Ponder on this ─ Hãy suy gẫm về điều nầy


Chia sẻ:

“Ponder on this” là câu đức DK thường  sử dụng trong các sách của mình để lưu ý người đọc hãy suy gẫm để hiểu được những ý nghĩa thâm sâu đằng sau những câu nói của Ngài. Thống kê có tất cả 323 lần mà Ngài sử dụng câu nói trên trong 18 quyển sách của Ngài. Đó những trường hợp Ngài trực tiếp lưu ý người đọc nên suy gẫm. Nhà xuất bản Lucis Trust Publishing có xuất bản quyển sách Ponder on This như một compilation những câu nói như trên của đức DK , sắp theo từng chủ đề. Chúng tôi xin trích dẫn một câu nói của Ngài trong quyển Đường đạo trong kỷ nguyên mới I, bản tiếng Anh trang 120 để bạn đọc hình dung cách Ngài giáo huấn đệ tử:

The mental body in your case is governed by fifth ray energy. This is a pronounced condition and constitutes much of your life difficulty. It is, in the case of all aspirants thus conditioned mentally, the paramount cause of their non-magnetic behaviour, using that word in its psychological implications. I would remind you that being non-magnetic at your stage of development means that (even though you may have some measure of soul contact) you cannot radiate that soul life to others as you would like to do, for your dominant fifth ray mental body (the Ray of Concrete Science, as you know) is insulated, isolated and has a natural tendency to that discrimination which leads to separativeness. The reverse effect is also true. The radiation of others can be also shut off and hence your inability to register telepathic impressions. The value of a fifth ray mind is however very great, for it means a keen and useful mind and (ponder on this) an open door to inspiration.

Đây là đoạn văn trích trong thư Ngài viết cho đệ tử B.S.D, trong đó Ngài liệt kê các cung của người đệ tử. B.S.D có cung của thể trícung 5, cung của Kiến thức cụ thể hay Khoa học (Concrete Knowledge or Science). Người mộ đạo (aspirant) có thể trí cung năm thường gặp khó khăn bởi đặc tính không phóng xạ từ điển (non-magnetic). Riêng BSD đã là một đệ tử thực thụ cũng bị tình trạng như vậy, không thể phát xạ năng lượng linh hồn của mình đến giúp đỡ những người xung quanh. Ngược lại, những từ điển từ những người xung quanh cũng không đến được BSD, bởi vì đặc điểm nổi bật của cung 5, cung kiến thức cụ thể là thích lý luận, biện luận, dẫn đến đặc tính là cô lập, biệt lập, chia rẻ. Các bạn có thể thấy điều nầy thể hiện rõ trong những người trí thức, có đầu tư duy mạnh ít khi hoà hợp với người khác, tự cao, tự phụ … Tuy vậy, Ngài cũng nhắc BSD rằng một thể trí cung 5 cũng rất hữu ích cho người học đạo bởi vì nó có ý nghĩa trí tuệ của y rất sắc bén, hữu ích, và (Ngài bảo BSD suy gẫm về câu sau đây), nó là cửa ngõ dẫn đến nguồn cảm hứng thiêng liêng (inspiration). Những câu nói như trên có thể xem như là một công án mà người đệ tử, cũng như những người học đạo đọc sách vở của Ngài, phải nghiền ngẫm ngày đêm để hiểu hết ý nghĩa của nó. Đó là cách mà Ngài giúp chúng ta phát triển trí trừu tượng (abstract mind), sau nầy sẽ dẫn chúng ta đến trực giác (intuition).

Khi các bạn đọc sách của Ngài, các bạn không hi vọng có thể hiểu dễ dàng như khi các bạn đọc các quyển như Tây Tạng huyền bí, hay Chân sư và Thánh đạo của Ông Leadbeater … Tất cả quyển sách của Ngài đều liên hệ chằng chịt với nhau, muốn hiểu hết thì phải có thời gian đọc hết tất cả, và quan trọng là sắp xếp lại theo từng chủ đề. May mắn là hiện nay kỹ thuật tin học tiến bộ vượt bậc nên việc compilation các quyển sách của Ngài theo từng chủ đề cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Các website như Lucis Trust có đề mục Ponder on This sắp xếp lại giáo huấn của Ngài theo 186 chủ đề riêng biệt, và cũng xuất bản quyển sách cùng tên. Nhưng nguồn compilation hữu ích nhất vẫn là trên website của Michael D. Robbins (các bạn tham khảo tại đây).

Đó là nói về những lưu ý mà Ngài trực tiếp lưu ý chúng ta. Có những điều Ngài dạy mà chúng ta phải tự nghiền ngẫm lấy, những hints (những chỉ dẫn) mà chúng ta phải dùng trực giác hiểu lấy.

Bản thân Ngài cũng nhắc nhở chúng ta các đọc những quyển sách của Ngài như sau (trích trong quyển A Treatise on White Magic trang 601):

Students would do well to remember that in the reading of any basic textbook (and this one is so regarded) a definite procedure should be adopted. The student should first of all read the textbook as a whole, in order to grasp its outstanding points, its main lines of teaching, and the three or four propositions upon which its entire structure is founded. Having grasped these, he can then begin to deal with, and to isolate, those subsidiary points which serve to elucidate and clarify the main essentials. After that, he can successfully deal with the details. Students therefore would find it of interest to review these instructions, and gather out of them the major points; then they can proceed to fill in the secondary teachings, and finally arrange the detailed data under the various heads which have emerged. This, when completed would constitute a synopsis of the book and would fix the knowledge it contains firmly in the student’s memory.

Các bạn thấy trong đoạn trích dẫn trên chúng tôi minh hoạ cách dùng màu sắc, tô đậm hoặc gạch dưới để nhấn mạnh các ý chính cần quan tâm. Đó là cách giúp chúng ta lưu ý những ý chính khi đọc sách của Ngài. Trong đoạn trên Ngài nói rằng khi đọc một quyển sách giáo khoa (Ngài nói quyển A Treatise on White Magic cũng có thể được xem như một quyển sách giáo khoa), trước tiên ta phải đọc qua một lượt để nắm những nét chính của quyển sách, tìm ra ba hay bốn tiên đề mà quyển sách dựa vào đó. Sau đó, chúng ta quay trở lại đọc nhiều lần để bổ sung những điểm chi tiết giải lý những điểm chính trên. Tốt nhất là chúng ta làm một bản tóm tắt những điểm chính của từng chương trong quyển sách. Cách làm như vậy giúp chúng ta hệ thống hoá kiến thức và khi quay trở để đọc sau nầy, chúng ta dễ dàng ôn lại những gì chúng ta đã đọc. Ngài cũng có làm mẫu cho chúng ta một hai chương trong quyển A Treatise On White Magic. Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta nên áp dụng các chỉ dạy của Ngài trong khi học đạo, nó sẽ giúp chúng ta rất nhiều.

Một điểm cuối chúng tôi xin bổ sung để giải đáp một vài thắc mắc của các bạn đã đọc quyển Đường Đạo trong Kỷ Nguyên Mới, quyển I. Các tên gọi đệ tử như BSD, FCD … có ý nghĩa gì, có phải là viết tắt tên các đệ tử hay không? Và các đệ tử đó có thật không, là những ai?

Thật ra các tên gọi đệ tử như BSD, FCD… không phải là chữ viết tắt tên của các đệ tử, mà là viết tắt của Công thức phát triển (Formula of Development) mà Ngài ban cho các đệ tử, có thể xem như một pháp danh của riêng người đệ tử đó. Ví dụ đối với đệ tử FCD,đó là viết tắt của ba chữ sau đây Freedom from Ties, Chelaship, Detachment. FCD là nhà Tâm Lý học nổi tiếng người Ý Roberto Assagioli, sinh ngày  27/2/1888. Công thức phát triển trên tóm tắt những gì mà đức DK khuyên FCD nên lưu ý trên đường đạo của mình. Chúng tôi sẽ trở lại danh sách các đệ tử của đức DK, pháp danh của mỗi vị trong một bài sau nầy.

6477 — Tổng số lần đọc 4 — Hôm nay

Chia sẻ: