Chương 3 – CHAPTER 3
Karma and Pain
Karma và Sự Đau khổ
Modern philosophies in the West are unable to answer the simplest questions asked by man today, even such basic questions as who we are, why we are on Earth, where we are going from here, and why is it that some people have to suffer so much? Answers to these questions have been available to the esotericist from ancient days in the teachings of Ancient Wisdom.
Triết học hiện đại Phương Tây không thể trả lời những câu hỏi đơn giản nhất của con người ngày nay, thậm chí là những câu hỏi cơ bản như chúng ta là ai, tại sao chúng ta lại có mặt trên Trái Đất này, chúng ta đang đi đến đâu và tại sao một số người lại phải chịu đựng nhiều đau khổ như vậy? Các nhà huyền linh học đã có các câu trả lời cho các câu hỏi này từ thời cổ đại trong những lời truyền dạy của Minh Triết Cổ Xưa.
Karma and Pain
Nghiệp quả và Sự Đau khổ
One of the most perplexing of these questions which have plagued mankind throughout the centuries is why some people have to endure great pain and suffering through various diseases and other misfortunes, and why others are showered with love, good fortune and all the ‘good’ things of life. Why are some born into this life deformed, or with great propensity to disease or illness in later life and others never know a day of disease throughout their entire life? Why do some have graceful, vibrant bodies full of vital force and others are ugly and full of dissonance?
Một trong những câu hỏi làm rối trí nhất đã quấy rầynhân loại trong suốt nhiều thế kỷ là tại sao một số người phải chịu những nỗi khổ đau to lớn như bị nhiều loại bệnh tật hay gặp bất hạnh, và tại sao những người khác lại được bao quanh bởi tình yêu, sự may mắn và những thứ “tốt đẹp” trong cuộc đời này. Tại sao một số người khi sinh ra lại không lành lặn hoặc có thiên hướng ốm đau, bệnh tật khi về già và những người khác lại không biết lấy một ngày ốm đau, bệnh tật trong suốt cả cuộc đời họ? Tại sao có những người lại có thân hình duyên dáng, đẹp đẽ, đầy sức sống và những người khác lại xấu xí hoặc không hài hòa?
Science has come a long way in this century, establishing without doubts that there is order in the universe – anywhere and wherever we turn our attention. The planets spin in their orbits according to certain definable laws, revealed by the astronomer Kepler more than three hundred years ago … the pressure of the blood in our arteries and veins rises and falls according to laws we can correlate to other bodily systems … the whole flowering of the planet earth is woven within the tapestry of seasonal changes by certain well-known laws of nature.
Khoa học đã tiến một bước dài trong thế kỷ này, khẳng định một sự chắc chắn không nghi ngờ gì rằng có một trật tự trong vũ trụ này – ở tất cả mọi nơi và bất kỳ chỗ nào mà chúng ta chú ý đến. Các hành tinh xoay tròn trong các quỹ đạo của chúng theo các quy luật nhất định, được khám phá bởi nhà thiên văn học Kepler hơn ba trăm năm trước… hay áp lực của dòng máu lên các động mạch và tĩnh mạch tăng và giảm theo quy luật mà chúng ta có thể liên hệ đến các hệ thống khác trong cơ thể…sự nở hoa của cả trái đất được dệt trong tấm thảm của những sự thay đổi theo mùa bởi các luật nhất định phổ biến của tự nhiên
But for all its knowledge of the ordered structure of things throughout our universe, science still refuses to admit that there must then be laws which govern the kind of body with which a person is born and the kind of environment into which that body is thrust at birth. Of further concern is the failure of science to admit that there must also be laws which govern how we are to leave this life, and laws to say what will happen to our consciousness after we are dead.
Nhưng với tất cả những kiến thức về cấu trúc có trật tự của mọi vật trong vũ trụ, khoa học vẫn từ chối thừa nhận rằng có các luật chi phối hình thức mà một người được sinh ra và hình thức môi trường mà thân thể đó được sinh vào. Quan ngại hơn là sự thất bại của khoa học khi không thừa nhận rằng chắc chắn phải có các luật nào đó chi phối cách chúng ta sống cuộc đời này và các luật để nói ra điều gì sẽ xảy ra với tâm thức của chúng ta sau khi chúng ta chết đi
Answers in the Ancient Wisdom
Các câu trả lời trong Minh Triết Cổ Xưa
The teachings of Ancient Wisdom reveal that just as there are laws that govern the universe, the atom, and nature itself – so there are laws that govern man’s existence in that universe as part of nature, and containing atoms as part of his own constellatory beingness … the karmic laws governing disease and rebirth.
Theo những lời dạy trong Minh Triết cổ xưa, có những luật chi phối vũ trụ, nguyên tử và tự nhiên –và do đó có những luật chi phối sự tồn tại của con người trong vũ trụ như một phần của tự nhiên, và chứa đựng các nguyên tử như một phần của vũ trụ tồn tại của y…luật Nghiệp quả chi phối bệnh tật và sự tái sinh
It is only through acceptance of the fact of karma and reincarnation in our philosophies of today that answers will be given for everything that exists on this planet. These philosophies can then explain fire-walking, hypnotism, materialization, spirit healing – indeed all phenomena of the inner worlds.
Chỉ có thông qua việc thừa nhận sự thật về Karma và sự tái sinh trong các triết học của chúng ta thời nay mới có thể có câu trả lời cho tất cả mọi sự vật tồn tại trên hành tinh này. Khi đó những triết lý này có thể giải thích các hiện tượng như đi trên lửa, thuật thôi miên, chữa bệnh tâm linh – thực chất là tất cả các hiện tượng của các thế giới bên trong
The Teachings of Buddha
When the Buddha, a Sixth Rounder, came to the planet Earth, which is in its Fourth Round, it was like taking an Einstein and putting him to work as a galley slave in ancient times. The Buddha came to teach man that suffering and pain are inevitable … that it is part of the karmic role of this planet … that a correct attitude towards suffering will help men to deal with it:
Lời dạy của Đức Phật
Khi Đức Phật, một Người thuộc vòng Tuần Hoàn thứ 6 đến với hành tinh Trái Đất, lúc đó mới đang ở vòng Tuần hoàn thứ 4, việc này cũng giống như là đưa một người như Anhxtanh đến và làm một nô lệ khổ sai trong thời cổ đại. Đức Phật đến để dạy con người rằng đau khổ là không tránh khỏi và rằng nó là một phần vai trò của nghiệp quả với hành tinh này và một thái độ đúng đắn với việc chịu đựng đau khổ sẽ giúp con người vượt qua được nó:
‘A young woman, having lost her first-born, was so beset with grief that she wandered through the streets, pleading for some magic medicine to restore life to her child. Some turned away from her in pity; some mocked her and called her mad; none could find words to console her. But a wise man noting her despair, said: “There is only one in all the world who can perform this miracle. He is the Perfect One, and resides at the top of the mountain. Go to him, and ask.”
“Một người phụ nữ trẻ, vừa mất đứa con đầu đời của mình, rất suy sụp với nỗi đau to lớn này, cô lang thang khắp các phố cầu xin một phương thuốc thần tiên để làm sống lại đứa con của cô. Một số người ngoảnh mặt đi trong sự thương xót, một số thì chế nhạo cô và gọi cô là tâm thần, không ai có thể tìm đươc một lời nào để an ủi được cô. Tuy nhiên có một nhà thông thái biết chuyện và nói với cô: “Trên thế giới này chỉ có một người có thể làm được điều kỳ diệu đó. Đó là Đấng Toàn Thiện (Đức Phật), Ngài sống ở đỉnh ngọn núi kia. Hãy lên đó tìm Ngài và hỏi”
‘The young woman went up the mountain and stood before the Perfect One and beseeched, “O Buddha, give life back to my child.” And Buddha said, “Go down into the city, from house to house, and bring me a mustard seed from a house in which no one has ever died.”
“Người phụ nữ trẻ trèo lên đỉnh núi và đứng trước Đức Phật, cầu xin “Thưa Đức Phật, xin người hãy mang lại sự sống cho đứa con con” và Đức Phật nói, “Ngươi hãy đi xuống phố, hỏi từ nhà này sang nhà khác và hãy mang cho ta một hạt giống mù tạt từ một ngôi nhà mà chưa từng có ai chết cả”
‘The young woman’s heart was high as she hastened down the mountain and into the city. At the first house she visited, she said: “The Buddha bids me fetch a mustard seed from a house which has never known death.”
“Trái tim người phụ nữ trẻ reo mừng và cô nhanh chóng xuống núi đi vào phố. Ở ngôi nhà đầu tiên cô đến, cô nói: “Đức Phật bảo tôi xuống xin một hạt giống mù tạt từ một ngôi nhà mà chưa từng có ai chết”
“In this house many have died,” they told her. So she went to the next house, and asked again. “It is impossible to count the number who have died here,” they replied. So she went to a third house and a fourth and a fifth, and so on through the city, and could not find a single house which death had not at some time visited.
Họ bảo với cô “Ở ngôi nhà này rất nhiều người đã chết” Vậy nên cô đến nhà bên cạnh và lại hỏi xin, người ta trả lời cô “Không thể đếm hết số người đã chết ở đây. Do đó, cô lại đến ngôi nhà thứ 3, thứ 4 và cứ như thế cô đi hết cả thành phố và không thể tìm thấy một ngôi nhà nào mà cái chết không đến thăm.
‘So the young woman returned to the top of the mountain. “Have you brought the mustard seed?” the Buddha asked.
“No,” she said, “Nor do I seek it anymore. My grief had made me blind. I thought that only I had suffered at the hands of death.”
“Do đó người phụ nữ trẻ quay lại đỉnh núi. Đức Phật hỏi “Ngươi đã mang về cho ta hạt giống mù tạt kia chưa”.
Cô nói: “Chưa, và con sẽ không tìm kiếm nữa. Nỗi đau của con đã làm con mờ mắt. Con nghĩ rằng chỉ mình con phải chịu đựng dưới cánh tay của Thần Chết”
“Then why have you returned?” the Perfect One inquired. “To ask you to teach me the truth.” she said. And this is what the Buddha told her: “In all the world of man and all the world of gods, this alone is the Law: all things are impermanent.”
“Thế tại sao con lại trở lại?” Đức Phật hỏi, Người phụ nữ trả lời: “Để xin người dạy cho con sự thật” Và Đức Phật nói với cô: “Trong tất cả thế giới của con người và thế giới của thánh thần, chỉ có một Luật đó là: Tất cả mọi thứ đều không tồn tại mãi mãi”
Human beings have many more than five senses. One of these is the sense of pain and the physical body has many sensory organs to register pain – there is even a special tract in the spine for this purpose.
Con người có nhiều hơn nhiều hơn 5 giác quan. Một trong số chúng là giác quan về nỗi đau và cơ thể vật lý có rất nhiều cơ quan cảm giác để ghi nhận nỗi đau đó – thậm chí có cả bộ máy đặc biệt trong xương sống dành cho mục đích này
The Value of Pain
Giá trị của Sự Đau khổ
Pain can be remedial once we accept it and get on with our Soul’s purpose for experiencing it in a particular incarnation. Endured with patience and graciousness of being, then spiritual growth can be released as a ‘torrent from heaven’s gates’.
Nỗi đau có thể chữa lành một khi chúng ta chấp nhận nó và coi nó là một trong những mục đích của Linh hồn để trải nghiệm trong một lần tái sinh nhất định. Chịu đựng trong kiên nhẫn và vui sống thì sự phát triển tâm linh có thể được giải phóng như thể một “thác nước từ các cánh cổng thiên đường”.
Pain is an experience shared by all living things on our planet. Cleve Backster has shown in monitored scientific research that when a plant is approached by someone intent on burning it with a lighted cigarette, the leaves of that plant start reacting long before the person reaches it. Once, caught in a long and tedious laboratory experiment, he grew hungry and decided to eat a couple of eggs from a group he had just rigged up to reactors. Not only did all of the eggs show a decided jump on the scale registering pain reactions – but all the plants in the laboratory as well! Plants have some sort of sensory equipment capable of feeling and registering the highest of human emotions: love and compassion. They respond to it and phenomenal growths have occurred when plants are so ‘loved’ and attended to.
Nỗi đau là một trải nghiệm được chia sẻ bởi tất cả các sinh linh trên hành tinh của chúng ta. Cleve Backster đã công bố điều này trong một nghiên cứu khoa học rằng khi một cái cây được tiếp cận bởi một người có ý định đốt nó với một điếu thuốc đã châm lửa thì các lá của cành cây đó đã bắt đầu phản ứng trước khi người đó sờ đến rất lâu trước đó. Một lần, khi ông đang làm một thí nghiệm dài và chán ngắt, ông đói bụng và quyết định ăn một vài quả trứng trong một nhóm mà ông đã lấy ra trước đó để theo dõi phản ứng. Không chỉ tất cả các quả trứng đều cho thấy một mức gia tăng trong thang ghi nhận nỗi đau mà tất cả các cái cây trong phòng thí nghiệm cũng vậy. Các cây cối cũng có một cơ quan giác quan nào đó để có thể cảm thấy và ghi nhận cảm xúc cao nhất của con người: tình yêu và sự từ bi. Chúng phản ứng lại nó và sự tăng trưởng kỳ diệu đã xảy ra khi cây được chú ý và yêu thương.
Until man in the West understands the real significance of death our philosophies will remain incomplete. These lost aspects of philosophy were summed up by Madam Blavatsky in a statement: ‘Suffering is heaven’s mercy for the spiritually sick.’
Triết học của chúng ta sẽ vẫn chưa hoàn thiện cho đến khi người Phương Tây hiểu sự quan trọng thực sự của cái chết. Những khía cạnh còn thiếu này của triết học được tổng kết lại bởi bà Blavatsky trong một câu nói: “Sự chịu đựng là một ơn huệ của của thiên đường dành cho những tâm linh ốm yếu”
We must not think that all suffering is to be avoided. In the West especially, the use of drugs – or whatever can be done to eliminate the experiencing of pain – is the unquestioned treatment of patients who seek medical care. Fortunately, only about 5 per cent of all sick people go to doctors when they are suffering. Most individuals with emotional and mental imbalances make necessary adjustments in daily regimes such as diet, work and rest periods, extra-curricular activities, etc.
Chúng ta không được nghĩ rằng nên phòng tánh tất cả những chịu đựng đau khổ. Đặc biệt ở Phương Tây, việc sử dụng thuốc – hoặc bất cứ thứ gì có thể được để giảm việc trải nghiệm nỗi đau – là một phương pháp không còn gì nghi vấn với các bệnh nhân tìm kiếm sự chăm sóc y tế. May mắn thay, chỉ có 5% số người ốm đến bác sỹ khi họ chịu đựng nỗi đau. Hầu hết những người bị mất cân đối về tình cảm và tinh thần đều có những sự điều chỉnh cần thiết trong chế độ sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, các hoạt động bên ngoài…
In many instances we do have to suffer during traumatic circumstances such as losing a job, having a loved one die, and other life impacts involving severe changes and adjustments. But we do not go running to the doctor for a drug to ease those kinds of pain … or we shouldn’t!
Trong rất nhiều trường hợp, chúng ta phải chịu đựng các hoàn cảnh không vui như mất việc, có người thân mất, và những tác động khác của cuộc sống liên quan đến những sự thay đổi và điều chỉnh nặng nề. Tuy nhiên chúng ta không chạy đến bác sỹ để lấy thuốc làm giảm những nỗi đau loại này… hoặc chúng ta không nên như thế
Who are the Spiritually Sick?
The materialists of the world are the spiritually sick, those individuals who are warped by their excessive attachment to and pursuit of the objective things of the outer world, while at the same time their inner or subjective world is being starved for attention and care. This state of affairs will persist until pain comes into their lives. To the individual materialist, it can begin with a sharp physical pain in a vulnerable site—vulnerable because it, too, has been progressing to that condition in undeviating application of certain laws of cause and effect. To the materialist nation, hundreds of thousands may be struck with pain, suffering and death by a natural holocaust.
Ai là những tâm linh ốm yếu?
Những người theo chủ nghĩa vật chất của thế giới là những người tâm linh ốm yếu, đó là những cá nhân bị gắn chặt và theo đuổi những mục tiêu của thế giới bên ngoài, trong khi thế giới bên trong lại bị bỏ đói, không quan tâm. Hiện trạng này sẽ tiếp diễn cho đến khi nỗi đau đến với cuộc sống của họ. Với những cá nhân theo đuổi vật chất, nó có thể bắt đầu với một nỗi đau đến nhanh ở cơ thể vật lý trong một trạng thái dễ bị tổn thương – dễ bị tổn thương bởi vì nó đã tiến triển đến điều kiện đó do tác động của luật nhân quả. Với những quốc gia theo chủ nghĩa vật chất, hàng trăm ngàn người có thể bị các chứng đau đớn hay chết do các loại dịch bệnh tự nhiên kéo đến.
Then what happens? Churches are filled to overflowing with the survivors trying to find a meaning behind all this suffering and pain which has been ‘let loose’ in their lives. Church officials can only murmur that ‘it must be the will of God’. Esotericists of the world can point out that it is more the ‘will of the people’ who are now reaping ‘what they have sown’ in the great cosmic drama of cause and effect—the karmic law of retribution on a massive scale.
Sau đó thì điều gì sẽ xảy ra? Các nhà thờ sẽ chật cứng những người sống sót cố gắng tìm kiếm ý nghĩa sau tất cả những nỗi đau và sự thống khổ đã bị “reo rắc” xuống cuộc sống của họ. Các chức sắc nhà thờ chỉ có thể thì thầm rằng “đó chắc chắn là ý của Chúa”. Các nhà huyền linh học của thế giới chỉ ra rằng điều đó là do “ý của con người” nhiều hơn, những người này đang gặt quả từ hạt mà họ đã gieo trồng trong sân khấu vũ trụ khổng lồ của nhân và quả – luật nghiệp quả trên một bình diện rộng lớn.
Suffering is Useful
One of the concepts that people will have to accept in a complete philosophy is that suffering can be useful to the Soul. Frequently, the Soul chooses a life wherein great suffering will be undergone in order to heal a portion of itself, i.e. a personality expression that has become too materialistic. If life after life is spent in obstinate refusal by the personality to express the soul’s purpose for each incarnation, then drastic action will be taken by the Soul, to force the personality to overcome the blockages to spiritual evolution. What these measures are and the extent to which they are imposed are meted out according to the karma of the individual.
Sự Chịu Đựng Nỗi Đau Là Có Ích
Một trong các khái niệm mà con người sẽ phải chấp nhận trong một nền triết học hoàn thiện là sự chịu đựng nỗi đau là có ích cho Linh Hồn. Thông thường, Linh Hồn chọn một cuộc đời có sự chịu đựng lớn để chữa lành một phần của nó, ví dụ như một người mà thể hiện phàm ngã đã quá chạy theo chủ nghĩa vật chất. Nếu hết cuộc đời này đến cuộc đời khác đều bị cá nhân đó từ chối để thể hiện các mục đích của linh hồn cho mỗi lần tái sinh, thì một hành động quyết liệt hơn sẽ được đưa ra bởi Linh Hồn, để buộc cá nhân đó vượt qua những thách thức để phát triển tâm linh. Những biện pháp này là gì và được áp dụng ở mức độ nào sẽ được tính toán theo nghiệp của cá nhân đó.
Trial and Error
Thử và Sai
All of us accept the premise that we learn by ‘trial and error’. We even accept that animals can learn under this system of experience. Once we accept reincarnation as a premise, we can then accept that even our lives on earth can be a series of ‘trial and error’. Through the ‘trial and error’ system carried out over a span of hundreds of lives, we begin to distinguish the true from the false, finally focusing on discriminating the real from the unreal when we begin to tread the Path of Discipleship.
Tất cả chúng ta chấp nhận một tiền đề là chúng ta học qua phương pháp “Thử và sai”. Chúng ta thậm chí chấp nhận rằng các con vật cũng có thể học theo hệ thống trải nghiệm này. Một khi chúng ta chấp nhận việc tái sinh như là một tiền đề, chúng ta sau đó có thể chấp nhận rằng thậm chí các kiếp sống của chúng ta trên trái đất này cũng có thể là một chuỗi các lần Thử và Sai liên tục. Thông qua hệ thống “thử và sai” được tiến hành qua chiều dài hàng trăm kiếp sống, chúng ta bắt đầu phân biệt được cái đúng từ cái sai, cuối cùng tập trung vào việc phân tách được cái thật từ cái không thật khi chúng ta đi trên Con Đường Của Người Đệ tử.
Dispersing Difficult Karma
Tiêu trừ những Nghiệp khó
One way in which difficult karma may be offset is for the individual to merge his consciousness with others in a group effort to provide a service to mankind. This is especially true for the Aryan race populating earth at this time. As a global entity, our Fifth Sub-race has the specific task to unfold the planetary Throat Chakra under the auspices of the Third Ray of Active Intelligence: groups of servers throughout the world are developing the ability to apply inteiligence actively through hard work for the benefit of mankind. In this way, each individual can help lighten the load of the planetary karma, for all are subject to these laws, even the planetary Logos Himself.
Một cách mà các nghiệp khó có thể được tiêu trừ đó là cá nhân hòa nhập ý thức của y với người khác trong một nỗ lực nhóm để phụng sự nhân loại. Điều này đặc biệt đúng với Giống dân Aryan đang sống trên trái đất vào lúc này. Như là một thực thể toàn cầu, phụ chủng thứ 5 của chúng ta có một nhiệm vụ cụ thể là khai mở Luân Xa Cổ Họng của hành tinh dưới sự bảo trợ của Cung 3 – Cung Trí tuệ Linh Hoạt: các nhóm phụng sự ở khắp thế giới đang phát triển khả năng để áp dụng trí tuệ linh hoạt thông qua làm việc chăm chỉ cho lợi ích nhân loại. Bằng cách này, mỗi cá nhân có thể giảm bớt gánh nặng nghiệp quả của hành tinh, cho tất cả những những gì chịu tác động của các luật này, thậm chí là cho cả chính cả Chủ quản hành tinh này.
It is said that this high Being is rapidly approaching His own initiation, having satisfied the Law of Karma in His own life to this point of achievement. But just as millions of disciples have contributed by shouldering their share of the pain and suffering of the world, so too will they share in the glory and elevations of consciousness through that momentous occasion.
Người ta nói rằng, đấng Cao Cả này đang nhanh chóng đạt đến dự dịnh ban đầu của Ngài, sau khi đã thỏa mãn Luật Nghiệp quả trong chính cuộc đời của Ngài ở điểm thành tựu này. Nhưng đó phải là lúc hàng triệu môn đệ cùng gánh vai chia sẻ nỗi đau và thống khổ của thế giới, và họ cũng sẽ cùng chia sẻ sự vinh quang và sự nâng tầm tâm thức thông qua sự kiện quan trọng đó.
Chia sẻ: