Phần 4 – Antahkarana (2)


Chia sẻ:

Hỏi đáp về Huyền linh học – Phần 4 – Antahkarana

Hỏi:

Làm thế nào để xây dựng đường Antahkarana? Các khó khăn khi xây dựng đường Antahkarana? Kết quả của việc kiến tạo đường Antahkarana là gì?

Trả lời:

Trong bài trước, chúng tôi có trích lời Chân sư DK nói rằng đường Antahkarana phải do phàm ngã xây dựng với sự trợ giúp của linh hồn:

Tuy nhiên, đó là một hoạt động chủ yếu của phàm ngã gắn kết và dâng hiến. Các nhà Huyền bí học không nên cho rằng tất cả những gì họ phải làm là chờ đợi một cách tiêu cực những hành động của linh hồn, những việc mà linh hồn sẽ tự động thực hiện sau khi con người đã tiếp xúc phần nào đó với linh hồn, và đến thời điểm nào đó, những hành động sẽ tạo ra đáp ứng từ phàm ngãTam nguyên tinh thần. Sự thực không phải thế. Việc xây dựng đường Antahkarana chủ yếu là công việc của phàm ngã với sự trợ giúp của linh hồn. Đến thời điểm nào đó, nó sẽ tạo nên đáp ứng từ Tam nguyên tinh thần. Người đạo sinh học đạo hiện nay thể hiện quá nhiều sự thụ động, trì trệ.

It is essentially, however, an activity of the integrated and dedicated personality.  Esotericists must not take the position that all they have to do is to await negatively some activity by the soul which will automatically take place after a certain measure of soul contact has been achieved, and that consequently and in time this activity will evoke response [Page 468] both from the personality and the Triad.  This is not the case.  The work of the building of the antahkarana is primarily an activity of the personality, aided by the soul; this in time evokes a reaction from the Triad.  There is far too much inertia demonstrated by aspirants at this time.

 

Thế nào là phàm ngã xây dựng đường Antahkarana với sự trợ giúp của linh hồn? Toàn bộ vấn đề xây dựng đường Antahkarana liên quan đến khoa học Khẩn cầu và Đáp ứng (Invocation and Evocation). Ngài gọi đó là một khoa học, khoa học của sự Khẩn cầu và Đáp ứng. Cầu nguyện (prayer) mà người thường hay thực hiện chính là hình thức sơ khai của khẩn cầu. Trong phương pháp xây dựng đường Antahkarana thì phàm ngã hướng về linh hồnTam nguyên tinh thần, kêu gọi sự đáp ứng từ Tam nguyên tinh thần. Nếu thực hiện đúng cách thì linh hồn (trong giai đoạn đầu), và Tam nguyên tinh thần (trong giai đoạn sau) sẽ đáp ứng lại lời khẩn cầu đó. Các yếu tố cần thiết trong phương pháp xây dựng đường Antahkarana của Chân sư DK là:

  1. Người môn sinh phải hiểu rõ từng giai đoạn của tiến trình, tại sao phải làm thế.
  2. Sử dụng trí tưởng tượng sáng tạo (creative imagination). Do đó y phải thuần thục trong phương pháp tham thiền huyền môn, thành thạo kỹ thuật hình dung.
  3. Cầu Antahkarana được xây dựng bằng chất liệu thượng trí, do đó người môn sinh phải có trí trừu tượng phát triển, phải dần dần tập trung trên cõi trí.
  4. Yếu tố thứ tư là ý chí. Cầu Antahkarana được xây dựng thông qua đáp ứng của Tam nguyên tinh thần với lời cầu khẩn của phàm ngã, mà Tam nguyên tinh thần thể hiện ý chí.
  5. Người môn sinh cũng biết cung của chân ngãphàm ngã của mình. Điều này đòi hỏi phải học hỏi về bảy cungtâm lý học nội môn.

Người mới bắt đầu kiến tạo đường Antahkarana thường rối trí hoặc nản chí, bởi vì đây là công việc trừu tượng, không thấy được kết quả cụ thể. Bạn đã đọc trong phần trước, cầu Antahkarana được xây dựng trên cõi thượng trí và trên đó nữa, do đó, một nhà nhãn thông hay ngoại cảm bình thường không thể nào thấy được nó. Nhưng một vị đạo đồ bậc cao hoặc Chân sưthể thấy được nó rõ ràng.

Đây là điểm khó khăn cho người mới bắt đầu.  Có thể nói là y phải làm việc trong bóng tối, và không thể biết được sự tồn tại của cái mà y đang cố gắng xây dựng.  Bộ não vật chất của y không thể ghi nhận cái mà y đã tạo ra.  Y dựa hoàn toàn vào kỹ thuật đã được chứng minh của các công việc đã nêu, và tiến hành bằng niềm tin.  Bằng chứng duy nhất của sự thành công có thể đến rất chậm, do  độ nhạy cảm của bộ não không tương xứng, và rất thường là các tế bào não không có độ nhạy cảm cần thiết để ghi nhận sự thành công thật sự.  Những bằng chứng khả dĩ ở giai đoạn này có thể là một loé sáng của trực giác tinh thần hoặc việc nhận thức bất ngờ của ý chí hướng thiện trong một hình thức năng động và tập thể; nó cũng có thể chỉ đơn giản là một khả năng để hiểu và để làm cho người khác hiểu một số nguyên lý tinh thần cơ bản và huyền bí; nó có thể là một “cơ sở của sự mặc khải,” cả tiếp nhận và hạn định hoặc phân phối, và vì vậy hiệu quả với thế giới.

Herein lies the difficulty for the beginner.  He has, so to speak, to work in the dark, and is not in a position to verify the existence of that which he is attempting to construct.  His physical brain is unable to register his creation as an accomplished fact.  He has to depend entirely upon the proved technique of the work outlined, and to proceed by faith.  The only evidence of success may be slow in coming, for the sensitivity of the brain is involved, and frequently where there is very real success the brain cells are not of the calibre which can register it.  The possible evidences at this stage may be a flash of the spiritual intuition or the sudden realisation of the will-to-good in a dynamic and group form; it may also be simply an ability to understand and to make others understand certain spiritual and occult fundamentals; it may be a “facility of revelation,” both receptive and conditioning or distributing, and so world effective.

Trong đoạn trên đức DK liệt kê cho ta kết quả của việc kiến tạo đường Antahkarana là những loé sáng trực giác, sự phát lộ bật thình lình của ý chí hướng thiện trong hình thức tập thể và năng động. Nó cũng có thể khả năng hiểu những nguyên lý cơ bản của huyền linh học và diễn đạt cho người khác hiểu những điều đó. Khi bạn có những điều đó thì đường Antahkarana đã dần hình thành trong bạn. Còn khi người đạo đồ hoàn tất xây dựng đường Antahkarana (vào kỳ điểm đạo thứ ba và thứ tư) thì như Chân sư DK nói:

Người đạo đồ có thể “vượt đến cõi cao tuỳ ý, rời bỏ các cõi thấp lại phía sau; hoặc y có thể trở lại và vượt qua trên con đường dẫn từ bóng tối đến ánh sáng, từ ánh sáng đến bóng tối, và từ các cõi thấp đến cõi của ánh sáng”.

the initiate can “pass to higher worlds at will, leaving the lower worlds far behind; or he can come again and pass upon the way that leads from dark to light, from light to dark, and from the under, lower worlds into the realms of light”.

Người điểm đạo đồ có thể tuỳ ý chuyển tâm thức vào cõi cao tuỳ ý muốn của mình. Đây không phải là “xuất vía”, mà là một quyền năng cao hơn nhiều.

3022 — Tổng số lần đọc 5 — Hôm nay

Chia sẻ: