Chia sẻ:
document.cookie=”kentopvc_2478=yes”;
Trong bài này chúng ta sẽ đi vào chi tiết cấu tạo của Hoa Sen Chân Ngã. Hoa sen Chân ngã là thuật ngữ mà đức DK dùng để chỉ thể Nguyên Nhân (the Causal Body) trong các quyển sách của Ngài. Trong quyển Thư về Tham thiền Huyền môn, một trong hai quyển sách đầu tiên của Ngài, Ngài chưa dùng thuật ngữ Hoa sen Chân ngã, mà chỉ dùng thuật ngữ Thể Nguyên Nhân như Hội Thông Thiên Học thời bấy giờ đang dùng . Tuy nhiên, trong quyển Điểm đạo trong Nhân loại và Thái dương hệ, Ngài có dùng thuật ngữ Thể Chân Ngã (Egoic Body) để chỉ Thể Nguyên Nhân hay Hoa sen chân ngã. Sau đây là một đoạn trích từ quyển Điểm đạo trong Nhân loại và Thái dương hệ nói về Thể Chân Ngã:
Một cách khác để nhấn mạnh chính chân lý này là xem Thể Chân ngã như một trung tâm lực, một luân xa năng lượng, hoặc một hoa sen, và hình dung nó như một hoa sen có chín cánh, bao bọc một đơn vị gồm ba cánh ở trung tâm; các cánh này lại che kín sự sống trung tâm, hay là “ngọc quí trong hoa sen.” Khi cuộc tiến hoá tiếp diễn, ba vòng với mỗi vòng có ba cánh hoa này khai mở dần, có hiệu quả đồng thời đối với một trong ba [138] cánh hoa ở trung tâm. Ba vòng này được lần lượt gọi là các cánh hoa Hy sinh, Bác ái, và Hiểu Biết. Vào lúc điểm đạo, Thần trượng được áp dụng cho các cánh hoa một cách khoa học, và được điều chỉnh theo cung và khuynh hướng của điểm đạo đồ. Việc này làm khai mở nụ hoa ở trung tâm, giúp viên ngọc ra khỏi lớp vỏ từ lâu đã bao bọc nó, và nói theo nghĩa huyền bí là được chuyển đến “vương miện”, tức là trở về với Chân thần là cội nguồn của nó.
Another way of emphasizing the same truth is to regard the egoic body as a center of force, a wheel of energy, or a lotus, and to picture it as a lotus with nine petals, hiding within these petals a central unit of three petals; these in their turn secrete the central life, or the “jewel in the lotus.” As evolution proceeds, these three circles of three petals gradually unfold, having a simultaneous effect on one or [138 ] other of the central three. These three circles are called respectively the petals of Sacrifice, Love, and Knowledge. At initiation the Rod is applied to the petals in a scientific manner, and regulated according to ray and tendency. This brings about the opening of the central bud, the revelation of the jewel, the withdrawal of that jewel from the casket which has so long shielded it, and its transference to “the crown,” as it is occultly called, meaning its return to the Monad whence it came.
Trong một đoạn văn ngắn ngũi và rất khó hiểu như trên, đức DK đã tóm tắt sự cấu tạo, tiến hóa của Thể Nguyên Nhân hay Hoa sen chân ngã. Người học đạo lần đầu tiên đọc đoạn văn trên không thể nào hiểu hết ý nghĩa của nó. Sau này, khi Ngài bắt đầu giảng giải chi tiết hơn về Hoa sen Chân ngã trong quyển Luận về Lửa Càn Khôn (A Treatise on Cosmic Fire), chúng ta mới có thể hiểu rõ được ý nghĩa của đoạn văn trên đây. Đây là cách thức giảng dạy truyền thống của Thánh đoàn kể từ thời bà Blavatsky đến giờ: các giáo lý đi trước đưa ra các nguyên lý và đặt nền tảng cho các giáo lý về sau. Các giáo lý về sau sẽ giảng rõ và cung cấp “các chìa khóa” để giúp con người hiểu được các giáo lý đi trước. Chúng ta thấy điều này qua các sách của Chân sư DK như A Treatise on Cosmic Fire được cho là cung cấp cái “chìa khóa tâm lý” cho bộ sách Giáo Lý Bí Nhiệm của bà Blavatsky.
Quay lại đoạn văn trên, chúng ta lưu ý các điểm chính sau đây:
1. Thể Nguyên Nhân hay Thể Chân ngã là một Trung tâm lực (Center of Force), nghĩa là nó được cấu tạo bởi các lực hay năng lượng trên cõi thượng trí.
2. Nó cũng là “một Luân xa Năng lượng” (a wheel of energy). Thuật ngữ Luân xa nói lên sự chuyển động không ngừng của các năng lượng cấu tạo thành hoa sen chân ngã.
3. Nó cũng được gọi là “một hoa sen có chín cánh, bao bọc một đơn vị gồm ba cánh ở trung tâm; các cánh này lại che kín sự sống trung tâm, hay là “ngọc quí trong hoa sen.”
Các bạn nhớ lại các Trung tâm lực hay Luân xa trong thể dĩ thái (cũng như trong thể cảm xúc và thể trí) của chúng ta cũng được mô tả là các hoa sen nhiều cánh. Thật ra thì Thể Chân ngã hay Thể Nguyên Nhân cũng là một trung tâm lực trên cõi thượng trí, một hoa sen với 12 cánh, nhưng thông thường nó được nhắc đến như hoa sen 9 cánh, ba cánh trong cùng ở dạng búp, xếp chồng vào nhau che dấu “sự sống trung tâm”. Sự sống trung tâm (central life) là biểu hiện hay phần nối dài của Chân thần vào Hoa sen chân ngã, nó còn được gọi bằng thuật ngữ đặc biệt “Viên Ngọc Quí Trong Hoa Sen” (the Jewel in the Lotus).
4. Chín cánh hoa ngoài cùng được chia thành ba lớp cánh hoa, mỗi lớp gồm ba cánh, theo thứ tự từ ngoài vào trong được gọi là lớp cánh hoa hiểu biết (Tier of Knowledge), lớp cánh hoa Bác ái (Tier of Love), lớp cánh hoa Hi Sinh (Tier of Sacrifice). Ba cánh trong cùng được gọi là lớp cánh hoa tổng hợp (tier of synthesis).
5. Các từ các Cánh Hoa Hiểu Biết, Bác Ái, Hi Sinh nói lên phẩm tính đặc biệt của các cánh hoa đó và có quan hệ với ba phương diện của Thiêng Liêng: Thông tuệ Hoạt động, Bác ái Minh triết và Quyền Lực – Ý Chí. Lớp cánh Hoa ngoài cùng là lớp Cánh Hoa Hiểu biết được khai mở đầu tiên, trong giai đoạn con người nhập thế, sống như một phàm ngã ích kỷ, nó liên quan đến giai đoạn thứ nhất trong 5 giai đoạn mà chúng ta đã học trong bài 7. Nếu xét theo thuật ngữ của quyển Tiếng Nói Vô Thanh (the Voice of the Silence), thì sự khai mở của ba lớp cánh hoa có quan hệ với ba Phòng: Phòng Vô Minh (Hall of Ignorance), Phòng Học Tập (Hall of Learning) và Phòng Minh triết (Hall of Wisdom).
6. Tuy mỗi lớp cánh hoa có một đặc tính nổi trội, các cánh hoa của một lớp cũng thể hiện hai phẩm tính còn lại trong ba cánh hoa của nó. Ví dụ, với lớp cánh hoa ngoài cùng (các Cánh hoa Hiểu Biết), hai trong ba cánh hoa của nó ngoài phẩm tính Hiểu Biết còn phản ánh các phẩm tính Bác ái (cánh thứ 2) và Hi sinh (cánh thứ ba). Như vậy, với lớp cánh ngoài cùng, ba cánh của nó có các phẩm tính sau đây:
- Cánh 1: Hiểu biết – Hiểu biết
- Cánh 2: Hiểu biết – Bác Ái
- Cánh 3: Hiểu Biết – Hi Sinh
Tương tự cho lớp cánh Hoa thứ 2 và thứ 3:
Lớp cánh hoa thứ 2 (Lớp cánh hoa Bác Ái)
- Cánh 4: Bác ái – Hiểu biết
- Cánh 5: Bác ái – Bác Ái
- Cánh 6: Bác ái – Hi Sinh
Lớp cánh hoa thứ 3 (Lớp cánh hoa Hi Sinh):
- Cánh 7: Hi Sinh – Hiểu biết
- Cánh 8: Hi Sinh – Bác Ái
- Cánh 9: Hi Sinh – Hi Sinh
Ba cánh trong cùng tạo thành lớp cánh hoa Tổng hợp ở dạng khép kín, úp vào trong che dấu “Bảo Ngọc Trong Hoa Sen”. Tuy nhiên, khi các lớp cánh hoa bên ngoài khai mở thì chúng sẽ tác động lên một cánh hoa tương ứng của lớp cánh hoa tổng hợp khiến nó cũng bắt đầu khai mở theo. Ví dụ khi lớp cánh hoa Hiểu biết ngoài cùng đã khai mở hoàn toàn thì một cánh hoa tương ứng của Lớp cánh hoa Tổng Hợp bắt đầu khai mở. Tương tự khi lớp cánh hoa thứ hai (lớp cánh hoa Bác ái) khai mở thì cánh thứ nhì của lớp cánh hoa Tổng hợp bắt đầu khai mở, cho tới cuối cùng khi lớp cánh hoa Hi sinh khai mở hoàn toàn thì ba cánh hoa của lớp cánh Tổng hợp cũng khai mở trọn vẹn, tiết lộ Viên Ngọc Quí trong Hoa sen, con người được giải thoát.
Về màu sắc của các cánh hoa, mỗi loại cánh hoa của một lớp có một màu cơ bản đặc trưng cho lớp đó và các màu phụ. Ví dụ mỗi cánh hoa của lớp cánh hoa Hiểu biết có màu cam (orange) là màu cơ bản và 2 màu khác phụ thêm, như mô tả sau đây:
Cánh hoa số 1 (Hiểu Biết – Hiểu biết):
Màu: Cam, Lục và Tím.
Cánh hoa số 2 (Hiểu biết – Bác ái)
Màu sắc: Cam, Hồng và Xanh lơ.
Cánh hoa số 3 (Hiểu biết – Hi sinh)
Màu sắc: Cam, Vàng and Chàm.
Sang lớp cánh hoa thứ hai thì màu cơ bản của lớp này là màu Hồng cộng thêm ba màu của cánh hoa tương ứng trong lớp thứ nhất, cụ thể như sau:
Cánh hoa số 4 (Bác ái – Hiểu biết):
Màu: Hồng + Cam, Lục và Tím.
Cánh hoa số 5 (Bác ái – Bác ái)
Màu sắc: Hồng + Cam, Hồng và Xanh lơ.
Cánh hoa số 6 (Bác ái – Hi sinh)
Màu sắc: Hồng + Cam, Vàng and Chàm.
Lớp hoa thứ ba có màu cơ bản là màu vàng cộng thêm bốn màu của cánh hoa tương ứng trong lớp thứ hai, cụ thể như sau:
Cánh hoa số 7 (Hi sinh – Hiểu biết):
Màu: Vàng + Hồng, Cam, Lục và Tím.
Cánh hoa số 8 (Hi sinh – Bác ái)
Màu sắc: Vàng + Hồng, Cam, Hồng và Xanh lơ.
Cánh hoa số 9 (Hi sinh – Hi sinh)
Màu sắc: Vàng + Hồng, Cam, Vàng and Chàm.
Hình sau đây minh họa các cánh hoa của hoa sen chân ngã với các màu sắc đặc trưng của nó:
Tiến trình khai mở các cánh hoa của hoa sen chân ngã là quá trình phức tạo và lâu dài, trong đó thời gian để khai mở các cánh hoa của lớp cánh hoa đầu tiên là lâu nhất, kế tiếp qúa trình xảy ra nhanh hơn trong lớp cánh hoa thứ hai, và với lớp cánh hoa thứ ba tiến trình xảy ra nhanh nhất. Người ta thường tượng trưng số kiếp sống mà con người phải trải qua đến khi đạt đến mức hoàn thiện là 777 kiếp, trong đó 700 kiếp để khai mở lớp cánh hoa thứ nhất, 70 kiếp cho lớp cánh hoa thứ hai, và 7 kiếp cho lớp cánh hoa thứ ba. Tuy nhiên, ta không nên hiểu đây là những con số thật sự mà một linh hồn phải trải qua mà chỉ có tính biểu tượng, so sánh thời gian cần thiết để khai mở các lớp cánh hoa khác nhau. Một lý luận sơ đẳng cũng cho ta thấy con số 777 kiếp sống nếu hiểu theo nghĩa đen không hợp lý chút nào, vì nếu lấy trung bình một kiếp sống là 1000 năm thì 777 kiếp tương ứng với 777.000 năm, không đáng kể chút nào so với thời gian mà con người được biệt lập ngã tính (thành người thật sự) đến nay đã là 18 triệu năm!
Đoạn trích dẫn sau đây từ A Treatise on Cosmic Fire nói về quá trình khai mở các cánh hoa của hoa sen chân ngã:
Mỗi một trong số ba vòng cánh hoa sen có liên hệ chặt chẽ với một trong ba Phòng (Phòng Vô Minh, Phòng Học tập, Phòng Minh triết). Điều này đã được nói đến ở trước. Nhiều công việc có liên quan đến lớp cánh hoa thứ nhất là một phần của kinh nghiệm trong Phòng Vô Minh. Việc sắp xếp và chuẩn bị cho việc khai mở là giai đoạn quan trọng nhất và là giai đoạn mà con người có liên quan nhiều nhất. Việc khai mở cánh hoa có thời gian ngắn hơn và được tạo ra nhờ sự tuôn tràn vào của nhiệt hoặc lửa thái dương, và do đó đưa đến việc tiếp xúc mới với năng lượng. Điều này được tạo ra trong hệ địa cầu của chúng ta nhờ sự hợp tác của Đức Mahachohan, của Đức Đế Quân (Chohan) thuộc nhóm Chân Ngã của con người, và Chân ngã đặc biệt có liên hệ với con người.
Each of the three circles of lotus petals is closely connected with one of the three Halls. This has been earlier referred to. Much of the work connected with the first tier of petals is part of the experience in the Hall of Ignorance. The act of organizing and preparing for unfoldment is the most important stage, and that with which man is the most concerned. The act of petal opening is of briefer duration, and is produced by the pouring in of solar heat or fire, and thus bringing about a fresh access of energy. This is produced in our earth scheme through the cooperation of the Mahachohan, of the Chohan of a man’s egoic group, and the particular Ego concerned. [CF 869]
Trong đoạn văn ngắn và khá khó hiểu trên, Chân sư DK giải thích việc khai mở một cánh hoa trải qua một quá trình gồm:
– giai đoạn chuẩn bị (preparation)
– giai đoạn tổ chức sắp xếp (organisation) cánh hoa
– giai đoạn khai mở
Trong ba giai đoạn trên thì hai giai đoạn đầu là dài nhất, còn giai đoạn thứ ba tương đối ngắn hơn. Hai giai đoạn đầu tiên xảy ra nhờ nỗ lực của con người, còn trong giai đoạn thứ ba có sự giúp đỡ của các đấng Cao cả. Trong trường hợp của lớp cánh hoa đầu tiên thì việc khai mở (giai đoạn thứ 3) nhờ sự trợ giúp của đức MahaChohan (Đại Đế Quân), đức Chohan (Đế Quân), và đấng Thái dương Thiên Thần có liên hệ.
Như vậy, việc khai mở các cánh hoa của Hoa sen chân ngã là công việc của bản thân con người và sự trở giúp của các đấng Cao cả trong Thánh đoàn.
Biểu đồ sau đây có thể là hữu ích :
I. Các Cánh Hoa Tri Thức. Vòng thứ nhất.
a. Được sắp xếp trong Phòng Vô Minh.
b. Được hướng dẫn bởi thần lực và năng lượng của Đức Mahachohan.
c. Nhóm thứ ba của các Solar Pitris có ảnh hưởng.
II. Các Cánh Hoa Bác Ái. Vòng thứ hai.
a. Được sắp xếp trong Phòng Học Tập.
b. Được hướng dẫn bởi thần lực của Đức Bồ Tát (Bodhisattva).
c. Nhóm thứ hai của các Solar Lords có ảnh hưởng.
III. Các Cánh Hoa Ý chí hay Hy Sinh. Vòng thứ ba.
a. Được sắp xếp trong Phòng Minh Triết.
b. Được hướng dẫn bởi thần lực và năng lượng của Đức Bàn Cổ (Manu).
c. Nhóm thứ nhất của các Solar Angels có ảnh hưởng.
Chia sẻ: