Phần 3: Antahkarana (1)


Chia sẻ:

Hỏi đáp về Huyền linh học – Phần 3 – Antahkarana

Hỏi:

Đường Ahtahkarana là gì? Hội Thông Thiên Học có dạy về đường Antahkarana hay không?

Trả lời:

Đường Antahkarana (hay cầu Antahkarana) là cầu nối của tâm thức, nối liền phàm ngã (personality) và linh hồn (soul), và sau này, khi linh hồnphàm ngã đã hợp nhất, nó nối liền Linh hồn-Phàm ngã đến Tam nguyên tinh thần, và Chân Thần.

Nửa đầu của cầu Antahkarana

Nửa đầu của cầu Antahkarana

antahkarana 3

 

 

Trên bước đường tiến hóa, trong giai đoạn đầu, phàm ngã chưa ý thức được sự hiện diện của linh hồn, nó xem mình như là biệt lập với mọi người và chỉ lo phát triển cho bản thân nó. Đặc trưng của giai đoạn này là sự ích kỷ. Con người chỉ biết quyền lợi riêng tư của mình, hoặc cao hơn chút nữa, của những người thân của mình như con cái, vợ chồng, cha  mẹ, anh chị em …

Đến một giai đoạn nào đó, con người mơ hồ ý thức được một cái gì cao siêu, tốt đẹp trong y, thúc giục y làm điều thiện, ngăn cản y là điều ác. Văn chương đề cập đến tiếng nói thúc giục này là tiếng nói của lương tâm, huyền linh học gọi đó là tiếng nói vô thanh (voice of the silence) hay tiếng nói của linh hồn.

Trong giai đoạn đầu, tiếng nói của linh hồn không thường xuyên đến với con người, mà chi thi thoảng đến trong những lúc tâm hồn con người vắng lặng, khi y được hứng khởi bởi những điều thiêng liêng, hoặc trong những lúc y phạm những lỗi lầm to lớn. Một người khi lầm lỗi, cảm thấy “lương tâm cắn rứt”, đó là lúc linh hồn lên tiếng.

Giai đoạn mà con người bắt đầu ý thức được tiếng gọi của linh hồn được gọi là giai đoạn người chí nguyện, người tầm đạo (aspirant). Sau đó, y sẽ bước vào con đường đệ tử (Path of Discipleship), và khi đã là đệ tử thì y được dạy cho phương pháp để kiến tạo và mở rộng con đường thông thương giữa phàm ngãChân thần.

Chân sư DK nói rằng đường Antahkarana được xây dựng vào cuối giai đoạn của con đường đệ tử dự bị cho đến kỳ điểm đạo thứ 3:

Điểm mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây là chỉ khi nào người chí nguyện đã an trụ  ổn định trên cõi trí, giữ cho ý thức tập trung ngày càng gia tăng trên cõi đó, chỉ khi đó y mới có thể đạt được tiến bộ thật sự trong việc xây dựng cầu nối thiêng liêng, trong công việc kêu gọi cầu khẩn, và thiết lập sự kết nối hòa hợpý thức giữa các Tam nguyên tinh thần, linh hồnphàm ngã. Thời kỳ kiến tạo một cách ý thức đường Antahkaranatừ giai đoạn cuối của con đường dự bị đến kỳ điểm đạo thứ ba.

The point which I seek to emphasise is that only when the aspirant takes his stand with definiteness upon the mental plane, and keeps his “focus of awareness” increasingly there, does it become possible for him to make real progress in the work of divine bridge building, the work of invocation, and the establishing of a conscious rapport between the Triad, the soul and the personality.  The period covered by the conscious building of the antahkarana is that from the final stages of the Path of Probation to the third initiation. [RI 462]

Trong đoạn trích dẫn trên, bạn lưu ý Chân sư DK nói rằng giai đoạn người đệ tử xây dựng cầu Antahkarana một cách có ý thức là giai đoạn cuối của Con đường đệ tử dự bị cho đến kỳ điểm đạo thứ ba. Trước giai đoạn đó, đường Antahkarana được xây dựng một cách vô ý thức, rất chậm chạp. Tại sao đường Antahkarana được xây dựng vào giai đoạn này? Đó là giai đoạn mà người chí nguyện bắt đầu phát triển thể trí, ngày càng tập trung trên cảnh giới trí tuệ, và cầu Antahkarana trong giai đoạn đầu chủ yếu được xây dựng bằng chất liệu của cõi thượng trí.

Trong một đoạn khác, Chân sư DK nói rằng cầu Antahkarana được xây dựng khi người đệ tử chuẩn bị cho kỳ điểm đạo thứ hai, và hoàn tất vào kỳ điểm đạo thứ tư. Ngài cũng nhấn mạnh, đệ tử không thể được điểm đạo nếu người đệ tử không thể sử dụng một cách có ý thức cầu Antahkarana :

No major initiation can be taken until there is some measure of conscious use of the antahkarana. [DINAII 19]

The initial step towards bringing about this dualism is the building of the antahkarana, and this is consciously undertaken only when the disciple is preparing for the second initiation. [RI 483]

Hội Thông Thiên Học có dạy về đường Antahkarana hay không? Từ thời bà Blavatsky, bà chỉ nhắc sơ qua về đường Antahkarana trong quyển Tiếng nói Vô Thanh xuất bản năm 1888, và theo Chân sư DK, bà làm thế theo huấn thị của Ngài, để đặt nền tảng cho Ngài triển khai sau này trong thế kỷ 20. Trong thế hệ Thần triết gia sau này, Ông C.W. Leadbeater có nói đôi chút về cầu Antahkarana trong vài quyển sách của Ông. Ví dụ trong quyển Giảng lý Tiếng Nói Vô Thanh, Ông viết như sau:

Trong những tác phẩm Thông Thiên Học, antahkarana thường được xem như sự liên lạc nối liền Ðại Ngã cao siêu hay Chơn Nhơn với tiểu ngã thấp thỏi hay phàm ngã.

The antahkarana is usually considered in the Theosophical works as the link between the higher self or the divine ego, and the lower self or personal ego.

 Sự mở rộng vận hà antahkarana giúp y trong khi còn sống trong xác thịt có thể tiếp xúc trực tiếp với Chơn Ngã cao siêu, luôn luôn tiếp nhận những điều cần thiết cho nó.

He has his antahkarana widened out so that during his bodily life he is in full touch with the higher self, and all the time that self is taking what it needs;

Chơn Nhơn chỉ chế ngự được một phần thật nhỏ các thể thấp của nó. Chúng ta có thể coi antahkarana như một cánh tay vươn ra giữa phần nhỏ của Chơn Nhơn linh hoạt được và phần đưa xuống thấp là bàn tay, mà bàn tay ấy hay quên phần ở trên cao và thường chống lại nó nữa. Khi hai phần đã hoàn toàn hợp nhất, sợi dây thu hẹp lại rồi biến mất.

The hold that the ego has over his lower vehicles is only very partial, and the antahkarana may be regarded as the arm stretched out between the little piece of the ego that is awakened, and the part put down, the hand, which frequently forgets about the higher and often even works against it. When the two are perfectly joined this attenuated thread ceases to exist.

 

Qua những trích dẫn trên, Ông chỉ nói rất sơ lược về đường Antahkarana, xem như đường nối liền giữa hạ tríthượng trí. Điều này đúng với nửa đầu của đường Antahkarana. Ông cũng nói đường Antahkarana do Chân Nhân tạo ra để kiểm soát phàm ngã, điều này theo Chân sư DK không chính xác, bởi vì chính phàm ngã phải xây dựng đường Antahkarana với sự trợ giúp của linh hồn.

 

(Còn tiếp)

3260 — Tổng số lần đọc 4 — Hôm nay

Chia sẻ: