Quy Trình Cải Mệnh

SỐ MỆNH - CẢI MỆNH

QUY TRÌNH CẢI MỆNH

1. TU HÀNH CĂN BẢN BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU ? TỪ HIẾU THẢO CHA MẸ MÀ BẮT ĐẦU.

Phật Thích Ca Mâu Ni dặn dò Bồ-tát Địa Tạng tại cung trời Đao Lợi. Trách nhiệm của Bồ-tát Địa Tạng nặng hơn ai hết. Khi Phật không còn tại thế, thì sứ mệnh giáo hóa chúng sanh được ủy thác cho Bồ-tát Địa Tạng. Quí vị nên biết, đạo lý này ở chỗ nào vậy? Tại sao Phật Thích Ca Mâu Ni không đem việc độ hóa chúng sanh ủy thác cho Bồ-tát Quan Âm?

Tại sao không giao phó cho Bồ-tát Phổ Hiền hay Bồ-tát Văn Thù vậy? Các Ngài đều là đại Bồ-tát tại sao không giao phó, mà phải giao phó cho Bồ-tát Địa Tạng vậy? Nói lời thành thật, những vị Bồ-tát đó không thể độ nổi, không có cách gì độ được, chỉ có Bồ-tát Địa Tạng mới có thể độ được. Mọi người có hiểu ý nghĩa này hay không? Bồ-tát Địa Tạng dạy điều gì vậy? Hiếu thân tôn sư.

Nếu như người này không hiếu thảo cha mẹ, không tôn trọng thầy tổ, thì Phật Bồ-tát nào đến cũng không thể độ được. Bồ-tát Địa Tạng dạy học là đặt nền móng, dạy lớp một tiểu học, Bồ-tát Quan Âm dạy lớp hai, Bồ-tát Văn Thù dạy lớp ba, Bồ-tát Phổ Hiền dạy lớp bốn. Lớp một còn chưa có dạy tốt, vậy thì những lớp sau đó không thể dạy nổi.

Cho nên quí vị phải biết, thành Phật bắt đầu từ đâu vậy? Hiếu thảo cha mẹ, tôn trọng thầy tổ. Môn học Bồ-tát Địa Tạng mở ra dạy chính là hiếu thân tôn sư, không học tốt môn học này thì đừng bàn đến những môn khác. Làm tốt hiếu thân tôn sư rồi thì Bồ-tát Quan Âm mới có thể dạy tiếp được, mới dạy bạn đại từ đại bi, đem hiếu thân tôn sư mở rộng, đó là việc của Bồ-tát Quan Âm dạy. Đạo lý là như vậy.

Cho nên khi Phật không còn tại thế, thì nhất định phải để cho Bồ-tát Địa Tạng đại biểu cho Phật. Mặc dù không thể nâng cao cảnh giới này, nhưng bạn thật sự có thể làm được hiếu thân tôn sư thì không bị đọa ba đường ác, dù không thể ra khỏi tam giới, nhưng không bị đọa ba đường ác. Cho nên đây là pháp căn bản của Phật pháp. Nếu chúng ta không xây dựng được trên pháp căn bản, nói lời thành thật, học Phật chỉ là gieo một chút nhân xa mà thôi.

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói mười loại căn cơ, thì đây là căn cơ xa, nghĩa là đời này không đạt được lợi ích, bạn chỉ huân tập được một chút hạt giống trong Phật pháp lưu vào trong a-lại-da thức, phải đợi đến đời sau, đời sau nữa, nhiều đời nhiều kiếp khi duyên chín mùi mới làm tiếp tục, gieo nhân xa cho chúng sanh, trong đời này chắc chắn không thu được hiệu quả.

Nếu như đặt nền tảng trên pháp môn Địa Tạng này rồi, cũng chính là nói bạn làm được phước đầu tiên trong tam phước rồi. Quí vị phải biết, bộ “Kinh Địa Tạng” là nói cái gì vậy? Là hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp, là bốn câu này.

Tôi năm xưa giảng đại ý của “Kinh Địa Tạng” tại các thành phố bờ đông nước Mỹ, có một số người cảm thấy kỳ lạ, nói rằng pháp sư Tịnh Không chuyên tu Tịnh Độ, chuyên hoằng Tịnh Độ, làm sao giảng “Kinh Địa Tạng” được? Có người đến hỏi tôi. Tôi nói, tôi không có giảng “Kinh Địa Tạng”. Họ nói Ngài giảng “Kinh Địa Tạng” khắp nơi dãy ven biển bờ đông. Tôi nói, quí vị không hiểu, những gì tôi giảng là điều thứ nhất trong tịnh nghiệp tam phước. Tôi vẫn là chuyên tu chuyên hoằng, không có rời khỏi pháp môn Tịnh Tông. Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ dạy phu nhân Vi Đề Hi, phu nhân Vi Đề Hi là cầu mong sanh về Tây Phương Tịnh Độ, nên thỉnh giáo Phật Thích Ca Mâu Ni dạy cho bà phương pháp vãng sanh.

Khi Thế Tôn chưa có truyền dạy cho bà phương pháp niệm Phật, thì dạy bà tu tịnh nghiệp tam phước, nói cho bà biết đây là nền tảng. Ba đời chư Phật đều là nhờ vào nền tảng này mà thành tựu. Giống như xây nhà vậy, dạy bạn xây nhà như thế nào? Trước tiên dạy bạn đặt nền móng, làm tốt nền móng rồi mới dạy bạn xây tiếp như thế nào. Bạn nói xem, nền móng này quan trọng biết bao! Bộ “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện” chính là phước đầu tiên ở trong Tam Phước, bạn nói nó quan trọng biết bao!

Tại sao tôi trước tiên nhất định phải giảng “Kinh Địa Tạng” ở đạo tràng mới mà không giảng Kinh khác vậy? Không có tâm hiếu thảo cha mẹ, tôn sư trọng đạo thì đừng nên bàn chuyện gì nữa, bạn làm sao có thể xây dựng Phật pháp được? Phật pháp là dạy học, là giáo dục, là sư đạo. Sư đạo xây dựng ở trên nền tảng của hiếu đạo. Không có hiếu đạo thì không có sư đạo, như thế còn bàn gì nữa? Cho nên điều này rất quan trọng.

Trích từ Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện giảng ký (Tập 14) (Nguồn)

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

Chia sẻ:

Trả lời