Các giai đoạn trên đường đạo Phần IV – Giai đoạn đệ tử Chính thức


Chia sẻ:

Đây là giai đoạn thứ ba trên Con Đường Đệ tử. Chân sư DK nói rằng giai đoạn này đã được nói đến nhiều trong các sách vở Huyền môn, do đó Ngài tránh không lặp lại những gì đã biết. Tuy nhiên, những gì Ngài trình bày cũng soi cho chúng ta thấy những khía cạnh mới của giai đoạn này. Sau đây là những điểm cần lưu ý trong bài viết:

  1. Bài học đầu tiên mà người đệ tử phải học là nhận ra vị trí của mình trên nấc thang tiến hóa, biết mình đang ở đâu trên con đường Đệ tử. Đây chính là lí do mà Chân sư DK trình bày cặn kẽ cho ta sáu giai đoạn trên Con Đường Đệ tử, và đây cũng là lí do mà chúng ta cùng nhau nghiên cứu loạt bài này.
  2. Ngài liệt kê 5 hiện tượng cho thấy người đệ tử đã bước vào con đường đệ tử dự bị hoặc chính thức:
  • Một kinh nghiệm trong giấc mơ.
  • Một lời dạy tượng trưng.
  • Thấy hình tư tưởng của một Chân Sư
  • Tiếp xúc với Chân Sư trong cơn thiền định
  • Một cuộc hội kiến trong Đạo Viện của Chân Sư.
  1. Bạn cũng lưu ý Ngài cũng nói đến “point of tension” mà dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt dịch là “điểm trụ”. “Point of tension” nếu hiểu theo nghĩa đen là điểm căng thẳng, điểm mà một người tập trung sức của mình vào. Sự quan trọng của điểm trụ nằm ở câu sau đây của Chân sư DK:

Cường độ hay là hoạt động từ một điểm trụ tập trung, nó đưa đến một làn sóng mặc khải thiêng liêng. Khi đó, người đệ tửthể thu thập trong một ngày những gì mà lẽ ra y phải mất đến nhiều tháng hay nhiều năm mới học được. Điểm trụ này khi tập trung đúng cách, là một quyền năng giải tỏa năng lực rất lớn.

  1. Ngài cũng nhắc đến tình thương thuần khiếtlove” vốn là tình thương bộc phát một các tự nhiên, không phải ráng sức hay gò ép. Tình thương thuần khiết khác với ý muốn-yêu thương (will-to-love).
  2. Phương pháp để đạt đến tình thương là “suy gẫm, thiền định thâm sâu và thường xuyên về ý nghĩa, nguồn gốc và sự biểu lộ tình thương thông qua linh hồn, cùng những tính chất, mục tiêu và mục đích của tình thương.
  3. Chân sưkhông bận tâm làm cho nhóm đệ tử được thỏa mãn với chính mình, hài lòng với quả vị hay công tác phụng sự của mình. Trong những việc tiếp xúc rất hiếm với các đệ tử, Ngài thường nhấn mạnh về những sự thất bại và thiếu sót của họ”.
  4. Khi một người tiếp xúc với một người tiến hóa cao (một đạo đồ, một chân sư…) thì nó “luôn luôn có hiệu quả khêu gợi nguồn cảm hứng tâm linh. Cái quyền năng mà họ [các vị tiến hóa cao đó] sử dụng một cách thông thường và vô ý thức có một ảnh hưởng song đôi. Nó khích động phần tốt lành nhất và cũng khêu gợi phần bất hảo nhất trong khi nó đặt người đệ tử vào những tình thế mà y phải giải quyết.”

******

Giai đoạn III – Con đường đệ tử chính thức

Trong những loạt huấn từ ngắn ngủi này, tôi không có ý định nói về giai đoạn đệ tử chính thức. Đã có nhiều sách vở được viết ra nói về giai đoạn này. Tôi đã trình bày đủ mọi khía cạnh thực tiễn về vấn đề đó trong những sách của tôi và tưởng không cần lập lại nữa. Những sách nói về con đường đệ tử do Hội Thông Thiên Học xuất bản đã trình bày đầy đủ về Con Đường Dự Bị. Tôi đã giảng giải về Con Đường Đệ Tử với nhiều chi tiết.

It is not my intention in this short series of Instructions to deal with the Stage of Accepted Discipleship. Much has been written about this stage. I have covered every practical angle in my many books and there is nothing to be gained by duplication. The books on discipleship put out by the Theosophical Society adequately cover the Probationary Path; I have dealt in detail with the Path of Discipleship.

Những ấn chứng xuất hiện trên con đường đệ tử chính thức đều được biết rõ nhưng không thể diễn tả với quá nhiều chi tiết. Chúng khác nhau tùy mỗi người và tùy nơi cung của y. Chư môn đệ hãy nhớ rằng những ấn tín đó có xảy ra với những mức độ rõ ràng khác nhau và ở những giai đoạn khác nhau trên đường Đạo. Như chư môn đệ đã biết đó là:

  • Một kinh nghiệm trong giấc mơ.
  • Một lời dạy tượng trưng
  • Hình tư tưởng của một Chân Sư
  • Một cuộc tiếp xúc với Chân Sư trong cơn thiền định
  • Một cuộc hội kiến trong Đạo Viện của Chân Sư. [733]

The angle of the contacts which become possible upon the Path of Accepted Discipleship are well known but cannot be described in too much detail. They vary according to person, and ray. I would only ask you to have these modes of approach in mind, remembering that they do occur and occur in varying degrees of clarity and at various stages upon the Path. They are as you know:

  1. A dream experience.
  2. A symbolic teaching.
  3. The thoughtform of a Master.
  4. A direct contact with the Master in meditation.
  5. An interview in a Master’s Ashram. [733]

Ba loại ấn chứng đầu tiên thường là kinh nghiệm của người đệ tử dự bị, còn 2 loại sau cùng là kinh nghiệm của đệ tử chính thức. Những ấn chứng đó có đối phần trên cõi trung giới. Trong trường hợp này, không phải toàn bộ chúng là ảo cảm hay ảo tưởng và cơ bản không đáng phải chê trách, vì thật ra chúng là mầm mống hay sự bảo đảm về những kinh nghiệm tất yếu tương lai trên đường Đạo. Nhiều người đã thấy hình tư tưởng của các Chân Sư vì những hình tư tưởng đó có thật. Họ cũng nhận được những lời dạy tượng trưng trên cõi trung giới hay trong giấc mộng. Khi đó, những kẻ sơ cơ, thiếu kinh nghiệm thường hay có một trong hai thái độ như sau: hoặc là đánh giá quá cao kinh nghiệm của họ và tin rằng đó là ấn chứng của một trình độ tâm linh cao. Họ bắt đầu dựa vào ấn chứng đó và xem những diễn biến trung giới này thay cho những thực tại trong tương lai; hoặc họ coi nó như loại kinh nghiệm thông linh thấp thỏi không đáng mong cầu, nhưng họ lại quên rằng cái gọi là kinh nghiệm thông linh bậc thấp chỉ là như thế khi được giải thích và sử dụng là sai sót. Người đệ tử chính thức có nhiệm vụ giải thích, chỉ ra chiều hướng,  ý nghĩa của loại kinh nghiệm đó cho người Đạo sinh sơ cơ. Những ai đang hoạt động trong lãnh vực tâm linh nên nhớ rằng do hậu quả của chiến tranh, của sự khủng hoảng, của sự căng thẳng thần kinh và nguyện vọng hướng về KỶ NGUYÊN MỚI, những giấc mộng hay linh ảnh, những lời dạy tượng trưng, những sự tiếp xúc với các hình tư tưởng xuất hiện đó sẽ tăng gia một cách thường xuyên và là các ấn chứng của sự tăng trưởng và phát triển. Nếu chúng không được hướng dẫn, giải thích, hoặc diễn giải sai lạc, bị cười nhạo, chúng có thể gây trở ngại lớn lao và buộc phải rơi vào phạm vi của thông linh bậc thấp thật sự. nhưng nếu được giải thích và diễn giải một cách đúng đắn, chúng sẽ tạo thành một loạt mặc khải kế tục trên con đường dẫn đến Ánh sáng. Những kinh nghiệm đó là những bảo đảm cho sự mở rộng kiến thức trong tương lai và là những dấu hiệu của một thành tích tương đối khả quan của người đệ tử. Nhưng chúng không phải là thực tại khi được tập trung trên cõi trung giới.

The first three are more usually the experience of the probationary disciple. The last two are undergone by the accepted disciple. They have their astral or lower psychic counterparts. They are, in this case, not all glamour and illusion and are not basically reprehensible[1], for they are—in reality—the seed or guarantee of future inevitable experiences upon the Way. People do see thoughtforms of the Masters, for those thoughtforms exist; they do receive symbolic teachings upon the astral plane or in the dream states. Beginners and the inexperienced are then apt to do one of two things: over-estimate the experience and believe it to indicate a high spiritual development; they begin to lean upon the experience and to substitute this astral happening for the future reality or they dismiss it as undesirable lower psychism, forgetting that so-called lower psychism is only so when the interpretation and the use of the experience is at fault. It is the task of the accepted disciple to aid in the interpreting, to indicate direction and to point out the significance of the experience to the neophyte. Workers in the spiritual field should bear this carefully in mind and remember that—as a result of the war, of tension and of aspiration towards the New Age—these dreams and visions, these episodes of symbolic teaching, these contacts with thoughtforms will steadily increase and are indicative of growth and of expansion. Undirected, unexplained and misinterpreted or laughed down and ridiculed, they can greatly hinder and can be forced to descend into the category of true lower psychism; rightly interpreted and explained, they can constitute a series of graded revelations upon the Way to light; they exist then as guarantees of future knowledge and as signposts of a relative achievement. But they are not the reality when astrally focussed.

Các đệ tử phải luôn luôn nhớ rằng họ tiến bộ bằng cách giải đáp những câu hỏi của chính tự họ đặt ra. Nhiệm vụ của Chân Sư không phải là trả lời câu hỏi mà người đệ tử với ít thì giờ chịu khó suy nghĩ, có thể tự giải đáp lấy. Các Ngài chỉ gợi ý hoặc gieo vào trí óc người đệ tử loại câu hỏi phù hợp với tư tưởng của y, và khích động thượng trí của y để cho y có thể tìm ra câu trả lời thỏa đáng.

Disciples need to bear in mind always that they grow by the answering of their own questions; the task of the Master is not to answer questions which, given a little time or thought, the disciple could answer himself, but to suggest or throw into the disciple’s mind the type of question which warrants his thought and then to stimulate his abstract mind so that he can successfully find the answer.

Bởi vậy chư môn đệthể thấy tầm rõ mức quan trọng của toàn thể vấn đề đặt câu hỏi và trong một nhóm hay Đạo Viện của Chân Sư, việc giải đáp những câu hỏi do cá nhân người đệ tử hay toàn nhóm đưa ra, có ảnh hưởng như thế nào đối với tập thể của nhóm. Chính ở đây mới cần đến vai trò đặc biệt của Chân sư, đó là khích động cho Đạo Viện đặt những câu hỏi mà sẽ đưa đến sự mặc khải chân lý. Một vị Chân Sư luôn ghi nhớ hai điều này: một là tình trạng thái của nhóm—điều này tùy thuộc mức độ rung động tập thể của tất cả những thành viên trong nhóm hoạt động chung với nhau; hai là thời kỳ mà nhóm đang hoạt động. Thêm vào đó, phải kể đến sự đáp ứng tổng thể của toàn thể Đại viện. Một trong những sự khó khăn mà tất cả các Đạo Viện đều gặp phải là tiếp thu những đệ tử và các thành viên mới, dù lẻ loi hay theo nhóm. Một câu hỏi cần thiết được nêu ra là: trong một Đạo Viện mà thành phần đệ tử tương đối mới và những người mới bắt đầu bước vào Con đường Đệ tử chính thức, bằng cách nào một nhóm đó có thể dần dần trở nên nhạy cảm đối với sự rung động của toàn thể Đạo Viện và đối với Chân Sư.

You can see, therefore, how important this entire problem of questions can be and how, in a Master’s Ashram or group, [734] the responsiveness of the membership to the questions, registered either by the individual disciple or by the group as a whole, and the answering of these questions has a conditioning effect upon the group. It is here the Master’s particular work comes in—the arousing of the Ashram to the asking of those questions which will lead to revelation. A Master has always two things to bear in mind: the group condition which is dependent upon the aggregated vibration or note of all the members of the Ashram, insofar as they work together, and, secondly, the period in which the group is functioning. To this must be added the total responsiveness of the entire Ashram. One of the difficulties confronting all ashrams (viewing them as wholes) is to absorb new members and disciples, either singly or in groups. One question that necessarily arises is: How can a group within an Ashram (constituted of relatively new disciples and beginners on the Path of Accepted Discipleship) become increasingly sensitive to the vibration of the Ashram as a whole and to the Master of the Ashram?

Câu hỏi này thật ra nó có bao hàm một vấn đề lớn giữa phàm ngãchân ngã, giữa Chân Sư và đệ tử, và giữa nhân loại với Thánh đoàn. Đó là vấn đề thể hiện sự hợp nhất căn bản và chấm dứt cách biệt, phân ly. Các đệ tử cần phải tập tránh sự phân biệt giữa những khía cạnh của Đạo Viện: bên trong và bên ngoài, nội mônngoại môn, giữa một số ít thành viên mà họ biết với đa số mà họ chưa biết. Một Đạo Viện là một nhóm đệ tử, đạo đồ thuộc nhiều đẳng cấp khác nhau, những đệ tử ngoài thế gian và những Đạo sinh sơ cơ mới bước vào đường đạo. Họ không nên phân biệt Đạo Viện nọ với Đạo Viện kia, mà chỉ nên nghĩ đến một Đạo Viện tổng hợp chung cho tất cả.

This question in reality embodies the major problem existent between the personality and the soul, between the Master and the disciple and between humanity and the Hierarchy. It is basically a question of registering essential unity and the cessation of separativeness. Disciples in their consciousness have to learn to avoid differentiating between aspects of the Ashram, inner and outer, and between the few Ashram members whom they may know and recognise, and the vast number who remain unknown to them. An Ashram is one group or band of disciples, initiates of various degrees, world disciples and neophytes at the very beginning of the Way of discipleship. Disciples must not think in terms of different Ashrams but in terms of the Ashram as a whole.

Bí quyết để thực hiện điều đó là cường độ, dù chư đệ tử ít khi nghĩ đến điều này.  Cường độ hay là hoạt động từ một điểm trụ tập trung, nó đưa đến một làn sóng mặc khải thiêng liêng. Khi đó, người đệ tửthể thu thập trong một ngày những gì mà lẽ ra y phải mất đến nhiều tháng hay nhiều năm mới học được. Điểm trụ này khi tập trung đúng cách, là một quyền năng giải tỏa năng lực rất lớn. Rất nhiều đệ tử tập trung sai lạc và giải tỏa năng lực theo chiều hướng sai, và nếu tôi có thể diễn tả một cách bất toàn, giải tỏa năng lượng từ vị trí sai. Một điểm trụ tinh thần đúng đắn trước hết được thực hiện bằng sự định hướng đúng đắn, và điều này cần có một ý thức chân xác về giá trị của sự vật trần gian và sự từ bỏ những điều bận rộn nhỏ nhặt làm phân tán tinh thần thay vì gom vào một điểm trụ nhất định. Thí dụ: Nếu người đệ tử bận lo nghĩ về tình trạng sức khỏe thể chất của mình, y sẽ không tập trung tinh thần vào một điểm trụ nó làm cho y trở nên một trung tâm từ điển để ban phát thần lựctình thương. Nếu y bận nghĩ đến lỗi lầm của những kẻ khác hay dư luận của người khác nghĩ về mình, y cũng sẽ không thể định tâm vào điểm trụ để giải tỏa năng lực hầu giúp đỡ kẻ khác. Các đệ tử phải cố gắng phát hiện những điểm phân tán, loạn động của mình rồi gom tâm thức vào điểm trụ ở nội tâm và từ đó họ có thể điều khiển năng lực chân ngã một cách ý thức và hữu hiệu.

The key to this realisation, little as you may think it, is Intensity. Intensity, or working from a point of tension, brings in the flood-tide of revelation, and it is then possible for a disciple to learn in one short day what might otherwise take months and even years to learn. Tension, when focussed rightly, is the great releasing Power. So many disciples focus tension wrongly and release energy in the wrong direction and (if I might so inadequately express it) from the wrong location. [735]Right tension is brought about first by correct orientation; this necessitates a true sense of values and freedom from those minor preoccupations which produce extension instead of tension. If you are (to give a very usual illustration) preoccupied with your physical condition, you will not experience the tension which will make you a magnetic centre of power and love; if you are preoccupied with the failures of other people or with their ideas about you, you will again fail to experience the tension which releases. You would find it of value to discover where your “extensions” are and then retreat inward to the point of tension from which you can consciously and effectively direct soul energy.

Đó là công phu tu luyện bí pháp chân chính. Phần nhiều đệ tử không có đến 60 phần trăm hiệu năng hoạt động, vì sự tập trung của họ bị phân tán loạn xạ trên khía cạnh phàm ngã chứ không tập trung vào một điểm trụ đúng ra phải tập trung vào. Mỗi đệ tử phải tự khám phá lấy cái điểm trụ tinh thần riêng của mình. Lý do vì sao các đệ tử không nhạy cảm đối với Chân Sư, với đời sống của Đạo viện, và với lẫn nhau, chính là do họ phân tán chứ không tập trung, họ làm việc và sống  trên chu vi của tâm thức chớ không ở tại trung tâm. Bởi đó, công việc phụng sự của họ chỉ hữu hiệu có một phần, tinh thần hiến dâng của họ rất kém, họ đắm chìm trong sự bất động, không quan tâm đến kẻ khác và bận rộn nhiều với khía cạnh hình hài vật chất của cuộc đời.

This is the true esoteric work. The majority of disciples are not even 60 per cent effective because their points of tension are scattered all over the personality and are not focussed where the point of individual tension should be. Each has to discover that point of spiritual tension for himself. The reason that disciples are not sensitive to the Master, to the life of the Ashram and to each other is that they are extended and not tense; they are working and living on the periphery of consciousness and not at the centre. Their service, therefore, is partial; their consecration is weak and they are overwhelmed by inertia, by lack of interest in others and by many preoccupations with the form side of life.

Một câu hỏi khác cũng có thể được nêu ra về một câu mà tôi đã cố tình dùng nhiều lần trong những huấn từ này: sự dị biệt giữa tình thương và ý muốn yêu thương như thế nào? Câu hỏi này luôn luôn được nêu ra trong những giai đoạn đầu của đường Đạo. Đó là một câu hỏi hé lộ nhiều nhất, và căn cứ trên một ý thức nhu cầu cá nhân cũng như nhu cầu tập thể. Nó cũng chỉ ra một sự phân tích tỉ mỉ giúp cho người đặt câu hỏi biết sự khác nhau giữa lý thuyết cộng với nỗ lực và sự thể hiện tự nhiên một tâm trạng tự hữu.

One more question might here be considered, dealing with a phrase which I have deliberately used several times in these talks: What is the distinction between love and the will to-love? It is one which constantly is asked in the early stages of the path of discipleship. It is a most revealing question and is based on a sense of individual need and also on group need. It indicates also a penetrating analysis which has carried the questioner to the point where he knows the difference between theory, plus effort, and a spontaneous demonstration of that which is.

Ý muốn thương yêu bao hàm việc nhìn nhận sự giới hạn, của ước muốn, của sự cưỡng ép một vấn đề, và của nguyện vọng mãnh liệt muốn thương yêu thật sự. Nó không nói lên sự tuôn tràn năng lực của SHAMBALLA xuyên qua trung gian của linh hồn mà tính chất tự hữu của nó vốn là tình thương tự nhiên, không gượng ép. Khi nói đến quyết định thương yêu thì đương nhiên xuất hiện một vài thái độ, hoặc xuất phát tự nhiên và thuộc về một phàm ngã tiến hóa, hoặc bị gượng ép qua sự cố gắng chú ý đến mệnh lệnh của linh hồn. Người đệ tử biết rằng y thiếu tình thương yêu, bởi vì y luôn luôn tự thấy mình sống tách rời, cô lập chứ không đồng hóa với những người khác. Y bị bực mình, khó chịu với những người khác, y chỉ trích bạn đồng môn, y có mặc cảm tự tôn đối với họ hoặc có ý nghĩ họ sai quấy, còn ta phải, họ không hiểu điều này điều nọ, còn ta hiểu biết hơn họ chứ họ không biết được ta, ta phải kiên nhẫn đối với họ … Trong giai đoạn này, thái độ của y nhất định là “ý muốn thương yêu”, đồng thời y có sự nhận định sâu xa về những nhóm chướng ngại trong sự biểu lộ tình thương do bởi kẻ khác gây ra và cũng do bởi những thói quen cảm nghĩ riêng của mình. Tất cả đều là một hình thức ích kỷ của bản ngã. Phương pháp chân chính đưa đến tình thương là sự suy gẫm, thiền định thâm sâu và thường xuyên về ý nghĩa, nguồn gốc và sự biểu lộ tình thương thông qua linh hồn, cùng những tính chất, mục tiêu và mục đích của tình thương. Phần lớn sự suy gẫm của người tầm đạo vốn căn cứ trên sự nhận thức từ bên trong rằng thật ra y không thương yêu một cách tự nhiên, dễ dàng và không gượng ép của tinh thần. Bởi vậy, người đệ tử vẫn bám chặt lấy bản ngã của mình và nghĩ rằng: “Bây giờ ta đang thương yêu đây. Lúc này ta không chưa có thương yêu, nay ta phải thử mở rộng tình thương”. Tuy thế, những thái độ đó không phải thật sự là tình thương bởi vì người đệ tử đồng hóa với chính mình và tập trung vào phàm ngã. Tình thương không bao giờ có thể tạo ra nơi phàm ngã thấp hèn, nó là một sự tuôn tràn tự do, không chướng ngại từ chân ngã cao siêu.

The will-to-love involves the recognition of limitation, of desire, of the forcing of an issue and of the intense aspiration really to love. It does not indicate the inflow of Shamballa energy through the medium of the soul whose intrinsic nature is spontaneous love. Where there is a determination to be [736] loving, certain attitudes—either natural and belonging to a developed personality or forced through attention to soul behest[2]—emerge. The disciple knows that he lacks love, because he is constantly finding himself isolated from and not identified with others; he is irritated by others: he is critical of his brothers, either feeling superior to them or looking at them and saying: “Here they are wrong and I am right; here they do not understand and I do; I know them but they don’t know me; I must be patient with them,” etc., etc. Throughout this phase, the attitude is definitely that of the will-to-love, coupled to a deep realisation of the handicaps to the expression of love presented by those others and presented also by one’s own habits of thought. This is all a form of self-centredness. The true way to love is to reflect and meditate deeply and constantly upon the significance and the meaning of love, its origin, its expression through the soul, its qualities, goals and objectives. Most of the reflection carried on by the aspirant is based upon his innate realisation that he does not really love in the spontaneous, free way of the spirit. The disciple is, therefore, thrown back on a self-centred position in which he feels: “Now I am loving; now I am not loving;now I must try and love.” Yet all the time none of these attitudes is really true love nor is their result a loving expression because the disciple is identified with himself and focussed in the personality. Love is never worked up, if I might put it so, in the lower nature; it is a free unimpeded inflow from the higher.

Tình thương đột khởi tự nhiên và luôn luôn hàm súc tinh thần tự do của Đức Christ. Tôi cho rằng không có gì diễn tả tính chất tình thương đúng hơn lời diễn tả của vị Điểm đạo đồ PAUL, mặc dầu lời Ngài nói đôi khi được dịch lại sai lạc. Hãy đọc lại lời định nghĩa tình thương của Ngài trong quyển Tân Ước. Hãy từ bỏ việc nhấn mạnh quá đến “ý muốn thương yêu” và hãy nhấn mạnh trong tâm thức mình những nhu cầu của kẻ khác đòi hỏi sự thông cảm, chú ý, trợ giúp và lòng từ ái. Sự cô lập của các đệ tử thường đi kèm với sự kiện hướng nội của tất cả những người mà họ tiếp xúc và sự bận tâm mãnh liệt của người Đạo sinh sơ cơ về sự tiến bộ của cá nhân của mình. Người sơ cơ kêu gào “Hãy nói cho tôi nghe đi”. Người đệ tử nói: “Hãy trợ giúp trong việc phụng sự. Hãy tự quên mình. Thế gian đang cần đến anh”. Có rất nhiều đệ tử còn đang sống khép chặt, thu hình ẩn núp đằng sau bức rào bản ngã và không ban rải tình thương thật sự. Hiệu năng phụng sự của họ bị ngăn trở cho đến khi nào họ vượt qua khỏi bức rào phàm ngã và thật sự biết thương yêu.

Love is spontaneous and carries ever the free spirit of Christ. I would suggest that there has never been a better description of the nature of love than that given by the initiate Paul, even though the translation of his words is faulty at times. Study those passages in the New Testament in which he defines love. Give up emphasising the will-to-love and emphasise in your own consciousness the need of others for understanding, compassion, interest and help. The usual loneliness of all disciples is frequently incidental to the fact of the self-centredness of all those whom they contact and the intense preoccupation of the neophyte with his own growth. The cry of the neophyte is: “Tell me. Tell me. Then I will change. I will accept anything that is said but tell me.” The cry of the disciple is: “Aid [737] the work. Forget yourself. The world needs you.” So many disciples are still shut up within themselves, hidden behind the wall of the personal self and little true out-going love is present. Until they break through and truly love, their usefulness is impaired.

Chúng ta đã xem xét sơ qua những giai đoạn Tiểu đệ tử và “Đệ tử trong Ánh sáng”. Một số đông đệ tử hiện nay đã vượt qua khỏi giai đoạn này. Tuy nhiên cũng cần làm sống lại hiệu quả của những kinh nghiệm đó, và sự cần thiết để làm điều này là phần việc của các đệ tử và của các huấn sư trong lúc này. Ngày nay, nhiều người khác đang trải qua giai đoạn Đệ Tử Chính Thức. Như mọi người đều biết điểm then chốt của giai đoạn này là thiết lập sự tiếp xúc với Chân Sư. Đó chính là nhiệm vụ chính yếu và về mặt kỹ thuật của Chân Sư nhằm khêu gợi sự đáp ứng trực tiếp và phản ứng hữu thức của người đệ tử. Cùng với những phản ứng này, Chân Sư còn xem xét tinh thần vô tư của người đệ tử trong cách xử sự với Ngài và với các bạn đồng môn; đức vô tư là bước đầu tiên trên con đường đưa đến tình thương thiêng liêng và hiểu biết. Những đệ tử chân thành nhất thường tập trung cố gắng vào sự thương yêu lẫn nhau, như vậy là họ đặt cái cày trước con trâu theo cách nói của câu ngụ ngôn cổ. Trên hết mọi sự, họ phải thực hiện sự vô tư trong phép xử thế trước đã, vì khi đó thì mọi sự chỉ trích sẽ không còn và tình thương mới nảy nở.

We have considered briefly the stage of Little Chelaship and that of Chela in the Light. These stages lie behind quite a large number of human beings today. It is necessary, however, to revive the effect of these two experiences and the need to do so lies behind much of the work being done by disciples and teachers at this time. Many other people are today passing through the stage of Accepted Discipleship. The keynote of that stage is, as you know, the establishing of contact with the Master; it is primarily and technically the task of the Master to evoke the direct response and the conscious reaction of the disciple. Along with these reactions, the Master looks for an effort on the part of the disciple to be impersonal in his dealings, both with Him and with his co-disciples; impersonality is the first step upon the road to spiritual love and understanding. The effort of most sincere disciples is usually concentrated upon loving each other and in this (to use an old simile) they put the “cart before the horse.” Their effort should be to achieve, first of all, impersonality in their dealings for, when that has been achieved, criticism dies out and love can pour in.

Chân Sư cũng xem xét các đệ tử có cố gắng làm việc trên một quy mô rộng lớn hơn và bao quát hơn chăng trong công việc của Ngài trên thế gian. Ngài để cho họ tự do làm theo ý riêng, nhưng chắc chắn  là Ngài dò xét xem những cố gắng của họ có đi theo những đường lối hoạt động đúng như ý Ngài muốn hay không. Để thực hiện sự sự cố gắng quan trọng và mệt nhọc này, phải có khả năng tập trung vào công việc với những yêu cầu của nó, và khả năng hợp tác với những người cũng làm công việc tương tự. Điều này cũng lại cần có đức vô tư và sự tập trung đúng đắn. Chân Sư đang tìm kiếm những kẻ có tinh thần hiến dâng cho những nhu cầu của nhân loại trong cơn khủng hoảng, hấp hối của thời buổi hiện tại. Điều này cần có sự nhạy cảm với những nỗi đau khổ của thế gian như đang thể hiện trong những việc thế sự hằng ngày. Nó cũng cần có sự “dửng dưng siêu thoát” đối với những biến cố bên ngoài trong sự sinh hoạt của phàm ngã và một ý thức về tỷ lệ để giúp cho người đệ tử nhìn thấy tầm mức nhỏ bé của những sự việc cá nhân (trên các phương diện thể chất, tình cảm và trí tuệ) so với đại cuộc toàn thể. Một lần nữa, chúng ta lại cần đến đức vô tư, nhưng lần này là sự vô tư đối với những phản ứng riêng tư của mình.

The Master also looks for an effort upon the part of His disciples to work on a larger and more generous scale in connection with His work in the world of men; He leaves them free to work as they may choose but He most certainly looks for the effort to take place along the lines of the specific activities which constitute His intention. To achieve this vital and strenuous effort, there must be the ability to focus upon the work and its needs and to develop the power to cooperate with those also engaged in similar work. This, again, involves impersonality and right focus. The Master is today looking for dedication to the needs of humanity in these days of human agony; this involves a sensitivity to world pain as it demonstrates from day to day in world affairs; it requires also a “divine indifference” to outer events in the life of the little self and a sense of proportion which enables the disciple to see his little personal [738] affairs—physical, emotional and mental—in terms of the whole. So again we arrive at impersonality—this time impersonality to a man’s own reactions.

Bởi vậy, Chân Sư đương nhiên phải xét kỹ xem sự phí tốn thì giờ và năng lực mà Ngài ban cho những thành viên trong nhóm hay Đạo Viện của Ngài có được sử dụng đúng chỗ hay không. Ngài cũng xét xem do hậu quả của sự trợ giúp của Ngài, nhóm đệ tử có tăng gia công tác phụng sự và đoàn kết chặt chẽ hơn chăng trong tình huynh đệ đồng môn để cho họ bớt đặt nặng vấn đề phàm ngã mà phải sống với Chân Ngã trên cương vị một nhóm tập thể đại đồng.

The Master has, therefore, necessarily to ask Himself whether the expenditure of time and energy which He gives to the members of His group or Ashram is rightly warranted and whether, as a result, the group has “quickened” for increased service, and is more closely knit together in the bonds of the ashramic fellowship and is decentralised and less a group of dedicated personalities and more a group of living souls.

Đức vô tư cũng phải được phát triển trong mối liên hệ với Chân Sư. Ngài không bận tâm làm cho nhóm đệ tử được thỏa mãn với chính mình, hài lòng với quả vị hay công tác phụng sự của mình. Trong những việc tiếp xúc rất hiếm với các đệ tử, Ngài thường nhấn mạnh về những sự thất bại và thiếu sót của họ. Ngài không phải chỉ đem đến cho họ những giáo lý và cơ hội gia tăng để phụng sự. Công việc của Ngài trước hết là giúp đỡ họ tự tách rời khỏi khía cạnh thể chất hình hài của đời sống và tự chuẩn bị để thực hiện một vài công cuộc phát triển tâm thức. Ngài chấp nhận sự hiến dâng và lòng mong ước phụng sự của họ như một việc đương nhiên và đã chứng minh điều đó bằng cách thu nhận họ vào nhóm đệ tử của Ngài. Khi Ngài làm như vậy, Ngài cũng đảm đương lấy trách nhiệm, chuẩn bị cho họ được điểm đạo. Bổn phận của Chân Sư không phải là vỗ về, khen ngợi các đệ tử về những công tác mà họ đã làm và sự tiến bộ mà họ đã thực hiện. Nhiệm vụ của Ngài là theo dõi chặt chẽ tính chất rung động của họ và chỉ cho họ thấy những gì cần phải thay đổi trong thái độ và ngôn ngữ, làm cách nào để phát triển sự sinh hoạt tâm linh và điều chỉnh phàm ngã để đạt tới sự tự do khoáng đạt hơn và hiệu năng phụng sự tốt đẹp hơn. Nếu phương thức áp dụng này gây nên sự bất mãn và thất vọng nơi người đệ tử, thì đó là dấu hiệu chỉ rằng họ vẫn còn mắc kẹt nặng trong những phản ứng của phàm ngã.

Impersonality has also to be developed in connection with the Master Himself. He is not occupied with making His group of disciples satisfied with themselves, their status or their service. He frequently lays the emphasis (in His few and rare contacts with His disciples) upon their failures and limitations. He does not only give them a steady flow of teaching and increased opportunity to serve. His work is primarily to help them detach themselves from the form aspect of life and fit them to undergo certain great expansions of consciousness. He assumes the factual nature of their dedication and desire to serve. This he has shown by receiving them into His group of disciples. When He did that, He assumed also the responsibility of preparing them for initiation. It is no part of the Master’s duties to pat disciples upon the back or to congratulate them upon work done and progress made. He has instead the task of watching closely their note or vibration and of indicating where changes must be made in attitude and expression, where intensification of the spiritual life is in order and where personality adjustments could lead to greater freedom and, therefore, to more effective service. If this process, when applied by Him evokes resentment and disappointment upon their part, then the indication is that they are still steeped in personal reactions.

Có điều mà các đệ tử thường hay quên là Chân Sư phải bảo vệ toàn thể Đạo Viện trong tổng thể chống lại phản ứng của những người còn đang tập sự công tác trong những nhóm nhỏ hơn được giám sát và đang hợp tác với những huynh đệ nhiều kinh nghiệm hơn. Đôi khi những đệ tử bị ngã lòng thối chí—do bản tính tự nhiên hay buồn chán, hướng nội, hôn trầm, cũng có khi do sự thiện chí—và tìm cách rút lui ra khỏi nhóm hay Đạo Viện. Họ chỉ có thể rút lui về phương diện ngoại môn hay hình thức mà thôi, bởi vì sợi dây liên lạc nội môn luôn luôn vẫn còn tồn tại, tuy rằng nó có thể tạm thời bị xóa bỏ vì toàn nhóm tập thể cần phải tự bảo vệ chống lại phản ứng riêng rẻ của một đơn vị nào đó trong nhóm. Những thành viên của một Đạo Viện và những đệ tử chính thức luôn luôn làm công tác một cách hữu hiệu ngoài thế gian. Những kẻ sơ cơ và những người mới bắt đầu gia nhập còn phải được huấn luyện để tham gia vào công tác đó, và có nhiều cơ hội được đưa đến cho họ để làm công tác đó.

Another thing which disciples are apt to forget is that the Master has to protect the larger Ashram as a whole from the reaction of those who are learning to work in smaller supervised groups and in cooperation with their more experienced brothers. Sometimes disciples become discouraged—from a natural morbidness, self-centredness, lethargy and sometimes [739] good intentions—and endeavour to resign from the Ashram or group. This they can only do exoterically, for the esoteric link always persists, though it may be temporarily negated in the need of the larger group to protect itself from some unit in its midst. The members of an Ashram and accepted disciples are always engaged in world work and effectively so. Newcomers and beginners have to be trained to participate in that work and ample scope is always provided to this end.

Sẽ đến lúc có những thời kỳ mà người đệ tử phải đương đầu với những câu hỏi rõ ràng nhất định. Trong việc giải đáp những câu hỏi đó, họ sẽ tự phát hiện lấy mình và khám phá ra tầm mức, quy mô và hiệu năng của công tác phụng sự mà họ được yêu cầu đóng góp. Một vài câu hỏi đó có thể được đặt ra như sau:

Certain periods come when disciples have to be faced with clear and definite questions, in the answering of which they discover themselves and the scope and fruitfulness of their demanded service. Some of these questions might be expressed as follows:

  • Công việc của tôi có hiệu quả ra sao trong mói tương quan với lãnh vực hoạt động của tôi?
  • Sự suy tư và đặt kế hoạch của tôi có hiệu quả ra sao trong sự tương quan với những gì có thể xảy ra trong tương lai tiếp cận? (một thí dụ hợp thời là những kế hoạch cho một thế giới hậu chiến và nhu cầu hoạt động xây dựng tâm linh một cách sáng suốt thông minh)
  • Tôi có thể nhìn nhận những thành tích nào như là kết quả những việc làm của tôi?
  • Tôi cảm thấy rằng công việc làm của tôi được tốt đẹp mỹ mãn chăng, xét theo quan điểm chân ngã của tôi và theo quan điểm của Chân Sư?
  • Tôi có làm việc một cách vô tư chăng trong sự liên hệ tương quan với các bạn đồng môn và với những người đồng lao công tác, bất luận quả vị hay đẳng cấp?
  • Tôi có luôn luôn giữ gìn được chăng tinh thần hợp tác trong tình thương cần thiết?
  • Tôi có thành thật nhìn nhận chăng những khuyết điểm của riêng tôi và của các bạn đồng môn và im lặng xúc tiến công việc với những người phụng sự chung với tôi mà không chỉ trích?
  • Tôi có nhận định đúng vị trí hiện tại của tôi chăng? Ai là người mà tôi có thể giúp đỡ? Ai là người mà tôi phải nhìn lên để noi gương, để tìm sự giúp đỡ và thông cảm?

 

  • How effective is my work in relation to my sphere of activity?
  • How effective is my thinking and planning in relation to what may lie ahead in the immediate future? We have an instance of this today, in connection with the plans for a post-war world and the need for intelligent and spiritual reconstruction activity.
  • What results can I recognise as the fruit of my work?
  • Do I feel that my work has been satisfactory from the standpoint of my soul and, incidentally, of my Master?
  • Have I worked with impersonality in relation to my fellow disciples and co-workers, no matter what their status?
  • Have I preserved the needed spirit of loving cooperation?
  • Do I recognise truthfully my own and my co-disciples’ limitations and do I then move forward with those who are serving alongside of me without criticism and with silence?
  • Do I realise exactly where I stand? Whom I can help? And to whom I must look for example, aid and understanding?

Một trong những bài học đầu tiên mà người đệ tử phải học là nhận ra điều mà huyền môn gọi là “tiến trình đẳng cấp”. Điều này giúp cho người đệ tử tự đặt mình một cách ý thức vào điểm tiến hóa và phát triển tâm linh của mình để nhận biết những ai là người mà y có thể giúp đỡ do kinh nghiệm bản thân và ai là người mà y phải hướng về để tìm sự giúp đỡ tương tự.

Đó là một bài học khó đầu tiên. Người sơ cơ luôn luôn tự phụ một cách ý thức hơn là người đệ tử già dặn và có kinh nghiệm. Vì cần hiểu rõ sự kiện về tiến trình đẳng cấp này mà tôi mới chọn đề tài “Sáu giai đoạn trên đường Đạo” làm đề tài học hỏi. Là một người đệ tử không có nghĩa là tất cả những thành viên trong một Đạo Viện ở trên cùng một đẳng cấp của bậc thang tiến hóa. Điều này không đúng như thế. Một đạo viên bao gồm tất cả thành viên ở mọi cấp bậc, từ đẳng cấp của người sơ cơ mới đi qua bước đầu tiên trên đường Đạo gay go hiểm trở, đến quả vị của một đệ tử đạt đến trình độ một Chân Sư minh triết. Tiến trình đẳng cấp là một điều cần được nghiên cứu kỹ. Hãy nhớ định luật tâm linh sau đây: “Chúng ta tiến hóa nhờ những nhận thức của mình”. Một sự nhận thức khi được coi như một khía cạnh hay một phần nhỏ của một toàn thể rộng lớn, là cái mầm giống của một sự phát triển tâm thức lớn lao. Một sự phát triển tâm thức ổn định là dấu hiệu của sự Điểm Đạo. Đó là một phát biểu huyền môn rất quan trọng.

One of the first lessons a disciple has to learn is to recognise what is occultly called “hierarchical progression.” This enables the disciple to place himself consciously at the point to which evolution and spiritual unfoldment have brought him and, therefore, recognise those whom he can assist from the standpoint [740] of his greater experience and those to whom he must look for like aid.

This is a hard first lesson. The neophyte is always more consciously conceited than is the experienced disciple. It was the need for the understanding of this fact of hierarchical progression which prompted me to choose the six stages of discipleship as our study theme. To be a disciple does not mean that all within the Ashram are upon the same rung of the ladder of evolution. It is not so. An Ashram is composed of all degrees, ranging from that of a disciple who is taking his first steps upon the arduous path of training, up to that of a disciple who is a Master of the Wisdom. This hierarchical progression is something warranting careful consideration. I would remind you of the Law which states that “we grow through the medium of our recognitions.” A recognition, when it is seen as an aspect or fractional part of a greater whole, is the seed of a major expansion of consciousness. A stabilised expansion of consciousness connotes initiation. This is an occult statement of major importance.

Các đệ tử cần trau dồi thái độ nhận thức tâm linh, nhờ đó họ sẽ thấy rằng đời sống của họ sẽ được phong phú hơn. Sự tiếp xúc với những đệ tử cao niên, đạo đồ và Chân Sư, luôn luôn có hiệu quả khêu gợi nguồn cảm hứng tâm linh. Cái quyền năng mà họ sử dụng một cách thông thường và vô ý thức có một ảnh hưởng song đôi. Nó khích động phần tốt lành nhất và cũng khêu gợi phần bất hảo nhất trong khi nó đặt người đệ tử vào những tình thế mà y phải giải quyết. Mỗi đệ tử là một điểm tập trung thần lực ở một mức độ nào đó. Người đệ tử càng tiến hóa cao, nguồn thần lực tỏa ra từ con người y càng lớn. Điều này đương nhiên đưa đến tình thế mà người đệ tử ở cấp thấp hơn phải đối phó. Người đệ tử chân chính không bao giờ làm điều ấy với sự dụng tâm. Có những môn phái cho rằng người trưởng tràng hay đệ tử cao siêu phải đặt người Đạo sinh sơ cơ vào một tình thế giả tạo nào đó để rèn luyện họ. Đó là một điều trái ngược với định luật huyền môn. Tuy nhiên, khi người đệ tử bước vào vòng ảnh hưởng của vị Chân Sư hay một đệ tử cao niên, thì có vài sự kiện đương nhiên xảy đến trong đời y. Ảnh hưởng rung động từ điển của các vị ấy sẽ hữu hiệu khi nó được tiếp nhận đúng cách và sử dụng một cách ý thức để đem lại những biến đổi cần thiết. Sau cùng, khi rung động từ điển của người đệ tử được điều hòa và ứng đáp với những rung động thanh cao hơn, thì chừng đó cả hai loại rung động có thể được hòa hợp với nhau. Chính sự hòa hợp đó là đặc điểm của tất cả mọi đẳng cấp dưới có thể được thu nhận vào cấp đẳng cao hơn. Sự hòa hợpchìa khóa của sự Điểm Đạo.

It is essential that disciples cultivate the attitude of spiritual recognition and they will find their lives greatly enriched when they do so. Contact with disciples, initiates and Masters is ever evocative in the result. The power they normally and unconsciously wield has a dual effect. It draws out the best and evokes the worst whilst presenting situations with which the disciple must deal. Every disciple is a focal point of power to some degree. The more advanced the disciple, the greater the force or energy which will radiate from him; this necessarily presents situations which the lesser disciple has to handle. The true disciple never does this with intention. The theory (so prevalent among occult groups) that the leader or some senior working disciple must stage situations in order to develop the pupil is contrary to occult law. The moment, however, you step into the range of the radiation of a Master or of any disciple senior to you, then things are bound to happen in your life. The radiation is effective when rightly received, registered and consciously used to bring about the sensed and needed changes. Eventually when the disciple’s vibration is constant and responsive to the higher one, the two can then be synchronised. [741] It is this synchronisation which characterises all grades of initiates and which indicates to an initiate of a higher degree that an initiate or disciple of a lower grade can be admitted into the higher ranks. Synchronisation is the key to initiation.

4442 — Tổng số lần đọc 4 — Hôm nay

Chia sẻ: