Luân xa Phần XV – Kỹ thuật hình dung (visualisation)


Chia sẻ:

Trong các bài tham thiềnChân sư D.K giảng dạy cho các đệ tử, việc hình dung (visualization) giữ một vai trò trọng yếu trong việc thực hiện thành công các bài tham thiền, vì “năng lượng đi theo tư tưởng”. Ngài nói rằng trong các trường tham thiền nội môn tương lai, việc hình dung sẽ là một trong các kỹ thuật cơ bản được giảng dạy cho các đệ tử. Nó là bước đầu tiên trong việc điều khiển năng lượng (direct energy). Khi người đạo sinh đã thuần thục kỹ thuật hình dung y sẽ dễ dàng áp dụng nó trong các bài tham thiền khác như tham thiền kiến tạo đường antahkarana nối liền giữa phàm ngã và chơn ngã, tham thiền trong việc chữa bệnh hoặc khai mở các luân xa. Trong quyển Đường Đạo Trong Kỷ Nguyên Mới quyển I, trang 89-90, Ngài viết khá chi tiết về kỹ thuật visualization, chỉ tiếc rằng dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt đã lược bỏ đi không dịch đoạn văn quan trọng nầy. Các bạn có thể đọc nguyên bản tiếng Anh trong Discipleship in the New Age, quyển I, trang 89-90. Ngài yêu cầu các đệ tử Ngài hãy bắt đầu thực tập kỹ thuật hình dung với quyết tâm, vì đó kỹ thuật nền tảng của tất cả công việc tham thiền thực thụ

The secret of all true meditation work in its earlier stages is the power to visualise. This is the first stage to be mastered. Disciples should lay the emphasis upon this process; in it lies eventually the ability to use the creative powers of the imagination, plus mental energy, as a measure to further the ends of the Hierarchy and to carry out the Divine Plan. All the new processes in meditation techniques (for which the New Age may be responsible) must and will embody visualisation as a primary step for the following reasons…

Therefore, my disciples, it is essential that you begin with deliberation and slowly to work in this manner and to use the above information constructively and creatively. The need of the times is increasingly great and the utmost of work and of purpose is desired.

Ngài dạy rằng người đạo sinh hình dung trong đầu của mình, tại một điểm nằm giữa tuyến yên và tuyến tùng (pituitary body and the pineal gland), những hình ảnh mà y đang đang xây dựng và làm việc, thấy trong trí của y những nét tổng quát cũng như chi tiết những hình ảnh đó:

The visualising of pictures is intended to focus the aspirant within the head at a point midway between the pituitary body and the pineal gland. In that area, he draws pictures and paints scenes and thus acquires facility to seein large and in detailthat which he desires and for which he intends to work. The visualising of what might be called “directed process” goes on in a more focussed manner and in the area directly around the pineal gland. The pineal [Page 90] gland then becomes the centre of a magnetic field which is set in motion—in the first place—by the power of visualisation. At that point, energy is gathered by the disciple and then directed with intention to one or other of the centres. This focussed thought produces inevitable effects within the etheric body and thus two aspects of the creative imagination are brought into play.

Các bạn xem hình vẽ đi kèm để biết vị trí trong đầu mà ta tập trung hình dung vào đó. Các bạn lưu ý Ngài dạy rằng:

  • Việc hình dung được thực hiện tại một điểm nằm giữa tuyến tùng và tuyến yên
  • Tại điểm đó, người đệ tử tô vẽ các hình ảnh và các phong cảnh, và qua đó thấy được một cách tổng quát và chi tiết những gì mà y mong muốn và dự định sẽ làm.
  • Bằng cách đó tuyến tùng sẽ trở thành trung tâm cua bầu từ điện.
  • Người đệ tử tập trung năng lượng tại điểm đó và điều hướng đến một trung tâm lực khác.

Ngài cũng nói thêm rằng khi ta đã tập hình dung tại điểm đó thì dần dần tuyến tùng sẽ từ từ trở thành trung tâm của bầu từ điện. Từ đó, người đệ tửthể điều khiển năng lượng đến một trung tâm lực hay luân xa nào đó trong thể dĩ thái.

Visualisation 1

 

Visualisation 2

 

Để thực hành phép hình dung như đức D.K dạy, chúng tôi đề nghị các bạn thực hiện từng bước như sau:

  • Thực hành tập hình dung các hình đơn giản hai chiều trước như hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Ở bước nầy ta chưa quan tâm đến màu sắc của các hình đó. Bạn chưa nhất thiết hình dung hình ảnh đó tại điểm nằm giữa tuyến yên và tuyến tùng như đức DK dạy.

visualisation

  • Tập hình dung các mầu sắc trong bảy màu căn bản của quang phổ: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm tím.
  • Tập hình dung một hình căn bản, ví dụ hình vuông, với các màu khác nhau. Bạn tập như thế nào mà trí của bạn giống như một computer có thể đổi màu sắc của các hình thể một cách dễ dàng như trong phần mềm photoshop.
  • Bước kế tiếp bạn hình dung các hình ảnh ba chiều như các hình khối lập phương …

2platon

  • Hình dung các hình ảnh khó hơn như hình hoa sen, hình khối cầu lửa chói rực, hình ngọn nến cháy trong đêm tối…

candle

 

closed lotus

 

lotus open

  • Hình dung các hình ảnh động như hình hoa sen từ từ nở ra ….
  • Khi bạn được mức độ này rồi bạn có thể phối hợp đưa hình ảnh hình dung về vị trí như đức D.K dạy.

Việc thực tập kỹ thuật hình dung cần nhiều kiên nhẫn và thời gian. Khi bạn bền chí kết quả ắt sẽ đến. Đây là kỹ thuật cần thiết để thực hành xây dựng đường antahkarana cũng như chuyển dịch năng lượng giữa các luân xa.

 

 

 

6669 — Tổng số lần đọc 7 — Hôm nay

Chia sẻ: