Luân xa Phần II – Tổng quan về luân xa 


Chia sẻ:

p18-001

Hình 1. Bảy luân xa chính trong thể dĩ thái nhìn từ phía trước (theo C.W. Leadbeater)

p34-001

Hình 2. Bảy luân xa chính trong thể dĩ thái nhìn từ bên hông (theo C.W. Leadbeater)

 

Hình 2b. Cấu trúc luân xa theo Choa Kok Sui – Hình được phụ đề tiếng Việt từ nguyên bản trong The Chakras and Their Functions

1. Chakras là gì?

Chakra trong tiếng Phạn nghĩa là bánh xe quay, hay luân xa. Trong quyển The Chakras, Ông Leadbeater  giải thích như sau:

Chakras hay Trung tâm lực là những điểm giao tiếp mà tại đó năng lượng chảy từ một khí thể nầy đến một khí thể khác. Bất kỳ ai có chút ít nhãn thông đều có thể dễ dàng thấy chúng trong thể dĩ thái, trông chúng giống như những dòng xoáy năng lượng, bề mặt lõm vào giống như một cái đĩa. Ở một người bình thường chúng trông giống như những vòng tròn nhỏ có đường kính khoảng 2in (5cm), toả sáng một cách yếu ớt; nhưng ở một người tiến hoá cao chúng giống như những xoáy ốc chói sáng rực rỡ, kích thước lớn hơn rất nhiều, gần giống như những mặt trời tí hon. Chúng đôi khi được cho là tương ứng với những cơ quan trong thể con người. Thật ra chúng nằm trên bề mặt của thể dĩ thái  (thể nầy vươn ra ngoài phạm vi của xác thân hồng trần một ít). Chúng ta có thể hình dung được hình dạng của các luân xa bằng cách tưởng tượng như đang nhìn vào đài hoa một bông hoa bìm bìm. Cọng của các cánh hoa nầy vươn ra từ một điểm trên xương sống (Xem hình 2 và 2b)

Năng lực thiêng liêng từ cõi cao đổ vào các luân xa tạo ra các làn sóng thứ cấp chuyển động theo vòng tròn, theo chiều vuông góc với lực đổ vào, giống như một thanh nam châm khi ấn vào một cuộn dây điện tạo ra một dòng điện cảm ứng chạy trong cuộn dây theo chiều vuông góc với từ trường của nam châm.

Bản thân các lực sơ cấp khi đổ vào các luân xa lại túa ra theo đường thẳng vuông góc với chiều đổ vào, tạo thành các nan hoa của bánh xe mà tâm hay moay-ơ của bánh xe lại là tâm của luân xa. Mỗi luân xa có số nan hoa khác nhau. Vì lý do nầy mà trong kinh sách đông phuong các luân xa còn gọi là các bông hoa (hay hoa sen). (xem hình 3)

etheric26

Hình 3. Lực từ cõi cao đi vào các luân xa – Hình từ The Etheric Double của A.E. Powell

Theo Ông C.W. Leadbeater, trong thể dĩ thái (etheric body) của con người có 7 luân xa chính, theo thứ tự từ trên đỉnh đầu xuống như sau:

1. Luân xa đỉnh đầu (Crown chakra – Head center): gồm 2 vòng, vòng bên trong có 12 cánh và vòng bên ngoài 960 cánh.

2. Luân xa trán (brow chakra hay ajna center): gồm 96 cánh, chia thành hai nửa, mỗi một nửa 48 cánh.

3. Luân xa cuống họng (throat chakra hay throat center): 16 cánh

4. Luân xa tim: nằm gần quả tim, có 12 cánh

5. Luân xa rốn (navel chakra): 10 cánh

6. Luân xa lá lách (Spleen chakra): 6 cánh

7. Luân xa gốc (Root chakra): 4 cánh

Số cánh của mỗi luân xa đều có một ý nghĩa huyền linh. (Xem Luân xa Phần VII)

p16-001

H4. Luân xa đỉnh đầu (12+960 cánh – theo Ông C.W. Leadbeater)

p15-001

H5. Luân xa trán (Ajna 2×96 cánh)

 p12-001

H6. Luân xa rốn (10 cánh)

p13-001

H7. Luân xa tim (12 cánh)

p11-002

H8. Luân xa lá lách (6 cánh)

p11-001

H9. Luân xa gốc (root chakra – 4 cánh)

Bảng liệt kê luân xa của Ông C.W. Leadbeater có đôi chút khác với cách liệt kê truyền thống của Kinh sách Ấn độ. Đức D.K trong quyển sách đầu tiên của Ngài (Thư về tham thiền huyền môn) cũng dạy và liệt kê gần tương tự như Ông C.W. Leadbeater, nhưng trong các quyển sách về sau Ngài dạy khác hẳn. Trong A Treatise on Cosmic FireEsoteric Healing luân xa lá lách không còn liệt kê như là một trong 7 luân xa chính nữa, thay vào đó là luân xa xương cùng (sacral center, hay còn gọi là luân xa tính dục, cũng có 6 cánh). Luân xa rốn (Navel chakra) được Ngài gọi là luân xa Tùng Thái dương (Solar Plexus). Luân xa trán (Brow chakra) Ngài gọi bằng tên tiếng Phạn là Ajna, và luân xa gốc (Root center) được Ngài gọi là luân xa ở đáy cột sống (the center at the base of the spine). Luân xa lá lách có một vai trò đặc biệt trong việc hấp thu sinh khí Prana, thuần tuý liên quan đến vật chất. Ngoài ra một điểm quan trọng cần lưu ý, theo Ông C.W. Leadbeater thì miệng của các luân xa nằm trên bề mặt của thể dĩ thái về phía trước mặt (xem hình 2), trong khi đức D.K nhấn mạnh trừ hai luân xa ở vùng đầu (luân xa đỉnh đầu và Ajna center), các luân xa còn lại có miệng nằm ở phía lưng, cách cột sống khoảng 2-3 inch:

Qui luật cổ dạy rằng người đệ tử “hãy học cách làm việc và suy nghĩ với cột sống, chứ không với cái đằng trước thân mình”. Các nhà thông linh bậc trung (average psychic) xem các luân xa tùng thái dương và cuống họng (hai luân xa duy nhất mà họ dường như có biết đôi điều về chúng) nằm ở phía đằng trước thân mình. Điều nầy khiến năng lượng đi xuống theo con đường giáng hạ thay vì đi lên theo con đường thăng thượng tiến hoá của cột sống. Điều nầy rất quan trọng. [Esoteric Psychology II trang 589]

Let him “learn to work and think with the spine and head and not with the forefront of the body”, as the ancient rule can be translated. The idea is that the average psychic regards the solar plexus and throat centers (the only two about which they seem to know anything) as existing in the front and center of the torso or the front of the throat.This carries the energy downwards by the involutionary route and not upwards by the evolutionary route of the spinal column. This is of moment. [EPII 589]

Trong trích dẫn từ qui luật trên, người đệ tử được khuyên chỉ làm việc với luân xa phía sau cột sống, chứ không làm việc với các đằng trước thân mình, và đức DK  nhấn mạnh điều này là quan trọng.

Một điểm khác nữa là luân xa tim nằm giữa hai bờ vai, về phía mặt sau lưng và cách bề mặt lưng từ 2 đến 3 inch (5cm-8cm), không như Ông Leadbeater vẽ là nằm ngay vị trí trước mặt, ngay vùng trái tim. Điều nầy rất quan trọng trong các bài tham thiền mà đức D.K dạy khi chúng ta quán tưởng hình ảnh Chân sư ở vị trí của luân xa tim.(Meditation on the Master in the Heart) (Xem hình 4)

7Chakras

Theo C.W. Lead beater, thì đường kính luân xa của một người nằm trong khoảng từ 2 inch – 6 inch (5cm đến 15cm), luân xa càng lớn thì nó càng phát triển (awakened), con người càng tiền hoá. Đức D.K dạy rằng quá trình phát triển của một luân xa giống như bất kỳ một đơn tử (atom) vật chất nào đều có thể phân thành 5 thời kỳ, tượng trưng qua các biểu tượng sau:

circle1. Vòng tròn: Ở giai đoạn nầy luân xa trông giống như một trũng hình đĩa (như C.W. Leadbeater mô tả), chiếu ánh sáng mờ nhạt, không sức sống. Luân xa quay rất chậm, gần như không thấy được chuyển động của nó. Giai đoạn nầy tương ứng với thời kỳ kém tiến hoá nhất của con người, với những giống dân phụ đầu tiên của Giống dân chánh thứ 3 (Lemurian).
pointincircle 2. Vòng tròn với một điểm ở trung tâm: Luân xa chuyển động nhanh hơn trước, và ở trung tâm của luân xa ta thấy xuất hiện một điểm lửa chiếu sáng le lói. Giai đoạn nầy tương ứng với giống dân Lemurian về sau khi tâm trí hơi bắt đầu phát triển đôi chút.
line 3. Vòng tròn chia đôi: Trong giai đoạn nầy điểm sáng ở trung tâm của luân xa trở nên linh hoạt hơn; chuyển động xoay tròn làm nó chói sáng hơn trước, phóng chiếu các tia lửa ra theo hai chiều khác nhau khiến cho luân xa dường như bị chia đôi. Chuyển động của luân xa nhanh hơn trước nhiều, và ngọn lửa chia đôi vòng tròn di chuyển tới lui, kích thích ánh sáng của trung tâm luân xa ngày càng sáng hơn. Giai đoạn nầy tương ứng với thời kỳ của guiống dân Atlantean.
cross 4. Vòng tròn chia làm 4: Bây giờ đến giai đoạn trung tâm của luân xa cực kỳ linh hoạt, và chữ thập bên trong luân xa cùng xoay vòng với luân xa, tạo nên một vẻ đẹp rực rỡ và một sự linh động to lớn. Con người đã đạt đến một giai đoạn phát triển rất cao về trí tuệ, tương ứng với giống dân chánh thứ 5 hay cuộc tuần hoàn thứ 5. Y đồng thời ý thức được hai hoạt động trong y được biểu tượng bằng bánh xe quay và chữ thập bên trong luân xa cùng quay tròn. Y đã ý thức được giá trị tinh thần, tuy rằng y vẫn còn tích cực hoạt động trong cuộc sống của phàm ngã, và y đang tiến gần đến Con đường Dự bị.
The swastika5. Chữ vạn (swastika):  Ở giai đoạn nầy luân xa trở nên bốn chiều; chữ thập bên trong luân xathể diễn tả như xoay trên trục của nó, và phóng các tia lửa ra theo mọi hướng, và luân xa lúc nầy có thể diễn tả như một quả cầu lửa thay vì một bánh xe lửa. Nó đánh dấu giai đoạn Con đường đạo trong hai phân khúc [Con đường đệ tử và Con đường điểm đạo]. Cuối giai đoạn nầy các luân xa trông giống như các quả cầu lửa chói sáng rực với các nan hoa của luân xa hoà nhập lại vào nhau thành “ngọn lửa đốt cháy toàn thể

Diễn trình từ giai đoạn một đến giai đoạn 5 xảy ra trong hằng triệu năm. Bằng cách nào con người khai mở (awaken) luân xa , lưới dĩ thái là gì, sự chuyển hoá năng lượng từ luân xa thấp lên luân xa cao ra sao …

Những điều nầy ta sẽ tiếp tục nghiên cứu trong các phần tiếp theo

 

Luân xa Phần I, Phần II, Phần III, Phần IV, Phần V

25956 — Tổng số lần đọc 22 — Hôm nay

Chia sẻ: