ĐỊNH LUẬT MỞ RỘNG

Các Định Luật - Định Đề Vũ Trụ

I- Ba định luật: Hoạt động xoắn ốc theo chu kỳ này, vốn tách biệt với mọi hình hài, có lẽ có thể được hiểu một cách thực tế hơn nếu chúng ta khảo cứu nó dưới hình thức diễn đạt của bốn định luật, đến lượt xét mỗi định luật đó một cách vắn tắt:

1. ĐỊNH LUẬT MỞ RỘNG (Law of Expansion)
(Trích LVLCK, 1040 – 1046)

Định luật này với sự mở rộng từ từ do tiến hóa của tâm thức nằm bên trong mọi hình hài là nguyên nhân của dạng gần hình cầu (spheroidal form) của mọi sự sống trong toàn thể thái dương hệ. Đó là một sự kiện trong thiên nhiên cho thấy rằng tất cả những gì hiện hữu đều trụ trong một hình cầu. (1) Nguyên tử hóa học gần hình cầu; con người ở trong 1 Nguyên tử. GLBN I, 113, 566. Chính là dựa trên bản chất hão huyền của vật chất và tính chất có thể phân chia vô hạn của nguyên tử mà toàn bộ Khoa Học Huyền Linh được tạo thành.

1. Mọi sự vật đều thuộc nguyên tử – Thượng Đế, Monads, các nguyên tử.
a/ Phạm vi của biểu lộ thái dương …………………… Thượng ĐếVũ trụ noãn. Hào quang noãn Thượng Đế ….. Đại Thiên Địa.
b/ Phạm vi của biểu lộ Chân Thần ………………….. Monads. Hào quang noãn của Chân Thần ………………… Tiểu Thiên Địa.
c/ Phạm vi của cực nguyên tử hồng trần …………. Nguyên tử.
2. Thái dương hệ là một nguyên tử vũ trụ.
3. Mỗi cõi là một nguyên tử hay là khối cầu hoàn hảo.
4. Mỗi hành tinh là một nguyên tử. một hình cầu, giống như Hành Tinh Thượng Đế và Thái Dương Thượng Đế vậy, hình cầu này vốn là hình hài mà vật chất chiếm lấy khi hoạt động bên trong của chính nó và hoạt động của hình hài tác động hợp nhất. Cần có đến hai loại lực – lực quay và lực xoắn ốc theo chu kỳ – mới tạo được điều này. Các nhà khoa học đang bắt đầu nhận ra điều này ít nhiều, và bắt đầu hiểu rằng chính Định Luật Tương Đối, hay là liên hệ giữa tất cả mọi nguyên tử vốn tạo ra những gì được gọi là Ánh Sáng, và, trong hiện tượng tập hợp của nó, nó hợp thành khối cầu hỗn hợp, một thái dương hệChuyển động của các chòm sao từ bên ngoài đối với khối cầu thái dương, chịu trách nhiệm cho dạng thức của nó kết hợp với chuyển động quay của chính nó trong không gian. Khi các độ dài sóng (wave lengths) của ánh sáng từ các chòm sao, và liên hệ của chúng đối với mặt trời được hiểu rõ hơn, và khi hiệu ứng của các độ dài sóng này hay các rung động của ánh sáng (vốn hoặc là có tính chất hút, hoặc đẩy, đối với mặt trời) được hiểu rõ, nhiều điều sẽ được tiết lộ. Cho đến nay, chỉ có ít điều được hiểu biết đối với hiệu quả mà các chòm sao này trong bầu trời (vốn đối kháng với thái dương hệ) đặt vào mặt trời, và các độ dài sóng của chúng mà mặt trời sẽ không truyền đi, các tia sáng của nó không xuyên qua (nếu điều đó có thể được diễn tả bằng một lối kém khoa học như thế) ngoại biên mặt trời.

Trong GLBN, chúng ta được dạy rằng “bảy Tia mặt trời mở rộng ra thành bảy mặt trời và mồi lửa cho toàn thể vũ trụ” (GLBN II, 72). Chính điều này tạo ra sự cháy cuối cùng báo trước chu kỳ đại qui nguyên (great pralaya) và đưa tới việc kết thúc cuộc lâm phàm của Thượng Đế. Việc đó được tạo ra theo Định Luật Mở Rộng, và tạo ra sự hoà nhập sau rốt và sự phối trộn của bảy hệ hành tinh thánh thiện, chúng đánh dấu cho việc đạt được mục đích và sự hoàn thiện cuối cùng của chúng.
Trong văn liệu huyền linh học, danh xưng “Định Luật Mở Rộng” được giới hạn vào sự bàn bạc về bảy Cung và vào các cuộc điểm đạo của hành tinh. Khi bàn đến các mở rộng về tâm thức của con người và các cuộc điểm đạo của con người, chúng ta tập hợp chúng dưới “Định Luật Hồi Qui Chân Thần” thứ hai.

Ở đây các nhà nghiên cứu nên nhớ rằng chúng ta đang bàn đến các mở rộng về tâm thức của một Hành Tinh Thượng Đế qua phương tiện của:
a. Các dãy hành tinh.
b. Các cuộc tuần hoàn.
c. Các giới của thiên nhiên.
d. Các căn chủng (root races).
Cần nên nhớ rằng tâm thức mà Ngài đang ở trong tiến trình phát triển là tâm thức của ý chí tuyệt đối và mục tiêu tuyệt đối của Thái Dương Thượng Đế, vì đó là biểu hiện của ý muốn (desire) của Vũ Trụ Thượng Đế. (1) Do đó, các mở rộng có thể được tập hợp như sau:

1. Thái Dương Thượng Đế mở rộng tâm thức của Ngài để bao gồm ước muốn (desire) của Vũ Trụ Thượng Đế.
2. Hành Tinh Thượng Đế mở rộng tâm thức của Ngài để thích hợp với ý chí và mục tiêu của Thái Dương Thượng Đế.
3. Các Đấng Chủ Quản (Lords) của các Dãy Hành Tinh đang hoạt động với tâm thức ước muốn (bản chất bác ái) của Hành Tinh Thượng Đế.
4. Các Đấng làm linh hoạt của bầu hành tinh trong Dãy đang hoạt động với tâm thức sáng suốt của Hành Tinh Thượng Đế.
Điều này có thể được thể hiện liên quan với một bầu trong một dãy (như là dãy Địa Cầu của chúng ta) theo cách sau đây.
Đấng Chủ Quản của thế giới, Đức Hành Tinh Thượng Đế, trong cuộc lâm phàm hồng trần, giải quyết khó khăn riêng biệt của Ngài, thể hiện (vào biểu lộ hồng trần trên hành tinh) mục tiêu hoặc ý chí của Thái Dương Thượng Đế trong bất luận hành tinh hệ đặc biệt nào. Ngài làm điều này qua việc thiền định.
Toàn thể các Dhyan Chohans của giới thứ năm hay giới tinh thần đều bận tâm đến việc thể hiện thành biểu lộ linh hoạt của ý chí và mục tiêu của Hành Tinh Thượng Đế.
Gia đình nhân loại, hay là giới thứ tư, đang tìm cách biểu lộ ý muốn, hay bản chất bác ái của Hành Tinh Thượng Đế. Ba giới dưới nhân loại có mục tiêu là biểu lộ bản chất thông tuệ của Hành Tinh Thượng Đế.

Mọi điều này được làm dưới Định Luật Mở Rộng, bằng phương pháp phát triển xoắn ốc, tăng trưởng theo chu kỳ, lặp lại chuyển động quay và tóm tắt mỗi vòng xoắn ốc là sự mở rộng của tâm thức thành tâm thức của khối cầu vốn chứa đựng hình trứng nhỏ hơn và sự vượt thoát của sự sống bị giam nhốt trong khối cầu. Nó được hòa nhập trong tổng thể vĩ đại hơn của nó. Khi các ngọn lửa của khối cầu liên hệ lóe sáng, “lửa do ma sát” tạo ra chuyển động quay, còn “lửa thái dương”, vốn là nền tảng của hoạt động xoắn ốc theo chu kỳ, hòa lẫn và phối hợp. Vòng giới hạn của tấm vách giam nhốt hình cầu bị chối bỏ và kết quả là sự rực cháy.
Cổ Luận diễn tả điều này như sau liên quan đến các hành tinh và điều đó cũng đúng, dù là tương đối, đối với nguyên tử của vật chất, hoặc nguyên tử thái dương:

1. “Sự sống đập nhịp, và cực (pole, thái cực) hoàn thành chức năng của nó. Khối cầu xoay trong nhiều chu kỳ. Khi nó quay, nó cảm nhận các khối cầu khác, và tìm cách biết cái bí ẩn của các khối cầu này.
2. Chúng gặp gỡ nhau. Chúng tìm kiếm sự gần gũi lớn hơn, hoặc cự tuyệt với ác cảm bất cứ sự đến gần nào nữa. Một số khối cầu tách ra; những cái khác quay lại và phối hợp. Chúng biết rõ nhau. Chúng chuyển động theo hình xoắn ốc xuyên qua các diễn trình liên quan chặt chẽ. Nhờ sự hợp nhất, các loại lửa lóe sáng, hai trở thành một, và sống lại trong Con của chúng, vốn là Cái Thứ Ba”.
Qua việc nghiên cứu các lời có ý nghĩa này, các đạo sinh có thể học được phần nào “sự thu hút của cực” có liên hệ tức “Sự Phối Ngẫu trong các Cõi Trời”, sự chuyển di các mầm của sự sống từ hành tinh thu hút dương tính (male attractive planet) đến hành tinh tiếp nhận âm tính, và sau cùng, ở một chu kỳ muộn hơn, sự thu hút sự sống của hai hành tinh bởi hành tinh thứ ba, mà được gọi theo huyền linh học là “Con”. Điều này liên quan đến hành tinh tổng hợp đang tạo thành đỉnh của tam giác thái dương.
Tóm tắt hiệu quả của sự hợp nhất của chuyển động quay của nguyên tử cá biệt và hoạt động xoắn ốc theo chu kỳ của mọi nhóm nguyên tử, do đó, cần nêu ra rằng, các đơn vị sau đây đều bị tác động.
Nguyên tử cá biệt thiết yếu. Tiến trình tiến hóa của nó hướng về sự tự quyết (self-determination) được tạo ra bằng hiệu quả của hoạt động tập thể của nó, hoặc là chuyển động của hình hài điều chỉnh tác động cố hữu của riêng nó.

Dạng thức nguyên tử, cũng như một đơn vị nguyên tử, quay trên trục riêng của nó, chịu ảnh hưởng và dồn về phía trung tâm lực của một đại thiên địa cao siêu hơn bằng hoạt động của giới chứa đựng nó.
Nguyên tử con người, độc lập và cá biệt, tuy dần dần bị dồn tới trước do ảnh hưởng của nhóm của nó, hoặc là hoạt động mạnh mẽ của Hành Tinh Thượng Đế mà trong cơ thể Ngài đó là tế bào.
Nguyên tử hành tinh, cũng độc lập, một hỗn hợp gồm tất cả các nhóm hành tinh, quay trên trục riêng của nó, tuy vẫn theo đúng hoạt động xoắn ốc theo chu kỳ, được gây ra bằng hoạt động của khối cầu lớn hơn mà nó tìm thấy vị trí của nó trong đó.

Nguyên tử thái dương, cũng là một Sự Sống được biệt ngã hóa, Con đang lâm phàm, nhờ phương tiện Thái Dương, theo đuổi chu kỳ vốn có của chính nó, tuy vẫn theo đường xoắn ốc dưới dạng chu kỳ xuyên qua các cõi trời, và do đó, tiến triển qua hiệu quả của các Sự Sống linh hoạt ngoại vũ trụ, các Sự Sống này hoặc là hút hoặc là đẩy nó.
Đây là các tập hợp chính của các nhóm nguyên tử, nhưng có nhiều hình thức trung gian mà cho đến nay không thể đề cập đến. Vạn vật trong thiên nhiên tác động đến những gì mà nó tiếp xúc, và các ảnh hưởng này tác động hoặc là như:

a. Các xung lực hút hoặc đẩy.
b. Các xung lực làm chậm hoặc gia tốc.
c. Các xung lực hủy diệt hoặc kiến tạo.
d. Các xung lực làm mất sinh lực hoặc kích hoạt.
e. Các xung lực cung cấp năng lượng hoặc làm tan rã. Tuy nhiên, tất cả đều có thể được diễn tả bằng các thuật ngữ chỉ thần lực dương hoặc âm, biểu hiện thành hoạt động xoay hoặc xoắn ốc. Theo một số góc nhìn, chu kỳ thứ yếu có thể được xem như thuộc về hoạt động quay của một số dạng nguyên tử, và các chu kỳ lớn hơn vốn rất khó hơn nhiều để cho con người theo dõi, vì liên quan tới tác động xoắn ốc của Sự Sống đang bao bọc của khối cầu lớn hơn. Mỗi nguyên tử là thành phần của một tổng thể lớn hơn, ngay cả nguyên tử thái dương cũng không phải là Sự Sống tách rời mà là một phần của một vô cùng tận Sự Sống vượt ngoài tầm hiểu biết của con người, và Sự Sống đó chỉ được nhận biết một cách lờ mờ bởi vị Dhyan Chohan tiến hóa nhất.


Chia sẻ:

Trả lời