Bảy định luật của Công Việc Tập Thể

Các Định Luật - Định Đề Vũ Trụ

Bảy định luật của Công Việc Tập Thể
(Nguồn Luận về lửa càn khôn, trang 1216)

Các định luật này chỉ có thể được diễn đạt phần lớn qua phương tiện của các thuật ngữ huyền bí, và đó là mặt trái so với trực giác của nhà nghiên cứu khi áp dụng các thuật ngữ đó cho các hình thức vật chất hơn của sự sống.

1. Định Luật Hy Sinh.

Định Luật này liên quan đến việc giết súc vật để cúng tế (immolation) và sự hy sinh của những gì vốn đã được hiểu. Đây là sự đóng đinh vào thánh giá (crucifixion), tức định luật cơ bản của mọi công việc tập thể, nguyên tắc chi phối, mà sau rốt mang đến kết quả trong mỗi con người đang trở thành một Vị Cứu Thế (Saviour).

2. Định Luật về Xung Lực Từ Điện (The Law of Magnetic Impulse).

Định luật này chi phối sự nhận thức khởi đầu của bất cứ nguyên tử nào về các tiếp xúc chung quanh của nguyên tử, và sự đi ra/tách ra (going out), hay là sự nhạy cảm (feeling after), của nguyên tử đó để cho sau rốt một liên hệ giữa những gì được nhận thức như là thành phần của tập thể và đơn vị được thiết lập. Đây không phải là điều giống như tạo ra các tiếp xúc giác quan, như là sự liên hệ được thiết lập giữa Bản Ngã (Self) trong vạn vật, và không phải giữa các trạng thái của Not-Self (Phi-Ngã). Định luật này đôi khi được gọi là “Giai đoạn đầu hướng về sự kết hợp chặt chẽ”, vì nó mang lại kết quả là sự hợp nhất sau rốt giữa con người hay là nguyên tử với nhóm đang tạo ra các liên hệ hài hòa cho nhóm.

3. Định Luật Phụng Sự (The Law of Service).

Vì thiếu một tên gọi chính xác hơn, định luật này liên quan đến sự đồng nhất hóa của một nguyên tử với lợi ích của nhóm, và sự phủ nhận vững chãi đối với lợi lộc vật chất của chính nguyên tử; nó thực sự liên quan đến tiến trình hoặc phương pháp mà theo đó một nguyên tử (dương tính trong chính sự sống tập trung của riêng nó) dần dần trở nên đáp ứng và tiếp thu đối với sự sống tích cực của nhóm.

4. Định Luật Đẩy (Law of Repulsion).

Định Luật này chính nó có liên quan đến năng lực của nguyên tử để tháo bỏ, hoặc từ khước tiếp xúc, bất luận năng lượng nào xét thấy có hại cho hoạt động tập thể. Theo nghĩa đen, đó là một định luật phụng sự, nhưng chỉ tác động một cách hữu thức khi nguyên tử thiết lập được một vài phân biệt căn bản, và dẫn dắt các hoạt động của nó nhờ hiểu biết các định luật về bản thể của chính nó. Định luật này không cùng loại như Định Luật Đẩy vốn được dùng liên quan với Định Luật Hút (Law of Attraction) giữa các hình hài vốn có liên quan với vật chất. Các định luật mà chúng ta đang xem xét hiện nay, có liên quan tới tinh thần (psyche) hay tới trạng thái Vishnu. Một nhóm các định luật liên quan đến các năng lượng phát ra từ mặt trời vật chất, còn các định luật mà chúng ta hiện đang xem xét, phát ra từ tâm của Mặt Trời. “Lực đẩy” (“repulsion”) được bàn đến, ở đây có hiệu quả (khi được áp dụng một cách sáng suốt qua năng lượng tâm đã phát triển của nguyên tử con người, chẳng hạn) để làm tăng tiến các quan tâm của đơn vị bị đẩy và để lái đơn vị này đến gần hơn tâm của chính nó. Có lẽ một ý tưởng nào đó về cái đẹp lớn lao của định luật này như nó đang thể hiện, có thể được tập hợp từ một câu nói huyền linh trong một cổ thư nào đó:
Lực đẩy này cuốn đi theo bảy hướng, và các mãnh lực mà nó tiếp xúc, tất cả đều trở lại với sự bảo bọc của bảy người cha tinh thần”.
Do lực đẩy, một số đơn vị được thôi thúc ra khỏi trú sở và các đơn vị vô tình thất lạc được thôi thúc hướng về trung tâm của chúng. Định Luật Đẩy, hay là dòng năng lượng đối với nó chỉ là tên gọi có thể hoạt động từ bất cứ trung tâm nào, nhưng như đã có bàn đến ở đây, nó phải phát ra từ tâm điểm nếu nó có nhiệm vụ mang lại công việc cần cho tập thể.

5. Định Luật về Tiến Bộ Tập Thể (Law of Group Progress).

Định luật này đôi khi được gọi là “Định Luật Nâng Cao” (“Law of Elevation”) vì nó liên quan đến các bí ẩn của nhận thức tập thể, và các mở rộng tâm thức và vai trò mà mỗi đơn vị đóng góp trong tiến bộ chung của một nhóm. Liên quan đến gia đình nhân loại chẳng hạn, luôn luôn phải ghi nhớ sự thật rằng không một nguyên tử nhân loại nào đạt đến “độ hoàn mãn của sự sống” mà không đưa thêm nhiều điều vào bản chất chung của nhóm riêng của y. Việc nâng cao của một đơn vị mang đến kết quả là nâng cao tập thể; việc nhận thức của đơn vị sau rốt mang lại nhận thức tập thể; sự khai mở của đơn vị sau rốt đưa đến sự khai mở hành tinh, việc đạt được mục tiêu của nguyên tử nhân loại và việc thành đạt của y đối với mục tiêu của y, luôn luôn và không ngừng mang lại thành quả cho tập thể. Không ai sống cho chính mình, và thập giá hình của các đơn vị qua khắp các thiên kỷ và nhận thức của họ về bản thể chính yếu của họ, chỉ có mục đích hiến dâng cái hoàn hảo nhất mà họ có được và nhận thức được đối với các lợi ích của tập thể, chỉ là các phương pháp mà theo đó công việc giải thoát được tiến hành.

Việc Hy Sinh, Phụng Sự, Từ Lực (“Nếu ta được nâng lên, ta sẽ kéo theo tất cả”), Tiến Bộ Tập Thể, Lực Đẩy Thiêng Liêng, tất cả chỉ là các tên gọi không đầy đủ, mà dựa theo đó chúng ta tìm cách diễn đạt chân lý thiêng liêng mà toàn bộ sự sống và biểu hiện của Thái Dương Thượng Đế chỉ mới có thể có được, và mục tiêu của Ngài mới được tiết lộ, khi ngài đã đưa mỗi đơn vị nguyên tử đến giai đoạn tự phát triển khả năng (self-realization, tự tri). Lúc bấy giờ Ngài sẽ đưa chúng đến mức độ hy sinh mà bản ngã đã được nhận thức để cho mục tiêu thiêng liêng và ý chí thiêng liêng có thể được hoàn thành, đồng thời sự sống thiêng liêng và sự vinh quang mới tỏa chiếu với vẻ chói lọi hoàn hảo.
Điều này có thể được diễn đạt bằng các thuật ngữ thiên về vật chất hơn bằng cách nói rằng qua địa vị chi phối (dominance) của các định luật của Linh Hồn, thể vật chất của Thượng Đế sẽ trở thành một biểu lộ linh hoạt của mục tiêu tự tri của Ngài.

Hai định luật cuối cùng liên quan đến hoạt động tập thể, chỉ có thể được đề cập rất vắn tắt, vì ý nghĩa thực sự của chúng chỉ được nói rõ đối với các đệ tử hữu thệ mà thôi.
Trước tiên chúng liên quan đến cõi cảm dụccõi trí, do đó có liên quan đến các hiện thể tương ứng của các đơn vị của nhóm. Nên nhớ rằng một nhóm vốn đang hoạt động trên cõi trần, cũng được tìm thấy dưới một hình thức còn rộng lớn hơn trên cõi cảm dụccõi trí. Giống như thể cảm dục của con người lớn hơn là thể xác, và do đó được gắn vào cấu trúc của nó một số lớn các đơn vị nguyên tử, vì thế là một nhóm (xét về mặt tinh anh) chứa nhiều đơn vị nguyên tử hơn là trên cõi trần. Các định luật mà chúng ta đang nói đến có liên quan với mối liên hệ của các đơn vị ở cõi trần với các đơn vị đang tạo thành một phần của nhóm, và tuy thế đang hoạt động mà không có các lớp vỏ vật chất hay là các hiện thể vật chất. Cùng một ý tưởng phải được áp dụng cho các đơn vị không có một hiện thể vật chất vốn hợp thành thành phần cấu tạo của hạ trí của nhóm.

Hai định luật này được gọi là:

6. Định Luật Đáp Ứng Mở Rộng (Law of Expansive Response).

7. Định Luật về Tứ Hạ Thể (Law of the Lower Four).

Các định luật này chỉ trở nên có hiệu lực trong các đơn vị trên cõi trần vốn đang trở nên đáp ứng một cách hữu thức đối với các nhà hoạt động tập thể đã thoát xác.
Theo quan điểm của một đệ tử, tất cả các định luật này chỉ cần được xét như đang có hiệu lực trong ba cõi thấp, mặc dù không cần nêu ra rằng các song hành sẽ được tìm thấy trên tất cả các cõi. Bảy định luật này là các định luật vốn được xác định và được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng trong mọi nhóm đang hoạt động dưới sự chỉ đạo của các Đức Thầy.

Đối với mỗi một trong các Định Luật này, có một thần chúbiểu tượng rõ ràng. Ở giai đoạn huấn luyện này hoặc là qua Bộ Luận này, không thể tiết lộ hoặc truyền đạt các thần chú (formulas). Còn biểu tượng có thể được phác thảo, nếu đạo sinh thận trọng suy nghiệm về danh pháp của Định Luật, tên gọi huyền bí và biểu tượng của nó, thì nhiều điều sẽ được gom góp về các liên giao tập thể. Chính các định luật này mà chu kỳ tái lâm sắp đến sẽ được nêu lên, và Đấng Chưởng Giáo sẽ minh chứng dựa trên sự xuất lộ của Ngài, và chính các định luật này sẽ từ từ được áp dụng cho các phương pháp hoạt động của tất cả các tổ chức, các nhóm huynh hữu, các đồng môn và các giới thuộc Hội Tam Điểm. Các biểu tượng như sau:

Định luật 1. Một thập giá màu hồng, với con chim bay lượn phía trên.
Định luật 2. Hai quả cầu lửa được liên kết bằng một tam giác lửa, như vậy mô tả sự tương tác tam phân giữa mọi cơ cấu nguyên tử.
Định luật 3. Một bình nước, được giữ thăng bằng trên đầu của một người, đứng trong hình của một thập giá. Chính định luật này đem lại năng lượng, được tượng trưng bằng Cung Bảo Bình (sign Aquarius) và định luật này là yếu tố chi phối của kỷ nguyên Bảo Bình. Ở đây, có thể thêm biểu tượng cho Định Luật 2 là cội nguồn của sự thăng bằng hay là cái cân của cung Thiên Xứng (sign Libra), nhưng qua các kỷ nguyên, hình thức thực sự của nó bị lệch lạc đi. Không phải mọi dấu hiệu chiêm tinh (astrological signs) đều có thể được truy nguyên đến các biểu tượng, vì chỉ có một số ít người có thể được đến tận huyền viện của Đức Thầy.

Bảy Định Luật và các Biểu Tượng

TTTên thông thườngTên huyền bíBiểu tượngNăng lượng Cung
1Định Luật Hy sinhĐịnh Luật của
Các Đấng Chọn Tử Vong
Thập giá hồng
với Hoàng Điểu.
Luồng sinh lực Cung 4
Yếu tố nhất quán
2Định Luật Xung
Lực Từ Điện
Định Luật về
Hợp Nhất Cực
Hai quả cầu Lửa
và tam giác
Năng Lượng Phát Xạ
Cung 2. Yếu tố biểu lộ.
3Định Luật phụng sựĐịnh Luật của Thủy và NgưBình nước trên đầu ngườiNăng lượng tuôn ra của
Cung 6. Yếu tố làm sinh động
4Định Luật  ĐẩyĐịnh Luật của mọi Thiên Thần
hủy diệt
Một Thiên Thần
với thanh kiếm lửa
Năng Lượng khước từ của Cung 1
Yếu tố phân tán.
5Định Luật Tiến Bộ Tập ThểĐịnh Luật về sự nâng caoNúi và Sơn dươngNăng lượng tiến hóa
Cung 7. Yếu tố tiến hóa
6Định Luật Đáp Ứng Mở Rộng(Tên gọi không được đưa ra)Mặt Trời cháy đỏ hồngNăng lượng mở rộng của Cung 3
Yếu tố thích nghi.
7Định Luật về Tứ bộ thấpĐịnh Luật về hợp nhất dĩ tháiHình Nam và Nữ
đặt đâu lưng
Năng lượng lửa của Cung 5.
Yếu tố đem sinh lực.

Định luật 4. Ở đây chúng ta có thiên thần với lưỡi gươm lửa đang xoay theo mọi hướng. Hệ thống ký hiệu này được giữ đúng trong Thánh Kinh nơi mà vị Thiên Thần bảo vệ kho tàng và đẩy con người ra trước để tìm một lối khác đi vào, như thế thúc đẩy con người vượt qua chu kỳ tái sinh cho đến khi y tìm thấy cánh cửa điểm đạo. Về mặt huyền học, cánh cửa này được xem như thoát khỏi sự can dự của lưỡi gươm khi con người đã phát triển được khả năng bay vút lên và vượt lên trên như chim ưng đang giang cánh.

Định luật 5. Biểu tượng cho định luật này là ngọn núi với một con dê đang đứng trên đỉnh, và lần nữa một dấu hiệu chiêm tinh, cung Nam Dương (Capricorn), có thể được ghi nhận. Tất cả các chỗ vất vả, khó khăn đều được vượt qua, và con “Linh Dương” (“Divine Goat”) đạt tới đỉnh núi, biểu tượng của nhóm, xét như một đơn vị.

Định luật 6. Biểu tượng này chứa một mặt trời hồng chói lọi với một dấu hiệu ở giữa – dấu hiệu tượng trưng cho sự hợp nhất của lửanước; bên dưới dấu hiệu này là một chữ tượng hình (a hieroglyphic) vốn không thể được đưa ra vì nó mang lại manh mối cho dấu hiệu Địa cầu và là chủ âm (keynote) của thể xác của Hành Tinh Thượng Đế.

Định luật 7. Biểu tượng này có hình một người nam và nữ đứng đâu lưng lại, hình nam giữ phía trên đầu của mình một vật giống như cái khiên hoặc cái khay bạc (tray of silver), một gương phản xạ vĩ đại (great reflector), trong khi hình nữ giữ trên cao một cái bình đầy dầu. Phía dưới dấu hiệu này là một chữ tượng hình khác, nó chứa cái bí ẩn của cõi cảm dục, vốn phải được kiềm chế bằng cõi trí.
Bảy định luật này có thể được giải đoán theo đường lối các tương ứng. Người ta sẽ thấy rằng năng lượng của bất cứ trung tâm đặc biệt nào và năng lượng của bất cứ định luật nào cũng có thể được làm cho hòa hợp với nhau.

3. Hai mươi hai phương pháp Tương Tác Tập Thể.

Các phương pháp tương tác tập thể chỉ có thể được hiểu rõ nhờ xem xét sự kiện rằng tất cả các nhóm nằm trên Cung này hoặc Cung khác trong số bảy Cung, và do đó, sự tương tác của chúng sẽ là gấp ba. Điều này lần nữa phải được quan tâm khi có :

a/ Một tương tác tam phân bên trong.

b/ Một tương tác tam phân bên ngoài.

Do đó, chúng ta có thể chọn bảy Cung và đưa ra các danh xưng cho ba cách mà các nhóm trên bất cứ cung đặc biệt nào tương tác với nhau trong đó, nhớ rằng khi chúng ta xem xét chúng, chúng ta thực sự đang khảo sát hai mươi mốt rung động của Định Luật Hút hay là chuyển động, với rung động căn bản, vốn là tổng hợp của hai mươi mốt rung động được thêm vào, như vậy tạo thành hai mươi hai:

CÁC PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA CUNG

I. Cung Quyền Năng
1. Hủy diệt hình hài qua sự tương tác của nhóm.
2. Kích thích Bản Ngã, hay nguyên khí Chân Ngã.
3. Xung lực tâm linh hoặc năng lượng.

II. Cung Bác Ái Minh Triết
4. Cấu tạo các hình hài qua giao tiếp tập thể.
5. Kích thích của dục vọng, nguyên khí bác ái.
6. Xung lực linh hồn, hay năng lượng.

III. Cung Hoạt Động hay Thích Nghi
7. Cấp sinh lực cho hình hài qua công việc tập thể.
8. Kích thích các hình hài, nguyên khí dĩ thái hay nguyên khí prana.
9. Xung lực vật chất, hay năng lượng.

IV. Cung Hài Hòa, Hợp Nhất
10. Hoàn thiện hình hài qua sự tương tác tập thể.
11. Kích thích của Solar Angels hay nguyên khí trí tuệ.
12. Năng lượng bồ đề.

V. Cung Kiến Thức Cụ Thể.
13. Tương ứng của các hình hài với kiểu mẫu, qua ảnh hưởng của tập thể.
14. Kích thích của thể vật chất trọng trược của Thượng Đế, ba cõi thấp.
15. Năng lượng hoặc xung lực trí tuệ.

VI. Cung Lý Tưởng Trừu Tượng hay Sùng Tín
16. Phản ảnh của thực tại qua công việc tập thể.
17. Kích thích của Con Người qua dục vọng.
18. Năng lượng dục vọng, bản năngđạo tâm.

VII. Cung Trật Tự Nghi Lễ
19. Hợp nhất của năng lượngvật chất qua hoạt động tập thể.
20. Kích thích của mọi thể dĩ thái.
21. Năng lượng sinh động.

Hai mươi mốt phương pháp này và sự tổng hợp của chúng tổng kết một phần rất lớn tất cả những gì có thể được nói đến về các hành vi và các hoạt động của mọi thần chất (deva subtance) và mọi hình hài. Dưới Định Luật Hút, sự tương tác giữa các mãnh lực cung này và mọi hình hài nguyên tử đã xảy ra, và sự biểu lộ trở thành một sự thực trong thiên nhiên, và đại Hão Huyền (great Maya) hiện ra. Ở đây có thể ghi nhận trong kết luận rằng các yếu tố sau đây:
– 3 liên hệ nguyên tử
– 7 định luật
   22
   —-    Phương pháp hoạt động
   32

tạo thành ba mươi hai rung động cần thiết để tạo ra, về phần con người, năm cõi tiến hóa. Như chúng ta biết, có ba mươi lăm cõi phụ, hay là trong thực tế ba mươi hai rung động nhỏ và ba đang chiếm ưu thế. Giống như ba cõi của Chân Ngã trên cõi trí chi phối các cõi còn lại trong ba cõi thấp, cũng thế trong năm cõi (five worlds) của Thánh Đoàn, ba cõi phụ cao của cõi Niết Bàn (atmic plane) nắm giữ một vị trí tương tự.

Để kết thúc, chúng ta có thể đưa ra một vài trong các biểu tượng về mười hai Huyền Giai Sáng Tạo. Không thể đưa ra các biểu tượng mà nhờ đó các Adepts biết đến chúng, vì trong các biểu tượng này sẽ tiết lộ nhiều điều mà có lẽ là khôn ngoan hơn khi giữ bí mật, nhưng các biểu tượng đó, vì chúng được tìm thấy trong các ký ảnh mà các đệ tử không thể đạt tới được, có thể được đưa ra, và do sự xem xét kỹ lưỡng về các biểu tượng này, một hiểu biết nào đó về đặc tính chủ yếu của Huyền Giaithể được tiết lộ.

BẢY HUYỀN GIAI

TT

Huyền giai

Số

Biểu tượng

Lực
Trạng thái – Kiểu

1Các Đấng Thiêng Liêng1 hoặc 6Hoa sen 12 cánh khép kín Hoàng kimMột của Vũ trụ lực hay Shakti thứ 6
2Các Con của
Dục vọng Bốc Lửa
2 hoặc 7Bảy quả cầu có màu mỗi quả có lửa ở giữaHai của Shakti  thứ  7
3Triads hay Các Hoa tam phân3 hoặc 8Ngọn lửa chia ba lượn lờ trên bàn thờ cháy sángBa của Shakti thứ 1 hay kiểu mẫu của lực
4Các Đấng Hy Sinh hoặc Điểm  Đạo Đồ4 hoặc 9Con, đứng với các cánh tay dang rộng trong không gianThứ hai của Vũ trụ năng thứ tư
5Cá Sấu hay là các Đấng hoàn thiện5 hoặc 10Ngôi Sao năm cánh với biểu tượng của Thái Dương Hệ 1 ở giữaThứ tư của Vũ-trụ lực thứ năm (Mahat)
6Các Lửa Hy Sinh. Những kẻ tìm đạo6 hoặc 11Mặt Trăng bạc được vượt lên bởi một Thập Giá cánh đồng đềuThứ ba của Vũ trụ lực thứ 6
7Các Giỏ Thức Ăn hoặc các Blinded Lives7 hoặc 12Người đảo ngược với đôi mắt khép kínThứ tư của Thần Lực Sáng Tạo thứ 7

Các biểu tượng cho năm Huyền Giai đã trải qua, có thể được trình bày như sau:

1. Một quả cầu lửa màu lục với ba tia sáng hồng.
2. Một hình cầu, được chia bằng chữ Tau, có màu lục và bạc.
3. Một con chim, có bộ lông sậm màu và con mắt rực lửa.
4. Hai ngôi sao với màu hồng sinh động được nối liền bằng một dải băng tím.
5. Một hình trứng màu chàm với năm ký tự hay là các chữ biểu tượng bên trong đường viền của nó.

Các hierarchies này cũng được xếp chung nhau và được xem như một và được gọi theo ngôn ngữ huyền môn là:

“Các Sự Sống của những gì xuất hiện, quay và tập hợp vào chính chúng năm trạng thái của Mahat”.
Vốn có ý nghĩa là sự giải thoát đã đạt được và các lợi ích đạt được trong thái dương hệ thứ nhất, biểu tượng này lấy hình thức của một bàn thờ cháy rực với lửa tinh khiết nhờ đó để thoát ra một con chim có bộ lông xanh lục và vàng có năm cánh giăng ra. Phía trên biểu tượng này xuất hiện một vài chữ tượng hình bằng chữ Sensa có nghĩa “Tôi vẫn tìm kiếm”.

Các biểu tượng của bảy Huyền Giai Sáng Tạo đang biểu lộ hiện nay, tất cả đều nằm trong một vòng tròn biểu thị cho sự giới hạn và vạch giới hạn của Sự Sống. Tất cả các Huyền Giai này đều là các Con của ước vọng, và là một biểu hiện tối cao của ước vọng đối với sự sống biểu lộ của Thái Dương Thượng Đế. Chúng nhận được sức thôi thúc ban đầu của chúng từ cõi cảm dục vũ trụ. Chúng cũng là biểu hiện của một rung động phát ra từ dãy thứ hai của các cánh hoa trong Hoa sen của Thượng Đế trên cõi trí vũ trụ.

Do đó, chúng là một và tất cả là một biểu hiện của bản chất bác ái của Ngài, và chính vì lý do này mà thể bồ đề (buddhi) được tìm thấy ở tâm của nguyên tử nhỏ nhất, tức là cái mà trong thái dương hệ này chúng ta gọi là lửa điện. Vì sự sống dương ở trung tâm của mọi hình hài chỉ là một biểu hiện của tuệ giác vũ trụ, và việc tuôn xuống của tình thương vốn có cội nguồn của nó trong Tâm của Thái Dương Thượng Đế, đây chính là một nguyên lý phát ra từ Đấng Cao Hơn Thượng Đế của chúng ta, Đấng Mà Về Ngài Không Gì Có Thể Nói Đến (One Above Our Logos, He Of Whom Naught May be Said).

Chính tình thương tự giới hạn bằng dục vọng (desire), và cho những gì được ưa thích. Chính tình thương tự tuôn đổ vào các hình hài, các hình hài này được kích thích và được trợ giúp bằng cách ấy; đó là việc hoàn thành các nghĩa vụ thiêng liêng đã gánh chịu trong các thiên kiếp (kalpas) xa xăm mơ hồ, chúng báo trước bộ ba của các thái dương hệ mà chúng ta có thể hình dung một cách lờ mờ, và đó là “Nguyên Ủy của Ánh Sáng” (theo một hàm ý về vũ trụ) tuôn ra Chính Ngài về những gì trói buộc Ngài và những gì là thiên trách (dharma) của Ngài để nhấc lên đến Thiên Tòa của Ngài (His Throne). Không thể miêu tả sự khai mở về Tình Thương của Thái Dương Thượng Đế như nó tự thể hiện trước con mắt của bậc có nhãn thông, cũng như không thể nêu ra bản chất của Đấng Hy Sinh của vũ trụ như Ngài tự giới hạn Chính Ngài để cứu độ. Ở mỗi giai đoạn của Thánh Đạo, mức độ của bác ái và hy sinh được khai mở vì đệ tử biết chính mình ở trong phạm vi nhỏ bé của Đấng Hy Sinh và Bác Ái. Điều đó chỉ có thể được hiểu rõ khi hai dãy cánh hoa Chân Ngã bên trong được khai mở; tri thức sẽ không tiết lộ nó, và chỉ khi một người vượt qua được hiểu biết và biết chính mình là một cái không phân ly, thì sự thiên khải đặc biệt này mới đến với y.

Đây là bí ẩn đàng sau bảy biểu tượng, mỗi cái che giấu một trạng thái của Tình Thương thất phân của Thượng Đế khi điều đó được tiết lộ qua Huyền Giai của các Đấng Cao Cả (Beings), hoặc là dưới hình thức Ngôi Con tiết lộ nó, Đấng là toàn thể của Tình Thương Thượng Đế.

Nhân đây chúng ta có thể xem xét loại thần lực được một Huyền Giai đặc biệt sử dụng.

* Hết Bảy định luật của Công Việc Tập Thể    


Chia sẻ:

Trả lời