BẢN DỊCH QUYỂN KARMIC LAWS CỦA DOUGLAS BAKER DO Do Lan Huong VÀ Khánh Khỉ THỰC HIỆN
First Published by Dr Douglas Baker in 1977
This ebook edition published in 2013 under license by Claregate Ltd, Dangraig Fach, Pentrecwrt Road, Llandysul, Carmarthenshire, Wales, SA44 5AR.
ISBN: 978-1-910228-31-9 © 2013 Ted Capstick
This is the legal and authorised ebook of the printed version.
No part of this publication may be reproduced, stored in or introduced into a retrieval system, or transmitted in any form, or by any means, electronic, mechanical, photocopying, recording, or otherwise, without the prior permission of the publisher.
Design and Production by Claregate Ltd, Dangraig Fach, Pentrecwrt Road, Llandysul, Carmarthenshire, Wales, SA44 5AR.
CHƯƠNG 1 – CHAPTER 1
The Karma of Disease Karma của Bệnh tật
The World of Causes
Thế Giới của Các Nguyên Nhân
As philosophers, we say that no effort-, right or wrong that is put into life – evolutionary or involutionary – can vanish from the world of causes. Each life is a result of a unique set of causes and effects. One type of disease may manifest in several individuals, but each individual will manifest the disease from his own unique set of causes and all may differ in this respect.
Là các nhà triết học, chúng ta nói rằng không có nỗ lực nào, dù đúng hay sai được thực hiện trong cuộc sống, dù tiến hóa hay thụt lùi- lại có thể biến mất khỏi thế giới của nguyên nhân. Mỗi cuộc đời là một kết quả của một tập hợp các nguyên nhân và kết quả riêng biệt. Một loại bệnh tật có thể phát ra ở một số cá nhân, nhưng mỗi cá nhân lại phát loại bệnh đó từ tập hợp các nguyên nhân riêng biệt của anh ta và tất cả đều khác nhau ở khía cạnh này.
One of the fallacies of Western medicine is that people are treated according to the outward effects of a disease without giving any thought or attention to the basic disharmony creating the illness, or imbalance. Each man is responsible for the body he has and he, as a Soul, is the cause of it. Structurally it is, as it were, a condensation of actions arising out of the past. Man reaps today what he has sown in the past. More than this, Man is the maker of his own future through causes initiated in the past.
Một trong những ảo tưởng sai lầm của y học phương Tây là mọi người được điều trị theo các tác động bề ngoài của bệnh mà không quan tâm đến sự không hài hòa cơ bản hay sự mất cân bằng đã gây ra căn bệnh đó. Mỗi một cá nhân chịu trách nhiệm cho cơ thể mà anh ta có và anh ta, với tư cách là Linh hồn, là nguyên nhân của điều đó. Về mặt cấu trúc, nó là sự cô đọng lại của các hành động đã diễn ra trong quá khứ. Con người gặt hái ngày hôm nay những gì anh ta đã gieo trồng trong quá khứ. Hơn thế nữa, con người là người tạo dựng tương lai của chính mình thông qua các nguyên nhân được hình thành trong quá khứ.
And by past actions, we do not just mean the immediate past of last week’s gluttony – or this week’s abstinence – but of causes arising from a past which may go back into many previous lives. Our bodies, both outer and inner, are receptacles for the expression of energies, both creatively and destructively. They are the product of the laws of cause and effect which the occultist calls KARMA.
Và khi nói các hành động trong quá khứ, chúng ta không chỉ có ý rằng đó là quá khứ vừa mới xảy ra như là sự thèm ăn của tuần trước hay sự nhịn ăn của tuần này mà là các nguyên nhân đã xuất hiện từ quá khứ có thể của rất nhiều các kiếp sống đã qua. Các cơ thể của chúng ta, cả bên trong và bên ngoài, là nơi tiếp nhận sự biểu hiện của các năng lượng, cả sáng tạo lẫn hủy hoại. Chúng là kết quả của các luật Nhân Quả mà các nhà huyền bí học gọi là KARMA.
There is a whole branch of fringe medicine based on this occult law that psychological and physiological imbalance can be traced in many instances to ancient causes. The case files of Edgar Cayce, the famous American clairvoyant, bear testimony to the Law of Karma and show how knowledge of the real and underlying cause of a disease or condition in terms of Karma can lead to the dissolution of the most stubborn or chronic conditions. This explains why some people fall victims in an epidemic whilst others escape, and why on many occasions the strongest physical specimens go down in conditions of stress when their ‘weaker’ brothers survive. Cayce says of karma:
Có hẳn một nhánh của y học dựa trên luật bí truyền này chỉ ra rằng sự mất cân bằng tâm sinh lý trong nhiều trường hợp bắt nguồn từ các nguyên nhân từ xa xưa. Các tập hồ sơ về Edgar Cayce, một nhà thông nhãn nổi tiếng người Mỹ, cung cấp những bằng chứng về Luật Karma và cho thấy kiến thức về những nguyên nhân thật sự ẩn phía dưới của bệnh tật hoặc tình trạng bệnh trên khía cạnh Karma có thể chữa được các chứng bệnh bệnh kinh niên ngoan cố nhất như thế nào. Điều này giải thích tại sao một số người trở thành bệnh nhân trong một trận đại dịch trong khi những người khác lại thoát khỏi nó, và tại sao trong rất nhiều trường hợp người có cơ thể vật lý khỏe nhất lại rơi vào trạng thái stress trong khi những người anh em “yếu hơn” của họ lại sống sót. Cayce nói về Karma như sau:
In all cases we find, whether they be of beauty or of deformity, whether they be retributive, persistive or rewarding, a single factor in common. In all of them the attitudes and actions of the soul in the past have led to the characteristics manifested by the body to which the Soul has now been magnetically attracted … the body is far more than a mere vaguely appropriate vehicle of consciousness. It is a vehicle to be sure – an instrument of locomotion in a very real sense. But it is not a separate thing, distinct from and essentially unrelated to its indwelling person in the way that a taxicab, say is distinct from and unrelated to the passenger that takes it for hire on a journey through town. It is a vehicle rather, that is itself the direct product and creation of the worm that spun it. At the same time, the body is also an infinitely subtle, intimate and accurate mirror. It mirrors both the present and the past – in its movements and ever-changing expressions are reflected contemporary attitudes, ethics and conduct of the ever-present soul and of the Soul’s (many lives) in the long-ago past.
Trong tất cả trường hợp mà chúng tôi nghiên cứu, dù người đó đẹp hay xấu, họ có phải trả giá, bị trừng phạt hay tưởng thưởng, thì đều có một điểm chung. Trong tất cả, thái độ và hành động của Linh hồn trong quá khứ dẫn đến các đặc điểm được biểu hiện bởi cơ thể mà hiện giờ Linh hồn bị hấp dẫn từ tính, một cơ thể không chỉ là một công cụ phù hợp một cách mơ hồ của ý thức. Nó chắc chắn là một khí cụ – một công cụ vận động theo ý nghĩa rất thật. Nó không phải là một thứ tách rời, riêng biệt và không nhất thiết liên quan tới con người cư ngụ bên trong theo kiểu mà một chiếc taxi thì riêng biệt và không liên quan đến hành khách thuê nó trong một chuyến hành trình qua thị trấn. Nó đúng là một công cụ, tự nó là một sản phẩm trực tiếp, là sự kiến tạo của con tằm đã nhả tơ ra. Đồng thời, cơ thể cũng là một tấm gương chính xác, mật thiết và vô cùng vi tế. Nó phản chiếu cả quá khứ và hiện tại – trong các chuyển động của nó và sự biểu hiện thay đổi liên tục phản ánh các thái độ hiện tại, đạo đức và cách hành xử của linh hồn hiện tại và của linh hồn qua nhiều kiếp sống trong quá khứ.
Madame Blavatsky had this to say about Karma when writing in The Secret
Doctrine:
‘Those who believe in KARMA have to believe in DESTINY which, from birth to death, every man is weaving thread by thread around himself, as a spider does his cobweb; and this destiny is guided either by the heavenly voice of the inner prototype (or Self) . . . or by our more intimate emotional or ASTRAL body . . . which is too often the evil genius of the embodied entity called man. Both these lead on the man, but one of them must prevail; and from the very beginning of the invisible affray the stern and implacable LAW of COMPENSATION steps in and takes its course, faithfully following the fluctuations. When the last strand of our earthly cocoon is woven, and man is seemingly enwrapped in the net-work of his own doing, then he finds himself completely under the empire of this SELF-MADE destiny. It either fixes him like the inert shell against immovable rock, or carries him away like a feather in a whirlwind raised by his own actions … and this is KARMA.’ (Secret Doctrine, Vol. I, p. 639)
Bà Blavatsky đã nói điều sau về Karma như sau khi viết cuốn Giáo lý Bí truyền:
Những người tin tưởng vào KARMA phải tin vào ĐỊNH MỆNH, theo đó từ khi sinh ra cho đến khi chết, mỗi người đang dệt nên những sợi chỉ xung quanh y, như một con nhện đang miệt mài giăng tơ; và định mệnh này được hướng dẫn bởi tiếng nói thiên đường của nguyên mẫu nội tại (hay Chân Ngã)… hoặc bởi thể tình cảm hay thể CẢM DỤC mật thiết hơn của của chúng ta.. cái mà rất thường xuyên là những thói xấu của một thực thể biểu lộ được gọi là con người. Cả hai cái này đều ở trong con người, nhưng một trong hai sẽ chiến thắng, và từ thời kỳ ban sơ của sự tranh đấu, LUẬT HOÀN TRẢ nghiêm khắc không khoan nhượng đã ở đó và và kiên định giữ vững vai trò của mình qua những biến động. Khi viền cuối cùng của cái kén trần gian được hoàn tất, và con người dường như được bọc trong mạng lưới của chính những hành động của y, thì y thấy mình hoàn toàn dưới đế chế của định mệnh TỰ TẠO này. Điều này một là sẽ gắn liền với y y giống như chiếc vỏ sò bám trên tảng đá không gì lay chuyển nổi, hoăc sẽ cuốn y bay đi như chiếc lông vũ bay theo cơn gió tạo ra bởi chính các hành động của y…và đó là KARMA” (Giáo Lý Bí Truyền, quyển I, trang 639)
He who is the original actor in any trail of events has the most responsibility and karma to bear, good and bad though it may be. Nature will extract retribution to the utmost for what has been done and will reward and compensate in the same sort of manner. All great teachers – H. P. Blavatsky, Alice Bailey, Edgar Cayce, and the Masters themselves – are subject to this law.
Con người, nhân vật chính trong bất cứ chuỗi sự kiện nào, là người phải gánh trách nhiệm và karma, có thể tốt và có thể xấu. Tự nhiên sẽ buộc người đó trả giá chính xác cho hành động đã được thực hiện và sẽ tưởng thưởng và bù đắp theo cùng một phương cách. Tất cả những huấn sư vĩ đại – H.P Blavatsky, Alice Bailey, Edgar Cayce, và các chân sư – đều chịu sự chi phối của luật này
Karma is NOT fatalism; it is not Kismet … nemesis. Its action depends on us. Each man is his own executioner, each man is his own absolute lawgiver:
‘Each man is his own absolute lawgiver, the dispenser of glory or gloom to himself; the decreer of his life, his reward, his punishment.’ (From The Idyll of the White Lotus)
Karma KHÔNG PHẢI thuyết Định Mệnh, nó không phải Số Phận…hay sự báo oán. Hành động của nó phụ thuộc vào chúng ta. Mỗi người đều tự tạo ra nó, mỗi người là một nhà lập pháp hoàn toàn của chính mình:
“ Mỗi người là một nhà lập pháp của chính mình, người tạo ra vinh quang hay tủi hổ cho chính y, là người phán quyết cuộc đời mình, với phần thưởng hoặc hình phạt” (From The Idyll of the White Lotus)
Karmic Laws
Luật Karma
In Esoteric Healing, psychotherapy is never complete without the matter of Karma being dealt with generally and specifically by the healer. It is not possible to understand Karma without knowing something of the totality of man. It would be like attempting an essay on a rose merely by studying its form. This analogy will be enlarged on later and will be seen to be an accurate one as the study unfolds.
Trong Chữa trị Huyền môn, phương pháp trị liệu tâm lý sẽ không bao giờ hoàn thiện nếu người chữa trị không giải quyết vấn đề Karma một cách tổng quát và cụ thể. Sẽ không thể hiểu được Karma nếu không hiểu chút gì về toàn bộ con người. Nó cũng giống như việc cố gắng viết một bài luận về một bông hoa hồng mà chỉ nghiên cứu về hình dáng của nó. Điểm tương đồng này sẽ được khai triển rộng sau này và sẽ được nhìn nhận là đúng như nghiên cứu này chỉ ra.
Secondly, Karma is better understood if it is accepted that man is linked to and responds to the Universe itself. Karma is one of the laws governing the universe; therefore, this law must also govern man who is a unit of consciousness in that universe.
Thứ hai là, Karma sẽ được hiểu tốt hơn nếu người ta chấp nhận rằng con người được kết nối và phản ứng với chính vũ trụ. Karma là một trong những luật chi phối vũ trụ, do đó, luật này chắc chắn cũng chi phối con người – một đơn vị ý thức trong vũ trụ đó
In the volumes of teachings issued under The Seven Pillars of Ancient Wisdom, the writer has gone to great lengths to include something of the totality of man as he dwells within his mental, emotional and etherico-physical bodies. Much emphasis is placed on the importance of man’s Soul and the immortality of it:
Trong bộ sách về các bài giảng phát hành dưới tựa đề Bảy Cột Trụ Của Minh Triết Cổ Đại, người viết đã rất nỗ lực để có thể mô tả bao trùm về toàn thể con người khi ngụ ở trong các thể vật lý-dĩ thái, thể cảm xúc và thể trí. Và sự nhấn mạnh đặc biệt được đặt ở tầm quan trọng của Linh hồn con người và sự bất tử của linh hồn:
‘The soul of man is immortal, and its future is the future of a thing whose growth and splendour has no limit.’ (From The Idyll of the White Lotus)
“Linh hồn của con người là bất tử, và tương lai của nó là tương lai của một thứ mà có sự tăng trưởng và huy hoàng không giới hạn” (Từ cuốn “The Idyll of the White Lotus”
The following quotation from The Occult Glossary by G. de Purucker is appropriate here:
‘Karma comes from the Sanskrit Karman which is a noun-form coming from the root ‘kri’ meaning “to do”, “to make”. Literally KARMA means “doing”, “making”, “action”. But when used in a philosophical sense, it has a technical meaning, and this technical meaning can best be translated into English by the word ‘consequence’. The idea is this: When an entity acts, he acts from within; he acts through an expenditure in greater or less degree of energy, as it impacts the surrounding milieu, the Nature around us, brings forth from the latter – perhaps an instantaneous or perhaps a delayed – reaction or rebound. Nature in other words, reacts against the impact of that energy; and the combination of these two – of energy acting upon Nature and Nature reacting against the impact of that energy – is what is called karma, being a combination of the two factors. Karma is, in other words, essentially a chain of causation, stretching back into the infinity of the past and, therefore, necessarily destined to stretch into the
infinity of the future. It is unescapable, because it is universal in Nature, which is infinite and, therefore, everywhere and timeless; and sooner or later the reaction will inevitably be felt by the entity which aroused it.’
Lời trích dẫn từ Từ Điển Thuật Ngữ Bí Truyền của G.de Purucker là phù hợp ở đây:
“Từ Karma xuất phát từ tiếng Phạn Karman – là một danh từ có nguồn gốc từ chữ “kri” nghĩa là “sẽ làm”, “sẽ thực hiện”. Theo nghĩa đen, KARMA nghĩa là “làm”, “tạo ra”, “hành động”. Nhưng khi sử dụng trong khía cạnh triết học, nó có nghĩa chuyên ngành và ý nghĩa chuyên ngành này có thể được dịch đúng nhất sang từ Tiếng Anh tương ứng là “kết quả, hậu quả”. Ý nghĩa của nó là: Khi một thực thể hành động, y hành động trong một hạn định, anh ta hành động thông qua việc tiêu tốn năng lượng nhiều hay ít, và do nó ảnh hưởng đến mọi vật xung quanh, đến Tự Nhiên xung quanh chúng ta, và Tự Nhiên xuất hiện một phản ứng hay sự đáp trả ngược lại thực thể đã tạo ra hành động đó – có thể là ngay lập lức hoặc có thể là trễ hơn. Nói cách khác, Tự nhiên phản ứng lại sự tác động của năng lượng đó; và sự kết hợp của cả hai thứ này – năng lượng tác động lên Tự nhiên và Tự nhiên phản ứng lại tác động của năng lượng đó – là cái được gọi là karma, một sự kết hợp của hai yếu tố. Karma, theo một cách nói khác, về bản chất là một chuỗi các nguyên nhân, kéo dài đến vô tận về quá khứ, và do đó, cần thiết phải được trải dài đến vô cùng tới tương lai. Karma là không tránh khỏi, bởi vì nó phổ quát trong Tự nhiên, vô cùng vô tận và do đó, ở mọi nơi và không có thời gian, sớm hay muộn thì sự tác động trở lại là không tránh khỏi lên người đã tạo ra chúng.
It is a very old doctrine, known to all religions and philosophies and, since the renaiscence of scientific study in the Occident, has become one of the fundamental postulates of modern co-ordinated knowledge. If you toss a pebble into a pool, it causes ripples in the water; these ripples spread and finally impact upon the bank surrounding the pool; and, so modern science tells us, the ripples are translated into vibrations, which are carried outward into infinity. But at every step of this natural process there is a corresponding reaction from everyone and from all of the myriads of atomic particles affected by the spreading energy.
Đó là một giáo lý rất cổ, được tất cả các tôn giáo và triết học biết tới, và kể từ thời kỳ phục hưng của nghiên cứu khoa học ở Phương Tây, đã trở thành một trong các tiên đề cơ bản của kiến thức hợp nhất hiện đại. Nếu bạn ném một hòn đá cuội xuống một bể nước, nó sẽ tạo ra các gợn sóng lăn tăn trên mặt nước, các gợn sóng này mở rộng ra và cuối cùng sẽ tác động lên bờ xung quanh bể; và khoa học hiện đại cho chúng ta biết rằng các gợn sóng này chuyển thành các rung động được đưa đến vô cùng tận. Nhưng ở mỗi bước của quá trình tự nhiên này, có một phản ứng đáp lại từ tất cả mọi người và từ tất cả vô số các hạt nguyên tử chịu ảnh hưởng của năng lượng lan tỏa đó.
Karma is in no sense of the word Fatalism on the one hand, nor what is popularly known as ‘Chance’ on the other. It is essentially a doctrine of Free Will, for naturally the entity which initiates a movement or action – spiritual, mental, psychological, physical or other is responsible thereafter in the shape of consequences and effects that flow therefrom, and sooner or later recoil upon the actor or prime mover.
Karma hoàn toàn không liên quan gì đến Thuyết Định mệnh, lẫn “Sự sắp đặt tình cờ” như người ta hay nói. Nó thực chất là thuyết của Tự Do Ý Chí, bởi vì về mặt tự nhiên thực thể khởi nguồn một hành động – tâm linh, tinh thần, tâm lý, vật lý – chịu trách nhiệm sau đó dưới hình thức các hậu quả và tác động tạo ra từ hành động đó, mà sớm hay muộn dội lại chính người gây ra hành động đó.
Since everything is interlocked and interlinked and inter-blended with everything else, and no thing and no being can live unto itself alone, other entities are of necessity, in smaller or larger degree, affected by the causes of motions initiated by any individual entity; but such effects or consequences on entities, other than the prime mover, are only indirectly a morally compelling power, in the true sense of the word ‘moral’.
Vì mọi thứ đều khớp nối, liên kết và hòa vào những thứ khác, không một thứ gì và một thực thể nào có thể sống đơn độc một mình, các thực thể khác đều cần thiết ở mức độ lớn nhỏ khác nhau, chịu ảnh hưởng bởi các nguyên nhân của các hành động được khởi nguồn từ bất kỳ một thực thể riêng biệt nào, nhưng những tác động hoặc hậu quả lên các thực thể, mà không phải là người khởi nguồn chính chỉ là sức mạnh khơi gợi tinh thần gián tiếp, đúng nghĩa với từ “luân lý” (moral)
An example of this is seen in what the theosophist means when he speaks of ‘family karma’ as contrasted with one’s own individual karma or ‘national karma’, the series of consequences pertaining to the nation of which he is an individual; or again, the racial karma pertaining to the race of which the individual is an integral member. Karma cannot be said either to ‘punish’ or to ‘reward’ in the ordinary meaning of these terms. Its action is unerringly just, for being a part of Nature’s own operations, all karmic action ultimately can be traced back to the cosmic heart of Harmony which is the same thing as saying pure consciousness-spirit.
Một ví dụ của việc này được thấy trong cái mà nhà Thông Thiên Học nói về “karma gia đình” như là sự tương phản với karma của một cá nhân hoặc “karma của một dân tộc”, một chuỗi các kết quả gắn liền với một dân tộc mà ở đó anh ta là một cá nhân; hoặc karma chủng tộc gắn liền với chủng tộc mà ở đó cá nhân đó là một thành viên không thể tách rời. Karma không thể nói là để “phạt” hay để “thưởng” theo nghĩa thông thường của những từ này. Tác động của nó là công bằng không sai chạy vì nó là một phần trong sự vận hành của Tự nhiên, tất cả các hành động mang tính nghiệp quả đều có thể truy xuất trở lại đến trái tim vũ trụ của Sự Hài Hòa, cũng giống như khi nói về tâm thức thuần khiết—tinh thần.
The doctrine is extremely comforting to human minds, inasmuch as man may carve his own destiny and, indeed, must do so. He can form it or deform it, shape it or mis-shape it, as he wills; and by acting with Nature’s own great and underlying energies, he puts himself in unison or harmony therewith and therefore becomes a co-worker with Nature as the gods are.
Giáo lý này hoàn toàn hòa hợp với tâm trí của con người, theo cách mà người đó tạo ra định mệnh của chính mình và thực chất là phải làm vậy. Y có thể kiến tạo hoặc làm biến dạng, tạo hình hoặc không tạo hình định mệnh của mình theo ý chí của y; và bằng cách hành động với các năng lượng ẩn phía dưới và rất vĩ đại của Tự nhiên, y đặt mình trong sự thống nhất hay hài hòa với Tự nhiên và do đó trở thành một người đồng sáng tạo với Tự nhiên như các vị thần linh.
Linh Hồn như là Hoa Sen Chân Ngã – The Soul as the Egoic Lotus
The process of the Soul growth is slow and inexorable. It spans many lives and sometimes even planetary systems. It must needs be constructed about the framework of the three permanent atoms of Atma, Buddhi and Manas. Its shape, seen by the Master, is that of a lotus with nine petals forming three tiers. Three centrally-placed cusps embower the fiery points of the permanent atoms which ultimately blaze forth as the Jewel in the Lotus. The unfoldment of this delicate and glorious spiritual organism requires time and is governed by law. The laws that govern the unfoldment of the egoic lotus are the laws of Karma.
Quá trình tăng trưởng của Linh hồn chậm nhưng không gì thay đổi được. Nó trải dài qua nhiều kiếp sống và đôi khi thậm chí cả ở các hệ thống hành tinh. Cấu trúc của nó được xây dựng xung quanh 3 nguyên tử thường tồn Atma, Buddhi và Manas. Hình dạng của nó, như các Chân sư nhìn thấy, là một bông hoa sen với 9 cánh tạo nên 3 lớp. Ba lớp đồng tâm bao quanh những điểm năng lượng sáng chói của các nguyên tử thường tồn mà sau cùng chói sáng rực rỡ như Viên Ngọc Quí trong Hoa Sen. Sự khai mở ra của cơ quan tâm linh huy hoàng và tinh tế này cần thời gian và chịu sự chi phối bởi luật. Các luật chi phối việc khai mở hoa sen chân ngã là các luật của Karma.
The petals of the egoic lotus are awakened and stimulated into full bloom by a simple principle. It was enunciated by St. Paul succinctly: ‘Whatsoever a man soweth, that shall he also reap.’ In the birth of a human soul, its seeds are sown and in the flowering of the Soul, there comes the harvest, or its reaping. Between those two events there is unending stress, such as one would expect to find with the budding and blooming of any angiosperm (flowering plants). It is through stress and through law that the flower blooms, and it is the same in the construction of a Soul about its higher Triad (See In The Steps Of The Master by the author).
Các cánh của hoa sen chân ngã được đánh thức và kích thích để bung nở bởi một quy tắc đơn giản. Quy tắc này được Thánh Paul nói một cách ngắn gọn, súc tích: “Con người gieo gì sẽ gặt nấy”. Trong việc khai sinh ra linh hồn con người, các hạt giống của nó đã được gieo và việc nở hoa của linh hồn chính là sự gặt hái thành quả. Giữa hai sự kiện là những áp lực không hồi kết, giống những gì người ta thấy giữa quá trình hình thành nụ và nở hoa của bất kỳ một cây hạt kín nào (các thực vật nở hoa). Chính thông qua áp lực và thông qua luật này mà hoa nở, và điều này cũng tương tự trong việc xây dựng của Linh hồn xung quanh Tam thể thượng của nó (Xem cuốn In The Steps Of The Master bởi tác giả)
The Monad and Spiritual Staying Power
Chân thần và Sức mạnh tâm linh bền bỉ
The subject may be approached from another direction with equal validity. The Monad is engaged through its various sutratmas with material form. It is through the harsh and traumatic mechanisms of becoming disengaged with material forms that the Monad gains spiritual staying power. I describe this carefully in my book Esoteric Healing, Part Two.
Chủ đề này có thể được tiếp cận từ một góc độ khác mà giá trị không thay đổi. Chân thần (Monad) kết nối hình thể thông qua nhiều kim quang tuyến (sutratmas) khác nhau. Thông qua các cơ chế khắc nghiệt và thương tổn của việc trở nên không kết nối với các hình thể vật chất mà Chân thần có được sức mạnh tâm linh bền bỉ.Tôi miêu tả điều này một cách cẩn thận trong quyển sách của mình “Chữa trị huyền môn, phần II
The Purpose of Disease
Mục đích của Bệnh tật
Our progressive abstraction from material form is actively gained in what we call the disciplines of discipleship, but passively won through eternal ages by the laws of Karma as they govern rebirth.
Sự phát triển tâm linh của chúng ta từ thể vật chất sẽ đạt được một cách chủ động qua điều mà chúng ta gọi là kỷ luật của con đường đệ tử, nhưng cũng sẽ thu được một cách thụ động thông qua sự tồn tại muôn đời của các luật Karma vì chúng chi phối sự tái sinh.
Disease is a purifying process (See Esoteric Healing, Parts One and Two by the author). It is through disease that the Soul is able to break patterns of habit that have held it back for many lives. It is sometimes through disease that the Soul is able to maintain its hold on its material form in the face of stress and rapid growth. In consultations with patients, especially if the case is chronic or even terminal, these points are vital. Sometimes the whole purpose of a disease may be to place the sufferer in circumstances which will enable him to achieve a change of mental or emotional attitude which will permit the Soul a spurt of growth.
Bệnh tật là một quá trình thanh lọc (Xem cuốn Chữa trị Huyền môn, Phần Một và Hai cùng tác giả). Thông qua bệnh tật mà Linh hồn có thể phá vỡ các mô thức của thói quen đã kìm giữ nó trong nhiều kiếp sống. Đôi khi thông qua bệnh tật mà Linh hồn có thể duy trì được sự kiểm soát với hình thể vật chất trong việc đối mặt với áp lực và sự tăng trưởng nhanh chóng. Trong việc hội chẩn với các bệnh nhân, đặc biệt là đối với các bệnh kinh niên hoặc thậm chí là sắp chết, các điểm này là rất quan trọng. Đôi khi tất cả mục đích của một căn bệnh là để đưa người bệnh vào những hoàn cảnh mà có thể buộc y có được một sự thay đổi về thái độ về tinh thần hoặc thái độ cảm xúc, những điều cho phép linh hồn có được sự tăng trưởng.
As a philosopher, the esoteric healer knows that no effort, right or wrong, can banish disease except through treating firstly from the world of causes. A cause set in motion can only be neutralized by its effect. Even wasted smoke leaves its traces, as sufferers from lung cancer might well tell you. A harsh word uttered in one life returns to you as a rebuke from someone in a later life.
Là một nhà triết học, người chữa trị huyền môn biết rằng, không một nỗ lực nào, dù đúng hay sai, có thể xua đuổi được bệnh tật trừ khi thông qua việc chữa trị trước tiên từ thế giới của nguyên nhân. Một nguyên nhân trong sự chuyển động chỉ có thể được trung hòa bởi tác động của nó. Thậm chí một làn khí độc hại cũng để lại dấu vết, giống như việc mà người bị bệnh ung thư phổi có thể cho bạn biết rõ. Một lời nói lỗ mãng phát ra trong một kiếp sống này sẽ trở lại với bạn dưới dạng những lời quở trách từ một người nào đó trong kiếp sống sau.
The great ‘sin’ that leads to disease more than any other is that of selfishness. The Soul can be almost powerless to reach its misguided personality vehicle when it is engrossed in selfishness and then resorts to disease – a process that breaks the bonds of selfishness and purifies its corruption. It is through putting faith in material things that we become selfish, desiring to appropriate objects, people and places, and possess them selfishly. The great Truth expresses the opposite of this and it was for that Truth that the Buddha incarnated, namely:
‘Tội lỗi’ lớn dẫn đến bệnh tật nhiều hơn tất cả những thứ khác đó là sự ích kỷ. Linh hồn có thể gần như bất lực trong việc tiếp cận với một công cụ phàm ngã lạc lối khi phàm ngã này bị choán ngợp bởi sự ích kỷ, và nó dùng đến phương sách bệnh tật – một quá trình phá vỡ xiềng xích ích kỷ và thanh lọc sự vấy bẩn của nó. Qua việc đặt niềm tin vào những thứ vật chất mà chúng ta trở nên ích kỷ, ham muốn những thứ, những người, những địa điểm và sở hữu chúng một cách ích kỷ. Chân lý vĩ đại biểu lộ điều đối lập với việc này và vì Chân Lý đó mà Đức Phật đã giáng sinh là như sau:
‘ … that all material possessions must come to an end – nothing is permanent, and he who clings to objects of the world must inevitably suffer when those targets of his attention are removed.’
“…rằng tất cả sự chiếm hữu vật chất phải đi đến hồi kết – không điều gì là vĩnh cửu, và người nào bám chấp vào các đối tượng vật chất của thế giới này sẽ không tránh khỏi việc chịu đựng khổ đau khi những đối tượng cho sự chú ý của y bị lấy đi”
Even the disciple must make the ultimate sacrifice of his most dear possession, which is his personality ego. The humbling of a personality, its dismantlement and its reassembly about the higher point (spiritually) of consciousness, is the prerequisite for psychosynthesis. Each life we give up a personality in the great transition or change of state which we call death, and death of the physical body is good practice for the death of the personality that comes with psychosynthesis. See Psychosynthesis, by Roberto Assagioli.
Thậm chí cả người đệ tử cũng phải thực hiện sự hi sinh cuối cùng với vật sở hữu thân thiết nhất của y, đó là phàm ngã của y. Hạ thấp giá trị phàm ngã, hủy diệt nó và sắp xếp lại xung quanh một điểm tâm thức cao hơn (về mặt tâm linh), là điều kiện tiên quyết cho tâm lý- sinh tổng hợp (psychosynthesis). Mỗi một kiếp sống chúng ta từ bỏ một phàm ngã trong một sự chuyển tiếp vĩ đại hoặc sự thay đổi trạng thái mà chúng ta gọi là cái chết, và cái chết của cơ thể vật lý là một thực tập tốt cho cho cái chết của phàm ngã theo Khoa Tâm Lý Tổng Hợp (psychosynthesis). Xem cuốn Psychosynthesis, viết bởi Roberto Assagioli.
Karma frees us from our attachments, just as surely as disease ultimately does. Attachments exist only in astral substance, and astral substance manifests as feelings. A person who is all feeling, all astral, all emotional, is the candidate par excellence for disease, just as he also highlights the fact that he is karma-laden:
Karma giải phóng chúng ta khỏi những sự bám chấp, một cách chắc chắn như cách mà bệnh tật cuối cùng cũng tạo ra. Sự bám chấp chỉ tồn tại trong vật chất cảm dục, và vật chất cảm dục thể hiện dưới dạng các cảm xúc. Một người mà hoàn toàn cảm xúc, cảm dục, tình cảm đều là ứng cử viên xuất sắc cho bệnh tật, thì y cũng nhấn mạnh sự thật y là người đang phải chịu trách nhiệm với karma của mình:
He who feels punctured
Must once have been a bubble,
He who feels unarmed
Must have carried arms,
He who feels belittled
Must have been consequential,
He who feels deprived
Must have had privilege.
(Lao-Tzu, Tao Teh Ching, Verse 36. Translated by Witter Bynner.)
Người nào cảm giác bị khiêu khích
Chắc chắn đã từng là một người ba hoa
Người nào cảm giác mình trắng tay
Chắc chắn là người đã từng có quyền lực
Người nào cảm thấy bị coi thường
Chắc chắn đã từng là người tự đắc
Người nào cảm thấy bị chiếm đoạt
Chắc chắn đã từng có được hưởng đặc quyền
(Theo Lão tử, Bản dịch Dịch tiếng Anh của Witter Bynner)
Carl Jung said: ‘The greater a person’s faith, the harder he should work, and the work he should do should be for humanity.’
Anyone who joins my ashram is introduced to hard work immediately, especially if he has not met it before. Disciples choked with difficult karma are quickly relieved of much of its effect by hard work in a group cause. Similarly, those who bear their diseases, their pain and suffering with grace and philosophical fortitude reduce the ravages of their disease astronomically. Though this may not necessarily be apparent in the current life, this reasoning provides the best basis for advice given to patients torn by their suffering.
Car Jung nói: “Niềm tin của một người càng lớn, thì anh ta càng nên làm việc chăm chỉ hơn, và công việc mà anh ta nên làm sẽ là công việc vì nhân loại”
Bất kỳ ai tham gia vào ashram của tôi sẽ được yêu cầu làm việc chăm chỉ ngay lập tức, đặc biệt là nếu y chưa làm điều đó bao giờ. Những người đệ tử bị dính mắc với những karma khó sẽ nhanh chóng được giải trừ các tác động của nó thông qua hoạt động chăm chỉ vì lợi ích chung của nhóm. Tương tự như vậy, những người đang chịu đựng bệnh tật, nỗi đau với tâm lý vững vàng và khoan dung sẽ giảm đi rất sự tàn phá của bệnh tật của họ rất nhiều. Dù cho điều này có thể không thể hiện rõ ràng trong kiếp sống này, cách tư duy này mang đến cơ sở tốt nhất cho những lời khuyên với các bệnh nhân đang chịu đựng các nỗi đau và bệnh tật.
Harmlessness
Hạnh vô hại
If a person seems to be caught up in a karmic stream, bewildered and beset with one tragedy after another, the perceptive and compassionate healer can be sure of one thing which will guide him to provide the needed counselling – his patient is most certainly having harmful thoughts, feelings and actions towards other living beings. What can he do?
Nếu một người dường như đang bị trôi theo dòng chảy của karma, hoang mang và bị chặn lối bởi hết bi kịch này đến bi kịch khác, một người chữa lành giàu lòng trắc ẩn và thấu hiểu có thể chắc chắn một điều sẽ chỉ dẫn y để mang lại sự tư vấn cần thiết – bệnh nhân của y chắc chắn đã có những ý nghĩ, cảm xúc và hành động gây tổn hại đối với những cá thể sống khác. Vậy người này có thể làm gì?
The practice of harmlessness in thought, word and deed must be persevered in at all costs, if the person is to escape the relentless ‘reaping of that which he has sown’.
Việc thực hành tính vô hại trong suy nghĩ, lời nói và hành động phải được kiên trì thực hiện bằng mọi giá, nếu người đó muốn thoát khỏi việc ‘không ngừng gánh chịu những hậu quả mà anh ta đã gieo’
Thoughts of greed, envy, jealousy and hatred rarely affect the intended victim, returning instead like a boomerang to the sender to wreak their havoc in his life. Such karma, expressing as a disease or a difficult life, can be the result of actions in this life, or a pattern of long standing—surfacing in life after life, until the pain and suffering become so great that the chastened personality finally allows the Soul to live out his intent and get on with the task of spiritual growth.
Những ý nghĩ tham lam, ghen tỵ, ghen tuông và ghét bỏ hiếm khi ảnh hưởng đến nạn nhân của ý nghĩ đó mà thường quay ngược lại người gửi đi ý nghĩ đó như một chiếc boomerang và sẽ trút sự hủy hoại vào cuộc sống của anh ta. Karma đó, biểu hiện ra dưới dạng bệnh tật hay một cuộc sống khó khăn, có thể là kết quả của các hành động trong kiếp sống này, hoặc như một mô hình kéo dài—hết kiếp này đến kiếp khác, cho đến khi nỗi đau và sự chịu đựng trở nên quá lớn buộc phàm ngã bị trừng phạt đó cuối cùng phải để Linh hồn thể hiện ý định và tiếp tục với nhiệm vụ tăng trưởng tâm linh.
The Master K.H., in his life as St. Francis of Assisi, quoted these words to guide us in our quest of harmlessness to all:
Chân sư K.H, trong kiếp sống là Thánh St.Francis of Assisi, ghi lại những lời hướng dẫn chúng ta trong việc thực hành hạnh vô hại với mọi vật như sau:
LORD, make me an instrument of Your peace. Where there is hatred, let me sow love; where there is injury, pardon; where there is doubt, faith; where there is despair, hope; where there is darkness, light; and where there is sadness, joy.
Hỡi Thượng đế, hãy để con là một công cụ thể hiện sự bình an của người. Nơi nào có sự ghét bỏ, hãy để con mang tình yêu đến, nơi nào có sự tổn thương, hãy để con mang đến sự tha thứ, nơi nào có sự nghi ngờ, hãy để con mang đến niềm tin, nơi nào có sự tuyệt vọng, hãy để con mang tới niềm hi vọng, nơi nào có bóng tối, hãy để con mang ánh sáng đến, và nơi nào có nỗi buồn hãy để con mang niềm vui tới.
O DIVINE MASTER, grant that I may not so much seek to be consoled as to console; to be understood as to understand; to be loved as to love; for it is in giving that we receive; it is in pardoning that we are pardoned; and it is in dying that we are born to eternal life.
HỠI SƯ PHỤ THIÊNG LIÊNG, đã cho con biết rằng con sẽ không tìm kiếm việc được an ủi nhiều như việc an ủi người khác, tìm kiếm việc được thấu hiểu nhiều như việc thấu hiểu người khác, tìm kiếm việc được yêu thương nhiều như việc yêu thương, vì khi cho đi là ta nhận lại; khi tha thứ ta được tha thứ; và khi chết là ta được sinh vào sự sống vĩnh hằng
(Attributed to Saint Francis of Assisi) (Trích dẫn lời Thánh Francis of Assisi)
Chia sẻ: