xem công danh hậu vận (TSBD-144,145)


Chia sẻ:

2 thoughts on “xem công danh hậu vận (TSBD-144,145)”

  1. Ta bèn giải thích rằng: “Nghe nói nhân dân muốn giữ, nhưng sợ trên không chuẩn, ắt phải đợi đến năm Tý, sẽ được phục hồi phẩm cũ”

    Môn khách hiểu Dịch lý lần trước cũng ở đấy, hỏi ta rằng: ” Hào cửu ngũ là Hợi Thủy sinh hào Quan, tại sao lại không chuẩn?’

    Ta bèn đáp rằng: “Hào cửu ngũ sinh, nhưng lại bị nhật thần khắc, phải đợi đến năm Tý, vì Hợi Thủy vượng ở Tý. Lại hợp quẻ với quẻ trước, hào ngũ Tý Thủy, gặp phải thái tuế mà không bị phá, chắc chắn sẽ lại được dùng.”

    Quả nhiên vào tháng Tỵ năm Giáp Tý được phục hồi phẩm cũ, lại được bổ nhiệm hai lần, đến năm Mão được thăng làm đốc phủ. Ta khuyên người này nên từ chức, anh ta bèn hỏi nguyên do, 

    Ta đáp: “Vẫn đoán theo quẻ trước, vì hào Thân Kim khắc hào Thế, hào Tý Thủy tuy động, nhưng gặp phá mà lại hóa không, nên không thể sinh hào Thế và hào Quan, nên dễ vướng vào kết oán kiện tụng. Đến tháng Tý, tuy nguyệt phá được điền thực, nhưng sức còn yếu, nên tuy không đến nỗi bị cách chức, nhưng vẫn phải giáng chức. Sau đến năm Tý, mơi là năm điền thực được nguyệt phá. Lại gặp thái tuế đương quyền, nên lại được dùng. Năm sau là năm Thìn, là năm Tý Thủy nhập mộ, thái tuế khắc mất Tý Thủy, Thân Kim vẫn lại khắc Thế. Bị khắc thì không sinh được, chắc chắn tai họa sẽ nặng hơn nhiều so với lần trước”. Nhưng người này không nghe.

    Quả nhiên vào tháng ba năm Thìn dâng biểu điều trần, tuy lưu tiếng thơm muôn thuở, nhưng vẫn đắc tội mà bị cách chức. Sở dĩ có những đoán định như trên về nguyệt phá, là do gặp phá nhưng lại động, nếu không phải là hào động, cách đoán sẽ khác.

Trả lời