Điểm đạo – Chương 3: Định nghĩa Điểm đạo


Chia sẻ:

ĐỊNH NGHĨA ĐIỂM ĐẠO INITIATION DEFINED

Đây là chương thứ hai trong quyển Điểm đạo trong Nhân Loại và Thái dương hệ, trong đó Đức DK viết về những khái niệm tổng quát của Điểm đạo. Ngài cũng đính chính một số điểm sai lầm thường gặp trong đề tài này. Sau đây là các điểm mà bạn cần lưu ý khi đọc:

  1. Ngài định nghĩa các từ cơ bản trong sách của Ngài: điểm đạo, minh triết, kiến thức, sự thông hiểu.
  2. Trong khi giải thích về điểm đạo, Ngài cũng đồng thời giải rõ các từ Phòng Vô Minh (Hall of Ignorance), Phòng Học Tập (Hall of Learning), và Phòng Minh Triết (Hall of Wisdom) mà bà Blavatsky đã dùng trong quyển Tiếng Nói Vô Thinh của mình. Trước khi được Đức DK giải rõ trong quyển sách này (và trong quyển A Treatise on Cosmic Fire), ít ai trong hội Thông Thiên Học hiểu được chính xác những từ này khi đọc quyển sách của bà Blavatsky. Cũng xin nói thêm là quyển Tiếng Nói Vô Thinh cũng chính là tác phẩm của đức DK trong một kiếp trước của Ngài (khi Ngài là nhà sư Arya Asanga—Vô Trước của Phật Giáo). Các bạn thấy giáo lý của Thánh đoàn có sự phổ biến tuần tự nối tiếp nhau, theo kế hoạch, không có gì là ngẫu nhiên và tình cờ.
  3. Trong phần nói về các khía cạnh của việc điểm đạo, Đức DK nói một cách bóng bẩy và ẩn dụ, ta cần suy gẫm và tìm hiểu thêm để có thể hiểu hết những gì Ngài nói.
  4. Về phương diện nghi lễ của việc điểm đạo, Ngài nói qua nơi chốn hành lễ điểm đạo và đính chính những sai lầm mà người học đạo thường mắc phải. Ví dụ Ngài nói rằng lđiểm đạo diễn ra trên ba phân cảnh cao của cõi trí, và trên ba cảnh giới cao hơn nữa, tùy theo mỗi cuộc điểm đạo. Ông C.W. Leadbeater có mắc sai lầm này, và trong quyển Chân sư và Thánh đạo, Ông cho rằng lễ điểm đạo diễn ra trên cõi trung giới. Ngài giải thích điều này như sau:

Người ta đã nói rằng hai cuộc điểm đạo đầu tiên xảy ra trên cảnh giới cảm dục nhưng điều này không đúng, và lời tuyên bố này đã gây ngộ nhận. Hai cuộc điểm đạo này được cảm nhận sâu đậm đối với các thể: cảm dục, thể xáchạ trí, và ảnh hưởng đến sự chủ trị các thể này. Vì rằng hiệu quả chính yếu được cảm thấy trong các thể này, và vì lực sinh động của nó cũng như sức kích thích của hai cuộc điểm đạo đầu tiên được biểu lộ nhiều nhất là trong thể cảm dục, nên điểm đạo đồ có thể tưởng rằng chúng diễn ra trên các cảnh giới tương ứng. Nhưng chúng ta cần phải luôn luôn nhớ rằng các cuộc điểm đạo chính yếu đều được tiếp nhận trong thể nguyên nhân hoặc—tách rời khỏi thể này—trên cảnh giới bồ-đề hay niết-bàn.

Như vậy chính Chân Nhân chứ không phải phàm ngã được điểm đạo. Do đó, khi đã được điểm đạo trong một kiếp nào đó rồi thì những kiếp sau con người vẫn là một điểm đạo đồ của cấp bậc đó, tuy rằng y có thể không nhớ lại việc điểm đạo trong các kiếp trước.

  1. Đức DK có nhắc đến các cuộc điểm đạo Vũ trụ (Cosmic Initiation) mà Ngài có triển khai sau này trong các quyển sách tiếp theo. Các bạn sẽ gặp lại Cosmic Initiation khi học về các Hành Tinh Thượng đế trong Cosmic Fire.

Bài viết nêu những khái niệm căn bản về Điểm đạo, tuy không phải là dễ hiểu lắm. Tuy nhiên, các bạn chỉ cần hiểu những khái niệm căn bản trước, những điều tế vi, thâm sâu sẽ được hiểu rõ sau khi ta đi sâu vào giáo lý của Đức DK.

Các bạn cũng lưu ý, dịch giả Trân Châu dùng từ ĐĐCG là viết tắt của Đại Đoàn Chưởng Giáo để dịch chữ Hierarchy, Huyền Giai, Thánh Đoàn. Các dịch giả Thông Thiên Học trước đây dịch là Quần Tiên Hội.

**********

 

Điểm đạo là một vấn đề ngày càng được công chúng biết đến nhiều hơn. Chẳng còn mấy thế kỷ nữa các bí nhiệm thời cổ sẽ được phục hồi, và trong Giáo hội tương lai, mà hạt nhân nay đã tạo lập, sẽ có một nhóm nội môn trong đó cuộc điểm đạo thứ nhất trở nên công truyền; chúng tôi muốn nói là chẳng bao lâu nữa việc điểm đạo lần thứ nhất sẽ là thánh lễ cao nhất của Giáo hội, được thực hiện ở ngoại môn, như là một trong các bí nhiệm được truyền đạt vào những thời kỳ nhất định, với sự tham dự của những người liên hệ. Nó cũng sẽ giữ vai trò tương tự trong nghi thức của các hội viên Tam Điểm. Trong cuộc lễ này, những người đã sẵn sàng cho cuộc điểm đạo lần thứ nhất sẽ được công khai nhận vào Huyền giai bởi một trong các thành viên của Huyền giai, hành động có ủy quyền từ chính Đấng Điểm Đạo.

The question anent initiation is one that is coming more and more before the public.  Before many centuries pass the old mysteries will be restored, and an inner body will exist in the Church—the Church of the period, of which the nucleus is already forming—wherein the first initiation will become exoteric, in this sense only, that the taking of the first initiation will, before so very long, be the most sacred ceremony of the Church, performed exoterically as one of the mysteries given at stated periods, attended by those concerned.  It will also hold a similar place in the ritual of the Masons.  At this ceremony those ready for the first initiation will be publicly admitted to the Lodge by one of its members, authorised to do so by the great Hierophant Himself.

 

Định nghĩa bốn từFour Words Defined

Chúng ta muốn nói đến điều gì khi đề cập đến Điểm đạo, minh triết, kiến thức và con Đường dự bị? Chúng ta dùng các từ này quá đỗi hời hợt mà không xem xét đúng mức ý nghĩa của chúng. Ví dụ như hãy xét từ thứ nhất. Có biết bao nhiêu định nghĩa và giải thích đã đưa ra về phạm vi, các bước chuẩn bị, về công việc phải làm giữa các cuộc điểm đạo, với các kết quả và hiệu quả. Điều trước hết mà một người môn sinh dù tầm thường nhất cũng thấy rõ là vấn đề này rộng lớn đến đỗi muốn bàn về  nó một cách thoả đáng, thì cần phải có khả năng viết theo quan điểm của một điểm đạo đồ; nếu không thì bất cứ điều gì nói ra dù hữu lý, hợp lý, thú vị hoặc nhiều gợi ý, vẫn không đủ sức thuyết phục.

When we speak of Initiation, of wisdom, of knowledge, or of the probationary Path, what do we mean? We use the words so glibly, without due consideration of the meaning involved. Take, for instance, the word first mentioned. Many are the definitions, and many are the explanations to be found as to its scope, the preparatory steps, the work to be done between initiations, and its result and effects. One thing before all else is apparent to the most superficial student, and that is, that the magnitude of the subject is such that in order to deal with it adequately one [10] should be able to write from the viewpoint of an initiate; when this is not the case, anything that is said may be reasonable, logical, interesting, or suggestive, but not conclusive.

Từ Điểm đạo (Inititation) do hai từ La-tinh, in, là nhập vào và ire, là đi; do đó, nó có nghĩa là khởi sự, hay nhập vào một điều gì. Trong trường hợp chúng ta đang nghiên cứu, biểu thị nghĩa rộng nhất là sự nhập vào đời sống tinh thần, hay nhập vào một giai đoạn mới của cuộc sống này. Đó là bước đầu tiên, và những bước tiếp theo trên Thánh Đạo. Thế nên, một người đã được điểm đạo lần thứ nhất, đích thực là người đã tiến bước đầu tiên vào giới tinh thần, đã dứt khoát ra khỏi giới nhân loại để nhập vào giới siêu nhân loại. Giống như y đã chuyển từ giới động vật sang giới nhân loại vào lúc biệt lập ngã tính, y cũng đã nhập vào cuộc sống tinh thần, và lần đầu tiên có quyền được gọi là “người tinh thần” hiểu theo nghĩa chuyên môn của từ này. Y nhập vào giai đoạn thứ năm hay là giai đoạn cuối cùng của cuộc tiến hoá năm giai đoạn của chúng ta hiện nay. Sau khi đã lần mò tìm đường đi qua Phòng Vô Minh trong nhiều thời đại, và đã học hỏi trong Phòng Học Tập, nay y vào đại học, tức là Phòng Minh Triết. Khi tốt nghiệp trường này, y trở thành một Chân sư Từ bi.

The word Initiation comes from two Latin words, in, into; and ire, to go; therefore, the making of a beginning, or the entrance into something. It posits, in its widest sense, in the case we are studying, an entrance into the spiritual life, or into a fresh stage in that life. It is the first step, and the succeeding steps, upon the Path of Holiness. Literally, therefore, a man who has taken the first initiation is one who has taken the first step into the spiritual kingdom, having passed out of the definitely human kingdom into the superhuman. Just as he passed out of the animal kingdom into the human at individualization, so he has entered upon the life of the spirit, and for the first time has the right to be called a “spiritual man” in the technical significance of the word. He is entering upon the fifth or final stage in our present fivefold evolution. Having groped his way through the Hall of Ignorance during many ages, and having gone to school in the Hall of Learning, he is now entering into the university, or the Hall of Wisdom. When he has passed through that school he will graduate with his degree as a Master of Compassion.

Tưởng cũng hữu ích nếu trước hết chúng ta nghiên cứu sự khác biệt và liên hệ giữa Kiến thức, sự Thông hiểuMinh triết. Dù rằng trong ngôn ngữ thông thường, chúng thường được dùng thay đổi lẫn nhau, nhưng chúng không giống nhau khi dùng theo nghĩa chuyên môn.

Kiến thức là sản phẩm của Phòng Học Tập.thể định nghĩa từ này là toàn thể những phát minh và kinh nghiệm của con người, những gì có thể được nhận biết bằng năm giác quan, có thể dùng trí năng của con người để liên hệ, giải đoán và định  nghĩa. Đó là những điều mà ta cảm thấy chắc chắn trong trí và có thể biết được qua thí nghiệm. Đó là toàn bộ các nghệ thuật và khoa học, bao gồm tất cả những gì liên quan đến việc kiến tạo và phát triển phương diện hình hài sắc tướng của sự vật. Vì thế, kiến thức liên quan đến khía cạnh vật chất của cuộc tiến hoá, vật chất trong thái dương hệ, trong hành tinh này, trong ba cảnh giới tiến hoá của nhân loại, và trong các thể của con người.

It might be of benefit to us also if we studied first the difference or the connection between Knowledge, Understanding, and Wisdom. Though in ordinary parlance they are frequently interchanged, as used technically they are dissimilar.

Knowledge is the product of the Hall of Learning. It might be termed the subtotal of human discovery and experience, that which can be recognized by the five senses, and be correlated, diagnosed, and defined by the use of the [11] human intellect. It is that about which we feel mental certitude, or that which we can ascertain by the use of experiment. It is the compendium of the arts and sciences. It concerns all that deals with the building and developing of the form side of things. Therefore it concerns the material side of evolution, matter in the solar systems, in the planet, in the three worlds of human evolution, and in the bodies of men.

Minh triết là sản phẩm của Phòng Minh Triết. Nó liên quan đến sự phát triển của sự sống bên trong hình thể, đến sự tiến bộ của tinh thần thông qua các vận cụ vô thường, và đến những cuộc phát triển tâm thức nối tiếp nhau từ đời này sang đời khác. Nó liên hệ đến phương diện sự sống của cuộc tiến hoá. Nó liên hệ đến tinh hoa của sự vật chứ không phải chính sự vật; đó là sự thấu hiểu chân lý bằng trực giác, độc lập với khả năng lý luận, và là nhận thức bẩm sinh biết phân biệt đúng với sai, hư với thực. Minh triết còn hơn thế, bởi vì đó cũng là khả năng của Chủ thể tư tưởngthể ngày càng thâm nhập vào trí tuệ của Thượng Đế, nhận thức được phẩm tính tinh thần của cuộc biểu hiện vũ trụ vĩ đại, hình dung được mục tiêu, và ngày càng hài hoà với tiêu chuẩn cao hơn. Đối với mục đích hiện nay của chúng ta (là nghiên cứu phần nào về Thánh Đạo và các giai đoạn khác nhau trong đó) có thể mô tả minh triết là nhận thức được “Thiên giới ở nội tâm” và hiểu được “Thiên giới ở ngoại cảnh” trong thái dương hệ. Cũng có thể nói đó là sự dần dần hoà hợp các đường lối của nhà huyền học và nhà huyền bí học,—việc xây dựng ngôi đền minh triết trên nền tảng kiến thức.

Wisdom is the product of the Hall of Wisdom. It has to do with the development of the life within the form, with the progress of the spirit through those ever-changing vehicles, and with the expansions of consciousness that succeed each other from life to life. It deals with the life side of evolution. Since it deals with the essence of things and not with the things themselves, it is the intuitive apprehension of truth apart from the reasoning faculty, and the innate perception that can distinguish between the false and the true, between the real and the unreal. It is more than that, for it is also the growing capacity of the Thinker to enter increasingly into the mind of the Logos, to realize the true inwardness of the great pageant of the universe, to vision the objective, and to harmonize more and more with the higher measure. For our present purpose (which is to study somewhat the Path of Holiness and its various stages) it may be described as the realization of the “Kingdom of God within,” and the apprehension of the “Kingdom of God without” in the solar system. Perhaps it might be expressed as the gradual blending of the paths of the mystic and the occultist, — the rearing of the temple of wisdom upon the foundation of knowledge.

Minh triếtkhoa học về tinh thần, cũng như kiến thức là khoa học về vật chất. Kiến thức thì có tính phân cách và thuộc ngoại cảnh, còn minh triết thì có tính tổng hợp và thuộc nội tâm.  Kiến thức phân chia, minh triết kết hợp. Kiến thức thì phân biệt trong khi minh triết hoà hợp. Vậy thì từ thông hiểu được dùng với ý nghĩa gì?

Wisdom is the science of the spirit, just as knowledge is the science of matter. Knowledge is separate and objective, whilst wisdom is synthetic and subjective. Knowledge divides; wisdom unites. Knowledge differentiates [12] whilst wisdom blends. What, then, is meant by the understanding?

thể định nghĩa thông hiểu là là năng lực của Chủ thể tư tưởng hoạch đắc kiến thức để làm nền tảng cho minh triết, giúp y có thể làm cho các sự vật sắc tướng thích ứng với sự sống tinh thần, có thể đón nhận các tia chớp hứng khởi đến với y từ Phòng Minh Triết và liên kết chúng với các sự kiện của Phòng Học Tập. Toàn bộ ý niệm này có thể được diễn đạt như sau:

Minh triết liên hệ đến Đại Ngã duy nhất, kiến thức liên hệ đến phi-ngã, trong khi sự thông hiểu là quan điểm của Chân nhân hay Chủ thể tư tưởng, hay là mối liên hệ của chủ thể này giữa hai điều trên.

The understanding may be defined as the faculty of the Thinker in Time to appropriate knowledge as the foundation for wisdom, that which enables him to adapt the things of form to the life of the spirit, and to take the flashes of inspiration that come to him from the Hall of Wisdom and link them to the facts of the Hall of Learning. Perhaps the whole idea might be expressed in this way:

Wisdom concerns the one Self, knowledge deals with the not-self, whilst the understanding is the point of view of the Ego, or Thinker, or his relation between them.

Trong Phòng Vô Minh, chính hình hài và phương diện vật chất của sự vật chiếm phần ưu thắng. Ở đó, con người phân cực trong phàm nhân hay phàm ngã. Trong Phòng Học Tập, Chân nhân, hay chân ngã phấn đấu để thống ngự hình thể cho đến khi dần dần đạt được một mức thằng bằng, khi con người không hoàn toàn bị bên nào chi phối. Về sau, Chân nhân ngày càng chế ngự, cho đến khi,trong Phòng Minh Triết, nó thống ngự được ba cõi thấpthiên tính nội tàng ngày càng chủ trị nhiều hơn.

In the Hall of Ignorance the form controls, and the material side of things has the predominance. Man is there polarized in the personality or lower self. In the Hall of Learning the higher self, or Ego, strives to dominate that form until gradually a point of equilibrium is reached where the man is controlled entirely by neither. Later the Ego controls more and more, until in the Hall of Wisdom it dominates in the three lower worlds, and in increasing degree the inherent divinity assumes the mastery.

Các khía cạnh của Điểm Đạo – Aspects of Initiation

Theo quan điểm đại thể, Điểm đạo hay quá trình triển khai tâm thức là một phần của diễn trình phát triển tiến hoá bình thường. Khi xét theo lập trường cá thể, nó đã bị thu hẹp thành giây phút mà Chủ thể tiến hoá hiểu rõ rằng (nhờ nỗ lực của chính mình, và nhờ những lời khuyên bảo, gợi ý của các Huấn sư đang trông nom nhân loại) y đã đến mức đạt được một phạm vi kiến thức có  bản chất nội tâm, xét theo quan điểm của cảnh giới hồng trần. Điều đó có tính cách giống như kinh nghiệm của một học sinh ở trường thình lình nhận thấy mình đã lãnh hội được một bài học, đã thấu đáo được cơ sở lý luận và phương pháp, diễn tiến của vấn đề, để sử dụng một cách thông minh. Những phút giây nhận thức sáng suốt này xảy đến với Chân thần đang tiến hoá trong suốt cuộc hành hương lâu dài. Ở giai đoạn ý thức này, những gì đã bị phần nào diễn giải sai lầm là vào các thời kỳ khác nhau người ta đã chú trọng đến những trình độ phát triển khác biệt, trong khi ĐĐCG luôn luôn cố gắng đưa nhân loại đến mức mà các cá nhân ý niệm được đôi phần về bước kế tiếp cần thực hiện.

Initiation, or the process of undergoing an expansion of consciousness, is part of the normal process of evolutionary development, viewed on a large scale, and not from the standpoint of the individual. When viewed from the individual standpoint it has come to be narrowed down to the moment wherein the evolving unit definitely apprehends that (by dint of his own effort, aided by the advice and suggestions of the watching Teachers of the race) he has reached a point wherein a certain range of knowledge of [13] a subjective nature, from the physical plane point of view, is his. It is in the nature of that experience wherein a pupil in a school realizes suddenly that he has mastered a lesson, and that the rationale of a subject, and the method of procedure, are his to use intelligently. These moments of intelligent apprehension follow the evolving Monad throughout his long pilgrimage. What has been misinterpreted somewhat at this stage of comprehension is the fact that at various periods the emphasis is laid on different grades of expansion, and always the Hierarchy endeavors to bring the race to the point where its units will have some idea of the next step to be taken.

Mỗi cuộc điểm đạo đánh dấu việc người môn sinh chuyển đến một lớp cao hơn trong Phòng Minh Triết, đánh dấu mức chói rạng hơn của ngọn lửa nội tâm và chuyển từ một điểm phân cực này sang điểm khác, bao gồm nhận thức về sự hợp nhất ngày càng rõ rệt với tất cả chúng sinh, và tính duy nhất trong bản thể của cái “tôi” với mọi cái “tôi” khác. Nó mang lại một chân trời không ngừng rộng mở cho đến mức bao gồm trường sáng tạo; đó là một năng lực ngày càng tăng để nghe, thấy trên mọi cảnh giới.

Đó là một ý thức tăng dần về Thiên Cơ cho thế giới, và khả năng ngày càng thấu đáo và thực hiện được các kế hoạch này. Đó là nỗ lực trong trí trừu tượng để vượt qua một kỳ thi. Đó là lớp danh dự trong trường của Chân sư, ở trong tầm thành đạt của những linh hồn nào nghiệp quả họ cho phép, và có đủ nỗ lực để hoàn tất mục tiêu.

Each initiation marks the passing of the pupil in the Hall of Wisdom into a higher class, marks the clearer shining forth of the inner fire and the transition from one point of polarization to another, entails the realization of an increasing unity with all that lives and the essential oneness of the self with all selves. It results in a horizon that continuously enlarges until it includes the sphere of creation; it is a growing capacity to see and hear on all the planes. It is an increased consciousness of God’s plans for the world, and an increased ability to enter into those plans and to further them. It is the effort in the abstract mind to pass an examination. It is the honor class in the Master’s school, and is within the attainment of those souls whose karma permits and whose efforts suffice to fulfil the aim.

Điểm đạo đưa đến ngọn núi, nơi có được linh thị về Hiện tại Vĩnh cửu, trong đó quá khứ, hiện tại và tương lai cùng hiện hữu như một; linh thị về hàng loạt các giống dân với sợi chỉ vàng tộc hệ xuyên suốt nhiều mẫu người; linh thị về khối cầu vàng kết hợp tất cả các trường tiến hoá trong thái dương hệ chúng ta, là giới thiên thần, nhân loại, cầm thú, thảo mộc, khoáng vật, và loài tinh tinh, thông qua đó chúng ta có thể thấy rõ sự sống tiết điệu  đang rung động đều đặn nhịp nhàng; một linh thị về hình tư tưởng của Thượng Đế trên cảnh giới nguyên hình; một linh thị phát triển từ cuộc điểm đạo này sang cuộc điểm đạo khác, cho đến khi bao trùm cả thái dương hệ.

Điểm đạo đưa con người đến dòng suối, và một khi đã nhập lưu, giúp y đi tới mãi cho đến dưới chân Đức Chúa Tể Hoàn Cầu, đến dưới chân Cha của y ở trên Trời, và đến dưới chân Đức Thượng Đế Ba Ngôi.

Initiation leads to the mount whence vision can be had, a vision of the eternal Now, wherein past, present, and future exist as one; a vision of the pageant of the races with the golden thread of pedigree carried through the many types; a vision of the golden sphere that holds in unison all the many evolutions of our system, deva, human, animal, vegetable, mineral, and elemental, and through which the pulsating life can be clearly seen beating in regular rhythm; [14] a vision of the Logoic thoughtform on the archetypal plane, a vision that grows from initiation to initiation until it embraces all the solar system.

Initiation leads to the stream that, once entered, sweeps a man onward until it carries him to the feet of the Lord of the World, to the feet of his Father in Heaven, to the feet of the three-fold Logos.

Điểm đạo đưa đến hang động sâu thẳm, bên trong các bức tường bao bọc nó chúng ta biết được các cặp đối cực, và được tiết lộ bí ẩn của thiện và ác. Nó đưa đến Thập tự giá và đến sự hy sinh trọn vẹn, phải được thực hiện trước khi đạt mức giải thoát hoàn toàn, vị điểm đạo đồ thoát khỏi mọi ràng buộc của thế gian, và không còn gì giữ y lại trong tam giới nữa. Điểm đạo đưa y đi qua Phòng Minh Triết và tuần tự đặt vào tay y chìa khoá của mọi hiểu biết về hệ thái dươngvũ trụ. Nó hiển lộ bí nhiệm ẩn trong tâm thái dương hệ. Nó đưa y từ trạng thái tâm thức này đến trạng thái tâm thức khác. Mỗi lần đi vào tâm thái mới thì chân trời nới rộng, tầm mắt mở mang, và sự thông hiểu bao quát ngày càng nhiều cho đến khi sự phát triển đạt mức cái ngã bao trùm mọi cái ngã khác, kể cả những gì “đang chuyển động và bất động,” nói theo lời trong một Thánh kinh xưa.

Initiation leads to the cave within whose circumscribing walls the pairs of opposites are known, and the secret of good and evil is revealed. It leads to the Cross and to that utter sacrifice which must transpire before perfect liberation is attained, and the initiate stands free of all earth’s fetters, held by naught in the three worlds. It leads through the Hall of Wisdom, and puts into a man’s hands the key to all information, systemic and cosmic, in graduated sequence. It reveals the hidden mystery that lies at the heart of the solar system. It leads from one state of consciousness to another. As each state is entered the horizon enlarges, the vista extends, and the comprehension includes more and more, until the expansion reaches a point where the self embraces all selves, including all that is “moving and unmoving,” as phrased by an ancient Scripture.

Điểm đạo bao gồm cả nghi lễ. Chính khía cạnh này đã bị nhấn mạnh trong trí mọi người, nên có lẽ người ta đã phần nào hiểu sai thực nghĩa. Chính yếu nó bao gồm năng lực thấy, nghe, hiểu, tổng hợp và liên hệ các kiến thức với nhau. Điểm đạo không nhất thiết bao hàm việc phát triển các quan năng thần thông, mà nó lại đòi hỏi phải có sự thấu hiểu nội tâm để thấy được giá trị tiềm ẩn trong hình thể, và nhận ra được chủ đích của các trường hợp phổ cập. Đó là năng lực cảm nhận được bài học cần thiết trong mỗi diễn biến, sự kiện, và nhờ các thấu hiểu, nhận thức này mà tạo được sự tăng trưởng, mở mang hằng giờ,  hằng tuần, hằng tháng, hằng năm. Tiến trình mở mang phát triển tuần tự này—vốn là thành quả nỗ lực kiên trì của chính người tìm đạo và sự liêm chính tích cực trong tư tưởng và cuộc sống, chứ không phải là kết quả của việc cử hành một nghi lễ huyền linh do một vị đạo sư nào—đưa đến điều có thể gọi là một cuộc khủng hoảng.

Initiation involves ceremony. It is this aspect that has been emphasized in the minds of men, perhaps a little to the exclusion of the true significance. Primarily it involves the capacity to see, hear, and comprehend, and to synthesize and correlate knowledge. It does not necessarily involve the development of the psychic faculties, but it does entail the inner comprehension that sees the value underlying the form, and recognizes the purpose of pervading circumstances. It is the capacity that senses the lesson to be learnt from any given occurrence and event, and that by means of these comprehension’s and recognitions effects an hourly, weekly, [15] yearly growth and expansion. This process of gradual expansion — the result of the definite effort and strenuous right thinking and living of the aspirant himself and not of some occult teacher performing an occult rite — leads to what one might term a crisis.

Vào thời gian khủng hoảng này—rất cần có sự giúp đỡ của một vị Chân sư—một hành vi điểm đạo xác định được thực hiện (tác động vào một luân xa nhất định) để tạo kết quả ở một trong các thể. Nó nâng âm điệu của các nguyên tử đến một cao độ nhất định, và giúp đạt đến một nhịp điệu rung động mới.

At this crisis, which necessitates the aid of a Master, a definite act of initiation is performed, which (acting on a particular center) produces a result on some one body. It keys the atoms to a certain pitch, and enables a new rate of rhythm to be attained.

Nghi lễ điểm đạo này đánh dấu một mức độ thành đạt. Nó không mang lại sự thành đạt, như người ta thường lầm tưởng. Nó đánh dấu sự công nhận của các Huấn sư đang trông nom nhân loại, rằng người đệ tử đã đạt đến một trình độ tiến hoá nào đó, và cho y hai điều:—

  1. Một sự mở mang tâm thức giúp phàm nhân nhập vào nguồn minh triết do Chân nhân đạt được, và, trong những cuộc điểm đạo cao hơn, nhập vào tâm thức của Chân thần.
  2. Một thời gian giác ngộ ngắn ngủi, trong đó vị điểm đạo đồ thấy được giai đoạn sắp tới của Đường Đạo cần phải bước vào, và trong đó y hữu thức tham dự vào kế hoạch tiến hoá vĩ đại.

Sau khi được điểm đạo, công việc cần thiết chủ yếu là phải làm sao cho việc mở mang tâm thức ấy thành một lợi khí để thực sự sử dụng được cho phàm nhân, và chủ yếu cần chế ngự được đoạn đường đạo hãy còn phải vượt qua.

This ceremony of initiation marks a point of attainment. It does not bring about attainment, as is so often the misconception. It simply marks the recognition by the watching Teachers of the race of a definite point in evolution reached by the pupil, and gives two things:

  1. An expansion of consciousness that admits the personality into the wisdom attained by the Ego, and in the higher initiations into the consciousness of the Monad.
  2. A brief period of enlightenment wherein the initiate sees that portion of the Path that lies ahead to be trodden, and wherein he shares consciously in the great plan of evolution.

After initiation, the work to be done consists largely in making that expansion of consciousness part of the equipment for the practical use of the personality, and in mastering that portion of the path that has yet to be traversed.

 

Nơi chốn và hiệu quả của Điểm đạo – The Place and Effect of Initiation

Lễ điểm đạo diễn ra trên ba phân cảnh cao của cõi trí, và trên ba cảnh giới cao hơn nữa, tùy theo mỗi cuộc điểm đạo. Vào các cuộc điểm đạo trên cõi trí, ngôi sao năm cánh bừng sáng  bên trên đầu của điểm đạo đồ. Điều này liên quan đến các cuộc điểm đạo đầu tiên được tiếp nhận trong thể nguyên nhân. Người ta đã nói rằng hai cuộc điểm đạo đầu tiên xảy ra trên cảnh giới cảm dục nhưng điều này không đúng, và lời tuyên bố này đã gây ngộ nhận. Hai cuộc điểm đạo này được cảm nhận sâu đậm đối với các thể: cảm dục, thể xáchạ trí, và ảnh hưởng đến sự chủ trị các thể này. Vì rằng hiệu quả chính yếu được cảm thấy trong các thể này, và vì lực sinh động của nó cũng như sức kích thích của hai cuộc điểm đạo đầu tiên được biểu lộ nhiều nhất là trong thể cảm dục, nên điểm đạo đồ có thể tưởng rằng chúng diễn ra trên các cảnh giới tương ứng. Nhưng chúng ta cần phải luôn luôn nhớ rằng các cuộc điểm đạo chính yếu đều được tiếp nhận trong thể nguyên nhân hoặc—tách rời khỏi thể này—trên cảnh giới bồ-đề hay niết-bàn. Vào hai cuộc điểm đạo sau cùng giải thoát con người ra khỏi tam giới, giúp y có thể hoạt động trong thể sinh lực của Thượng Đế và vận dụng được thiên lực này, điểm đạo đồ trở thành ngôi sao năm cánh, nó giáng xuống y, hoà hợp với y, và y ở chính trung tâm của nó. Sự giáng hạ này do hành động của Đấng Điểm Đạo, Ngài vận dụng Quyền trượng và để cho điểm đạo đồ tiếp xúc với trung tâm lực trong thể của Đức Hành Tinh Thượng Đế mà y là một phần tử, và hữu thức thực hiện điều này. Hai cuộc điểm đạo gọi là thứ sáu và thứ bảy diễn ra trên cảnh giới bồ-đề và niết-bàn; ngôi sao năm cánh “cháy sáng rực rỡ từ bên trong Chính nó,” nói theo ngôn từ nội môn, và trở thành ngôi sao bảy cánh; nó giáng xuống điểm đạo đồ và vị này thâm nhập vào trong ngọn lửa.

The ceremony of initiation takes place on the three higher sub-planes of the mental plane, and on the three higher planes, according to the initiation. The five-pointed star, at the initiations on the mental plane, flashes out above [16] the head of the initiate. This concerns the first initiations which are undergone in the causal vehicle. It has been said that the first two initiations take place upon the astral plane, but this is incorrect, and the statement has given rise to a misunderstanding. They are felt profoundly in connection with the astral and physical bodies and the lower mental, and affect their control. The chief effect being felt in those bodies the initiate may interpret them as having taken place on the planes concerned, as the vividness of the effect and the stimulation of the first two initiations work out largely in the astral body. But it must ever be remembered that the major initiations are taken in the causal body or — dissociated from that body — on the buddhic plane or atmic plane. At the final two initiations which set a man free from the three worlds, and enable him to function in the body of vitality of the Logos and wield that force, the initiate becomes the five-pointed star and it descends upon him, merges in him, and he is seen at its very center. This descent is brought about by the action of the Initiator, wielding the Rod of Power, and puts a man in touch with the center in the Body of the Planetary Logos of which he is a part, and this consciously. The two initiations called the sixth and seventh take place on the buddhic and atmic planes; the five-pointed star “blazes forth from within Itself,” as the esoteric phrase has it, and becomes the seven-pointed star; it descends upon the man and he enters within the flame.

Vả lại, bốn cuộc điểm đạo trước cuộc điểm đạo của bậc Chân sư, lần lượt đánh dấu sự đạt được những tỷ lệ vật chất nguyên tử nhất định trong các thểví dụ như, vào cuộc điểm đạo thứ nhất đạt được một phần tư vật chất nguyên tử, vào cuộc điểm đạo thứ hai đạt một nửa, vào cuộc điểm đạo thứ ba đạt ba phần tư, và cứ thế cho đến mức hoàn toàn bằng vật chất nguyên tử. Vì bồ-đề là nguyên khí thống nhất (hay là nguyên khí hoà hợp tất  cả), nên vào cuộc điểm đạo thứ năm, vị Chân sư bỏ các hiện thể thấp, và ở trong thể bồ-đề. Từ đó, Ngài tạo ra thể biểu hiện của Ngài.

Again, the four initiations, prior to that of the adept, mark respectively the attainment of certain proportions of atomic matter in the bodies — for instance, at the first initiation one-fourth atomic matter, at the second one-half atomic matter, at the third three-quarters atomic matter, and so on to the completion. Since buddhi is the unifying principle (or the welder of all) , at the fifth initiation the [17] adept lets the lower vehicles go, and stands in his buddhic sheath. He creates thence his body of manifestation.

thể nói mỗi cuộc điểm đạo giúp chúng ta có thêm khả năng chế ngự các cung, dù rằng cách diễn đạt này không đầy đủ ý nghĩa. Ngôn từ rất thường gây nhầm lẫn. Vào cuộc điểm đạo thứ năm, khi vị Chân sư trở thành Chủ nhân trong tam giới, Ngài đã ít nhiều chế ngự được (tùy theo đường hướng phát triển của Ngài) năm cung đang đặc biệt biểu hiện vào thời gian Ngài được điểm đạo. Vào cuộc điểm đạo thứ sáu—nếu Ngài được điểm đạo cấp cao hơn—Ngài sẽ có quyền năng đối với một cung khác, và vào cuộc điểm đạo thứ bảy, Ngài có quyền năng vận dụng tất cả các cung. Cuộc điểm đạo thứ sáu đánh dấu trình độ thành đạt của Đức Christ, và giúp Ngài chế ngự được cung tổng hợp của thái dương hệ. Chúng ta cần nên nhớ rằng cuộc điểm đạo ban cho điểm đạo đồ quyền năng sử dụng năng lượng các cung, chứ không phải quyền năng thống ngự các cung, bởi vì hai điều này khác hẳn nhau. Tất nhiên là mỗi điểm đạo đồ đều có cung nguyên thủy hay cung tinh thần là một trong ba cung chính yếu, và cung của Chân thần là cung mà sau một thời gian lâu dài y mới đạt được quyền năng của nó. Cung bác ái, hay cung tổng hợp của thái dương hệ, là cung cuối cùng y đạt được.

Each initiation gives more control on the rays, if one may so express it, although this does not adequately convey the idea. Words so often mislead. At the fifth initiation, when the adept stands Master in the three worlds, He controls more or less (according to His line of development) the five rays that are specially manifesting at the time He takes the initiation. At the sixth initiation, if He takes the higher degree, He gains power on another ray, and at the seventh initiation He wields power on all the rays. The sixth initiation marks the point of attainment of the Christ, and brings the synthetic ray of the system under His control. We need to remember that initiation gives the initiate power on the rays, and not power over the rays, for this marks a very definite difference. Every initiate has, of course, for his primary or spiritual ray one of the three major rays, and the ray of his Monad is the one on which he at length gains power. The love ray, or the synthetic ray of the system, is the final one achieved.

Các vị rời địa cầu sau cuộc điểm đạo thứ năm, hay là các vị không trở thành Chân sư trong thể xác hồng trần, thì nhận những cuộc điểm đạo kế tiếp ở các nơi khác trong thái dương hệ. Tất cả đều ở trong tâm thức của Thượng Đế. Một sự kiện trọng đại cần ghi nhớ là các cuộc điểm đạo của hành tinh hay của thái dương hệ chỉ là những cuộc điểm đạo chuẩn bị cho việc thu nhận vào Huyền giai vĩ đại hơn trên Sirius. Hội Tam Điểm đã giữ gìn khá cẩn mật các biểu tượng này, và khi phối hợp những phương pháp của Hội Tam Điểm với những điều đã truyền dạy cho chúng ta về các giai đoạn của Thánh Đạo, chúng ta sẽ hình dung được gần đúng vấn đề. Vậy hãy quảng diễn thêm đôi chút:—

Those who pass away from the earth after the fifth initiation, or those who do not become Masters in physical incarnation, take their subsequent initiations elsewhere in the system. All are in the Logoic Consciousness. One great fact to be borne in mind is, that the initiations of the planet or of the solar system are but the preparatory initiations of admission into the greater Lodge on Sirius. We have the symbolism held for us fairly well in Masonry, and in combining the Masonic method with what we are told of the steps on the Path of Holiness we get an approximate picture. Let us enlarge somewhat:

Bốn cuộc điểm đạo đầu tiên của thái dương hệ tương ứng với  bốn “cuộc điểm đạo ở Ngưỡng cửa,” trước cuộc điểm đạo vũ trụ thứ nhất. Cuộc điểm đạo thứ năm tương ứng với lần điểm đạo thứ nhất cấp vũ trụ, cuộc điểm đạo “tập sự nhập môn” trong Hội Tam Điểm; khiến một vị Chân sư thành một người “tập sự nhập môn” vào Huyền giai trên Sirius. Cuộc điểm đạo thứ sáu tương ứng với cấp hai trong Hội Tam Điểm, trong khi cuộc điểm đạo thứ bảy khiến bậc Toàn thiện trở thành một Chân Sư Tam Điểm của Huyền giai trên Sirius.

Như vậy, Chân sư là một vị đã được cuộc điểm đạo thứ bảy của hành tinh, cuộc điểm đạo thứ năm của thái dương hệ, và cuộc điểm đạo thứ nhất của Sirius hay vũ trụ.

The first four initiations of the solar system correspond to the four “initiations of the Threshold,” prior to [18] the first cosmic initiation. The fifth initiation corresponds to the first cosmic initiation, that of “entered apprentice” in Masonry; and makes a Master an “entered apprentice” of the Lodge on Sirius. The sixth initiation is analogous to the second degree in Masonry, whilst the seventh initiation makes the Adept a Master Mason of the Brotherhood on Sirius.

A Master, therefore, is one who has taken the seventh planetary initiation, the fifth solar initiation, and the first Sirian or cosmic initiation.

 

Sự nhất quán, kết quả của điểm đạo – At-one-ment, the Result of Initiation

Một điểm chúng ta cần phải thấu triệt là mỗi cuộc điểm đạo kế tiếp đều mang lại một sự thống nhất hoàn toàn hơn của phàm nhân với Chân nhân, và trên các cấp độ cao hơn nữa, với Chân thần. Toàn bộ cuộc tiến hoá của tinh thần con người là một sự nhất quán ngày càng tăng tiến. Trong sự nhất quán giữa Chân nhânphàm nhân có ẩn bí nhiệm về sự Chuộc tội trong giáo lý Thiên Chúa giáo. Một sự thống nhất xảy ra vào lúc biệt lập ngã tính, khi con người trở thành một thực thể hữu thức, có lý trí, khác với loài vật. Khi cuộc tiến hoá tiếp diễn, những sự nhất quán kế tiếp nhau xảy ra.

A point that we need to grasp is that each successive initiation brings about a more complete unification of the personality and the Ego, and on higher levels still, with the Monad. The whole evolution of the human spirit is a progressive at-one-ment. In the at-one-ment between the Ego and the personality lies hid the mystery of the Christian doctrine of the Atonement. One unification takes place at the moment of individualization, when man becomes a conscious rational entity, in contradistinction to the animals. As evolution proceeds successive at-one-ments occur.

Sự nhất quán trên mọi cấp độ—xúc cảm, trực giác, tinh thần và Thiêng liêng—có tính chất là hoạt động hữu thức, liên tục. Trong mọi trường hợp, trước đó luôn luôn có sự đốt cháy, bởi ngọn lửa nội tâm, và sự hủy diệt, qua sự hy sinh, tất cả các yếu tố chia rẽ. Chúng ta tiến đến hợp nhất bằng cách hủy diệt những gì thấp thỏi, và tất cả những gì tạo thành chướng ngại. Để minh giải, hãy xét bức mạng ngăn cách thể dĩ tháithể tình cảm. Khi bức mạng này đã bị đốt cháy bởi ngọn lửa nội tại, sự liên giao giữa các thể của phàm nhân trở nên liên tục, trọn vẹn, và ba  hạ thể hoạt động như một. Trên các cảnh giới cao, chúng ta cũng có tình trạng phần nào tương tự, dù rằng không giống trong từng chi tiết. Cảnh giới trực giác (bồ-đề) tương ứng với cảnh giới xúc cảm, và bốn cấp cao của cảnh giới trí tuệ tương ứng với các cấp dĩ thái. Việc hủy diệt thể nguyên nhân vào cuộc điểm đạo thứ tư (gọi theo khoa biểu tượng là “Thập giá hình”) là một tiến trình tương tự với sự đốt cháy bức mạng, đưa đến việc thống nhất các thể của phàm nhân. Sự tan rã này là một phần của cuộc điểm đạo la-hán và đưa đến sự hợp nhất giữa Chân nhânChân thần, tự biểu hiện trong Tam nguyên thượng. Đó là sự hợp nhất hoàn toàn.

At-one-ment on all levels — emotional, intuitional, spiritual and Divine — consists in conscious, continuous functioning. In all cases it is preceded by a burning, through the medium of the inner fire, and by the destruction, through sacrifice, of all that separates. The approach to unity is through destruction of the lower, and of all that forms a barrier. Take, in illustration, the web that separates the etheric body and the emotional. When that web has been burned away by the inner fire the communication between the bodies of the personality becomes continuous and complete, and the three lower vehicles function as one. You [19] have a somewhat analogous situation on the higher levels, though the parallel cannot be pushed to detail. The intuition corresponds to the emotional, and the four higher levels of the mental plane to the etheric. In the destruction of the causal body at the time of the fourth initiation (called symbolically “the Crucifixion”) you have a process analogous to the burning of the web that leads to the unification of the bodies of the personality. The disintegration that is a part of the arhat initiation leads to unity between the Ego and the Monad, expressing itself in the Triad. It is the perfect at-one-ment.

Như vậy, toàn thể tiến trình này có mục đích làm cho hành giả hữu thức hợp nhất:—

Một là: Với chính mình và với các huynh đệ đồng giáng trần.

Hai là: Với Chân ngã nơi mình, và do đó hợp nhất với tất cả các Chân ngã.

Ba là: Với Tinh thần của y, hay là “Cha ở trên Trời,” và do đó hợp nhất với tất cả các Chân thần.

Bốn la: Với Thượng Đế, Ba trong Một và Một trong Ba.

 

Hành giả trở thành một con người hữu thức nhờ sự trợ giúp của các Hoả Tinh Quân, do sự hy sinh thường xuyên của các Ngài.

Hành giả trở thành một Chân nhân hữu thức, với tâm thức của Chân ngã vào cuộc điểm đạo thứ ba, nhờ sự trợ giúp của Chân sư và của Đức Christ, và do các Ngài hy sinh lâm phàm để giúp đỡ thế gian.

Hành giả hợp nhất với Chân thần vào cuộc điểm đạo thứ năm, nhờ sự trợ giúp của Đức Chúa Tể Hoàn Cầu, Đấng Quan Phòng Cô Đơn, Đấng Đại Hy Sinh.

Hành giả hợp nhất với Thượng Đế nhờ sự trợ giúp của Đấng Bất Khả Tư Nghị.

The whole process is therefore for the purpose of making man consciously one:

  1. With himself, and those in incarnation with him.
  1. With his higher Self, and thus with all selves.
  2. With his Spirit, or “Father in Heaven,” and thus with all Monads.
  1. With the Logos, the Three in One and the One in Three.

Man becomes a conscious human being through the instrumentality of the Lords of the Flame, through Their enduring sacrifice.

Man becomes a conscious Ego, with the consciousness of the higher Self, at the third initiation, through the instrumentality of the Masters and of the Christ, and through Their sacrifice in taking physical incarnation for the helping of the world.

Man unites with the Monad at the fifth initiation, through the instrumentality of the Lord of the World, the Solitary Watcher, the Great Sacrifice.

Man becomes one with the Logos through the instrumentality of One about Whom naught may be said. [20]

 

3375 — Tổng số lần đọc 6 — Hôm nay

Chia sẻ: