All posts by Biên Tập Viên

GQ 2 – Bản F 01 – DHY: Nghiên cứu về Chiêm tinh và Tâm lý học nội môn

BÁO CÁO THÁNG GQ2.5

Nghiên cứu về Chiêm tinh và Tâm lý học nội môn

1. Viết một đoạn tiểu sử ngắn của người đó, và đoạn thứ hai cho biết chi tiết về rối loạn cụ thể mà người đó được báo cáo là đã mắc phải, và nó đã diễn ra như thế nào.

+ Xin trích đoạn về tiểu sử Gaddafi từ: https://vi.wikipedia.org/wiki/Muammar_al-Gaddafi

  • Mu‘ammar al-Qaḏāfī; cũng được gọi đơn giản là Đại tá Gaddafi; 7 tháng 6 năm 1942– 20 tháng 10 năm 2011) đã là lãnh đạo trên thực tế của Libya từ một cuộc đảo chính lật đổ vua Libya năm 1969 đến khi chính ông bị lật đổ vào năm 2011.[4]Gaddafi còn tự gọi mình là “Vua của các vị vua châu Phi” và “lãnh tụ của chủ nghĩa Hồi giáo“.[5][6]
  • Từ năm 1972, khi Gaddafi thôi giữ chức thủ tướng, ông đã được gán các danh hiệu “Người hướng dẫn cuộc Cách mạng Vĩ đại tháng 9 đầu tiên của Đại dân quốc Nhân dân Xã hội chủ nghĩa Ảrập Libya” hay “Lãnh đạo và Người hướng dẫn Anh em của cuộc Cách mạng” trong các văn kiện của nhà nước và báo chí chính thức của Libya.[7]Nhưng một vài báo đài quốc tế vẫn gọi ông là “Tổng thống Gaddafi”.[8][9][10][11][12][13]
  • Sau cái chết của Omar Bongocủa Gabon ngày 8 tháng 6 năm 2009, ông trở thành nhà lãnh đạo (ngoài các quốc vương) có thời gian giữ chức lâu thứ ba của mọi quốc gia hiện tại. Ông cũng là nhà lãnh đạo có thời gian phục vụ lâu nhất ở Libya từ thời Ali Pasha Al Karamanli, người cầm quyền từ 1754 đến 1795.[14] Gaddafi bị lật đổ sau cuộc tấn công quân sự của Phương Tây vào Libya năm 2011, ông bị quân nổi dậy bắt giữ và giết hại vào ngày 20 tháng 10 năm 2011.

+ Trích những câu nói nổi tiếng của Gaddafi: PHẢN ÁNH BỆNH VĨ CUỒNG

Kênh truyền hình Al Arabiya dẫn lời Gaddafi: “Những kẻ nào không yêu tôi thì đều không đáng sống”.[91]

“Tôi là một nhà lãnh đạo quốc tế, là lãnh đạo của các lãnh đạo Ảrập, vua của các vị vua châu Phi và là lãnh tụ của chủ nghĩa Hồi giáo. Vị thế quốc tế của tôi không cho phép tôi ở một vị trí thấp hơn”. (Nói sau cuộc họp thượng đỉnh của các nước Ảrập ở Qatar).[5]

“Không có nước nào có một nền dân chủ, ngoại trừ Libya trên khắp hành tinh này”.[92]

Đại tá Gaddafi cũng từng xé một bản sao Hiến chương Liên Hợp Quốc, nói Hội đồng Bảo an là một cơ quan khủng bố giống như Al-Qaeda, yêu cầu các nước đế quốc từng xâm lược châu Phi bồi thường 7,7 nghìn tỷ USD cho các nước thuộc địa cũ.[6]

2. Trong bảng đầu tiên, bạn đã được cho biết cung có liên quan đến rối loạn này. Bạn nghĩ như thế nào năng lượngphẩm tính của cung đó có thể gây ra rối loạn trong một tâm hồn bất ổn? Bạn nghĩ còn cung nào khác có thể liên quan đến rối loạn đó không, và nếu có thì là cung nào và như thế nào?

CÁC CUNG HOÀNG ĐẠO    Cung Mặt trờiSong Tử             Cung Mặt trăngBạch Dương

Gaddafi Gemini (Truyền dẫn Cung 2Aries ( Truyền dẫn Cung 1Cung 7 )Bệnh vĩ cuồng (tích hợp)

Trả lời: Theo Bảng danh sách các rối loạn tâm thần hiện đại và các phạm trù nội môn gợi ý cùng các Cung liên quan. ta thấy Gaddafi phù hợp với giối loạn tâm lý:

Hoang tưởng tự đại (Megalomania)Sự kích thích – Sự hướng nội về trí tuệ. Sự kích thíchẢo tưởng1, 5, 7Năng lượng liên quan đến trí cụ thểcõi trí

+ Cung Mặt trời Song tử (Dẫn truyền Cung 2) và Hành tinh chủ quản của Phàm ngãThủy Tinh (Truyền dẫn Cung 4); Hành tinh chủ quản của Đệ Tử là Kim Tinh (Dẫn truyền Cung 5). Ông ấy chưa thểđiểm đạo đồ. Ông ấy có Phàm Ngã Song Tử với chức năng tiến hóa Từ phàm ngã có bản chất kép và tự tư tự lợi”, tiếp dẫn năng lượng của Linh Hồn để tiến đến con đường Chí nguyện – Đệ tử. Tuy vậy, từ thực tế thì thấy ông Gaddafi đã có phát triển Tình thương (Bác Ái) nhất định trong kiếp sống này, bằng chứng là ông là người đứng đầu một Quốc gia, mà dưới thời ông, dù sao cũng có sự ổn định chính trị nhất định, và ông lo cho dân chúng tuy không giầu có, nhưng cũng không phải trải qua đói khổ, trừ thời điểm chiến tranh. Năng lượng Cung 2 đã phát huy, cho dù không thắng đoạt được cái “Ta” của Phàm ngã. Phàm ngã này vẫn đồng hóa với Hạ trí, do đó năng lượng Cung Mặt Trăng cùng với Hạ Trí là một điểm xấu.

+ Cung Mặt Trăng Bạch Dương (dẫn truyền Cung 1Cung 7): Bản năng Bạch Dương với năng lượng của 2 Cung cứng 1 & 7, với Hành tinh chủ quảnHỏa Tinh (Dẫn truyền Cung 6)- Bốc đồng, lại kết hợp với Phàm ngã Cung Mặt TrờiHành tinh chủ quản của là Thủy Tinh, Phàm ngã chưa bước chân vào con đường chí nguyện thì đây là đất hội tụ Hạ trí làm chủ. Xin tổng hợp các tính chất của các Cung năng lượng:

Phàm Ngã Mặt Trời Song Tử với chức năng tiến hóaTừ phàm ngã có bản chất kép và tự tư tự lợi” và mối quan tâm của “Hạ trí có quan điểm tự cho mình là trung tâm”, thật khó là Người Chí nguyện đích thực. Phàm ngã Song Tử với năng lượng Cung 2 của Bác Ái khó mà phát huy được tính Minh triết (Bản tính coi thường những hạn chế về trí tuệ ở những người khác nó phát huy); Với Hành tinh chủ quản Kim tinh (Dẫn Cung 5 bản tính: Chỉ trích gắt gao, thái độ hẹp hòi, kiêu căng, không tha thứ, thiếu thông cảm và tôn kính, thành kiến), phối hợp với Cung 2 thiếu minh triết cho lên Phàm ngã vẫn đang đồng hóa mạnh mẽ với Hạ trí.

–  Bản năng Mặt Trăng Bạch Dương gồm Cung 1 (Điểm yếu: Tự cao, tham vọng, bướng bỉnh, cứng rắn, kiêu ngạo, ham muốn kiểm soát người khác, ngoan cố, giận dữ) và Cung 7 ( Điểm yếu: Tính hình thức, cố chấp, tự cao, hẹp hòi, các phán đoán hời hợt, bảo thủ ý kiến quá mức) và Hỏa tinh Cung 6 (Điểm yếu: Tự dối mình, tính bè phái, mê tín dị đoan, định kiến, các kết luận quá nhanh chóng, tính giận dữ nóng nảy)

+ Với người mà Phàm ngã vẫn đồng hóa mạnh mẽ với Hạ trí, bên cạnh những đức tính mà Phàm ngã đã phát triển mạnh về sự can đảm về thể chất (Thủy tinhCung 4), thì Bản năng thấp có cơ hội phát tác mạnh mẽ( Cung 1Ý chí và quyền lực cai trị và Cung 7 – Bền trí, mạnh mẽ, can đảm) là các tính cách nổi bật, biểu hiện qua sự nóng giận mất khôn, kiêu căng ngã mạn, thiếu tôn kính, tự cao tự đại là hiển nhiên. Do đó, ở trên ta thấy ông có những phát ngôn “NGÔNG CUỒNG TỰ ĐẠI” mà kể cả những người đứng đầu các quốc gia lãnh đạo thế giới cũng không giám phát biểu như vậy. Từ những phát ngôn này, Nhân Quả xấu có lẽ đã đến sớm với ông chăng? Cuối đời, Ông chết như những chiến binh bại trận thuần túy.

+ Chỉ cần xét từ Cung Mặt TrờiMặt Trăng đã đủ năng lượng làm lên Phàm ngã của ông Gaddafi. Bởi Năng lượng Linh hồn chưa thể phát huy với Gaddafi, bởi thật khó mà các năng lượng cao có thể hóa giải được Phàm ngãnăng lượng thấp hội tụ vào một đường hướng thúc đẩy Phàm Ngã với chức năng tiến hóaphàm ngã có bản chất kép và tự tư tự lợi_Song Tử” và “phàm ngã còn mù quáng và chưa được định hướng tới_Bạch Dương”.

3. Bạn có nghĩ rằng cung đó có trong cấu trúc cung của người đó không? Nếu có thì những đặc trưng nào của cung này mà người đó thể hiện ở thể nào?

Trả lời: Qua phân tích ở trên, tôi thấy sự hiện diện các Cung 1, Cung 7 là chắc chắn. Các cung này chiếm lĩnh thể Trí của ông Gaddafi, vì là Bản năng mạnh mẽ lên Phàm ngã bị đồng hóa hoàn toàn với Thể trí. Cộng Cung 2Cung 4 của Phàm ngã kết hợp Cung 6 của Hỏa tinh, biểu hiện qua thể Cảm dục, làm cho sự trói buộc của Hạ trí mạnh mẽ hơn Phàm ngã, dẫn đến các phát ngôn ngông cuồng của ông.

3. Các vấn đề tâm lý học luôn có thể được giải thích ở cấp độ chiêm tinh học. Cung nào trong các Cung Mặt trời, Cung Mặt trăngCung Mọc của người đó có ảnh hưởng nhất trong việc gây ra rối loạn? Đặc biệt là các lực chiêm tinh hay Cung hay những đặc điểm nào của dấu hiệu hoàng đạo đó?

Trả lời: Với dấu hiệu Hoàng Đạo của Cung Mặt Trời Song Tử có chức năng tiến hóa Phàm ngãphàm ngã có bản chất kép và tự tư tự lợi_Song Tử”, kết hợp với Cung Mặt Trăng của Gaddafi, dẫn truyền Cung 1Cung 7, là năng lượng tạo ra vẫn đề Tâm lý, sự Kích thích năng lượng trí tuệ đổ xuống Hạ trí mãnh liệt là nguyên nhân của “Bệnh vĩ cuồng” của ông.

*  Ta được biết: Hạ trí là rất cốt lõi với mỗi người trên đường tiến hóa, bởi nó có thể kết hợp với Linh hồn để trở thành Thánh Nhân, hoặc nó kết hợp với Phàm ngã để trở thành kẻ đề cao mạnh mẽ cái Tôi. Phàm ngã của Gaddafi đồng hóa với Hạ trí, hoạt động bởi năng lượng Cung Mặt Trăng cương cường như cung 1 và 7 và năng lượng Bác ÁiMinh Triết chưa nhiều, thì quả thực rễ tạo thành Phàm ngã bất ổn, luôn đề cao cái “Ta” mạnh mẽ, tức là người xa rời con đường Đệ tử.

4. Những khuyến cáo trị liệu cho những rối loạn này là gì? Những đức tính nào sẽ cân bằng sự thái quá cung?

+ Cần phát huy các đức tính tốt, đối nghịch: Với Cung 1 ( Sự dịu dàng, khiêm tốn, sự cảm thông, lòng khoan dung, kiên nhẫn); Với Cung 7 (Nhận thức về tính thống nhất, tâm trí rộng mở, bác ái bao gồm).

5. Cuối cùng, nếu bạn là bạn của người đó và được hỏi ý kiến, bạn sẽ nói gì? Bạn sẽ đưa ra những lời khuyên nội môn nào để giúp người bạn của mình tự giải quyết và trở lại đúng hướng?

Trả lời: Ông ấy cần có một người rất toàn diện giúp đỡ mới có cơ may thay đổi, vì Cung 1Cung 7 kết hợp thật khó đổi thay, nên cần nhiều thời gian và kiên nhẫn làm ông ấy Giác ngộ. Ông ấy lên sống hướng ngoại hơn, lắng nghe và tôn trọng người khác là điều đầu tiên. Ông ấy cần lượng sức mình, đánh giá được đúng mình, vị thế của mình và đất nước để xóa bỏ tính Tự  cao, tự đại, tự lấy mình làm trung tâm, bằng cách gợi ý các trường hợp có tích cách tương tự trong lịch sử đều phải chịu đến kết quả thảm hại.

Công Đức và Phước Đức với Phóng Sinh, Bố thí, Trì chú, Thiền định, Tràng hạt ….

TẬP HỢP CÁC LỜI DẬY VỀ CÔNG ĐỨCPHƯỚC ĐỨC

+ Đức PHẬT nói: “PHƯỚC CẦU KHÔNG ĐƯỢC, TU THÌ ĐƯỢC”; Nguồn: Xem tại đây

+ Đức Phật dạy: “Nhứt thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh” nghĩa là tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, tức là có tánh giác ngộ. Chỉ vì nghiệp lực đã tạo tác từ vô thỉ kiếp cho nên phải luân hồi thọ khổ trong lục đạo, phải mang thân chúng sanh hạ liệt xấu xí, đến ngày nào đó khi nghiệp báo hết sẽ được sanh làm người như tất cả chúng ta. Chúng sanh hay các loài súc sanh đều biết tham sống sợ chết. Vì lẽ đó nên Đạo Phật khuyên mọi người phải phát tâm từ bi thương yêu muôn loài, để chúng ta cùng chúng sanh có cuộc sống hòa bình an lạc. Muốn thế chúng ta phải phát tâm tu tập hạnh phóng sanh, vì hành trì pháp phóng sanh có những công đức sau: Xin mời Mời xem 16 công đức khi phóng sanh tại đây

Những Điều Cần Biết Về Tham Thiền Của Phật Giáo

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THAM THIỀN CỦA PHẬT GIÁO  
HT. Tinh Vân | Nhã Tuệ dịch
Nguồn: Mời bạn xem nguyên bản nguồn tại đây có thích nghĩa rễ hiểu rất hay
ngoi thienKinh nói: “Ninh tĩnh an tường giả, thiền định trung lai.” Nghĩa là người điềm tĩnh khoan thai, là đến từ thiền địnhTham thiền tu định là pháp môn tu trì quan trọng của Phật giáo.

Thông qua công phu của thiền địnhChân như (tathata) Phật tính (buddha-dhatu) vốn có trong mỗi con người, sẽ hiển lộ. Đây là con đường tu trì xưa nay mà các tông phái lớn Phật giáo đều thực hành.

Thiền, Phạn ngữ là dhyana (thiền-na), Pali ngữ là jhana, Hán dịch (dịch ý) là tĩnh lự (tịnh tâm suy xét/gột sạch tất cả tạp niệm). Thiền, có mặt khắp nơi, xưa nay hệt như nhau. Thiền sưThanh Nguyên nhà Đường nói: Thiền chính là tâm của chúng ta. Cái tâm này là chỉ cho “chân tâm” – trái tim chân thật trú ẩn dưới đáy sâu thẳm tâm hồn chúng taChân tâm này, siêu vượt hết thảy sự tồn tại hữu hình, lại lộ bày trong vũ trụ vạn hữu, cho dù là cuộc sống hàng ngày trông giống như rất đỗi bình thường, nhưng khắp nơi tràn ngập thiền cơ. Vì thế, Lục tổ Đại sư Huệ Năng nói: “Đạo do tâm ngộ, khởi tại tọa dã?” (đạo được bừng tỉnh từ tâm, há chỉ ở tư thế ngồi?) chính là nói rõ rằng tham thiền cầu đạo, quan trọng là ở chỗ giác ngộ chân tâm bản tính, nhưng hoàn toàn không phủ nhận vai trò của ngồi thiền(tĩnh tọa). Thế nên, đối với kẻ sơ họctọa thiền vẫn là phương pháp nhập môn quan trọng lúc tham thiền.Thiên Thai tiểu chỉ quán cho biết, người mới bắt đầu học đạo thì phải ngồi thiền, phải điều hòa năm việc: điều hòa việc ăn uống (điều thực), điều hòa việc ngủ nghỉ (điều thụy), điều hòa thân thể (điều thân), điều hòa hơi thở (điều tức), và điều hòa tâm (điều tâm). 

Về phương diện điều hòa thân, theo Tỳ-lô (Vairocana) thất chi tọa pháp, chia làm bảy nội dung chính: (1) hai chân đan chéo vào nhau (thế kiết-già), ngồi xếp bằng gác một chân lên bắp vế chân kia (thế bán già); (2) sống lưng thẳng đứng, không được dựa vào vách tường; (3) tay kết định ấn, đặt ở dưới rốn; (4) hai bả vai ngang bằng, thả lỏng tự nhiên; (5) đầu mặt ngay ngắn, hàm dưới thu vào bên trong; (6) hai môi khép lại, lưỡi chạm nhẹ vào hàm răng trên; (7) hai mắt khép lại, quán chiếu thân tâm.

Trong đó “kiết-già phu tọa” tục gọi là “bàn thối tọa” (hai chân xếp chéo nhau đặt đều trên đệm). Lại chia làm đơn bàn1 và song bàn2. Những người mới học nếu không thể song bàn, thì có thể đơn bàn, hoặc ngồi đan chéo hai chân vào nhau, hoặc có thể ngồi trên ghế (giường) đặt hai chân trên mặt đất (thảm), tư thế áo quần ngay ngắn.

Về phương diện điều hòa hơi thởhơi thở (tức) chính là thở ra hít vào. Thông thường, thở hít có bốn hiện tượng: gió (hít vào thở ra có âm thanh), thở (ngẹt không thông), hơi (ra vào khò khè), hơi thở(không thanh không ứ không ồ). Ba hiện tượng trước đều là tướng của hơi thở chưa điều hòa, không nên ngồi thiền, chỉ có hơi thở nhẹ nhàng thoải mái, cõi lòng mới có thể vững chãi an ổn.

Điều hòa hơi thở là phương pháp nhập môn của tu định. Phương pháp điều hòa hơi thở có sổ tức3 và tùy tức4Sổ tức là một trong “ngũ đình tâm quán”5Sổ tức có năm công đức như giảm bớt giấc ngủ, là nền tảng của tu định; đối trị tâm tán loạn có công đức nhất. Nó và bất tịnh quán được cho là “nhị cam lộ môn”. Sổ tức cũng là một trong nhân tướng (cái tướng nguyên nhân vạn pháp) của “lục diệu môn”6.

Lục diệu môn tức là sáu loại diệu pháp của tu định, gồm: sổ, tùy, chỉ, quán, hoàn, và tịnh. Trong pháp môn của tất cả tập định, “an-na-bát-na (anapana) thiền pháp” là căn bản nhất, đồng thời cũng là vững chắcan toàn nhất. Thiền pháp an-na-bát-na tức là thông qua việc tu trì lục diệu môn, khiến tâm dừng lại ở một cảnh giới (nhất cảnh), sau đó nương định theo vào chánh lý quán sát thực tướng các pháp, theo đó đoạn hoặc chứng chân (đoạn trừ tất cả phiền não tham sân sichứng ngộ chân lý vũ trụ nhân sinh). Đức Phật xưa kia ngồi xếp bằng ngay ngắn dưới cội cây bồ-đề (bodhi-druma), bắt đầu nội quán an-bát (an-na-bát-na), cuối cùng được vạn hạnh mở mang, đối trị được ác ma và thành đạo, sau đó cũng lấy thiền pháp an-bát dạy bảo cho mọi người, là phương tiện chủ yếu của nhập môn.

Về phương diện điều hòa tâm, kinh Phật di giáo nói: Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện.” Nghĩa là nếu có thể khống chế tâm vào một chỗ, thì không có việc gì không làm được. Điều tâm chính là đem tạp niệm, vọng tưởngtâm tán loạn chuyên chú vào một chỗ, khiến vọng tâm dừng lại mà bước vào thanh tịnhminh giác, quên cảnh của ta, đây cũng là mục đích căn bản của tọa thiền. Điều tâm là phương pháp quan trọng của tu định. Bình thường mới tham thiền thường sẽ xuất hiện hai trạng thái tâm lý, một là hôn trầm (hôn mê muốn ngủ), hai là trạo cử (dao động xao xuyếnvội vàng bất an), điều tâm ngoài việc phải điều phục tâm tán loạn, không để phóng dật, còn phải làm cho những trạng thái khác nhau của tâm đạt đến an ổn thích hợpví như lúc hôn trầm thì quán tâm ở đỉnh mũi hoặc mí tóc, khởi lên chánh niệm(samyak-smrti/những ý nghĩ chân chính), khiến tâm ý tập trung; lúc trạo cử thì quán tâm ở đan điền(vùng dưới rốn), khiến tâm nóng nảy nông nổi chìm xuống. 

Ngoài ra cũng thể quán tưởng các tướng tốt của Đức Phật, hoặc là niệm Phậttrì chú; hoặc là tham nhập thoại đầucông án,… chỉ cần phù hợp với phương thức tu thiền tu (thiền tư/thiền định/thiền quán) của giới đức, định đức, tuệ đức. Tùy vào căn cơ của mình mà ta chọn một pháp tu thích hợp.

Nói chung, mục đích chủ yếu của thiền tu là ở chỗ tu tâm đạt được định, theo đó (nhờ có định) mà khai phát trí tuệ. Tập thiền tu định không thể chóng thành, không thể vượt qua thứ bậc. Kinh nói “y giới tu định, y định phát tuệ”. Đây là học trình (chương trình học) rõ ràng đúng đắn không được xem nhẹ. Nhất là quá trình tu học từ sơ học nhiếp (nắm/giữ) tâm, đến chánh định thành tựu, cần chú trọng dưỡng thành thiền định cơ bản, cũng là dựa vào chín tâm trụ7 mà luận Du-già-sư-địa (Yogācāra-bhūmi-śāstra) nói, hoặc dựa vào tám đoạn hành mà luận Biện trung biên (Madhyānta-vibhāga) nói để mà tu tập, từ từ sẽ diệt trừ những sai lầm như vọng niệmtán loạntrạo cửhôn trầm, khiến tâm an trú ở cảnh sở duyên, dần dà thì tâm không trầm (sa sầm) không trạo (xao động), thăng bằng cân đối, an trú tùy vào sự vận động tự nhiên các pháp. Đây chính là tâm trụ thứ chín cao nhất trong Dục giới, có tên là “đẳng trì tâm” (giữ tâm ở thế thăng bằng; tên gọi khác là định).

Từ “đẳng trì” mà tiến vào “xa-ma-tha”8 (śamatha), cũng tức là “vị đáo định” (chưa được định) trong Sắc giớithời kỳ cần phải tu Tứ thiền Bát định9, hoăc tu tứ đế thập lục hành tướng…10 Phật giáo đặc biệt chú trọng tu học về văn tư tuệVăn tuệtư tuệ, tu tuệ là học trình thứ lớp trí tuệ và năng lực tu học pháp Phật. Người thiền hành sau khi tu được căn bản thiền định chín loại tâm trụ thì phải thêm bước nữa, dốc sức vào việc nghiên cứu những lời dạy trong kinh điểnđạt được những thành tựu “pháp trụ trí”11 của văn tuệ và tư tuệ, mới có thể chứng đắc thánh quả “Niết-bàn trí”12 của tu tuệ.

Thiền, là cần chúng ta không trụ sinh tử, cũng không trụ Niết-bàn (Nirvana). Không trụ ở sinh tử, là muốn chúng ta dùng trí tuệ của Bát-nhã (Prajnavượt qua sinh tử luân hồi; không trụ vào Niết-bàn, là muốn chúng ta lấy tâm từ bi phục vụ quần chúngcứu độ chúng sinh. Vì thế, tập thiền hẳn không nên xem nhẹ việc giữ tịnh giới, tu từ bi. Có thể giữ gìn tịnh giớithân tâm thanh tịnh (trong sạch), tập định sẽ dễ dàng thành tựu; có tâm từ bi, trong lòng thường khởi lên tâm thương cảm, thì sẽ không đọa vào thiền cảnh khô mộc13.

Chọn lựa môi trường (điều kiệntọa thiền cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Ví dụ, không nên ngồi thiền ở những nơi ẩm ướt hoặc nóng nực, không khí phải lưu thông, độ sáng tối cần vừa phải, không ngồi ở dưới đầu (nguồn) gió, đệm (bồ đoàn/tọa cụ) không nên quá mềm mại hoặc quá cứng… Người mới học giả sử còn ở giai đoạn điều hòa thân, để thích nghi dần, trong một ngày nên “ngồi nhiều lần, với thời gian ngắn”. Tọa thiền có thể bố trí vào buổi sáng lúc mới thức dậy, ban đêm trước khi đi ngủ, hoặc vào những ngày nghỉ lễ lúc nghỉ ngơi, đồng thời nên tránh ăn uống quá no, thân thể mệt mỏi rã rời, hoặc ngồi thiền sau khi vận động mạnh. Thêm nữa, người mới học tốt nhất nên thường xuyên đến chùa viện tu chung với đại chúng, đợi sau khi hoàn thành khóa huấn luyện cơ bản, hẵng ở nhà tu một mình.

Ở nhà tu thiền nên có nhân duyên trợ đạo (hỗ trợ tu hành) đầy đủ, như: gần gũi thiện tri thứcbồi dưỡngtừ bi, dừng ác làm thiện, không bấu víu vào ngoại duyên (đến từ bên ngoài), khéo điều tiết việc ăn uống, khéo điều phục việc ngủ nghỉ, trừ bỏ trạo hối cái 14, lòng tin kiên địnhlễ Phật sám hốiphát khởi Bồ-đề tâm mỗi ngày… Trong quá trình tập thiền, nếu gặp phải nghiệp chướng hiện tiềncần phải khởi tâm sám hối hành vi đó, cũng như hành thiện pháp công đức, bồi dưỡng hạt giống thiện, điều càng quan trọng hơn cả là, trong tư tưởng phải nghe nhiều huân tập vô thường và giáo nghĩa Phật pháp duyên khởi tính không; lập thời khóa biểu cố định khi ngồi thiền, phải thường xem thân tâm của tự ngã ngay tại bây giờ như là đối tượng thiền quán, tiến hành thể sát (quan sáttheo dõi và thể nghiệm) đối với vấn đề vô thườngvô ngã, một khi phát hiện ra trí tuệ Bát-nhã thì nghiệp chủng khô héo, nghiệp chướng tự diệt vongĐặc biệt tốt nhất có thể tự lập ra biểu tu thiền và biểu ưu khuyết điểm, mỗi ngày tự mình yêu cầuđồng thời xem tọa thiền như là khóa học thông lệNếu có thể nương vào phương pháp tọa thiền đúng đắn, bền chí luyện tập, với một khoảng thời gian dài, sẽ có một ngày tọa xuất yên tĩnhkhinh an (prasrabdhi/ung dung an tường), hỷ duyệt (vui vẻ), tự nhiên có thể thu được lợi ích của tọa thiềnkiến lập lòng tin của tọa thiền

Tinh Vân
Nhã Tuệ
 dịch

Thư Viện Hoa Sen
_______________
(Nguồn: Tinh Vân (2008), Phật giáo và thế tục, Nxb. Từ Thư Thượng Hải, tr.133-136)
(1) Là ngồi tư thế bán kiết-già, đặt chân phải lên đùi trái, hoặc ngược lại, đặt chân trái lên đùi phải.
(2) Là ngồi tư thế toàn kiết-già, là hai chân đan vào nhau, trước hết đặt bàn chân trái lên đùi phải, tiếp theo đem bàn chân phải đặt lên đùi trái. Cũng gọi là “kiết tường tọa”.
(3) Sổ tức: ở đây “sổ” là đếm, “tức” là hơi thởSổ tức nghĩa là đếm hơi thở. Phép này lại được chia làm đếm hơi thở ra, đếm hơi thở vào. Đếm hơi thở ra tập trung sự chú ý vào hơi thở, mỗi hơi thở ra thì đếm số 1, đếm đến số 10; rồi bắt đầu đếm từcho đến 10 lại. Cứ lặp lại như thế thì tâm ý có thể từ từ tập trung mà tạp niệm dần giảm thiểucho đến tan biến. Ngược lại, đếm hơi thở vào thì tập trung sức chú ý vào mỗi hơi thở. Khi đếm hơi thở, nếu do lúc vọng niệm sinh khởi mà quên đi con số đếm, có thể bắt đầu lại từ đầu đếm lại số 1.
(4) Tùy tức: ở đây “tùy” là theo, “tức” là hơi thở. Nghĩa là tâm niệm tự nhiên quán chiếu hơi thở ra vào, niệm niệm rõ ràng, không để gián đoạn.
(5) Còn gọi là ngũ quán, ngũ niệm, ngũ đình tâmngũ độ môn, ngũ môn thiền. Là năm phép quán ngừng nghỉ, chấm dứt phiền não ma chướng, gồm: (1) bất tịnh quán (azubhàsmfti): quán tưởng thân mình và thân người là nhơ nhớp để trừ bỏ lòng tham muốn; (2) từ bi quán (maitrì-smfti), cũng gọi từ tâm quán, từ mẫn quán. Quán tưởng lòng thương xót đểđối trị với phiền não oán giận; (3) duyên khởi quán (yayatà-pratìkyasamutpàda-smfti), cũng gọi nhân duyên quán, quán duyên quánQuán tưởng 12 duyên khởi thuận và nghịch để đối trị phiền não ngu si; (4) giới phân biệt quán (dhàtuprabheda-smfti), cũng gọi giới phương tiện quán, tích giới quán, phân tích quánvô ngã quánQuán tưởng các pháp 18 giới đều do sự hòa hợp của đất, nước, lửa, gió, không và thức mà có thể đối trị ngã chấp; (5) sổ tức quán (ànàpàna-smfti), cũng gọi an-na-ban-na quán, trì tức niệm. Đếm số hơi thở ra, thở vào để đối trị tầm, tứ tán loạn, giữ cho tâm dừng yên ở một cảnh.
(6) Là chỉ 6 loại thiền quán đi vào Niết-bàn, tức: (1) sổ tức môn: tức là khéo điều hòa thân tâm, số đếm (đếm hơi thở) từ một đến mười để nhiếp loạn tâm; (2) tùy môn: tức là không miễn cưỡng cứ tùy theo hơi thở dài ngắn. Hít vào biết hít vàothở ra biết ra, dài ngắn, lạnh ấm thảy đều biết cả; (3) chỉ môn: tức là ngưng tâm tịnh lự (lắng niệm). Tâm an nhàn, sáng sủa, trong sạch, không chút lay động; (4) quán môncần phải quán tâm rõ ràng, biết ngũ ấm là hư vọng, phá tất cả vọng kiến điên đảo; (5) hoàn môn: tức xoay tâm phản chiếu cái tâm năng quán, biết tâm năng quán là hư vọng chẳng thật; (6) tịnh môn: Tâm chẳng chỗ dựa, chẳng trụ chẳng khởi, chẳng chấp trước, trống rỗng trong sạchY theo sáu môn này tu tập sẽ đạt đến diệu cảnh Niết-bàn Tiểu thừa, nên gọi là lục diệu môn.
(7) Khi tu thiền định, hành giả không để cho tâm tán loạn, khiến nó an trụ ở một cảnh. Cộng có chín loại tâm, gồm: (1) An trụ tâm: khiến tâm ở yên nơi đối tượng; (2) Nhiếp trụ tâm: ngay khi tâm khởi tác dụng duyên theo đối tượng bên ngoài thì lập tức khiến tâm trở về; (3) Giải trụ tâm: đương khi tâm hiểu biết phân biệt duyên theo đối tượng bên ngoài, thì thu nhiếp tâm ngay; (4) Chuyển trụ tâm: đình chỉ tâm hiểu biết phân biệt, an trụ nơi đối tượng; (5) Phục trụ tâm: khi vào thiền định lâu, nếu tâm sinh nhàm chán, thì phải chiết phục ngay; (6) Tức trụ tâm: khi trong tâm động niệm thì chấm dứt ngay; (7) Diệt trụ tâm: ngay lúc tâm tham ái dấy lên phải diệt trừ luôn; (8) Tính trụ tâm: đương khi các vọng niệm đình chỉ hoạt động, thì biết rõ bản tính của tâm vốn trong sángtự nhiên an trụ; (9) Trì trụ tâm: kết quả của công phu thiền định được tích lũy nên lâu ngày được an trụ trong định và tự nhiên làm thiện, dứt ác.
(8) Còn gọi là chỉ tịch, đẳng quán, là tên gọi khác của thiền định. Nghĩa là dừng nghỉ tất cả tưởng niệm và tư duy suy xét, khiến trạng thái của tâm chuyên chú vào một cảnh, không bị tán loạn.
(9) Tứ thiền còn gọi là tứ tịnh lựsắc giới định, tức là chỉ cho sơ thiềnnhị thiềntam thiền, và tứ thiền của cõi Sắc giới.Tứ thiền với tứ vô sắc định gồm: không vô biên xứ địnhthức vô biên xứ địnhvô sở hữu xứ địnhphi hữu tưởng phi vô tưởng xứ định, hợp lại thành bát định. Tám phép định trên vượt khỏi cõi Dục giới. Bốn phép đầu thuộc cõi Sắc giới, bốn phép sau thuộc cõi sắc giới, cho nên người ta gọi chung là Tứ thiền Bát địnhHành giả khi nhập định siêu quá bát định trên là tu tiếp diệt tận định, thoát ra khỏi ba cõi, không còn lăn lộn sanh tửtức đắc quả Thánh A-la-hán, Duyên giác, Phật.
(10) Còn gọi là Thập lục hànhThập lục hành quán, Thập lục hành tướng quán, Thập lục thánh hànhHành tướng, ý là tướng trạng. Là chỉ cho phương pháp quán xét 16 hành tướng của 4 đế để diệt trừ các kiến chấp. Căn cứ theo luận Câu-xá quyển 26 thì 16 hành tướng là: 1. Bốn hành tướng của Khổ đế: (a) Vô thường: vì đợi duyên mới có, (b) Khổ: vì có tính bức bách, (c) Không: vì trái với ngã sở kiến, (d) Phi ngã: vì trái với ngã kiến; 2. Bốn hành tướng của Tập đế: (a) Nhân: lý ấy như hạt giống, (b) Tập: giống như lý hiển hiện, (c) Sinh: có năng lực làm cho sinh khởi liên tục, (d) Duyên: có công năng khiến cho thành tựuví như các duyên (điều kiện): đất sét, cái bàn quay, dây và nước hòa hợp thành cái bình; 3. Bốn hành tướng của Diệt đế: (a) Diệt: vì các uẩn đều đã hết, (b) Tĩnh: vì 3 thứ lửa (tham, sân, si) đã tắt, (c) Diệu: vì không còn các hoạn nạn, (d) Ly: vì đã thoát khỏi mọi tai ách; 4. Bốn hành tướng của Đạo đế: (a) Đạo: vì có nghĩa là con đường thông suốt, (b) Như: vì khế hợp với chính lý, (c) Hành: vì hướng tới chân chính, (d) Xuất: vì có khả năng vượt thoát vĩnh viễn. Mười sáu hành tướng tuy có 16 tên nhưng thực ra chỉ có 7. Nghĩa là khi duyên Khổ đế thì danh, thực đều có 4, nhưng duyên 3 đế còn lại thì danh có 4, thực chỉ có 1. Mục đích tu 16 hành tướng là để đối trị các kiến chấp, trong đó, vì đối trị các kiến chấp: thường, lạc, ngã sở, ngã kiến… cho nên tu các hành tướngvô thường, khổ, không, vô ngã,…; vì đối trị các kiến chấp như: nhânnhất nhân, biến nhân, tri tiên nhân… cho nên tu các hành tướng: nhân, tập, sinh, duyên; vì đối trị kiến chấp giải thoát là không, nên tu hành tướng diệt; để đối trị kiến chấp giải thoát là khổ, nên tu hành tướng tĩnh; để đối trị kiến chấp cho cái vui của tĩnh lự và đẳng chí là diệu nên tu hành tướng diệu; để đối trị kiến chấp cho rằng giải thoát luôn luôn lui sụt chứ chẳng phải vĩnh hằng, cho nên tu hành tướng ly; vì đối trị các kiến chấp vô đạotà đạo, dư đạo, thoái đạo,… cho nên tu các hành tướng: đạo, như, hành, xuất.
(11) Có 3 cách lý giải: (1) chỉ cho cái trí đúng biết như thật về pháp duyên sinh 12 chi như vô minh, hành, thức, danh sắclục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử (kinh Tạp-A-hàm,quyển 14); (2) trí nương theo lý pháp Đức Phật đã dạy mà đặt ra các pháp môn để giải nói về lý pháp ấy (phẩm Tâm ý thức tướng trong kinh Giải thâm mật, quyển 1); (3) Trí nương theo giáo pháp mà phát sinhtức chỉ cho trí tuệ của phàm phu (luận Du-già-sư-địa, quyển 10). Hay nói cách khác, cái biết rộng khắp đầy đủ về pháp sinh khởi, từ đó biết có Phật không Phậtpháp tính thường trụ, gọi là pháp trụ trí.
(12) Chỉ cái trí ngộ nhập các pháp sinh diệt vô thườngpháp tính không tịch.
(13) Cây khô, ví dụ trạng thái vô tâm, hoặc chỉ bám chặt vào việc ngồi thiền cầu khai ngộ, chứ không có công dụng hóa độ người khác.
(14) Là một trong năm thứ phiền não che đậy (cái) tâm tánh, không cho pháp thiện nảy nở, gồm: 1. Tham dụctham muốn mọi thứ nhất là tình dục. 2. Sân nhuế : giận hờn, nóng nảy. 3. Thụy miên : biếng nhác mê ngủ. 4. Trạo hối : xao độngbuồn rầu nơi tâm tướng. 5. Nghi pháp : nghi ngờnghi hoặc Chánh pháp.

Bài đọc thêm về phap thực hành Thiền:  Hướng dẫn thiền tập

Nguồn: Mời bạn xem nguyên bản nguồn tại đây có thích nghĩa rất hay

Ác Ma – Ảo ảnh và cái thấy biết chân thật về Thánh Hiền

VỌNG TƯỞNG, PHÂN BIỆT, CHẤP TRƯỚC QUYẾT ĐỊNH BẠN NHÌN THẤY GÌ

KHÔNG CÒN CÓ VỌNG TƯỞNG, PHÂN BIỆT, CHẤP TRƯỚC, BẠN MỚI CÓ THỂ THẤY ĐƯỢC CHÂN THÂN CỦA PHẬT BỒ TÁT. CÓ VỌNG TƯỞNG, PHÂN BIỆT, CHẤP TRƯỚC, BẠN THẤY ĐƯỢC ĐỀU LÀ HÓA THÂN, NGÀI TÙY TÂM TƯỞNG CỦA BẠN MÀ BIẾN HÓA RA TƯỚNG TRẠNG.

– Mọi người đều biết Bồ Tát Quán Âm thường xuất hiện ở Phổ Đà Sơn động Phạm Âm. Có rất nhiều người đến tham bái núi Phổ Đà, nhất định vào trong động Phạm Âm để bái Quán Âm, xem thử chính mình có duyên phận để thấy được Bồ Tát Quán Âm hay không. Có một số người thấy được, có số người không thấy được.

– KHÔNG THẤY ĐƯỢC LÀ DO TÂM KHÔNG THÀNH, CHÍNH LÀ BẠN ĐANG LẠY BỒ TÁT QUÁN ÂM, TRONG TÂM BẠN CÓ VỌNG TƯỞNG, CÓ TẠP NIỆM THÌ BẠN KHÔNG THẤY ĐƯỢC. Nếu như khi bạn đến lạy, bạn lạy mười phút, hai mươi phút, nửa giờ đồng hồ, bạn thành tâm thành ý mà lạy, một vọng tưởng tạp niệm đều không có, bạn sẽ thấy được.

Thế nhưng mỗi một người thấy được tướng Bồ Tát Quán Âm luôn luôn là không giống nhau.Tôi nhớ lại tôi có một năm giảng Kinh ở Hong Kong, Pháp sư Thánh Nhất đến thăm tôi. Ông nói với tôi, họ ba người cùng nhau đi bái núi Phổ Đà, cũng đến động Phạm Âm để bái Quán Âm, lạy được nửa giờ đồng hồ, BỒ TÁT QUÁN ÂM XUẤT HIỆN, BA NGƯỜI ĐỀU THẤY ĐƯỢC, ĐỀU VÔ CÙNG HOAN HỈ. TRÊN ĐƯỜNG TRỞ VỀ, BA NGƯỜI HỎI NHAU, NGÀI THẤY ĐƯỢC BỒ TÁT QUÁN ÂM HÌNH DÁNG THẾ NÀO? PHÁP SƯ THÁNH NHẤT THẤY ĐƯỢC BỒ TÁT QUÁN ÂM LÀ KIM SẮC, ĐỘI MÃO TỲ LƯ, KIM SẮC. CÓ MỘT VỊ THẤY ĐƯỢC CHÍNH LÀ QUÁN ÂM BẠCH Y MÀ CHÚNG TA THƯỜNG THẤY, VỊ PHÁP SƯ KHÁC THẤY ĐƯỢC LÀ TƯỚNG TỲ KHEO XUẤT GIA.

– BA NGƯỜI THẤY ĐƯỢC KHÔNG GIỐNG NHAU. NHỮNG ĐẠO LÝ NÀY CHÚNG TA ĐỀU PHẢI HIỂU. SAU KHI HIỂU RỒI, LIỀN ĐEM VỌNG TƯỞNG, PHÂN BIỆT, CHẤP TRƯỚC BUÔNG XẢ. Không còn có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn mới có thể thấy được chân thân của Phật Bồ Tát. Có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, bạn thấy được đều là hóa thân, Ngài tùy tâm tưởng của bạn mà biến hóa ra tướng trạng.

PHÁP SƯ TỊNH KHÔNG _ A DI ĐÀ PHẬT; Nguồn: Xem tại đây

Ăn chay – Ăn thịt theo Phật dậy

– Ca Diếp hỏi Phật rằng: “Sao hồi trước Ngài cho phép tỳ kheo ăn ‘ba loại tịnh nhục’ hoặc ngay cả ‘chín loại tịnh nhục’?” Phật trả lời: “Ta định chế như thế vì sự cần thiết vào lúc đó, và để dẫn độ dần dần cho tới khi họ thật sự bỏ được thịt.” _ Kinh Niết Bàn.
Tam tịnh nhục là ba món thịt:
1.Mắt chẳng ngó thấy người ta giết con vật.
2. Tai chẳng nghe tiếng con vật bi giết.
3. Chẳng nghi là giết vì mình.
Ba thứ thịt ấy trong giới Tiểu Thừa Tỳ Kheo ăn được cả. Còn bên Đại Thừa hể cứ thấy thịt là quí Thầy không ăn và Phật tử tại gia Đại thừa nhằm những ngày ăn chay cũng không được dùng đến Tam Tịnh Nhục.

– Ðức Phật dạy:
Ta quan sát chúng sinh trong luân hồi lục đạo, cùng nhau ở trong sinh tử, chung nhau nuôi sống, đắp đổi làm cha mẹ, anh chị em với nhau… Họ cũng có thể sinh vào đường khác (súc sinh, ngạ quỷ, thiên nhân, v.v.), đường thiện, đường ác, thường làm quyến thuộc lẫn nhau. Do nhân duyên đó, ta quan sát thấy TẤT CẢ THỊT MÀ CHÚNG SINH ĂN ĐỀU LÀ THỊT NGƯỜI THÂN CỦA HỌ.
(*Lục đạo: thiên nhân, người, A-tu-la, súc sinh, ngạ quỷ, chúng sinh địa ngục) _ Kinh Lăng Già

 

Tâm sân – Nóng giận phát sanh do nguyên nhân thù oán, cách đối trị

“…Tâm sân phát sanh do nguyên nhân thù oán, có 10 điều là:
1- Thù oán do nghĩ rằng: người này đã từng làm hại ta.
2- Thù oán do nghĩ rằng: người này đang làm hại ta.
3- Thù oán do nghĩ rằng: người này sẽ làm hại ta.
4- Thù oán do nghĩ rằng: người này đã từng làm hại người thân của ta.
5- Thù oán do nghĩ rằng: người này đang làm hại người thân của ta.
6- Thù oán do nghĩ rằng: người này sẽ làm hại người thân của ta.
7- Thù oán do nghĩ rằng: người này đã từng giúp đỡ kẻ thù của ta.
8- Thù oán do nghĩ rằng: người này đang giúp đỡ kẻ thù của ta.
9- Thù oán do nghĩ rằng: người này sẽ giúp đỡ kẻ thù của ta.
10- Tức giận trong những trường hợp bất trắc: đi đạp nhằm vỏ chuối trượt té, đi vấp cục đá té đau, v.v….

Đó là những nguyên nhân gần làm cho tâm sân phát sanh, làm khổ mình và có thể làm khổ đến người khác. Tuy nhiên, xét về những nguyên nhân xa từ quá khứ làm nhân phát sanh sân tâm, có 5 chi pháp:

1- Người có tính hay sân hận, bực tức.
2- Suy nghĩ nông cạn.
3- Người thất học, ít hiểu biết về thiện pháp, ác pháp.
4- Gặp phải đối tượng không hài lòng.
5- Gặp phải điều thù oán (trong 10 điều thù oán).

Đó là những nguyên nhân gần, nguyên nhân xa dễ phát sanh sân tâm.

Người nào thường phát sanh tâm sân, người ấy rất khổ tâm, tâm bực tức, nóng nảy, làm cho bộ mặt dữ tợn, trông đáng ghê tởm, đáng sợ, và còn làm cho những người gần gũi phải bị liên lụy. Nếu tâm sân đến mức nóng nảy, điên cuồng, thì có thể làm hại đến đối tượng vật hoặc người không hài lòng ấy, gây ra những thiệt hại hoặc tội ác. Tâm sân thường phát sanh đến người nào, người ấy tâm cảm thấy nóng nảy, sắc thân bị thiêu đốt làm cho mau già, da dẻ sần sùi, khô khan, thân hình xấu xí, dễ sanh bệnh hoạn. Khi người khác gần gũi với người hay sân ấy, cảm thấy nóng nảy, khó chịu, muốn xa lánh.

Người nào tạo ác nghiệp do năng lực của tâm sân, người ấy sau khi chết, do ác nghiệp ấy cho quả bị sa đoạ trong cõi điạ ngục, chịu khổ do ác nghiệp của mình đã tạo; đến khi mãn nghiệp ở địa ngục, do thiện nghiệp nào khác cho quả nếu được tái sanh làm người, thì người ấy sẽ là người có thân hình xấu xí, trông đáng ghê tởm, bởi ác nghiệp do sân tâm, không nhẫn nại ấy còn dư sót, cho quả sau khi đã tái sanh, ít người muốn gần gũi, thân thiện với người ấy.

* Nhân sanh sân tâm: Tâm sân phát sanh do 2 nhân duyên:

— Ayonisomanasikāra: si mê không hiểu rõ biết rõ thực tánh của danh pháp, sắc pháp, không hài lòng nơi đối tượng.
— Patighanimitta: đối tượng thù nghịch làm phát sanh sân tâm.

* Nhân diệt sân tâm: Tâm sân bị diệt do 2 nguyên nhân là:

— Yonisomanasikāra: trí tuệ hiểu biết rõ thực tánh của danh pháp, sắc pháp trong tam giới, hoặc biết rõ đối tượng chúng sinh đáng thương yêu.

— Mettacetovimutta: tiến hành thiền định, niệm rải tâm từ đến tất cả chúng sinh, không phân biệt bạn với kẻ thù, để chứng đắc đến cận định và các bậc thiền sắc giới (trừ bậc đệ ngũ thiền sắc giới).

* Các pháp để diệt sân tâm: Sáu pháp để diệt sân tâm:

1- Học hiểu rõ đề mục niệm rải tâm từ cho mình và đến tất cả chúng sinh, không phân biệt bạn và kẻ thù. Đó là pháp có thể diệt được sân tâm.

2- Tiến hành thiền định đề mục niệm rải tâm từ cho mình và đến tất cả chúng sinh, không phân biệt bạn và kẻ thù. Đó là pháp có thể diệt được sân tâm

3- Quán xét mọi chúng sinh có nghiệp là của riêng mình. Hành giả tự dạy mình rằng: Ta thù hận người ấy, ta có thể phá hoại được mọi thiện pháp của người ấy được hay không? Hay ta chỉ phá hoại mọi thiện pháp của ta mà thôi. Người nào có tâm sân hận phát sanh, giận dữ người khác; người ấy tự làm khổ cả tâm lẫn thân của mình trước, rồi mới làm khổ đến người khác sau; chỉ có thể làm khổ thân người khác, còn có làm khổ tâm người khác được hay không, hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự hiểu biết của họ. Đó là pháp có thể diệt được sân tâm.

4- Biết quán xét về nghiệp rằng: Người nào tạo thiện nghiệp hoặc ác nghiệp, người ấy sẽ thọ hưởng quả của thiện nghiệp hoặc ác nghiệp; nếu ta tạo ác nghiệp, thì ta phải chịu quả khổ của ác nghiệp ấy. Đó là pháp có thể diệt được sân tâm.

5- Gần gũi, thân cận với các bậc thầy khả kính để nương nhờ, học hỏi về pháp hành thiền định, đề mục niệm rải tâm từ. Đó là pháp có thể diệt được sân tâm.

6- Lời nói thuận lợi: nói về pháp hành, đề mục niệm rải tâm từ, quả báu của pháp hành niệm rải tâm từ. Đó là pháp có thể diệt được sân tâm…

(TK. Hộ Pháp) NGUỒN ĐỌC THÊM =>>> http://www.budsas.org/uni/u-hophap/nhannai1.htm

Nguồn: Xem tại đây         Namo Buddhaya.