Trên đồ hình có một đường đứt đoạn màu xanh lục chia đôi cõi trí thành hai thành phần chính nêu ở trên. Hoa Sen Chân Ngã hay Chân Thân (Causal Body) cư ngụ trên phân cảnh giới thứ 3 (đối với người thường) hoặc phân cảnh giới thứ 2 (đối với người tiến hóa) của cõi trí.
  6. Cõi Tình cảm, Cõi Trung giới, Cõi Cảm dục hay Dục giới.
  7. Cõi Hồng trần – bao gồm các phân cảnh giới dĩ thái và hồng trần, gọi chung là Dĩ thái-Hồng trần. Các cõi phụ của cõi hồng trần bao gồm (tính từ cao xuống thấp): chất dĩ thái thứ 1 hoặc cõi phụ nguyên tử (atomic subplane), chất dĩ thái thứ 2 hoặc cõi phụ hạ nguyên tử (sub-atomic subplane), chất dĩ thái thứ 3, chất dĩ thái thứ 4, chất khí, chất lỏng và chất đặc. Tương tự như cõi trí, cõi Hồng trần cũng chia thành hai thành phần chính: cõi trần đậm đặc (dense physical plane) bao gồm các cõi phụ đặc, lỏng và khí, và cõi dĩ thái bao gồm các cõi phụ dĩ thái từ 1 đến 4.

Thông Thiên học thường chỉ đề cập đến 7 cõi chính như trên của Thái dương hệ, nhưng đức DK dạy rằng tất cả bảy cõi trên cấu thành cõi Hồng Trần Vũ Trụ (Cosmic Physical Plane), mỗi một cõi chính của Thái dương hệ chúng ta chỉ là một cõi phụ (phân cảnh giới) của Cõi Hồng Trần Vũ Trụ. Và có tất cả 7 cõi giới của Vũ trụ (Cosmic Planes), mà 7 cõi giới chính của Thái dương hệ chúng ta chỉ là 7 phân cảnh giới của cõi Hồng trần Vũ trụ. Trên đồ hình bạn thấy tiêu đề ở cạnh bên trái gọi tổ hợp bảy cảnh giới và bốn mươi chín cõi phụ này là “Cảnh giới Hồng trần Vũ trụ (Cosmic Physical Plane).” Nhưng thật ra, Thông Thiên Học cuối thế kỳ 19 có đề cập đến điều này một cách thoáng qua, chẳng hạn trong bài viết trên tạp chí The Theosophist tháng 12 năm 1899 có một đồ hình mô tả điều trên như sau:

ch12_parabrahm

Hình vẽ trên tạp chí The Theosophist tháng 12 năm 1899 đề cập đến bảy cõi của Thái dương hệ là 7 phân cảnh giới của cõi Hồng Trần Vũ Trụ

Dòng chú thích góc phải dưới viết như sau: “Bảy phân cảnh giới của Cõi Vũ trụ thấp nhất này là bảy cõi giới chính của Thái Dương hệ chúng ta, và mỗi cõi giới này lại có bảy cõi phụ” (The 7 sub-planes of this lowest Kosmic Plane are the 7 great Planes of our Solar System, each of these having again 7 sub-planes.)

Các bạn cũng lưu ý, khi thể hiện trên hình vẽ hai chiều các cảnh giới được vẽ thứ tự từ cao xuống thấp, cõi trên cùng gọi là cõi cao nhất và cõi hồng trần là cõi thấp nhất. Sự thực thì các cảnh giới xuyên thấu vào nhau, các cõi gọi là “cao” xuyên thấu vào bên trong cõi trọng trược hơn. Chúng ta có thể hình dung điều này phần nào qua một ví dụ ở cõi hồng trần: chất lỏng xuyên thấu qua chất đặc, chất khí lại xuyên thấu qua chất lỏng và đặc. Trên nữa thì chất dĩ thái thứ tư xuyên thấu qua cả ba vật chất đặc, lỏng và khí. Như vậy, do thói quen, chúng ta gọi là cõi giới cao, chứ đúng thực ra phải gọi là cõi giới bên trong (inner plane) hay nội giới. Ông C.W. Leadbeater nói rằng cõi tình cảm hay cõi trung giới xuyên thấu qua cõi trần, và chu vi của nó lớn hơn trái đất rất nhiều. Đường biên của cõi Trung giới của Trái đất chúng ta vươn gần đến mặt trăng.

Mỗi cảnh giới gồm nhiều cấp vật chất tiến từ một mức độ rung động nhất định đến mức độ rung động ngày càng cao hơn khi chúng ta tiến lên qua các cảnh giới. Trạng thái vật chất càng tinh vi, tần số rung động càng cao. Sự phân chia thất phân này của chất liệu diễn tiến từ cõi trần đến cõi dĩ thái (bản thân cõi dĩ thái cũng là một dạng tinh tế hơn của vật chất hồng trần), đến các cõi cảm dục, cõi trí, cõi Bồ đề, cõi Atma và cõi Chân thần, và cuối cùng đến cõi (thiêng liêng) của Thượng đế.

Con người bình thường hoạt động trong ba cõi thấp của Thái dương hệcõi hồng trần, cõi cảm dục và cõi trí cụ thể. Ba cõi giới này bao gồm tất cả 18 phân cảnh giới:

  • 7 cõi phụ của cõi hồng trần
  • 7 cõi phụ của cõi tình cảm
  • 4 cõi phụ thấp của cõi trí (cõi trí cụ thể)

Người tiến hóa cao và các bậc đệ tửthể hoạt động ở các phân cảnh giới cao của cõi trí (cõi trí trừu tượng) và cõi bồ đề. Các thể mà chúng ta dùng để biểu lộ đều có vị trí bên trong những cảnh giới này. Thể hồng trần/dĩ thái của chúng ta được cấu tạo bằng chất liệu cõi hồng trần; thể cảm dục/tình cảm của chúng ta làm bằng chất liệu của cảnh giới tình cảm, và thể trí của chúng ta do chất liệu của cõi trí tạo nên.

Nguyên tử trường tồn:

Trên mỗi cõi phụ thứ nhất (cõi phụ nguyên tử — atomic subplane) của mỗi cõi giới từ cõi Atma trở xuống mỗi người đều có một hạt nguyên tử trường tồn (permanent atom). Riêng trên cõi trí có hai nguyên tử trường tồn: một trên cõi phụ thứ nhất (Manasic Permanent Atom) và một trên phân cảnh giới thứ 4 (Mental Unit). Dịch là nguyên tử trường tồn nhưng thật ra nguyên tử trường tồn hạ trí không nằm tại phân cảnh giới thứ nhất như các nguyên tử trường tồn khác, mà nó lại nằm ở phân cảnh giới thứ 4 của cõi trí. Do đó các nhà Thông Thiên Học và đức DK gọi nó là unitmental unit, thay vì permanent atom như các nguyên tử trường tồn khác. Nguyên tử trường tồn hạ trí này (được hình thành qua nhiều thời đại với tính cách trí năng gần với bản năng) là một tổ hợp nguyên tử tế vi gồm các năng lượngphàm ngã tập trung vào đó. Thực ra, tất cả các cõi phụ bên dưới và gồm cả cõi phụ thứ tư này, có tổng số quan trọng là “18”.

Cõi Hồng trần

Để hiểu được sự Cấu tạo của Con người, chúng ta bắt đầu với cảnh giới thấp nhất, là cõi thứ bảy, hoặc cõi hồng trần và thấy rằng nó được chia làm hai phần: môi trường hồng trần thô trược mà con ngườithể xác của mình trong đó, và cõi dĩ thái, bao gồm năng lượng/chất liệu tinh tế hơn cung cấp sinh lực cho thể xác.

Cõi Cảm dục

Cảnh giới kế tiếp là cõi cảm dục hay tình cảm. Những tình trạng của cõi cảm dục là tất cả bản chất xúc cảmcảm giác của mỗi người. Cõi cảm dục gồm có loại năng lượng/chất liệu biểu lộ các tình cảm, thèm khát và ham muốn. Nó có tính lưu chuyển giống như nước. Chất liệu của nó chuyển động không ngừng và rất dễ phản ứng. Điều này có thể lợi ích hoặc gây trở ngại cho sự tiến bộ tinh thần của con người. Những ước vọng hay nguyện vọng cao thượng giúp mỗi người tiến tới trên Đường Tinh thần, trong khi đó các dục vọng thấp kém hoặc ích kỷ làm chậm trễ sự tiến bộ này.

Cõi Trí

Cảnh giới kế tiếp theo trình tự hướng thượng là cõi thứ năm hay cõi trí. Cảnh giới này được chia thành ba lĩnh vực rung động: hạ trí kết hợp với phàm ngã, thượng trítrụ điểm của linh hồn; và trí trừu tượng là một phương diện của tam nguyên tinh thần.

fig5-7b

  1. Hạ trí

Bốn cõi phụ dưới của cõi trí được gọi là hạ trí, hay là trí cụ thể. Sử dụng phương diện này của trí tuệ, chúng ta học, viết và liên hệ các tư tưởng với nhau. Khi chúng ta phân tích, giải toán, thu thập và xử lý dữ liệu, thì phần lớn chúng ta đang sử dụng hạ trí hay cái trí cụ thể này.

Mười tám cõi phụ này bao gồm phàm ngã. Đây là mười tám cõi phụ mà chúng ta liên tục cố gắng tinh luyện và thanh lọc, để hòa hợp chúng với ánh sáng, bác áiý chí –  và các phẩm tính của linh hồn.

Xem lại sơ đồ, chúng ta thấy một đường vạch thẳng đứng kéo dài từ cõi trần, xuyên qua cõi cảm dục và dừng lại ở nguyên tử trường tồn hạ trí. Với tính cách tụ điểm của phàm ngã, nguyên tử trường tồn hạ trí là cái khí cụ để trí tuệ phối hợp và thống nhất các thể xác, thể cảm dụcthể trí. Rốt cuộc tiến trình này khiến cho phàm ngã trở nên thống nhất.

  1. Con của Trí tuệChân ngã hay “Linh hồn

Trên cõi phụ thứ ba tính từ trên xuống (và về sau trên cõi phụ thứ hai) ta thấy có một tam giác gọi là “Chân ngã Thiêng liêng” hoặc “Thể của Chân ngã hay Thể Nguyên nhân”. Đây là nhà hay ngôi đền của thể trung tâm thường được gọi là “Linh hồn”. Những từ thường được dùng đồng nghĩa với “Linh hồn” là “Hoa sen Chân ngã” và “Thể Nguyên nhân”. Hoa sen chân ngãthể nguyên nhân không phải chính là “Linh hồn”, nhưng là phương tiện quan trọng để tâm thức cao siêu của linh hồn biểu lộ qua đó. Từlinh hồn” thực sự có nghĩa là “tâm thức”. Tâm thức biểu lộ qua “Linh hồn” trên cõi thượng trí, nhưng nó cũng biểu lộ như “linh hồn con người” trong ba cõi thấp. Các từLinh hồn” và “linh hồn” có nhiều ý nghĩa mà chúng ta sẽ hiểu được theo thời gian qua cố gắng nghiên cứu kỹ.

Điều đáng mừng là chúng ta thấy rằng trung tâm được gọi là “Linh hồn” về mặt rung động lại quan hệ mật thiết với cấu trúc năng lượng mà chúng ta gọi là “phàm ngã”. Trụ điểm của “Linh hồn” bên trong hoa sen chân ngã hoặc thể nguyên nhân thì chỉ cao hơn một cõi phụ so với cấp cao nhất của trụ điểm phàm ngã. Việc ‘nới rộng’ tâm thức của chúng ta hướng đến “Linh hồn” thì hoàn toàn trong khả năng chúng ta nếu chúng ta chỉ cần học cách chỉnh hợp phàm ngã đã tập trung với trung tâm cao hơn vừa kể trên các cấp thứ hai và thứ ba của cõi thượng trí.

  1. Trí Trừu tượngManas Thuần khiết

Trên cõi phụ cao nhất tức là cõi phụ thứ nhất của cõi trí, có trụ điểm của trí trừu tượng. Cần phân biệt trí trừu tượng với “thượng trí” tập trung trên cõi phụ thứ hai và thứ ba ở cõi thượng trí, theo thứ tự. Cõi phụ cao nhất này là nơi có tư tưởng trừu tượng, và ở đây các ý tưởng (từ cõi bồ-đề) trở thành các khái niệm trừu tượng. Mức cao nhất này của cõi thượng trí, nơi manas thuần khiết biểu lộ, cũng lại là điểm thấp nhất của tam nguyên tinh thầnatma/bồ-đề/manas. Các ý tưởng phát sinh trong những phương diện cao của tam nguyên tinh thần lưu chuyển qua trí trừu tượng để trở thành tư tưởng trừu tượng. Từ đó chúng đi vào Linh hồn/hoa sen chân ngã để có được năng lượng thống nhất. Rồi chúng đi vào hạ trí để được cụ thể hóa với các chi tiết rõ rệt, và đi vào não bộ để biểu lộ qua hành động ở cõi trần.

Cõi Bồ-đề

Tiến ‘lên cao’, cảnh giới kế tiếp là cõi thứ tư, tức là cõi bồ-đề hay cõi của trực giác, lý trí thuần khiết, sự điều hòa và phản ánh nguồn Bác ái Đại đồng. Bồ-đề là năng lượng thành phần của các chiều tinh thần cao siêu trong cơ cấu của chúng ta, gọi là “tam nguyên tinh thần”. Đức DK dạy rằng một Điểm đạo đồ bậc thứ tư (La Hán) mới có thể họat động trên các phân cảnh giới thấp của cõi Bồ đề:

By the time the fourth initiation is taken the initiate has mastered perfectly the fifth sub-plane, and is therefore adept,—to use a technical phrase,—on the five lower subplanes of the physical, astral, and mental planes, and is well on the way to master the sixth.  His buddhic vehicle can function on the two lower sub-planes of the buddhic plane. [IHS 89]

Do đó, một số người mô tả tâm thức bồ đề là điều chúng ta cần thận trọng xem xét.

Cõi Atma

Cõi thứ ba, “Cõi Tinh thần hoặc Cõi Atma”, là cảnh giới phản ánh Ý chí Đại đồng. Nó biểu lộ năng lượngatma”, cũng là một phần của các chiều tinh thần cao siêu trong cơ cấu của chúng ta, cùng với bác ái tinh thần (bồ-đề) và thông tuệ tinh thần (manas cao). Cả ba phương diện này hình thành “tam nguyên tinh thần”, như trình bày dưới đây trích từ Sơ đồ Sự Cấu tạo của Con người.

Tam nguyen tinh than

Cõi Chân thần

Cõi thứ hai, hay cõi chân thần, là cõi thấp nhất mà tinh túy của chúng ta là Chân thần biểu lộ. Chân thần tập trung trên cõi chân thần thường được gọi là “Tinh thần” hoặc “Chân ngã Tinh thần” của chúng ta. Chân thần hay là “lửa cao siêu nhất” trong cấu trúc của con người, vốn đồng nhất với sự sống thuần khiết.

Cõi Thượng Đế

Cõi thứ nhất, cõi thiêng liêng hoặc cõi của Thượng Đế, là cảnh giới cao nhất ghi trong Sơ đồ Sự cấu tạo của Con người và chỉ về loại chất liệu-năng lượng gọi là “Biển Lửa”. Loại chất liệu-năng lượng này là nguyên khí, phương tiện biểu lộ trên cõi hồng trần vũ trụ cho các Đấng cao cả như Đức Hành tinh Thượng ĐếThái dương Thượng Đế của chúng ta. Trí thông minh của chúng ta chưa thể hiểu được cõi này.

Khi cố gắng thận trọng tìm hiểu sơ đồ này và đặt con người cùng các thể biểu hiện của mình vào trong sơ đồ, chúng ta sẽ ngày càng hiểu được mối liên hệ giữa con ngườitiểu vũ trụ với môi trường đại vũ trụ của mình. Đó là phạm vi biểu lộ của Đức Hành tinh Thượng Đế của chúng ta và thậm chí của Đức Thái dương Thượng Đế. Hiểu được như thế chúng ta mới biết được nguồn của những loại năng lượng khác nhau mà chúng ta có thể giao tiếp khi thực hành những bài tham thiền được truyền đạt.

 

4791 — Tổng số lần đọc 4 — Hôm nay