Tổng quan phương pháp Học Phật Pháp

Luận Về Phật Học - Tu Hành Khác

ĐỨC PHẬT LÀ AI

Một người hỏi Ðức Phật: Ngài có phải là Thượng Ðế không?
Ðức Phật trả lời: Không
– Là một bậc Thánh?
– Không
– Là một Thiên Thần?
– Không
– Vậy Ngài là người thế nào?
Ðức Phật đáp: “Ta là người đã giác ngộ”. 
————————–
Câu trả lời của đức Phật đã trở thành danh hiệu của Ngài, bởi đây là điều đức Phật đã thuyết bày.
Học giả Smith Huston, trong cuốn The Religions of Man trình bày những tôn giáo lớn của nhân loại, ông nêu ra sáu điểm đặc biệt khác đời của Phật Giáo là:
(1) Một tôn giáo không quyền lực,
(2) Một tôn giáo không nghi lễ,
(3) Một tôn giáo không tính toán, suy lường,
(4) Một tôn giáo không tập tục truyền thống,
(5) Một tôn giáo không có khái niệm về quyền tối thượng và ân điển của một đấng Thượng-đế,
(6) Một tôn giáo không thần bí.

 Nguồn: https://www.facebook.com/dung.nguyenhuu.376695/posts/209904586092050
– Ðức Phật dạy: “Người tu hành theo Ðạo như một người chiến đấu với vạn người”.
(Mặc áo giáp ra cửa, tâm ý hoặc khiếp nhược, hoặc đi nửa đường thối lui, hoặc chiến đấu đến chết, hoặc đắc thắng mà về. Người Sa môn học Ðạo (cũng vậy) phải có ý chí kiên cường, dũng mãnh tiến lên, không sợ cảnh tượng trước mắt (làm chướng ngại) phá tan các loài ma để đắc Ðạo thành đạo quả)

Chú giải các loài ma: tiếng Phạn gọi là Mara, nghĩa là Giết hại, làm não hại thân tâm, tổn hại công đức, phá hoại trí tuệ. Có 4 loại ma:
1. Ma phiền não: Tham, Sân, Si… não hại thân tâm.
2. Ma 5 ấm (ngũ ấm ma): chấp thủ sắc thân, cảm giác, tri giác, tâm hành và nhận thức là ngã, nên bị năm ấm trói buộc.
3. Ma chết (tử ma): tử thần cắt đứt mạng sống con người làm gián đoạn sự tu tập.
4. Ma trời (thiên ma): là tha hóa tự tại thiên, cõi trời thứ 6 của Dục giới, còn gọi là ma vương, ma ba tuần, chuyên làm trở ngại cho việc tu hànhlàm việc thiện.

Chân Sư cũng dậy về chọn đường Tu:MỖI NGƯỜI MỖI KHÍ CHẤT, NHƯỜNG NHƯ MỖI KHÍ CHẤT CÓ MỘT CON ĐƯỜNG THÍCH HỢP NHẤT ĐỂ NGƯỜI ĐÓ TU TẬP PHÙ HỢP NHẤT”. CHỌN ĐÚNG CON ĐƯỜNG PHÙ HỢP VỚI MÌNH, BẠN SẼ GẶP ÍT TRỞ NGẠI NHẤT, PHÁT HUY TỐI ĐA NĂNG KHIẾU CỦA MÌNH ĐỂ TIẾN NHANH NHẤT TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN GIÁC NGỘ.

– Ðức Phật dạy cách Tu tập:Sa môn hành đạo đừng như con trâu kéo vất vả; thân tuy có tu tập mà tâm không tu tập. Nếu tâm có tu tập thì không cần thân tu tập (hình thức bên ngoài).

KINH CHÁNH KIẾN

Đây là những điều mà tôi đã được nghe, thời Đức Phật cư trú tại ngôi nhà khách ở trong rừng, thuộc tụ lạc Na-lợi. Lúc ấy có tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên đến thăm Người. Sau khi đảnh lễ dưới chân Đức Phật, tôn giả ngồi xuống một bên và thưa rằng:
– Bạch Đức Thế Tôn, Thế Tôn thường nói tới danh từ chánh kiến.” Cúi xin Người giảng giải ý nghĩa của từ này cho chúng con.
Phật bảo tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên rằng:

– Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm. Vì vướng vào tri giác sai lầm đó cho nên mới kẹt vào hoặc “ý niệm có”, hoặc “ý niệm không.” Này Tán-đà Ca-chiên-diên! Phần lớn người đời đều bị kẹt vào chấp mắc và bảo thủ. Người không bị kẹt vào chấp và thủ thì không còn nắm giữ và vọng tưởng về cái ngã nữa. Người ấy biết cái khổ, chẳng hạn, khi có điều kiện phát sinh thì nó phát sinh, khi hết điều kiện tồn tại thì nó tiêu diệt. Người ấy không còn nghi hoặc gì nữa cả. Cái thấy của người ấy không do ảnh hưởng của kẻ khác mà có, trái lại do chính người ấy tự đạt được. Cái thấy ấy gọi là chánh kiến. Đó là cách trình bày chánh kiến của Như Lai.

Người có tri kiến chân chính khi quán sát về sự sinh khởi của thế gian không thấy thế gian là không. Người có tri kiến chân chính khi quan sát về sự hoại diệt của thế gian không thấy thế gian là có. Này Tán-đà Ca-chiên-diên! Chấp có là một biên kiến, chấp không là một biên kiến khác. Như Lai lìa hai biên kiến đó mà thuyết pháp một cách trung đạo. Nghĩa là: “Cái này có vì cái kia có, cái này sinh vì có cái kia sinh.” Từ vô minh mà có hành, từ hành mà có thức, từ thức mà có danh sắc, từ danh sắc mà có lục nhập, từ lục nhập mà có xúc, từ xúc mà có thọ, từ thọ mà có ái, từ ái mà có thủ, từ thủ mà có hữu, từ hữu mà có sinh, từ sinh mà có lão tử, và khổ đau chồng chất thành khối.

Nếu vô minh không còn thì hành không còn, hành không còn thì thức không còn, thức không còn thì danh sắc không còn, danh sắc không còn thì lục nhập không còn, lục nhập không còn thì xúc không còn, xúc không còn thì thọ không còn, thọ, không còn thì ái không còn, ái không còn thì thủ không còn, thủ không còn thì hữu không còn, hữu không còn thì sinh không còn, sinh không còn thì lão tử không còn và nguyên khối khổ đau chồng chất kia bị tiêu diệt.
Phật nói kinh này xong, tôn giả Tán-đà Ca-chiên-diên thấy tâm bừng sáng giải thoát, cắt đứt được các hệ lụy và chứng quả A-la-hán.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Nguồn: https://www.facebook.com/dung.nguyenhuu.376695/posts/362498697499304

KINH VÔ MINH

Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn trúc Ca-lan-đà trong thành Vương xá. Bấy giờ Tôn Giả Xá-Lợi-Phất và Tôn Giả Ma-Ha Câu-Hi-La ở tại núi Kỳ-xà-quật. Vào buổi chiều, sau khi xả Thiền xong Tôn Giả Câu-hi-la đến chỗ Tôn Giả Xá-Lợi-Phất, cùng chào hỏi, và nói những lời tốt đẹp làm hài lòng, rồi ngồi qua một bên, hỏi Tôn Giả Xá-Lợi-Phất:
“Tôi có những việc muốn hỏi, nhân giả có rảnh thì giờ vì tôi mà nói cho không?” o
Tôn Giả Xá-Lợi-Phất đáp:
“Tùy theo những gì nhân giả hỏi, nếu biết tôi sẽ trả lời.”
Tôn Giả Ma-Ha Câu-Hi-La hỏi Tôn Giả Xá-Lợi-Phất:

“Gọi là vô minh, vậy thế nào là vô minh? Ai có vô minh này?”

Tôn Giả Xá-Lợi-Phất đáp:
Vô minh là không biết , không biết tức là vô minh.
Không biết những gì?
Sắc là vô thường, mà không biết như thật sắc là vô thường; sắc là pháp ma diệt mà không biết như thật sắc là pháp ma diệt; sắc là pháp sanh diệt mà không biết như thật sắc là pháp sanh diệt.
Thọ, tưởng, hành, thức là pháp vô thường mà không biết như thật thọ, tưởng, hành, thức là pháp vô thường; thức là pháp ma diệt mà không biết như thật thức là pháp ma diệt; thức là pháp sanh diệt mà không biết như thật thức là pháp sanh diệt.
Này Ma-Ha Câu-Hi-La, đối với năm thọ ấm này mà không thấy, không biết như thật, không có vô gián đẳng [4], ngu si, mờ tối, không sáng tỏ, thì gọi là vô minh. Ai thành tựu những điều này gọi là vô minh.”
Lại hỏi Tôn Giả Xá-Lợi-Phất:

“Gọi là minh, vậy thế nào là minh? Ai có minh này?”

Tôn Giả Xá-Lợi-Phất nói Tôn Giả Ma-Ha Câu-Hi-La:
“Minh là biết; biết gọi là minh.”
Lại hỏi:
Biết những gì?”
Đáp:
“Sắc là vô thường; biết như thật sắc là vô thường.
Sắc là pháp sanh diệt, biết như thật sắc là pháp sanh diệt.
Thọ, tưởng, hành, thức là vô thường, biết như thật thọ, tưởng, hành, thức là vô thường.
Thức là pháp sanh diệt, biết như thật thức là pháp sanh diệt.
Này Tôn Giả Câu-hi-la, đối với năm thọ ấm này, như thật biết, thấy, sáng tỏ, có giác, có tuệ, có vô gián đẳng, đó gọi là minh. Ai thành tựu những điều này thì gọi là người có minh.”
Sau khi hai vị chánh sĩ này, mỗi người nghe những điều được nói, tùy hỷ lẫn nhau, từ chỗ ngồi đứng dậy về chỗ ở của mình.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người
Nguồn: https://www.facebook.com/dung.nguyenhuu.376695/posts/364575877291586
THÂN XÁC TA TỪ ĐÂU MÀ CÓ
Ðức Phật dạy :
“Phải biết rằng bốn đại ở trong thân thể, mỗi đại có một cái tên (Ðịa, Thủy, Hỏa, Phong) đều là không có Ngã, cái Ngã đã không có, thì cái có chỉ như ảo hóa mà thôi.
Ý nghĩa:
Khi ta nói đến thân tôi có nghĩa là ta nói đến các chủ thể ngự trị trên thân xác, thường gọi là linh hồn, là cái tôi. Cái được gọi là Ngã, nghĩa là một thực thể tồn tại độc lập, bất biến, trường cửu, cái linh hồn ấy đứng đằng sau sự chuyển biến vô thường của thể xác. Sau khi chết, xác tàn hoại, linh hồn sẽ rời khỏi đi đầu thai ở đâu đó. Thực ra, theo đạo Phật chẳng có cái ngã nào như vậy. Chủ trương vô ngã của đạo Phật hết sức đặc biệt, và đó là điều chính yếu để phân biệt giữa Ðạo Phật và các tôn giáo khác. Chủ trương đó xuyên suốt hệ thống Phật học, phù hợp với chân lý, với thực tiễn, chỉ có điều nó ngược lại với sự suy tư và mong ước của người đời.Không có cái gì là Ngã, là chủ thể cả. Cái mà ta hiện có ta tưởng là Ngã, là chủ thể, thực ra chúng có mà không thật, không độc lập, không tồn tại lâu, gọi là huyễn, ảo mà thôi.


Chia sẻ:

Trả lời