2 thoughts on “xem bệnh cho con (TSBD-174)”

  1. Tử Tôn tại Hợi Thủy, hóa Dần Mộc không vọng, bệnh gần mà gặp không sẽ khỏi. Ngày xuất không cũng chính là ngày Dần, nên quẻ xem này khớp với quẻ trước. Ta bèn nói rằng: “Đến ngày Dần sẽ đỡ. Trước mắt tuy bệnh tình trầm trọng, nhưng vẫn không đáng ngại.” Sau quả đến ngày Dần , con gái tỉnh lại. Sở dĩ quẻ trước ứng được vào hào độc tĩnh, là được Dụng thần vượng tướng. Lại thêm có quẻ sau hình tượng rõ ràng, ta mới dám quyết đoán như vậy.

    Lý Ngã Bình bàn rằng: ” Dịch mạo” cho rằng cát hung được sinh ra từ hào động, bởi vậy rất xem trọng hào động mà xem nhẹ Dụng thần. Khi sự việc ứng nghiệm, không đối chứng với Dụng thần, mà lại kiểm nghiệm với tượng quẻ. Bởi vậy, rõ ràng là dạy người ta chỉ coi trọng độc phát, độc tĩnh, mà bỏ không dùng đến Dụng thần.

    Sách lại nói: ” Tuy không bỏ Dụng thần, nhưng cũng không lấy Dụng thần”, như vậy là dạy người ta không dùng đến Dụng thần.

    Lại nói: “Độc phát, độc tĩnh có thể xác định ngày giờ, còn cát hung phải xem ở Dụng thần”, như vậy lại bảo người ta phải xem trọng Dụng thần.

    Phàm là viết sách truyền đời, phải là một chữ có thể khai thông bế tắc cho người đời sau, một câu có thể phá tan những nghi ngờ từ muôn thuở. Nay sách này lúc thì bên dùng Dụng thần, lúc thì lại bảo không dùng Dụng thần, lời nói bất định, sao có thể trở thành phép tắc, nên nêu ra đây để cảnh tỉnh người đời.

Trả lời