Thái dương hệ – Phần 4: Thái dương hệ theo giáo lý Thông Thiên Học I


Chia sẻ:

Để hiểu giáo lý Thông Thiên học về vũ trụ, chúng ta phải hiểu rõ khái niệm về Hệ thống Tiến Hoá (Schemes of Evolution), Dãy Hành tinh (Chains), bầu hành tinh (globes). Theo giáo lý Thông Thiên học thì Thái dương hệ bao gồm 10 hệ thống tiến hoá (schemes of evolution). Mỗi hệ thống tiến hoá như thế bao gồm 7 dãy hành tinh (chains) xuất hiện kế tục nhau theo thời gian. Mỗi dãy hành tinh bao gồm bảy bầu (globes) bằng các chất liệu khác nhau. Như vậy bầu hành tinh là khái niệm cơ bản của giáo lý Thông Thiên Học về Thái dương hệ.

I. Bầu hành tinh (Globes)

Các hành tinh mà chúng ta quen thuộc như Trái đất, Sao Hoả, Sao Kim … là các bầu hành tinh. Các bầu hành tinh này là các bầu hành tinh hồng trần (physical globes) bởi vì chất liệu thấp nhất mà nó cấu tạo là chất liệu của cõi trần trọng trược. Tuy nhiên, các bầu hành tinh này vẫn có cõi Tình cảm (hay cõi Trung giới), cõi Trí, cõi Bồ đề, cõi Atma, cõi Chân thần, cõi Thượng đế của riêng nó (Xem lại Thái dưong hệ Phần 2). Thuật ngữ Thông Thiên Học gọi các cõi này, là đối phần (counterparts) bằng chất liệu trung giới, trí tuệ, bồ đề … của cõi trần của bầu hành tinh.

Ngoài các bầu hành tinh hồng trần kể trên, còn có các bầu hành tinhchất liệu cấu tạo thấp nhất là chất liệu cảm dục (astral matter), được gọi là bầu hành tinh cảm dục (astral globes). Các bầu hành tinh cảm dục này cũng có các đối phần trí tuệ, bồ đề, atma … Bạn xem hình 1 bên dưới cột thứ hai từ phải qua.

diagram1_VN

Loại bầu hành tinh thứ ba là bầu hành tinh trí tuệ (mental globes)chất liệu cấu tạo thấp nhất là chất liệu trí tuệ. Chúng cũng có các đối phần bồ đề, atma, chân thần, thượng đế. Hình dưới đây minh hoạ ý các bầu hành tinh kể trên.

Như đã giải thích trong Phần 2, các cõi của Thái dương hệ xuyên thấu vào nhau. Do đó các đối phần của các bầu cũng xuyên thấu vào nhau, và các cõi thanh vươn ra xa hơn các cõi trọng trược. Các bạn xem hình dưới đấy minh hoạ các loại bầu và các đối phần của chúng.

Các loại bầu hành tinh

Các loại bầu hành tinh

 

Hình 2 – Các lọai bầu hành tinh khác nhau

II. Dãy Hành tinh (Chains)

Một dãy hành tinh bao gồm bảy bầu hành tinh có cấu tạo khác nhau. Ví dụ dãy hành tinh Địa cầu của chúng ta có một bầu hồng trần trọng trược là Trái đất, 2 bầu cảm dục, 2 bầu hạ trí, 2 bầu thượng trí (theo bà H.P. Blavatsky). Các bầu được gọi tên theo mẫu tự La tinh từ A đến F. Bầu A và G, B và F, C và E cùng loại với nhau nhưng ở trên hai vòng cung tiến hoá khác nhau. Nửa vòng cung đầu là vòng cung giáng hạ tiến hoá, đi sâu vào vật chất. Trong nửa vòng cung sau, cuộc tiến hoá đi lên hướng về tinh thần. Các bạn xem hình vẽ sau đây:

Diagram 3_Blavatsky VN

 

Cuộc tiến hoá của một dãy hành tinh bắt đầu từ bầu A, nhân loại trên bầu A lần lượt trải qua bảy Giống dân chánh (hay còn gọi là mẫu chủng hoặc căn chủng—Rootrace). Sau đó là thời kỳ yên nghỉ (pralaya) của bầu hành tinh. Kế đến sự sống chuyển đến bầu B, cũng lần lượt trải qua bảy giống dân chánh, tiếp theo là pralaya của bầu hành tinh. Lần lượt đến các bầu C,D,E,F,G. Khi sự sống đi hết một vòng 7 bầu hành tinh như thế, ta gọi đó là một Cuộc Tuần Hoàn (Round). Sau cuộc tuần hoàn thứ nhất là thời kỳ yên nghỉ dài hơn, gọi là Pralaya của một Round. Tiếp đến, sự sống lại bắt đầu trên bầu A trở lại để bắt đầu Cuộc Tuần Hoàn thứ hai. Lần lượt tương tự cho đến Cuộc Tuần Hoàn thứ bảy là hoàn thành chu kỳ tiến hoá của một Dãy Hành tinh.

Seven Rounds of a Chain

Ngoài các dãy hành tinh có bầu trọng trược nhất là bầu hồng trần, còn có các dãy hành tinh mà bầu hành tinh trọng trược nhất là bầu Tình cảm hay bầu trí tuệ. Khi một dãy hành tinh hoàn tất chu kỳ tiến hóa của nó qua bảy cuộc tuần hoàn thì dãy hành tinh bắt đầu “chết”, vật chất của nó được sử dụng để tạo ra một dãy hành tinh mới. Điều này giống y như chu kỳ sống – chếttái sinh trở lại của con người.

Transits between Chains_VN

 

 

III. Hệ tiến hóa (Scheme of Evolution)

 

 

Earth Scheme_VN

 

Một hệ tiến hóa bao gồm bảy dãy hành tinh phát triển kế tiếp nhau. Hình trên mô tả một hệ tiến hóa tiêu biểu trong Thái dương hệ của chúng ta. Trước tiên, sự sống tiến hoá trên dãy hành tinh thứ nhất của hệ tiến hóa, xuyên qua bảy cuộc tuần hoàn. Khi cuộc tuần hoàn thứ 7 chấm dứt, dãy hành tinh thứ nhất thay vì đi vào thời kỳ ngơi nghỉ (pralaya) như trước đây thì các bầu của nó bắt đầu tan rả. Vật chất của chúng được sử dụng để tạo ra dãy hành tinh thứ hai. Khi dãy hành tinh thứ hai được tạo ra xong thì các Chân Thần của dãy hành tinh thứ nhất sẽ chuyển sang để tiếp tục quá trình tiến hóa dở dang. Như vậy theo giáo lý TTH thì tại một thời điểm bất kỳ sự sống chỉ hiện diện trong một dãy hành tinh mà thôi (ví dụ dãy thứ 2). Các dãy hành tinh 3,4,5,6,7 chưa hiện hữu, còn dãy hành tinh thứ nhất đã tan rả. Trong The Secret Doctrine, Vol I, Bà Blvatsky giải thích quá trình tạo lập dãy hành tinh mới khi dãy hành tinh trước đó tan rả như sau:

 

Blavatsky

Người ta cho rằng những Dãy Hành Tinh cũng có Ngày và Đêm của chúng—nghĩa là chu kỳ hoạt động hay sống  và chu kỳ ngừng nghỉ hay chết—chúng cũng hoạt động trong không gian giống như con người sinh hoạt trên mặt đất này: chúng sinh sản, trở nên già cỗi và chết đi, chỉ có những nguyên khí tinh thiêng liêng của chúng là còn tồn tại trong những hậu duệ của chúng .

Diễn tả toàn thể diễn trình của cơ tiến hoá đó với tất cả mọi chi tiết là một việc khó khăn, nhưng vài nét khái quát có thể được nêu ra để độc giả có một ý niệm tổng quát về vấn đề này. Khi một Dãy Hành Tinh đã đi vào Cuộc Tuần Hoàn cuối cùng, thì Bầu A trước khi chết hẳn phóng ra tất cả năng lượng của nó và các “nguyên khí” (“principles”) vào một trung tâm có mãnh lực tiềm ẩn gọi là “trung tâm laya”, và do đó, thức động một cứ điểm mới của khí Tiên Thiên làm cho nó hoạt động, hoặc chuyển sinh khí vào đó. Giả sử rằng diễn biến đó xảy ra trên Dãy Nguyệt Cầu, và tạm cho rằng Mặt Trăng già hơn Trái Đất rất nhiều. Ta hãy tưởng tượng sáu bầu thế giới anh em của Mặt Trăng (vô vàn năm trước khi bầu thứ nhất của Dãy Địa Cầu xuất hiện) ở vào vị trí giống như những Bầu thế giới của Dãy Địa Cầu đối với Trái Đất trong hiện tại. Bây giờ ta có thể tưởng tượng dễ dàng rằng bầu A của Dãy Nguyệt Cầu di chuyển năng lượng của nó sang bầu A của Dãy Địa Cầu rồi tắt nghỉ; rồi Bầu B của nó cũng làm như vậy với Bầu B của Dãy Địa Cầu; kế đó, đến Bầu C của nó tạo nên Bầu C của Dãy Địa Cầu, rồi đến lượt Mặt Trăng (vệ tinh của trái đất), chuyển tất cả năng lượngsinh khí của nó sang Bầu thấp nhất của Dãy Địa Cầu, tức là Bầu D là Trái Đất của chúng ta, và sau khi chuyển di tất cả qua một trung tâm mới, nó trở nên một hành tinh chết sự xoay vòng hầu như đã ngừng nghỉ từ khi Địa Cầu xuất hiện. Chắc chắn rằng: mặt trăng là vệ tinh của Trái Đất, nhưng điều này không bác bỏ lý thuyết cho rằng: mặt trăng cho trái đất tất cả …

Hiện nay mặt trăngvật chất tàn dư nguội lạnh (cold residual quantity), là cái hình bóng (shadow) sau khi đã di chuyển những năng lực sống (living power) và những “nguyên khí” (“principles”) của nó qua một hình thể mới. Hiện nay, nó bị bắt buộc phải theo sau Trái Đất trong nhiều thế hệ; nó hút Trái Đất và bị Trái Đất hút lại. Mặt Trăng luôn luôn bị con của mình là Trái Đất rút tỉa sinh lực (vampirized), nên trả thù lại bằng cách tuôn ảnh hưởng vô hình xấu xa, độc hại xuống Trái đất từ bản chất huyền linh của nó, bởi vì Mặt Trăng tuy là xác chết nhưng vẫn sống. Những hạt vật chất của xác thân đang tan rã của nó có đầy sự sống sinh động và phá hoại, dù cái xác thân mà chúng cấu thành xưa kia hiện vô hồn và không có sự sống. Do đó, những tia phóng xạ của nó vừa tốt vừa xấu. Ta cũng thấy điều này trên trái đất trong sự kiện là cỏ và cây không đâu tốt tươi như mọc trên mồ mả, trong khi những tia phóng xạ của nghĩa địa và các xác chếtthể giết người. Giống như hầu hết ma hút máu, ma hiện hình, Mặt Trăng là bạn của nhà phù thuỷ và nghịch với người thiếu cẩn thận. Trong vô vàn thời đại và thời cận đại, các nhà phù thuỷ ở Thessaly và vài người ở Tantrikas hiện nay tại Bengal, cùng tất cả nhà Huyền môn, đều biết bản chất và tính chất của Mặt Trăng, nhưng đó là một quyển sách đóng kín đối với nhà vật lý học.

It is said that the planetary chains having their “Days” and their [155] “Nights” — i.e., periods of activity or life, and of inertia or death — and behave in heaven as do men on Earth: they generate their likes, get old, and become personally extinct, their spiritual principles only living in their progeny as a survival of themselves.

Without attempting the very difficult task of giving out the whole process in all its cosmic details, enough may be said to give an approximate idea of it. When a planetary chain is in its last Round, its Globe 1 or A, before finally dying out, sends all its energy and “principles” into a neutral centre of latent force, a “laya centre,” and thereby informs a new nucleus of undifferentiated substance or matter, i.e., calls it into activity or gives it life. Suppose such a process to have taken place in the lunar “planetary” chain; suppose again, for argument’s sake (though Mr. Darwin’s theory quoted below has lately been upset, even if the fact has not yet been ascertained by mathematical calculation) that the moon is far older than the Earth. Imagine the six fellow-globes of the moon — aeons before the first globe of our seven was evolved — just in the same position in relation to each other as the fellow-globes of our chain occupy in regard to our Earth now. (See in “Esoteric Buddhism,” “The Constitution of Man,” and the “Planetary Chain.”) And now it will be easy to imagine further Globe A of the lunar chain informing Globe A of the terrestrial chain, and — dying; Globe B of the former sending after that its energy into Globe B of the new chain; then Globe C of the lunar, creating its progeny sphere C of the terrene chain; then the Moon (our Satellite*) pouring forth into [156] the lowest globe of our planetary ring — Globe D, our Earth — all its life, energy and powers; and, having transferred them to a new centre becoming virtually a dead planet, in which rotation has almost ceased since the birth of our globe. The Moon is now the cold residual quantity, the shadow dragged after the new body, into which her living powers and “principles” are transfused. She now is doomed for long ages to be ever pursuing the Earth, to be attracted by and to attract her progeny. Constantly vampirised by her child, she revenges herself on it by soaking it through and through with the nefarious, invisible, and poisoned influence which emanates from the occult side of her nature. For she is a dead, yet a living body. The particles of her decaying corpse are full of active and destructive life, although the body which they had formed is soulless and lifeless. Therefore its emanations are at the same time beneficent and maleficent — this circumstance finding its parallel on earth in the fact that the grass and plants are nowhere more juicy and thriving than on the graves; while at the same time it is the graveyard or corpse-emanations, which kill. And like all ghouls or vampires, the moon is the friend of the sorcerers and the foe of the unwary. From the archaic aeons and the later times of the witches of Thessaly, down to some of the present tantrikas of Bengal, her nature and properties were known to every Occultist, but have remained a closed book for physicists.

Trong đoạn trích trên chúng ta lưu ý các điểm sau đây:

  1. Dãy hành tinh đi trước dãy hành tinh Địa cầu của chúng ta là dãy Mặt trăng (Lunar Chain) hay dãy Nguyệt Cầu. Dãy hành tinh chúng ta có 7 bầu, trong đó có một bầu bằng vật chất hồng trần trọng trược là Trái đất của chúng ta. Các bầu còn lại có 2 bầu bằng chất liệu tình cảm, 2 bầu chất liệu hạ trí, và 2 bầu chất liệu thượng trí. Dãy Địa cầu là dãy hành tinh thứ tư trong loạt 7 dãy hành tinh của hệ tiến hoá địa cầu. Dãy Mặt trăng cũng có cấu tạo như dãy Địa cầu, trong đó Mặt trăng là bầu vật chất trọng trược nhất của Dãy Nguyệt Cầu. Theo thứ tự xuất hiện thì Dãy Nguyệt Cầu có trước dãy Địa cầu, và là dãy thứ ba trong chuỗi bảy dãy hành tinh.
  2. Trong đoạn trích trên bà Blavatsky giải thích cách một dãy hành tinh sau chu kỳ tiến hoá của nó, chết đi, và tái sinh trở lại trong một hành thể mới. Bà nói rằng Mặt trăng là một xác chết đang tan rả,những tia phóng xạ của nó có ảnh hưởng vừa tốt vừa xấu lên trái đất chúng ta. Bà cũng nêu một ví dụ là cây cỏ mọc rất tươi tốt ở nghĩa địa như một minh chứng cho mặt ảnh hưởng tốt lành của của những xác thể đang tan rả. Về điều này đức DK có sửa lại sau này trong đoạn trích sau đây (quyển Esoteric Astrology):

Một điểm khác cần lưu ý là ảnh hưởng của mặt trăng thuần tuý có tính chất biểu tượng, và chỉ đơn giản là hậu quả của giáo lý và tư tưởng cổ xưa (được truyền từ thời Lemurian đến chúng ta hiện nay), chứ không căn cứ trên bất kỳ phóng xạ hay ảnh hưởng thật sự nào. Trong những thời kỳ xa xưa đó, có trước ngay cả thời Lemurian và tạo thành một truyền thống cổ xưa trong thời kỳ Lemurian, mặt trăng có vẻ là một thực thể sống động có sinh lực. Nhưng tôi muốn các bạn ghi nhớ rõ ràng rằng ngày nay mặt trăng chẳng qua chỉ là một hình thể đang chết. Nó không có bất kỳ tia phát xạ hay phóng xạ nào cả, và như thế không gây ảnh hưởng chi cả. Từ quan điểm của bậc thức giả huyền môn, mặt trăng chỉ là một chướng ngại vật trong không gianmột hình thể không mong cầu mà một ngày nào đó sẽ biến mất đi. Trong Chiêm tinh học bí truyền, ảnh hưởng của mặt trăng được ghi nhận thuần tuý là ảnh hưởng của tư tưởng và là kết quả của một hình tư tưởng vô cùng cổ xưa và mạnh mẽ. Tuy nhiên, mặt trăng không có tính chất gì riêng của nó và không truyền bất cứ gì đến Trái đất. Tôi xin nhắc lại: mặt trăng là một hình hài đang chết; nó không có tia phóng xạ nào cả. Đó là lí do tại sao trong giáo lý cổ xưa mặt trăng được cho là che dấu Thiên Vương tinh (Uranus) hay Vulcan.

Another point which should here be noted is that the influence of the moon is purely symbolic in nature and in effect and is simply the result of ancient thought and teaching (descended to us from Lemurian times) and is not based upon any true radiation or influence. In those far off times, antedating even Lemuria and constituting in Lemurian days simply an ancient tradition, the moon appeared to be a living vital entity. But I would have you bear definitely in mind that today the moon is nothing more than a dead form. It has no emanation and no radiation of any kind and, therefore, has no effect of any kind. The moon, from the angle of the esoteric knower, is simply an obstruction in space—an undesirable form which must some day disappear. In esoteric astrology, the effect of the moon is noted as a thought effect and as the result of a powerful and most ancient thoughtform; nevertheless, the moon has no quality of her own and can transmit nothing to the Earth. Let me reiterate: The moon is a dead form; it has no emanation at all. That is why the moon is spoken of in the ancient teaching as “veiling either Vulcan or Uranus.” [Esoteric Astrology trang 13]

  1. Dường như trong giáo lý của bà Blavatsky dạy, các dãy hành tinh của một hệ tiến hoá có cấu tạo giống nhau. Các nhà Thông Thiên học về sau có trình bày khác đi nhiều. Ông Powell trong quyển The Solar System nói rằng các dãy hành tinh của một hệ tiến hoá Địa cầu có cấu trúc như sau:

 

Seven chains of a scheme-VN

 

 

Seven chains of a scheme - 2

 

Dãy đầu tiên của Hệ Tiến hoá Địa cầu bao gồm:

2 bầu chất liệu atma,

2 bầu chất liệu Bồ đề,

2 bầu chất liệu Thượng trí,

1 bầu chất liệu hạ trí.

Dãy thứ nhì có cấu tạo thấp hơn một bậc như sau:

2 bầu chất liệu Bồ đề,

2 bầu chất liệu Thượng trí,

2 bầu chất liệu hạ trí.

1 bầu chất liệu cảm dục.

 

Riêng Dãy thứ tư là dãy địa cầu có ba hành tinh vật chất trọng trược là Hoả tinh, Trái đất và Thuỷ Tinh. Đây là điều khác biệt lớn nhất giữa các vị như Ông C.W. Leadbeater, Annie Besant … và bà Blavatsky. Bà H.P. Blavatsky lúc cón sống đã bác bỏ điều này, nói rằng Hoả tinh và Thuỷ tinh nằm trong hai dãy hành tinh khác biệt thuộc hai hệ tiến hoá khác, không thuộc hệ tiến hoá của chúng ta. Chân Sư DK sau này cũng nói điều này sai, và Ngài có giải thích tại sao.

(Còn tiếp)

 

3236 — Tổng số lần đọc 4 — Hôm nay

Chia sẻ: