Ảnh Mô Hình Địa Tâm và Vòng Hoàng Đạo

ẢNH MÔ HÌNH ĐỊA TÂM VÀ VÒNG HOÀNG ĐẠO

HỆ MẶT TRỜI

Những giáo lý của Minh triết Cổ Truyền cho chúng ta biết rằng hệ mặt trời của chúng ta là hiện thân của đức Thái dương Thượng đế. Mọi thứ tồn tại trong hệ mặt trời là một phần của thểtâm thức của Ngài. Đến phiên mình, Thái dương Thượng đế sống trong thể của một thực thể thậm chí còn lớn hơn bao gồm các khu vực khác của thiên hà, và cứ như thế lên đến toàn thể vũ trụ. Đấng Thái dương Thượng đế cũng được biết đến như là “Đấng Thiên Nhân Vĩ Đại” và đang biểu lộ thông qua một xoáy năng lượng hoặc luân xa tương ứng với trái tim bên trong một Thực thể lớn hơn. Do đó, hình dạng của hệ mặt trờithể được xem như một bánh xe hoặc đĩa quay. Nó bao gồm một trung tâm là mặt trời, xung quanh là các hành tinh quay quanh các quỹ đạo hình ellipse trên một mặt phẳng, và theo cách có thể được mô tả như là ngược chiều kim đồng hồ, khi nhìn từ phương Bắc thiên văn.

00006.jpeg

Vị trí của các hành tinh tương đối với Trái đất

VỊ TRÍ CÁC HÀNH TINH TƯƠNG ĐỐI SO VỚI TRÁI ĐẤT

00010.jpeg

ĐƯỜNG XÍCH ĐẠO TRỜIVÒNG HOÀNG ĐẠO

C:\Users\lamkiet\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\02\clip_image001.jpg

VÒNG HOÀNG ĐẠO

Chúng tôi đã mô tả hoàng đạo như là một dải tưởng tượng của không gian xung quanh Trái đất, được chia thành mười hai phần bằng nhau được gọi là các dấu hiệu hay cung. Từ quan điểm của chúng ta, mặt trời, mặt trăng và các hành tinh di chuyển dọc theo đường tròn này ngược chiều kim đồng hồ trong chu kỳ quỹ đạo, từ một tháng đối với Mặt trăng đến 248 năm đối với Diêm Vương Tinh.

00013.jpeg

Cùng với chuyển động của Mặt trời, mặt trăng và các hành tinh qua hoàng đạo là chuyển động ngày đêm. Tất cả các thiên thể và các dấu hiệu của hoàng đạo dường như di chuyển qua bầu trời của chúng ta mỗi ngày do chuyển động quay của Trái đất.

00014.jpeg

Vòng Hoàng đạo (Zodiac):

Thái dương hệ bao gồm mặt trời và các hành tinh nằm gần như trong cùng một mặt phẳng. Trái đất và các hành tinh quay quanh mặt trời theo những chu kỳ khác nhau, nhanh nhất là Thuỷ tinh 88 ngày (ngày trái đất), và lâu nhất là Diêm Vương Tinh 248 năm. Nhìn từ trái đất, mặt trời dường như quay quanh trái đất hết một vòng quĩ đạo mất (gần đúng) 365 ngày. Trong khi quay quanh trái đất trên một quĩ đạo hình tròn, mặt trời lần lượt đi ngang qua 12 chòm sao khác nhau. Cách nay hơn bốn ngàn năm (2160 BC, thời kỳ các khái niệm chiêm tinh mới hình thành), từ ngày xuân phân (vernal equinox, 21/3) đến ngày 20/4, mặt trời ở vị trí của chòm sao Bạch Dương, và sau đó mỗi 30-31 ngày, vị trí của mặt trời lại chuyển đến một chòm sao khác. Quĩ đạo biểu kiến của mặt trời trên bầu trời được gọi là đường hoàng đạo, và người ta nhận thấy các hành tinh và các chòm sao nằm trong dãy băng 8 độ hai bên của đường hoàng đạo. Người ta gọi dãy băng này là dãy băng hoàng đạo. Thật ra thì bề rộng các chòm sao không đều nhau, không phải tất cả đều bằng 30 độ, nhưng người ta chia dãy băng thành 12 phần đều nhau, mỗi phần 30 độ, và dùng tên chòm sao gần đúng với vị trí dãy băng đó để gọi tên cho cung hoàng đạo 30 độ mà mặt trời ở trong đó.

We are surrounded by stars. Because Earth orbits in a flat plane around the sun, we see the sun against the same stars again and again throughout the year. Those constellations, which have been special to people throughout the ages, are the constellations of the Zodiac. Image via Professor Marcia Rieke

Nguồn: Chiêm tinh học nội môn 1-2  và Chiêm tinh học nội môn 2