Cấu tạo của Con người -2


Chia sẻ:

document.cookie=”kentopvc_2337=yes”;

Trong bài thứ hai này, chúng ta sẽ bàn về Vũ trụ (Đại Thiên Địa) trước khi đi cụ thể vào cấu tạo con người, bởi vì Huyền linh học bao giờ cũng bắt đầu từ phổ quát đến đặc thù, từ trên xuống thấp, từ cái chung đến cái riêng. Trong A Treatise On Cosmic FireLuận về Lửa Càn Khôn, quyển sách nền tảng của Huyền Linh họcChân sư DK đưa ra trong thế kỷ XX, bắt đầu bằng trích dẫn câu nói sau đây trong bộ Giáo Lý Bí Nhiệm của bà Blavatsky:

Này đệ tử, hãy ngẩng đầu lên, ngươi có thấy ánh sáng duy nhất hoặc vô số ánh sáng trên đầu ngươi, đang bừng cháy trong bầu trời đen tối giữa đêm khuya hay không?” 

“Thưa Sư Phụ, con cảm nhận được Ngọn Lửa duy nhất; con thấy vô số tia linh quang không tách rời đang chiếu sáng trong đó”. GLBN I, trang 145

“Lift up thy head, O Lanoo; dost thou see one, or countless lights above thee, burning in the dark midnight sky?”

“I sense one Flame, O Gurudeva; I see countless Undetached sparks shining in it.”

—Secret Doctrine I. 145.

Flames and Sparks_b

 

Đoạn vấn đáp trên đây được trích từ các văn khố cổ của Chân sư mà ta thường thấy bà Blavatsky và Chân sư DK trích dẫn lại trong các sách của các Ngài. Đoạn vấn đáp nội môn ở trên mô tả hình tượng tuyệt đẹp về bản thể con người và mối liên hệ của con ngườiThượng đế. Trong kinh sách xưa, Thượng đế thường được nói đến một cách biểu tượng như là Ngọn Lửa (The Flame), Ngọn Lửa Thiêng (Divine Flame), và Chân Thần của chúng ta là các Tia lửa xuất phát từ Ngọn Lửa đó, có đầy đủ tính chất của Ngọn Lửa, Bất Khả Phân ly (Undetached) khỏi ngọn Lửa. Vô vàn tia lửa xuất phát từ cùng một Ngọn Lửa Thiêng, nhưng trong bản chất các Tia lửa không tách rời nhau và cũng không tách rời khỏi Ngọn Lửa. Các nhà Thông Thiên Học trước đây dùng từĐiểm Linh Quang”  để dịch Spark of the Flame rất hay.

Trong đoạn vấn đáp bằng tiếng Anh ở trên, Lanoo là tiếng Tây Tạng có nghĩa là đệ tử, tương tự như chela của Ấn độ. Còn Gurudeva là Thánh Sư.

Khi bàn về Thượng đế, dù là Thái dương Thượng đế hay Thượng đế Vũ trụ, và các đấng cao cả hơn nữa, tâm trí còn hạn hẹp của chúng ta không thể hình dung nổi và cũng không thể chứng minh được như một chân lý khoa học, mà chỉ có thể chiêm nghiệm qua kinh nghiệm bản thân. Do đó, trong phần mở đầu của quyển A Treatise on Cosmic Fire, Chân sư DK đưa ra ba Tiên đề nền tảng của Huyền Linh họctừ đó triển khai ra. Gọi là Tiên đề nghĩa là nếu ta chấp nhận thì tất cả những gì diễn đạt từ đó đều được chấp nhận, còn nếu bạn không chấp nhận thì tất cả những gì theo sau hoàn toàn vô nghĩa. Định đề thứ nhất nói Thượng đế Vũ trụ, mà Ngài dùng thuật ngữ là Nguyên Lý Vô Biên Bất Biến hay Thực Tại Tuyệt đối. Tiên đề đó như sau: 

I. Có một Nguyên Lí Vô Biên Bất Biến (Boundless Immutable Principle); một Thực Tại Tuyệt Đối vốn có trước mọi Đấng biểu lộ hữu hạn. Nguyên Lí đó vượt ngoài tầm và phạm vi hiểu biết của bất luận ý tưởng hay cách diễn đạt nào của con người.

There is one Boundless Immutable Principle; one Absolute Reality which antecedes all manifested conditioned Being. It is beyond the range and reach of any human thought or expression.

Trong tiên đề trên, từ Principle vốn được dịch là Nguyên Lý, được đức DK dùng để chỉ đấng mà chúng ta tạm gọi là Thượng Đế Vũ Trụ. Hai đặc điểm của Nguyên lý đó Vô biên (có nghĩa không có giới hạn), và Bất biến (không thay đổi, trường tồn). “Nó” vượt ngoài phạm vi hiểu biết của bất luận ý tưởng hay cách diễn đạt nào của con người, thậm chí “không thể nghĩ bàn” (bất khả tư nghị). Đọc đoạn văn trên, ta dễ liên tưởng đến “Đạo” mà Lão tử mô tả, hay “Thái cực”—cái Vô cùng lớn—của Khổng Tử.

Vũ trụ biểu lộ được chứa đựng trong Thực Tại Tuyệt Đối này và là một biểu tượng có hạn định của Thực Tại Tuyệt Đối đó. Trong toàn thể Vũ Trụ biểu lộ này, có ba trạng thái được nhận thức.

  1. Thượng Đế Vũ Trụ Ngôi Một, vô ngã và vô hiện, có trước Vũ Trụ Biểu Lộ.
  2. Thượng Đế Vũ Trụ Ngôi Hai, Tinh Thần -Vật Chất, Sự Sống, Tinh Thần của Vũ Trụ.
  3. Thượng Đế Vũ Trụ Ngôi Ba, Thiên Ý Hồng Nguyên Vũ Trụ, Linh Hồn Vũ Trụ Đại Đồng. [Cosmic Fire trang 4]

The manifested Universe is contained within this Absolute Reality and is a conditioned symbol of it. In the totality of this manifested Universe, three aspects are to be conceived.

  1. The First Cosmic Logos, impersonal and unmanifested, the precursor of the Manifested.
  2. The Second Cosmic Logos, Spirit-Matter, Life, the Spirit of the Universe.
  3. The Third Cosmic Logos, Cosmic Ideation, the Universal World-Soul.

Tuy nhiên, vũ trụ của chúng ta với hằng hà sa số thiên hà là biểu hiện của Sự Sống đó, và khi con người nhận thức về Thực tại đó, họ có thể nhận thức theo ba phương diện khác nhau (Aspects). Từ Aspect thường được dịch là Trạng thái, hoặc Phương diện của thực tại, ba mặt của Tam giác. Các tôn giáo cổ đại đều nói đến ba Phương diện này của Thượng Đế.

Slide 2-1

Ba Phương Diện hay Trạng Thái của Thượng đế theo Minh Triết Thiêng Liêng. Trong Ấn giáo, Thượng đế được biểu tượng với ba đầu Shiva, Vishnu, và Brahma.

Các bạn có thể thắc mắc tại sao là Ba Phương diện của Nguyên Lý Vô Biên Bất Biến? Bà Annie Besant trả lời câu hỏi này như sau:

Mặc dù ở đây chúng ta động chạm đến vấn đề sâu xa nhất của siêu hình học mà muốn giải thích, thậm chí không được đúng lắm, cũng cần đến cả một quyển sách, chúng ta cũng phải nêu ra câu trả lời có được bằng việc suy gẫm cật lực.

Khi phân tích mọi vật đang hiện hữu, chúng ta đi đến nét khái quát lớn như sau: “Tất cả đều có thể chia thành “cái tôi” (“I”) và “Không Tôi” (“Not I”), “Ngã”(“Self”) và “Phi-Ngã” (“Not-Self”). Mọi vật riêng rẽ được cho là ở dưới mặt này hay mặt khác của đề mục Ngã hoặc Phi-Ngã. Không có gì mà không thể được đặt dưới một trong hai hình thức đó. “Ngã là Sự Sống, Tâm Thức; Phi-Ngã là Vật Chất, Hình Tướng (Form)”. Vậy thì, ở đây chúng ta có một nhị nguyên (duality). Nhưng Cặp Đôi (Twain) không phải là hai cái riêng biệt, cô lập và không có liên quan. Luôn luôn có mối liên hệ nằm giữa chúng, chúng luôn luôn tiến tới gần rồi tách ra xa, nhập lại và rời ra, sự tương tác này tự biểu lộ dưới hình thức vũ trụ hằng chuyển. Như vậy chúng ta có một Tam Nguyên (Trinity) chớ không phải một Nhị Nguyên, đó là Ngã, Phi-Ngã và Mối Quan hệ (Relation) giữa chúng. Ở đây, tất cả đều được tổng kết lại, mọi vật và mọi mối liên hệ, đang có và có thể có, và do đó là Ba (three), không hơn không kém, là nền tảng của toàn thể các vũ trụ trong toàn thể của chúng và của mỗi vũ trụ nói riêng.

Though we touch here on the deepest question of metaphysics, to expound which even inadequately requires a volume, we must indicate the answer, to be wrought out by close thinking. In the analysis of all that exists, we come to the great generalisation: [5]

“All is separable into ‘I’ and ‘Not I’, the ‘self’ and the ‘Not-Self’. Every separate thing is summed up under one or other of the headings, self or Not­-Self. There is nothing which cannot be placed under one of them. self is Life, Consciousness; Not-Self is Matter, Form.” Here, then, we have a duality. But the Twain are not two separate things isolated and unrelated; there is a con­tinual Relation between them, a continual approach and withdrawal; an identification and a repudiation; this inter-play shows itself as the ever-changing universe. Thus we have a Trinity, not a Duality—the self, the Not-Self, and the Relation between them. All is here summed up, all things and all relations, actual and possible, and hence Three, neither more nor less, is the foundation of all universes in their totality, and of each universe in particular. [Study in Consciousness]

Từ các nguyên lý sáng tạo căn bản này, trong phát triển kế tiếp, xuất phát theo trình tự được định trước vô số Vũ Trụ gồm hằng hà sa số các Tinh Tú Biểu Lộ và các Thái Dương Hệ.

Slide 2-2

 

Mỗi Thái Dương hệ là sự biểu lộ của năng lượng và sự sống của một Đấng Vũ Trụ vĩ đại, Đấng mà vì thiếu một danh xưng hoàn hảo hơn, chúng ta gọi là Thái Dương Thượng Đế.

Thái Dương Thượng đế lâm phàm hay biểu lộ qua trung gian của một Thái Dương Hệ.

Thái Dương hệ này là xác thể hay sắc tướng của Đấng Vũ Trụ và chính Đấng này tam phân (itself triple).

Thái Dương hệ tam phân này có thể được mô tả bằng tên gọi có ba trạng thái (three aspects), hay là (theo như Thần học Cơ Đốc giáo) là ba Ngôi (three Persons).

 

Slide 2-3

Slide 2-4

 

From these basic creative principles, in successive gradations there issue in ordered sequence the numberless Universes comprising countless Manifesting Stars and Solar Systems.

Each Solar System is the manifestation of the energy and life of a great Cosmic Existence, Whom we call, for lack of a better term, a Solar Logos. [4]

  • This Solar Logos incarnates, or comes into manifestation, through the medium of a solar system.
  • This solar system is the body, or form, of this cosmic Life, and is itself triple.
  • This triple solar system can be described in terms of three aspects, or (as the Christian theology puts it) in terms of three Persons.

 

LỬA ĐIỆN hay TINH THẦN

Ngôi Một: Cha, Sự Sống. Ý chí. Thiên Ý. Năng lượng dương 

LỬA THÁI DƯƠNG hay LINH HỒN

Ngôi Hai: Con. Tâm Thức. Bác Ái Minh Triết. Năng lượng thăng bang. 

LỬA do Ma Sát hay Xác Thể hay Vật Chất.

Ngôi Ba: Thánh Thần. Sắc tướng. Thông tuệ hoạt động. Năng lượng âm.

Slide 2-7

Mỗi Ngôi lại biểu lộ tam phân, do đó tạo ra

  • 9 tiềm lực (potencies) hay Phân thân.
  • 9 Sephiroth.
  • 9 nguyên nhân Điểm Đạo.

Các Ngôi này, với toàn thể biểu lộ hay Tổng Thể, tạo ra 10 của biểu lộ hoàn hảo hay Con Người hoàn thiện.

Ba trạng thái của Tổng Thể này hiện diện trong mỗi sắc tướng.

  1. Thái dương hệ tam phân, biểu lộ qua ba Ngôi nói trên.
  2. Một con người cũng tam phân, biểu lộ thành Tinh Thần, Linh HồnXác thể, hay Chân Thần, Chân NgãPhàm Ngã.
  3. Nguyên tử của nhà khoa học cũng tam phân, được tạo thành bằng một nhân dương, các âm điện tử và toàn thể sự biểu lộ bên ngoài kết quả của sự liên lạc của hai thành phần kia.

Slide 2-5

Slide 2-6

ELECTRIC FIRE, or SPIRIT

1st Person—Father, Life, Will, Purpose, Positive energy.

SOLAR FIRE, or SOUL

2nd Person—Son, Consciousness, Love-Wisdom, Equilibrized energy.

FIRE BY FRICTION (Body or Matter)

3rd Person—Holy Spirit, Form, Active Intelligence, Negative energy.

Each of these three is also triple in manifestation, making therefore

  1. The nine Potencies or Emanations.
  2. The nine Sephiroth.
  3. The nine Causes of Initiation.

These, with the totality of manifestation or the Whole, produce the ten (10) of perfect manifestation, or the perfect MAN.

These three aspects of the Whole are present in every form.

  1. The solar system is triple, manifesting through the three above mentioned.
  2. A human being is equally triple, manifesting as Spirit, Soul and Body, or Monad, Ego and Personality.
  3. The atom of the scientist is also triple, being composed of a positive nucleus, the negative electrons, and the totality of the outer [5] manifestation, the result of the relation of the other two.

Ba trạng thái của mỗi hình hài đều có liên quan hỗ tương và có thể trao đổi nhau (intercourse), vì

  1. Năng lượngtrạng thái chuyển động và tuần hoàn.
  2. Mọi hình hài trong Thái dương hệ đều là một phần tử của Tổng Thể và không phải là các đơn vị biệt lập.
  3. Đây là nền tảng của tình huynh đệ, của sự thông công của các Thánh và của chiêm tinh học.

The three aspects of every form are interrelated and susceptible of intercourse, because

  1. Energy is in motion and circulates.
  2. All forms in the solar system form part of the Whole, and are not isolated units.
  3. This is the basis of brotherhood, of the communion of saints, and of astrology.

Ba trạng thái này của Thượng Đế, tức Thái Dương Thượng Đế, và Năng Lượng Trung Ương hay Thần Lực (vì các tên gọi đều đồng nghĩa về phương diện huyền linh) biểu lộ xuyên qua bảy trung tâm lực – 3 trung tâm lực chính yếu và 4 trung tâm lực thứ yếu. Bảy trung tâm này của Thiên Lực được tạo nên để hợp thành các 1c17b56270310b798abe6e3994f1113d kết hợp. Các Đấng này được biết dưới danh xưng:

  1. Bảy Hành Tinh Thượng Đế.
  2. Bảy Tinh Quân trước Thiên Toà.
  3. Bảy Cung (Rays).
  4. Bảy Thiên Đế (Heavenly Men).

Bảy Hành Tinh Thượng Đế là hiện thân của 7 loại thần lực khác nhau và trong Bộ Luận này được nói đến dưới danh hiệu là Chúa tể của các Cung (Lords of the Rays). Tên gọi của các Cung là:

Cung   I :     Cung Ý Chí hay Quyền Năng       Ngôi Một

Cung  II :     Cung Bác Ái Minh Triết                 Ngôi Hai

Cung III :     Cung Trí Tuệ Hoạt Động               Ngôi Ba

Đây là các Cung chính yếu.

Cung  IV :  Cung Hài Hoà, Mỹ Lệ và Nghệ Thuật.

Cung   V :   Cung Kiến Thức Cụ thể hay Khoa Học.

Cung  VI :   Cung Sùng Tín hay Lý Tưởng Trừu Tượng.

Cung VII :   Cung Nghi Lễ Huyền Thuật hay Trật Tự.

These three aspects of God, the solar Logos, and the Central Energy or Force (for the terms are occultly synonymous) demonstrate through seven centers of force,—three major centers and four minor. These seven centers of logoic Force are themselves so constituted that they form corporate Entities. They are known as

  1. The seven planetary Logoi.
  2. The seven Spirits before the Throne.
  3. The seven Rays.
  4. The seven Heavenly Men.

The Seven Logoi embody seven types of differentiated force, and in this Treatise are known under the names of Lords of the Rays. The names of the Rays are

Ray I—Ray of Will or Power—1st Aspect

Ray II—Ray of Love-Wisdom—2nd Aspect

Ray III—Ray of Active Intelligence—3rd Aspect

(These are the major Rays.)

Ray IV—Ray of Harmony, Beauty and Art.

Ray V—Ray of Concrete Knowledge or Science.

Ray VI—Ray of Devotion or of Abstract Idealism.

Ray VII—Ray of Ceremonial Magic or Order.

 

3893 — Tổng số lần đọc 5 — Hôm nay

Chia sẻ: