
M
Ma (Spook, âm ma):
Khi Phàm ngã tách khỏi Chân Ngã (lower discarded self), – nếu có thể xác, nó trở thành người mất linh hồn (soulless man).
- nếu không có thể xác, nó trở thành một con ma hay một hình thức của Kẻ Giữ Cửa. (LVLCK, 1017)
Ma – cà – rồng: (Vampires)
Ma-cà-rồng có thật, nhưng may thay, chúng hiếm có. Chúng sống dưới hoàn cảnh giống như những người tự tử, cả hai đều là vong linh lụy trần, bạn phải biết cách giúp đỡ họ, mà còn phải biết cách giúp giải thoát họ tách khỏi xiềng xích của họ (tức là tách khỏi thể sinh lực của họ – ND) (CKDCLH, 169)
Ma hình (Shell):
- Hình tư tưởng cảm dục … giống như một ma hình được làm cho linh hoạt và phấn khích. Vì lẽ trong hình tư tưởng này có nhiều chất cảm dục và cũng có một số lượng nào đó chất trí, nó có thể tạo được sức thu hút lớn và có mức độ hữu hiệu giống như mọi ma hình, thí dụ các ma hình được tiếp xúc trong phòng cầu đồng. (SHLCTĐ, 12)
- Antakarana (giác tuyến) là hạ trí (lower manas), con đường giao tiếp hay cảm thông giữa phàm ngã với thượng trí (higher manas) hay nhân hồn (human soul).
Với vai trò là con đường hay phương tiện giao tiếp, nó bị tiêu hủy vào lúc con người từ trần, còn các tàn tích của nó (remains) sống sót (survive) dưới hình thức như là kama–rupa – ma hình (the shell) – “Tiếng nói vô thinh”, trang 11. (LVLCK, 137)
Ma sát (Friction):
Tác dụng của ma sát trên tất cả các thể nguyên tử, tạo ra: a/ Sức sống (vitality) của nguyên tử. b/ Sự cố kết (coherence) của nguyên tử. c/ Năng lực hoạt động (Ability to function). d/ Nhiệt lực được cung ứng cho hình hài kết hợp mà nó có thể tạo thành một thành phần chắp vá, dù cho đó là nhiệt được cung cấp bởi sự quay của một hành tinh bên trong hình hài đại vũ trụ, hoặc là sự quay của một tế bào trong thể xác bên trong hình hài tiểu vũ trụ.
e/ Sự cháy cuối cùng hay là sự phân hủy (disintegration) khi lửa tiềm tàng và lửa phár xạ đạt đến một giai đoạn đặc biệt. Đây là bí nhiệm của việc quy nguyên cuối cùng và của thời kỳ quy nguyên, nhưng không thể tách biệt khỏi hai yếu tố khác của lửa thái dương và lửa điện. (LVLCK, 155)
Ma thuật (Black magic) : X. Hắc thuật (Hắc đạo).
Mahadeva :
Mahadeva theo nghĩa đen là “Đại Thiên Thần” (”great Deva”). Thuật ngữ này thường được dùng để chỉ Ngôi Thứ Nhất (first Person) của Ba Ngôi biểu lộ (manifested Trinity), tức Shiva, Ngôi Hủy Diệt (Destroyer aspect), Đấng Sáng tạo (Creator). (LVLCK, 39)
Mahamanvantara (Đại Chu kỳ khai nguyên hay sinh hóa):
Một giai đoạn dài của toàn thể Thái Dương Hệ. Thuật ngữ này được dùng cho các đại chu kỳ Thái Dương Hệ. Nó hàm ý một thời kỳ hoạt động của vũ trụ. (TVTTHL, 355)
Mahar Prajapatya :
Thế giới Christ, tương ứng với cõi Bồ Đề (X. Cõi và trạng
thái tâm thức). (ASCLH, 298)
Mahat:
- Là Toàn Linh Trí (universal mind) tức là thể trí (mind) đang biểu lộ trong đại vũ trụ (macrocosm). (ASCLH, 15) – Mahat tức tri thức (knowledge), nguyên khí (principle) của Toàn Linh Trí. (LVLCK, 1125)
- Mahat, Thượng Đế Ngôi Ba (Third LOGOS), hay là Trí Tuệ Sáng tạo Thiêng liêng (Divine Creative Intelligence), Brahm của Ấn giáo, Văn Thù (Madjusri) của Phật Giáo Bắc Tông, Chúa Thánh Thần (the Holy Spirit) của Thiên Chúa giáo.
(MTNX, 123)
Mahendra :
Thế giới của trí tuệ và linh hồn, tương ứng với cõi trí (X. Cõi và trạng thái tâm thức). (ASCLH, 298) Mahomet: X. Hồi giáo.
Manas :
- Manas là trí tuệ (mind) biểu lộ trong tiểu thiên địa. (ASCLH, 15)
– Manas là nguyên khí thứ năm (fifth principle).(LVLCK, 309)
– Bà Blavatsky phân chia thể trí (the mind) làm bốn phần (division):
- Manas-taijasi, hay resplendent / illuminated manas, chính là buddhi thực sự, hay ít ra là trạng thái của con người khi manas của người này trở nên hòa nhập (merged) trong buddhi, không còn ý riêng (separate will) của chính nó nữa.
- Manas proper (manas đích thị), tức thượng trí (highermanas) tức trí suy tư trừu tượng (abstract thinking mind).
- Antahkarana, một thuật ngữ được riêng bà Blavatsky dùng để chỉ mối liên hệ (link) hay con kênh (channel) hoặc nhịp cầu (bridge) bắc giữa thượng trí (higher manas) với trí cảm (kama-manas, hạ trí) trong thời gian con người còn luân hồi (during incarnation).
- Kama-manas (trí cảm, hạ trí), theo cách chia này, đó là phàm ngã (personality).
Đôi khi bà gọi manas là deva-ego hay Chân Ngã thiêng liêng để phân biệt với personal self (phàm ngã).
(GLTNVT)
46) Manasa-putras: (Trí Thiên Thần)
- Các Manasa-putras tức là “Các Phân Thân của Toàn Linh Trí” (“Sons of the Universal Mind”), các Ngài tạo ra (created), hay đúng hơn sản sinh ra (produced), con người biết suy tư (thinking man, “manu”), bằng cách lâm phàm (by incarnating) vào trong nhân loại thuộc Giống Dân Thứ ba trong Cuộc Tuần Hoàn của chúng ta. (CKMTTL, 111)
- Một Thái Dương Thượng Đế chỉ hoạt động xuyên qua các Đấng Kiến Tạo Vĩ Đại (the greater Builders), tức các Manasaputras thuộc các cấp độ (grades) khác nhau trên hai cõi cao của Thái dương hệ (e25e8b0cb5c58622801b1119f94cf1d0 và Niết Bàn – ND).
Thái Dương Thượng Đế hoạt động xuyên qua các
Manasaputras này và gửi các Ngài ra với sứ mệnh kiến tạo và làm linh hoạt hình tư tưởng của Thái Dương hệ với mục tiêu đặc biệt được dự kiến. (LVLCK, 564)
– Các Manasaputras thiêng liêng là các Phân Thân sinh ra từ Thiên Trí (Mind-born Sons) của Brahma, Thượng Đế Ngôi Ba. Trong Secret Doctrine, các Ngài có nhiều danh xưng khác nhau: Bảy Hành Tinh Thượng đế, các Huyền Cung Tinh Quân (Lords of the Rays), các Prajapatis, các Kumaras, Primordial Seven, Rudras, Rishis, Spirits before the Throne. (LVLCK, 270)
Mantra Yoga:
Khoa Yoga về âm thanh hay linh từ sáng tạo (creative Word).
(ASCLH, 347)
Manvantara (Chu kỳ sinh hoá, chu kỳ khai nguyên):
- Thời kỳ hoạt động được xem như tương phản với thời kỳ ngơi nghỉ (rest), không nói tới độ dài đặc biệt nào của chu kỳ (cycle). Thường được dùng để diễn tả một giai đoạn hoạt động của hành tinh và 7 giống dân trên hành tinh đó.(ĐĐNLVTD, 221)
- Bảy manvantaras tức là bảy cuộc Tuần Hoàn (7 rounds). (MTNX, 351)
– Vào mỗi chu kỳ khai nguyên có hàng triệu và hàng tỷ thế
giới (worlds) được tạo ra. (GLBN I, 199)
- Một chu kỳ quy nguyên (Pralaya) dài bằng một chu kỳ khai nguyên, tức là một Đêm của Brahma bằng một Ngày của
Brahma. (GLBN I, 285)
Mạt-na thức: (manasic consciousness): Chính lúc ở giữa trạng thái Devachan với lúc tái sinh mà Chân Ngã khôi phục lại đầy đủ mạt na thức của mình. (CKMTTL, 125)
Mạt pháp : X. Kali Yuga.
Màu sắc (Colour):
- Thật là điều hiển nhiên khi nói rằng âm thanh là màu sắc và màu sắc là âm thanh.
- Xin bạn luôn luôn nhớ rằng mọi âm thanh (sounds) đều tự biểu hiện thành màu sắc.
Khi Thái Dương Thượng Đế phán ra (utter) Linh từ vũ trụ vĩ đại cho Thái Dương Hệ này thì ba luồng chính yếu của màu sắc được phát ra, hầu như đồng thời phân ra thành bốn luồng khác, như thế ban cho chúng ta bảy dòng màu sắc mà nhờ đó mới có sự biểu lộ. Các màu này là:
1/ Lam (blue) 5/ Cam (orange)
2/ Chàm (indigo) 6/ Đỏ (red)
3/ Lục (green) 7/ Tím (violet)
4/ Vàng (yellow)
Không phải vô tình tôi đặt các màu theo thứ tự này, mà ý nghĩa đúng để dành lại cho bạn tìm ra.
Tôi muốn nhấn mạnh ý tưởng thứ hai: bảy dòng màu sắc này là sản phẩm của sự thiền định của Thượng Đế. Thượng Đế thiền định, ấp ủ, hoài thai bằng trí tuệ, tạo ra một thế giới lý tưởng và xây dựng nó bằng chất liệu tư tưởng. Kế đó, vũ trụ ngoại cảnh của chúng ta xuất hiện, tỏa chiếu bằng bảy màu sắc, với màu lam đậm hay chàm dành làm màu pha
(undertone) tổng hợp.
- Các màu sắc đều là các màu của ánh sáng (colours of
light). (TVTTHL, 205–206)
- Tất cả các màu đều phát xuất từ một cội nguồn hay một màu nguyên thủy – trong Thái Dương Hệ này, cung vũ trụ màu chàm bao phủ nguồn bác ái hay minh triết vũ trụ – , sau đó tách ra thành ba màu chính và từ đó thành bốn màu phụ, tạo thành bảy màu của quang phổ (spectrum). Bạn cũng sẽ thấy cùng hiệu quả trong sự sống của cá nhân, vì lúc nào đại vũ trụ cũng tác động đến tiểu vũ trụ. Màu nguyên thủy của cá nhân là cung Chân Thần của y, kế đó, biểu hiện thành ba màu của Tam Thượng Thể (Triade) và thành bốn màu của Tứ hạ Thể (Quaternary). Trên con đường trở về cội nguồn, các màu này tan hòa thành ba, rồi thành một. (TVTTHL, 238)
Màu sắc và hiệu quả (colours and its effect):
Một số màu sắc có một hiệu quả nhất định, dù vậy, tôi chỉ có thể kể ra ba màu và nói vắn tắt về chúng thôi:
- Màu vàng cam (orange) kích thích sự hoạt động của thể dĩ thái, nó xua tan sự tắc nghẽn (congestion) và làm mạnh thêm luồng sinh khí (flow of prana).
- Màu hồng (rose) tác động lên thần kinh hệ và có khuynh hướng làm linh hoạt (vitalisation) và xua đi sự trầm cảm (depression) và các triệu chứng suy nhược (symptoms of debilitation); nó làm tăng mạnh thêm ý chí muốn sống (Will–to–live)
- Màu xanh lục (Green) có hiệu quả chữa trị tổng quát, có thể được sử dụng một cách an toàn trong các trường hợp viêm nhiễm (inflamation) và sốt, nhưng cho đến nay hầu như không thể đưa ra các tình huống đúng để dùng được màu này hay đạt đến độ đậm nhạt thích hợp. Màu lục là một trong các màu cơ bản cần được dùng sau rốt khi chữa trị thể xác, đó là màu của âm điệu (note) của Tạo Hóa (Nature).(TVTTHL, 247–248)
Màu sắc với các định nghĩa (colours and its definitions):
- Màu sắc chỉ là phương tiện biểu lộ ra bên ngoài (objective medium) để nhờ đó mà mãnh lực bên trong tự truyền chuyển
(transmit itself). (TVTTHL, 211)
- Nên nhớ rằng, màu sắc chính là cách nhận thức về mức rung động mà mắt người tiếp nhận được, đây là người đang sử dụng thể xác của căn chủng thứ năm, trong cuộc tuần hoàn thứ tư trên dãy hành tinh thứ tư. (TVTTHL, 222–223)
- Màu sắc là các biểu hiện (expressions) của thần lực (force) hay tính chất (quality). Màu sắc che giấu hay bao phủ các tính chất trừu tượng của Thượng Đế, các tính chất này được phản chiếu trong tiểu thiên địa ở ba cõi thấp như là các đức tính hay khả năng. (TVTTHL, 228)
- Màu sắc chỉ là hình hài bị một loại mãnh lực nào đó khoác lấy (assumed), khi mãnh lực đó tác động ở một tiêu chuẩn (measure) nhất định và khi sự tác động và sự chuyển dịch của nó bị cản trở hay được thông suốt bởi vật chất mà qua đó nó tác động. (TVTTHL, 232)
- – Màu sắc là hiện tướng (form) và sức mạnh của đức hạnh (theo nghĩa huyền linh học) trong đời sống nội tâm (inner life). (TVTTHL, 249)
May mắn (Luck):
Về các hành tố (elements, hợp tố) góp phần vào việc tạo ra cơ thể con người, hành tố này hay hành tố khác vượt trội hơn (predominating) tùy theo bản chất từng người, mà mỗi người có các liên hệ với các tinh linh thiên nhiên (elementals) một cách khác nhau. Một Tinh linh ngũ hành sẽ thân thiện nhất đối với người nào mà hành tố của tinh linh đó có nhiều nhất trong người ấy. Các thành quả của sự kiện này thường được ghi nhận và được dân gian gán cho là “may mắn” (“luck”). Có người được “bàn tay may mắn” (“luckyhand”) trong việc trồng cây mau lớn (in making plants grow), trong việc nhóm lửa (in lighting fire), trong việc tìm nước ngầm (finding underground water) vv… (MTNX, 74)
Mắt của Chân Thần (Eye of the Monad):
Theo một ý nghĩa huyền bí nhất, linh hồn là mắt của Chân Thần, giúp cho Chân Thần, vốn là Thực Thể (Đấng, Being) thanh khiết, hoạt động, tiếp xúc, biết và thấy. (LVHLT, 215)
Mắt của linh hồn (Eye of the soul):
Đây là một điểm ở trong bí huyệt đỉnh đầu. Mắt này có thể và chắc chắn truyền năng lượng tới bí huyệt ấn đường và chính nó là tác nhân (trước lần điểm đạo thứ tư) của năng lượng của
Tam Thượng Thể Tinh thần. (CTNM, 571)
Mắt của Shiva (Eye of Shiva):
Mắt thứ ba. (LVHLT, 213)
Mắt của Thượng Đế (Eye of God, thiên nhãn):
Thiên nhãn là Toàn Nhãn thông (All–Seeing Eye). (CVĐĐ, 516)
Mắt thứ ba (third eye):
– Mắt thứ ba được tạo ra nhờ hoạt động của ba yếu tố:
Thứ nhất, nhờ sức thôi thúc trực tiếp của Chân Ngã trên cảnh giới riêng của nó. Trong phần lớn của cuộc tiến hóa, Chân Ngã tiếp xúc với hình ảnh của nó, tức con người ở cõi trần, qua trung tâm lực ở đỉnh đầu. Khi con người ngày càng tiến hóa cao hơn và đến gần hay bước trên Thánh đạo thì Bản Ngã nội tại có được hiểu biết đầy đủ hơn đối với hiện thể thấp của nó, và đi xuống đến một điểm trong đầu hay bộ óc nằm gần bí huyệt trán. Đây là sự tiếp xúc thấp nhất của nó. Ở đây, thật là lý thú mà ghi nhận sự tương ứng với sự tiến hóa của các giác quan. Ba giác quan chính và là ba giác quan đầu tiên để biểu hiện theo thứ tự là thính giác, xúc giác và thị giác. Trong phần lớn sự tiến hóa, thính giác là xung lực hướng dẫn sự sống con người qua sự giao tiếp của Chân Ngã với đỉnh đầu. Sau đó, khi Chân Ngã xuống thấp hơn một ít, trung tâm lực dĩ thái vốn đang hoạt động liên quan với tuyến yên được đưa thêm vào, và con người trở nên đáp ứng với các rung động tinh anh và cao siêu hơn; sự tương ứng huyền linh đối với xúc giác ở cõi trần đang khơi hoạt. Sau cùng, con mắt thứ ba khai mở và đồng thời tuyến tùng quả bắt đầu hoạt động. Trước tiên, chỉ nhìn thấy lờ mờ và tuyến chỉ đáp ứng một phần với rung động, nhưng dần dần, mắt khai mở đầy đủ, tuyến được linh hoạt hoàn toàn và chúng ta trở thành người “hoàn toàn thức tỉnh”. Khi trường hợp này xảy ra, trung tâm lực trên tủy sống rung động và bấy giờ, ba bí huyệt đầu hoạt động.
Thứ hai, nhờ hoạt động phối kết của bí huyệt chính ở đầu, tức hoa sen nhiều cánh trên đỉnh đầu. Trung tâm này tác động trực tiếp đến tuyến tùng quả, và sự tương tác của lực ở sau cả hai (ở một mức độ nhỏ, tương ứng của các cặp đối hợp, tinh thần và vật chất) tạo ra cơ quan vĩ đại của ý thức, “con mắt của Shiva”. Đó là khí cụ của minh triết, và trong ba trung tâm năng lượng này, chúng ta có sự tương ứng của ba trạng thể bên trong đầu của con người:
- Bí huyệt ….. Trạng thái ………….. Tinh ……………. Cha
chính trên đầu Ý chí thần trên trời
- Tuyến ……… T.thái M.triết ……… Ý thức …………. Con
tùng quả – Bác ái
- Mắt ………… Trạng thái ………….. Vật chất ………. Mẹ
thứ ba Hoạt động
Mắt thứ ba là tác nhân điều động năng lượng hay mãnh lực, và như thế, là khí cụ của ý chí hay Tinh thần; nó chỉ đáp ứng với ý chí đó khi được điều khiển bởi trạng thể Con, tác nhân khai mở bản chất bác ái minh triết của Thượng Đế và con người, và do đó, nó là dấu hiệu của nhà huyền linh học.
Thứ ba, tác động phản xạ của chính tuyến tùng quả.
Khi ba loại năng lượng này hay sự rung động của ba trung tâm lực này bắt đầu tiếp xúc với nhau, một sự tương tác rõ rệt được tạo thành. Vào đúng lúc, sự tương tác tam phân này tạo thành một xoáy lực (vortex) hay trung tâm lực, vị trí của nó nằm ở giữa trán, và sau cùng, mang vẻ tương tự của con mắt nằm ở giữa hai con mắt kia. Đó là con mắt của nội nhãn thông, và kẻ nào mở được mắt đó thì có thể điều khiển và chi phối năng lượng của vật chất, thấy được mọi sự việc trong Hiện tại Vĩnh cửu và do đó, tiếp xúc với nguyên nhân nhiều hơn là với hiệu quả, đọc được tiên thiên ký ảnh và nhìn thấy một cách tường tận. Nhờ đó, kẻ có được con mắt đó có thể chi phối những vị kiến tạo cấp thấp. (LVLCK, 1011)
– Mắt thứ ba tồn tại trong chất dĩ thái :
- a) Đàng trước đầu.
- b) Nằm ngang đôi mắt hồng trần.
Mắt thứ ba là một trung tâm năng lượng được tạo thành bởi một tam giác lực:
- Tuyến yên (pituitary body).
- Tuyến tùng quả (pineal gland).
- Trung tâm lực trên tủy sống (altar major center) (LVLCK, 965)
Mắt tinh thần (spiritual eye):
Tức là mắt thứ ba. (LVLCK, 974)
Mặt trời (The sun, Thái dương):
– Mặt trời là cái kho vĩ đại (great reservoir) chứa sinh lực, từ lực và điện lực (elctrical, magnetic and vital forces) cho Thái Dương Hệ của chúng ta và tuôn ra (pour out) rất nhiều các dòng năng lượng ban phát sự sống (life–giving energy). Các luồng năng lượng này được các thể dĩ thái của các loại khoáng chất, thực vật, động vật và con người đón nhận và được biến đổi thành các năng lượng sự sống (life–energies) khác nhau cần thiết cho mỗi loại. (MTNX, 55)
– Mặt trời là thể hồng trần (physical body) của Thượng Đế. (KCVTT, 121)
Mặt trời nội tâm (Subjective sun):
Tâm của Mặt trời (Heart of the Sun) tức là mặt trời nội tâm.
Tâm của Mặt trời tức là khối cầu huyền bí bên trong, nằm sau mặt trời hồng trần (physial sun) của chúng ta và mặt trời hồng trần của chúng ta chỉ là lớp vỏ bao quanh đó. (ĐĐNLVTD, 168, 130)
Mặt trời Tinh thần trung ương (Central spiritual Sun): Trung tâm điểm trên trời (central spot in the heavens) mà Thái Dương Hệ của chúng ta đang quay chung quanh. (ĐĐNLVTD, 130)
Mất linh hồn (lost souls). Xem thêm “Người không linh hồn”.
Không một linh hồn nào có thể bị mất khi nào:
- Có một đạo tâm tốt lành.
- Làm được hành động không ích kỷ.
- Cuộc sống được củng cố bằng đức hạnh.
- Cuộc sống có đạo đức.
- Cuộc sống tất nhiên trong sạch.
Xem SD–III, 528–529. (LVLCK, 992–993)
Mất trí (Insanity, Điên, Loạn trí):
Trong các sách huyền linh khác, chúng ta được chỉ cho biết rằng sự ám (obsession) và sự mất trí có liên quan rất chặt chẽ với nhau. Mất trí có thể xảy ra trong tất cả ba thể, ít tai hại hơn hết là điên ở thể xác, trong khi kéo dài nhất và khó chữa trị nhất là điên ở thể hạ trí (mental body). Bị loạn trí trong thể hạ trí là số phận hẩm hiu giáng lên những kẻ mà trong nhiều kiếp luân hồi đã đi theo con đường độc ác ích kỷ, dùng trí thông minh như là phương tiện phục vụ cho các mục tiêu ích kỷ và sử dụng nó một cách cố ý mặc dù biết đó là sai trái. Tuy nhiên, bệnh điên thuộc loại này là một cách mà nhờ đó, đôi khi Chân Ngã ngăn chận được một người tiến về phía tả đạo. Theo ý nghĩa này thì đó là “rủi lại hóa may” (“a disguised blessing”). (TVTTHL,123)
Mật Tông : Shingonshu, Tantrism.
Miên du (Somnambulism, thụy du – Thụy: miên, ngủ):
Theo nghĩa đen là “đi trong lúc ngủ” (“sleep walking”), hay là di chuyển (moving), hoạt động (acting), viết, đọc và thi hành mọi chức năng của tâm thức tỉnh thức (waking consciousness) trong lúc con người đang ngủ với sự hoàn toàn không biết được sự kiện đó trong lúc tỉnh thức. Đây là một trong các hiện tượng tâm sinh lý vĩ đại, ít được tìm hiểu vì đó là hiện tượng khó hiểu nhất mà chỉ một mình Huyền linh học mới có được chìa khóa để mở. (NGMTTL, 305)
Minh triết (wisdom, Jnana):
- Minh triết tức là tri thức cao siêu (the higher knowledge).
(GLTNVT, 328)
- Minh triết là sự thăng hoa (sublimation) của trí tuệ (intellect), nhưng minh triết bao hàm sự thăng hoa của các khía cạnh cao cũng như thấp của thể trí. Đó là sự pha trộn của trực giác, nhận thức tâm linh, hợp tác với thiên cơ và hiểu biết tự phát bằng trí tuệ đối với những gì được tiếp xúc, và tất cả đều dung hợp và pha trộn với tình thương và bằng tình thương mà tôi đã định nghĩa ở trên, cộng thêm với nhận thức huyền bí vốn phải được khai mở trước khi được điểm đạo lần 2.
(SHLCTĐ, 99)
- Minh triết là việc áp dụng kiến thức đã được soi sáng, nhờ tình thương, vào các sự việc của con người. Đó là sự am hiểu (understanding) tuôn chảy ra khắp nơi như là kết quả của kinh nghiệm. (SHLCTĐ, 467)
- Minh triết là sản phẩm của Phòng Minh triết (Hall of Wisdom). Nó có liên quan đến cách phát triển sự sống bên trong hình hài, liên quan đến sự tiến bộ của tinh thần qua các hiện thể vô thường (ever–changing vehicles) và liên quan đến các phát triển của tâm thức kế tiếp nhau từ kiếp này đến kiếp khác. Nó liên quan đến khía cạnh tiến hóa của sự sống. Vì lẽ minh triết liên quan đến tinh hoa của sự vật chứ không liên quan đến chính sự vật nên đó là cách thấu hiểu chân lý bằng trực giác, khác với khả năng lý luận và là nhận thức vốn có sẵn để phân biệt giữa sai với đúng, giữa chân với giả. Thêm nữa, vì minh triết cũng là khả năng ngày càng phát triển của Chủ thể Tư tưởng để ngày càng thấu nhập vào Thiên trí hầu nhận thức được giá trị tinh thần đích thực của cái huy hoàng to tát của vũ trụ, để hình dung ra được mục tiêu và để ngày càng hài hòa với nhịp điệu cao siêu hơn. Đối với mục tiêu hiện tại của chúng ta (tức là nghiên cứu ít nhiều về Thánh đạo và các giai đoạn khác nhau của nó), có thể mô tả minh triết là sự nhận thức về “Thiên giới bên trong” và hiểu được “Thiên giới bên ngoài” trong Thái Dương Hệ. Có thể nói minh triết là sự phối hợp từ từ con đường của nhà thần bí học và nhà huyền linh học (mystic and occultist) – xây dựng đền minh triết dựa vào nền tảng của tri thức (knowledge).
Minh triết là khoa học về tinh thần, cũng như tri thức là khoa học về vật chất. Tri thức có tính phân tích và thuộc ngoại cảnh, trong khi minh triết có tính tổng hợp và thuộc nội tâm. Tri thức thì phân chia (divide); minh triết thì kết hợp (unite). Tri thức thì tách ra (differentiate), trong khi minh triết thì hòa hợp lại (blend). (ĐĐNLVTD, 11)
– Minh triết liên quan đến Bản Ngã duy nhất (One Self), tri thức liên quan đến Phi Ngã (Not–Self), trong khi thông hiểu (understanding) là quan điểm của Chân Ngã (Ego) hay Chủ thể Tư tưởng (Thinker) hay là liên hệ của Chân Ngã với Bản Ngã duy nhất và Phi Ngã. (ĐĐNLVTD, 12)
- Minh triết sẽ thay thế kiến thức, tuy nhiên, ở giai đoạn đầu cần phải có kiến thức. Bạn nên nhớ rằng kẻ phụng sự phải vượt qua Phòng Học tập trước khi tiến vào Phòng Minh triết. (TVTTHL, 346–347)
Minh triết cổ đại (Vidya):
- Bốn minh triết cổ đại của triết học Ấn Độ có thể được liệt kê như sau:
- Yajna Vidya (Minh triết nghi lễ). Cách cử hành các nghi thức tôn giáo với mục đích tạo ra một số kết quả. Nghi lễ pháp thuật. Nó có liên quan tới âm thanh, do đó liên quan với tiên thiên khí hay là chất dĩ thái của không gian. “Yajna” là thiên tính vô hình thấm nhuần không gian.
- Mahavidya (Đại minh triết pháp thuật). Tri thức vĩ đại về pháp thuật. Nó thoái hóa thành việc thờ cúng của Vạn Pháp Kỳ môn (Tantrika). Có liên quan với trạng thái nữ (feminine aspect) hay trạng thái vật chất (mẹ). Nền tảng của hắc thuật. Maha–vidya chân chính có liên quan với hình tướng (trạng thái thứ hai) cũng như nó thích ứng với Tinh thần và nhu cầu của nó.
- Guhya Vidya (Minh triết thần chú). Môn học về các thần chú. Tri thức bí mật về các thần chú huyền bí. Sức mạnh bí nhiệm của âm thanh, của Linh từ.
- Atman Vidya (Minh triết tinh thần). Minh triết tinh thần chân chính (true spiritual wisdom). (ASCLH, 140–141) – Có bốn Minh triết cổ (Vidyas) trong số bảy chi Tri thức (branches of knowledge) được nhắc đến trong kinh Purnas đó là:
- Yajna Vidy, thực hành các nghi lễ tôn giáo để tạo ra một vài kết quả.
- Mah Vidy, sự hiểu biết vĩ đại (có tính cách huyền thuật, Magic) hiện nay bị thoái hóa thành sự thờ cúng theo Vạn Pháp Kỳ Môn (Tntrika worship)
- Guhya Vidy, môn học về Thần chú (Mantras) và nhịp điệu đúng của Thần chú, hay xướng lên (chanting) những lời chú huyền bí (mystical incantation), vv…
- Ᾱtm Vidy hay là Minh triết tinh thần và thiêng liêng đích thực. Chỉ có Ᾱtm Vidy mới có thể rọi ánh sáng tuyệt đối và rốt ráo lên các giáo huấn của ba cái trước. Không có sự giúp đỡ của Ᾱtm Vidy thì ba cái kia chỉ là những khoa học phiến diện (surface sciences), những độ lớn hình học, nghĩa là chỉ có bề dài, bề rộng mà không có bề sâu. (GLBN I, 222)
Minh triết điểu : X. Hansa.
Minh triết toàn tri (Omnicient wisdom): X. Cách chỉ đạo của các Đấng Cầm Cân Nghiệp Quả.
Moksha :
Moksha, một trạng thái chân phúc (bliss), hàm ý “thoát khỏi
Bandha” hay ràng buộc (bondage). (GLBN I, 189)
Sự giải thoát rốt ráo (final emancipation). (LVLCK, 391) Monad : X. Chân Thần.
Mục đích của tiến hóa: (The aim of evolution)
Xét về con người trên cõi hồng trần, mục đích của tiến hóa là trở thành con người hoàn toàn quân bình (perfectly balanced human being), có đủ các nam tính (male qualities) như ý chí (will) và minh triết (wisdom) cùng các nữ tính (femine qualities) như trực giác (intuition) và tình thương (love). (VLH, 144)
N
Năng lực kiến tánh (Ability to see the Self):
Trong câu kinh trước, chúng ta đã thấy rằng việc thanh luyện (purification) cần phải có bốn phần và liên quan tới 4 hiện thể. Các kết quả của sự thanh khiết (purity) này cũng có bốn phần và cũng liên quan đến bốn thể. Theo thứ tự của các hiện thể, các kết quả này là:
1/ Chế ngự được các cơ quan (conquest of the organs)…… Nơi thể xác.
2/ Có được tinh thần thanh thản (quiet spirit)…………… Nơi thể cảm dục.
3/ Có được sự định trí (concentration) ………………..…Nơi thể hạ trí.
4/ Có được năng lực kiến tánh …………… Đây là kết quả tổng hợp của
(năng lực thấy được Chân Ngã) ba tình trạng của ba thể trên.
(ASCLH, 204–205)
Năng lượng (Energy):
- Là tên gọi để chỉ tất cả các lực đang tuôn đổ vào hình hài cá biệt từ bất cứ phương hướng và cội nguồn nào. Các tên gọi sutratma, life thread hay silver cord (ngân quang tuyến) thường được dùng để chỉ các năng lượng chính yếu này.(GDTKNM, 143)
- Năng lượng là từ ngữ mà chúng ta dùng để chỉ hơi thở thiêng liêng (divine breath) hay là sự sống. (LVHLT, 152)
- – Năng lượng là lưu chất của sự sống (life fluid) chu lưu khắp cơ thể của Thượng Đế, và do đó làm linh hoạt ngay cả vi tử nhỏ nhất trong tổng thể này. (LVHLT, 364)
- Để đưa Minh Triết Ngàn Xưa phù hợp với chân lý hiện đại và các kết luận khoa học, tôi đã phát biểu hoàn toàn bằng các thuật ngữ chỉ năng lượng chứ không phải chỉ các nguyên khí hay các thể. Do đó, chúng ta có:
+ Phàm ngã :
1/ Năng lượng của thể trí. Mãnh lực của trí tuệ. Phản ảnh của ý chí và mục tiêu thiêng liêng. Động cơ thúc đẩy. Xung lực đưa tới thiên cơ, theo Định luật Tổng Hợp.
2/ Năng lượng hữu cảm thức. Khả năng đáp ứng. Năng lượng tình cảm, cảm xúc, ước muốn. Phản ảnh của tình thương. Mãnh lực của dục vọng. Thôi thúc ham muốn. Thúc đẩy tiến hóa thiêng liêng. Khuynh hướng hấp dẫn, thu hút, theo Định luật Hút..
3/ Năng lượng của Sự sống. Khả năng hội nhập, phối kết. Mãnh lực của thể sinh lực hay thể dĩ thái. Phản ảnh của hoạt động thông tuệ hay chuyển động thiêng liêng. Xung lực hành động, tích năng lượng, theo Định luật Tiết Kiệm.
4/ Năng lượng của vật chất trọng trược. Hoạt động thể hiện bên ngoài. Các phản ứng tự động của lớp vỏ ngoài. Điểm hợp nhất trọng trược nhất. Trạng thái tổng hợp thấp nhất.
+ Linh hồn
5/ Năng lượng của tuệ giác thể. Mãnh lực của bác ái phán đoán thiêng liêng. Trực giác. Đây là phần tinh hoa của năng lượng thu hút và tự tập trung trong “các cánh hoa bác ái của hoa sen Chân Ngã”. Phản ảnh của nó nằm trong ý thức cảm dục hữu cảm thức của phàm ngã.
6/ Năng lượng của linh thể (Atma). Mãnh lực của ý chí thiêng liêng. Hiện thân của mục tiêu thiêng liêng. Năng lượng này tự tập trung trong “các cánh hoa hy sinh của hoa sen Chân Ngã”. Hình ảnh của nó được tìm thấy trong bản chất thể trí của phàm ngã.
+ Tinh thần
7/ Năng lượng của chính sự sống.
Các năng lượng này tạo ra con người, một đơn vị năng lượng.
- Người kém tiến hóa và người hạng thấp biết được các thôi thúc của phàm ngã tự động và các xung lực của thể sinh lực.
- Người thức tỉnh đang phối kết và trở nên biết được cả hai thôi thúc và xung lực đầu tiên này, cộng với các phản ứng tình cảm và hữu cảm thức của thể cảm dục.
- Người thông minh, vào đúng lúc, bị chi phối bởi các thôi thúc, các xung lực và khả năng thụ cảm (sentiency) của ba loại năng lượng thấp, cộng với năng lượng của thể trí. Khi thực sự đạt được điều này, bấy giờ con người dứt khoát là người tìm đạo trên đường nhập môn.
- Người tìm đạo (aspirant) hiện giờ đang trở nên biết được loại năng lượng căn bản thứ năm – năng lượng của linh hồn. Sự đáp ứng với năng lượng linh hồn này và hoạt động phối hợp của các năng lượng linh hồn (buddhi–atma) tạo ra sự khai mở lớp ngoài của các cánh hoa, tức các cánh hoa kiến thức, vốn được tạo thành bằng ba loại năng lượng:
a/ Năng lượng thượng trí (manasic energy). Năng lượng của các phân cảnh trừu tượng của cõi trí, có sẵn trong linh hồn.
b/ Năng lượng hạ trí (mental energy). Đây là năng lượng của các phân cảnh cụ thể của cõi trí, và rõ ràng là sự đóng góp của chính con người. c/ Năng lượng của thể trí trong chính vật chất. Đây là thể
trí nội tại và được kế thừa từ Thái Dương Hệ trước.
Ba trạng thái của năng lượng thể trí này được phối hợp như thế và là sự tổng hợp của mãnh lực thông tuệ của Thượng Đế. Chúng biểu hiện Thiên Trí tới mức tối đa mà con người có thể đón nhận theo thời gian và không gian, vì chúng là:
- Năng lượng của sự sống thông tuệ, đến từ Đức Chúa Cha.
- Năng lượng của linh hồn hay tâm thức sáng suốt
đến từ Đức Chúa Con.
- Năng lượng của chất liệu thông tuệ đến từ Chúa Thánh Thần.
- Các đệ tử trên thế giới bận vào việc hội nhập của phàm ngã với linh hồn, hay bận với việc tổng hợp năm trạng thái năng lượng đầu tiên khi các cánh hoa sen bác ái được nhận biết rõ và trực giác bắt đầu tác động một cách yếu ớt. Các cánh hoa bác ái này chỉ là các hình thức tượng trưng của năng lượng đang biểu hiện, vốn có một hoạt động kép – chúng kéo lên các năng lượng hành tinh và đưa xuống các năng lượng của Tam Thượng Thể Tinh thần, biểu hiện của Chân Thần.
- Các đạo đồ đang trở nên hữu thức với loại năng lượng thứ sáu, năng lượng của atma, trạng thái ý chí của Tinh thần. Năng lượng này giúp cho họ hoạt động với Thiên Cơ và thông qua các cánh hoa hy sinh để đưa việc phụng sự Thiên Cơ xuất hiện. Luôn luôn đây là mục tiêu của các thành viên được điểm đạo của Thánh Đoàn. Các Ngài thấu hiểu, thể hiện và hoạt động với Thiên Cơ.
- Sau lần điểm đạo thứ ba, vị đệ tử bắt đầu hoạt động với Tinh thần và bắt đầu thấu hiểu ý nghĩa của Tinh thần và tâm thức của vị này dần dần chuyển ra khỏi linh hồn đi vào tâm thức của Chân Thần giống như tâm thức của phàm ngã chuyển ra khỏi sự hiểu biết thấp đi vào hiểu biết của linh hồn. (TLHNM II, 284–287)
Năng lượng hữu cảm thức (Sentient energy):
Năng lượng này khiến cho một người thành một linh hồn. Đó là nguyên khí tri thức, quan năng của ý thức, một cái gì đó có sẵn trong vật chất (khi được đưa vào liên kết với tinh thần) sẽ khơi hoạt sự đáp ứng với một môi trường tiếp xúc rộng lớn bên ngoài. Sau rốt, đó là cái sẽ phát triển nơi con người một nhận thức về tổng thể, về bản ngã (self) và đưa con người tới sự tự quyết (self–determination) và tự nhận thức (self–realisation) … Năng lượng hữu cảm thức này (energy of sentient consciousness) đến từ Ngôi Hai của Thượng Đế, từ tâm của mặt
trời. (LVHLT, 525)
Năng lượng linh hồn (Soul energy):
– Năng lượng linh hồn vốn là năng lượng của tình thương
(energy of love). (CTNM, 131)
Năng lượng sinh lực hay sinh khí (Pranic energy or vitality): Đây là sinh lực (vital force) có sẵn trong chính vật chất và mọi hình hài đều chìm ngập trong đó, vì chúng tạo thành các phần tử hoạt động của hình hài lớn hơn. Mọi hình hài đều đáp ứng với năng lượng này. Loại năng lượng này xuất phát từ mặt trời hồng trần và tác động tích cực lên các thể sinh lực của mọi hình hài trong cõi thiên nhiên (natural world), kể cả hình hài vật chất (physical form) của chính nhân loại.
Theo thuật ngữ của Minh triết Vô Thủy (Ageless Wisdom), cả ba năng lượng này được gọi là lửa điện, lửa thái dương và lửa do ma sát. (LVHLT, 526)
Năng lượng theo sau tư tưởng: (Energy follows thought)
Trình tự của hoạt động này có thể được trình bày như sau: Trên cõi riêng của mình, chủ thể tư tưởng (thinker, linh hồn) đưa ra một tư tưởng tiêu biểu cho mục tiêu hoặc ý muốn nào đó. Thể trí (mind) rung động đáp ứng với tư tưởng này, đồng thời tạo ra một phản ứng đáp lại (corresponding reaction) trong thể cảm dục, tức thể tình cảm.
Thể năng lượng, tức thể dĩ thái (etheric sheath) rung động đồng bộ theo, nhờ đó, bộ óc đáp ứng lại và cung cấp năng lượng (energises) cho hệ thần kinh khắp cả toàn bộ nhục thân, thế là xung lực của chủ thể tư tưởng thể hiện thành hoạt động ở cõi trần. (ASCLH, 327)
Năng lượng thiêng liêng : X. Fohat.
Năng lượng tinh thần (Spiritual energy):
Năng lượng tinh thần phát xuất từ các Đức Chúa Cha, đạt tới nhân loại từ cõi giới mà về mặt chuyên môn được gọi là cõi Chân Thần, từ cõi nguyên hình (archetypeal sphere), cội nguồn cao siêu nhất mà một người có thể biết đến. Có rất ít người được trang bị đủ để học có thể đáp ứng với loại năng lượng này.
Đối với đa số người, năng lượng đó thực ra không tồn tại.
(LVHLT, 525)
Năng lượng và Lực (Energy and Force):
- Tôi muốn bạn ghi nhớ rằng, mặc dù tất cả đều là năng lượng, tuy nhiên, đồng thời trong giáo huấn nội môn chính xác thì hoạt động có sức thôi thúc cao được gọi là năng lượng còn những gì bị chi phối bởi năng lượng và bị cuốn vào hoạt động qua trung gian của nó được gọi là lực. Do đó, tên gọi có tính cách tương đối và có thể thay đổi. Thí dụ, đối với đa số nhân loại, xung lực cảm dục là năng lượng cao nhất mà thông thường nhân loại mong muốn, còn các lực mà năng lượng cảm dục tác dụng lên bấy giờ sẽ là các lực dĩ thái và hồng trần. (db73a01113a558bb918f51a2ca776d0a, 129)
- Tôi dùng từ ngữ “năng lượng” để chỉ biểu lộ tinh thần (spiritual expression) của bất cứ cung nào, còn từ ngữ “lực” để chỉ công dụng (use) mà con người tạo ra đối với năng lượng tinh thần đó khi họ tìm cách sử dụng nó và cho đến nay, thường dùng sai. (db73a01113a558bb918f51a2ca776d0a, 16)
Nâng lên khối lượng lớn (To raise great masse):
Sau này, các định luật chi phối việc xây dựng các kiến trúc vĩ đại và việc xử lý với các trọng lượng lớn sẽ được hiểu rõ là có liên quan đến âm thanh. Khi chu kỳ trở lại và vào kỷ nguyên sắp đến, người ta sẽ thấy việc tái xuất hiện khả năng nâng lên các khối lượng khổng lồ (great masses) của người Lemurians và người Atlants nguyên thủy – lần này ở vòng tiến hóa cao hơn. Trí để hiểu phương pháp này sẽ được phát triển. Các khối vĩ đại được nâng lên cao nhờ các nhà kiến trúc thời xưa có được khả năng tạo ra khoảng chân không (vacum) nhờ âm thanh và dùng khoảng chân không đó vào các mục đích đã định. (TVTTHL, 249–250)
Ngã lòng (Discouragement, thiếu can đảm, nãn chí):
- Có 3 nguyên nhân gây ra ngã lòng:
- Giãm sút sinh khí (vitality) trong thể xác. Trường hợp này xảy ra là do thể cảm dục đòi hỏi quá nhiều sinh khí của thể xác, nên khi nỗ lực để đáp ứng và khi cảm thấy bất lực không thể đáp ứng được một cách đầy đủ, người ta lại có cảm giác ngã lòng. Việc này thường xảy đến cho những người mà thể xác được cấu tạo một cách tinh tế.
Cách chữa trị: tái lập việc nghỉ ngơi (rest) và thư giãn (relaxation) và dành thời gian cho thiên nhiên điều chỉnh sự bất ổn. Mặt trời cũng cung cấp sinh khí trở lại bằng prana, nên xem xét điều này. Sau hết, đặc biệt cần có lương tri lành mạnh, và cũng cần có nhận thức rằng công việc cần được điều chỉnh đúng với khả năng con người chứ không theo nhu cầu quá mức. Hãy suy gẫm điều này.
- Trí cụ thể quá phát triển, đến phiên nó, hạ trí đòi hỏi quá nhiều nơi bản chất cảm dục, và sau đó, lần nữa trên thể xác. Một năng lực quá lớn để thấu suốt toàn thể vấn đề, một sự hiểu biết quá không cân xứng về nhu cầu thế giới, và một sự hiểu biết quá nhanh nhạy về nhiều vấn đề có liên quan đến một vấn đề đặc biệt nào đó tạo ra một rung động dữ dội trong thể cảm dục. Điều này đưa đến việc làm xáo trộn thể xác và kết quả nhận thấy được chúng ta gọi là ngã lòng. Chính ở đây, ý thức về sự tương xứng phải được bồi đắp, phải có khả năng tạo quân bình một cách sáng suốt và phải đạt được sự cân bằng trí tuệ.
Cách chữa trị: nằm trong việc nhận thức rằng thời gian, sự vĩnh cửu, sự tiến hóa (tùy ý bạn gọi nó là gì) đưa mọi việc trôi qua và rằng mọi việc đều không tùy thuộc vào cố gắng cá nhân. Linh hồn khôn ngoan có thể thúc đẩy công việc tốt lành, tuy nhiên, việc kết thúc là chắc chắn.. Nếu các linh hồn khôn ngoan không có sẵn, tuy thế, mãnh lực tiến hóa cũng đưa mọi việc trôi qua cho dù chậm hơn. Đừng nên quên điều này, nhưng khi sự ngã lòng do các cội nguồn ở thể trí đến với bạn thì bằng sự trầm lặng, hãy tự điều chỉnh chính bạn, và bằng sự quán tưởng, hãy cảm nhận sự thành đạt sau cùng của yếu tố vĩ đại, đó là Thời Gian.
- Nguyên nhân thứ ba nằm trong các lĩnh vực huyền linh nhiều hơn, và do việc làm quân bình các cặp đối hợp. Khi quả lắc dao động – như nó phải và nhất định xảy ra – hướng về những gì mà ta gọi là bóng tối, tà vạy và cái bất như ý, nó sẽ tạo ra trong các bạn, kẻ đã định hướng về phía ánh sáng, một sự căng thẳng, kết quả là có sự bất ổn (discomfort) trong tất cả các thể, đặc biệt được cảm nhận như là sự trầm cảm của thể xác. Thể xác bạn càng nhạy cảm thì việc đáp ứng với hình thức cám dỗ này càng lớn. Đó là một trong các điều đặc biệt cản trở người tìm đạo. Nó làm cho y thành tiêu cực và thụ động với khía cạnh sắc tướng và hạ giãm mức rung động của y. Kết quả là nó ngăn chận sự thành đạt của y và việc phụng sự của y đối với các khổ đau trên thế giới.
Cách chữa trị: tập vận dụng thể trí một cách khôn ngoan, tập có khả năng suy luận một cách hợp lý và thấy được nguyên nhân của các tình huống đang nằm trong chính Phàm ngã của bạn hoặc là ở quanh bạn. Như vậy, sự thăng bằng sẽ đạt được. Nó cũng nằm trong việc nhận thức được Thời Gian như là một yếu tố giải quyết (solvent) như đã nói ở trước. Nó cũng nằm trong việc làm tĩnh lặng trí cụ thể và theo sau là việc nối liền với linh hồn, và xuyên qua linh hồn, với nhóm Chân Ngã và tất nhiên với Chân Sư. (LVHLT, 341–343)
– Chân Ngã kiên trì vì biết mình bất tử.
Phàm ngã hay nản chí vì biết thời gian thì ngắn ngủi.
(ĐĐNLVTD, 76)
Ngã thức (I.ness hay self–consciousness):
- Ngã thức cho phép đơn vị tinh thần ở trung tâm (của hoa sen Chân Ngã –ND) (nhờ vào nó) để thu được tri thức, hiểu biết và sự tự nhận thức (self–realisation). (LVLCK, 762)
- – Ngã thức tức là ý thức con người (human consciousness). (LVHLT, 38)
Ngã tính (Egoism, duy ngã):
- Ngã tính liên quan tới năng lực tạo “Ngã” (“I” making faculty), nó chủ yếu là phân biệt con người và như thế, đưa vào giác quan thứ sáu, tức thể trí (mind) như là tác nhân diễn dịch và tổng hợp 5 giác quan kia. Đó là khả năng của con người để nói “Tôi thấy”, “Tôi ngửi” – một điều mà con vật không thể làm được. (ASCLH, 351)
Ngày “Đến với Chúng ta” (Day “Be with Us”):
Ngày “Đến với Chúng ta” là ngày mà khi đó, con người tự giải thoát khỏi các trói buộc của vô minh và hoàn toàn nhận thức được sự bất phân ly (non– separateness) của Chân Ngã bên trong phàm ngã của mình – do sai lầm mà xem như riêng của mình – với Đại Ngã (Universal Ego, Anima Supra–Mundi), nhờ đó sát nhập vào Bản Thể Duy nhất (One Essence) để trở nên hợp nhất không những “với Chúng ta”, tức những Sinh linh (Lives) biểu lộ trong vũ trụ vốn là Sự sống Duy nhất, mà còn trở thành chính Sự sống đó. (GLBN I, 189)
Ngày Phán Xét (Judgement Day):
Ngày Phán Xét xảy ra trong cuộc tuần hoàn (round) thứ năm sắp tới.
…Vào lúc đó, 3/5 nhân loại hiện nay đang ở trên Con Đường Dự Bị hay Con Đường Điểm Đạo, sẽ có trung tâm ý thức của họ ở trên cõi trí một cách dứt khoát, trong khi 2/5 vẫn tập trung vào cõi cảm dục. Tạm thời, 2/5 này sẽ chuyển vào chu kỳ quy nguyên (pralaya), hệ thống địa cầu sẽ không còn là nơi bảo dưỡng thích hợp cho họ nữa. (LVLCK, 390–391)
Ngày “Sabbath” (Sabbath day):
“Sabbath” có nghĩa là Yên Nghỉ hay Niết Bàn (Nivana). Nó không phải là “ngày thứ bảy” (“seventh day”) sau sáu ngày mà là một thời kỳ kéo dài bảy “ngày”, hoặc bất cứ thời kỳ nào bao gồm bảy phần.
… Từ ngữ Sabbath có một ý nghĩa huyền bí được tiết lộ trong việc Đức Jesus coi thường ngày Sabbath cùng với những gì được nói đến trong Luke. Trong đoạn đó, Sabbath được xem như trọn tuần lễ (whole week). Hãy xem bản văn tiếng Hy Lạp sẽ thấy tuần lễ được gọi là Sabbath. Nguyên văn: “Tôi nhịn ăn hai lần trong kỳ Sabbath”. Thánh Paul, một đạo đồ, đã biết rõ điều này khi nói đến việc nghỉ ngơi lâu dài và hạnh phúc vĩnh cửu ở Thiên Đường (heaven) như là Sabbath: “Và họ sẽ được hạnh phúc đời đời vì họ sẽ mãi mãi được hợp nhất (one) với Đức Chúa Trời và sẽ hưởng được một Sabbath vĩnh viễn.”
(GLBN I, 285)
Ngân Hà (Milky Way):
Dải băng huyền bí trong bầu trời mà chúng ta gọi là Ngân Hà, có liên kết chặt chẽ với sinh khí (prana) vũ trụ, hay là sức sống hoặc chất bồi dưỡng của vũ trụ đó đang đem sinh lực cho hệ thống dĩ thái của thái dương (solar etheric system). (LVLCK, 99)
Ngân quang tuyến (Sutratma; life thread, silver cord, silver thread, thread soul, sinh mệnh tuyến):
- Là mối liên hệ từ lực (magnetic link) mà Thánh kinh Cơ Đốc giáo nói đến như là “sợi dây bạc” (silver cord”), sợi chỉ ánh sáng sinh động (thread of living light) này nối liền Chân Thần tức Tinh thần nơi con người với bộ óc hồng trần.(ASCLH, 59)
- Ngân quang tuyến nối liền và làm sinh động mọi hình hài thành một tổng thể hoạt động và biểu hiện trong chính nó ý chí và mục tiêu của thực thể đang biểu lộ, đó là một người, một vị Thượng Đế hay một tinh thể (crystal). (CVĐĐ, 449) – Ngân quang tuyến (sinh mệnh tuyến, sutratma hay life thread) được làm bằng chất liệu của cõi thứ nhì (cõi Đại Niết Bàn–ND). (KCVTT, 134)
- Sutratma tức là tuyến (thread) nối liền nhiều thể khác nhau và đi từ Chân Thần trên cõi cao của riêng nó (tức cõi Đại Niết Bàn–ND), xuyên qua linh hồn thể trên các cõi phụ cao của cõi trí xuống tới thể xác. (ASCLH, 318–319)
- Nghệ sĩ (Artist, nghệ nhân, nhà mỹ thuật, tài tử):
Chúng ta đừng quên rằng nghệ sĩ có trong tất cả các cung năng lượng (ray); không có một cung đặc biệt nào tạo ra nhiều nghệ sĩ hơn là cung khác. Theo bề ngoài, hình hài sẽ khoác lấy biểu hiện tự nhiên (spontaneous) khi sự sống nội tâm của nhà nghệ sĩ được điều chỉnh, tạo ra tổ chức bên ngoài của các hình thức sinh hoạt của y. Nghệ thuật sáng tạo chân chính là một chức năng của linh hồn, do đó, nhiệm vụ ban đầu của một nghệ sĩ là chỉnh hợp, thiền định và tập trung sự chú ý của mình vào cõi giới ý nghĩa (world of meaning). Điều này được nối tiếp bằng việc cố gắng biểu hiện các ý tưởng thiêng liêng dưới các hình thức thích hợp, tùy theo khả năng tự nhiên và các khuynh hướng của cung năng lượng của nghệ nhân trong bất cứ lĩnh vực nào mà y có thể chọn và đối với y là môi trường thuận lợi nhất cho nỗ lực của y. Nó diễn ra song song bằng sự cố gắng, luôn luôn được tạo ra trên cõi trần, để cung cấp, hướng dẫn và huấn luyện bộ máy của não bộ, và qua bộ máy đó truyền đạt, bày tỏ niềm hứng cảm hẵn đang tuôn tràn ngõ hầu có thể có được cách diễn đạt đúng và thể hiện chính xác cái thực tại bên trong. (TLHNM–II, 249)
Nghi thức (Rites):
- Các hỏa tinh linh (fire elementals), thủy tinh linh (water sprites) và các tinh linh hạ đẳng, tất cả đều có thể được khiển dụng (harnessed) bằng các nghi thức. Có ba loại nghi thức: Nghi thức bảo vệ, có liên quan đến việc hộ thân của bạn.
- Nghi thức triệu dẫn (appeal), để kêu gọi (call) và làm cho các tinh linh xuất hiện (reveal).
- Nghi thức để kềm chế và điều khiển các tinh linh khi đã triệu tập được (summoned).
… Nhờ các nghi thức và nghi lễ (ceremonies), bạn có thể nhận ra và giao tiếp được với thiên thần, nhưng không theo cùng cách thức, cũng không cùng lý do mà bạn có thể áp dụng với các tinh linh. Các thiên thần dự vào các nghi thức một cách tùy thích (freely) và không chịu bị triệu tập (summoned); các Ngài đến để vận dụng quyền năng. Khi mức rung động của bạn đủ tinh khiết thì các nghi lễ được dùng như một mảnh đất hội họp chung. (TVTTHL, 175–176)
Nghiệp quả (Karma):
- Tác động ở cõi trần. Về mặt siêu hình là Luật Báo Phục (Law of Retribution); Luật Nhân Quả, hay gây hậu quả về mặt đạo đức. Có nghiệp quả do công và nghiệp quả do tội. Đó là quyền lực kiềm chế vạn vật. Kết quả của hành động đạo đức hay là hậu quả về mặt đạo đức của một việc làm được thực hiện để đạt một điều gì hầu thỏa mãn dục vọng cá nhân.
(ĐĐNLVTD, 219)
- Các loại nghiệp quả (types of karma):
Nghiệp quả được áp đặt lên thực thể có linh hồn (ensouling entity) qua trung gian của chính vật chất hay chất liệu (mà nó tác động tới) và vật chất hay chất liệu này là nguyên liệu thông minh (intelligent material) được tạo thành bằng tinh túy của thiên thần (deva essence).
- Nghiệp quả vũ trụ (Cosmic karma):
Áp đặt lên Thái Dương Thượng Đế từ bên ngoài Thái Dương Hệ.
- Nghiệp quả Thái Dương Hệ (Systemic karma):
Thái Dương Thượng Đế phải thanh toán hết các quả đã được phát động trong các Thiên kiếp (Kalpas) trước kia và có ảnh hưởng tới loại cơ thể hiện nay của Ngài.
- Nghiệp quả hành tinh (Planetary karma):
Nghiệp quả riêng của một Hành Tinh Thượng Đế, nó cũng khác với nghiệp quả của vị Hành Tinh Thượng Đế khác, cũng như nghiệp quả của các thành viên khác nhau của gia đình nhân loại.
- Nghiệp quả của một dãy hành tinh (karma of a chain):
Nó gắn liền với kinh nghiệm sống của Đấng tạo sinh khí cho một dãy hành tinh và là một trung tâm lực trong cơ thể của một Hành Tinh Thượng Đế, cùng một ý nghĩa như là Hành Tinh Thượng Đế bên trong hệ thống hành tinh của Ngài là một trung tâm lực trong cơ thể của Thái Dương Thượng Đế.
- Nghiệp quả của bầu hành tinh (Globe karma):
Vận mệnh cá biệt của một Thực Thể Thông Linh (Entity) vốn là một trung tâm lực trong cơ thể của Đấng (Life) đang làm linh hoạt một dãy hành tinh.
Năm Đấng kể trên, vốn chịu tác động bởi nghiệp quả, tất cả các Ngài đều là các Tinh Quân Anh sáng thuộc vũ trụ và Thái Dương Hệ, các Ngài đã đạt được mức thông tuệ và đã trải qua giới nhân loại cách đây nhiều thiên kiếp.
- Nghiệp quả của cõi giới (Plane karma):
Nghiệp quả này bị trộn lẫn một cách không thể tách ra được với nghiệp quả của Hành Tinh Thượng Đế và của vị Vương Tinh Quân (Raja–Lord) và tùy thuộc vào sự tương tác giữa 2 đối cực này – trạng thái dương và âm của Lưỡng tính Thiêng liêng.
- Nghiệp quả của cõi phụ (Karma of a subplane), hay là vận mệnh của một vài thực thể hạ đẳng đang biểu lộ qua các cõi này.
Trong hai loại nghiệp quả này, chúng ta có những gì mà người ta có thể gọi là “Nghiệp quả của các Huyền giai” như nó đã được tạo ra từ khi Thái Dương Hệ biểu lộ. Đó là kết quả của quá khứ của Thái Dương Hệ này và không có nhiều quả phải được thanh toán trong số các quả xuất phát trong các Thái Dương Hệ trước.
- Nghiệp quả của các giới trong thiên nhiên:
Theo như chúng ta biết, các giới đó trên hành tinh chúng
ta là:
- Giới khoáng chất.
- Giới thực vật.
- Giới động vật.
Đây tất nhiên là nghiệp quả của các Nguyệt Tinh quân khác nhau đang tạo sinh khí (ensoul) cho các giới này và các Ngài đang thể hiện mục tiêu của các Ngài qua chúng.
Chúng ta phải ghi nhận là như thế chúng ta đã đề cập đến nghiệp quả của vũ trụ, Thái Dương và Nguyệt cầu. Trong nghiệp quả sau này có ẩn giấu đại bí nhiệm của Mặt trăng và vị trí của Mặt trăng trong hệ thống hành tinh.
- Nghiệp quả của Huyền giai nhân loại (Human
Hierarchy) với 7 nhóm của nó và của các Chân Thần cá biệt.
Đây chính là một chủ đề rộng lớn và phức tạp trong chu kỳ đặc biệt của bầu Trái đất chúng ta, có thể chia thành:
- Nghiệp quả thế giới (có 7 căn chủng).
- Nghiệp quả của giống dân (racial karma) hay vận mệnh và mục tiêu của mỗi căn chủng (giống dân chính: root race).
- Nghiệp quả của phụ chủng (sub–race), vì mỗi phụ
chủng có vận mệnh riêng của nó cần phải hoàn thành.
- Nghiệp quả quốc gia (national karma).
- Nghiệp quả gia đình (family karma).
- Nghiệp quả cá nhân (individual karma).
(LVLCK, 469–470–471)
- “Karma là toàn thể các hành động của chúng ta cả trong cuộc sống hiện tại lẫn trong các kiếp sống trước kia. Nó có 3 loại:
- Sanchita Karma (Tiên nghiệp, tiền nghiệp, túc nghiệp).
- Prarabdha Karma (Hiện nghiệp).
- Agami Karma (Tổng nghiệp).
Sanchita Karma bao gồm công và tội của con người tích tụ lại trong tất cả các đời trước. Phần của S. Karma dành để tạo ảnh hưởng lên cuộc sống con người trong một kiếp sống hay kiếp hiện tại được gọi là Prarabdha. Loại nghiệp quả thứ ba, Agami karma, là kết quả của công và tội của các hành vi hiện tại. Agami karma mở rộng đến mọi lời nói (words), ý tưởng (thoughts) và hành động (acts). Những gì bạn nghĩ tưởng (think), những gì bạn nói ra (speak), những gì bạn làm (do) cũng như bất cứ điều gì là kết quả của tư tưởng, lời nói và hành động của bạn đều tạo ra trên chính bạn và trên những ai chịu ảnh hưởng của chúng, đều thuộc vào hiện nghiệp (present karma), chắc chắn nó sẽ chi phối sự thăng bằng của kiếp sống của bạn đối với thiện hoặc ác trong sự phát triển về sau này của bạn.” – Trích tạp chí The Theosophist q. X, trang 235.
- “Nghiệp quả (hành động) có ba loại:
- Agami: các hành động thuộc thân xác (bodily actions) thuộc loại tốt và xấu – được tạo ra sau khi có được sự hiểu biết bằng phân biện (discriminative knowledge). (Xin xem Shri Sankaracharya’s Tattva Bodh, Vấn đáp 34).
- Sanchita: các hành động đã tạo ra trước kia, dùng như là các mầm mống để tạo ra vô số kiếp sống; tích lũy các hành động trước kia được giữ lại. (Như trên, Vấn đáp 35).
- Prarabdha: các hành động của xác thân này (nghĩa là kiếp sống) vốn mang lại vui thích (pleasure) hay đau khổ chỉ trong kiếp sống này. (như trên, Vấn Đáp 36)” – Tạp chí The
Theosophist, q. VIII, trang 170
- “Nên nhớ rằng trong mọi hành động của con người thì ảnh hưởng của nghiệp quả trước kia tạo thành một nhân tố quan trọng. Muốn hoàn thành mọi hành động, Đức Shri Krishna nói, chúng ta cần năm điểm cơ bản:
- Kẻ hành động (the actor).
- Ý chí đã định (the determined will).
- Công cụ (implements) để thực hiện hành động như là tay chân, lưỡi vv…
- Vận dụng các công cụ này.
- Ảnh hưởng của cách hành xử trước đó.
Công việc mà một người làm với xác thân, lời nói hay trí óc của mình, cho dù đúng hay sai, nếu có 5 điểm căn bản hay 5 yếu tố này đều đưa đến thành quả.” (Gita, XVIII, 13–15) Trong Mahabharata, 5 điểm then chốt này của nghiệp quả được chia thành hai nhóm:
- Hành động hiện tại của con người (bao gồm 4 điểm then chốt đầu) và
- Kết quả của hành động đã qua của y (tạo thành điểm then chốt thứ 5).
“Đồng thời phải lưu ý rằng kết quả của cuộc sống con người không phải là công việc của một ngày hay ngay cả một chu kỳ. Đó là tập hợp tổng số các hành động được tạo ra trong vô số kiếp sống trước. Mỗi hành động trong chính nó có thể được xem như không quan trọng, giống như sợi vải nhỏ nhất, đến nỗi hàng trăm sợi có thể bị thổi bay chỉ bằng một hơi thở; tuy thế, những sợi tương tự như vậy khi được buộc chặt và xoắn lại với nhau sẽ tạo thành dây thừng vững chắc và mạnh đến nỗi có thể dùng để kéo một con voi và thậm chí, chiếc tàu lớn nữa. Nghiệp quả của con người cũng thế, tuy rằng chính mỗi cái vụn vặt, nhưng do tiến trình tăng bội tự nhiên, tự chúng kết hợp một cách chặt chẽ và tạo thành một dây thừng đáng sợ để lôi kéo được con người, nghĩa là tạo ảnh hưởng lên cách hành xử đối với cái tốt hay xấu.” – Tạp chí The Theosophist, q. VII, trang 60. (LVLCK, 470–471)
- Nghiệp quả không phải là sự kiện xảy ra không thể tránh khỏi và khủng khiếp. Nó có thể được lập lại thăng bằng; nhưng việc lập lại thăng bằng này, đặc biệt khi nào có liên quan tới bệnh tật, sẽ bao gồm bốn đường lối hoạt động:
- Xác định được bản chất của nguyên nhân và lĩnh vực trong tâm thức mà nó xuất phát.
- Phát triển được các tính chất vốn dĩ là đối cực của nguyên nhân thực tế.
- Thực hành đức vô tổn hại (harmlessness) để chận đứng việc gây ra nhân và để ngăn chận bất cứ diễn biến thêm nào của tình trạng bất hạnh.
- Chọn các giai đoạn cần thiết ở cõi trần để đạt tới các tình huống mà linh hồn mong muốn. Các giai đoạn này sẽ bao gồm: a/ Ưng thuận trong trí và chấp nhận sự thật của hiệu quả – trong trường hợp mà chúng ta đang xét có liên quan tới nghiệp quả – đó là bệnh tật.
b/ Hành xử khôn khéo theo các đường lối của phương pháp y học chính thống.
c/ Tham dự của nhóm chữa trị hay nhà chữa trị để giúp vào việc chữa trị tâm linh bên trong.
d/ Có cái nhìn rõ ràng đối với kết quả. Điều này có thể đưa đến việc chuẩn bị cho cuộc sống ở cõi trần hữu ích hơn hay chuẩn bị cho việc chuyển tiếp lớn lao được gọi là sự chết.
(CTNM, 295–297)
– Theo quan điểm của Yoga Sutras, có ba loại nghiệp quả:
1/ Tiềm nghiệp (Latent Karma):
Các chủng tử (seeds, mầm mống) và nhân (causes) vẫn chưa phát triển và bất động, phải hiện ra thành quả trong một phần nào đó của các kiếp sống hiện tại hay tiếp theo sau
2/ Hoạt nghiệp (Active Karma):
Các chủng tử hoặc là nhân đang trong tiến trình kết thành quả mà kiếp hiện tại được dự kiến là cung ứng mảnh đất cần thiết để phát triển đầy đủ.
3/ 21116295a8cbd0b26f70a2b8c7274c09 (New Karma):
Các chủng tử hoặc là nhân đang được tạo ra trong kiếp sống này, tất nhiên chúng phải chi phối các hoàn cảnh của kiếp tương lai nào đó. (ASCLH, 145–146)
Nghiệp quả Tinh quân (Lipika): Xem thêm Maharajas.
- Lipika là các Tinh quân của Vũ trụ. Các Ngài có liên hệ với Luật Nhân quả (Karma) và các ghi nhận của luật ấy. Chữ Lipika xuất phát từ “Lipi” nghĩa là viết (writing). (LVLCK, 75)
- Bốn vị Maharajas hay là bốn Nghiệp Quả Tinh Quân (Lord of Karma) trong Thái Dương Hệ đặc biệt lưu tâm đến công cuộc tiến hóa hiện nay của giới nhân loại. Bốn Đấng này lo về việc:
1./ Phân phối nghiệp quả hay vận mệnh (destiny) của con người khi nó tác động đến các cá nhân, và thông qua các cá nhân đến các nhóm.
2./ Trông coi và sắp xếp các tiên thiên ký ảnh (akashic records). Các Ngài trông nom các Phòng Ký Ảnh (Halls of Records) hoặc là lo việc “tàng trữ sổ bộ” (“keeping of the books)” theo cách gọi của Thánh kinh Cơ Đốc giáo. Trong giới Cơ Đốc giáo, các Ngài được biết đến như là các thiên thần ghi chép (recording angels).
3./ Tham dự vào các Hội đồng trong Thái Dương Hệ (solar councils). Trong chu kỳ thế giới hiện nay, chỉ có các Ngài mới có quyền vượt quá phạm vi của hành tinh hệ và tham dự vào các Hội đồng của Thái Dương Thượng Đế. Như vậy, nói một cách chính xác, các Ngài là các Đấng trung gian của hành tinh
(planetary mediators), đại diện cho Hành Tinh Thượng Đế của chúng ta và tất cả những gì có liên quan đến Đấng này trong kế hoạch vĩ đại hơn mà Ngài chỉ là một phần trong đó. (ĐĐNLVTD, 40–42)
– Từ ngữ “lipika” do chữ lipi là viết” (“writing”), theo nghĩa đen là “Người Sao Chép” (”Scribes”). Đây là bốn “Đấng Bất tử” mà kinh Atharva Veda có nhắc đến dưới danh xưng “Các Đấng Quán Sát” (“Watchers”) hay các Đấng Trấn giữ (Guardians) bốn phương trời. Về mặt huyền bí, các Đấng Thiêng liêng này có liên quan với Nghiệp quả, Luật Báo Phục (Law of Retribution) vì các Ngài là các nhà Ghi chép, các Ngài in dấu vào các bảng (tablets) vô hình (đối với chúng ta) của Tinh Tú Quang (Astral Light), tức là “phòng triển lãm tranh vĩ đại của vĩnh cửu” – nơi ghi chép một cách trung thực mọi hành vi, và thậm chí mọi ý tưởng của con người, của tất cả những gì đã có, hiện có hoặc là sẽ có trong vũ trụ hiện tượng này. Như có nói trong bộ Isis Unveiled, tấm vải (canvas) thiêng liêng và vô hình này là Quyển Sách Sự Sống (Book of Life). Chính Lipika là các “Đấng phóng xuất ra ngoại cảnh từ Thiên Trí thụ động cái kế hoạch lý tưởng của Vũ trụ mà dựa vào đó, các “Đấng Kiến tạo” (Builders) tái tạo lại vũ trụ sau mỗi kỳ Quy nguyên (Pralaya). Các Đấng Lipika có quả vị tương đương với Bảy Thiên Thần Diện Mục (Angels of Presence) mà người Cơ Đốc giáo biết dưới tên là Bảy “Hành Tinh Thượng Đế” (“Planetary Spirits”), hay là Bảy “Tinh Quân” (“Spirits of the Stars”); và như thế các Ngài là các thư ký trực tiếp của Thiên Ý Vĩnh cửu – hay là theo cách gọi của Plato, của “Tư Tưởng Thiêng liêng” (“Divine Thought”). (GLBN I, 165)
Nghiệp Quả Tinh Quân và các Đấng Thừa Hành Nghiệp Quả (Karmic agents):
Dưới Nghiệp Quả Tinh Quân là các Đấng Thừa Hành Nghiệp Quả. Các vị này lại được chia thành các nhóm sau đây: 1/ Ba vị Thừa Hành Nghiệp Quả chịu trách nhiệm trước các Nghiệp Quả Tinh Quân (Karmic Lords) đối với công việc trên ba cõi (three planes).
2/ Năm vị Nghiệp Quả Tinh Quân công tác chặt chẽ với Đức Bàn Cổ (Manus) của các giống dân khác nhau, các Ngài chịu trách nhiệm về việc kiến tạo một cách chính xác các kiểu mẫu giống dân khác nhau.
3/ Các vị Thừa Hành Nghiệp Quả chịu trách nhiệm đối với các kiểu mẫu giống dân phụ (subrace types) hiện nay.
4/ Một vài vị Thừa Hành trung gian (intermediary agents) đại diện (trong ba nhóm này) cho bảy kiểu mẫu Cung.
5/ Các Đấng Thừa Hành Thiên Luật (god Law) này có liên quan một cách đặc biệt với công việc của các trung tâm lực dĩ thái và sự đáp ứng của chúng với các trung tâm lực khác của hành tinh.
6/ Các Đấng Bảo Quản ký ảnh (keepers of the records).
(LVLCK, 942–943)
Nghiệp quả và loài vật
– Khi nào không có ngã thức thì không có trách nhiệm. Như vậy, loài thú không bị lôi cuốn vào trách nhiệm, và, mặc dù chúng hứng chịu đau đớn trên cõi trần và trong thể xác, chúng lại không có nghiệp quả trên các cõi tinh anh, vì chúng không có trí nhớ (memory) cũng không biết tiên liệu (anticipation). Chúng thiếu khả năng liên kết, và vì chưa có thể trí (spark of mind), chúng không bị luật báo phục chi phối chỉ trừ khi có liên
hệ đến xác thân. (LVLCK, 562–563)
Nghiệp quả phân bố: (Distributive karma)
Nghiệp quả phân bố tức là nghiệp quả quốc gia (national karma). (CKMTTL, 155)
Ngoại linh khí (the outbreathed life, the outpoured life):
Chân Thần (Monad) là ngoại linh khí của Thượng Đế (LOGOS) có chứa trong chính nó ở trạng thái mầm mống (germinally), hay ở trạng thái tiềm tàng (state of latency) mọi quyền năng và thuộc tính thiêng liêng. (MTNX, 180)
Ngoai môn (Exoteric, công truyền):
Tất cả những gì có thể thu thập được nhờ bản năng và nhờ việc dùng trí cụ thể hoạt động xuyên qua não bộ hồng trần đều có thể được xem như có liên quan tới cái mà chúng ta gọi là ngoại môn. (LVLCK, 287)
Ngoại tuần hoàn (Outer round, vòng tiến hóa ngoài):
Theo ngôn từ huyền linh, các hành tinh không thánh thiện ngoại môn được gọi là “ngoại tuần hoàn” tức là giới đạo đồ bên ngoài (outer circle of initiates). Địa cầu chúng ta là một trong số các hành tinh không thánh thiện này, nhưng nó đang được chỉnh hợp một cách đặc biệt với một số bầu hành tinh ở vòng tiến hóa trong. (LVLCK, 1175)
Ngôi : X. Trạng thái.
Ngôi Thượng Đế : X. Trạng thái.
Ngôn ngữ phát triển (Developed speech):
Thiên Bình Luận giảng rằng, Giống dân thứ nhất – các con của Yoga tinh anh thanh nhẹ, còn được gọi là “Tự sinh” – không có ngôn ngữ (speechless), theo cách nhận thức của chúng ta, vì họ không có trí khôn. Giống dân thứ hai có “ngôn ngữ âm thanh” (“sound–language”) nghĩa là các âm thanh giống như tiếng hát (chant–like sounds) chỉ gồm các nguyên âm (vowels). Giống dân thứ ba lúc đầu phát triển một loại ngôn ngữ vốn dĩ chỉ hơi khác các âm thanh trong Thiên Nhiên, như tiếng kêu của các côn trùng lớn và của loại thú nguyên sơ. Tuy vậy, loại ngôn ngữ này cũng mới nảy sinh vào thời của người “hãn sinh” (“sweat born”, được sinh ra do mồ hôi) hay là thuở sơ khai của Giống dân thứ ba. Trong nửa sau, khi giống người “hãn sinh” sinh ra giống người “noãn sinh” (”Egg born”), giai đoạn giữa của giống dân thứ ba; và khi những giống người này thay vì “sinh ra” làm người lưỡng phái– xin độc giả tha thứ cho cách diễn tả hơi buồn cười khi áp dụng cho con người trong thời đại chúng ta – bắt đầu tiến hóa thành nam, nữ riêng biệt; và khi luật tiến hóa khiến cho họ sinh sản bằng phương pháp tính dục – một hành động làm cho các Thần Sáng Tạo (Creative Gods), do Luật Nghiệp Quả thôi thúc, phải chịu nhập thể vào những người vô trí (mindless men); chỉ lúc bấy giờ, con người mới có ngôn ngữ. Nhưng ngay cả lúc đó cũng chỉ là một cố gắng thử mà thôi. Lúc bấy giờ, toàn thể nhân loại “chỉ có một ngôn ngữ duy nhất”. Việc này cũng không ngăn trở hai phụ chủng cuối cùng của Giống dân thứ ba xây nên các thành phố và gieo rắc khắp nơi các mầm mống văn minh đầu tiên dưới sự dẫn dắt của các Huấn Sư Thiêng liêng (Divine Instructors) và thể trí đã khơi hoạt của chính họ.
Theo Giáo Lý Huyền Môn, lúc bấy giờ, ngôn ngữ được phát triển theo trật tự sau:
1/ Ngôn ngữ độc âm (Monosyllabic speech). Là ngôn ngữ của con người đầu tiên được phát triển gần đầy đủ vào cuối Giống dân thứ ba, những người có sắc da “màu hoàng kim” (“golden–coloured”), sắc da vàng (yellow– complexioned), sau khi phân chia phái tính (sexs) và mở trí đầy đủ. Trước đó, họ giao tiếp nhau bằng cách mà ngày nay được gọi là “chuyển di tư tưởng” (“thought transference”), mặc dù, ngoại trừ giống dân được gọi là “Các con của Ý chí và Yoga” – là giống người đầu tiên mà các “Con của Minh triết” đã nhập thể vào họ – tư tưởng chỉ được phát triển rất ít nơi con người vừa mới có xác thân này và không bao giờ vượt lên trên mức độ hồng trần thấp thỏi. Thể xác của họ thuộc về cõi trần nhưng Chân Thần của họ vẫn hoàn toàn ở trên cõi cao. Ngôn ngữ không thể phát triển hoàn hảo trước khi hoạch đắc và phát triển đầy đủ khả năng lý luận. Có thể nói ngôn ngữ độc âm này là nguyên âm phụ mẫu (vowel–parent) của các ngôn ngữ độc âm pha lẫn với các phụ âm mạnh mẽ (hard consonant), vẫn còn thông dụng trong các chủng tộc da vàng mà các nhà nhân chủng học đã biết.
2/ Ngôn ngữ líu ríu (Agglutinative speech: các tiếng hót lít rít dính lại khó phân biệt). Các tính chất ngôn ngữ loại này phát triển thành ngôn ngữ líu ríu. Thứ ngôn ngữ này được một số chủng tộc Atlantis sử dụng trong khi các dòng giống tổ tiên (parent stocks) khác vẫn giữ tiếng mẹ đẻ. Các ngôn ngữ đều có chu kỳ tiến hóa, thời ấu trỉ, độ trong sáng (purity), giai đoạn trưởng thành, thời suy tàn, bị pha trộn với các ngôn ngữ khác, phát triển tột độ, suy vong rồi sau cùng tuyệt diệt, cũng thế, ngôn ngữ ban sơ của các chủng tộc Atlantis văn minh nhất – loại ngôn ngữ mà các tác phẩm bằng tiếng Bắc Phạn cổ có đề cập đến, đó là Rkshasi Bhsh đã bị tàn tạ và hầu như biến mất. Trong khi “tinh hoa” (“cream”) của Giống dân thứ tư ngày càng hướng về tột đỉnh của sự tiến hóa thể chất và trí tuệ, như thế để lại một di sản là các loại ngôn ngữ đã phát triển cao độ cho Giống dân thứ năm còn non trẻ (chủng tộc Aryan), loại ngôn ngữ líu díu đã suy vi và còn sót lại như là một thổ ngữ (fossil idiom) rời rạc, hiện đang tản mác và hầu như bị giới hạn trong các bộ lạc thổ dân ở Châu Mỹ.
3/ Ngôn ngữ trầm bổng (Inflectional speech): Đó là ngôn ngữ đầu tiên, nguồn gốc của tiếng Bắc Phạn (Sankrit), mà người ta gọi một cách rất sai lầm là “chị cả” của tiếng Hy Lạp, thay vì là mẹ của thứ tiếng này – hiện nay là loại ngôn ngữ huyền bí của các vị Đạo Đồ của Giống dân thứ năm. Ngôn ngữ của các xứ “Cận Đông” (“Semitic” languages) là các hậu duệ lai tạp của các lệch lạc ở cách phát âm đầu tiên của các “con cả” của tiếng Bắc Phạn” nguyên thủy. Huyền bí học không thừa nhận các chi nhánh (divisions) như là người Ᾱryan và người Semite, và thậm chí chấp nhận người Turanian với sự dè dặt nhiều hơn. Còn người Semites (Cận Đông), nhất là người Á Rập (Arabes) là chi nhánh người Ᾱryan sau này – suy thoái về mặt tâm linh và hoàn hảo về mặt vật chất. Tất cả người Do Thái và Á Rập đều thuộc về các chi nhánh này. Nhánh Do Thái là một bộ lạc xuất phát từ giai cấp bị ruồng bỏ (outcasts) là Chandlas ở Ấn Độ, nhiều người trong số đó thuộc giai cấp Bà
La Môn trước kia (ex–Brhman), họ đi tị nạn ở Chldea, ở Scinde (Sind) và Aria (Iran) và thực sự được sinh ra do tổ tiên A–Bram (Phi–Bà La Môn, No–Brhman) độ 8.000 năm trước Thiên Chúa. Nhánh Á Rập là hậu duệ của những người Ᾱryans này, họ không muốn di cư vào Ấn Độ vào thời phân tán các nước, do đó, một số còn ở lại vùng biên giới các xứ này như Afghanistan và Kabul và dọc theo sông Oxus, trong khi một số khác thâm nhập và xâm chiếm xứ Arabia. Điều này xảy ra lúc Phi Châu nổi lên thành lục địa. (GLBN III, 203–205)
Ngôn từ (speech):
Một trong những vận cụ quan trọng nhất cho việc phát triển một cách thực tiễn nằm trong tay con người, tìm thường hay quan trọng, là ngôn từ. Kẻ nào biết giữ gìn cách ăn nói của mình, kẻ nào chỉ nói với mục đích vị tha, ngõ hầu truyền chuyển năng lượng Bác ái qua trung gian ngôn từ, là kẻ đang nhanh chóng khắc phục các bước đầu để được chuẩn bị cho điểm đạo. Ngôn ngữ là biểu lộ huyền linh nhất trong cuộc sống; đó là phương tiện sáng tạo và là vận cụ cho thần lực. Về mặt huyền bí, hạn chế lời nói là bảo tồn thần lực; dùng lời nói được chọn lựa và nói ra một cách chính xác là phân phối thần lực bác ái của Thái Dương Hệ, thần lực đó che chở, củng cố và làm phấn khích. Chỉ có những ai biết được ít nhiều về hai phương diện này của lời nói mới có thể được tin tưởng để đứng trước Đấng Điểm đạo và trong cuộc diện kiến đó, một số diệu âm (sounds) và bí pháp (secrets) được truyền đạt cho y với sự thệ nguyện không được nói ra. (ĐĐNLVTD, 74)
Ngũ chướng (Five hindrances, ngũ ngại):
1/ Vô minh (avidya, ignorance).
2/ Chấp ngã (sense of personality).
3/ Tham dục (desire).
4/ Thù hằn (hate).
5/ Cảm thức luyến trần (sense of attachment).
Đây chính là năm ý tưởng hay ý niệm sai lầm mà qua vô lượng thời và suốt bao kiếp sống, đã và đang ngăn cản không cho các con của nhân loại nhận thức được rằng mình là con của Thượng Đế. Chính các ý niệm này đưa con người tới chỗ đồng nhất hóa chính mình với những gì thấp kém thuộc về vật chất, quên đi những thực tại thiêng liêng. Chính các ý niệm sai lầm này làm cho Chân Thần thiêng liêng thành đứa con hoang và đưa đứa con ấy đến chốn xa xăm để khoác các lớp vỏ của cuộc sống thế tục. Những điều này phải được khắc phục và loại bỏ trước khi con người có thể “ngước mắt lên”, thấy lại linh ảnh của Từ Phụ và Nhà của Cha, để rồi nhờ thế có thể chú tâm dấn bước vào Con đường trở về quê cũ.
Có thể nêu ra rằng hai chướng ngại đầu, vô minh và chấp ngã, có một liên quan tới con người, tức tổng thể trên cõi trần, tham dục có liên quan tới thể cảm dục của con người, còn sự thù hằn và cảm thức luyến trần là các sản phẩm của ý thức vị kỷ (nguyên khí ngã thức) đang làm linh hoạt hạ trí.
Như thế, phàm ngã tam phân là cánh đồng dành cho hột giống, và trong mảnh đất của kiếp sống phàm ngã ở ba cõi thấp, nhất định là các hạt giống này lan tràn ra, phát triển lớn thêm để tạo chướng ngại cho Chân nhân.
Các hạt giống này phải bị hủy diệt, và khi hủy diệt được chúng, có ba điều xảy ra:
1/ Nghiệp quả được thanh toán.
2/ Đạt được giải thoát.
3/ Hoàn thiện được linh thị của linh hồn. (ASCLH, 127)
Ngũ giới (Yama hay là five commandments):
- Vô tổn hại (harmlessness).
- Chân thật (truth).
- Không trộm cắp (abstention from theft).
- Tiết dục (abstention from incontinence).
- Không tham lợi (abstention from avarice). (ASCLH, 184)
Ngũ hợp tố (Five elements, ngũ đại, ngũ bản tố):
Dĩ thái (ether), phong (air), hỏa (fire), thủy (water) và thổ
(earth). (ASCLH, 157)
Ngũ luật (Nijama or five rules):
- Tâm thân thanh khiết (internal and external purification).
- Vui với số phận (Contentment)
- Đạo tâm nhiệt thành (Fiery aspiration).
- Nghiên cứu tâm linh (Spiritual reading)
- Sùng kính Ishvara (Devotion to Ishvara).
Ngũ giới (five commandments) và Ngũ luật (five Rules) là phần Ấn giáo tương đương với 10 giới răn của Thánh kinh Cơ Đốc. (ASCLH, 187, 182)
Ngũ quan thức (vrittis):
Tức là những nhận thức bằng trí tuệ có liên quan tới năm giác quan. (ASCLH, 21)
Ngũ uẩn: (five skandhas)
- Sắc uẩn (Rupa) các tính chất hoặc các thuộc tính vật chất.
- Thọ uẩn (Vedana): các cảm giác (sensations).
- Tưởng uẩn (sanna): các ý tưởng trừu tượng (abctract ideas).
- Hành uẩn (samkara): các khuynh hướng cả về mặt xác thân (physical) lẫn mặt trí tuệ (mental), và
- Thức uẩn (Vinnana): các quyền năng trí tuệ, khuếch đại của uẩn thứ 4, nghĩa là các thiên hướng về tâm trí, xác thân và đạo đức. (Thư của Ch. S., 199)
Ngủ và chết (Sleep and death):
Con người hay quên rằng mỗi đêm, trong các giờ ngủ, chúng ta chết đối với cõi trần nhưng sống và hoạt động ở nơi khác. Họ quên rằng họ đã có được khả năng rời bỏ thể xác Bởi vì cho đến nay, con người không thể đem trở lại vào ý thức bộ óc hồng trần các hồi ức đối với những gì đã qua và đối với khoảng thì giờ xảy ra sau đó của cuộc sống linh hoạt, họ không liên kết được việc chết và ngủ. Sau rốt, sự chết chỉ là một khoảng thì giờ dài trong sự sống để hoạt động ở cõi trần, người ta chỉ “xuất ngoại” trong một thời gian dài. Nhưng tiến trình ngủ hằng ngày và tiến trình chết ngẩu nhiên đều giống nhau, với sự dị biệt duy nhất là trong lúc ngủ, sợi dây từ khí (magnetic thread) hay là dòng năng lượng (current of energy) mà sinh lực chạy theo đó được giữ nguyên và tạo ra con đường trở lại với thể xác. Trong cái chết, sinh mệnh tuyến (life thread) này bị đứt hay gảy. Khi điều này xảy ra, thực thể hữu thức không trở lại với nhục thân, và thể này vì thiếu nguyên khí cố kết (principle of coherence) bấy giờ sẽ tan rã. (LVHLT, 494–495)
Nguyên hình (Patterns):
Nói cho cùng, các nguyên hình chỉ là các kiểu mẫu (types) năng lượng đang phấn đấu để xuất lộ thành biểu hiện cụ thể và cuối cùng nó khuất phục được các năng lượng hời hợt (superficial) và hiển lộ hơn (các năng lượng này đã vạch đường đi lên đến bề mặt trong tiến trình biểu lộ) vào nhịp điệu mới mẻ hơn được áp đặt lên chúng. Như thế, chúng tạo ra các kiểu mẫu bị thay đổi, các hình hài mới, cùng các nốt, các âm độ và các sắc tướng khác nhau. Theo nghĩa đen, các nguyên hình này là các ý niệm thiêng liêng, khi chúng xuất lộ từ tập thể thức nội tâm và khoác lấy các hình hài bằng chất trí vốn dĩ có thể được đánh giá và chiếm hữu bởi thể trí và bộ óc của con người trong bất cứ thời kỳ đặc biệt nào.
… Khi một người đạt được tiến bộ trên con đường tiến hóa và tới gần vị thế của một đạo đồ thì sự chi phối của sắc tướng, nội tại và cố hữu, sẽ liên tục tiến tới ngày càng gần hơn với các đòi hỏi của nguyên hình. Cũng có thể nói rằng nguyên hình thì tương đối bất biến và không thể thay đổi ở bản chất cố hữu của riêng nó, vì nó xuất phát từ trí của Thượng Đế đại thiên địa, hoặc chủ thể tư tưởng tiểu thiên địa, nhưng còn tiến trình chi phối nội tại của vật chất thì khả biến và ở tình trạng luôn luôn thay đổi. Vào lúc điểm đạo lần ba, khi sự hợp nhất của nguyên hình và hình hài bị chi phối được đạt đến, sự Biến Dung của vị đạo đồ xảy ra, đưa đến cuộc khủng hoảng tối hậu, trong đó, cả hai được biết như là một, và bản chất sắc tướng (trong giai đoạn này bao gồm cả linh hồn thể cũng như các hiện thể thấp) lúc bấy giờ bị phân tán và biến mất. (TLHNM II, 55, 56)
Nguyên hình chất (Protyle):
Nguyên hình chất là một từ ngữ do Sir William Crookes đặt ra và được ông định nghĩa như sau:
“Nguyên hình chất là một từ tương đồng với nguyên sinh chất (protoplasm) để diễn tả ý tưởng về vật chất nguyên sơ ban đầu (original primal matter) trước khi có sự tiến hóa của các nguyên tố hóa học (chemical elements). Từ ngữ mà tôi đã mạo muội sử dụng cho mục đích này được kết hợp từ thuật ngữ Hy Lạp “trước hơn cả” (“earlier than”) và “chất liệu mà nhờ đó các vật được tạo ra” (“the stuff of which things are made”).(TTCNT, 36–37)
Nguyên khí (Principle):
– Các lớp vỏ (sheaths) và các hiện thể (vehicles) chỉ là các thể biểu lộ (bodies of manifestation) của vị đệ tử trên các cõi (planes) khác nhau của Thái Dương Hệ, và các lớp vỏ này phải thể hiện (express) cho cái nguyên khí vốn là đặc điểm hay tính chất nằm dưới mỗi cõi. Thí dụ 7 nguyên khí có liên quan tới con người là:
- Prana …………. Năng lượng …………. Thể ……………. Cõi
(sinh khí) sinh động dĩ thái hồng trần 2. Kama ……….. Dục vọng, …………… Thể ……………. Cõi
cảm giác cảm dục cảm dục
- Manas ……….. Trí ……………………. Thể ……………. Cõi trí
thấp cụ thể hạ trí
- Manas ……….. Trí ……………………. Thể ……………. Cõi trí
cao trừu tượng Chân Ngã
- Buddhi ………. Trực ………………….. Thể …………….. Cõi
giác trực giác Bồ Đề
- Atma …………. Ý chí ………………….. Linh thể ……… Cõi
tinh thần Niết bàn
Và cái tương ứng với “nguyên khí bất biến vô giới hạn” (boundless immutable principle” trong đại vũ trụ (macrocosm) tức là Chân Thần (trên cõi riêng của Chân Thần) tạo thành nguyên khí thứ 7 (seventh principle).
Có những cách khác để liệt kê các nguyên khí vì Subba Rao đúng ở một phương diện khi ông ấy cho rằng chỉ có 5 nguyên khí. Hai cái cao nhất, tức Atma và sự sống Chân Thần (life monadic) không phải là nguyên khí chút nào. (ASCLH, 74)
– Nói về mặt đại vũ trụ, nguyên khí là những gì đang được phát triển trên mỗi cõi của bảy cõi của chúng ta – 7 cõi phụ của cõi hồng trần vũ trụ. Nó là mầm mống trên mỗi cõi phụ đang biểu hiện cho một trạng thái nào đó của tâm thức thiêng liêng đang khai mở; nó là những gì mà về mặt căn bản, có liên quan tới một hình thức cảm nhận nào đó; nó là cái mà các thể (bodies) khi tiến hóa, thấy rằng chúng có thể đáp ứng được. Một nguyên khí là mầm mống của hiểu biết (awareness) có mang mọi tiềm năng của tâm thức đầy đủ trên một mức độ (level) hoạt động thiêng liêng đặc biệt nào đó. Nó là những gì vốn làm cho tri thức (knowledge) và sự đáp ứng hữu thức với mọi việc xung quanh có thể xảy ra; nó là cái có hàm ý một hoạt động nhạy cảm “đang bộc lộ” và theo trình tự, đưa đến kết quả là có thể có được và tất nhiên là sự hiểu biết thiêng liêng. (CTNM, 611–612)
- Các biến phân căn bản, các tính chất chủ yếu hay các kiểu mẫu năng lượng (types of energy) mà theo đó vạn vật được kiến tạo; chúng đem lại bản chất phân biệt của mọi hình hài. (LVLCK, 86)
- “Nguyên khí” (“principle”) nghĩa là các phương thức để biểu lộ sự sống (modes of manifesting life). (MTNX, 89) – Các nguyên khí (principles) chẳng qua chỉ là các khía cạnh (aspects) và các trạng thái (states) của tâm thức mà thôi.
(CKMTTL,80)
Nguyên khí Bồ Đề (Buddhic principle):
Trực giác là một năng lực (power) còn cao siêu hơn là trí tuệ (mind) và là một quan năng (faculty) tiềm tàng trong Tam Thượng Thể Tinh thần; nó là năng lực của lý trí thuần túy, một biểu hiện (expression) của nguyên khí Bồ Đề và vượt ngoài (lies beyond) thế giới của Chân Ngã và thế giới sắc tướng.
(ACMVDTG, 81)
Nguyên khí Chân Thần (Monadic principle):
Nguyên khí Chân Thần là cơ quan vĩ đại của sự thiên khải vũ trụ, đang hoạt động qua trung gian của ánh sáng ngoại hành tinh (extra–planetary light). (ĐĐTKNM II, 294)
Nguyên khí lý luận (Reasoning principle):
Hạ trí cụ thể (lower concrete mind) tức nguyên khí lý luận. (GDTKNM, 5)
Nguyên khí nơi động vật (Principles in animals):
Trong loài động vật, mọi nguyên khí đều tê liệt (paralyzed) và ở vào trạng thái phôi thai (foetus–like state), trừ ra nguyên khí thứ hai, tức Sinh khí (Vital) và nguyên khí thứ ba, tức thể phách (Astral) cùng với các yếu tố thô sơ của nguyên khí thứ tư, tức Kma, đó là dục vọng, bản năng mà cường độ và sự phát triển thay đổi tùy theo loài. (GLBN III, 257)
Nguyên khí thứ 5 (Fifth Principle): Nguyên khí trí tuệ.
Trong con người, khả năng này là nguyên khí suy tư sáng suốt và để phân biệt con người với con thú. (ĐĐNLVTD, 218)
Nguyên khí trí tuệ (Manas, Manasic principle, Principle of intelligence)):
– Theo nghĩa đen là trí tuệ (the mind), trí năng (the mental faculty); cái phân biệt con người với con thú đơn thuần. Đó là nguyên khí biệt lập ngã tính; chính nó giúp cho con người biết được rằng mình tồn tại, cảm nhận và tri thức. Theo một số trường phái, nó được chia thành hai phần, thượng trí hay trí trừu tượng và hạ trí hay trí cụ thể. (TVTTHL, 355)
– Linh hồn có thể được xem như là nguyên khí trí tuệ. (TLHNM I, 38)
Nguyên nhân của biểu lộ: (The cause of the manifestation).
Có một câu nói thời cổ diễn đạt sự thật (fact), mà Plutarch (46? – 120? Tr, T.C. – ND) đưa ra cho chúng ta bằng các lời lẽ quen thuộc: “Một ý niệm (idea) là một Thực Thể Vô Hình (a Being incorporeal), chính nó không tồn tại (which has no subsistence of itself), nhưng lại ban cấp hình dạng (figura and form) cho chất vô hình (unto shapeless matter) và nó trở thành nguyên nhân của sự biểu lộ”.(GLBN 2, 347) (ACMVĐTG, 14)
Nguyên nhân của mùa thu (Cause of Autumn): X. Hoạt động quy nguyên của hành tinh.
Nguyên nhân nguyên thủy (First cause, Nguyên nhân bản sơ):
Nguyên nhân nguyên thủy tức là Thượng Đế (God).
(ASCLH, 175)
Nguyên tố trên các bầu thế giới (Elements in the worlds):
Chẳng những các nguyên tố của hành tinh chúng ta , mà ngay đến những nguyên tố của tất cả các hành tinh chị em của nó trong Thái Dương Hệ này đều có các cách hóa hợp (combinations) khác nhau một cách rộng lớn từ hành tinh này đến hành tinh khác; giống như các nguyên tố của vũ trụ ở ngoài giới hạn Thái Dương Hệ của chúng ta. Do đó, các nguyên tố này không thể được chọn làm tiêu chuẩn để so sánh với các nguyên tố trên các bầu thế giới khác (worlds). (GLBN I, 199)
Nguyên tố vũ trụ : X. Bản tố vũ trụ.
Nguyên tử (Atom): X. Vi tử.
Nguyên tử hạ cấp: (Debased atoms, Nguyên tử thấp kém) “…..Khi con đã quyết tâm nhận chịu việc cố gắng hóa giải các lỗi lầm thuộc các kiếp trước của con; thì con phải đưa vào (incorporate) trong con một số lớn các nguyên tử bị xuống cấp liên quan đến kiếp trước đó đi vào mỗi một trong các thể thuộc phàm ngã (physical bodies) của con; các nguyên tử thấp kém này làm cho con trở thành yếu ớt (delicate), kém sức khỏe (unhealthy), đồng thời chúng cũng ngăn chận, không để cho con có được một cố gắng cật lực nào, mãi cho tới khi con đã thành công trong việc chuyển hóa (transmuting) được một tỉ lệ nào đó các nguyên tử bị xuống cấp ấy. (VLH, 123)
Nguyên tử thường tồn: X. Vi tử thường tồn (permanent atom).
Nguyền rủa: (curse, lời nguyền, chúc dữ, trù ẻo).
Không một lời nguyền rũa nào có thể ứng nghiệm (operative, xảy ra) trừ phi trong người bị nguyền rũa có một ít tà lực tương ứng (some corresponding evil). (VLH, 158)
Nguyệt cầu (The Moon):
“Nguyệt cầu (vệ tinh của chúng ta) đang tuôn đổ vào bầu thấp nhất của dãy hành tinh chúng ta (bầu D, tức Địa cầu) tất cả các năng lượng và sức mạnh của nó; và đã dời chuyển chúng qua một trung tâm mới, hầu như trở thành một hành tinh chết, trong đó, từ lúc bầu hành tinh của chúng ta ra đời, việc quay (rotation) đã ngưng lại.” – SD–I, 179. (LVLCK, 154–155)
Nguyệt tổ phụ (Lunar Pitris, Barhishad Pitris):
Có các chức năng như sau:
- Các Ngài là tổ tiên con người. (SD–II, 107)
- Các Ngài là kẻ tạo mẫu (Fashioners) cho hình hài con người.
- Các Ngài sở đắc được lửa sáng tạo vật chất.
- Các Ngài chỉ có thể bọc lấy (cloth) Chân Thần con người.
- Các Ngài không thể làm cho con người trở nên giống các Ngài.
- Các Ngài không thể mang lại thể trí cho con người. SD–II, 82.
- Các Ngài tạo hình thể bên ngoài của con người
- Các Ngài ban cho các nguyên khí thấp – SD, 92. (LVLCK, 618)
– Lunar Pitris là tất cả các Tinh linh Thiên nhiên (Nature
Spirits). (LVLCK, 681)
Người có nhãn thông (Clairvoyant):
Nơi nhà tâm thông (psychics) và trong trường hợp các đồng tử và người có nhãn thông thấp, mạng lưới ở bí huyệt nhật tùng thường bị rách từ thuở nhỏ và do đó họ dễ xuất ra hay nhập vào thể xác, đi vào trạng thái xuất thần (trance) như thường được gọi và hoạt động trên cõi cảm dục. Nhưng đối với mẫu người này, không có sự liên tục ý thức và dường như không có sự liên hệ giữa sự sống ở cõi trần của họ với các sự việc mà họ nói đến trong khi xuất thần, và họ thường hoàn toàn không biết được các sự việc đó trong ý thức tỉnh táo. Toàn thể hoạt động nằm dưới cách mô và lúc ban sơ, có liên hệ đến sự sống có tri giác của động vật. Trong trường hợp nhãn thông hữu thức và trong cách làm việc của các nhà tâm thông và nhãn thông bậc cao, không
Chia sẻ: