Sách Luận Về Lửa Càn Khôn


Chia sẻ:

TÓM LƯỢC SÁCH
LUẬN VỀ LỬA CÀN KHÔN TẬP I – II
(Lưu ý: Đây là Trang tóm lược Sách chứ không phải là Sách)

MỤC LỤC:

+ PHẦN MỘT: Trong sách này, các chữ viết tắt

+ PHẦN HAI: CẦN ĐỌC VÀ NGHIÊN CỨU CÙNG TRANG TÓM LƯỢC SÁCH NÀY

– XEM TRANG: CÁC BẢNG TỔNG HỢP VỀ LỬA CÀN KHÔN/ LỬA TRỤ

– XEM SÁCH: CÁC ĐỊNH LUẬTĐỊNH ĐỀ VŨ TRỤTHÁI DƯƠNG HỆ

+ PHẦN BA: TÓM LƯỢC SÁCH LUẬN VỀ LỬA VŨ TRỤ THEO ĐÚNG THỨ TỰ CỦA NỘI DUNG CUỐN SÁCH

PHẦN MỘT

Trong sách này, các chữ viết tắt

Tâm Thức Nguyên Tử – Consciousness of the Atom (COA)
Giáo dục trong Kỷ Nguyên Mới – Education in the New Age (ENA)
Số phận của các Quốc Gia – Destiny of the Nations (DN)
Người Đệ Tử trong Kỷ Nguyên Mới – Discipleship in the New Age (DINA)
Chiêm Tinh Học Nội Môn – Esoteric Astrology (EA)
– Trị Liệu Nội MônEsoteric Healing (EH)
Tâm Lý Học Nội Môn – Esoteric Psychology (EP).
Sự Hiển Lộ của Thánh Đoàn – Externalisation of the Hierarchy (EXH)
Ảo Cảm một Vấn Đề của Thế Giới – Glamour a World Problem (GWP)
– Thư về Tham Thiền Huyền Môn – Letters on Occult Meditation (LOM)
Ánh Sáng của Linh Hồn (LOS)
– Các Cung và Điểm ĐạoRays and Initiations (RI)
Viễn CảmThể Dĩ Thái – Telepathy and the Etheric Vehicle (TEV)
– Luận về Lửa Vũ Trụ – Treatise on Cosmic Fire (TCF)
– Luận về Chánh Thuật – Treatise on White Magic (TWM)

 

PHẦN HAI
(LƯU Ý CẦN ĐỌC – NGHIÊN CỨU ĐỒNG THỜI VỚI TRANG TÓM LƯỢC SÁCH NÀY)

A- NGUỒN ĐỌC THÊM

– XEM TRANG: CÁC BẢNG TỔNG HỢP VỀ LỬA CÀN KHÔN/ LỬA TRỤ

– XEM SÁCH: CÁC ĐỊNH LUẬTĐỊNH ĐỀ VŨ TRỤTHÁI DƯƠNG HỆ

+ Nôi dung các Luật vũ trụThái dương hệ như mục A nêu trên trng phần II này, và bổ xung chi tiết các Định luật khác nữa

B- TÓM LƯỢC BA NGUYÊN LÝ GỐC VŨ TRỤTóm lược như sau (Nguồn QU1) – LVLCK, mở đầu)

I. Nguyên Lý Cơ Bản I. Có một Nguyên Lý Bất Biến Vô Biên; một Thực Tại Tuyệt Đối đi trước tất cả Hiện Hữu biểu lộ theo điều kiện. Nó vượt ngoài phạm vi và tầm với của bất kỳ tư duy hay sự diễn đạt nào của con người.
Vũ Trụ biểu hiện được chứa đựng bên trong Thực Tại Tuyệt Đối này và là một biểu tượng có hạn định của Thực Tại Tuyệt Đối đó.
Trong toàn thể Vũ Trụ được biểu hiện này, có ba phương diện phải được nhận thức (3)
1. Thượng Đế Vũ Trụ Ngôi 1, vô ngã và không biểu lộ, có trước của cái được Biểu Hiện.
2. Thượng Đế Vũ Trụ Ngôi 2, Tinh thần-Vật chất, Sự sống, Tinh Thần của Vũ Trụ.
3. Thượng Đế Vũ Trụ Ngôi 3, Thiên Ý Hồng Nguyên Vũ Trụ, Linh Hồn Vũ Trụ Phổ quát..

+ Kiến thức về vũ trụ gốc Tam phânnăng lượng gốc vũ trụ là chính. Từ năng lượng này, vô số Thái dương hệ hình thành, mỗi thái dương hệ có một sự sống biểu lộ, chúng ta thường gọi là Đấng Thái Dương Thượng Đế ( Ngài cũng tái sinh, đi vào biểu lộ thông qua trung gian một Thái Dương Hệ. Thái dương hệ này là thể, hay hình thể (sắc tướng), của Đời Sống vũ trụ này, và bản thân nó là tam phân (QU1. Ma Kết)

II- Nguyên Lý Cơ Bản II. Có một nguyên lý cơ bản được gọi là Định Luật Tuần Hoàn.

1. Định Luật Tuần Hoàn này chi phối tất cả các biểu hiện, dù đó là biểu hiện của một Thái Dương Thượng Đế thông qua trung gian một thái dương hệ [Trang 6], hay là biểu hiện của con người thông qua trung gian một hình thể. Tương tự, Định luật này cũng điều khiển tất cả các vương quốc trong tự nhiên.

2. Ba Định Luật Vũ Trụ được kết nối với Định luật này (6)
a. Định luật Tiết Kiệm ….. định luật thống trị vật chất, phương diện thứ ba.
b. Định Luật Hấp Dẫn… định luật thống trị linh hồn, phương diện thứ hai.
c. Định Luật Tổng Hợp…. định luật thống trị tinh thần, hay phương diện thứ nhất.

3. Có bảy Định Luật hệ thống, thống trị sự biểu hiện của Đấng Thái Dương Thượng Đế của chúng ta. (6)
1. Định Luật Rung Động.
2. Định Luật Gắn Kết.
3. Định Luật Tan Rã.
4. Định Luật về Kiểm Soát Từ điển.
5. Định Luật về Sự Cố Định.
6. Định Luật về Bác Ái.
7. Định Luật về Hy Sinh và Chết.

4. Mỗi định luật trong các định luật này biểu lộ chủ yếu trên một trong bảy cảnh giới của thái dương hệ (6)

5. Mỗi luật có hiệu lực tuần hoàn (6)
Mỗi định luật hoạt động theo chu kỳ và mỗi cõi có chu kỳ biểu lộ và chu kỳ yên nghỉ của nó

6. Mỗi sự sống biểu hiện có ba chu kỳ vĩ đại của nó (6-7)
Sinh ra                         Sống                             Chết.
Xuất hiện                     Phát triển                      Biến mất.
Giáng hạ tiến hoá        Tiến hóa                          Qui nguyên
Bất động                     hoạt động                  chuyển động nhịp nhàng
Sự sống tĩnh tại       Sự sống sinh động        Sự sống nhịp nhàng.

7. Kiến thức của các chu kỳ liên quan đến kiến thức về con số, âm thanh và màu sắc (7)
8. Kiến thức toàn bộ của các chu kỳ chỉ được biết đến khi đã là một người tinh thông lão luyện hoàn thiện (7)
Tri thức trọn vẹn của bí ẩn của các chu kỳ chỉ được sở hữu bởi Chân sư hoàn thiện.

III- Nguyên Lý Cơ Bản III. Tất cả các linh hồn đều giống với Đại Hồn

1. Thượng Đế của thái dương hệĐại Vũ Trụ. Con ngườiTiểu Vũ Trụ. (7)
2. Linh hồn là 1 phương diện của mọi dạng thức đời sống, từ một Thượng Đế (Logos) cho đến một nguyên tử. (7)
3. Mối quan hệ giữa những linh hồn và Đại Hồn là nền tảng của Tình Huynh Đệ (7)
Mối quan hệ giữa tất cả các linh hồn và Đại Hồn cấu thành nên nền tảng niềm tin khoa học của Tình Huynh Đệ. Tình Huynh Đệ là một sự thật trong tự nhiên, không phải là một lý tưởng.

4. Định Luật Tương Ứng sẽ giải thích chi tiết về mối quan hệ này (7)
Định Luật Tương Ứng sẽ giải thích chi tiết của mối quan hệ này. Định Luật Tương Ứng hay Định Luật Tương Đồng này là luật giải thích về hệ thống và giải thích về Thượng Đế cho con người.
5. Thượng ĐếĐại Vũ Trụ của tất cả các vương quốc / con ngườiĐại Vũ Trụ của những vương quốc cấp thấp hơn con người (7)
Giống như Thượng ĐếĐại Vũ Trụ của mọi vương quốc trong Tự Nhiên, thì con ngườiĐại Vũ Trụ đối với tất cả các vương quốc cấp thấp hơn con người.
6. Mục tiêu tiến hóa của con ngườitâm thức nhóm (7)
Mục tiêu tiến hóa của nguyên tử là tự ý thức về bản thân như được minh họa trong vương quốc nhân loại.
Mục tiêu tiến hóa của con ngườitâm thức nhóm, như được minh họa bởi một hành tinh Thượng Đế.
Mục tiêu tiến hóa của hành tinh Thượng Đếtâm thức Thượng Đế, như được minh họa bởi Đấng Thái Dương Thượng Đế.
7. Thái Dương Thượng Đế là tổng thể của tất cả các trạng thái tâm thức trong thái dương hệ. (7)
Thái Dương Thượng Đế là tổng thể của tất cả các trạng thái tâm thức trong thái dương hệ.

PHẦN HAI
(CẦN LÀM TIẾP)

BẢNG SỰ TƯƠNG ỨNG PRANA CỦA ĐẠI VÀ TIỂU THIÊN ĐỊA
VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜICÁC GIỚI TRONG TỰ NHIÊN

TTNỘI DUNGTHÁI DƯƠNG HỆHÀNH TINHCON NGƯỜINGUYÊN TỬ CỦA VẬT CHẤTGhi chú
1Đấng biểu lộThái dương Thượng ĐếMột Hành Tinh Thượng ĐếChủ thể tư tưởng, một vị Dhyan ChohanMột sự sống hành khíLVLCK, 110
2Thể biểu lộThái Dương hệMột hành tinhThể xácKhối cầu nguyên tử
3Trung tâm tiếp nhậnCực của Mặt Trời Trung ươngCực hành tinhLá láchCực của nguyên tử
4Bức xạ ngoài mặt hay sự phóng phátPrana của thái dươngPrana của hành tinhHào quang sức khoẻĐóng góp của nguyên tử vào hào quang sức khoẻ hợp nhất của thể.
5Chuyển động được tạo raSự quay của Thái dương hệSự quay của hành tinhSự quay của nguyên tửSự quay của nguyên tử
6Hiệu quả phân phốiBức xạ dĩ thái của thái dương
(nhận được về phương diện vũ trụ)
Bức xạ dĩ thái hành tinh
(được cảm nhận bên trong thái dương hệ)
Bức xạ dĩ thái của con người (cảm nhận được nhờ môi trường)Bức xạ dĩ thái của nguyên tử (được cảm nhận trong hình hài vật chất)
……………………………………..……………………………………………………………………………….……………………………………..……………………………………………………..…………………

PHẦN BA
(TÓM LƯỢC: LUẬN VỀ LỬA VŨ TRỤ THEO THỨ TỰ NỘI DUNG CUỐN SÁCH)

* Đã ghi tóm lược từ trang 162. Cần già soát kiểm tra đoạn đầu chưa tòm lược

LVLCK 59: Ở đây có lẽ sẽ hữu ích khi chỉ ra rằng từ lực là hiệu quả của cung thiêng liêng khi biểu lộ, với cùng ý nghĩa rằng điện năng là hiệu quả biểu lộ của cung nguyên thuỷ của thông tuệ linh hoạt. Nên ngẫm nghĩ kỹ về điều này vì nó nắm giữ một bí nhiệm.

I- CHUYỂN ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG TÂM LỰC (Theo Luận về lửa càn khôn, trang 162)

+ Do đó, ở đây, chúng ta sẽ chỉ quan tâm tới các trung tâm lực có liên quan tới cuộc tiến hoá của các thể tinh anh, sự tiến hoá tâm linh, chớ không quan tâm tới các trung tâm lực liên hệ với cuộc tiến hoá và sự sinh sôi nảy nở của nhục thể. Có năm trung tâm lực loại này :

1. Trung tâm lực ở đáy xương sống, trung tâm lực duy nhất có liên quan với những gì có một hiệu quả vật chất.
2. Trung tâm lực đan điền, trung tâm lực quan trọng nhất trong thể theo quan điểm cõi cảm dục.
3. Trung tâm lực cổ họng quan trọng nhất theo quan điểm cõi trí.
4. Trung tâm lực nơi vùng tim vốn có mối liên hệ huyền bí với cõi Bồ đề.
5. Trung tâm lực đỉnh đầu, có liên quan với cõi Niết Bàn.
– Chúng ta không bàn đến các trung tâm lực thấp, tức các trung tâm lực liên quan tới sinh sản, mà cũng không nhắc tới trung tâm lực lá lách có liên quan trực tiếp với thể dĩ thái và là nơi truyền prana, chúng đã được bàn đến ở phần trước rồi.
Các trung tâm lực trong con người, về căn bản liên quan đến trạng thái Lửa trong con người hay với tinh thần thiêng liêng. Chúng dứt khoát là liên hệ với Chân Thần, với trạng thái ý chí, với sự bất tử, sự sống, với ý chí muốn sống và với các quyền năng có sẵn của Tinh Thần. Chúng không liên quan với việc biểu hiện ra ngoại cảnh và sự biểu lộ, mà liên quan với thần lực (force), hay các quyền năng của sự sống thiêng liêng (LVLCK, tr 165)

* Chúng ta phải gạt bỏ ý tưởng sai lầm trong trí rằng các trung tâm lực này là các sự vật hồng trần (physical things) (LVLCK, tr 168)

+ Vì là chuyển động quay, kết quả được tạo ra trong vật chất là một hiệu ứng xoay tròn có thể nhận thấy được bằng nhãn thông dưới hình dạng các bánh xe lửa nằm ở :

1. Trong vùng thấp nhất của xương sống.
2. Giữa các xương sườn ngay dưới cách mô.
3. Trong vùng ngực bên trái.
4. Trong trung tâm của cổ họng.
5. Ngay trên đỉnh đầu.

Tôi xin mô tả các trung tâm lực này đầy đủ chi tiết hơn, bàn về chúng như được nhìn thấy trong chất dĩ thái và đặt nền tảng cho những gì mà tôi nói đến tương tự như ông C. W. Leadbeater đề cập trong tác phẩm “Cuộc Sống Nội Tâm” (“Inner Life”), quyển I, trang 447- 460

Chúng ta sẽ chú ý màu sắc và các cánh hoa :
1. Trung tâm lực ở đáy xương sống, 4 cánh. Các cánh này có hình dạng một thập giá, toả ra lửa vàng cam.
2. Trung tâm lực đan điền, 10 cánh, màu hồng pha lục.
3. Trung tâm lực ở tim, 12 cánh, vàng rực.
4. Trung tâm lực cổ họng, 16 cánh, xanh dương ánh bạc, nhưng xanh dương trội hơn.
5. Trung tâm lực đỉnh đầu chia làm hai :
a. Giữa lông mày, gồm 96 cánh, ½ của hoa sen là hồng và vàng, nửa kia xanh và tím.
b. Ngay đỉnh đầu. Một trung tâm lực gồm 12 cánh hoa chính màu trắng và vàng, 960 cánh phụ xếp chung quanh 12 cánh ở giữa. Điều này tạo nên tổng số 1068 cánh trong 2 trung tâm lực ở đầu (tạo thành một trung tâm lực duy nhất) hay là 356 lần 3. Tất cả các con số này đều có một ý nghĩa huyền bí. (LVLCK, tr 168)

+ Ở đây, tàng ẩn một trong các bí mật về điểm đạo và nơi đây cũng có một số nguy hiểm kèm theo trong việc phổ biến quá nhanh chi tiết liên hệ đến các cung.
1. Tam giác sinh khí (pranic triangle)
a. Trung tâm lực ở vai.
b. Trung tâm lực gần cách mô.
c. Lá lách.
2. Người được kiểm soát từ cõi cảm dục
a. Đáy xương sống
b. Đan điền.
c. Tim
3. Người được kiểm soát từ cõi trí
a. Đáy xương sống
b. Tim
c. Cổ họng
4. Người được Chân ngã kiểm soát phần nào, người tiến hoá.
a. Tim
d. Cổ họng
e. Đầu, nghĩa là bốn trung tâm lực thứ yếu và tổng hợp của chúng, trung tâm lực trên tuỷ sống.
5. Người tâm linh đến lần điểm đạo 3
a. Tim
b. Cổ họng
c. Bảy trung tâm lực trên đầu
6. Người tâm linh đến lần điểm đạo 5
a. Tim
b. Bảy trung tâm lực ở đầu
c. Hai hoa sen nhiều cánh (LVLCK, tr 169)

+ Năm biểu tượng tiến hóa của các Trung tâm lưc theo trình tự tiến hóa gồm (LVLCK, tr 169):

(1) – Vòng tròn; (2) – Vòng tròn có tâm điểm;  (3) – Vòng tròn chia đôi; (4) – Vòng tròn chia tư; (5) – Chữ Vạn – Có chiều đo thứ 4

+ Cũng liên hệ với Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta, 3 hành tinh bằng chất dĩ thái của dãy chúng ta – đó là Địa Cầu, Thuỷ tinh và Hoả tinh – hợp thành một tam giác rất quan trọng, vì thế có thể nói ra ở đây rằng ở mức hiện tại trong sự tiến hoá của các trung tâm lực Thượng Đế,
Kim Tinh, Địa CầuThổ Tinh (Saturn) hợp thành một tam giác rất lý thú. Đó là một tam giác mà vào lúc này đang trải qua việc làm sinh động thông qua tác động của hoả xà; hậu quả là tăng thêm khả năng rung động của các trung tâm lực, chúng đang từ từ trở nên có chiều đo thứ tư.
Chưa được phép nêu ra các tam giác khác trong số các tam giác vĩ đại, nhưng về phần các trung tâm lực, chúng ta có thể đưa ra ở đây hai gợi ý:
* Thứ nhất. Kim tinh tương ứng với trung tâm lực ở tim trong thể Thượng Đế và do đó có một liên hệ hỗ tương với tất cả các trung tâm lực khác trong Thái dương hệ, nơi mà trạng thái tâm là trạng thái nổi bật.
* Thứ hai. Thổ tinh tương ứng với trung tâm lực cổ họng, hay là với hoạt động sáng tạo của Ngôi Ba. (LVLCK, tr 182)

+ 3. Các trung tâm lực và hoả xà
Như đã nói ở trên, không thể nói nhiều về hoả xà. Tuy nhiên, có thể là hữu ích mà kể ra một cách vắn tắt những gì nên nói:
a. Hoả xà nằm ở đáy xương sống và nơi một người bình thường, chức năng chính của nó là làm sinh động thể.
b. Hoả xà tạo nên ba sự nhất quán trong thời kỳ tiến hoá:
– Với lửa phát xạ của thể hay prana ở điểm giữa các bả vai.
– Với các lửa trí tuệ ở điểm ngay chót xương sống, trong trung tâm lực phía sau cổ họng.
– Với lửa của tinh thần ở điểm nơi mà hai luồng hoả hợp nhất của vật chấttrí tuệ phát ra từ đỉnh đầu.
c. Mỗi một trong ba vận hà nằm trong cột xương sống có mục đích đặc biệt là phối hợp các luồng hoả tam phân này. (LVLCK, tr 184)

+ CÁC TRUNG TÂM LỰC VÀ CÁC GIÁC QUAN BÌNH THƯỜNG VÀ SIÊU THƯỜNG (LVLCK, tr 185)

– Trích ghi chú ở chân trang: Các hành (elements) là tiền bối (progenitors) của giác quan. GLBN II, 112, 113.
a. Aether….Thính giác…Âm thanh…………………………. Cõi Chân Thần
b. Phong… Xúc giác….. Âm thanh, xúc giác…………….  Cõi Bồ đề
c. Hoả…… Thị giác……. Âm thanh, xúc giác, thị giác…….Cõi trí
d. Thuỷ….. Vị giác…….. Âm thanh, xúc giác, thị giác…… Cõi cảm dục vị giác.
e. Thổ…… Khứu giác…. Âm thanh, xúc giác, thị giác, …  Cõi trần, vị giác, khứu giác.
7. Mọi giác quan đều thấm nhập (pervades) giác quan khác. GLBN III, 569.
Không có trật tự đại đồng. Tất cả đều ở trên mọi cõi. GLBN III, 550.
8. Các giác quan tương ứng với mọi giác quan thất phân khác trong thiên nhiên. Xem GLBN III, 448. So với GLBN III, 497.

+ Như chúng ta biết, có 5 giác quan và theo thứ tự phát triển như sau (LVLCK, tr 187):
a. Thính giác
b. Xúc giác
c. Thị giác
d. Vị giác
e. Khứu giác
Mỗi một trong năm giác quan này có liên quan rõ rệt với cõi này hay cõi khác và cũng có một tương ứng trên mọi cõi.
Trước tiên, chúng ta hãy đề cập đến một trong số các giác quan này, nêu ra một số sự việc lý thú liên quan với chúng và nêu sự tương ứng về cõi phụ của chúng.
Cõi Giác quan
1. Hồng trần ….. Thính giác
2. Cảm dục ……..Xúc giác hay cảm giác
3. Trí ………………Thị giác
4. Bồ đề ………….Vị giác
5. Niết Bàn ……..Khứu giác

+ TIẾN HOÁ GIÁC QUAN TRONG TIỂU THIÊN ĐỊA (LVLCK, tr188)
Cõi Hồng trần…         Đếm nghịch
1. Thính giác……………… thứ 5…….. thể hơi
2. Xúc giác, cảm giác….. thứ 4….… dĩ thái 1
3. Thị giác ………………… thứ 3… …. siêu dĩ thái
4. Vị giác …………………. thứ 2……… á nguyên tử
5. Khứu giác … ………… thứ 1 ….… nguyên tử
Cõi cảm dục….
1. Nhĩ thông…………….. thứ 5
2. Trắc lượng tâm lý……. thứ 4
3. Nhãn thông ………..… thứ 3
4. Tưởng tượng ……….. thứ 2
5. Lý tưởng cảm xúc ….. thứ 1
Trí tuệ
1. Nhĩ thông bậc cao ………………… thứ 7     (4,5,6,7)
2. Trắc lượng tâm lý hành tinh … ….thứ 6       Cõi sắc
3. Nhãn thông bậc cao …………..….thứ 5       tướng
4. Phân biện ………………………. .. thứ 4
5. Phân biện tinh thần ………………. thứ 3       (1,2,3) Cõi
6. Đáp ứng với rung động tập thể…. thứ 2       vô sắc
7. Viễn cảm tinh thần ………………. thứ 1       tướng
Bồ đề…                                 
1. Thấu hiểu (comprehension)…….. thứ 7
2. Hàn gắn (healing) ……………….. thứ 6
3. Huệ nhãn thông (Divine vision)… thứ 5
4. Trực giác …………………………. thứ 4
5. Chủ nghĩa lý tưởng (Idealism) … thứ 3
Niết bàn…(Atmic)
1. Toàn phúc ………………………… thứ 7
2. Phụng sự linh hoạt …………..….. thứ 6
3. Hiện thực …………………….…… thứ 5
4. Hoàn thiện ……………………..… thứ 4
5. Toàn tri (all knowledge) …………. thứ 3
* Cần ghi nhớ rằng chúng ta không tổng kết hai cõi trừu tượng trên cõi Niết BànBồ đề, lý do là vì chúng đánh dấu một trình độ nhận thức, vốn là điều sở đắc của các điểm đạo đồ ở cấp bậc cao hơn cấp bậc của Chân Sư, và vượt quá quan niệm của mẫu người tiến hoá đang là đối tượng của Bộ luận này.

+ NĂM CẤP ĐỘ CỦA 5 GIÁC QUAN TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC CÕI

Với mục đích làm sáng tỏ, chúng ta có thể nêu lên ở đây biểu đồ về năm trạng thái khác nhau của 5 giác quan trên năm cõi, để cho các tương đồng của chúng có thể sẵn sàng hình dung được bằng cách dùng bảng trên làm cơ sở (LVLCK, 189):
a. Giác quan thứ nhất … Thính giác
1. Thính giác hồng trần
2. Nhĩ thông
3. Nhĩ thông cao
4. Sự lĩnh hội đối với bốn âm thanh
5. Toàn phúc

b. Giác quan thứ 2 …………. Xúc giác hay cảm giác
1. Xúc giác hồng trần
2. Trắc lượng tâm lý
3. Trắc lượng tâm lý hành tinh
4. Hàn gắn (healing)
5. Phụng sự linh hoạt (active service)

c. Giác quan thứ 3…………. Thị giác (Sight)
1. Thị giác hồng trần
2. Nhãn thông.
3. Nhãn thông cao
4. Huệ nhãn thông (Divine vision)
5. Nhận thức

d. Giác quan thứ 4…………. Vị giác
1. Vị giác hồng trần
2. Trí tưởng tượng
3. Phân biện
4. Trực giác
5. Hoàn thiện

e. Giác quan thứ 5…………. Khứu giác
1. Khứu giác hồng trần
2. Lý tưởng xúc cảm
3. Nhận thức tinh thần
4. Chủ nghĩa lý tưởng
5. Toàn tri

GIỜ CHÚNG TA ĐI VÀO CHI TIẾT CÁC GIÁC QUAN (Xem chi tiết tại LVLCK, tr 190):

I- THÍNH GIÂC (LVLCK, 190)

Bí quyết đối với con người là khám phá và trở lại liên hệ chính nó với sự tiết lộ về bí nhiệm của:
a. Chính âm thanh của y
b. Âm thanh của huynh đệ y
c. Âm thanh của nhóm y
d. Âm thanh của một trong các Hành Tinh Thượng Đế mà y có liên hệ với Ngài.
e. Âm thanh của Thượng Đế, hay âm thanh của thiên nhiên, của Thái dương hệ của Thái Dương Thượng Đế.

Do đó, chúng ta ghi nhận rằng trên cõi trần, con người phải tìm ra chính nốt của mình, phải tìm nốt đó dù cho hình hài có trọng trược đến đâu.
a. Trên cõi trần, con người đang tìm kiếm nốt của riêng mình.
b. Trên cõi cảm dục, con người đang tìm kiếm nốt của huynh đệ y, qua sự tương đồng về cảm xúc, con người tiến đến chỗ nhận được sự tương đồng của huynh đệ y.
c. Trên cõi trí, y đang bắt đầu tìm được nốt của nhóm y.
d. Trên cõi Bồ đề hay cõi minh triết, con người bắt đầu tìm thấy nốt của Hành Tinh Thượng Đế của y.
e. Trên cõi Niết bàn hay cõi Tinh Thần, nốt của Thượng Đế bắt đầu ngân lên trong tâm thức y.
Tôi phân tích như thế với mục đích làm sáng tỏ

+ Trong sự tiến hoá của các giác quan, thính giác là cái gì mơ hồ nhất, nó gợi sự chú ý của bản ngã không sáng suốt bên ngoài.(LVLVK, 196)
a. Đối với rung động khác.
b. Đối với những gì phát xuất từ bên ngoài chính nó.
c. Đối với ý niệm về cái bên ngoài (externality). Khi âm thanh được tiếp xúc trước nhất, tâm thức lần đầu tiên trở nên biết được những gì bên ngoài.

II- XÚC GIÁC (LVLCK, 193)

Khi đề cập đến vấn đề giác quan thứ hai, tức xúc giác, chúng ta phải ghi nhớ rằng giác quan này là giác quan rất quan trọng, vượt trên các giác quan khác trong Thái dương hệ thứ hai này – tức Thái dương hệ của tâm thức cảm dục tuệ giác (Tâm thức cảm dục tuệ giác (astral–buddhic consciousness) là thuật ngữ được dùng cho tâm thức cơ bản trong Thái dương hệ chúng ta. Nó được tiêu biểu bằng sự cảm xúc (emotion), bằng sự nhạy cảm (by feeling), cảm giác, mà sau rốt phải được biến đổi thành trực giác, tri giác tâm linh (spiritual perception) và hợp nhất)

Mỗi một trong các giác quan này, sau khi đạt đến một trình độ nào đó, bắt đầu tổng hợp với các giác quan khác bằng một cách hầu như không thể biết được nơi bắt đầu và nơi kết thúc. Xúc giác là sự nhận thức bằng cách tiếp xúc qua sự luyện tập của trí tuệ theo ba cách :
– Dưới hình thức nhận thức (recognition)
– Dưới hình thức trí nhớ (memory)
– Dưới hình thức tiên đoán (anticipation)

+ Bấy giờ Chủ Thể Suy Tưởng có thể hiệu chỉnh mối liên giao của mình vào đó. (LVLCK, 194)

1. Thính giác đem lại cho y một ý tưởng về phương hướng tương đối và giúp cho một người xác định vị trí mình trong cơ tiến hoá và định hướng cho chính mình.
2. Xúc giác đem lại cho y một ý tưởng về số lượng tương đối và cho phép y xác định giá trị tương đối có liên quan đến các thể khác bên ngoài chính y.
3. Thị giác đem lại cho y ý tưởng về sự cân xứng và cho phép y hiệu chỉnh cử động của y so với cử động của các kẻ khác.
4. Vị giác đem lại cho y ý tưởng về giá trị, cho phép y xác định trên đó những gì đối với y có vẻ tốt nhất.
5. Khứu giác mang lại cho y ý tưởng về tính chất nội tại cho phép y tìm thấy những gì hấp dẫn y như thể cùng tính chất hoặc bản thể như chính y.

Trong tất cả các định nghĩa này, cần phải nhớ rằng toàn bộ vấn đề về giác quan là tiết lộ phi ngã và nhờ đó cho phép Bản ngã phân biện giữa thực và hư (1).

* Ghi chú (1) – LVLCK, 195: Các cảm giác được khơi dậy bằng các đối tượng của giác quan được kinh qua bằng các dụng cụ bên ngoài của Vị Chúa của Thể (Lord of the Body) hay là các giác quan (Indriya) vốn là các đường lối mà qua đó Chân Thần nhập thế (Jiva) thu nhận kinh nghiệm trần gian.

Có 10 giác quan gồm hai loại:
a. 5 cơ quan cảm giác ………………………….. Jnanendriya
1. Tai ………………………………………….. Thính giác
2. Da ……………………………………………. Cảm nhận bằng xúc giác
3. Mắt …………………………………………. Thị giác
4. Lưỡi ………………………………………… Vị giác
5. Mũi ………………………………………… Khứu giác
b. 5 cơ quan hành động ……………………….. Karmendriya
1. Miệng ……………………………………. Nói
2. Tay ……………………………………….. Nắm
3. Chân ……………………………………… Đi
4. Hậu môn ………………………………… Bài tiết
5. Bộ phận sinh dục …………………… Sinh sản

Các cơ quan cảm giác là sự đáp ứng trở lại những gì mà Bản ngã cảm nhận. Các cơ quan hành động là những cơ quan mà qua đó hiệu quả được mang lại cho các ước muốn của Jiva. “Indriya hay giác quan không phải là cơ quan vật chất mà là khả năng của trí tuệ tác động xuyên qua cơ quan đó như là khí cụ của nó. Các cơ quan bên ngoài giác quan này là các phương tiện thông thường nhờ đó trên cõi trần, các chức năng nghe v.v.. được hoàn thành. Nhưng vì chúng chỉ là các dụng cụ và sức mạnh của chúng phát xuất từ thể trí, nên một vị yogithể hoàn thành chỉ bằng thể trí tất cả những gì có thể làm được bằng các cơ quan vật chất này mà không dùng đến cơ quan vật chất… [“Chúng ta có thể làm đổ cái ly chỉ bằng sức mạnh của ý chí mà không đụng tới cái ly. Quả thật một người quen của tôi (Ông Leadbeater) đã từng thí nghiệm điều này và đã thành công”. Trích “Chơn Sư và Thánh Đạo” quyển I, trang 105. ND]

+ Ba giác quan chính này (tôi tạm mô tả như thế) kết hợp nhau rất rõ ràng, mỗi giác quan với một trong Ba Ngôi Thượng Đế (LVLCK, 197):
1. Thính giác – Nhận thức được ngôn từ tứ phân, hoạt động của vật chất, Thượng Đế Ngôi Ba.
2. Xúc giác – Nhận thức được Đấng Kiến Tạo Hình Hài thất phân, tụ tập lại các hình hài, sự tiếp cận và quan hệ hỗ tương của chúng, Thượng Đế Ngôi Hai. Định luật Thu Hút giữa Ngã với phi ngã bắt đầu tác động.
3. Thị giác – Nhận ra được tính chất toàn thể, tổng hợp của tất cả, hiểu được Đấng Duy Nhất trong Muôn Loài, Thượng đế Ngôi Một. Định Luật Tổng Hợp, đang tác động giữa mọi hình hài mà bản ngã đang chiếm hữu và nhận ra được tính duy nhất cốt yếu của mọi biểu lộ nhờ vào thị giác.
Về phần vị giác và khứu giác, chúng ta có thể gọi chúng là các giác quan thứ yếu, vì chúng được kết hợp chặt chẽ với giác quan trọng yếu là xúc giác. Thực sự chúng phụ thuộc cho giác quan này. Giác quan thứ hai này và mối liên hệ của nó với Thái dương hệ thứ 2 nên được thận trọng nghiền ngẫm. Đó là giác quan có ưu thế liên hệ chặt chẽ nhất với Thượng Đế Ngôi Hai.

+ Tóm lược giác quan (LVLCK, 189)

Thị giác: Như đã nói ở trước, giác quan này là giác quan liên hệ tối thượng của Thái dương hệ.
– Dưới định luật Tiết Kiệm, con người nghe được. Âm thanh thấu nhập vật chất và là căn bản của tính không đồng nhất tiếp theo sau của nó.
– Dưới Định Luật Hút, con người đụng chạm và tiếp xúc với những gì thu hút sự chú ý của y xuyên qua các làn sóng hoạt động của âm thanh. Điều này đưa đến một tình trạng đẩy và hút lẫn nhau giữa Chủ Thể tri giác và những gì được tri giác.

III- THỊ GIÁC (LVLCK, 198)

c. Thị giác: Như đã nói ở trước, giác quan này là giác quan tương quan tối thượng của Thái dương hệ.
Con người ghe được nhờ ảnh hưởng của Định Luật Tương Tác Hài Hòa (Law of Economy), con người nghe được. Âm thanh thấu nhập vật chất và là căn bản của tính không đồng nhất tiếp theo sau của nó.
Nhờ ảnh hưởng của Định Luật Hút, con người đụng chạm và tiếp xúc với những gì thu hút sự chú ý của y xuyên qua các làn sóng hoạt động của âm thanh. Điều này đưa đến một tình trạng đẩy và hút lẫn nhau giữa Chủ Thể tri giác và những gì được tri giác.

* Nhờ tri giác và kế đó là tiếp xúc, tầm mắt y được mở rộng và y nhận ra được vị trí của mình trong toàn thể trật tự dưới Định luật Tổng Hợp.

– Thính giác  ……..    Nhất nguyên (Unity)
– Xúc giác      ………. Nhị nguyên (Duality)
Thị giác       …….    Tam nguyên (Triplicity)

+ VỀ QUY LUẬT TIẾN HÓA (LVLCK, 200)
– Giáng hạ tiến hoá. Sự phân ly của vật chất, hay cái đơn nhất trở thành cái đa tạp. Các giác quan được phát triển, bộ máy được Bản Ngã làm cho hoàn thiện cho việc vận dụng vật chất. Điều này xảy ra dưới Định Luật Tương Tác Hài Hòa (Law of Economy),
Thăng thượng tiến hoá. Cho đến lúc ở trên đường đệ tử dự bị. Sự hoà nhập Tinh ThầnVật Chất, và việc vận dụng các giác quan trong một sự đồng nhất hoá luỹ tiến của Bản ngã với mọi hình hài từ cái thấp nhất đến những hình hài tương đối được thanh lọc. Điều này xảy ra dưới Định luật Hút.
Thăng thượng tiến hoá trên Thánh đạo. Tinh thần lại tách ra khỏi vật chất, tinh thần đồng hoá với Đấng Duy Nhất và sau đó là sự loại bỏ sắc tướng. Lúc bấy giờ các giác quan được tổng hợp thành khả năng hoạch đắc, còn Bản Ngã không còn hữu dụng thêm nữa cho phi ngã. Nó phối hợp với Toàn Ngã (All-Self). Điều này xảy ra dưới Định Luật Tổng Hợp.

+ Sử dụng thuật ngữ THỊ GIÁC (LVLCK, 200): Khi giác quan thứ ba, tức thị giác, tiến đến chỗ hoàn thiện cuối cùng, thuật ngữ được dùng là thuật ngữ hoàn toàn không thích hợp, đó là sự nhận thức (realisation). Đạo sinh hãy nghiên cứu kỹ càng sự biểu lộ thấp nhất và cao nhất của các giác quan như đã được nêu ra trong bảng trước đây và ghi nhận ý nghĩa huyền bí của các diễn đạt được dùng trong phần tổng kết.
– Thính giác….. Sự chí phúc. Điều này được thực hiện qua phi ngã.
– Xúc giác …… Phụng sự. Tổng kết công việc của Bản Ngã đối với phi ngã.
Thị giác ……..Sự Nhận thức. Nhận biết về bộ ba cần trong biểu lộ hay tác động phản tỉnh của bản ngã và phi ngã.
– Vị giác ……    Sự Hoàn thiện. Tiến hoá hoàn thành thông qua việc sử dụng phi ngã và sự tương xứng được thực hiện của nó.
– Khứu giác…. Kiến thức hoàn hảo. Nguyên khí trí tuệ trong hoạt động phân biệt của nó, hoàn thiện việc liên quan hỗ tương giữa Ngã với phi ngã.
Tất cả mọi điều này có liên hệ đến phàm ngã hoàn thiện đã được nhận thức (LVLCK, 200)

IV- VỊ GIÁC  (LVLCK, 202)

Rồi cuối cùng Y nếm và phân biện, vì vị giác giác quan trọng yếu bắt đầu nắm quyền thống trị trong tiến trình phân biện vốn xảy ra vào lúc mà bản chất hư huyễn của vật chất dần dần được nhận ra. Sự phân biện là diễn biến có tính cách giáo dục mà chính Bản Ngã lệ thuộc vào trong lúc mở trực giác – loại quan năng mà nhờ đó Bản Ngã nhận ra được bản thể riêng của nó ở trong và dưới mọi hình thể. Sự phân biện liên quan đến nhị nguyên tính của bản chất, Bản Ngã và phi ngã, và là phương tiện phân biệt của chúng trong tiến trình trừu xuất; trực giác liên hệ đến sự hợp nhất và là khả năng của Bản Ngã để tiếp xúc với các Bản Ngã khác, và không phải là một quan năng mà nhờ đó phi ngã được tiếp xúc. Do đó, ít có được trực giác vào lúc này, do bởi sự biệt ngã hoá mạnh mẽ của Chân ngã và sự đánh đồng của Chân ngã với hình hài – một sự đánh đồng cần thiết vào thời điểm đặc biệt này. Vì vị giác trên các cõi cao được phát triển, nó đưa đến một trong các dị biệt tế nhị hơn bao giờ, mà cho đến nay điều đó sau rốt, qua hình hài, đưa đến đúng tâm của bản chất con người.

IV- KHỨU GIÁC (LVLCK, 202)

Khứu giác là quan năng nhận thức bén nhạy mà sau rốt đưa con người về lại cội nguồn của mình, tức cõi nguyên hình ( ), cõi này mới là chỗ ở đích thực của con người. Một nhận thức về sự dị biệt được bồi đắp đã tạo nên một bất mãn thiêng liêng trong tâm của kẻ hành hương ở viễn xứ; đứa con đi hoang ( ) rút ra được các so sánh; y đã phát triển bốn giác quan khác và y vận dụng được chúng. Bây giờ đến quan năng nhận thức rung động đối với rung động quen thuộc (home vibration) nếu có thể diễn tả được như thế. Đó là đối phần tâm linh (spiritual counterpart) của loại giác quan, mà ở thú vật, bồ câu và các loại chim khác, giác quan đó hướng dẫn chúng trở về đúng địa điểm quen thuộc mà nơi đó chúng đã đến lúc đầu. Đó là việc hiểu được rung động của Bản Ngã và việc quay về nhanh chóng nhờ loại bản năng đưa đến cội nguồn ban đầu.

…… Các sự kiện sau đây cũng phải được ghi nhớ khi nghiên cứu về vật chất :

a. Đó là các giác quan đã được bàn đến trong đoạn này của quyển Luận Về Lửa Càn Khôn vì chúng có liên hệ đến hình hài vật chất. Nó đúng ra, 5 giác quan, theo như chúng ta biết, là các phương tiện tiếp xúc được thiết lập bởi Chủ Thể Suy Tưởng (đã an trú vào thể dĩ thái của y) và tìm được biểu lộ của chúng trong hình hài vật chất ở các trung tâm thần kinh, các tế bào não, các trung khu thần kinh (ganglia) và đám rối (plexus) mà khoa học ngoại môn nhận biết được.

b. Đó là các giác quan dùng cho tất cả các mục đích biểu lộ hiện nay, điểm tập trung của chúng ở trên cõi cảm dục và do đó chủ yếu là ở dưới tác động kích thích của đan điền – điểm tập trung lớn đó ở trung tâm thể vốn là tác nhân kích thích đối với hầu hết gia đình nhân loại vào lúc này.

c. Vì lẽ tam giác cao bắt đầu phát huy tác dụng và sự an trụ tiến tới các bí huyệt cao, nên các giác quan bắt đầu làm cho chính chúng được cảm nhận ở trên cõi trícon người bắt đầu có tri giác trên cõi đó. Trong thể con người, chúng ta có một phản ảnh đáng chú ý về sự chuyển đổi sự an trụ từ Phàm ngã đến Chân ngã hay là vào tận linh hồn thể trong cách phân chia hiện có giữa cõi thượng trícõi hạ trí và đường phân chia của cách mô giữa phần trên và phần dưới của thể.

Dưới cách mô, chúng ta có 4 trung tâm lực thấp :
1 Đan điền
2 Lá lách
3 Cơ quan sinh sản
4 Đáy xương sống
Phía trên là 3 trung tâm lực cao:
1 Tim
2 Cổ họng
3 Đầu

Trong tiểu thiên địa, chúng ta có 4 thể thấp, (tứ hạ thể) tách biệt với Ba Thể Cao (Tam Thượng Thể) theo cùng một cách thức và sự tương đồng này cần được suy ngẫm. Do đó, bằng sự thận trọng trong tư tưởng, chúng ta có thể tạo nên tác động phản xạ của các trung tâm lực và các giác quan theo quan điểm các cõi khác nhau, nên nhớ rằng khi các trung tâm lực được khơi hoạt, tiến trình diễn ra theo ba giai đoạn :
Thứ nhất: Giai đoạn khơi hoạt trên cõi trần và các trung tâm lực từ từ tăng gia hoạt động, cho đến khi đạt đến con đường Đệ tử Dự bị. Giai đoạn này diễn ra song song bằng việc tăng thêm sự hữu dụng của các giác quan và việc vận dụng thường xuyên các giác quan để nhận ra Chân ngã và các lớp vỏ của nó.
Thứ nhì. Giai đoạn thức tỉnh trên cõi cảm dục và hoạt động từ từ tăng lên của các trung tâm lực, cho đến khi đạt được Điểm Đạo thứ nhất. Điều này diễn ra song song bằng việc vận dụng các giác quan vô cùng bén nhạy cho các mục đích phân biệt giữa Ngã với phi ngã.
Thứ ba. Giai đoạn thức tỉnh trên cõi trí và sự tăng gia hoạt động dần dần của các trung tâm lực và các giác quan. Hiệu quả trong cả hai trường hợp đều đưa đến việc đồng nhất hoá của Bản Ngã với bản thể riêng của nó trong mọi nhóm và thải bỏ các lớp vỏ và các hình hài.

Sự phát triển này diễn ra song song trên hai cõi cao đồng thời cũng ở trong cõi thấp và vì các giác quan thuộc thể cảm dục bắt đầu hoạt động hoàn hảo, các trung tâm lực tương ứng trên cõi Bồ đề bắt đầu hoạt động cho đến khi sự tương tác về rung động giữa cả hai trở nên hoàn hảo, mãnh lực của Tam Thượng Thểthể được cảm nhận một cách rõ rệt trong phàm ngã xuyên qua thể cảm dục.
Theo quan điểm về luồng hoả (1), tạm thời không xét về hào quangmàu sắc của nó; sự phát triển tiến hoá cũng đánh dấu bằng một tiến trình cũng rõ ràng như thế.

Đã ghi đến trang 204 – LVLCK

LVLCK 519: Khả năng thích nghi (Adaptability) đây là thuộc tính nguyên thủy được quy cho Cung Thứ 3, hay trạng thái Brahma. Do đó, về mặt căn bản, nó có thể được xem như thuộc tính của trí tuệ, vốn dĩ làm cho khía cạnh vật chất thích nghi với khía cạnh Tinh Thần và là đặc điểm cố hữu trong chính vật chất. Nó tác động theo định luật Tiết Kiệm và định luật Hút và Đẩy; công việc của Đức Mahachohan trước tiên là theo đường lối này. Do đó 4 Cung Thuộc Tính thứ yếu vốn được tổng hợp thành Cung Trạng thái thứ ba, Khả Năng Thích Nghi, hay Trí Tuệ Linh hoạt, có liên hệ một cách cơ bản và tương lai của trí tuệ do đó có liên quan với ảnh hưởng đang tăng trưởng của 4 Cung sau:

  1. Hài hòa, Mỹ lệ, Nghệ Thuật hay Hợp Nhất.
  2. Khoa học cụ thể hay kiến thức.
  3. Lý tưởng trừu tượng.
  4. Nghi Lễ huyền thuật.

LVLCK 523: Hiện giờ chúng ta có thể chọn 4 cung thứ yếu, mà, với cung thứ 3, tạo thành toàn thể manastìm xem trong đó ảnh hưởng của chúng có thể có được. Đề tài lạ lùng đến nỗi chúng ta không thể làm gì khác hơn là đề cập một vài điểm, chúng ta cũng không thể quãng diễn theo đường lối phát triển hình hài một cách máy móc để vận dụng thần lực. Tất cả mọi điều này tàng ẩn trong khoa điện học và như khoa học công truyền tiết lộ làm thế nào:

Để sử dụng sức mạnh trong không khí, hay là thu hẹp hiện tượng điện cho các công dụng của con người;

Để kiến tạo hình hài, sáng tạo các máy móc để chứa đựng và phân phối điện lực của khí quyển;

Để khai thác hoạt động của vật chất và để hướng nó vào một số mục tiêu;

Để sử dụng sức mạnh của điện trong không khí, hầu đem lại sinh lực, kiến tạo lại và chữa trị thể xác;

Kế đó là hiện tượng của các cung, hoạt động theo các chu kỳ sẽ được hiểu rõ và cơ may to lớn sẽ được con người nắm lấy để thưc hiện các mục tiêu đặc biệt trong các chu kỳ đặc biệt.

Rất quan trọng cho thời đại hiện nay, cần đọc kỹ

LVLCK 524: Chúng ta hãy ghi nhớ số các cung một cách rõ ràng. (

Các số đi trước các tên gọi đều có liên quan với biểu lộ thất phân, còn các số kế tiếp các tên gọi liên quan đến biểu lộ ngũ phân của Brahma. ( Mục này rất thiết thực trong nghiên cứu ứng dụng, cần chú ý nghiên cứu trước nhất – Hương)

 Các cung trạng thái :1. Ý Chí Hay Huyền Năng
2. Bác Ái Hay Minh Triết
3. Khả Năng Thích Nghi Hay Trí Tuệ Linh Hoạt … 1
Các cung thuộc tính4. Hài Hòa, Mỹ Lệ Hay Nghệ Thuật …………….… 2
5. Kiến Thức Cụ Thể Hay Khoa Học  …………….. 3
6. Lý Tưởng Trừu Tượng   …………………………. 4
7. Nghi Lễ Huyền Thuật  …………………………… 5

Ví dụ: Sự thật về sự tồn tại của thể dĩ thái sẽ được thiết lập và việc chữa trị cho nhục thân, xuyên qua thể dĩ thái bằng việc sử dụng mãnh lựcbức xạ mặt trời sẽ thế chỗ cho các phương pháp hiện nay. Lúc bấy giờ, sự chữa trị thực sự sẽ thuộc về hai bộ môn :

1. Việc tiếp sinh khí bằng :

a-  Điện

b – Bức xạ mặt trờibức xạ hành tinh.

2. Các diễn tiến chữa bệnh rõ rệt qua sự hiểu biết huyền bí về :

a- Các trung tâm lực.

b- Công tác của các thiên thần của chất dĩ thái thứ 4.

BẢNG THỐNG KÊ CÁC TƯƠNG ỨNG CỦA CÁC GIÁC QUAN

NguồnGhi Chú
STTĐỀ MỤCCÁC TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC GIÁC QUANNguồn 
AMINH TRIẾT MỚI   
IGiác quanTHÍNH GIÁC – TAI – NGHEXÚC GIÁC – DA – CHẠMTHỊ GIÁC – NHÌN- MẮTVỊ GIÁC – LƯỠI – NẾM KHỨU GIÁC – MŨI – NGỬILVLCK, 187 
1Thứ tự tiến hóa1 (Chính yếu)2 (Chính yếu)3 (Chính yếu)4 (Thứ yếu)5 (Thứ yếu)LVLCK, 197 
2Hành – Giác quanAetherPhongHỏaThủyThổLVLCK, 185 
3Hành – CõiCõi Chân ThầnCõi Bồ ĐềCõi TríCõi Cảm dụcCõi trầnLVLCK, 185 
3.1Cõi phụ tương ứngHồng trầnCảm dụcTríBồ đềNiết bànLVLCK, 187Nghịch với 3
 
3.1??? 
IITrung tâm lực
1TTL thấp
2TTL cao
BĐÔNG PHƯƠNG
…….……………………..……………………………..……………………………….…………………………………………………………………….…………………………………………………..…………………