Cấu tạo của Con người – 1


Chia sẻ:

Cấu tạo của Con người

 

Loạt bài “Cấu Tạo Của Con Người” sẽ trình bày chi tiết cấu tạo của con người, theo các tác giả Thông Thiên Học như C.W. Leadbeater, Annie Besant, và theo giáo lý của đức DK. Học hỏi, tìm hiểu về bản thân chúng ta là điều cần thiết, vì như câu huấn thị của đền Delphi ở Hi Lạp thời xưa nói: “Con người, ngươi hãy tự biết mình, rồi ngươi sẽ biết Vũ trụ và các vì Thượng đế”. Câu trên hàm ý có một sự tương đồng giữa cấu tạo con người (Tiểu Thiên Địa) và vũ trụ (Đại Thiên Địa), và khi chúng ta đã hiểu rõ về con người thì chúng ta cũng sẽ hiểu biết về Đại thiên địa. Bài tổng quan đầu tiên của loạt bài được biên dịch từ webinar Great Quest # 1 do hai giảng viên của trường Morya Federation là BL Allison và Leoni Hodgson trình bày (http://makara.us/04mdr/webinars/great-quest.html)

2

1

 

Sự sống ở xung quanh ta, không chỉ trong những gì mà chúng ta xem là sự sống, mà còn trong tất cả khía cạnh của vũ trụ.

Như các bạn đọc trên slide, mỗi hình thể từ hạt nguyên tử cho đến vũ trụ bao la đều có sự sống, và mỗi hình thể đều có ý thức. Trong vũ trụ không có chi là “vô tri” (inanimate) cả, tất cả đều có ý thức ở một cấp độ nào đó.

3

Nhưng chúng ta là ai, xuất phát từ đâu? Câu trả lời của Minh Triết Thiêng Liêng là tất cả chúng ta đều xuất phát từ Sự Sống Duy Nhất Đại đồng (One Universal Life). Chúng ta là một phần bất khả phân của Sự Sống Duy Nhất đó, là Tia lửa của Ngọn Lửa Thiêng hay điểm Linh Quang, Chân thần, chảy ra xuyên qua các Đấng Vũ trụ (Universla Beings), xuyên qua các Đấng nhỏ hơn như các chòm sao, đến hành tinh của chúng ta, cuối cùng đến con người chúng ta trên trái đất này.

Các đấng Vĩ đại này, mà thể của các Ngài là vũ trụ hay các chòm sao, phân thành 7 dạng biểu lộ, thể hiện 7 lọai năng lượng hay là 7 Cung (7 Rays).

4

Khi Thượng đế khai sinh một vũ trụ mới, từ Ngài phóng ra bảy phát xạ (emanations). Cổ thư hay dùng từthở ra” (breathe out) để mô tả tiến trình này. Sự Sống Duy Nhất thở ra hay phân hóa thành bảy luồng năng lượng được biết đến như là Bảy Cung.Seven Rays

 

Bảy Cung cung ứng toàn bộ môi trường thể hiện cho Thượng đế Biểu hiện, và bản thân chúng là các phẩm tính như Bác Ái, Sùng Tín, Mỹ Lệ. Mỗi cung có cung bậc, âm thanh, màu sắc, và rung động riêng của nó. Ta có thể thấy chúng trong màu sắc của cầu vồng, bảy note của âm giai. Ta còn thấy các ví dụ khác về số bảy như 7 ngày trong tuần, 7 tội lỗi chết người, Bảy Kỳ quan của thế giới, 7 Luân xa hay 7 tuyến

Sau đây là đặc tính sơ lược của các Cung, và chúng ta sẽ quay lại các Cung trong các bài kế tiếp.

20

 

7

Và bây giờ chúng ta trở lại với Thái dương hệ của chúng ta.

8

Các chòm sao là các luân xa (chakras) của Vũ trụ. Các hành tinhluân xa của các Thái dương hệ. Các luân xa này có quan hệ với các trung tâm lực hay luân xa của con người. Các hành tinh của thái dương hệ chúng ta có các Cung khác nhau liên kết với chúng: VulcanDiêm Vương tinh truyền dẫn Cung 1, Mặt trờiMộc tinh truyền dẫn Cung 2, Trái đấtThổ tinh truyền dẫn Cung 3, Thủy tinhMặt trăng truyền dẫn Cung 4, Kim Tinh truyền dẫn Cung 5, Hỏa tinhHải Vương Tinh truyền dẫn Cung 6, Thiên Vương Tinh truyền dẫn Cung 7. Chúng ta sẽ học thêm về các điều này sau này.

Chúng ta đã hiểu tầm quan trọng của số 7, bây giờ chúng ta quay trở lại xem xét Vũ trụ lần nữa. Khi Đấng Tuyệt đối hay Sự Sống Duy nhất biểu lộ, Ngài biểu lộ qua vũ trụthể của Ngài. Ngài có 7 cấp bậc hay cảnh giới  vũ trụ vĩ đại, là bảy thế giới tâm thức mà Ngài hoạt động trong đó. Chúng ta có thể xem đó là bảy cấp bậc, hay bảy bước, hoặc cũng có thể xem như 7 vòng tròn đồng tâm. Dù xem theo cách nào đi nữa, các cảnh giới không thật sự đúng như vậy mà thật ra xuyên thấu vào nhau. Điều này cũng đúng cho một vũ trụ, một con người, hay một nguyên tử.

9

10

Mỗi cảnh giới vũ trụ lại có 7 phân cảnh cùng bản chất tương tự. Như vậy, cấp bậc tâm thức cao nhất là Cõi Thượng đế Vũ trụ, sẽ có 7 phân cảnh tương ứng với 7 cảnh giới chính, và các Cảnh giới Vũ trụ còn lại cũng như thế.

 

Thái dương hệ của chúng ta cũng thế, có điều 7 cảnh giới của thái dương hệ là 7 phân cảnh của cõi Hồng trần Vũ trụ, Cõi Vũ trụ thấp nhất.

Bảy Cảnh giới của Thái dương hệ chúng ta tạo thành thể của Thái dương Thượng đế của chúng ta, và tất cả chúng ta là một bộ phận của thể của Ngài—là Thái dương hệ này. Tâm thức của Ngài ở cấp độ cao nhất, cõi giới Tâm thức Thượng đế (từ đó mới có tên gọi của Ngài)

Constitution of Man and the Egoic Lotus

Và chúng ta đến lượt mình cũng có 7 phân cảnh bên trong 7 cảnh giới của Cấu tạo con người. Đây là đồ hình của các cấp bậc tâm thức phóng chiếu của chúng ta đạt được sau vô vàn kiếp sống kinh nghiệm và phát triển.

Cõi trần chia làm 2 phần: thể xácthể dĩ thái, bao gồm các dây thần kinh, hệ tuần hoàn và các luân xa. Cõi trí cũng phân làm 2 phần: hạ tríthượng trí.

Hiện tại, con người trung bình hoạt động trên 3 cấp bậc của phàm ngã (hồng trần, trung giới, hạ trí), bao gồm 18 nấc thang hay 18 phân cảnh thấp nhất ( 7 phân cảnh giới hồng trần, 7 phân cảnh giới cảm dục, và 4 phân cảnh giới hạ trí).

12

Chúng ta đã bắt đầu phát triển các thuộc tính hồng trần, con người dã man chưa tiến hóa với các bản bản năng xác thân, và chúng ta cần phát triển 7 lớp của cõi trần.

Các giác quan của chúng ta phát triển, chúng ta học cách điều hợp xác thân, các hệ thống năng lượng của thể dĩ thái phát triển. Qua vô vàn thời gian tiếp theo, trong thời Atlantean, nhân loại bắt đầu phát triển cõi giới bên trên tiếp theo, cõi tình cảm. Cuối cùng, nhân loại đạt đến một điểm mà trí tuệ được phát triển. Đây là vị trí của nhân loại trung bình ngày hôm nay, nằm giữa tâm thức Atlanteantâm thức Aryan. Nhân loại tiên tiến đang trở nên ý thức được linh hồn, phát triển thượng trí.

Đức Christ, đức Chưởng giáo, ở tâm thức Chân thần, Ngài ý thứclàm việc hướng về Thiên Cơ. Các Chân sưtâm thức Atma, và Tam nguyên tinh thần hoàn toàn hoạt động. Các bậc La Hántâm thức Bồ đề.

13

 

Lần nữa, đồ hình trên trình bày 7 Cảnh giới Vũ trụ, và 7 Cảnh giới Thái dương hệ chúng ta là 7 phân cảnh của Cảnh giới Hồng trần Vũ trụ.

Nhân loại đang phát triển ba thể thấp và thể hiện tâm thức linh hồn qua dẫn thể tổng hợp của chúng là phàm ngã.

11

Phàm ngã của chúng ta bao gồm ba thể thấp:

  1. Hồng trần/dĩ thái: năng lượng, sinh lực, sinh lý, hệ thần kinh, bộ não
  2. Xúc cảm: dục vọng, cảm giác—lo sợ, vui, buồn, hi vọng, nhạy cảm, lo âu, đang yêu …
  3. Trí tuệ: chúng ta suy nghi, tư duy như thế nào.

 

Pic 4

14

Mục tiêu tinh thần của chúng ta là sự hợp nhất.

Trước tiên là sự hợp nhất hay tích hợp của phàm ngã.

Thứ hai là hợp nhất của phàm ngã với Linh hồn.

Thứ ba,  hợp nhất phàm ngã đã hòa nhập với linh hồn vào Tam nguyên tinh thần, dẫn thể của Chân thần.

15

Chúng ta dùng tham thiền để đạt đến sự hợp nhất này, trưới tiên thông qua Antahkarana thấp nối giữa hạ trílinh hồn trên cõi thượng trí.

Sau rốt là giữa linh hồnTam nguyên tinh thần xuyên qua đường Antahkarana cao.

Phương pháp là Raja Yoga, hay đạt đến sự hợp nhất thông qua trí tuệ. Nói cách khác, mục tiêu của Raja Yoga là làm an tịnh thể trí khiến nó có thể nghe được tiếng nói của linh hồn và nhận thức được bản ngã thật sự của nó là Chơn ngã.

16

 

Ban đầu, chúng ta hoạt động như các phàm ngã vốn ích kỷ và thể hiện những phẩm tinh tiêu cực, nhưng dần dần và chắc chắn, trải qua nhiều kiếp sống, các phẩm tính của linh hồn sẽ thể hiện, chúng ta trở nên vô kỷ, và biểu lộ các phẩm tính tích cực. Phát triển Linh hồn giống như làm vườn, chúng ta từng bước loại bỏ cỏ dại là các tính xấu và vun bồi những tính tốt cao cả, cho đến khi chúng trở thành bản chất thứ hai của chúng ta.

Chúng ta chọn một đức tính mà chúng ta muốn xây dựng, và làm như thể chúng ta đã có đức tính đó trong ta. Chúng ta giữ nó ở phía trước (tiền đồn) trong tâm thức của chúng ta và tưởng tượng chúng ta sẽ làm thế nào để sử dụng đức tính này. Hãy làm điều đó hết khả năng của chúng ta. Dần dần nó sẽ trở thành một phần của chúng ta. Thực hành sẽ tạo ra sự hoàn thiện. Đây là kỹ thuật “as if” (như thật) mà các đức tính sẽ trở thành một phần trong ta.

18

Chúng ta thấy rằng Giới Nhân loại cũng giống đường Antahkarana là cầu nối giữa các giới thấp hơn trong tự nhiên và các Giới tinh thần cao hơn. Và các Thái dương Thiên Thần giúp tạo lập thể Nguyên nhân (Nhân thể), hay Linh hồn, của chúng ta là cầu nối bên trong ta. Khi nhân loại biệt ngã hóa và trở thành “người”, đó là nhờ các Ngài, các Thực thể tinh thần này đã gieo một mảnh nhỏ của chinh bản thể các Ngài vào thể trí của người thú. Các Tia Thiêng liêng này dần dần nở hoa trở thanh trú xứ của linh hồn, còn gọi là Hoa sen Chân ngã (Nhân thể).

Đấng Thái dương Thiên Thần kiến tạo Hoa sen chân ngã của chúng ta từ bản thể của các Ngài và ngự trong đó cho đến khi chúng ta nâng tâm thức chúng ta đủ cao để khai mở các canh hao của Hoa sen chân ngã và tìm thấy Ngọc quí  nằm ẩn trong tim của hoa sen. Đó là lí do tại sao ta gọi các Ngài là Linh hồn, bởi vì sự hiện diện của Thái dương Thiên Thần bên trong Hoa sen chân ngã. Chất liệu của Thái dương Thiên Thần khiến con người trở nên tự -ý thức.

17

Thái dương Thiên ThầnPhàm ngã cùng phát triển Hoa sen chân ngã qua nhiều kiếp sống khi chúng ta phát triển một mối quan hệ hỗ tương với Linh hồn của chúng ta.

 

 

7655 — Tổng số lần đọc 6 — Hôm nay