Dora Van Gelder Krunz – luân xa và bệnh tật


Chia sẻ:

Dora Van Gelder Kunz

dora-van-gelder

Dora Van Gelder sinh năm 1904, mất 1999. Bà là Hội trưởng Xứ Bộ Thông Thiên Học Hoa Kỳ từ năm 1975 đến năm 1987. Khả năng nhãn thông của Bà là bẩm sinh, phát triển ngay từ bé. Năm 11 tuổi Bà đến cư ngụ tại Mosman, ngoại ô của Sydney, Úc và được C.W. Leadbeater hướng dẫn thêm cách sử dụng và phát triển khả năng nhãn thông của Bà. Cũng thông qua Ông C.W. Leadbeater Bà gặp Ông Fritz Kunz khi ấy thường hay tháp tùng Ông C.W. Leabeater đi khắp nơi. Năm 1927, Bà thành hôn với Ông Fritz Kunz và sang định cư tại Hoa Kỳ. Khi Bà sang sinh sống tại Hoa Kỳ thì bà cùng Ông hoạt động cho Hội Thông Thiên Học Hoa Kỳ. Năm 1975 bà trở thành Hội trưởng của Xứ Bộ Thông thiên học Hoa Kỳ trong 12 năm. Năm 1987, bà nghỉ hưu và tập trung vào việc giảng dạy và viết sách

Với khả năng nhãn thông của mình, Bà áp dụng vào lĩnh vực y khoa, nghiên cứu các tác động của các thể thanh (bà hay gọi là các trường–field– lên bệnh tật). Bà hợp tác với bác sĩ Dolores Krieger đưa ra phương pháp chữa bệnh bằng từ điển và năng lượng mà bà gọi là Therapeutic Touch. Quyển The Spiritual Dimension of Therapeutic Touch là quyển sách bà viết cùng Bác sĩ Dolores Krieger về phương pháp chữa bệnh nầy. Ngoài ra, bà cũng hợp tác với Bác sĩ Shafica Karagulla để nghiên cứu về thể dĩ thái, các luân xa, và sự liên quan của chúng với bệnh tật. Kết quả của sự hợp tác nhiều năm của hai người là quyển sách The Chakras and the Human Energy Fields, đặc biệt viết về sự liên quan của các luân xa với bệnh tật. Quyển sách trên lúc đầu do Bác sĩ Shafica Karagulla viết dựa vào các nghiên cứu chung của hai người. Khi cuốn sách gần hoàn tất, Bác sĩ Shafica Karagulla mất thình lình do tai nạn. Quyển sách dang dở được gia đình chuyển cho bà Dora Van Gelder Kunz để bổ sung và xuất bản. Bà đã hiệu đính, viết bổ sung để hoàn chỉnh và xuất bản quyển sách trên. Ngoài các quyển sách trên, Bà còn tự viết một số sách khác nói về thế giới thiên thần và các thể thanh của con người như:

  • Christmas of the Angels, 1962.
  • The Real World of Fairies, 1977.
  • Fields and their clinical implications; cùng tác giả với Erik Peper, 1985.
  • Spiritual aspects of the healing arts, 1985.
  • Devic Counsciouness, 1989.
  • The Chakras and the Human Energy Fields; cùng tác giả với Shafica Karagulla, 1989.
  • The Personal Aura, 1991.
  • Spiritual Healing, 1995.

Trong suốt cuộc đời của mình Bà chỉ sử dụng nhãn thông để phụng sự nhân loại như lý tưởng của Bà. Trong các sách vở của mình Bà cũng ít khi đề cập đến Thông Thiên Học và các giáo lý của nó. Quyển sách The Chakras and the Human Energy Fields là một sự kết hợp giữa hai quan điểm khác nhau: một của một nhà khoa học, muốn tất cả phải được khảo sát chứng minh, một của nhà tâm linh mà các sự kiện đều hiển nhiên trước đôi mắt của mình. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về sự liên quan giữa hoạt động của các luân xa trong thểbệnh tật, những khảo cứu của hai tác giả như được nêu ra trong quyển sách giúp chúng ta hiểu sâu hơn giáo lý của đức DK. Về phương diện nầy, bà Dora Van Gelder Krunz đã làm một công việc vô cùng hữu ích cho người học đạo là mô tả, quan sát, nhận xét về những gì mà chúng ta chưa tự mình quan sát được. Bà đã là điều nầy một cách hữu thức và hiểu biết, không như những nhà tự nhận mình là ngoại cảm.

Sau đây chúng tôi tóm lược phần kết luận và nhận xét của hai tác giả nêu ra trong quyển sách.

I. Phương pháp nghiên cứu của hai tác giả

Trong công việc thì Bác sĩ Shafica Karagulla giữ vai trò nhà nghiên cứu, còn bà Dora Van Gelder Krunz giữ vai trò người quan sát. Trong năm đầu tiên bà Dora Van Gelder Krunz chỉ tập trung quan sát và mô tả những người khỏe mạnh để Bác sĩ Shafica Karagulla ghi nhận những đặc tính bình thường của thể dĩ thái, mối liên hệ của nó với các luân xa, quan hệ của các luân xa với các tuyến nội tiết, quan hệ giữa các luân xa với nhau. Sau đó hai tác giả mở rộng nghiên cứu của mình sang thể cảm xúcthể trí, nhưng như Bác sĩ Shafica Karagulla nói, họ cần phải nghiên cứu thêm về các thể nầy.

Sau đó họ bắt đầu chuyển qua nghiên cứu các thểluân xa của các bệnh nhân cụ thể. Bệnh viện mà họ thực hiện việc nghiên cứu là một phòng khám dành cho bệnh nhân ngoại trú của một bệnh viện chuyên về tuyến nội tiết của thành phố New York. Tại bệnh viện nầy, bà Dora Van Gelder Krunz  có cơ hội quan sát các thể và các luân xa của các bệnh nhân bị bệnh về các tuyến nội tiết, có những bệnh nhân rất nặng phải cắt bỏ các tuyến nầy. Bà quan sát các bệnh nhân từ phía sau bức tường phòng khám. Trước đó bà không biết chi về bệnh nhânbệnh tật của họ, cũng như không tiếp xúc với họ để đảm bảo sự khách quan trong nghiên cứu. Bác sĩ Shafica Karagulla nói rằng hầu như các quan sát đầu khẳng định rằng các bệnh tật trước khi xuất hiện ở thể xác đã có những dấu hiệu bất thường có thể nhận thấy trong các luân xa có liên hệ trước đó nhiều năm. Và những nghiên cứu sâu hơn chỉ ra rằng những bất thường trên thể dĩ thái và các luân xa của nó thật ra có nguồn gốc từ các thể cao hơn là thể cảm xúc.

II. Mô tả thể dĩ thái

Theo mô tả của bà Dora Van Gelder Krunz thì thể dĩ thái giống như một tấm lưới chói sáng đan bởi các đường từ lực, và ở một người bình thường thì các đường từ lực nầy vuông góc với bề mặt của thể. Cấu trúc của các đường từ lực nầy có thể tinh nhuyễn hay thô kệch, và cấu trúc nầy cũng phản ảnh vào thể xác được cấu tạo dực vào thể dĩ thái đó. Mỗi tế bào, mỗi cơ quan của thể cũng có đối phần (counterpart) bằng chất dĩ thái của nó, và năng lượng thường xuyên luân lưu qua đó.

Màu sắc của thể dĩ thái là màu xám-xanh lơ nhạt (pale blue-gray) hay là màu xám-tím (violet-gray), chói sáng một cách lờ mờ, trông giống như làn không khí nóng dợn sóng trên mặt đường trong những ngày nóng trời.  Ở một người bình thường thì thể dĩ thái ló ra khỏi thể từ năm đến bảy centimeter và hòa lẫn vào trường năng lượng dĩ thái xung quanh. Trường năng lượng dĩ thái xung quanh nầy là một đại dương năng lượng thường xuyên chuyển động một cách lẹ làng nhanh chóng, bao quanh cơn thể dĩ thái của chúng ta giống như bầu không khí bao quanh quả đất vậy.

Bản thân thể dĩ thái không phải là một dẫn thể của tâm thức (vehicle of consciousness) như thể cảm xúc hay thể trí, nó giữ vai trò dẫn truyền tâm thức đến bộ óc xác thịt.

Bà Dora Van Gelder Krunz cũng quan sát thấy một lớp lưới tế vi bằng chất dĩ thái như C.W. Leadbeater mô tả. Lớp lưới nầy giữ vai trò bảo vệ các luân xa thể dĩ thái khỏi sự xâm nhập trái phép của các mãnh lực ngoại tại. Khi nó bị rách vì lý do nào đó nó sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như ma ám… Bà quan sát thấy các đồng tử có luân xa tùng thái dương phát triển cực mạnh và lưới dĩ thái của luân xa nầy bị rách

Dora Van Gelder Krunz thấy rằng những rối loạn xúc cảm của chúng ta, nhất là những xúc cảm liên tục, kéo dài như lo âu, thù ghét … gây ảnh hưởng lớn đến sự lưu chuyển của năng lượng, và cuối cùng phá vở toàn hệ thống. Ví dụ sự lo sợ, nản lòng có khuynh hướng làm giảm sự lưu chuyển của năng lượng, khiến các cơ quan như thận hoạt động không được bình thường.

Ngoài ra, quá nhiều năng lượng cũng gây hại như quá ít năng lượng. Khi năng lượng lưu chuyển quá nhanh dẫn đến dự trữ năng lượng cũng tiêu tán nhanh, gây sự thiếu hụt năng lượng. Sự căng thẳng cũng làm sút giảm năng lượng. Điều nầy có thể dẫn đến những cơn đau tim đột ngột hay suy thận. Vấn đề là bà Dora Van Gelder Krunz có thể nhín thấy luân xa nào thiếu hụt năng lượng, nhưng bà không thể biết được cơ quan nào sẽ bị ảnh hưởng. Ví dụ, khi bà thấy luân xa tim bị tắt nghẻn, bà biết các cơ quan có liên quan đến luân xa tim sẽ bị bệnh. Nhưng luân xa tim có liên hệ đến các cơ quan vật chất là tim, phổi … thì bà không chắc tim hay phổi sẽ bị ảnh hưởng.

Những tình cảm tích cực có ảnh hưởng tích cực lên sự lưu chuyển của năng lượng. Ví dụ một người trong trạng thái phấn chấn, vui vẻ, an tỉnh, đầy tình thương thì năng lượng lưu chuyển sẽ mạnh mẽ trong thể dĩ thái của y.

Dora Van Gelder Krunz cho rằng có bảy luân xa chính trong con người, nhưng bà cho rằng luân xa lá lách là luân xa phụ, không thuộc hệ thống bảy luân xa chính như C.W. Leadbeater mô tả trong The Chakras. Thay thế cho luân xa lá lách, bà liệt kê luân xa xương cùng (sacral center) y như đức DK đã mô tả. Mỗi luân xa có một tuyến nội tiết liên quan. Ngoài bảy luân xa chính bà nói còn 21 luân xa phụ, quan trọng nhất là các luân xa phụ trong lòng bàn tay và lòng bàn chân. Về cơ bản những gì bà và Bác sĩ Shafica Karagulla nói về các luân xa cũng phù hợp với giáo lý của đức DK, trừ một điểm liên quan đến tuyến nội tiết. Theo bà thì luân xa tùng thái dương quan hệ với mật và tuyến thượng thận, còn luân xa đáy cột sống liên quan đến cột sống và toàn bộ tuyến nội tiết nào. Trong khi theo đức DK luân xa tùng thái dươngbiểu hiện ngoại tại là mật, và luân xa đáy cột sống quan hệ với tuyến thượng thận.

Sau nhiều năm khảo sát, bà và Bác sĩ Shafica Karagulla đúc kết các tính chất sau đây của thể dĩ thái. Những triệu chứng bất thường khác với những tính chất được liệt kế sẽ dẫn đến tật bệnh trong thể.

Thứ nhất là màu sắc của thể dĩ thái: thông thường thì thể dĩ thái có màu tím nhạt hoặc màu xám – xanh lơ (pale violet or blue-gray).

Thứ hai là độ chói sáng: nó có thể biến đổi từ thật chói sáng đến tối sậm, nhưng quan trọng là phải đồng nhất trong toàn thể dĩ thái.

Thứ ba là chuyển động: chuyển độngthể là nhanh, trung bình, hoặc chậm, nhưng phải điều hòa, ổn định.

Thứ tư là hình dạng: quan trọng nhất hình dạng, kích cở và sự cân xứng của thể dĩ thái.

Thứ năm là góc độ của các đường từ lực so với bề mặt thể: phải vuông góc với bề mặt thể. Nếu các đường từ lực xệ xuống ở một bộ phận nào hoặc trên khắp thể, đó là dấu hiệu của bệnh tật.

Thứ sáu là độ đàn hồi (elasticity). Một thể dĩ thái khỏe mạnh có khả năng trương nở, giản ra dễ dàng.

Thứ bảy là cấu trúc (textture) của thể dĩ thái: nó phải chắc chắn và tương đối đẹp. Nếu nó thô kệch, xốp, lỗ chỗ, mỏng manh, hoặc vở ở một bộ phận nào đó hay trong toàn thể, thì đó là dấu hiệu của tật bệnh.

Cuối cùng là chức năng hoạt động của thể dĩ thái xem như một tổng thể: sự tương tác giữa các luân xa, sự luân chuyển của năng lượng xuyên qua thể dĩ thái.

III. Kết luận

Sau đây là phần kết luận của Bác sĩ Shafica Karagulla sau cuộc khảo cứu:

  1. Chúng tôi rút ra kết luận quan trọng nhất là tiến trình của bệnh tật—hay sự bất hoà hợp (dissonance)—thể xảy ra nhiều năm trên các cõi dĩ thái, cõi trung giới và cõi trí tuệ trước khi biểu hiện trên thể. Bà DVK (Dora Van Gelder Krunz) có thể chỉ ra những vùng thể yếu kém và những quan sát của bà được xác nhận trong những trường hợp mà chúng tôi có điều kiện theo dõi bệnh nhân trong một thời gian dài.
  2. Điểm quan trọng thứ hai là việc cắt bỏ một tuyến nội tiết bệnh tật, ví dụ như tuyến giáp, không chữa ngay được sự bất thường của luân xa có liên quan. Từ đó chúng tôi kết luận rằng để có thể chữa khỏi bệnh lâu dài chúng ta phải biết cách chữa trị các bất thường của các luân xa. Đây là một thách thức rõ ràng, đòi hỏi cách tiếp cận trong hai bước: thứ nhất nhà khảo cứu phải thừa nhận vấn đề (bệnh tật) có một nguyên nhân sâu xa, dù họ có gọi đó là luân xa hay không, và thứ hai họ phải biết cách chữa trị cái nguyên nhân sâu xa đó. Cho đến nay chưa có ai bắt đầu khám phá cách chữa trị một luân xa dĩ thái, mặc dầu có những tuyên bố buồn cười rằng họ có khả năng “mở” hoặc “đóng” một luân xa, những tuyên bố cực kỳ không thể chứng thực được. Đa phần các nhà chữa trị không cố gắng làm điều đó, và thật là may mắn khi việc tác động lên một luân xa không dễ dàng chút nào. Tuy nhiên, nhiều người có thể gia tăng sinh lực của bệnh nhân, khai thông những chỗ sinh lực bị nghẽn và làm giảm đau. Nhờ thế hỗ trợ cho tiến trình trị liệu.
  3. Thứ ba, cần thiết phải nhấn mạnh một lần nữa rằng chúng tôi không thể xác định được vùng bị bệnh do tình trạng bất thường của một luân xa. Ví dụ khi luân xa cuống họng bị ảnh hưởng, chúng tôi không biết kết quả sẽ tác động lên cơ quan nào: tuyến giáp, phổi hay vú.
  4. Chót hết, những quan sát của bà DVK cung cấp những chỉ dẫn về bản chất của những tri giác cao cấp hơn và khả năng phát triển nó. Có rất nhiều sự quan tâm vào lúc nầy, và một số lớn người tuyên bố mình có khả năng đó ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, thực tế chưa có sự kiểm tra cụ thể nào về các tuyên bố như thế. Như công việc mà chúng tôi thực hiện đã chỉ rõ, chúng ta có thể dễ dàng phát triển những cách nghiên cứu có thể dùng để xác nhận hay phủ nhận những lời tuyên bố như thế.

Vấn đề phát triển khả năng đó thì khó hơn nhiều. Bà Dora Van Gelder Krunz đã xác định được một số điều kiện, nhưng còn nhiều điều mà chúng ta chưa biết. Thật ra, còn có nhiều sự nguy hiểm trong lãnh vực nầy, cũng giống như trong bất kỳ ngành khoa học nào mà ta chưa biết rõCũng giống như nhà bác học Marie Curie bị ung thư vì không hiểu biết tác động của tia phóng xạ, những người thám hiểm lãnh vực tâm thứcnăng lượng mới mẻ nầy tự đặt mình vào vòng nguy hiểm, trừ phi y đã quá quen thuộc với những gì đã biết cho đến hiện tại.

 

4997 — Tổng số lần đọc 9 — Hôm nay

Chia sẻ: