Tổng Hợp về Phát tâm – Phát Nguyện – Lời Thề

TỔNG HỢP VỀ PHÁT TÂM – PHÁT NGUYỆNLỜI THỀ

BÀI VIẾT SỐ 1
CÔNG ĐỨC PHÁT BỒ ĐỀ TÂM

… Bấy giờ ở trong hội, có một vị Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, tên là Hỷ Vương, liền từ tòa ngồi đứng dậy, để hở vai áo bên phải, gối bên phải quỳ xuống đất, chấp tay ngưỡng bạch đức Như Lai rằng:

Bồ Tát phải tri ân báo ân như thế nào?

Phật bảo Bồ Tát Hỷ Vương:

-Thiện nam tử! Ông hãy nghe cho kỹ: Bồ Tát muốn tri ân báo ân nên phải phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, và dạy bảo tất cả chúng sinh phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác.

Bồ Tát Hỷ Vương hỏi:
– Nếu phát tâm Bồ Đề, sẽ phải phát như thế nào? Và nhân đâu mà có thể phát được?

Phật nói:

-Thiện nam tử! Bồ Tát Ma Ha Tát, khi thoạt mới phát tâm Bồ Đề phải lập đại nguyện, và nói như thế này: “Nếu tôi chứng được đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, tôi sẽ làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, khiến cho chúng sinh được an trụ trong cảnh đại Niết Bàn, lại sẽ giáo hóa tất cả chúng sinh, thảy đều được đầy đủ bát nhã ba la mật”. Như thế gọi là tự lợi cũng gọi là lợi tha.

Cho nên Bồ Tát khi thoạt mới phát tâm Bồ Đề, thời được gọi là Bồ Đề nhân duyên, chúng sinh nhân duyên, chính nghĩa nhân duyên, ba mươi bảy phẩm trợ đạo pháp nhân duyên, thâu nhiếp tất cả cỗi gốc thiện pháp.

Cho nên Bồ Tát được gọi là bậc Đại Thiện, cũng gọi là cỗi gốc lành của tất cả chúng sinh, vì vậy mà Bồ Tátthể phá trừ ba nghiệp ác ở nơi thân, khẩu, ý v.v… cho tất cả chúng sinh. Tất cả những thệ nguyện của thế gian, tất cả thệ nguyện của xuất thế gian, không có thệ nguyện nào bằng được thệ nguyện Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Thệ nguyện như thế, thực không gì hơn được, không gì trên được nữa.

Bồ Tát khi thoạt mới phát tâm Bồ Đề, có năm việc:

Một là tính,

Hai là hạnh,

Ba là cảnh giới,

Bốn là công đức,

Năm là tăng tưởng.

Bồ Tát nếu hay phát được tâm Bồ Đề, thì được gọi là Ma Ha Tát, quyết định sẽ chứng được đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, trọn Đại thừa hạnh.

Cho nên khi thoạt mới phát tâm Bồ Đề, tức hay thâu nhiếp được tất cả thiện pháp. Bồ Tát Ma Ha Tát phát tâm Bồ Đề, tu hành mong được quả vị Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nếu không phát tâm quyết không thể nào thành được, cho nên phát tâm, là cỗi gốc của quả vị Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Bồ Tát Ma Ha Tát coi thấy chúng sinh phải chịu những sự khổ não, thì lòng sinh thương xót, nên Bồ Tát, nhân tâm từ bi, mà phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, nhân phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, mà hay tu tập ba mươi bảy trợ đạo pháp, nhân tu tập ba mươi bảy phẩm trợ đạo pháp, mà chứng được đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cho nên phát tâm là cỗi gốc của đạo Vô thượng Bồ Đề, do phát tâm Bồ Đề, mới hay hành trì được Bồ Tát giới.

Cho nên phát tâm gọi là gốc, gọi là nhân, gọi là nhành, gọi là lá, cũng gọi là hoa, lần lượt gọi là quả, cũng gọi là hạt. Bồ Tát phát tâm, cũng có người thì được rốt ráo, có người thì không được rốt ráo, người được rốt ráo thì mãi mãi cho đến khi chứng được đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, trọn không bao giờ thoái chuyển. Còn người không được rốt ráo, là trong tâm đã có sự thoái chuyển. Thoái chuyển có hai thứ: Một là thoái chuyển rốt ráo, hai là thoái chuyển không rốt ráo.

Người thoái chuyển rốt ráo, là người trọn không thể phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, không thể suy tìm, tu tập pháp đó được.

Người thoái chuyển không rốt ráo, là người thường cầu phát tâm Bồ Đề, thường tu tập pháp đó.

Phát tâm Bồ Đề có 4 thứ:

– Một là, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào, hoặc được coi thấy, nghe thấy những việc bất khả tư nghị của chư Phật, Bồ Tát, liền sinh tâm cung kính, và nghĩ rằng: “Những sự của Phật, Bồ Tát là bất khả tư nghị, nếu Phật, Bồ Tát chứng được sự bất khả tư nghị ấy, thì ta đây cũng quyết sẽ chứng được đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, cho nên ta dốc lòng, nhớ nghĩ đạo Bồ Đề, và phát tâm Vô thượng Bồ Đề.

– Hai là, lại có người không được coi thấy những sự bất tư nghị của chư Phật, Bồ Tát mà chỉ nghe thấy cái tạng bí mật của chư Phật, Bồ Tát liền sinh tâm cung kính tin tưởng, cầu đạo Vô thượng Chính đẳng Chính giác, và Ma Ha Bát Nhã, cho nên phát tâm Bồ Đề.

– Ba là, lại có người không được coi thấy những việc bất tư nghị của chư Phật, Bồ Tát cũng không được nghe pháp, mà do vì khi coi thấy pháp diệt, rồi trong lòng nghĩ rằng: “Vô thượng Phật pháp, hay diệt trừ được vô lượng khổ não cho chúng sinh, làm ích lợi lớn lao cho chúng sinh, chỉ có chư Phật, Bồ Tát, mới hay làm cho Phật pháp được trường tồn bất diệt, ta ngày nay cũng nên phải phát tâm Bồ Đề, khiến cho các chúng sinh, xa lìa phiền não, thệ nguyện thân này của ta, dầu cho phải chịu mọi sự đại khổ não đi chăng nữa, ta quyết giữ gìn Phật pháp, khiến cho Phật pháp được trường tồn mãi mãi ở thế gian, cho nên ta phát tâm Bồ Đề.

– Bốn là, lại có người không được coi thấy chư Phật, Bồ Tát, không được nghe pháp, khi pháp diệt cũng không được thấy, mà chỉ thấy tất cả chúng sinh ở trong đời ác trược, đủ mọi thứ phiền não, tham dục, giận tức, ngu si, không thẹn, không hổ, bỏn xẻn, tật đố, ganh ghét, nghi ngờ, lười biến v.v… thấy như thế rồi, liền nghĩ rằng: “Trong đời ác trược này, chúng sinh chẳng chịu tu thiện, tâm Nhị thừa còn không phát, nữa là tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác, ta nay phải nên phát tâm Bồ Đề, phát tâm Bồ Đề rồi, liền dạy bảo tất cả chúng sinh đều phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác”.

Bấy giờ Ngài Hỷ Vương Bồ Tát, lại bạch Phật rằng:

-Lạy Đức Thế Tôn! Bồ Tát tri ân báo ân bằng cách tự phát tâm Bồ Đề và dạy bảo tất cả chúng sinh đều phát tâm Bồ Đề. Song Đức Như Lai thuở xưa khi còn phải sinh tử, thoạt mới phát tâm Bồ Đề, là do nhân duyên gì?

Phật dạy:

– Thiện nam tử! Về đời quá khứ lâu xa, kiếp số nhiều không thể kể tính được, khi ta còn ở trong vòng sinh tử, do phiền não trọng chướng, tạo nên những nghiệp ác ở nơi thân, khẩu, ý, nên phải đọa lạc vào các địa ngục như: Địa ngục A ha ha, địa ngục A ba ba, địa ngục A đạt đa, địa ngục Đồng phủ, địa ngục Đại đồng phủ, địa ngục Hắc thạch, địa ngục Đại hắc thạch, cho đến địa ngục Hỏa xa. Ta nhớ khi ta phải đọa vào địa ngục Hỏa xa, ta cùng với hai người bạn phải kéo một cái xe lửa, bốc cháy ngùn ngụt, quỷ đầu trâu tên là A Bàng, ngồi ở trên xe, mắm miệng, nghiến răng, trợn mắt, miệng, mắt, tai, mũi đều phun ra khói lửa, thân thể to lớn, tay chân gân guốc, hình sắc tía đen, tay cầm gậy sắt, đánh đập luôn luôn, mặc dầu ta bị đánh đập đau đớn, nhưng vẫn cố sức kéo, lúc đó hai người bạn của ta, vì hơi sức yếu đuối, kéo không nổi, nên bị quỷ đầu trâu A Bàng, lấy đinh ba bằng sắt, đâm vào bụng, lấy gậy bằng sắt đập vào lưng, máu phun ra như suối chảy, đau đớn khó nhẫn, những người ấy cất tiếng kêu gào rất thảm thiết, người thì kêu cha mẹ, người thì kêu vợ con. Nhưng dầu có kêu gào như thế, cũng chẳng ích lợi gì đối với mình. Lúc ấy, ta thấy những người bạn của ta chịu sự khổ não như vậy, lòng ta sinh ra thương xót. Nhân lòng sinh tưởng thương xót ấy, cho nên ta phát tâm Bồ Đề.
Lại vì những người chịu tội ấy, mà khuyên bảo quỷ đầu trâu A Bàng rằng:

-Những người phải chịu tội đây, thực đáng thương xót, xin ông hãy rủ lòng nới tay, đừng nên đánh đập họ tội nghiệp.

Lúc ấy quỷ đầu trâu A Bàng, nghe ta nói như thế, lòng sinh giận tức, dùng đinh ba bằng sắt đâm vào cổ ta, chết liền tại chỗ, ta liền được thoát khỏi cái tội trăm kiếp phải đọa lạc ở nơi địa ngục Hỏa xa, chính vì lúc đó ta phát được tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác vậy.

Phật bảo Ngài Bồ Tát Hỷ Vương:

– Người kéo xe lửa tức là thân ta ngày nay, nhân phát tâm Bồ Đề, mà chóng được thành Phật. Thế nên biết: Tất cả chúng sinh phát tâm Bồ Đề, sự đó chẳng phải một, hoặc nhân lòng từ bi, hoặc nhân lòng giận tức, hoặc nhân lòng bố thí, hoặc nhân lòng bỏn xẻn, hoặc nhân lòng vui mừng, hoặc nhân phiền não, hoặc nhân ân ái ly biệt, hoặc nhân sự oán ghét gặp gỡ, hoặc nhân gần gũi bạn lành, hoặc nhân bạn ác, hoặc nhân được coi thấy Phật, hoặc nhân được nghe pháp… cho nên biết: Tất cả chúng sinh, phát tâm Bồ Đề, mỗi mỗi chẳng phải đồng nhất.

Hỷ Vương nên biết! Bồ Tát Ma Ha Tát, tri ân báo ân, sự đó như thế.

Khi Phật nói pháp ấy rồi, có một vạn tám trăm ngàn người đều phát tâm Vô thượng Chính đẳng Chính giác. Trong tất cả đại chúng, có người được chứng quả Tu đà hoàn, cho đến A la hán, Thiên địa quỷ thần, Nhân và Phi nhân cũng phát tâm Thanh Văn, Bích Chi Phật. Sau khi được nghe Phật nói pháp, ai nấy đều vui mừng, đầu mặt làm lễ Phật, rồi quanh về phía bên phải mà lui trở ra.

(TRÍCH KINH ‘ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN
PHẨM PHÁT TÂM BỒ ĐỀ THỨ TƯ)

Trong hình ảnh có thể có: 1 người
BÀI VIẾT SỐ 2
MỘT HỘI THỀ

( Trích Kinh Bách Duyên )

Lúc ấy, Phật ở gần thành Xá-vệ, trong vườn Kỳ thọ Cấp Cô Độc. Tại thành Xá-vệ, có hai vị Phạm-chí (Phạm-chí là chỉ chung cho những người tại gia mà có ý muốn tu học, giữ hạnh thanh tịnh, thờ kính các vị giáo chủ), một người tin sâu pháp Phật, thường ca ngợi tán thán công đức của đức Như Lai là cao quý nhất, trong ba cõi chẳng ai bằng được, người kia thì lạc theo tà kiến, tôn sùng các vị sư ngoại đạo như Phú-lan-na (Pūrana)… cho rằng các sư ngoại đạo này là cao quý hơn hết, chẳng ai bằng được.
Người tin theo nhóm ngoại đạo Phú-lan-na bảo rằng:
– Các vị thầy như Phú-lan-na có thần lực cao trỗi hơn Phật nhiều.
Người tin theo Phật bảo rằng:
– Đức Phật Thế Tôn là đấng giác ngộ hoàn toàn, trọn vẹn, có thần lực cao trỗi nhất.
Hai người chẳng ai nhường ai, tranh cãi mãi không dứt. Bấy giờ, hai người này tranh cãi nhau rất kịch liệt. Ai cũng cho là mình nói đúng. Có người đem chuyện ấy nói đến tai vua Ba-tư-nặc. Vua liền cho triệu cả hai người đến mà hỏi nguyên do.
Cả hai đều nói rằng vị thầy mà mình tin theo là có thần lực cao trỗi hơn hết. Vua liền phán:
– Mỗi người trong các ông đều tự cho mình là đúng, không thể phân xử được. Nay ta ra một kỳ hạn là 7 ngày, sẽ lập một hội thề mà thử nghiệm xem ai nói đúng. Nơi hội thề đó, mỗi người sẽ tự đốt hương, dâng hoa và rảy nước mà thỉnh nguyện bậc thầy của mình đến dự hội.
Hai vị Phạm-chí nghe vua phán rồi đều lui về lo sắm sửa lễ vật hương hoa.

Đúng bảy ngày, vua Ba-tư-nặc truyền tụ họp dân chúng số đông đến muôn ngàn người cùng đến chứng kiến. Khi ấy, trước mặt dân chúng, hai vị Phạm-chí liền cùng nhau lập nguyện mà khấn cùng vị thầy mà mình tin theo.

– Vị tin theo các sư ngoại đạo như Phú-lan-na… bước ra trước, đốt hương, tung hoa và rảy nước lên không trung, nguyện rằng: – Nếu quả Phú-lan-na với mấy vị giáo chủ kia là cao hơn hết, thì nguyện cho hoa, hương, với nước này bay đến chỗ các vị, khiến cho các vị được biết ý nguyện của tôi mà đến dự hội này. Nếu như các vị chẳng có thần lực gì, thì khiến cho các hương hoa lễ vật này vẫn ở yên nơi đây.

Người vừa dứt lời thì hoa rơi trên đất, hương tắt lửanước đổ xuống đất hết.
Mọi người ai nấy đều chứng kiến như vậy, liền nói với nhau rằng:
– Phú-lan-na với mấy ông thầy ngoại đạo kia thật chẳng có thần lực chi cả, lâu nay uổng nhận sự cúng dường của nhân dân trong nước.

– Lúc bấy giờ, vị Phạm-chí tin Phật mới bước ra trước chúng hội, lấy hương hoa và nước sạch mà tung lên không trung, nguyện rằng:
– Nếu đấng Như Lai thật có thần lực, xin cho các thứ hương hoa, nước sạch này đều bay đến chỗ của ngài, khiến cho ngài biết được ý nguyện của tôi mà đến dự hội này.

Phát nguyện vừa xong, khói hương liền bay tỏa ra khắp thành Xá-vệ, những hoa mà người tung lên cũng bay lên không trung, hóa thành một cái lọng hoa lớn bay thẳng đến chỗ Phật, che bên trên Phật. Nước rảy lên không trung cũng hóa thành trong suốt như lưu ly mà bay đến rưới xuống trước chỗ Phật.

Rồi đức Thế Tôn với chúng tỳ-kheo đều hiện lại trước chúng hội. Bấy giờ mọi người ai ai cũng trông thấy, khen là việc chưa từng có, thảy đều sinh lòng tin sâu nơi Phật pháp, lìa bỏ không còn tin theo các thầy ngoại đạo nữa.

Vị Phạm-chí ấy thấy lời nguyện của mình được thành tựu liền phủ phục lễ bái trước Phật, phát lời nguyện lớn rằng:
– Nhờ công đức dâng hương hoa cúng dường hôm nay, trong đời vị lai tôi nguyện sẽ có thể vì những chúng sanh mù lòa mà cứu giúp cho được sáng mắt, vì những chúng sanh chẳng quy y Phật mà độ cho quy y, những chúng sanh không người cứu hộ sẽ được cứu hộ, những chúng sanh không được an ổn sẽ được an ổn, những chúng sanh chưa nhập Niết-bàn sẽ được nhập Niết-bàn.

Khi vị ấy phát nguyện rồi, đức Phật liền mỉm cười, từ nơi trán, giữa hai lông mày phóng ra một đạo hào quang năm sắc, bay quanh Phật ba vòng rồi lại theo chỗ trên trán Phật mà bay trở vào.

Khi ấy, A-nan bạch Phật rằng:
– Như Lai là đấng tôn quý, chẳng vô cớ mà cười bao giờ. Nay vì nhân duyên gì mà Phật mỉm cười, xin giảng giải cho được biết.
Phật bảo A-nan:
– Ông có nhìn thấy vị Phạm-chí này dâng hương hoa cúng dường ta chăng?
A-nan thưa:
– Bạch Thế Tôn, con đã thấy.
Phật nói:
– Vị Phạm-chí này trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp nữa sẽ thành Phật hiệu là Bất Động, (Aksobhya) hóa độ chúng sanh nhiều vô số. Vì nhân duyên ấy mà ta mỉm cười.
Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

__________________

Nếu như bạn đã từng đọc qua rất nhiều câu truyện về Luân hồiNhân quả, rồi nghiền ngẫm, suy xét. Chắc hẳn bạn cũng cảm thấy kinh sợ vì sự nguy hiểm của luân hồi, sự khủng khiếp của nghiệp báo.

Truy xét kiếp trước của những chúng sinh trong địa ngục, đang ngày đêm bị chặt chém, gào thét giữa vô vàn máu, nước mắt, quỷ dữ và lửa đốt không ngơi nghỉ. Ta thấy có rất nhiều người , những kiếp xưa cũng đã từng làm những việc rất tốt, cũng giúp đỡ người nghèo khổ, cũng cúng dường, cũng xây cầu làm đường… cũng đủ mọi điều lành <kiếp thứ nhất >

Rồi nhờ phước đức đó kiếp sau họ đầu thai về những nơi sung sướng , người thì được giàu sang,vinh hiển, người thì làm quan tướng, vua chúa, hay cao hơn, sinh lên cõi trời làm thần, làm tiên. Khi ấy, sự cao sang quyền quý, sự thụ hưởng phước báu khiến họ u mê, không còn hiền thiện như kiếp trước nữa. Họ bắt đầu kiêu ngạo, ác độc và tạo ra bao nhiêu điều tội lỗi. Giết hại chúng sinh, tà dâm, ác khẩu… cũng như trăm nghìn tội lỗi khác. Phước báo đời trước không giữ được họ khỏi những tham lam, sân hận, si mê trong lòng.< kiếp thứ hai >

Cuối cùng, vì những tội lỗi mà họ đã tạo, họ bị lôi vào địa ngục, bị thiêu đốt, bị đâm chém … bị đủ mọi đau đớn < kiếp thứ ba >
Xét rộng ra tất cả các chúng sinh đang chịu khổ, dù là người, là thú vật, là quỷ đói hay chúng sinh địa ngục ,tất thảy đều đi qua các chu kì như thế: làm phước_ hưởng phước, đồng thời tạo tội_ chịu tội.
Mà cái thời gian chịu tội thường lâu gấp ngàn vạn lần cái thời gian hưởng phước, thật là một chu kì ác nghiệt và nguy hiểm. Còn gọi là sự nguy hiểm ở kiếp thứ ba.
Ngay đến cả các chư thiên ở các tầng trời cao nhất của cõi Vô sắc giới,hưởng phước báu cõi trời an lạc đến hàng triệu triệu năm, cũng vẫn chưa thoát khỏi cái chu kì ác nghiệt này, huống chi tất cả chúng ta?
Thế nhưng không lẽ không có cách nào thoát được cái vòng luẩn quẩn ấy ? Rất may cho chúng ta_ những người có duyên với Phật pháp, là có một lối thoát !
Đức Phật dạy chúng ta con đường Bát chánh đạo( Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định) và khẳng định rằng ai theo con đường ấy sẽ thoát được luân hồi sinh tử.
Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng bạn phải thực hành theo đúng Bát chánh đạo trong suốt hàng ngàn kiếp mới mong thoát được cái vòng luẩn quẩn của luân hồi. Điều đó thật sự thiên nan vạn nan!

Ngay bước đầu là Chánh kiến (hiểu biết cho đúng), cũng đã là một thử thách lớn lao. Dù kiếp này ta gặp được Phật pháp cũng không gì đảm bảo kiếp sau ta lại gặp được chánh Pháp như thế.

Đức Phật, Người biết điều đó, vì lòng từ bi Người đã dạy một yếu chỉ quan trọng, Phật gọi là “PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ”, trong kinh Hoa nghiêm , còn được gọi là ” Sơ phát tâm”, trong kinh Kim Cang, được gọi là ” Phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác” hay trong một số kinh được gọi là ” Phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề

Chỉ cần một lần PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ, bạn cũng như bất kì người nào khác đã đặt bước chân đầu tiên lên con đường vững chắc, kiên cố hướng đến quả vị Phật. Cho dù muôn kiếp sau có xảy ra điều gì đi chăng nữa cũng không làm điều này thay đổi được .

Nhưng thế nào là PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ ?

Giống như lời phát nguyện của vị Phạm chí trong truyện chính là PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ. Chính nhờ một lần phát nguyện như thế, mà vị đó trải qua vô lượng kiếp tu hành trở thành Đức Phật hiệu là Bất Động, (Aksobhya) hóa độ chúng sanh nhiều vô số như Phật Thích Ca đã thọ ký.

Nói một cách dễ hiểu, PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ là khởi lên ước muốn trở thành Phật, cứu độ tất cả chúng sinh. Hòan tòan không khó, phải không bạn? Và bạn có thể thực hiện điều đó ngay trong ngày hôm nay !

Những việc bạn cần làm là giữ lòng thành kính, bước đến trước bàn thờ Phật , quỳ xuống , chắp tay hướng đến Phật mà phát lên điều nguyện rằng (có rất nhiều cách nguyện, sau đây chỉ là một cách để tham khảo):

“ Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật ! Nam Mô A Di Đà Phật ! Con xin đem hết thảy căn lành, thành tâm mà nguyện rằng: Trong vô biên vô lượng kiếp sau, con sẽ tu hành mọi công hạnh không tính kể thời gian để chứng đắc được quả vị Phật giống như Người, hóa độ vô biên vô số chúng sinh trong Pháp giới ! Cúi xin mười phương Chư Phật chứng giám!”

Và điều nguyện đó sẽ càng chí thành hơn, càng linh ứng hơn nhiều nếu trước đó, bạn thực hiện một việc phước lành như vị Phạm Chí trong truyện cúng dường Phật, ta có thể bố thí, cúng dường, phóng sinh, ấn tống… hay bất kì việc từ thiện nào khác. Rồi cũng đến quỳ trước tượng của Đức Phật mà khấn rằng :

“ Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật ! Nam Mô A Di Đà Phật ! Con xin đem hết thảy căn lành và chút công đức bé nhỏ này, thành tâm mà khấn nguyện rằng : nhờ chút ít công đức đó mà trong vô biên vô lượng kiếp sau, con sẽ tu hành mọi công hạnh không tính kể thời gian để chứng đắc được quả vị Phật giống như Người, hóa độ vô biên vô số chúng sinh trong Pháp giới ! Cúi xin mười phương Chư Phật chứng giám!”

Mọi cây đại thụ vĩ đại nhất đều bắt đầu từ một mầm cây bé nhỏ. Nếu như bạn thực hiện được điều này, có nghĩa là bạn vừa gieo một hạt mầm của cây Bồ đề vào dòng luân hồi sinh tử của bạn. Không cần biết là trải qua bao nhiêu kiếp nữa, nhưng chắc chắn một điều rằng, lời nguyện thiêng liêng của bạn sẽ thành hiện thực.
Tất nhiên, một người sau khi PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ chưa thể ngay lập tức xuất hiện kì tích. Người ấy vẫn còn đầy đủ những tham_ sân_ si, người ấy vẫn còn hay mắc lỗi vì còn bản ngã. Nhưng những điều đó không có cơ hội để tồn tại lâu.
Giống như người tự có la bàn trong tâm, dù có đi giữa rừng già hay giữa sa mạc mênh mông, người đó cũng không sợ bị lạc.

Người đã gieo hạt giống Bồ đề vào trong tâm luôn tự tìm ra con đường đúng đắn để đi dù không có người chỉ dạy. Dù thời gian có lâu xa, phải trải qua số kiếp nhiều hơn số cát có trong quả Địa cầu này cũng không làm người ấy nản lòng.
Dù có khó khăn, nguy hiểm, phải vì chúng sinh mà hi sinh thân mạng, nhiều đến mức phủ kín bề mặt Trái đất này cũng không làm người ấy dừng bước.
Chư Thiên trên các tầng Trời không ngừng dõi theo từng bước người ấy bước đi trên con đường dẫn đến Đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Vì đó là con đường thiêng liêng mà mười phương Chư Phật đã đi.
Hãy dũng mãnh lên và PHÁT TÂM VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ ! Đó sẽ là điều vĩ đại nhất mà bạn từng làm trong vô lựợng kiếp qua và mở ra vô số điều vĩ đại trong vô lượng kiếp tới.
Chúc bạn sớm viên thành Phật đạo !

Nammô Bổn sư Thích Ca Nâu Ni Phật !
Nam Mô A Di Đà Phật !
Nammô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát !
Nammô Đại Nguyện Đia Tạng Vương Bồ Tát !
Nammô Đương Lai Di Lặc Tôn Phật !

Chúng sinhbiên, thệ nguyện độ khắp.
Phiền não vô tận, thệ nguyện dứt sạch.
Pháp môn vô lượng, thệ nguyện tu học.
Phật đạo vô thượng, thệ nguyện thành tựu.”

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

BÀI VIẾT SỐ 3
TỪ XA NGÀN DẶM THỈNH PHẬT ĐẾN CÚNG DƯỜNG

(Trích kinh Bách Duyên )

Lúc ấy, Đức Phật ở gần thành Vương-xá, trong khu rừng Trúc Lâm.
Bấy giờ, ở một nước về phía Nam có người bà-la-môn tên là Mãn Hiền, giàu có, của cải tài vật nhiều vô kể. Người này tánh tình nhu thuận, hiền hậu, giàu lòng thương người và rất chuộng việc bố thí.

Ông tin và thờ phụng đức Tỳ-sa-môn (một trong các vị thần được thờ phụng theo tín ngưỡng Bà-la-môn, có từ trước khi Phật ra đời), đã từng chu cấp, cúng dường cho cả trăm ngàn thầy ngoại đạo, hy vọng nhờ phước ấy mà được sinh lên cõi trời.

Lúc ấy, có một người họ hàng của Mãn Hiền từ thành Vương-xá đến. Ông này đã từng đến lễ Phật, nên ca tụng với Mãn Hiền về công đức của ngôi Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng.
Ông nói rằng chính vua Tần-bà-sa-la ở thành Vương-xá cũng quy y theo Phật, và đến cả trăm ngàn người, gồm cả các vị đại thần, trưởng giả, quan thuộc… đều theo gương vua mà theo đạo Phật. Oai đức của Phật khiến cho tất cả mọi người không ai nghe đến mà không hết lòng kính ngưỡng, tán thán.

Ông Mãn Hiền nghe người ấy xưng tụng công đức của Phật thì tự nhiên sinh lòng tin phục, kính ngưỡng. Ông liền lên trên lầu cao, quay mặt về phía thành Vương-xá, quỳ gối tung các thứ hương hoa, nước sạch lên và cầu thỉnh đức Phật rằng:

– Như Lai công đức vô lượng, ngưỡng mong ngài thọ nhận những lễ cúng này, và khiến cho hương thơm bay tỏa khắp thành Vương-xá, hoa thơm hóa thành lọng hoa mà che trên đầu Phật.

Phát nguyện như vậy rồi, liền thấy những hương hoa cúng Phật tự bay đến thành Vương-xá, khói hương bay tỏa khắp thành Vương-xá, còn hoa thơm thì tụ lại thành một lọng hoa bay đến che trên đầu Phật.

Khi ấy, tôn giả A-nan (thị giả của Phật) nhìn thấy sự thần biến như vậy liền thưa hỏi Phật rằng:

– Bạch Thế Tôn, chẳng hay những hương hoa này là từ đâu mà đến?
Đức Thế Tôn đáp rằng:
– A-nan! Về phía Nam, ở nước Kim Địa, có người trưởng giả tên là Mãn Hiền. Người ấy từ phương xa mà phát nguyện thỉnh ta với chư tăng đến để cúng dường. Ta nhận lời thọ nhận lễ cúng, vậy chư tỳ-kheo hãy cùng nương thần lực của ta mà đi đến đó!

Bấy giờ đức Phật và một ngàn vị tỳ-kheo cùng hiện về phương Nam. Nhờ thần lực của Phật, các vị đều thấy như chỉ gần trong gang tấc. Phật lại hiện thần lực khiến cho một ngàn vị tỳ-kheo đều ẩn hình đi không ai nhìn thấy, duy chỉ thấy một mình ngài ôm bát đến chỗ ông trưởng giả Mãn Hiền.

Bấy giờ ông Mãn Hiền biết Phật đã đến liền cùng với năm trăm người thuộc hạ ra nghênh tiếp, mang theo đủ các thứ thức ăn ngon quý để cúng dường.

Ông nhìn thấy đức Thế Tôn với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, hào quang rạng ngời, sáng hơn cả trăm ngàn mặt trời, dáng đi uy nghi, thanh thoát, đủ vẻ trang nghiêm tốt đẹp, liền đến quỳ lạy dưới chân Phật, thưa rằng:
– Lành thay! Nay đức Thế Tôn đã từ bi thương xót mà đến đây thọ nhận phẩm vật cúng dường của con.

Phật bảo Mãn Hiền rằng:
– Ông muốn cúng dường ta món gì, cùng với năm trăm thuộc hạ của ông nữa, hãy đặt hết thảy vào bình bát của ta đây!

Ông Mãn Hiền với 500 người thuộc hạ vâng lời dạy liền đặt các món thức ăn mang đến vào bình bát của Phật. Rất nhiều các thứ đồ ăn thức uống ngon quý, số dùng cho cả ngàn người, nhưng đặt mãi vào mà bình bát vẫn không đầy.

Do thần lực của đức Thế Tôn, bình bát của một ngàn vị tỳ-kheo khi ấy đều được đầy đủ các món vật thực, rồi các ngài bỗng nhiên hiện hình ra đứng vây quanh đức Phật.

Chứng kiến phép mầu nhiệm ấy, ông trưởng giả Mãn Hiền khen là việc chưa từng có, liền lấy hết tâm thành mà lễ bái Phật, phát lời nguyện lớn rằng:

– Với phước lành cúng dường vật thực cho Phật và chư tăng hôm nay, nguyện trong đời vị lai tôi sẽ vì những chúng sanh mù lòa mà hóa hiện làm cho mắt sáng, vì những chúng sanh chưa thọ pháp quy y mà giáo hóa cho quy y, vì những chúng sanh không người cứu hộ mà hóa thân cứu hộ cho, vì những chúng sanh chưa được an ổn mà làm cho an ổn, vì những chúng sanh chưa nhập Niết-bàn mà làm cho đều được nhập Niết-bàn.

Khi ông phát nguyện như vậy rồi thì đức Thế Tôn liền mỉm cười, từ nơi trán, giữa hai lông mày phóng, ra một đạo hào quang năm sắc chiếu khắp thế giới, hóa hiện đủ các màu sắc, bay quanh Phật ba vòng rồi lại theo chỗ trên trán Phật mà bay trở vào.
Khi ấy, A-nan bạch Phật rằng:
– Như Lai là đấng tôn quý, chẳng vô cớ mà cười bao giờ. Nay vì nhân duyên gì mà Phật mỉm cười, xin giảng giải cho được biết.
Phật bảo A-nan:
– Ông có nhìn thấy trưởng giả Mãn Hiền đây cúng dường ta chăng?
A-nan thưa:
– Bạch Thế Tôn, con đã thấy.
Phật nói:
– Trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp nữa, người này sẽ tu tập đủ các hạnh Bồ-tát, đầy đủ tâm đại bi, sáu phép ba-la-mật , sau cùng sẽ thành Phật, hiệu là Mãn Hiền, hóa độ chúng sanh số lượng nhiều không thể tính đếm. Vì nhân duyên ấy mà ta mỉm cười.

Khi nghe Phật thuyết nhân duyên thành Phật về sau của ông trưởng giả Mãn Hiền, trong đại chúng có người được đắc quả Tu-đà-hoàn, có người đắc quả Tư-đà-hàm, có người đắc quả A-na-hàm, có người đắc quả A-La-hán . Lại có người phát tâm tu tập thành Bích-chi Phật, lại có người phát tâm vô thượng Bồ-đề cầu thành Phật.(*)

Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.

______________________________
Chú thích :

*Từ Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, cho đến A-la-hán là bốn thánh quả của người tu tập theo giáo pháp Tứ diệu đế.
Tu-đà-hoàn, Hán dịch là Nhập lưu, là quả vị đầu tiên, xem như mới nhập vào dòng thánh.
Tư-đà-hàm, Hán dịch là Nhất Lai nghĩa là còn phải thọ sanh trong luân hồi một lần nữa.
A-na-hàm, Hán dịch là Bất lai, nghĩa là đã dứt sạch nghiệp quả, không còn phải tái sinh nữa.
A-la-hán, Hán dịch là Ứng cúng, nghĩa là bậc đầy đủ phước đức, trí tuệ, xứng đáng nhận sự cúng dường của chư thiên và loài người.
* Bích-chi Phật : còn gọi là Độc giác Phật hay Duyên giác Phật. Đây là quả vị của người tu theo pháp Thập nhị nhân duyên. Gọi là Độc giác Phật, vì các vị này ra đời tu tập theo lý nhân duyên và đạt đến giải thoát, vào thời không có Phật. Gọi là Duyên giác Phật, vì các vị tu tập đến giải thoát nhờ tu tập pháp nhân duyên. Cả bốn thánh quả và quả vị Bích-chi Phật đều được xem là những quả vị của tiểu thừa.
* Tâm Vô thượng Bồ-đề, hay Bồ-đề-tâm, tức là tâm nguyện muốn thành Phật, bậc giác ngộ hoàn toàn. Đây không phải là quả vị do tu tập chứng đắc, mà là sự phát nguyện ban đầu, quyết lòng tu tập cho đến khi được hoàn toàn Giác ngộ thành Phật . Vì thế bất cứ ai khi đã có đủ đức tin đều có thể phát Bồ-đề-tâm.

________________________

Kinh Bách Duyên có nguồn gốc từ bản kinh tiếng Phạn nhan đề là Avadāna-Cataka, nằm trong Đại Tạng Kinh Phật giáo và đã được phiên dịch ra nhiều thứ tiếng như Tây Tạng, Pāli, Hán, Pháp…
Bản dịch tiếng Pháp lấy tựa là “Avadāna-Cataka ou Cent légendes bouddhiques”, do Léon Feer dịch và phát hành tại nhà sách Ernest Leroux 28 Rue Bonaparte Paris, in xong năm 1891. Trước đây cư sĩ Đoàn Trung Còn đã dịch bản tiếng Pháp này sang tiếng Việt.
Bản chữ Hán nhan đề là “Soạn tập bách duyên kinh”, do ngài Chi Khiêm đời nhà Ngô ở Trung Quốc dịch từ tiếng Phạn, gồm 10 quyển, được đưa vào Đại chánh tạng thuộc tập 4, kinh số 200, bắt đầu từ trang 203.
Đây là một bản kinh Phật đặc sắc, nêu bật lên ý nghĩa nhân quả bằng những truyện tích nhân duyên Nhân quả.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

BÀI VIẾT SỐ 4
ĐỨC PHẬT DẠY VỀ CÔNG ĐỨC CŨNG NHƯ LỢI ÍCH

CỦA VIỆC PHÁT NGUYỆN SAU KHI LÀM VIỆC THIỆN. – Chân Hiền Tâm –

Một hôm, sau khi nghe Phật dạy, Tôn giả Ưu Bà Ly hỏi Phật:
– Bạch Thế Tôn, nếu thiện nam và tín nữ thực hành Bát quan trai rồi mà không phát thệ nguyện hồi hướng thì có được công đức lớn chăng?

Phật trả lời:
– Tuy có phước nhưng phước đó không đủ!

Để giải thích cho việc mình đã nói, Đức Phật kể cho chư Tỳ-kheo nghe câu chuyện sau:

“Thời quá khứ, khi đó có vua Bảo Nhạc dùng Chánh pháp trị dân, thống lãnh cảnh giới Diêm-Phù-đề này. Đó là thời có Đức Phật hiệu là Bảo Tạng Như Lai ra đời.
Nhà vua có người con gái tên là Mâu Ni, dung mạo đặc biệt thù thắng. Do đời trước cúng dường chư Phật mà được như vậy. Lúc đó, Bảo Tạng Như Lai nói với các đệ tử rằng:

– Này các Tỳ-kheo! Nên nhớ tọa thiền, chớ có giải đãi!

Cũng cần tìm phương tiện tụng tập kinh giới. Thị giả đa văn của Đức Bảo Tạng Như Lai là Mãn Nguyện mới bạch Phật rằng:

– Bạch Thế Tôn, với các Tỳ-kheo mà các căn chậm chạp u tối, không tinh tấn đối với việc hành thiền, cũng không thể tụng tập thì làm thế nào?

Đức Bảo Tạng Như Lai trả lời: 

– Nếu có Tỳ-kheo, các căn ám độn, không thể thực hành thiền pháp thì nên tu 3 pháp của bậc thượng nhân. Đó là tọa thiền, tụng kinh và siêng năng giúp đỡ việc chúng.

Lúc đó, trong chúng, có một Tỳ-kheo tuổi đã lớn, không kham nổi thiền pháp, bèn nghĩ như vầy: “Ta nay đã già yếu, không kham nổi thiền pháp, nay nên tìm cách làm pháp siêng năng giúp đỡ”.

Nghĩ rồi liền quyết định vào thành, xin dầu thắp đèn về cúng dường Đức Bảo Tạng Như Lai khiến ánh sáng không dứt. Công chúa Mâu Ni thấy Trưởng lão đi khất thực trên đường bèn hỏi chuyện. Biết rõ cớ sự, Mâu Ni vui mừng nói:
– Trưởng lão không cần phải đi khất thực nữa. Con sẽ cung cấp đầy đủ các loại dầu đèn mà Trưởng lão cần dùng.

Tỳ-kheo lớn tuổi nhận sự cúng dường của công chúa. Mỗi sáng đều đến lấy dầu về cúng dường Đức Bảo Tạng Như Lai và phát thệ nguyện rằng:

Nguyện đem công đức phước nghiệp này hồi hướng về đạo Vô thượng chánh chân. Con nay tuổi đã già, căn tánh lại chậm lụt, không thể thực hành thiền pháp mà Như Lai đã dạy, thành nguyện đem công đức này hồi hướng để đời đời sinh ra không đọa vào đường ác. Tương lai vẫn gặp được Phật như Đức Bảo Tạng hiện nay. Cũng được gặp Thánh chúng như Thánh chúng hiện nay. Được nghe pháp như nghe pháp hiện nay”.

Phật Bảo Tạng biết được tâm niệm đó, mỉm cười, miệng phát ra hào quang năm sắc nói với Tỳ-kheo Trưởng lão:
– Này Tỳ-kheo! Qua vô số kiếp đời vị lai, ông sẽ làm Phật hiệu là Đăng Quang Như Lai.

Trưởng lão nghe xong, tâm ý phấn phát, vui mừng khôn xiết. Mâu Ni thấy dung mạo của Trưởng lão hôm nay khác hẳn mọi ngày, bèn hỏi thăm cớ sự.
Trưởng lão cười nói:
– Tôi đã được Đức Bảo Tạng thọ ký thành Phật, trong tương lai hiệu là Đăng Quang Như Lai.

Mâu Ni nghe xong, cưỡi xe vũ bảo đến gặp Đức Bảo Tạng thưa rằng:
– Bạch Thế Tôn! Con là thí chủ thường cung cấp dầu cho Trưởng lão về cúng dường Phật. Nay ngài thọ ký cho Trưởng lão mà không thọ ký cho con.
Bảo Tạng Như Lai cười nói:
Phát tâm thệ nguyện, phước ấy khó lường, huống là dùng tài vật bố thí.

Dù được khen, nhưng công chúa Mâu Ni không thấy Phật thọ ký cho mình, bèn nói:
– Nếu Như Lai không thọ ký cho con, con sẽ tự đoạn mạng sống của mình.
Bảo Tạng Như Lai nói:
– Thân người nữ, cầu làm Chuyển luân không được, cầu làm Đế Thích cũng không được, cầu làm Ma vương cũng không được, cầu làm Phật cũng không được.

Mâu Ni bạch Phật:
– Vậy con không thể thành đạo Vô thượng được sao?
Bảo Tạng Như Lai nói:
– Vẫn được. Nhưng công chúa nên biết, qua vô số a-tăng-kỳ kiếp ở tương lai, có Phật ra đời hiệu là Đăng Quang Như Lai. Phật ấy là thiện tri thức của cô, sẽ thọ ký cho cô.

Mâu Ni thắc mắc:
– Vì người nhận thanh tịnh còn thí chủ uế trược chăng?
Bảo Tạng Như Lai nói:
– Những gì ta nói hôm nay là tâm ý thanh tịnh, phát nguyện vững chắc. Tâm ý thanh tịnh và phát nguyện vững chắc, là hai việc giúp thành tựu quả vị Phật.

Mâu Ni nghe xong cúi đầu lễ sát chân Phật, nhiễu quanh Phật ba vòng rồi lui ra.

Cô không được Phật Bảo Tạng thọ ký như Tỳ-kheo Trưởng lão vì cô chỉ mới bố thí cúng dường, tâm chưa phát khởi hồi hướng phước đức đó cho việc tu tập cũng như thành Phật ở tương lai. Trong khi Tỳ-kheo trưởng lão dù căn tánh chậm lụt nhưng lại lập nguyện tu tập và thành Phật rất vững chắc.

Cái quyết định thành Phật là tâm ý thanh tịnh, lìa nhị biệt phân biệt, không phải chỉ nằm ở việc cúng dường bố thí.

Lại nữa, cúng dường cho Tỳ-kheo Trưởng lão, không phải cho Đức Bảo Tạng. Nghĩa là cô gieo duyên với Tỳ-kheo Trưởng lão không phải với Đức Bảo Tạng. Thành cô sẽ nhận được sự thọ ký từ Tỳ-kheo Trưởng lão khi ngài thành Phật, không phải từ Đức Bảo Tạng.

Mâu Ni cùng thời với Tỳ-kheo Trưởng lão, cùng gặp được Phật Bảo Tạng, nhưng cô lại gieo duyên với Tỳ-kheo Trưởng lão. Thành phải đợi đến khi Tỳ-kheo Trưởng lão thành Phật mới nhận được sự thọ ký. Việc cúng dường gieo duyên quyết định đường đi nước bước của người tu Phật như thế, nên trong lời phát nguyện nói trên, có phần hồi hướng “không gặp ác tri thức”.

Vì gieo phải ruộng xấu thì mất giống. Con đường tu tập Chánh pháp thêm dài, ngày thành Phật thêm xa. Cho nên, trong vấn đề tu hành, dù là tu phước hay tu đạo thì việc phát nguyện đời đời gặp được thiện tri thức luôn cần thiết, nhất là khi chúng ta chưa đủ trí tuệ nhận được ai là thiện tri thức, ai là ác tri thức. Đó là lý do Đức Bảo Tạng nhấn mạnh đến hai việc mà người tu hành cần có để thành tựu quả Phật, là TÂM Ý THANH TỊNH và PHÁT NGUYỆN VỮNG CHẮC. Thiếu một trong hai thì không thể thành tựu quả Phật.

Rồi Phật kể tiếp:

“Qua vô số a-tăng-kỳ kiếp, Phật Đăng Quang xuất hiện ở đời cùng với đại chúng là mười sáu vạn tám ngàn Tỳ-kheo. Đó là thời mà quốc vương cùng nhân dân trong nước đều kính thờ Phật. Lúc đó trong thành có một Phạm Chí ( Bà-la-môn ) tên là Di Lặc, dung mạo hơn người, thông suốt các kinh tạng, chú thuật, thiên văn, địa lý v.v… thấy Phật Đăng Quang tướng mạo đặc biệt thù thắng, khởi tâm hoan hỷ, dâng năm cành hoa lên Phật và nói:

– Cúi xin Đức Thế Tôn chứng minh cho con. Nay con dâng Như Lai 5 cành hoa và đem thân này cúng dường bậc Tôn thánh. Nói lời đó xong, 5 cành hoa bỗng biến thành đài báu. Phạm Chí thấy vậy liền vui mừng phát nguyện:

“Xin cho con đời tương lai được làm Phật như Đức Phật Đăng Quang. Đệ tử đồ chúng thảy đều như thế”.

Phật Đăng Quang biết được ý niệm đó, mỉm cười, hào quang năm sắc trong miệng chiếu khắp Tam thiên đại thiên thế giới rồi vào lại nơi đảnh. Đó là dấu hiệu chư Phật thọ ký cho người thành Phật. Khi Phạm Chí thấy điềm lành ấy, biết là Phật đã thọ ký cho mình, liền trải tóc dưới đất mà nói:

– Nếu Phật không thọ ký cho con, con sẽ tự hủy hoại các căn.

Phật liền thọ ký:
– Đời vị lai sau, ông sẽ được thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni Như Lai.

Kể xong, Phật nói với Ưu Ba Ly:

Phật Đăng Quang chính là Tỳ-kheo trưởng lão lúc trước. Phạm Chí chính là công chúa Mâu Ni cũng là tiền thân của ta. Nay do nhân duyên ấy mà ta nói pháp Bát quan trai này.

Hãy phát nguyện. Không có phát nguyện không có kết quả. Vì sao? Nếu ngày trước công chúa phát nguyện như thế thì liền đó mà thành tựu sở nguyện. Nếu Tỳ-kheo trưởng lão không phát nguyện, rốt cuộc cũng không thành Phật đạo. Phước của thệ nguyện không thể tính kể. Cho nên này Ưu Bà Ly, nên học theo cách như thế.

Cần phải cẩn trọng khi phát thệ nguyện. Những thệ nguyện như thành tựu Phật quả hoặc được tu tập trong các đạo tràng của chư Phật, chư Bồ-tát v.v… thì không nói đến hai chữ cẩn trọng.

Nói cẩn thận là với những phát nguyện không mang tính tu tập thành Phật. Phật đã dạy về công đức cũng như lợi ích của phát nguyện. Chúng ta cần y đó mà phát nguyện.

Vua Lưu Ly, trong một kiếp làm thân cá, khi bị dòng họ Thích tàn sát, đã khởi tâm thệ nguyện: “Nương vào những phước đức có được từ trước và sau này mà trả cho được cái hận này”.

Thệ nguyện đó được thành tựu khi ông làm vua. Với binh quyền trong tay ông tàn sát tất cả, ngay với những người đang tu phạm hạnh.

Kết cuộc là ông đọa vào địa ngục

Thệ nguyện hồi hướng, nghĩa của nó là mong muốn đạt được điều mình muốn trong tương lai, được tiếp sức bằng những thiện nghiệp. Vì thế chỉ cần phát nguyện thì nguyện sẽ được thành tựu dù là nguyện xấu hay nguyện tốt. Không phải nguyện tốt thì thành tựu mà nguyện xấu không thành tựu. Phát nguyện hồi hướng thì mọi thứ đều có thể thành tựu.

Nhưng mang tất cả thiện nghiệp đã làm hồi hướng cho một việc mà việc đó chỉ đẩy mình vào địa ngục thì quả là phí phạm.

Những loại thệ nguyện không hướng Phật đạo mà trực chỉ phục vụ cho ngũ dục, như tiền tài, danh vọng v.v… đều cần phải cẩn trọng. Vì dù không mang tính sân si như nguyện của vua Lưu Ly, nhưng chúng là cái duyên dễ khiến mình gây nghiệp tạo tội. Cũng là duyên nuôi lớn tâm ngã mạn khi đạo chưa vững.

Tâm ngã mạn hiện khởi, khổ nạn không thể dứt. Hồi hướng mọi phước đức có được chỉ để rơi vào cõi dữ thì quả là đáng tiếc. Vì thế cần thận trọng với những phát nguyện không mang tính tu đạo của mình.

Phật đã dạy về công đức cũng như lợi ích của phát nguyện. Chúng ta cần y đó mà phát nguyện để tránh những sai lầm đáng tiếc trong đời sống quý báu của thân người.

Dù thời nay không có Phật, nhưng kinh luận giáo pháp lại được diễn dịch và lưu bố rộng rãi nhờ Tăng bảo, cũng là phước báu mà không phải ai cũng gặp được. Vì thế chúng ta cần trân quý và thực hành những gì Phật đã dạy.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT !

***************************************************************************************************

* Bát quan trai: “Bát” là tám, “Quan” là cửa, cửa ngăn chặn 8 điều tội lỗi. “Trai” nghĩa là khi đã qua giờ ngọ (12 giờ trưa) không được ăn. Vậy “Bát quan trai giới” là sự giữ gìn cho thân tâm được thanh tịnh trong vòng 24 giờ bằng cách ngăn chặn 8 điều tội lỗi:
1. Không sát sinh;
2. Không trộm cướp;
3. Không dâm dục;
4. Không nói dối;
5. Không uống rượu;
6. Không trang điểm, dầu thơm, múa hát và xem múa hát;
7. Không nằm ngồi giường cao rộng đẹp;
8. Không ăn quá giờ ngọ.

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, ngoài trời

CÁC CÂU TRUYỆN PHÁT NGUYỆN VÀ ỨNG NGHIỆM

PHÁT NGUYỆN SÁM HỐI – ĂN CHAY – KHÔNG SÁT SINH, LẬP TỨC TỪ CÕI CHẾT TRỞ VỀ.
(Trích” Nhân Quả Báo Ứng – Những Điều Mắt Thấy Tai Nghe”)
– Cư Sĩ Tịnh Tùng –

Cư sĩ Hoàng Tuệ Đôn là người ở thị trấn Hoành Kinh, huyện Tô Châu, tỉnh Giang Tô.

Ngày 13/01/1938, do vì làm việc quá sức, cộng thêm bị nhiễm gió độc, cho nên thân thể vô cùng mỏi mệt…
Chẳng những thế cánh tay trái lại mọc một mụt độc, dù chữa trị thế nào cũng không thấy bớt, mụn độc to bằng cái chén, máu mủ chảy suốt ngày, khiến cho cư sĩ phát sốt lúc nóng lúc lạnh, cơm nước cũng không buồn ăn…

Đến ngày 14/ 02, tức là 31 ngày từ khi phát bệnh, bác sĩ báo với người nhà đưa ông về vì đã hết phương chữa trị.

Cư sĩ biết mình không thoát khỏi nạn kiếp này, không giống như mọi người, khi đứng trước bờ vực tử thần thì hầu hết lo lắng, sợ sệt, nhưng cư sĩ rất cừ, trong lúc đau đớn ông nghĩ lúc bình thường mình rất thích ăn cá tươi, tạo nghiệp sát quá nặng, cho nên mới gặp nạn kiếp này, nghĩ đến đây ông thấy hổ thẹn, ăn năn những ác nghiệp đã làm, nằm trên giường cư sĩ luôn PHÁT NGUYỆN SÁM HỐI:
Nguyện từ đây cho đến khi nhắm mắt không ăn cá nữa, lại kiền thành niệm Bồ-Tát Quán Thế Âm, cầu Ngài gia hộ”.

Sau khi phát nguyện khoảng ba giờ, đột nhiên ông nôn ra khoảng một chén máu và mủ, cư sĩ nghĩ đã nôn máu và mủ đồng nghĩa với mạng sống sắp kết thúc, do đó ông nhất tâm niệm Phật chờ vãng sinh.

Vài phút sau, cư sĩ cảm giác có mùi thơm phảng phất khắp nhà, cơn sốt của ông tự nhiên không còn tái phát nữa, bệnh tình cũng giảm bớt một nửa và bắt đầu ăn uống lại bình thường.

Ngày hôm sau, có một người bạn đến thăm, thấy bệnh tình của cư sĩ, ông liền nói ở nhà ông có một loại thuốc, nếu cư sĩ cần thì lấy dùng thử, thật kỳ diệu, vừa dùng đã thấy hiệu quả ngay, vài ngày sau cư sĩ ngồi dậy và sinh hoạt bình thường, bệnh tình dần dần bình phục.

*****************************************

PHÁT NGUYỆN KHÔNG SÁT SINH.

Tại Hàng Châu, bà Ngô vợ cư sĩ Thái Phúc Sinh, vào ngày 7/1934, giữa lòng bàn tay phải bỗng mọc một mụt nhọt, lúc mới mọc rất nhỏ, đau nhức không thể chịu được, nó hành suốt ngày đêm không sao chợp mắt được, chưa đến 10 ngày, mụt nhọt ấy sưng tấy lên, ảnh hưởng đến cả cánh tay, khiến bà buồn rầu, lo lắng, thật là nguy hiểm.

Bà đến rất nhiều ngoại khoa để chữa trị, nhưng họ đều bó tay. Thái cư sĩ kiền thành cầu nguyện Bồ-tát Quán Thế Âm gia hộ cho vợ được thoát khỏi bệnh tật, bà Ngô cũng PHÁT NGUYỆN: “Từ đây về sau vĩnh viễn không sát hại sinh mạng chúng sinh”.

Ngày hôm sau, cô giúp việc ra ngoài tìm thuốc cho bà, đi đến nửa đường gặp một vị bác sĩ khoa nhi, thấy vị ấy tự giới thiệu về mình, cô giúp việc liền mời vị bác sĩ về khám bệnh cho bà Ngô.

Quả nhiên sau mười mấy lần thoa thuốc, ngòi mụt nhọt lòi lên, vị bác sĩ nặn nhẹ mủ chảy ra lai láng, ước khoảng hơn một chén lớn, vài ngày sau bớt hẳn.

**********************************************

VỢ CON GIỮ GIỚI KHÔNG SÁT SINH NGUYỆN ĂN CHAY VÌ CHỒNG .

Ở huyện Quỳ Môn tỉnh Tứ Xuyên có cư sĩ Lý Bồi, năm 1928, vì bọn thổ phỉ hoành hành, nên cư sĩ cùng vợ là Khâu Hoành Bạch chuyển nhà đến Huyện Vạn.

Mùa thu, sau khi nghe Pháp sư Đại Dụng giảng kinh, hai vợ chồng phát tâm tham gia Đông Xuyên Phật Học Xã, kiền thành niệm Phật, chưa từng có tâm giải đãi.

Đến tháng 8 năm sau, Lý cư sĩ bị bệnh lỵ rất nặng, đưa vào bệnh viện chữa trị hơn 10 ngày vẫn không thấy khá hơn, các bác sĩ bảo đem ông về hỏi ông muốn ăn gì thì cho ông ăn và lo tang sự là vừa, vì bệnh lý của ông đã hết thuốc chữa rồi.

Vợ con ông nghe xong sợ hãi khóc than thảm thiết, họ bèn đốt hương lên bàn Phật, cầu đức Phật A-Di-Đà, Bồ-Tát Quán Thế Âm, xin các Ngài từ bi gia hộ cho ông được thoát khỏi kiếp nạn này, họ cầu:
“Nam mô A-Di-Đà Phật! Nam mô Quán Thế Âm Bồ-Tát!
Xin các Ngài gia hộ cho chồng con được hết bệnh, nếu anh ấy hết bệnh thì con nguyện suốt đời giữ giới không sát sinh, lại ăn chay trường 5 năm và còn ấn tống Quán Âm Khởi Tín để khuyến hoá những người hữu duyên.”

Vợ con ông vừa cầu nguyện xong, Lý cư sĩ đột nhiên gọi vợ đến bên giường và nói rằng:
“Vừa rồi anh thấy có một người đứng trước giường, màu da vàng óng giống các vị La-Hán, đứng một lúc rồi ẩn.”

Cũng thuốc đó mà uống trong suốt 10 ngày không thấy hiệu quả, nhưng hôm nay uống lại thấy hiệu quả ngay, mấy ngày sau bệnh lý của cư sĩ bớt hẳn, thân thể khoẻ mạnh như xưa.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT !
NAM MÔ ĐẠI BI HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT!

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng và văn bản