CÁC VẤN ĐỀ TÂM LÝ HỌC – ̣Chia rẽ – Hợp nhất -Kích thích

Sách Nhân Trắc Học Tổng Hợp

Phần 1: CÁC VẤN ĐỀ TÂM LÝ HỌC
[ Không bao gồm các vấn đề của các thần bí gia và các đệ tử ]

Tâm lý học đúng đắn sẽ chỉ xuất hiện và các kỹ thuật đúng đắn sẽ chi được sử dụng khi các nhà tâm lý biết chắc (như một biện pháp đầu tiên và cần thiết) các cung, các tác động chiêm tinh và các loại tâm thức (Arya hoặc Atlantis) của bệnh nhân. DK Tâm lý học Nội Môn II, 494

Mục lục

  1. CÁC VẤn đỀ cỦa Tâm lý hỌc.. 3

TỔng quan.. 3

  1. CÁC VẤN ĐỀ VỀ Sự Chia Rẻ.. 5
  2. CÁC VẤN ĐỀ HỘI NHẬP.. 8
  3. CÁC VẤN ĐỀ VỀ kích thích – Bởi Leoni Hodgson. 9

1a. Các vẤn đỀ phát sinh tỪ hoẠt đỘng tRÍ TUỆ MÃNH LIỆT (P 454) 9

1b. CÁC VẤn đỀ – TRÍ TUỆ MÃNH LIỆT KÍCH ĐỘNG BẢN chẤt DỤC VỌNG (tr. 460) 10

2: CÁC VẤn đỀ là kẾt quẢ cỦA SỰ THAM Thiền & SỰ GIÁC NGỘ (tr. 463) 11

PhỤ lỤc – CÁC RỐi loẠn THỜI hiỆn đẠi và CÁC Tương đương HUYỀN bí  17

Ví dỤ Phân tích mỘt vẤn đỀ tâm lý: Joseph Stalin.. 18

  1. CÁC VẤN ĐỀ CỦA TÂM LÝ HỌC

TỔNG QUAN

Khoa học chính ngày nay là Tâm Lý Học. Lý do cho tính quan trọng và tính hữu dụng của nó là bởi vì nó chú trọng vào mối quan hệ của đơn vị đối với tổng thể, đối với môi trường xung quanh và các sự giao tiếp; nó nghiên cứu khí cụ và bộ máy tiếp xúc của con người, và tìm cách tạo ra sự thích ứng chính xác, sự tích hợp và phối hợp đúng đắn, và sự giải phóng cá nhân cho một cuộc sống hữu ích, viên mãn và phụng sự. Tâm lý học mới nên được xây dựng dựa trên:

  1. (Các vấn đề hữu cơ gác sang một bên), một nhận thức rằng đây là một vấn đề về NĂNG LƯỢNG, và mối tương quan hay không tương quan của các lực. Sự xung đột của các năng lượng, hoặc không có khả năng xử lý các lực đang tuôn vào, có một tác dụng không ổn định. Như một hệ quả, các nhà tâm lý học phải có một sự hiểu biết về các năng lượng cung và các lực khác vốn chi phối cuộc sống của một người.
  2. LINH HỒN phải là trung tâm. Chính chân nhân (the true man) ở đằng sau sự nhập thể và đang thúc đẩy những kinh nghiệm trên cõi trần.
  3. ĐỊNH LUẬT TÁI SINH phải được tính đến. Điều này sẽ là một tác nhân giải phóng chính, vẫn ở phía trước người đang thất vọng nặng nề với cuộc sống, với các cơ hội tương lai của y đối với hạnh phúc hay sự hoàn hảo.
  4. CẤU TRÚC TOÀN BỘ của con người phải được công nhận gồm thể tình cảm, thể tríthể xác-dĩ thái của y, và ảnh hưởng của linh hồn khi nó tác động qua các luân xa.
  5. Các vấn đề nên được đối mặt MỘT CÁCH TÍCH CỰC. các khách hàng nên được cho biết rằng bất kỳ khó khăn tâm lý nào đều xảy ra với mọi người và không có gì khác thường; rằng các khủng hoảng đó biểu thị sự tiến bộ và cơ hội; rằng năng lực để vượt lên trên khó khăn đó nằm ở bên trong linh hồn và cùng với linh hồn, là nguồn gốc của minh triết và sức mạnh. Rằng họ nên tham thiền để cảm thông với linh hồn, để học cách kêu gọi quyền năng của linh hồn.

Sơ đồ sau đây là một tổng quan về các nhóm vấn đề tâm lý bao gồm trong cuốn sách Tâm Lý Học Nội Môn của Bailey, tập II.

 Các vấn đề của tâm thức – Các nguyên nhân gốc của mọi rối loạn tâm lý

A. Ba nhóm vấn đề tâm lý chính

(ảnh hưởng đến toàn thể nhân loại)

B. Các nhà thần bí – Đệ tử

(Những người sống một đời sống tinh thần)

1. Sự Chia Rẻ2. Sự tích hợp3. Sự kích thíchSự phát triển được tăng tốc
Các nhóm năng lượngCác chuyển động nhịp nhàng của năng lượngSự kích thích quá độ của năng lượngCác chuyển động nhịp nhàng của năng lượngNăng lượng, các nhóm, sự kích thích quá độ
Các nhóm trong thiên nhiên đối chọi nhau.Năng lượng chuyển động nhịp nhàng trong thiên nhiên khi một Sự Chia Rẻ hàn gắn.Những người phát triển trí tuệ trở nên cứng nhắc về trí tuệ do sự tập trung quá mãnh liệt theo một đường lối tư tưởng.Những người thiên về tình cảm thiếu tính phân biện trở nên bị mê hoặc, làm biến dạng thực tại; khi sự tham thiền mở ra những thế giới khám phá mới. Ngây thơ đi theo những tiếng nói, những thông điệp, có thể có những giấc mơ đau buồnSự phát triển luân xa gây ra sự mất cân bằng năng lượng.Nhà thần bí thiếu tính phân biện, có thể sử dụng những quyền năng tâm thông thấp, trở nên bị mê hoặc.
    Các vấn đề của tập thể.
  1. CÁC VẤN ĐỀ CỦA Sự Chia Rẻ
    (Problems of CLEAVAGE)

Do Leoni Hodgson soạn

Dựa trên đoạn trích từ Tâm Lý Học Nội Môn II, tr 415-437

Bản chất của vấn đề “Sự Chia Rẻ”

Các phân cấp trong bản chất con người phổ biến rộng rãi và ăn sâu .. (chúng) tạo ra những phân chia mà chúng ta nhận thấy ở khắp mọi nơi giữa chủng tộc với chủng tộc và giữa tôn giáo với tôn giáo, và có thể được truy trở lại đến tình trạng biểu lộ cơ bản mà chúng ta gọi là mối quan hệ của tích cực và tiêu cực, của nam và nữ, và, nói về mặt nội môn, của mặt trờimặt trăng. EP II 415-6

Những Phân Cấp là những phân chia trong bản chất của một người – được gây ra bởi một sự thiếu điều chỉnh giữa các bộ phận khác nhau của bản chất của y, hoặc bởi một ý thức về tính hai mặt. Điều này trải rộng từ “Sự đa nhân cách” (“spit personality”) (EP II 409), đến các phân chia của nhà thần bí với sự chú trọng của họ vào Thượng Đế và con của Ngài. Chúng thường xuyên dẫn đến nhiều cách để thoát ra, vốn tạo nên phần lớn các phức cảm (complexes) hiện đại [LH: chứng rối loạn lưỡng cực có thể đặt vào nhóm này, cũng như vào Sự Kích thích].

Sự Chia Rẻ xảy ra như thế nào

  1. Sự tự ý thức về bản thân đã đạt đến một giai đoạn mà những ham muốn quá nổi trội và hấp dẫn đến nỗi người bị ảnh hưởng có ý thức về sức mạnh của họ, và đồng thời cũng ý thức về sự thiếu khả năng thực sự của y để thỏa mãn chúng, cùng với việc thừa nhận rằng có một khía cạnh của y thực sự không muốn làm như vậy. Cảm giác thất vọng bấy giờ bao trùm và y trở nên nhận thức một cách đau buồn về những gì y muốn và những gì y sẽ trở thành nếu các ham muốn của y được đáp ứng và được thỏa mãn. Khi đó y bị giằng xé theo hai hướng.

Cái trí ham muốn của y giữ y ở trong lĩnh vực của sự khát khao, của hy vọng và của ước muốn, trong khi bộ não của y và thể xác của y đưa đến cho y niềm tin rằng không có gì y muốn có thể xảy ra, và nếu có thể xảy ra thì liệu y có thực sự muốn nó hay không? Điều này đúng với người nào mà mục tiêu của y là sự thỏa mãn các khao khát vật chất của y, hoặc của người đang đáp ứng với mong muốn thỏa mãn về trí tuệ hay tâm linh. Trong một trường hợp thì Sự Chia Rẻ xuất hiện trong những khía cạnh thấp của bản chất dục vọng của y; trong trường hợp kia thì nó xuất hiện trong các khía cạnh cao hơn. Sự xung đột đã bắt đầu và trước mắt có hai khả năng:

  1. Sự phục tùng cuối cùng để sự sống kết thúc trong sự phù phiếm, chán nản và thất vọng vốn sinh ra từ một sự chấp nhận cuộc sống phục tùng theo nhiều cách thoát vốn đẩy một người vào thế giới mơ mộng, vào ảo tưởng, vào một trạng thái tiêu cực và thậm chí vượt qua ranh giới tới cái chết bằng cách tự hủy diệt.
  2. Một cuộc xung đột điên cuồng, dựa trên một sự từ chối bị đúc khuôn bởi hoàn cảnh hoặc môi trường. Điều này thúc đẩy một người tiếp tục đến thành công và đạt được mong muốn của y, hoặc nó đập tan y trên bánh xe của cuộc sống.
  3. Sự Chia Rẻ cũng xảy ra khi người này không thể sử dụng Thiên trí của y, và không thể lựa chọn giữa những điều thiết yếu và không thiết yếu, giữa sự định hướng đúng và những mục tiêu sai lầm, giữa những sự thỏa mãn khác nhau vốn lôi cuốn bản chất thấp của y, và cuối cùng giữa hai khía cạnh cao và thấp.

Có ba nhóm chia rẻ chính

  1. Sự Chia Rẻ chủ yếu bên trong chính thể cảm dục.

Điều này mang lại một Sự Chia Rẻ giữa một người với môi trường của y, vì vậy cuộc sống bị sợ hãi và có sự khó khăn rất lớn liên quan tới người khác hoặc sự hiểu biết những người khác; y (người nam hay nữ này) có thể chống lại xã hội hoặc không được ưa chuộng.

Cách điều trị:

  1.  Kiểm tra thể xác: các tuyến – đặc biệt là tuyến giáp, điều chỉnh chế độ ăn uống, cải tiến sự phối hợp về thể chất vốn là sự biểu hiện bên ngoài của một quá trình tích hợp bên trong.
  2. Giải thích cuộc sống và môi trường về mặt đánh giá đúng.
  3. Không tập trung vào việc chỉ quan tâm đến mình bằng cách: cung cấp các quan tâm chính đáng, giáo dục chân chính và việc đào tạo theo năng khiếu. Trau dồi khả năng nhận biết và đáp ứng với nhu cầu xung quanh, do đó gợi lên mong muốn phục vụ và cung cấp cảm giác hài lòng vốn xuất phát từ sự thành tựu. Huấn luyện để có một sự chuyển hóa cẩn thận và dần dần dục vọng thành đạo tâm.
  4.   Tái định hướng con người đến các mục tiêu cao hơn và phát triển ý thức về sự đúng hướng. Điều này bao hàm việc trau dồi một tầm nhìn rộng lớn hơn. Việc xây dựng một chương trình bên trong, được biên soạn một cách thông minh, và phù hợp với thời điểm trong quá trình tiến hóa, nhưng không quá tiến bộ đến mức không thể thực hiện được. Tránh các bước và các hoạt động tất yếu phải thất bại.
  5.  Sau đó, khi những gì ở trên được hiểu rõ phần nào, phải có sự tìm kiếm, và sự phát triển bất kỳ khả năng sáng tạo nào đó, như vậy đáp ứng mong muốn được chú ý và để góp phần. Nhiều nỗ lực nghệ thuật hay nỗ lực văn học và âm nhạc được dựa trên mong muốn là trung tâm của sự chú ý mà không dựa trên bất kỳ khả năng sáng tạo thực sự nào.
  6. Việc loại bỏ cảm giác tội lỗi với sự ghê tởm, sự nghi ngờ và mặc cảm tự ti. Cùng sự thật này tồn tại trong mối liên quan với tất cả các phân cấp.
  7. Sự Chia Rẻ giữa thể trí và bản chất tình cảm.

Điều này mang lại một Sự Chia Rẻ giữa một người với nhiệm vụ của đời y – một mặt là giữa trí tuệ của y và các mục tiêu mà y tự đặt cho mình, và mặt kia là bản chất tình cảm và các ham muốn của y sẽ đưa y theo một hướng khác. Khó khăn ở đây nằm trong một sự gián đoạn hay thất bại rõ rệt của sự liên tục giữa bản chất trí tuệ quyết định mục đích và bản chất cảm dục chi phối xung lực. Xem phần sau “Một Thể Trí Lão Luyện Sẽ Hàn Gắn Sự Chia Rẻ”, phần dành cho liệu pháp.

  1. Sự Chia Rẻ giữa một người với linh hồn của y

Điều này tạo ra tiếp đó một phàm ngã ích kỷ chiếm ưu thế, và sau đó một nhà thần bí thực tế, có ý thức về nhu cầu đối với sự hợp nhất và thống nhất.

Cách điều trị: Sự Chia Rẻ này được giải quyết bằng việc vun bồi thiên tính bên trong.

  1. Sự phát triển và rèn luyện thể trí nhờ một khoa học như Raja Yoga, để nó trở nên nhận thức một cách hữu thức linh hồn và các định luật chi phối sự khai mở linh hồn.
  2. Thông qua thiền định đúng đắn để trực giác được phát triển. Sau đó, chân lý và thực tại sẽ được trực nhận, và toàn bộ được xem như là một.
  3. Sự tham thiền cũng sẽ mang lại sự giác ngộ của tâm thức đối với minh triết của linh hồn, tiết lộ tính chất duy nhất căn bản tồn tại ở mặt bên trong của sự sống, phủ nhận vẻ ngoài của sự chia rẻ.

Tổng quan về Liệu pháp:

  1. Các phân cấp sẽ được khắc phục khi thể trí được huấn luyện để kiểm soát và thống trị trong lĩnh vực của phàm ngã và được sử dụng đúng đắn như một yếu tố phân tích, tích hợp thay vì như một yếu tố chỉ trích, phân biệt, chia rẻ. Việc sử dụng đúng đắn trí tuệ là cần thiết để hàn gắn những Sự Chia Rẻ của phàm ngã. Khoa phân tâm học sẽ đi vào tính hữu dụng thực sự của nó khi nó được sử dụng để giải thích sự thành tựu hơn là tìm ra thảm họa bề ngoài.
  2. Mục đích là thiết lập một nhịp điệu nhất định trong tự nhiên bao gồm việc sử dụng trí tưởng tượng sáng tạo, sự lựa chọn có phân biện, việc đánh giá cao giá trị của mối quan hệ của phần tử với tổng thể, và sự chấp nhận mục đích tập thể. (Nói cách khác, việc rèn luyện thể trí để suy nghĩ tích cực, để lựa chọn một cách khôn ngoan, và đặt sự chú tâm và sự tập trung lớn hơn vào nhóm của một người và sự đóng góp tích cực của người đó. Điều này sẽ là thế cho dù nhóm là gia đình sinh học, nhóm xã hội hoặc làm việc, hay nhóm tâm linh của một người.

Nhịp điệu này khi được thiết lập cuối cùng sẽ dẫn đến sự tích hợp.

  1. CÁC VẤN ĐỀ CỦA SỰ TÍCH HỢP
    (Problems of INTEGRATION)

Bởi Leoni Hodgson

Dựa vào đoạn văn từ Tâm Lý Học Nội Môn II, trang 437-448.

Một trong những điều đầu tiên xảy ra khi một người đã thành công trong việc hàn gắn hoặc khắc phục những Sự Chia Rẻ nhất định là việc nhận ra ý nghĩa trước mắt về sự khỏe mạnh và về nhu cầu biểu lộ. Điều này, đến lượt nó, mang những vấn đề riêng của nó. EP II 437

Tình trạng này là một cảm giác quyền lực, vốn làm cho người đó ít nhất là tạm thời, ích kỷ, nổi bật, chắc chắn về bản thân và đầy kiêu ngạo. Y biết bản thân y đang đối mặt với một thế giới lớn hơn, một chân trời rộng hơn, và những cơ hội quan trọng hơn. Cảm giác lớn hơn này do đó có thể mang lại những rắc rối và khó khăn nghiêm trọng.

Các vấn đề tích hợp xảy ra như thế nào

Những phát sinh này là kết quả của một sự tổng hợp và tích hợp đã được đạt đến, vì vậy tạo ra một dòng lưu nhập năng lượng bất thường. Dòng lưu nhập này có thể tự biểu lộ như một tham vọng có điện áp cao, như một ý thức về quyền lực, như mong muốn đối với ảnh hưởng của phàm ngã, hay như quyền năngmãnh lực tâm linh thật sự. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, [410] cần có sự hiểu biết về các hiện tượng xảy ra, và cách xử lý cẩn thận nhất.

Các hình thức khác nhau của vấn đề tích hợp, và liệu pháp

  1. Egomania: [LH: tính tự yêu chính mình – tình yêu cực độ đối với bản ngã]. Loại người này, dưới ảnh hưởng của sự mở rộng tâm thức này, thường được thúc đẩy và được kích thích một cách đẹp đẽ bởi những ý định cao siêu nhất, nhưng chỉ thành công trong việc tạo ra sự bất hài hòa trong môi trường xung quanh của y. Những xu hướng này, khi được phép chi phối mà không được kiểm soát, cuối cùng có thể dẫn đến một trạng thái egomania một cách nghiêm trọng, vì egomania đặc biệt là một vấn đề của sự tích hợp.

Cách điều trị: Tất cả những khó khăn này có thể được loại bỏ và được bù đắp nếu người này có thể được giúp cho hiểu ra rằng y là một phần không thể thiếu của một tổng thể lớn hơn nhiều. Ý thức về các giá trị của y khi đó sẽ được điều chỉnh và ý thức về quyền lực của y được định hướng đúng đắn.

  1. Sự cuồng tín: Một xu hướng quá chú trọng cũng có thể tự lộ ra, biến người đó thành một người cuồng tín trong một thời gian. Một lần nữa với những động lực tốt đẹp nhất thế giới, y tìm cách thúc đẩy tất cả mọi người theo cách mà y đã đến, không nhận ra những sự khác nhau về hoàn cảnh, loại cung, mức độ tiến hóa, và truyền thống và tính di truyền. Y trở thành một nguồn gốc của nỗi đau khổ cho y và cho bạn bè của y.

Cách điều trị: Một tình trạng ít học có thể là một điều nguy hiểm, và việc chữa bệnh cho nhiều bệnh tật, đặc biệt là có tính chất tâm lý, là sự nhận thức về điều này. Sự tiến bộ bấy giờ có thể được thực hiện trên Con Đường Minh triết.

  1. Quá phát triển ý thức về khuynh hướng hay năng khiếu: ví dụ, khi khoảng trống giữa thể cảm dụcthể trí đã được khắc phục, và người này phát hiện ra lĩnh vực rộng lớn của hoạt động trí tuệ vốn đã mở ra trước y, y có thể trong một thời gian dài trở nên thông minh một cách duy vật, và sẽ hết sức điều chỉnh tất cả các phản ứng cảm xúc và sự nhạy cảm tâm linh, tự mê hoặc y với niềm tin rằng đối với y thì chúng không tồn tại. Bấy giờ, y sẽ hoạt động mạnh mẽ trên các phân cảnh trí tuệ. Điều này có thể gây ra các vấn đề tâm lý rõ rệt, và tạo ra, trong nhận thức về sự sống của người này, những “điểm mù”.

Cách điều trị: Nhiều khó khăn được chữa khỏi bằng cách để mặc người này ở một mình, miễn là sự bất thường không quá mức. Khi sự thực về linh hồn được thừa nhận, chúng ta sẽ thấy một xu hướng ngày càng tăng để mặc những người này cho mục đích điều khiển và sự hướng dẫn của chính linh hồn họ.

  1. CÁC VẤN ĐỀ CỦA SỰ kích thích
    (Problems of STIMULATION)

Bởi Leoni Hodgson

Đoạn trích được diễn giải từ Tâm Lý Học Nội Môn II, tr. 448-463

Đây là những vấn đề sinh lý và tâm lý xảy ra khi bản thể bị kích thích quá mức bởi năng lượng đang đổ vào mãnh liệt, phá vỡ các nhịp điệu sống và sự nhận thức bình thường.

Trong huyền bí học, chúng ta sử dụng từ ngữ “năng lượng” có nghĩa là hoạt động sinh động của các lĩnh vực tâm linh, và của thực thể tâm linh, là linh hồn. Chúng ta sử dụng từ ngữ “lực” để hàm ý hoạt động của hình tướng. Sự kích thíchthể được định nghĩa là tác động của năng lượng lên trên lực. Đó là tác động của linh hồn lên hình tướng, và là tác động của biểu lộ cao của thiên tính lên những gì chúng ta gọi là biểu lộ thấp. EP II 451-2

Năng lượng này có các tác dụng như sau:

  1. Một sự gia tăng tốc độ của nhịp điệu và rung động.
  2. Một khả năng bù đắp thời gian và do đó, làm được nhiều hơn trong một giờ của cái gọi là thời gian so với người bình thườngthể làm trong thời gian hai hoặc ba giờ.
  3. Một biến động trong đời sống phàm ngã dẫn đến – nếu được đáp ứng đúng đắn – một sự tụ họp được nhìn nhận rõ ràng của các nghĩa vụ của luật nhân quả.
  4. Một sự tăng cường tất cả các phản ứng.
  5. Một sự minh giải các mục tiêu sống, và do đó một sự chú trọng vượt trội vào tầm quan trọng của phàm ngã và sự sống phàm ngã.
  6. Một tiến trình hủy diệt đang phát triển bao gồm các vấn đề có vẻ như vượt quá khả năng giải quyết của phàm ngã. [453]
  7. Một số vấn đề về sinh lý và tâm lý dựa trên năng lực, những điểm yếu và điểm mạnh vốn có, và các phẩm chất của các công cụ tiếp nhận.

1a. CÁC VẤN ĐỀ PHÁT SINH TỪ HOẠT ĐỘNG TRÍ TUỆ MÃNH LIỆT (P 454) 

Những vấn đề này phát sinh từ các hoạt động trí tuệ mãnh liệt, vốn tạo ra sự tập trung và sự chú trọng vào trí tuệ quá độ, một sự tiếp cận và sự kết tinh nhất tâm vào trí tuệ. 454

Cụ thể, đây là một trong những vấn đề của Sự tích hợp, vì đó là do sự kích thích của thể trí, khi nó nỗ lực để nắm quyền kiểm soát phàm ngã. Một ý thức về quyền lực xảy ra. 457

Nhóm vấn đề đầu tiên là những vấn đề có tính trí tuệ rõ rệt, và chúng bao gồm mọi mức độ, từ một chủ nghĩa bè phái kết tinh hẹp hòi tới hiện tượng tâm lý được gọi là định kiến. Phần lớn chúng là vấn đề của việc tạo ra hình tư tưởng, và bằng phương tiện của các hình tư tưởng này mà con người trở thành nạn nhân của những điều mà chính y đã xây dựng; y là tạo vật của một Frankenstein của chính sự sáng tạo của y. Xu hướng này có thể được thấy thể hiện trong mọi trường phái tư tưởngvăn hóa, và chủ yếu có thể áp dụng cho loại người lãnh đạo, và cho người độc lập trong đời sống tư tưởng của y và do đó, có khả năng tư duy sáng tỏ và hoạt động tự do của chitta hay chất trí. 453-4

Sự tập trung trí tuệ mãnh liệt (này), đang tạo ra sự quá chú trọng vào trí tuệ, các thái độ sai lầm và cách sống biệt lập (anti-social), cũng là một hình thức thiền định, nhưng đó là sự thiền định chuyển hoàn toàn vào trong chu vi khu vực nhỏ bé của thể trí của một người cụ thể. Điều này hạn chế y và xóa đi mọi liên lạc với các khu vực khác của nhận thức trí tuệ, và gây ra một sự kích thích trí tuệ nhất tâm mãnh liệt thuộc một loại đặc biệt mạnh mẽ, và không có lối thoát, ngoại trừ đối với não, thông qua bản chất dục vọng. 463

Chủ nghĩa bè phái: tuân thủ một cách cứng nhắc một bộ các giáo lý và không dung nạp các quan điểm khác. (Từ điển)

Định kiến: Xu hướng chăm chú vào và trở nên bị ám ảnh bởi một hoặc nhiều tư tưởng.

Những người có tính bè phái mãnh liệt: Nếu y không có ý thức cân bằng, không có ý thức cân xứng, và không có ý thức hài hước, thì hình tư tưởngthể trở nên quá mạnh đến nỗi y thấy y là một tín đồ được thừa nhận, không thể rút lui khỏi vị trí của y. Y không thể thấy và tin điều gì, và không thể hoạt động cho điều gì ngoại trừ cái ý tưởng tiêu biểu vốn đang cầm tù y một cách rất mạnh mẽ. Những người như vậy là các thành phần bè phái có tính bạo lực trong bất kỳ nhóm nào, trong bất kỳ giáo hội nào, tầng lớp hoặc chính quyền. Họ thường có tính khí tàn ác và là các tín đồ của các giáo phái và các khoa học; họ sẵn sàng hy sinh hoặc gây thiệt hại cho bất cứ ai mà đối với họ có vẻ không thân thiện với định kiến của họ về những gì là đúng và thật. Những người xây dựng Tòa Án của Giáo Hội Thiên Chúa giáo La Mã ở Tây Ban Nha và những người chịu trách nhiệm đối với những xúc phạm trong những thời kỳ của các Covenanters (các tín đồ của Covenant Quốc Gia) là những ví dụ tiêu biểu của những hình thức tồi tệ nhất của đường lối tư tưởng và phát triển này. 456

Người bị nhiễm rắc rối tâm lý này của sự trung thành mù quáng với những ý tưởng và của những sự sùng kính phàm ngã được tìm thấy trong mọi tổ chức, mọi giáo hội, tôn giáo, trong các cơ quan chính trị và khoa học, cũng như trong mọi tổ chức nội môn và huyền bí. Họ không lành mạnh về mặt tâm lý và rắc rối mà họ phải chịu đựng thực tế có tính truyền nhiễm. Họ là một mối đe dọa, giống như bệnh đậu mùa là một mối đe dọa. 456

Cũng vào lúc mà toàn bộ các sức mạnh trí tuệ mà một người có khả năng được sử dụng chỉ trong một chiều hướng, ví dụ, đó là việc đạt được thành công kinh doanh hoặc ưu thế về tài chính, thì lúc đó người đó trở thành một vấn đề tâm lý. 457

1b. CÁC VẤN ĐỀ – TRÍ TUỆ MÃNH LIỆT KÍCH ĐỘNG BẢN CHẤT DỤC VỌNG (tr. 460)

Khi uy lực của tư tưởng gợi lên phản ứng từ thể dục vọng, đưa toàn bộ bản chất thấp vào sự kết hợp chặt chẽ với sự thôi thúc trí tuệ được nhận biết và nhu cầu trí tuệ vượt trội – điều này có thể thể hiện trên cõi trần như là một hành động mạnh mẽ và thậm chí còn dữ dội nữa. Điều này có thể đưa một người vào rắc rối, vào mâu thuẫn với xã hội có tổ chức, làm cho y biệt lập và không phù hợp với các sức mạnh của pháp luật và trật tự. Những người này được chia thành ba nhóm và thật là khôn ngoan khi các môn sinh tâm lý học nghiên cứu các loại người này một cách cẩn thận, vì sắp có một sự gia tăng số lượng những người này, bởi vì nhân loại đang chuyển trọng tâm chú ý của họ ngày càng nhiều vào cõi trí. 460

Có ba nhóm:

  1. Người hướng nội về mặt trí tuệ: bận rộn một cách sâu sắc với các hình tư tưởng tự tạo và thế giới tư tưởng được họ tạo ra, tập trung quanh một hình tư tưởng năng động duy nhất mà họ đã xây dựng. Họ luôn luôn làm việc hướng tới một bước ngoặt, và bước ngoặt này có thể được giải thích bởi thế giới như: sự phát hiện một thiên tài; một nỗ lực sáng tạo nào đó; hoặc những biểu lộ dữ dội của sự tuyệt vọng khi người này cố gắng để thoát khỏi kết quả của sự nghiền ngẫm bên trong của y theo đường lối đã chọn. 460-1
  2. Tự ám ảnh, cô lập, tính tự cao tự đại hoang tưởng: Trong các giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi – chuyển sự tập trung thông qua việc gợi lên một mối quan tâm khác cao hơn, bởi sự phát triển ý thức xã hội, và nếu có thể bằng sự tiếp xúc với linh hồn. Nếu không nó sẽ làm cho người này cuối cùng trở thành không thể xúc động, vì y trở nên cố thủ trong một thành lũy của các hình tư tưởng riêng của y liên quan đến bản thân y và hoạt động của y. Loại người cung 1 và 5 dễ xảy ra. 461
  3. Người hướng ngoại về mặt trí tuệ: Những người trở nên hướng ngoại mạnh mẽ bởi sự mong muốn áp đặt các kết luận họ đã đạt được lên trên đồng loại của họ. những người cung 3 và 6 dễ bị sự rối loạn này. Họ gồm mọi loại người, từ nhà thần học có thiện ý và người theo giáo điều cố chấp hầu như được tìm thấy trong các trường phái tư tưởng; đến người cuồng tín làm cho cuộc sống thành một gánh nặng cho mọi người xung quanh y khi y tìm cách áp đặt quan điểm của y lên họ; và người điên vì trở nên bị ám ảnh với linh thị của y rằng y phải được cất giữ cẩn thận. 462

Cách điều trị: Thứ nhất, sự thể hiện đầy yêu thương kiên định của một tầm nhìn rộng lớn hơn phải được duy trì trước mắt của người này bởi một người rất toàn diện – điều này cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Thứ hai bằng tác động của chính linh hồn của một người. Điều này có thể có các hiệu quả tức thời của nó, hoặc đó có thể là một sự phá vỡ dần các tường thành tư tưởng mà qua đó một người đã tách mình ra khỏi phần còn lại của thế giới và khỏi đồng loại của y. Việc gợi lên tác động từ linh hồn của một tính cách năng động nhân danh một phàm ngã bị giam cầm, bị bao bọc vững chắc bởi một bức tường bằng vật chất cõi trí, sẽ tạo thành một phần của khoa tâm lý học mà tương lai sẽ thấy sự phát triển của nó. 463

2: CÁC VẤN ĐỀ LÀ KẾT QUẢ CỦA SỰ THAM THIỀN & SỰ GIÁC NGỘ (tr. 463)

Sự thiền định (này) liên quan đến một sự tập trung và thái độ về trí tuệ vốn cố gắng để liên kết nó với những gì nằm ngoài thế giới trí tuệ của cá nhân. . để đưa y tiếp xúc với một thế giới hiện tồn và các hiện tượng ở phía xa. . . Những sự mở rộng như vậy không nên làm cho một người thành biệt lập hoặc giam hãm y trong một nhà tù do y tự làm ra. Chúng nên khiến y thành một công dân của thế giới; tạo ra một sự mong muốn hòa hợphợp nhất với đồng loại của y; làm cho y thức tỉnh với các vấn đề và các thực tại cao siêu; chúng nên tuôn đổ ánh sáng vào những nơi tối tăm của cuộc đời y và vào những nơi tối tăm của nhân loại nói chung. 464

Sự giác ngộthể gây ra 1: Việc quá hoạt động của thể trí

  1. Sự căng thẳng trên hệ thống: Tham thiền “để cho đi vào” các năng lượng mạnh hơn so với các lực mà một người thường nhận thức được. Những năng lượng “cao siêu” này của linh hồn xung đột với những thói quen đã có từ lâu và những nhịp điệu xưa của phàm ngã. Điều này có thể dẫn đến sự căng thẳng và khó khăn trong hệ thống. 465
  2. Một thế giới hiện tượng mới được tiết lộ, gây rắc rối cho cuộc sống hàng ngày: đôi khi một cánh cửa mở ra để người đó có thể đi qua tùy ý vào một thế giới hiện tượng mới (thông thường đây là cõi cảm dục của ảo tưởng). Nếu không có một sự trang bị trí tuệ tốt và quá trình đào tạo giáo dục vững chắc, thì sẽ có sự bối rối, một tình trạng không thể hiểu những gì đang xảy ra, sự chú trọng quá mức vào các phản ứng của phàm ngã và các hiện tượng, sự tự hào về thành tích, một cảm giác tự ti dữ dội, nói quá nhiều, chạy đây đó để giải thích, sự thoải mái, sự bảo đảm, hoặc có lẽ là một sự suy sụp tinh thần hoàn toàn. 465
  3. Niềm vui và sự trầm cảm (LH: Lo lắng, tính lưỡng cực): sự tiếp xúc với một thế giới mới có thể dẫn đến sự trầm cảm vì không đủ năng lực cảm nhận để đủ tiêu chuẩn với cơ hội có được. Cách sống của linh hồn có tính thu hút, nhưng người đó cảm thấy rằng y không thể bước vào thế giới mới và tuyệt vời này, kết quả là sự thất vọng (LH: và lo lắng). 466
  4. Cơn sốt trí tuệ, hoặc sự quá hoạt động của thể trí đã nắm bắt và thấy quá nhiều: kiến thức mới được tiếp xúc là quá nhiều để người đó xử lý, nó gây ra trong thể trí sự bất an và xáo động. Các kế hoạch rộng lớn và các chương trình phổ biến được rút ra, nhưng không có nỗ lực thực sự nào được thực hiện để đưa các kế hoạch và ý tưởng này đến chỗ hoàn thành. Chúng vẫn còn lửng lơ trên cõi trí trong trạng thái mơ hồ ban đầu của chúng. Nếu trạng thái này của thể trí tiếp tục quá lâu, nó sẽ tạo ra sự căng thẳng tinh thần, suy nhược thần kinh, ảo giác, quá hoạt động, và tính dễ bị kích thích tinh thần. 468-9

Cách điều trị: thật đơn giản. Hãy giúp người đó nhận ra sự vô ích của đời sống trí tuệ như nó đang được sống, và chỉ chọn phương pháp làm việc hoặc phụng sự, và kiên trì cho đến khi điều này được vượt qua thành sự biểu lộ ở cõi trần. Điều này sẽ cho phép người đó điều chỉnh và kiểm soát thể trí và hoàn thành một điều gì đó. Y sẽ trở nên có tính xây dựng. 469

  1. Sự giác ngộ cũng có thể gây ra: ảo tưởng / ảo cảm / ảo ảnh của các giác quan (471)

(LH): Ảo ảnh (Maya) là một thuật ngữ chung bao gồm ba cách khác nhau mà con người làm biến dạng thực tại – 9b11196f54466941d368f28326bec062 (Illusion), Ảo cảm (Glamour) và Ảo ảnh (Maya). Hãy đọc Ảo Cảm (Glamour): Một Vấn Đề Của Thế Giới của Bailey để biết thêm chi tiết.

Các Khía Cạnh của Ảo Cảm

Tên gọiCõi mà nó hoạt độngCác giai đoạn của Thánh Đạo mà nó bị dập tắtKỹ thuật để chiến thắng ảo cảm
9b11196f54466941d368f28326bec062 (Illusion)Trí tuệCon đường điểm đạo.

10a455cb4aa2f1112685e6eac8a68c4e.

Sự chiêm ngưỡng bằng linh hồn.
Ảo cảm (Glamour)Cảm DụcCon đường đệ tử.Tham thiền. Giữ thể trí ỗn định trong ánh sáng.
Ảo ảnh (Maya)Dĩ TháiCon đường Nhập Môn – thanh luyện.Huyền bí học – Vận dụng lực.

Ảo Cảm, Một Vấn Đề Của Thế Giới, tr. 4

  1. ẢO TƯỞNG – sự giải thích sai các ý tưởng. (Đây) là một hoạt động của linh hồn. Đó là linh hồn bị chìm đắm trong ảo tưởng, và linh hồn không thể nhìn thấy một cách rõ ràng cho đến khi nó đã học cách tuôn đổ ánh sáng của linh hồn vào thể trí và não bộ. 472 Nó tiêu biểu cho những người có trí tuệ nhiều hơn cảm xúc. Đó là sự hiểu lầm các ý tưởng và các hình thức tư tưởng, và của sự giải thích sai lầm. 472. Các nạn nhânthể trở nên bị kiểm soát bởi các hình tư tưởng, vốn tạo ra sự chia rẽ, sự bất hòa và tính cuồng tín. Những loại ngườitrí tuệ bình thường không chống nỗi với ảo tưởng quần chúng, gây ra những phân chia thành các trường phái tư tưởng khác nhau như triết học, khoa học, tôn giáo, xã hội học, chính trị, v.v… Khi đó các lý tưởng gia đấu tranh với nhau cho các quan niệm yêu thích của họ.

Cách điều trị: hãy khuyến khích sự phát triển trực giác – nó sẽ phá hủy Ảo Tưởng. Trực giác là sự lĩnh hội trực tiếp chân lý … Nó từ linh hồn rơi vào thể trí. GL 6. (LH) Nó được phát triển nhờ sự thiền định đúng đắn và / hoặc “sự nghiên cứu các biểu tượng”, chẳng hạn như nhờ một khoa học như chiêm tinh học.

  1. ẢO CẢM – sự biến dạng của thực tại vì sự thiên vị tình cảm. Đây là ảo tưởng trí tuệ được tăng cường bởi dục vọng. Đó là ảo tưởng trên cõi cảm dục. 472 Các nạn nhân là những loại người thiên về cảm xúc, chỉ có những tia chớp không thường xuyên của sự hiểu biết trí tuệ thực sự. Họ đi lang thang qua cuộc đời, cứ như thể trong một màn sương, làm biến dạng tất cả những gì họ nhìn thấy và tiếp xúc, vì những phản ứng thuộc về tình cảm và thiếu suy nghĩ. Họ bị đánh lừa bởi vẻ bề ngoài của sự vật, và không sử dụng thể trí để tìm ra nguyên nhân và động cơ. Ảo Cảm mạnh mẽ vì quần chúng đang hoạt động ở một trình độ cảm dục.

Cách điều trị: Hãy khuyên những người đau khổ rằng những thói quen xưa phải được buông bỏ, sự phát triển các quyền năng tâm linh thấp phải ngưng lại, và mọi con đường đến thế giới hiện tượng  thấp nên được đóng lại. Hãy giải thích sự khác biệt giữa tâm thức Lemuria, Atlantis và Arya, gợi lên sự hãnh diện về địa vị trên các nấc thang tiến hóa. Hãy phát triển trí tuệ. Nên tránh xa các tác nhân nuôi dưỡng ảo cảm – TÍNH CHỈ TRÍCH, TÍNH TỰ HÀO, TÍNH CHIA RẺ, và sự khiêm tốn thật sự (một thuốc giải độc mạnh mẽ đối với ảo cảm) nên được phát triển. .

Khi một ảo cảm đang hoạt động: hãy lặng lẽ rút vào trong thể trí, chỉnh hợp tâm thức với linh hồn và chờ đợi những sự phát triển trong im lặng và nhẫn nại. Cuối cùng sự chiếu rọi của linh hồn sẽ tràn ngập thể trí và bản chất cảm dục, và mang lại sự bình an. Hãy thực hành Cách Thức dành cho Sự Giải Tán Ảo Cảm. GL p82

  1. ẢO ẢNH: Đây là hoạt động mãnh liệt được tạo ra khi cả ảo cảmảo tưởng được nhận thức trên các phân cảnh dĩ tháicõi trần. Đó là “tình trạng hỗn độn của sinh lực, thiếu suy nghĩ, và cảm xúc” – mà kết quả là các loại người có hành vi lộn xộn, mà đa số người dường như luôn luôn sống trong đó.

Cách điều trị: Biện pháp cứu chữa duy nhất là mang tất cả các bí huyệt vào dưới sự kiểm soát của linh hồn – đạt được ở một trình độ tiến bộ. Trong khi chờ đợi, hãy tiếp tục với việc sinh sống chân chính và các thực hành tâm linh như sự dứt bỏ chân chính.

 

Các thí dụ về 1. 9b11196f54466941d368f28326bec062, 2. Ảo cảm, 3. Ảo ảnh

Như một thí dụ, một người chí nguyện đọc về các Chân Sư và đệ tử, và khao khát trở thành một môn sinh. Y nhận thức nhu cầu bắt đầu một tiến trình thanh luyện bên trong và bên ngoài.

1. ILLUSION2. ẢO CẢM
Các ý tưởng bị lý giải sai.

Thí dụ

Tôi khao khát trở thành một đệ tử của Chân Sư … và để thực hiện điều này, tôi cần trở nên thanh khiết 100%, và trở thành một người tu khổ hạnh. Điều này có nghĩa là tôi nên rút lui vào một tu viện hay đến một nơi biệt lập trong thiên nhiên, nơi mà tôi sẽ không bị ô uế bởi các năng lượng thô trược của những người khác.

Một nhận thức lệch lạc về chân lý, vì 1) các cảm xúc làm lệch lạc nhận thức, và 2) “Các tác nhân gây” ảo cảm đang có mặt : tính tự cao, tính chia rẻ, tính chỉ trích.

Thí dụ

Tôi khao khát trở thành một đệ tử của các Chân Sư, và tôi có đủ điều kiện vì tôi là một người ăn chay. Điều này khiến tôi là một người cao cấp hơn, và tôi cảm thấy thật sự dễ chịu về trạng thái cao quý của mình.

3. ẢO ẢNH : là hoạt động mãnh liệt được tạo ra khi cả ảo cảmảo tưởng được thực hiện trên cõi trần
Rút ra khỏi thế gian và ra khỏi những người khác hết sức có thể – về mặt trí tuệ, tình cảm và cõi trần.Đi loanh quanh vênh váo một cách tự cao, tỏ vẻ miệt thị những người khác.

Các thí dụ của LH

  1. Các vẤn đỀ HưỚng dẪn, CÁC GIẤC MƠ và SỰ TRẦM CẢM (480)

Tôi đang bàn về những vấn đề này vì sự quá phổ biến của chúng vào thời điểm này, do các hoạt động của nhiều nhóm có động cơ về tôn giáo hay tâm lý, do xu hướng của một số trường phái, tận tâm với sự truyền bá tôn giáo hay tâm lý học, và với tình hình thế giới hiện nay vốn đã đẩy rất nhiều người nhạy cảm vào một tình trạng sức mạnh tinh thần suy giảm, thường đi kèm bởi sức sống vật chất suy giảm. Tình trạng này đang lan rộng và dựa trên các tình trạng kinh tế sai lầm. 480

  1. Vấn Đề về “Sự Hướng Dẫn:

Thông qua sự tự động gợi ý (hoặc thiền định không đúng khiến các tế bào não trở nên tiêu cực, vì vậy mà thể trí vẫn không hoạt động), một người tự đưa mình vào một trạng thái tiêu cực và trong khi ở trong trạng thái đó, y trở nên ý thức về các khuynh hướng, các thôi thúc, các tiếng nói và các mệnh lệnh được ghi khắc một cách rõ ràng được cho là đến từ Thượng Đế hay các thực thể cao quý khác. Điều này cuốn người đó vào một chiều hướng hoạt động – thường hoàn toàn vô hại và hấp dẫn.

Mặt trái tiêu cực là nó khiến người này thành một máy tự động dễ bị ấn tượng tiêu cực, bị mất quyền sở hữu thiêng liêng nhất – là tự do ý chí.

Những người không chống nỗi gồm có:

  1. Những người thiên về tình cảm trong tất cả các giáo hội, tìm kiếm lối thoát khỏi những rắc rối của cuộc sống bằng cách luôn luôn sống với một cảm giác về Sự Hiện Diện của Thượng Đế hướng dẫn, cùng với một sự phục tùng mù quáng vào những gì được khái quát hóa là “Thiên Ý”. Các ý tưởng được giải thích như là Thượng Đế đang nói với họ. 482
  2. Các trường phái Khoa Học Tâm Thần, nhóm Tư Tưởng Mới, Khoa Học Công Giáo (Christian Science) và các tổ chức tương tự khác dễ bị trôi dạt vào trạng thái tiêu cực, dựa trên sự tự động gợi ý. Sự lặp lại thường xuyên (các giáo lý nào đó như “không có các tình trạng sai lầm trừ khi chính con người tự tạo ra chúng, không có sự đau khổ và không có gì không đáng mong ước, v.v…” là) một hình thức hướng dẫn và không để cơ hội cho sự tự do ý chí. 483
  3. Các nhà huyền bí học, Minh Triết Thiêng Liêng và Thập Tự Hoa Hồng (đặc biệt là trong các trường phái nội môn của họ) có các hình thức riêng của họ về ảo tưởng hướng dẫn này. Thường những người đứng đầu của tổ chức tuyên bố là có giao tiếp trực tiếp với các Chân Sư, các mệnh lệnh đến từ các Ngài. Các mệnh lệnh này được chuyển cho thành viên phổ thông và yêu cầu sự vâng phục nhanh chóng mù quáng.. Sự hướng dẫn mà các tín đồ của nhiều trường phái bí truyền quá thường đáp ứng không phải là sự hướng dẫn của Thánh Đoàn mà là sự hướng dẫn của hình ảnh cõi cảm dục của Thánh Đoàn; do đó họ đáp ứng với một sự thể hiện có tính ảo giác, bị biến dạng, nhân tạo của một sự kiện tâm linh vĩ đại. 484-5

Các Cội Nguồn chính của Sự Hướng Dẫn

  1. Các huấn thị được “nghe”, đến từ một người nam hay nữ trên cõi trần mà người được hướng dẫn đang mong đợi, để được giúp đỡ.
  2. “Cuộc sống mong ước” thuộc tiềm thứcthể được đưa lên bề mặt, và được giải thích như là sự hướng dẫn từ bên ngoài và như là Tiếng Nói của Thượng Đế.
  3. Các khát vọng tinh thần tiềm tàng và các xu hướng từ các kiếp trước, được đưa lên bề mặt nhờ sự kích thích tập thể, và được xem như là các huấn thị thiêng liêng từ Thượng Đế. 488
  4. Các chỉ thị nghe được trong khi ngủ, được nhặt nhạnh từ những người tái sinh trở lại, và được hiểu là tiếng nói của Thượng Đế đưa ra hướng dẫn.
  5. Sự tiếp xúc được thực hiện và các chỉ thị được nghe – hoặc trong khi thức hoặc trong khi ngủ, với cư dân và các thực thể trên cõi cảm dục. Những điều này được giải thích như là tiếng nói của Thượng Đế hoặc của các sinh linh cao quý. 489
  6. Những loại người thông minh hơn có thể điều chỉnh từ xa vào thể trí của người khác. Nó là một hình thức thần giao cách cảm trực tiếp, nhưng vô thức,.
  7. Sự tiếp xúc được thực hiện với các hình tư tưởng trên cõi trí và cõi cảm dục, mà sau đó được giải thích như là các chỉ thị đến từ một nguồn giác ngộ.
  8. Các chỉ thị “được nghe”, đến từ mọi hạng và loại người đang trong luân hồi hoặc không luân hồitừ rất tốt đến rất xấu. 490
  9. Các chỉ thị đến từ phàm ngã mạnh mẽ, tích hợp của chính một người, và không được nhận ra như vậy.
  10. Sự hướng dẫn có thể đến từ chính linh hồn của một người khi nhờ thiền định, giới luật và phụng sự, sự tiếp xúc đã được thiết lập và có một kênh liên lạc trực tiếp từ linh hồn đến não bộ, xuyên qua thể trí. Điều này có thể bị lệch lạc và được lý giải sai nếu thể trí chưa được phát triển, tính cách không được thanh luyện, và người đó chưa thoát khỏi sự kiểm soát của phàm ngã. 491
  11. Vấn đề về “Các Giấc Mơ

(496) Nguyên nhân chính của một cuộc sống mơ mộng đau buồn, trong mọi trường hợp, là một sự thất bại hoặc sự bất lực của linh hồn để áp đặt ý muốn và thiết kế của nó lên khí cụ của nó, là con người. Những sự thất bại này rơi vào ba loại .. và nơi mà chúng tồn tại, bạn sẽ thường xuyên có một cuộc sống mơ mộng sinh động và không lành mạnh, các trách nhiệmcõi trần thuộc nhiều loại, và một sự bất hạnh sâu xa thường xuyên. 496

  1. Sự thất bại về tính dục. Điều đó dẫn đến một sự quá chú trọng vào tính dục, đến một cuộc sống tơ tưởng về tính dục không được kiểm soát, đến những sự ganh tỵ về tính dục (thường không được nhận biết), và đến sự kém phát triển về thể chất.
  2. Tham vọng không thành. Điều này ngăn chận các nguồn sống, tạo ra sự khó chịu âm ỉ liên tục, dẫn đến sự đố kỵ, sự thù hận, sự gay gắt, sự căm ghét mãnh liệt những người thành công, và gây ra những sự bất thường thuộc nhiều loại.

c . Tình yêu tuyệt vọng.

Những thất vọng này là chỉ đơn giản là những biểu hiện của sự ham muốn bị thất bại, và nó ở trong lĩnh vực đặc biệt (bị ràng buộc khi nó cùng với tâm thức Atlantis) mà công việc của các nhà tâm lý học hiện đại chủ yếu và nhất thiết phải nằm ở đó.

Vấn đề với việc điều trị giấc mơ hay đào sâu vào quá khứ

Ở một số người, khi đi xuống vào các chỗ sâu thẳm của sự sống trong mơ của một người, sẽ mang lên bề mặt không chỉ những điều không mong muốn trong những “cuộc sống mong muốn” (“wish life”), mà còn có những điều đã hiện diện trong các kiếp sống trước đây. Quá khứ xưa của thể cảm dục bị xuyên thủng. Nguy hiểm hơn, sự sống cảm dục của nhân loại có thể bị khai thác, và điều ác của nhân loại vốn có thể hoàn toàn không có mối quan hệ cá nhân với người bệnh chút nào. 497 (LH: sự điều trị theo giấc mơ là không nên, ngoại trừ bởi các nhân viên bí truyền rất lão luyện, người này hiểu biết những gì mà người ấy đang làm)

Nguồn gốc của những giấc mơ.

  1. Các giấc mơ dựa trên hoạt động của não bộ – giấc ngủ không sâu đến nỗi tuyến ý thức không hoàn toàn được rút ra. Điều này biểu thị sự căng thẳng về thể chất và khả năng ngủ kém. 499
  2. Các giấc mơ của ký ức (remembrance) – gồm những hình ảnh và âm thanh được gặp trên cõi cảm dục. Đây là nơi mà hầu hết các giấc mơ thường được tìm thấy khi tuyến ý thức được tách ra khỏi thể. 500
  3. Các hồi ức về hoạt động thật sự – sự tiếp tục các hoạt động trong ngày, khi chúng đã được chuyển sang cõi cảm dục. 502

4 . Các giấc mơ có một bản chất trí tuệ (của những người đang trở nên nhạy cảm hơn về tinh thần) – các giấc mơ này có nguồn gốc của chúng trên cõi trí, và thuộc về ba loại: (1) tiếp xúc với thế giới những hình tư tưởng của toàn thể nhân loại. (2) những giấc mơ hình học được kết nối với tiến trình tiến hóaThiên Cơ. (3) Các trình bày có tính biểu tượng của giáo huấn, nhận được trong khi những người chí nguyện và đệ tử đang ngủ, trong Phòng Học Tậpphân cảnh cao nhất cõi cảm dục, và trong Phòng Minh Triết trên cõi trí. 504-6

5 . Các giấc mơ là các ghi chép về công việc đã được thực hiện – vào ban đêm khi ra khỏi xác thân, trên cõi cảm dục. Bao gồm việc quan sát các hoạt động của người khác, hoặc nhận được hướng dẫn từ những người chịu trách nhiệm cho sự khai mở và đào tạo của y. 508

  1. Các giấc mơ thần giao cách cảm – nhặt lấy những tư tưởng được truyền từ người này sang người khác. Các tư tưởng này được gây ấn tượng lên thể trí, nhưng chỉ được khôi phục trong giờ ngủ. 509
  2. Các giấc mơ là vở kịch – một sự trình diễn mang tính biểu tượng của linh hồn với mục đích đưa ra giáo huấn, cảnh báo hoặc mệnh lệnh cho khí cụ của nó, là con người, trên cõi trần. 509
  3. Các giấc mơ có liên quan với hoạt động tập thểlinh hồn huấn luyện hay làm cho hiện thể của nó, là phàm ngã, phù hợp với hoạt động tập thể. 509
  4. Các giấc mơ là các ghi chép những giáo huấn – Loại giấc mơ này hiện thân cho giáo lý được Chân Sư đưa ra cho đệ tử nhập môn của Ngài. 510
  5. Các giấc mơ liên quan với các kế hoạch trên thế giới, các kế hoạch của thái dương hệ, và chương trình vũ trụ – sắp xếp thứ tự từ những giấc mơ điên khùng tới những giấc mơ thông thái và giáo huấn có cân nhắc của những Bậc Hiểu Biết của Thế gian. 510

Cách điều trị:

  1. (Đối với người trung bìnhtâm thức Atlantis, chỉ mới bắt đầu phát triển hoạt động trí tuệ) Hãy lấp đầy thời điểm hiện tại với nghề nghiệp sáng tạo có tính xây dựng và do đó xua đi các yếu tố không mong muốn trong cuộc sống nhờ sức mạnh trục xuất năng động của những mối quan tâm mới, có ý nghĩa, chiếm nhiều thời giờ 498
  2. (Đối với những người mà nơi họ thể trí có khả năng được huấn luyện, và nơi mà linh hồnthể gây ấn tượng với bộ não, qua thể trí.) Điều này có sự phê chuẩn của Thánh Đoàn. Hãy đưa quyền năng của linh hồn vào một cách hữu thức. Bấy giờ quyền năng này sẽ tuôn đổ qua cuộc sống phàm ngã, là các hiện thểtâm thức, và do đó làm sạch và thanh lọc tất cả các khía cạnh của bản chất thấp hơn. 498
  3. Các vấn đề về “Suy Nhược” và Sinh Lực

Thay vì rút các nguồn sinh lực, được lưu trữ trong đất, trong thực phẩm, không khí trong lành và điều kiện môi trường bên ngoài, con người đang bắt đầu rút nó ra khỏi chính thể dĩ thái thông qua hiệu ứng kích động của :

(1) Các ý tưởng – do đó chỉnh hợp thể trí với não bộ, và kích thích thể dĩ thái; và

(2) Lực thúc đẩy hay sự tiếp xúc với quần chúng mở ra cho con người những nguồn lực của ý định quần chúng – giúp cho y nuôi dưỡng thể dĩ thái của y tại trung tâm lực dĩ thái chung.

Điều này có thể được thấy xảy ra trong giai đoạn đầu của nó trong thực tế mỗi nước. Tuy nhiên, trong thời gian chuyển tiếp, quần chúng bị để mặc, không phải với nguồn nuôi dưỡng có sẵn. Do đó, họ bị kiệt sức, đầy sợ hãi, và không thể làm gì hơn là sẵn sàng và hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ tiếp theo.

Chính trong trạng thái tạm thời này mà sự khó khăn hoàn toàn về sự kiệt sức có thể được cảm nhận, và chính ở thời điểm này mà Thánh Đoàn đang đối đầu với một trong những vấn đề lớn. Sinh khí của gia đình nhân loại có thể được phục hồi như thế nào? niềm vui sống xưa kia, sự sắc bén của tinh thần và hoạt động thoải mái vốn phân biệt các giống dân cổ xưa trong các giai đoạn đầu của nền văn minhthể được phục hồi như thế nào, và nhân loại không còn sự suy kiệt và bất hạnh của nó? 512

(Một giải pháp) sẽ là kết quả trực tiếp của hoạt động của Đoàn Người Mới Phụng sự Thế Gian: sự khám phá các nguồn lực chưa được sử dụng và các nguồn trữ quan trọng của sức mạnh, tiềm ẩn trong chính con người; sự truyền bá các chân lý như uy lực của thiện chí – năng lực chữa trị của những nhận thức như vậy thật là vĩ đại; một số tiềm năng và các mãnh lực bên ngoài mà các thành viên cấp cao của Thánh Đoàn hiện nay đang trong quá trình kêu gọi để trợ giúp nhân loại. 513

PHỤ LỤC – CÁC RỐI LOẠN THỜI HIỆN ĐẠI VÀ CÁC TƯƠNG ĐƯƠNG HUYỀN BÍ

Các Gợi ý (chỉ) của Hodgson- các vấn đề ngoại môn và các phạm trù nội môn – các cung liên quan

Danh sách gợi ý từ Hodgson. Những người trên mọi cung đều có thể chịu đựng mọi vấn đề. Tuy nhiên, tác động năng lượng của một số cung, dường như có liên quan đến các rối loạn khác nhau.

Vấn đềNhóm bí truyềnCungCác đặc tính cung
Lo lắngSự kích thích – sự giác ngộ4Các đặc tính cao/thấp
Bệnh tự kỷSự Chia Rẻ hay sự thu mình về trí tuệ?  
Tính lưỡng cực (tính khí hay thay đổi)Sự kích thích – sự giác ngộ4Các đặc tính cao/thấp
Ảo giácSự kích thíchẢo cảm6, 2Thu hút sự tập trung vào trong/lên trên
Sự trầm cảmSự kích thích – sự giác ngộ4Các đặc tính cao/thấp
Mất sinh lựcCác vấn đề của nhà thần bí/đệ tử6, 2Thu hút sự tập trung vào trong/lên trên
Những rối loạn phân ly – Tâm thần phân liệtSự Chia Rẻ4Sự phân cực
Rối loạn nhận thứcSự kích thíchẢo cảm6Năng lượng liên quan đến cõi cảm dục
Cuồng tínSự tích hợp6 
9b11196f54466941d368f28326bec062Sự kích thích9b11196f54466941d368f28326bec0625Năng lượng liên quan đến trí cụ thể
Hoang tưởng tự đạiSự kích thích1, 5, 7Lực mạnh mẽ, ý chí trí tuệ
Định kiếnSự kích thích – Sự hướng nội về trí tuệ. Sự kích thích9b11196f54466941d368f28326bec0625Năng lượng liên quan đến trí cụ thểcõi trí
Sự xúc động trí tuệSự kích thích – sự giác ngộ  
Tính tự yêu mìnhSự tích hợp – Tính cực ích kỷ1, 7 
Rối loạn xung lực ám ảnhSự kích thích – Sự hướng nội về trí tuệ7Có khuynh hướng ám ảnh mang lại trật tự
Tâm linh, thần bíCác vấn đề của các nhà thần bí, đệ tử6,2Thu hút sự tập trung vào trong/lên trên, khuynh hướng quá đa cảm
Chứng tâm thần phân liệtSự kích thích – sự giác ngộ4, 6Các đặc tính cao/thấp, và 6 thì quá đa cảm
Chứng tâm thần phân lậpSự Chia Rẻ4Sự phân cực

 

VÍ DỤ PHÂN TÍCH MỘT VẤN ĐỀ TÂM LÝ: JOSEPH STALIN

  1. Cung cấp một đoạn tiểu sử của nhân vật, và một đoạn văn thứ hai cung cấp các chi tiết về các rối loạn cụ thể mà người đó được báo cáo là đã trải qua, và cách thức mà nó phát ra.
  2.  Bio …………………………..
  3.    Stalin được báo cáo là đã bị chứng Hoang Tưởng Tự Đại:

Chân Sư D.K. mô tả tính Hoang Tưởng Tự Đại là ” Toàn bộ phàm ngã được hướng về tính tự cao tự đại”. Các nhà tâm lý học hiện đại cũng nói:

Một người tự cao tự đại là một người có một tham muốn bất thường về quyền lực lên những người khác. Nhiều nhà độc tài hay các bạo chúa trên thế giới là những người tự cao tự đại. Một ví dụ điển hình về một người tự cao tự đại là Joseph Stalin, người mà bản thân rất thích vận dụng quyền lực của mình trong thời cai trị của ông ta trong Liên bang Xô viết, đã kết thúc mạng sống của vô số người vô tội.

http://conservapedia.com/Megalomaniac

Về mặt bí truyền, chứng hoang tưởng tự đại là một vấn đề được gây ra “khi bản thể bị kích thích quá mức bởi năng lượng dữ dội đang tuôn vào, phá vỡ nhận thức và cuộc sống bình thường.” Vì vậy, nguyên nhân của vấn đề là năng lượng linh hồn tuôn vào, kích thích quá mức bản chất phàm ngã của y, cái tôi của y,

  1. Bạn đã được cung cấp các cung có liên quan đến sự rối loạn này. Năng lượng và tính chất của cung vốn có thể làm tăng sự rối loạn trong một tâm lý không ổn định là gì? Có phải có một cung mà bạn nghĩ có thể liên quan, và nếu như vậy, thì đó là cung nào và liên quan như thế nào?

Cung 1 được cho là có liên quan đến sự rối loạn này. Điều này phù hợp vì đây là cung ý chí và quyền lực. Khi nó tác động vào tâm lý của một người có phàm ngã mạnh mẽ và vẫn chưa thực hiện một sự kết nối sâu sắc với linh hồn, khi đó nó tăng cường ý thức về “cái tôi” nhỏ bé để nó tự phóng đại bản thân của nó.

  1. Bạn có nghĩ rằng cung đó đã (hoặc đang) ở trong bản chất của nhân vật hay không? Nếu là phải, thì ở trong thể (body) nào, và nhân vật này thể hiện những đặc điểm nào của cung này?

Cung 1 tạo ra những nhà lãnh đạo, thu hút mọi người đến với chính trị và để đạt quyền lực, ảnh hưởng và sự kiểm soát. Stalin đã thể hiện tất cả những đặc tính này của cung một và có khả năng là một phàm ngã cung 1, theo ý kiến của tôi. Ông có vẻ sặc mùi quyền lực và nguy hiểm, và có thể điều khiển dân chúng và quân đội của ông làm theo ý muốn của ông – đặc biệt là để giết đối thủ và kẻ thù của ông.

  1. Năng lượng chiêm tinh luôn luôn góp phần vào các vấn đề tâm lý. Theo bạn nghĩ, cung nào trong các cung Mọc, Mặt Trời hay Mặt Trăng của người đó đã có ảnh hưởng nhất trong việc góp phần vào vấn đề? Cụ thể là những đặc điểm nào của cung hoàng đạo đó?

Ba cung chính của Stalin là Cung Mọc Ma Kết, Cung Mặt Trời Nhân và cung Mặt Trăng Hổ Cáp.

Cung 1 chảy qua Cung Mọc Ma Kết của Stalin. Mục đích của linh hồn ông là phát triển các kỹ năng lãnh đạo của ông và hoạt động về phía quyền lực – nhưng chính phàm ngã của ông đã đáp ứng một cách mạnh mẽ nhất với thông điệp của linh hồn. Đó là một nhà độc tài hoang tưởng xuất hiện chứ không phải là một người lãnh đạo nhân từ.

  1. Cách điều trị nào được đề nghị cho rối loạn này? Những đức tính nào sẽ cân bằng những sự thái quá của cung này?

Liệu pháp được đề nghị là phân tán sự tập trung bằng việc kêu gọi một sự quan tâm khác cao cả hơn, bằng việc phát triển tâm thức xã hội, và nếu có thể, bằng sự tiếp xúc với linh hồn. “Các đức hạnh để cân bằng sự quá mức của cung 1 là – sự dịu dàng, khiêm tốn, thông cảm, khoan dung, kiên nhẫn.

  1. Cuối cùng, nếu bạn là một người bạn của người đó và được yêu cầu cho lời khuyên, bạn sẽ nói gì? Lời khuyên bí truyền nào mà bạn sẽ đưa ra để giúp đỡ người bạn của bạn loại bỏ sự sai lầm của người ấy, và trở lại đúng hướng?

Tôi sẽ thảo luận về mục đích tinh thần đối với sự tồn tại trên cõi trần, và mục tiêu của chúng ta là để thể hiện lòng bác áiminh triết, và trong trường hợp của Stalin, với quyền năng tử tế và nhân từ. Tôi sẽ chỉ ra rằng ông đã thể hiện các triệu chứng hoang tưởng tự đại, và sự thiếu quan tâm một cách tàn nhẫn của ông đối với những người mà ông coi là kẻ thù sẽ có một phản ứng nghiệp quả nghiêm trọng trong kiếp hiện tại hoặc kiếp tương lai. Tốt hơn là xoay hướng cuộc đời của ông trong kiếp này – bằng cách hướng ảnh hưởng và sức mạnh của ông để tìm những cách giải quyết vấn đề không gây chết người, và theo những cách đem con người lại với nhau để hợp tác làm việc. Việc thực hành tính khiêm tốn thực sự sẽ tốt cho linh hồn của ông.

 


Chia sẻ:

Trả lời