Chia sẻ:
CẢI MỆNH THEO THIỀN ĐỊNH ĐỂ THAY ĐỔI SỐ MỆNH
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ TIẾN ĐẾN GIẢI THOÁT SINH TỬ LUÂN HỒI
I- Tổng quan về Tham thiền:
1- Có nhiều trường phái thiền khác nhau, nhưng mục đích chung là giúp giao tiếp giữa Linh hồn với phàm ngã chỉnh hợp, giữ hành giả ở trạng thái quân bình (Điểm thăng bằng), nâng cao mức rung động tâm linh (TTHM, Tr10). Ngoài ra, việc thu nạp năng lượng, thần lực vũ trụ để làm sạch thể xác (Dĩ thái), phát triển trí tuệ và biến cải Tâm thức mạnh mẽ; Nhận biết và tiếp xúc, giữ liên kết với Linh hồn … là những bước chinh phục siêu vượt nhiều nấc thang tiến hóa, trợ giúp bạn sớm giải thoát sinh tử luân hồi, thành tựu tương ứng với các mức Điểm Đạo (mức Thành tựu tâm linh).
2- Đối tượng không thích hợp Tham thiền: Đa số nhân loại hiện nay có cuộc sống với nhiều lo lắng, toan tính thuần vật chất, ở họ thường có phàm ngã đồng hóa ( Trụ ) với thể xác hay thể tình cảm, thì người ta không cảm thấy sự cần thiết phải tham thiền, ngay kể cả đối với người có thể trí năng động, thì họ cũng chưa cảm thấy nhu cầu cấp thiết phải tham thiền. Những người như vậy cần trải qua nhiều kiếp sống, chịu nhiều thăng trầm, biến đổi, thụ hưởng lạc thú, nếm mùi khổ đau, đáy sâu vực thẳm, cũng như hưởng thụ tột đỉnh vinh hoa phú quý, lúc bấy giờ Phàm ngã mới tự hỏi Ta là ai, từ đâu đến và từ đó xuất hiện ước muốn tìm hiểu bản thân, quay vào nội tâm tìm hiểu cội nguồn của mình => Bấy giờ y sẽ tham thiền.(TTHM, tr9)
3- Chuẩn bị và tư thế thực hành tham thiền:
a- Chỗ ngồi: Lên có phòng để ngồi thiền độc lập là tốt nhất, cần giữ yên tĩnh hoàn toàn, sạch sẽ, có thể có bát hương và bàn thờ Phật, Bồ tát hay bổ sư của mình (Cần có hình ảnh)
b- Tư thế ngồi đúng: Ngồi bất kể tư thế nào mà bạn thoải mái nhất. Tuy nhiên, nếu có thể ngồi theo các tư thế tiêu chuẩn thì nó sẽ mang lại kết quả tổng hợp hơn như ngồi bán già hay kiết già. Dù ngồi tư thế nào thì điều kiện là giữ cho cái lưng thật thẳng đứng, không siên lệch là điều kiện tiên quyết, cần tập bẳng được tư thế ngồi đúng mới đi sâu vào các thực hành thiền chuyên sâu. Bạn có thể tập ngồi dựa vào tường vài tháng cho quen (lưu ý ngồi lấy tường làm cữ, lên luôn giữ khoảng cách với tường 1- 2 cm sau khi đã ổn định chỗ ngồi ngay ngắn.
c- Điều kiện để thiền đạt kết quả: Phải thực hành thập thiện nghiệp đạo như Đức Phật dậy và thực hành thường xuyên, hàng ngày phụng sự vô kỷ (Bố thí) mới mong có được hiệu quả thật sự, siêu vượt.
d- Thực hành an định thân thể bằng đọc câu thần chú:
– Tụng ba lần Chú Tịnh Thân Nghiệp Chơn-Ngôn để cho thân được thanh tịnh, sạch sẽ:
“Tu đa rị, tu đa rị, tu ma rị, ta bà ha”(3 lần)
– Tụng ba lần Chú An Thổ-Địa Chơn-Ngôn để cho nơi chỗ đất đai và nhà cửa của mình được thanh tịnh:
“Nam mô tam mãn đa, một đà nẫm, án độ rô, độ rô, địa vĩ, ta bà ha”(3 lần)
+ Thực hành an định thân thể bằng tư thế ngồi và thở: Để hai tay trên đùi, ngói cái và ngón chỏ chạm vào nhau, thở đều và giữ hơi thở hoàn toàn tự nhiên, không được can thiệp vào quá trình thở, bạn hoàn toàn chú tâm vào theo dõi hơi thở, đến khi cơ thể cảm nhận được sự an tĩnh và bình an.
4- Khái quát về thự hành tham thiền (ASLH 351): Những cách thực hành và phương pháp không phải là nguyên nhân thực sự của việc chuyển di tâm thức. Chúng chỉ nhằm loại bỏ các trở ngại, như người nông dân làm đất để gieo hạt vậy. Đây là một trong những câu kinh đơn giản nhất và rõ ràng nhất, nên chỉ cần chút ít nhận xét. Những cách thực hành chính yếu tức là:
1. Các phương tiện để loại trừ chướng ngại. (Xem Quyển I. Các Câu 29 đến 39.), được thực hiện bằng cách:
a. Bền lòng theo đúng nguyên tắc,
b. Thiện cảm với cả chúng sinh,
c. Điều hòa prana hay là hơi thở-sự sống,
d. Định trí,
e. Tham thiền về ánh sáng,
f. Tinh luyện phàm tính,
g. Hiểu biết trạng thái giấc mơ,
h. Con đường sùng tín.
2. Phương cách loại trừ chướng ngại. (Xem Quyển II. Câu 2 đến 33.) Các chướng ngại này được loài trừ = cách:
a. Có thái độ ngược lại trong trí,
b. Tham thiền,
c. Vun bồi tư tưởng chân chánh.
– Chúng đặc biệt liên quan nhiều đến sự chuẩn bị cuộc sống cho việc rèn luyện thực sự trong thực hành yoga. Qua
thực hành, chúng đưa trọn cả phàm tính vào điều kiện có thể áp dụng những phương pháp nghiêm nhặt hơn để mang lại hiệu quả nhanh chóng. Các phương pháp tức là tám phương tiện của yoga: các giới răn, các qui tắc, tư thế hay thái độ, kiểm soát sinh lực đúng cách, trừu tượng hóa, chú tâm, tham thiền và chiêm ngưỡng. (Xem Quyển II, các câu 29 đến 54, và Quyển III, các câu 1 đến 12.)
5- Thiền định chuyên sâu: Khi bạn đã hoàn thành các bước cơ bản kể trên, khi đó bạn tiến hành tham thiền theo đúng bài mà bạn chọn, nó gồm các mức uyên thâm và kỹ năng đặc biệt cần rèn luyện:
a- Định trí: Bạn cần chú tâm để đảm bảo thể trí dần an tĩnh và quên hẳn thân xác. Định trí vào một vấn đề hữu chủng hay vô chủng tùy theo năng lực; Định trí và kiểm soát Prama (các dòng sinh lực).
b- Hình dung: Kỹ thuật hình dung thật quan trọng biết bao đối với việc tham thiền, nó làm tăng siêu vượt kết quả tham thiền của bạn nếu bạn có khả năng hình dung và hình dung sáng tạo, kết quả tham thiền thật tuyệt đỉnh nhân gian.
c- Thần chú – matram: Om là linh từ vinh quang, là Linh hồn lâm phàm. Có nhiều thần chú cao cấp bí truyền.
d- Nhập định: Bước này quả thật khó có thể có được với những người tham thiền mà chưa an định được thể trí (Thể trí an định và không có vọng tưởng). Nó cần người tham thiền đã thực hành tuần tự các giai đoạn đầu trong 8 giai đoạn tham thiền căn bản như giữ giới, luật, tư thế, làm chủ sinh lực, nâng tâm thức lên trên thể trí ….
II- Thiền Huyền môn – Raja Yoga ( TTHM – Chân Sư D.K):
1- Khái quát Raja Yoga(Trích tài liệu của GQ1 – MF):
+ Nguồn gốc Raja Yoga: là phát minh của môn phái Vedanta, các Phật tử có Bát Chánh Đạo, Kitô giáo có Mười Điều Răn – tất cả đều được thiết kế để đem lại sự tiến hóa tâm thức, để một thực thể tâm linh tiến hóa có thể xuất hiện từ con nhộng vốn chỉ là người bình thường; … Hệ thống thực sự để phát triển các quyền năng tâm thông và tinh thần, và hợp nhất với Chân ngã hay Chân nhân mỗi người; gồm việc rèn luyện, điều hòa, và tập trung tư tưởng.
+ Mục tiêu Raja Yoga(ASLH.276): Mục tiêu của Raja Yoga là giúp hành giả tìm thấy ánh sáng nội tâm, và trong ánh sáng ấy y thấy nguồn ánh sáng cao siêu hơn, giúp y tìm thấy cửa đi vào sự sống, và tiến bước trên đường đạo.
2- Huyền bí gia và Thần bí gia
+ Là loại thiền giúp Tâm thức tiến hóa, khi Định trí (Thể trí tĩnh lặng) có thể giúp Phàm nhân tiếp xúc và nhận biết cõi giới Linh hồn, giúp Phàm ngã hợp nhất với Linh hồn …, tiếp thu năng lượng cao siêu giúp thanh lọc cơ thể, đề kháng bệnh tật ..v.v… được tóm tắt như sau:
” Phương pháp tham thiền huyền môn khác với các phương pháp tham thiền khác ở chỗ nó đào luyện thể trí chúng ta suy nghĩ một cách sâu sắc và có trình tự. Chúng ta bắt đầu bằng một tư tưởng gốc (seed thought), nó dẫn ta đến một tư tưởng liên hệ mới và cao siêu hơn. Phương pháp tham thiền này đặt nền tảng trên phương pháp Raja Yoga, là phương pháp Yoga đứng đầu trong việc rèn luyện trí tuệ. Các bài tham thiền trong khoá thiền cơ bản được cấu trúc theo phương pháp này. Trong phương pháp này, thể trí được huấn luyện giống như chiếc phi thuyền đưa ta đến trạng thái nhập định (contemplation). Trong trạng thái đó, ta bỏ cái trí lại phía sau và trực nhận tâm thức của linh hồn. Ở mức tâm thức đó, chúng ta cảm nhận trực tiếp những chân lý cao siêu và biết rằng chúng ta là một với Linh Hồn Duy Nhất. Kinh nghiệm phúc lạc đó dường như giống với kinh nghiệm mà Đăng viết “một sự im lặng tuyệt đối trong tâm thức, đắm mình trong những luồng năng lượng và những cảm giác không thể diễn tả bằng lời”. Trích MQ1-cô Leoni, trường MF;
3- Phương pháp tham thiền của Thần Bí Gia và Huyền Bí Gia (TTHM, tr 147): Cả hai gặp gỡ và hòa hợp nhau bằng sự phát triển trí tuệ qua cung 5 – Kiến thức cụ thể ( Là bước cuối cùng phải đi qua bốn cung phụ của Đức Văn Minh Đại Đế ) để Huyền Bí trở thành Thần Bí và ngược lại. Thần Bí gia không nhất thiết là một Huyền Bí Gia, nhưng Huyền Bí Gia vốn phải là Thần Bí Gia. Thần bí gia là con đường ít trở ngại nhất cho nhiều người hiện nay.
a- Thần Bí Gia: Cung Bác Ái – Điều Hòa – Sùng Tín hay Cung 2-4-6; Tiến lên từ thể Cảm dục > Thể Trực giác ( Bồ Đề ) > Chân Thần/ Tinh Thần <=> Tức Con đương Bác Ái; Hoạt động trong nghành của Đức Di Lạc (Đấng Christ)
b- Huyền Bí Gia: Cung Quyền Lực – Hoạt Động – Định Luật Nghi Thức hay Cung 1-3-7; Làm việc từ thể Xác > Thể Trí > Đến Atma/ Tinh Thần <=> Tức Con đương Ý trí; Hoạt động trong nghành của Đức Bàn Cổ (Đấng Cai trị)
4- Các hình thức Thiền ảnh hưởng đến ba hạ thể (TTHM-tr156): Lưu ý rằng, tôi chỉ giới thiệu sơ lược để mọi người biết được có nhiều hình thức tham thiền để phục vụ cho những mục đích cụ thể khác nhau, khi thực hành thì phải có thầy hướng dẫn, không lên tùy tiện.
a- Tham thiền dùng cho Hạ trí: Đây là hình thức phổ biến trước nhất để cho môn sinh củng cố sức khỏe thân xác, bằng cách tập thở. Bằng các dòng mãnh lực nhịp nhàng phát khởi trên cõi trí và từ đó được lèo lái xuống các tầng dĩ thái thấp hơn. Nhờ thế, thể dĩ thái sẽ được tăng cường, tinh luyện, tẩy sạch và chỉnh đốn lại. Nhiều bệnh tật của xác thân bắt nguồn từ thể dĩ thái, và nên chú ý đến mục tiêu này càng sớm càng hay.
b- Tham thiền dùng cho thể cảm dục: Yêu cầu đặt ra là y đã hoàn thành việc kiến tạo một thể tình cảm có thành phần là vật chất của các cõi phụ cao, trong sáng và nhạy cảm – Tức có rung động tâm linh cao chừng trên 350, khi đó, môn sinh mới có thể được phép tập hình thức tham thiền này. Bởi nó tác dụng trực tiếp vào thể cảm dục, thải ra những chất tạp và thô, làm ồn định rung động của thể này, mang lại nhiều hữu ích lớn cho môn sinh. Để thực hành cũng vẫn cần có thầy chỉ dẫn.
c- Tham thiền của các Cung: Hình thứ này đòi hỏi môn sinh có hiểu biết rõ về bảy cung.
d- Tham thiền để chữ bệnh (TTHM-tr159): Khái quát về tỷ lệ bệnh phát sinh trong ba hạ thể: 25% bệnh tật thể xác phát sinh từ thể dĩ thái; 25% do thể trí; 50% bắt nguồn từ thể tình cảm. Cụ thể có các phương pháp thiền chữa bệnh gồm:
+ Thiền để chữa bệnh cho thể xác: Cách thức vẫn nên thông qua thể dĩ thái.
+ Thiền để chữa bệnh cho thể tình cảm: Chân Sư D.K đưa ra những lời chỉ dẫn tổng quát, bởi nhiều bệnh tật hiện nay là do những nguyên nhân phát khởi trong thể tình cảm:
– Tình cảm dữ dội và sự rung động không ổn định: Nếu buông thả sẽ gây đổ vỡ và phản ứng vào thần kinh hệ. Nếu bị dồn nén hay ức chế, nó cũng gây hiệu quả nguy hiểm tương tự, gây bệnh gan và mật, chất độc tiết ra trong cơ thể, biểu lộ trong các trường hợp ngộ độc do nhiễm khuẩn, các bệnh ngoài da và vài chứng thiếu máu.
– Sự sợ hãi và các tiên cảm tai nạn, âu lo và thất vọng: Các loại tình cảm này thường xảy ra, có hiệu quả làm suy nhược cơ thể, đưa đến mất sinh lực, làm trì trệ sự hoạt động của các cơ quan và nhiều hình thức bệnh hoạn tiềm ẩn trong hệ thần kinh, trong não bộ và trong cột sống. [160]
– Xúc cảm tình dục, chiếm phần rất lớn trong tình cảm, từ sự đè nén dục tình (mà các nhà tâm lý học đang bắt đầu nghiên cứu) cho đến các tình cảm tội lỗi, nhơ bợn, biểu lộ trong sự ăn chơi trụy lạc và phóng đãng.
* Khi sử dụng hình thức thiền đúng đắn, thể cảm dục được tẩy sạch các u uất tình cảm, thì mãnh lực ban phát sự sống của Chân nhân và của sinh lực prana (có ở khắp nơi) sẽ được khai phóng. Các sức mạnh này sẽ lưu thông dễ dàng, điều hòa toàn cơ thể và tẩy sạch các cơ quan bị đau yếu do bế tắc bên trong.
+ Thiền để chữa bệnh cho thể trí: Môn sinh chưa có thể trí phát triển thì không thể áp dụng phương pháp này.
+ Thiền để chữa bệnh qua các luân xa: Qua các luân xa khác nhau của cơ thể – tức là bảy luân xa mà người[162] môn sinh phải làm việc – quyền năng sẽ đến để chữa lành trung tâm tương ứng trong thể xác. Khi các luân xa này được làm sinh động thì hiệu quả sẽ biểu lộ ở thể xác. Và việc thực hành những thể thức thiền đặc biệt tác động vào và xuyên qua các luân xa sẽ mang lại những kết quả có thể soi sáng vấn đề khó hiểu là việc trị liệu qua các thể thanh. Phương pháp này môn sinh tham thiền cũng cần có điều kiện nghiêm ngặt về rèn luyện đạo đức để loại bỏ các loại tạo ra mức năng lượng tâm linh dưới 250, đồng thời cần có sự hướng dẫn của bậc thầy cao siêu nếu không muốn làm chậm quá trình tiến hóa tâm linh của mình trên đường đạo.
5- Hình thức thiền dùng thần chú trong tham thiền: Hình thức thần chú là tập hợp các nhóm từ, những từ, và các âm thanh mà nhờ tác dụng nhịp nhàng sẽ đạt được những kết quả không thể thực hiện nếu thiếu chúng, chúng có rất nhiều loại. Đề tài thật quá rộng lớn và siêu vượt với sự hiểu biết của chúng ta. Tôi chỉ xin trích các thông tin sơ lược để bạn nắm được ý tưởng:
Một số câu chú rất cổ và khi được xướng lên bằng tiếng Bắc Phạn nguyên thủy sẽ có những hiệu quả mạnh mẽ không thể tưởng.
Như các bạn biết, cũng có những câu bằng tiếng Bắc Phạn được các môn sinh sử dụng khi tham thiền để kêu gọi sự chú ý của một vị Chân sư. Các câu chú này được Chân sư truyền cho đệ tử, để y kêu gọi đến sự chú ý và trợ giúp của Ngài. Thần chú loại này thường được giữ bí mật, nó chỉ được truyền miệng giữa Đức Thầy và Đệ tử.
6- Hình thức thiền tập thể: Hình thức này thường được khuyến khích áp dụng theo nhóm, tuy nhiên nó cũng thường đòi hỏi mức rung động tâm linh của các thành viên đều ở mức đã có thể xóa bỏ bước đầu những rung động thấp dưới 150 mới có cơ hội thành công. Hình thức này nó giúp nhóm môn sinh phát triển tâm linh thăng thượng tùy theo nhu cầu của nhóm. Nhóm không nhất thiết phải thường xuyên gặp nhau cùng tham thiền, nhưng lên cùng tham thiền vào cùng một giờ thì tốt hơn.
7- Các tư tưởng gốc làm căn cứ tham thiền ( Ánh sáng của Linh hồn – 218):
7.1- Tập trung về bản chất tam phân của mọi hình thể, hành giả hiểu được những gì đã có và những gì sẽ có:
7.2- Hoàn toàn tập trung vào ánh sáng đã khơi hoạt, hành giả sẽ ý thức được những gì tinh tế, ẩn tàng, hoặc ở xa.
ASLH 266: Xuyên suốt tất cả các giáo huấn có tính cách huyền môn hay thần bí, thường có đề cập đến điều gọi là “Ánh sáng.” Cùng với tất cả các Kinh điển khác trên thế giới, Kinh thánh cũng có nhiều đoạn như thế. Nhiều thuật ngữ được dùng cho vấn đề này. Thế nhưng ở đây chỉ đủ chỗ để xem xét những thuật ngữ đã dùng trong các bản dịch khác nhau từ Yoga Điển tắc của Patanjali. Có thể kể ra như sau:
a. Ánh sáng nội tại linh hoạt (Johnston),
b. Ánh sáng bên trong đầu (Johnston),
c. Ánh sáng nhận thức trực tiếp (hiểu biết trực giác) (Tatya),
d. Ánh sáng rực rỡ, huy hoàng (Vivekananda),
e. Ánh sáng trên đỉnh đầu (Vivekananda),
f. Ánh sáng hào quang (Ganganatha Jha),
g. Ánh sáng chói rạng (Ganganatha Jha),
h. Ánh sáng nội tại (Dvivedi),
i. Cái trí, đầy Ánh sáng (Dvivedi),
j. Sự phát quang bên trong đầu (Woods),
k. Sự tỏa sáng của cơ quan trung ương (Rama Prasad),
l. Ánh sáng của hoạt động-quan năng cao (Rama Prasad).
Giải nghĩa: Qua nghiên cứu các thuật ngữ nói trên, chúng ta sẽ thấy rõ rằng bên trong thể xác có một điểm phát quang. Khi được tiếp xúc, nó sẽ chiếu rọi ánh sáng tinh thần trên lối đi của người đệ tử. Bằng cách đó, nó soi sáng con đường đạo, hé lộ giải pháp cho tất cả các vấn đề, và giúp y đứng vững như một người mang ánh sáng đến cho kẻ khác. Ánh sáng này có tính cách là một sự phóng chiếu nội tại, có vị trí bên trong đầu, ở vùng gần tuyến tùng, và do kết quả sự hoạt động của linh hồn …(Trang 267)
7.3- Qua tham thiền nhất tâm về mặt trời, hành giả sẽ ý thức (hay biết) được bảy cảnh giới.
7.4- Tham thiền chuyên chú về mặt trăng giúp hành giả hiểu biết tất cả các thể mặt trăng.
7.5- Tập trung suy ngẫm về Sao Bắc đẩu, hành giả sẽ hiểu biết quỹ đạo của các hành tinh và các ngôi sao.
Quan trọng (ASLH 278): Câu kinh này có ý nghĩa thâm sâu với ddieeemr đạo đồ hay đệ tử trí tuệ. Có thể nói rằng câu kinh này là cơ sở cho mọi sự khảo cứu về chiêm tinh. Thấu đáo ý nghĩa của nó, hành giả sẽ hiểu được:
1. Sự liên giao của thái dương hệ chúng ta với sáu chòm sao khác. Tất cả cùng hình thành bảy trung tâm lực mà bảy ảnh hưởng tinh thần vĩ đại của hệ thống chúng ta là phản ánh và đại diện.
2. Đường đi của mặt trời trên bầu trời và mười hai thiên tượng Hoàng đạo mà mặt trời có vẻ đi ngang qua.
Vì thế, dường như câu kinh này là chìa khóa để hiểu mục đích của số bảy và số mười hai mà tất cả các tiến trình sáng tạo của chúng ta đều được xây dựng trên đó.
3. Ý nghĩa của mười hai lao tác của Hercules, liên quan đến con người, là tiểu vũ trụ.
4. Mục đích của hành tinh chúng ta, mà bậc toàn thông đạt được nhờ thấu hiểu bộ ba sau đây:
a. Sao Bắc đẩu,
b. Hành tinh của chúng ta là Địa cầu,
c. Chòm sao Đại hùng.
Những ai nắm giữ chìa khóa có thể hiểu thêm các ý nghĩa khác. Thế nhưng, những điều nói trên cũng đủ cho thấy cái ý nghĩa nội môn, sâu xa của câu kinh vắn tắt này.
7.6- Khi tập trung chú ý vào luân xa gọi là nhật tùng (đơn điền), hành giả sẽ biết rõ tình trạng của cơ thể.
7.7- Bằng cách chú định vào luân xa cổ họng, hành giả không còn thấy đói và khát.
7.8- Khi chú định vào ống hay dây thần kinh bên dưới luân xa cổ họng, hành giả đạt được sự quân bình.
7.9- Khi tập trung ánh sáng bên trong đầu, hành giả có thể thấy và giao tiếp với những bậc đã đạt sự tự chủ. Quyền năng này được phát triển trong tham thiền chuyên nhất.
7.10- Trong ánh sáng chói rạng của trực giác, hành giả có thể hiểu biết mọi sự.
7.11- Khi tham thiền chuyên nhất về mối liên hệ giữa cơ thể và tiên thiên khí, hành giả vượt ra khỏi vật chất (tam giới) và có quyền năng du hành trong không gian.
III- Các hình thức thiền khác: Có nhiều phương pháp thiền khác nhau, thường chúng ta được khuyến cáo chỉ lên theo một trường phái Thiền mà thôi (Trong một thời gian chỉ lên áp dụng một loại, nếu biết các phương pháp khác cũng lên tạm dừng để tránh xung đột trong tâm trí ). Tốt nhất lên có chuyên gia hướng dẫn hoặc ít nhất là dựa vào nguồn tài liệu đáng tin cậy.
IV- Luân xa và năng lượng chuyển di
Cầu mong Hạnh phúc đến với tất cả mọi người.
V- GIẢI ĐÁP THẮC MẮC ( Khuyến khích mọi người hỏi về những vấn đề nhằm mục đích tiến hóa thăng thượng )
+ Thuộc phạm vi Hatha Yoga và Sức khỏe theo Vận Mệnh (Không hỏi các vẫn đề khác về số mệnh );
+ Trao đổi về phương pháp Tu tập Tâm linh đạt hiệu quả: Thế nào là lễ phật đúng cách? Cho đi / Bố thí thế nào là đúng? Thần chú có hiệu quả đến đâu? …v.v…
+ Trao đổi phương pháp để biến cải tâm thức ( Không chủ về phát triển đời sống thuần vật chất: Giầu có, danh vọng, chức vụ …..), tập chung vào các thể thấp: XÁC THÂN – CẢM DỤC – TRÍ TUỆ
Đón nhận góp ý: Tôi luôn mong nhận được những lời góp ý của Quý vị để ngày càng hoàn thiện bản thân và để phục vụ mọi người ngày một tốt hơn.
Tác giả: Tutru – Diễn đàn nhantrachoc.vn và nhantrachoc.net.vn; ĐT: 0964 759 686
Ghi chú: Nội dung bài viết do tác giả tự viết trên có sở kiến thức hạn hẹp mà tôi đã thu nhận được khi nghiên cứu nhiều kinh điển, cho nên có sai sót là hiển nhiên, đề nghị độc giả chỉ tham khảo, tự cân nhắc nghiên cứu, ứng dụng Kinh điển và hướng dẫn của đức Thầy (Trong trái Tim của chính mình), chỉ khi nào Bạn thực hành và thực tế thấy nó có giá trị cho sức khỏe thân thể và tinh thần thì hãy tin theo kinh điển đó.
Chia sẻ: